Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

39_de_doc_hieu_12_11adff03a7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.07 KB, 39 trang )

ĐỀ 1
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Khi học lớp 2, tôi thường nghe các bác khen anh nào thi đỗ Đại học bằng một câu rất
đặc biệt: Thằng A, thằng B là cái “trán” của xóm tơi đấy. Tơi nhớ năm đó cả làng mới
có một người thi đỗ Đại học Y, tổng điểm ba mơn Tốn, Hóa, Sinh lại rất cao và được
sang Hungary du học. Anh ấy trở thành cái trán được nhắc đến nhiều nhất của cả làng.
Như một huyền thoại. Mấy năm liền đi đâu cũng nghe nhắc, nghe kể.
Rồi làng dần dần có nhiều người đỗ Đại học. Có năm truyền hình cịn về làm cả một
phóng sự về một làng quê có số học sinh thi đỗ Đại học với tỉ lệ rất cao. Nói theo cách
của các bác là làng tơi giờ đi đâu cũng toàn thấy những trán là trán.
Ước vọng nhiều nên học vấn và tri thức thửa xưa đã thường xuyên được đánh đồng với
đỗ đạt. Cũng như các bác của tôi cứ quy tất cả về “cái trán”, xem nó là biểu tượng của
sự thơng minh sáng láng, của học hành đỗ đạt. Lớn lên tôi nhận ra đó là ước mong khi
thầm kín, khi bộc lộ, nhưng luôn mãnh liệt của thế hệ những người như bác tôi. Đi học
và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dịng họ, xóm,
của làng, của huyện,…
Điều đó vơ tình gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trị làng tơi.
Lớn lên đi xa, đến nhiều nơi, gặp nhiều người, tơi nhận ra có rất nhiều người chưa
từng được vinh danh là “cái trán” của khu phố, của xóm làng, của cộng đồng nhưng họ
sống vơ cùng hạnh phúc. Họ đóng góp rất nhiều cho cuộc sống bằng sự giàu có và rất
yêu lao động. Một người trồng cây cảnh mỗi năm bán ra thị trường thu về hàng trăm tỉ
đồng. Một người chơi …thả diều đến đẳng cấp nghệ nhân, cũng ngược Á xuôi Âu đi trình
diễn nhiều kỳ lễ hội với những lời mời kèm tài trợ. Một anh thợ mộc ven con sông Phổ
Lợi làm những chiếc lồng chim và bán được với giá ngang một chiếc xe hơi tầm trung.
Hơn hết họ làm những điều đó bằng đam mê, và rồi đam mê bù đắp lại cho chính họ, cho
cuộc sống của cả những người xung quanh.
Lại một mùa thi Đại học đã về. Đường phố sáng sớm cuồn cuộn người và xe. Thí sinh
và người nhà hộ tống. Rồi sau mỗi kỳ thi, lại có những bạn nhảy lầu, nhảy cầu thương
tâm. Cuộc sống khơng chỉ có đỗ đạt mới là hạnh phúc. Cũng như thành đạt khơng chỉ có
một con đường là đi học và đi thi. Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể


đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người. Chính vì thế mà báo Hoa Học Trị vẫn ln
khun bạn đọc “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.
(Đủ chỗ cho đam mê khác biệt, Bay xuyên những tầng mây, Hà Nhân, NXB Văn học,
tr.188)

Câu 1: (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.


Câu 2: (0.5 điểm) Theo tác giả văn bản, điều gì đã “gây sức ép ngày càng nặng nề lên
nhiều thế hệ học trị”?
Câu 3: (1.0 điểm) Hãy giải thích ý nghĩa của câu nói: “Trường thi chỉ là nơi ganh đua
chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người”?
Câu 4:(1.0 điểm) Theo anh (chị), tâm lý coi “Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm
giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dịng họ, xóm, của làng, của huyện,…” có ảnh
hưởng như thế nào đến mỗi cá nhân và toàn xã hội?

ĐỀ 2
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản thực hiện các u cầu
Tơi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ
u thích “Ngón tay mình cịn thơm mùi oải hương”. Trong đó cơ kể rằng khi đi xin việc
ở cơng ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào khơng làm marketing mà làm sales thì có
đồng ý khơng. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người
được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales ?”.
Un trả lời: “Tại vì tơi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn
đưa tơi qua đó, nhưng đã q muộn vì sales khơng đồng ý cho tôi đi.”
Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến
xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cơ đóng vai khác. Hiểu
Húc lắc đầu “Tơi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ơng để tơi đóng vai khác, khán giả sẽ nói

rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ?
Đó chính là sự tự tin. Và tơi cho rằng, họ thành cơng là vì họ tự tin.
Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thơng minh, xinh đẹp.
Cịn tơi, tơi đâu có gì để mà tự tin” Tơi khơng cho là vậy. Lịng tự tin thực sự không bắt
đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình.
Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng ln có trong mình những
giá trị nhất định.
(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ?.
Câu 2: Xác định nội dung chính mà văn bản đề cập.


Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng,
dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình ?
Câu 4: Rút ra thơng điệp cho bản thân.

ĐỀ 3
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”- Ramsey
Clark.
Trung thực- ứng xử cao nhất của sự tơn trọng.
Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo
đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến
thành công nếu vẫn cịn thiếu sự trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm
nhận trọn vẹn những giá trị của bản thân khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn
mình. Viên đá đầu tiên và cần thiết nhất của nền tảng đó là sự trung thực.
Vì sao tơi lại xem trọng tính trung thực đến thế? Đó là bởi vì tơi đã phải mất một thời
gian rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần cịn thiếu trong nỗ lực

tìm kiếm sự thành cơng và hồn thiện bản thân tơi. Tơi khơng phải là một kẻ hay nói dối,
một kẻ tham lam, một tên trộm mà tơi chỉ thiếu tính trung thực mà thôi. Giống như nhiều
người khác, tôi cũng quan niệm “Ai cũng thế cả mà”, một chút khơng trung thực khơng
có gì là xấu cả. Tơi đã tự lừa dối mình. Dù muộn màng, nhưng rồi tôi cũng khám phá ra
rằng không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khơn lường. Ngay sau
đó, tơi quyết định sẽ ngay thẳng, chính trực trong tất cả mọi việc. Đó là một lựa chọn
quan trọng làm thay đổi cuộc đời tôi.
(Theo Hal Urban, “Những bài học cuộc sống”, www wattpad.com)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?(0.5 điểm)
Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói: “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho
những mối quan hệ được bền vững”?(0.75 điểm)
Câu 3: Theo anh (chị), vì sao tác giả lại cho rằng: Một thái độ ứng xử tích cực, những
thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là
điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành cơng nếu vẫn cịn thiếu sự trung
thực và chính trực?(0.75điểm)
Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả: “không trung thực là một điều
rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường” hay không? Vì sao?(1.0 điểm)


Đề 4:Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Tỉ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn hộ tài sản
trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của
mình:”Nếu các con tơi giỏi hơn tơi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu
chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không
phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt ” với con nhưng lại hào phóng với xã hội.
Ngườị giàu nhất thế giới — Bill Gates — từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng
tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ơng trả lời đại ý: Con tôi là
con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, khơng chỉ kiếm sống để phục vụ
chính bản thân mình mà cịn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao
động. Tại sao tơi phải cho con tiền?

[…]. Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó
là đủ, cịn khơng, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như
chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng
lực để tự chịu trách nhiệm.
(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, Dẫn theo http:// tuoitre.vn, ngày 10/5/2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Vì sao những người cha tỉ phú như Pang-Lin, Bill Gates… không muốn để lại
nhiều của cải cho con cái?
Câu 3. Anh/ Chị hiểu “ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự
chịu trách nhiệm” nghĩa là gì?
Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến được nêu ở đoạn kết trong phần đọc hiểu: “Có
người… để tự chịu trách nhiệm” khơng? Vì sao?
Làm Văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời
của Bill Gates thể hiện trong phần Đọc hiểu: Con tôi là con người, mà đã là con người
thì phải tự kiếm sống, khơng chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà cịn phải
góp phần thúc đẩy xã hội.

ĐỀ 5

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GỬI CON
…..
Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.
Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

…..
Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui
Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình cịn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.
Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ
Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay
May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may
Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.
Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời.
Dù chẳng được trả công.
…..
Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa
Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương.
( Theo Bùi Nguyễn Trường Kiên)
Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về ý nghĩa các câu thơ sau:
“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.
Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.”.
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:
“Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình cịn thấp

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.”


Câu 4. Thơng điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Phần II: Làm văn
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong
văn bản ở phần Đọc hiểu:
“Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương.”

ĐỀ 6
Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Anh/ chị hãy đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4.
“Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Cịn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hơi mặn
Rỏ xuống lịng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn cịn một thứ quả non xanh.”
(Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm).
1. Bài thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
2. Nêu nội dung chính của bài thơ?
3. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng

nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:
“Lũ chúng tơi từ tay mẹ lớn lên
Cịn những bí và bầu thì lớn xuống ”
4.Chủ đề đoạn trích là gì?
Anh/ chị hãy đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 5 đến Câu
8.
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ
hai...Việt ngóc dậy. Rõ ràng khơng phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những
tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ khơng đều, chen vào đó là những dây
súng nổ vơ hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống
đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh
Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi!


Đó, lại tiếng hụp hùm...chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân
thiết và vui lạ. Những khn mặt anh em mình lại hiện ra...Cái cằm nhọn hoắt ra của
anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến
lên...Việt vẫn cịn đây, ngun tại vị trí này, đạn đã lên nịng, ngón cái cịn lại vẫn sẵn
sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao,
nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ...
(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
5. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
6. Nội dung chủ yếu của đoạn trích là gì ?
7. Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó.
8. Tại sao ”Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ” đối với nhân vật Việt ?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Nghề nghiệp khơng làm nên sự cao q cho con người mà chính con người mới
làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp.
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về

ý kiến trên.
ĐỀ 7
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa”.
(Trích Tây Tiến- Quang Dũng)

1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? (0,25điểm)


2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trị gì trong việc thể hiện những
vẻ đẹp con người và văn hóa Tây Bắc? (0,5điểm)
3. Câu thơ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ
thuật của biện pháp đó. (0.5 điểm)
4.Có sự tương giao nào trong hai hình ảnh: “hội đuốc hoa“ và “hoa đong đưa“.(0.25
điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Huyền bí và mênh mơng đủ làm chống ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đng được báo chí
quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây.
Hang Sơn Đng dài khoảng 9km, có rừng rậm nhiệt đới và dịng sơng. Khơng gian bên
trong hang có thể chứa được… một tòa nhà 40 tầng.
Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động

Sơn Đng khơng phải theo cách truyền thống – đá vơi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần
theo thời gian hàng triệu năm, nước bào mòn cát và hòa tan thành hang động vĩ đại. Với
“siêu hang động” Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng khác.
Sơn Đoòng nằm trên một đường đứt gãy hướng Bắc – Nam, chính trục đứt gãy này
tạo điều kiện cho hang động lớn nhất thế giới này hình thành một cách mạnh mẽ qua
dịng chảy khơng gì cản được của dịng nước lũ và bào mòn thành hang động tuyệt vời
mà các nhà khoa học gọi là “Một vũ trụ bị bỏ quên nằm ẩn mình trong một hệ sinh thái
độc đáo. Điều này khơng được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này”.
(Theo dulich.dantri.com.vn ngày 17/05/2015)
Câu 5. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 6. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,25 điểm)
Câu 7. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích. (0,25
điểm)
Câu 8. Từ nội dung của đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5
đến 7 dòng, bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với các danh
thắng thiên nhiên của đất nước. (0,75 điểm)
Phần II- Làm văn: (7 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện
tượng: nhiều học sinh khơng thích học mơn Lịch sử và ít hiểu biết về truyền thống dựng
nước, giữ nước vẻ vang của dân tộc.
ĐỀ 8


Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
(SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr 23)
Câu 1. Đoạn thơ trích từ tác phẩm nào? Của ai? (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:
“Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”(0,5 điểm)
Câu 3. Cho biết tác dụng của dấu “;” (dấu chấm phẩy) trong đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,25 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Nhà hàng Trung Quốc treo băng rôn “Chúc mừng Nhật Bản bị động đất”
Ngày 20.4.2016, nhiều tài khoản Twitter đã thể hiện sự phẫn nộ khi nhìn thấy tấm
băng rôn trước một nhà hàng được cho ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung
Quốc, với nội dung: “Chúc mừng Nhật Bản bị động đất. Khách hàng tối nay được tặng
một ly bia".
Thái độ của chủ nhà hàng này đi ngược tinh thần nhân đạo khi rất nhiều người dân
Nhật Bản đang oằn mình chống chọi với khó khăn sau 2 trận động đất liên tiếp hơm 14.4
và 16.6 tại tỉnh Kumamoto, thuộc đảo Kyushu, Nhật Bản.
Theo cập nhật của hãng tin Reuters, đến nay số người thiệt mạng sau 2 trận động
đất trên đã lên đến con số 48, trong đó, có 11 người chết do phải sống trong những nơi
trú ẩn thiếu thốn điều kiện sinh hoạt và hàng ngàn người khác bị thương, mất tích.
Reuters cho biết thêm, ước tính từ ngày 14.4 đến 19.4, đã có hơn 680 đợt dư chấn tác
động lên vùng đảo Kyushu, trong đó có đến 89 đợt có cường độ mạnh đủ để khiến các
tòa nhà rung lắc.
Nhiều người dùng Twitter Nhật Bản đã chia sẻ lại hình ảnh phản cảm trên và bày tỏ
nỗi thất vọng lớn với nội dung của băng rôn ở nhà hàng trên trước nỗi đau của đất nước
mình.

Một số người Trung Quốc cảm thấy xấu hổ thay cho việc làm của chủ nhà hàng trên
khi so sánh cách ứng xử của người Nhật Bản với Trung Quốc sau thảm họa động đất ở
Tứ Xuyên xảy ra hồi năm 2008. Vào thời điểm đó, người Nhật đã kêu gọi gây quỹ quyên
góp, gọi cứu trợ cho người Trung Quốc ở khắp nơi.
(07:25 PM - 22/04/2016
thanhnien.vn)
Câu 5. Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên. (0,25 điểm)
Câu 6. Văn bản trên chủ yếu sử dụng kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào? (0,25
điểm)


Câu 7. Thái độ của người Nhật Bản và người Trung Quốc trước hiện tượng tấm băng rơn
là gì? (0,5 điểm)
Câu 8. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nội dung tấm băng rôn: “Chúc mừng Nhật Bản bị
động đất. Khách hàng tối nay được tặng một ly bia". Trả lời 5 đến 7 dòng. (0,5 điểm)
ĐỀ 9
Phần I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
- Tnú không cứu được vợ được con. Tối đó Mai chết. Cịn đứa con thì đã chết rồi. Thằng
lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, khơng kịp che cho
nó. Nhớ khơng Tnú, mày cũng khơng cứu sống được vợ mày. Cịn mày thì chúng nó bắt
mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Cịn tau thì lúc đó
đứng đằng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau khơng nhảy
ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau
đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo
mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn
sống phải nói cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…
Câu 1: Đoạn văn trên là lời ai? Nói với ai? Trong hồn cảnh nào?
Câu 2: Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết: Tnú không cứu được vợ được
con, chỉ có hai bàn tay trắng nhằm mục đích gì?
Câu 3: Từ câu chuyện cuộc đời Tnú và đoạn đời đau thương của làng Xô Man, người kể

chuyện rút ra chân lí lịch sử nào? Viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) nêu suy nghĩ của anh/
chị về chân lí đó.
ĐỀ 10
A. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. (3đ)
Đọc đoạn thơ và thực hiện những u cầu sau:
“…Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mơng nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ cịn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ cịn bão tố!”…
(1) Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?


(2) Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
(3) Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa
như thế nào?
(4) Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
(5) Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
(6) Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác
dụng của biện pháp đó?
Đề 11: Đơi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất
lịng tin. Tơi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình

u của tơi dành cho những gì tơi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn u q.
Điều đó ln đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ
chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm
những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những cơng
việc tuyệt vời là bạn hãy u việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp
tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và
cũng sẽ giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng
qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình,
đừng từ bỏ.
(Theo Steve Jobs với những phát ngơn đáng nhớ, http://www. vnexpress.net, ngày 26/
8/2011)
Câu 1: Chỉ ra ít nhất 05 cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động viên,
khích lệ.
Câu 2: Anh/ Chị hiểu thế nào về câu: “Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh
ngã bạn.”?
Câu 3: Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: “Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu
quý.”?
Câu 4: Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?
Đề 12 :ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.
Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã khơng cịn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu,
người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề
lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về – có khi
mất vài ngày và cá khơng cịn tươi nữa.


Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ
đông làm đơng cá ngay tại chỗ, từ đó giúp tàu có thể đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh
bắt lâu hơn. Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh

được bán với giá chẳng bao nhiêu.
Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu
rồi bắt cá nhốt vào bể.
Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được
bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá khơng
được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể.
Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết, bài toán khó này?
Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tầu. Cá mập chén một số cá trong đó – là
những con cá yếu đuối, chậm chạp, số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm
ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu
dùng Nhật rất chuộng loại cá này.
(Trích Từ câu chuyện người Nhật thích ăn cá tươi, theo http://www. giadinhvietnam.com)
Câu 1: Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu2: Theo anh/chị, mục đích chính của người viết qua câu chuyện này là gì?
Câu 3: Những cách làm (để được ăn cá tươi) cho anh/ chị thấy điều gì ở người Nhật Bàn?
Câu 4: Từ câu chuyện người Nhật Bản thích ăn cá tươi, hãy rút ra cho mình 01 bài học
mà anh/ chị cho là có ý nghĩa.
ĐỀ 13
•ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa
hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo khơng thành lời, hát một bài hát chưa từng có.


Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
***

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đơi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng cịng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn
chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước khơng cịn vững lại chính là nơi dựa cho người, chiến sĩ kia đi
qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.
Câu 2 Giải thích nhan đề “Nơi dựa” của bài thơ.
Câu 3 Hai phần của bài thơ có gì giống nhau?
Câu 4 Các hình ảnh em bé và bà cụ gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về “nơi dựa” của con
người trong cuộc sống?
ĐỀ1 4
•ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du Lịch.
J.J. Ru-xô và V. Huy-gô, hai văn hào ở Pháp đều ca tụng thú đi chơi bộ.
J.J. Ru-xơ nói: “Lúc nào muốn đi thì đi, muốn ngừng thì ngừng, muốn vận động nhiều
hay ít tuỳ ý. Cái gì thích thì nhận xét, cảnh nào đẹp thì ngừng lại. Chỗ nào tơi thấy thú
thì tơi ở lại. Hễ thấy chán thì tơi đi, tôi chỉ tuỳ thuộc tôi, tôi được hưởng tất cả sự tự do
mà một người có thể hưởng được
Cịn V.Huy-gơ thì viết:“Người ta được tự chủ, tự do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người
ta ngừng, người ta lại đi, khơng có gì bó buộc, khơng có gì ngăn cản”.
Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch
bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong


không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của lồi người là một thế giới mênh mơng.
Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vơ hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch
bằng sách vở?

(Theo Tự học – một nhu cầu thời đại, Nguyễn Hiến Lê, Ngữ văn 11,
tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 211 – 212)
Câu 1 Câu nào nêu lên ý khái quát của đoạn trích?
Câu 2 Nêu tác dụng của thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 3 Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “Ta khơng thể ghét
sự tự học được”.
Câu 4 Quan điểm: “Những sự hiểu biết của lồi người là một thế giới mênh mơng.” giúp
anh/ chị rút ra bài học gì cho bản thân?
ĐỀ 15
•ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra
những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở
nên thông minh và tốt tính hơn.
Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn
học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thơng và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ.
Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học
để đọc.
Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà
nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ
được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ơn hồ, thân thiện hơn, thậm chí trở
thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.
Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua
các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc
ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.
Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối
với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những cơng trình lịch sử hay những
tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng
tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.



(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thơng minh hơn?
theo http://mvw. dantri.com.vn, ngày 12 /08 /2015)
Câu 1 Ghi lại câu nêu ý khái quát của đoạn trích trên.
Câu 2 Anh/ Chị hiểu ý kiến sau như thế nào?
Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối
với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những cơng trình lịch sử hay những
tác phẩm nghệ thuật q giá.
Câu 3 Dựa vào đoạn trích để giải thích vì sao có thể nói: Việc thiếu đi thói quen đọc
nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống
trên mạng”.
Câu 4 Từ đoạn trích, anh/ chị hãy rút ra 02 bài học cho bản thân.
• Đề 16:
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lí học Peter Salovey ở Đại học Yale và John Mayer ở Đại
học New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thơng minh cảm xúc (Emotional
Intelligence, hoặc Emotional Quotient – EO). Thực tế cho thấy, cảm xúc chỉ đạo trí thơng
minh có lẽ cịn hơn cả logic tốn học. Bằng phân tích cấu tạo của bộ não và các xung
thần kinh, người ta đã chứng minh được lí trí, mà đại diện là trí thơng minh, khơng có ở
dạng thuần t mà được ni dưỡng bởi cảm xúc, và chính phần neocortex (phụ trách
suy luận trên não) là nhạc trưởng, nó chỉ đạo, phối hợp, kiểm soát các cảm xúc đột ngột
và gán cho chúng một ý nghĩa.
EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu
người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thơng minh trong người và
thơng minh giữa người. Hơn thế, nó cịn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với
hồn cảnh và kiểm sốt các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, ln tìm
được sự hồ hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những “thiên tài
đơn độc” (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc hết sức quan trọng).
Sau đó, nhà tâm lí học Daniel Goleman xác định cụ thể và có hệ thống hơn trong tác
phẩm của ơng mang tên Emotional Intelligence.
EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục

tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ cịn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có
nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của


giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai,
nhưng khơng ít người lại thiếu cả hai.
[…] Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói
“với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành
đạt khơng phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.
(Trích EQ, SQ, CQ – những chi số của người thành đạt, dẫn theo http://www.
vnexpress.net)
Câu 1 Chỉ ra 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2 Theo đoạn trích, EQ thể hiện điều gì ở một con người?
Câu 3 Cụm từ “chế ngự cảm xúc” trong câu “Hơn thế, nó cịn là khả năng chế ngự cảm
xúc để thích ứng với hồn cảnh và kiểm sốt các cảm xúc.” được hiểu là gì?
Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm “Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan
trọng hơn IQ” khơng? Vì sao?
ĐỀ 17
•ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Kĩ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng
xử đọc. Các thao tác tư duy đó là:
•Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vận
dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài
liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thơng, tài liệu giải trí…).
•Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư
mục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu như: bách khoa thư, từ điển giải
nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang… và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết
cho bản thân trong môi trường số (trong các cơ sở dữ liệu, trên internet).
•Thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong q trình lựa chọn tài liệu đọc

(đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp).
•Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả vệ sinh khi đọc
tài liệu như cách ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc,…
•Biết vận dụng các biện pháp kĩ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã
đọc như ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi
với bạn bè, đồng nghiệp…
•Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc.


Mục đích cuối cùng của kĩ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt
lõi và biết vận dụng những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc. Ngày
nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng những nội dung đã đọc vào
cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống của họ. Không
phải vô cớ mà hằng năm UNESCO trao giải thưởng xoá mù chữ cho những cá nhân, tập
thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được
vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ.
(Trích Văn hố đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam – theo http:/Avww.nlv.gov.vn)
Câu 1 Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2 Theo đoạn trích, thế nào là “kĩ năng đọc”?
Câu 3 Theo anh/ chị, vì sao người viết lại đưa vào đoạn trích hoạt động của UNESCO:
“hằng năm UNESCO trao giải thưởng xoá mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ
biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống
của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ”?
Câu 4 Nêu tên một cuốn sách hay mà anh/ chị đã đọc; chỉ ra ít nhất 01 điều mà anh/ chị
đã vận dụng được từ việc đọc cuốn sách đó vào cuộc sống của bản thân.
ĐỀ 18
•ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả
những thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ khơng phải chỉ là những điều các em thích hay cho là
quan trọng. Đừng bực bội vì những việc mà các em khơng tin tưởng, vì như thế các em sẽ

cảm thấy nhàm chán chính bản thân mình, cũng đừng đem bản thân so sánh một cách
lệch lạc với những người như Baltimore Orioles. Hãy giết chết cảm giác tự mãn và dễ
dàng thoả hiệp, cảm giác mọi thứ dường như đều có lí hay cảm giác tự bằng lịng trong
trạng thái tinh thần u mê. Hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà các em
đang cố gắng. Và hãy đọc, đọc mọi lúc, đọc như một nguyên tắc của bản thân và như
một cách để tơn trọng chính mình. Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời. Hãy phát
triển và bảo vệ một giá trị đạo đức bằng cách đưa ra các lập luận để chấp nhận nó. Hãy
mơ những giấc mơ vĩ đại. Hãy làm việc cật lực. Hãy nghĩ cho bản thân mình. Hãy yêu tất
cả những thứ các èm thích và những người các em cảm mến bằng tất cả tấm lịng của
mình. Và hãy làm tất cả những điều đó, như thể các em đang bị thúc giục, mỗi giây mỗi
phút, từng chút một. Hãy tin bữa tiệc nào rồi cũng tàn nhưng các em đừng bao giờ tham
gia vào một cuộc vui khi đã đến lúc tàn, cho dù buổi chiều hôm nay có rực rỡ đến thế
nào.


(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley – David
McCullough, theo , ngày 5/6/2012)
Câu 1 Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 Theo anh/ chị, David McCullough muốn nhắn gửi điều gì qua câu: “Trước khi các
em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng
có ý nghĩa gì chứ khơng phải chỉ là những điều các em thích hay cho là quan trọng.”?
Câu 3 Anh/ Chị hiểu câu: “Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời.” như thế nào?
Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Hãy nghĩ cho bản thân mình.”
khơng? Vì sao?
ĐỀ 19
•ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
QUÁN HÀNG PHÙ THUỶ
Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ

“Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!”
Tơi là khách đầu tiên
Từ bên trong Phù thuỷ ló ra nhìn:
“Anh muốn gì?”
“Tơi muốn mua tình u,
Mua hạnh phúc, sự bình n, tình bạn…”
“Hàng chúng tơi chỉ bán cây non
Cịn quả chín, anh phải trồng. Khơng bán!”
(K. Badjadjo Pradip – Thái Bá Tân dịch)
Câu 1 Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?


Câu 2 Câu nói “Mời vào đây – Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở phù thuỷ?
Câu 3 Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu – Mua hạnh phúc, sự bình yên,
tình bạn” cho thấy vị khách là con người như thế nào?
Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của phù thuỷ ở hai câu thơ cuối bài khơng?
Vì sao?
ĐỀ 20
•ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Theo kết quả khảo sát gần đây của Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn tâm lí (Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), có đến 65,4% sinh viên năm
thứ nhất tại một số trường đại học chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành mình
học; 50,8% khơng biết học xong sẽ làm việc gì và nơi nào tuyển dụng họ. Khi được hỏi
về mức độ thoả mãn với nghề đã chọn, có đến 75,6% sinh viên cho biết họ ít thoả mãn
với sự lựa chọn của mình, “vào học rồi mới biết mình khơng hợp”; 32,4% sinh viên
muốn được thi lại vào năm sau… Kết quả này cho thấy có nhiều bạn trẻ khơng chọn
đúng nghề như mong muốn.
Những sai lầm chủ quan trong việc lựa chọn ngành học thường bắt đầu từ quan niệm
mang nặng tính thực dụng: Ngành này có dễ xin việc làm, có thu nhập cao, có được làm

việc ở thành phố hay khơng?
Sai lầm có thể đến với người chọn nghề theo truyền thống gia đình, theo sự thành đạt của
người thân, theo sự rủ rê của bạn bè… mà không quan tâm đến sự phù hợp của nghề đối
với năng lực, nguyện vọng bản thân. Thậm chí, nhiều thí sinh không tự chọn ngành, chọn
nghề để đăng ký thi đại học mà người lựa chọn, người làm hồ sơ chính là bố mẹ của thí
sinh.
Ngồi ra, một sai lầm phổ biến nữa là chọn nghề hời hợt theo kiểu “nước đến chân mới
nhảy”. Nhiều học sinh đến năm lớp 12 vẫn chưa tìm hiểu và chưa quyết định chọn nghề.
Bởi vậy,… có khá nhiều thí sinh nộp 4, 5 bộ hồ sơ, thậm chí có người đã nộp 9 – 13 bộ để
“chống trượt”.
Việc chọn sai nghề khiến bản thăn khó phát huy năng lực, giảm năng suất và hiệu quả
lao động, từ đó dẫn tới tâm lí chán nản, thất vọng, thiếu tự tin, mất dần động lực làm
việc.
Lúc ấy, nếu muốn bắt đầu với nghề khác thì phải chịu tốn kém, mất thời gian học nghề
mới… Đối với xã hội, việc có nhiều cá nhân lựa chọn sai nghề sẽ gây lãng phí cho cơng


tác đào tạo và đào tạo lại, năng suất lao động không cao, nảy sinh nhiều xáo trộn cho
hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức (có nhiều người bỏ nghề, chuyển nghề).
(Trích 3/4 sinh viên chọn nhầm ngành học – Nhã Anh, theo http:// www.petrotimes.vn)
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Những con số được nêu ra ở phần đầu của đoạn trích cho thấy điều gì?
Câu 3: Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm: “Việc chọn sai nghề khiến bản thân khó
phát huy năng lực, giảm năng suất và hiệu quả lao động, từ đó dẫn tới tâm lí chán nản,
thất vọng, thiếu tự tin, mất dần động lực làm việc không? Vì sao?
Câu 4: Anh/ Chị hãy rút ra cho mình 02 bài học trong việc lựa chọn ngành học hoặc công
việc trong tương lai.
ĐỀ 21
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các u cầu:
Nói chung, sách có 2 loại, sách nền tảng và sách kĩ năng. Đọc sách kĩ năng (kĩ năng

sống, kĩ năng hành xử, kĩ năng làm việc…) thì cũng rất tốt và cần thiết, nhưng sẽ tốt hơn
nhiều nếu đọc sách văn hoá, sách khai minh (để hình thành bản tính bên trong, phần gốc
rễ) rồi mới đọc sách kĩ năng (để hoàn thiện hành xử bên ngoài, phần cành lá). Như cuốn
“Đắc nhân tâm”, hồi trẻ thì tơi rất thích thú cuốn này, nhưng sau này tơi khơng thích
lắm, vì nó khác nhiều với tinh thần cốt lõi của “giáo dục khai phóng và con người tự do”
mà tơi theo đuổi.
Tơi nghĩ, thay vì chỉ cố tìm cách học những thủ thuật hay chiêu trò để lấy lòng hay thuyết
phục người khác thì con người ta cần nâng tầm vóc văn hố của mình lên, làm giàu
lương tri và phẩm giá của mình, khi đó chỉ cần sống đúng với con người của mình (sống
thực, sống tự do), khơng cần dùng bất cứ chiêu trò hay mẹo vặt nào mà vẫn được người
khác tôn trọng, quý mến và tin tưởng. Ngược lại, nếu mình chỉ học tồn những thủ thuật,
chiêu trị, mánh khoé, mẹo vặt để lấy lòng người khác mà bản tính bên trong con người
mình lại khơng ra gì thì về lâu dài sẽ rất nguy hiểm cho chính mình và cho xã hội. Bởi lẽ,
với những thủ thuật tinh vi học được thì có thể giúp mình thành cơng nhất thời, nhưng
dẫn dà mình sẽ tự biến mình thành kẻ hai mặt (bản tính bên trong khác hẳn hành vi bên
ngồi), cịn xã hội với nhiều con người như vậy sẽ sụp đổ niềm tin và ngày một trở nên
dối trá hơn. Do vậy, người đọc khôn ngoan sẽ đi vào những cuốn sách “tu thân” mang
trong mình những giá trị khai minh tiến bộ chứ không chỉ những cuốn sách thiên về chiêu
trò, mánh khoé.
(Nhà giáo Giản Tư Trung, Hiệu trường Trường Doanh nhân PACE,


Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED))
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính, được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Câu 2 Điểm khác nhau cơ bản giữa sách nền tảng và sách kĩ năng?
Câu 3 Dựa vào đoạn trích, anh/ chị hiểu thế nào là “người đọc khôn ngoan”?
Câu 4 Chia sẻ một kinh nghiệm khác của riêng anh/ chị về việc đọc sách.
ĐỀ22
•ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Ngày Hạnh phúc được lấy ý tưởng từ Bhutan, một vương quốc bé nhỏ nằm sâu trong lục
địa miền đông Himalayas, là nước được đánh giá là có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên
các yếu tố về môi trường, tinh thần, mức sống của người dân, chất lượng quản lí, sức
khoẻ và giáo dục. Đây là đất nước ghi nhận uy thế của hạnh phúc quốc gia hơn là thu
nhập quốc dân từ những năm đầu tiên của thập kỉ 70, thế kỉ XX và nổi tiếng với việc thực
thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội.
Ngày Quốc tế Hạnh phúc được Liên hợp quốc lựa chọn và tuyên bố vào tháng 6/2012.
193 nước thành viên, trong đó có Việt Nam, cùng cam kết sẽ ủng hộ ngày này bằng các
nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây đựng xã hội công bằng, phát triển bền vững
nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân.
Liên hợp quốc chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc bởi đây là một ngày đặc biệt
trong năm, mặt trời nằm ngang đường xích đạo, độ dài của đêm và ngày bằng nhau, là
biểu tượng cho sự cân bằng, hài hoà của vũ trự, cũng là biểu tượng của sự cân bằng
giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực… Bởi vậy ngày
20/3 – Ngày Quốc tế Hạnh phúc, cũng truyền tải thơng điệp: cân bằng, hài hồ là một
trong những chìa khố của hạnh phúc.
(Tổng hợp từ Internet)
Câu 1 Ở vương quốc Bhutan, chỉ số hạnh phúc được đánh giá dựa trên các yếu tố nào?
Câu 2 Vì sao Liên hợp quốc chọn ngày 20/3 hằng năm làm Ngày Quốc tế Hạnh phúc?
Câu 3 Từ đoạn trích trên, anh/ chị hiểu mối quan hệ giữa thu nhập quốc dân với chỉ số
hạnh phúc như thế nào?


Câu 4 Một quan niệm khác của anh/ chị về hạnh phúc.
ĐỀ 23
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Hãy lắng nghe! Cuộc cách mạng thông tin đã bao phủ thế giới bằng những thiết bị. Bạn
có thể bắt được sóng điện thoại di động ở giữa châu Phi hay gửi thư điện tử cho bạn bè
từ máy tính xách tay trong khi đang bay qua Đại Tây Dương. Công nghệ thật tuyệt vời,
nhưng cùng với nó là cái giá phải trả: rác điện tử.

Rác điện tử là loại rác thải tăng nhanh nhất trên tồn thế giới. Và nó cũng khơng phải là
loại rác “tốt”. Màn hình máy tính chứa chì. Pin chứa lithi. Và đến lượt kẽm, đồng, thuỷ
ngân chảy đầy trong bộ phận điện tử của các máy móc hiện đại. Đốt những thứ này sẽ
làm ơ nhiễm bầu khơng khí của chúng ta. Khi bị quẳng vào đống rác, các độc tố sẽ thấm
vào đất làm nhiễm bẩn đất trồng và nguồn nước ngầm.
Một vấn đề nghiêm trọng.
Khoảng 130 triệu điện thoại di động bị vứt đi mỗi năm. Những thứ bị vứt đi hằng năm sẽ
nhanh chóng nhiều bằng số mua vào. Chúng ta có khoảng hai tỉ chiếc điện thoại di động
trên hành tinh, nhưng đó chỉ là phần nhỏ cửa bức tranh. Bây giờ, hãy cộng thêm 50 triệu
màn hình máy tính, chúng ta có một đống rác thải mà khi chồng cái nọ lên cái kia, sẽ
vượt qua chiều dài từ trái đất đến vệ tinh xa nhất.
(Trích Sách xanh – Elizabeth Rogers, Thomas M.Kostigen, NXB Thế giới, H„ 2010, tr. 68
– 69)
Câu 1 Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2 Từ đoạn tích trên, anh/ chị hãy nêu một định nghĩa về rác điện tử.
Câu 3 Vì sao rác điện tử khơng phải là loại rác “tốt”?
Câu 4 Anh/ Chị hãy nêu ít nhất 02 việc làm cụ thể có thể giúp hạn chế ảnh hưởng của
rác điện tử.
Anh/ Chị nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
ĐỀ 24
•ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:


Nó có thể mua được chiếu giường, nhưng khơng mua được giấc ngủ.
Nó có thể mua được châu ngọc, nhưng khơng mua được sắc đẹp
Nó có thể mua được giấy bút, nhưng khơng mua được ý thơ
Nó có thể mua được nhà cửa, nhưng khơng mua được gia đình
Nó có thể mua được thức ăn, nhưng không mua được sự ngon miệng
Nó có thể mua được trị chơi, nhưng khơng mua được niềm vui

Nó có thể mua được xu nịnh, nhưng khơng mua được lịng trung thành
Nó có thể mua được cánh hẩu, nhưng khơng mua được tình bạn
Nó có thể mua được sự phục tùng, nhưng không mua được lịng kính trọng
Nó có thể mua được quyền thế, nhưng khơng mua được trí tuệ
Nó có thể mua được thể xác, nhưng khơng mua được tình u
Nó có thể mua được vũ khí, nhưng khơng mua được hịa bình.
(Theo Thác-cơ-rê, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 17)
Câu 1 Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2 Tác giả sử dụng thao tác lập luận đó nhằm mục đích gì?
Câu 3 Hãy nêu cách hiểu của anh/ chị về một lí lẽ được nêu trong đoạn trích trên. Nhiều
người cho rằng có tiền là có tất cả. Tiền bạc quả thật có sức mạnh lớn lao. Nhưng tiền bạc
khơng phải là vạn năng.
Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm “tiền bạc không phải là vạn năng” khơng? Vì
sao?
ĐỀ 25
•ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Người làm xiếc đi dây rất khó


Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói u thành ghét
Dù ai cầm dao doạ giết
Cũng khơng nói ghét thành u.
Tơi muốn làm nhà văn chân thật chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
(Phùng Quán, Lời mẹ dặn (trích), dẫn theo http://www. thivien.net)
Câu 1 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý thơ: “Tôi muốn làm nhà văn chân thật – chân thật
trọn đời”?
Câu 3 Nêu cảm nhận của anh/ chị về nhân vật “tôi” trong đoạn thơ trên. (Trả lời trong
khoảng 3-5 dịng.)
Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm “Người làm xiếc đi dây rất khó – Nhưng
chưa khó bằng làm nhà văn – Đi trọn đời trên con đường chân thật” khơng? Vì sao?
ĐỀ 26
•ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những
ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không
theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt
bạn mỗi ngày.


Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều
mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn
càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với
hình dung của bạn. Bằng khơng, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức
tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó
đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh
thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 43 – 44)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 Nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời
cũng giống như vẽ một bức ưanh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu
bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về
chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn.
Bằng khơng, có thể nó sẽ là nhũng màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác
ưng ý, chứ không phái bạn”.
Câu 3 Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ củá bạn.”?
Câu 4 “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/ chị là gì? Anh/ Chị sẽ làm gì để biến ước mơ
đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dịng.)
ĐỀ 27
•ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Những rủi ro lớn và lâu ta gọi là nghịch cảnh; mà nghịch cảnh thường giữ một chức vụ
quan trọng trong sự thành công.
Bệnh tật liên miên là một nghịch cảnh phải không bạn?
Nhưng nếu Voltaire không đau vặt, về già phải nằm trên giường quanh năm thì chắc gì
ơng đã sáng tác được nhiều như vậy?…
Ông Ben Fortson bị tai nạn xe hơi, cụt cả hai chân mà không cho như vậy là nghịch
cảnh, còn mừng là diễm phúc vì nằm liệt một chỗ, ơng đọc được rất nhiều sách về chính


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×