Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

027

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.58 KB, 25 trang )

File #: 027
027
Sinh năm 1929 tại xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
Nguyên cán bộ Ban chấp hành phụ nữ xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
Phỏng vấn ngày 26 tháng 11 năm 2008 tại Hà Nội
Người phỏng vấn: Đào Thế Đức
(Bà 027 hiện sống cùng gia đình người con trai út. Ban ngày con cháu đi làm đi học, bà ở nhà
một mình rất tiện cho việc phỏng vấn. Vì có quen biết từ trước nên bà kể chuyện rất cởi mở.
Theo lời giới thiệu của người con trai, bà còn giữ được sự minh mẫn là nhờ thường xuyên chơi
đề).
Chúng cháu bây giờ đang đi sưu tầm lại những tài liệu liên quan đến thời kháng chiến chống
Pháp để làm tư liệu nghiên cứu.
Cái trường đó là nó có mấy ơng ở trong ban liên lạc đấy. Họ mới tổ chức làm một cái quyển
truyền thống đấy.
Phát hành chưa bác?
Phát hành rồi, tập 1 tập 2 rồi. Không biết tôi để ở đâu trên đó. Có hai quyển mà. Gọi là cái gì, tơi
qn.
Tức là trường đó vẫn có ban liên lạc?
Có, có ban liên lạc, năm nào các ông ấy cũng họp hết đó. Ơng Nghiệp là làm trưởng ban đấy.
Ơng Nghiệp là một, ông Hà Đăng là hai. Học sinh đấy. Với lại ông Đặng Nguyên Phương, bây
giờ hiện nay là 3 ông ấy là ở trong ban liên lạc đấy. Đó là học sinh trường đấy. Bây giờ người ta
tổ chức cái ban liên lạc chung cả tồn quốc. Trong đó có Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh này,
Nha Trang này, là đều có những cái tổ hết, Quảng Nam này. Đấy các cái tỉnh lớn mà nhiều học
sinh ấy.
Trường đó tên chính thức là gì bác?
Trường trung học bình dân miền nam.
Nó thành lập năm bao nhiêu nhỉ?
Cái ơng Cầu này ông ấy đi vào là năm 47, rứa mà cái trường ấy thì đâu năm 48 học có 2 khố
thơi. Năm 48 cho đến năm 51 là hết đấy. Có mấy năm thơi thì hết.
Bác Cầu nhà mình là trực tiếp vào để dạy cái trường ấy đây?
Ừ, ông Phạm Văn Đồng ông ấy đưa vào.


Ông Đồng là người đứng ra thành lập?
Ừ, đứng ra thành lập. Ở Quảng Ngãi mà. Cái trường đó ở Quảng Ngãi. Ở chợ Chùa đấy, huyện
Nghĩa Hành. Bây giờ đang có cái bia đấy. Bữa đó mấy anh về họp bàn tổ chức có dựng cái bia
đó.
Ở miền trung ngồi cái trường ở Quảng Ngãi cịn có trường nào khác khơng?

1


File #: 027
Hình như cịn đấy. Cịn cái trường gọi là của bên quân sự đấy. Có cái trừơng ấy nữa. Nhưng mà
khơng biết nó ở đâu ấy nhỉ. Mình chỉ học cái trường ấy thì mình chỉ biết cái trường ấy thơi chứ
cịn cái trường kia thì là cái trường mà ơng Võ Chí Cơng học đấy. Lại là một cái trường nữa.
Trường đó nằm ở đâu?
Khơng biết nó nằm ở đâu nhỉ. Trường bên quân sự, mà chính cái trường ấy là ơng Võ Chí Cơng
học ở đấy. Toàn những người lớn tuổi cả mà.
Thế trường trung học bình dân này học sinh là thuộc vào diện nào bác nhỉ?
Diện đi học là cán bộ của từng cái xã thuộc về cái trung miền nam Trung bộ, tức là Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hồ, Bình Thuận, đấy đấy. Cán bộ tồn là được cử đi
học đấy chứ không phải tự nhiên ai muốn học thì học.
Tức là những người đi học thì đều là tham gia cơng tác của xã rồi?
Tồn là cán bộ của xã.
Cấp huyện khơng học ở đấy à?
Có chứ. Có cấp huyện cấp tỉnh gì cũng đi học ở đấy hết. Nhưng mà chỉ thuộc các tỉnh đó thơi.
Cịn những cái tỉnh khác thì đấy nó ra sao ấy. Đấy là vùng tự do mà. Cịn chỗ khác thì họ khơng
thể nào tới mà học được.
Mình có thi tuyển vào không?
Cử là cứ đến đấy rồi đi học thôi. Học thì cái trình độ lúc ấy gọi là khoảng lớp 4 lớp 4 gì đó. Xong
lớp yếu lược đấy, bây giờ như tiểu học đấy. Hồi xưa nó khơng phải như bây giờ. Lớp 5, lớp 4,
lớp 3, lớp nhì đệ nhất, lớp nhì đệ nhị, lớp nhất là thi primaire. Còn cái yếu lược ấy là coi như đâu

mới lớp 5 thôi.
À, tức là học lớp đầu tiên xong để mình thi yếu lược?
Ừ. Cũng như bây giờ tính lớp 1, lớp 2, lớp 3 đấy thì tính lúc ấy là tính từ lớp 5 lên. Primaire lúc
ấy là ấy lắm rồi đấy. Xong rồi đi học nữa là được diplome, rồi học 2 năm nữa là ra tú tài đấy. Hồi
đấy trình độ nó học như thế.
Thế trường trung học bình dân đấy thì họ dạy từ lớp mấy?
Đấy, dạy từ lớp 5 đấy trở lên. Trình độ học sau đó ra thì coi như là người ta gọi là lớp mấy rồi ấy.
Hai năm học.
Học 2 năm nhưng chương trình học rất nhiều lớp chứ khơng như chương trình phổ thơng đúng
khơng?
Ừ, đúng rồi. Học ra là ta có thể đi làm việc tốt đấy. Trình độ chính trị có thể nói là khá đấy. Học
chính trị nữa mà. Học nhiều mơn lắm. Học văn hố đủ hết. Học vẽ, học địa lý, học toán, học văn,
học nhạc, học chính trị, triết học. Nói chung là trình độ nó như là đệ nhất, đệ nhị ấy.
Tức là sau 2 năm thì có thể thi primaire rồi?
Ừ, có thể rồi. Có các ơng thầy làm giáo sư ở đó mà, Văn Đơng, rồi Tế Hanh cũng dạy ở đó. Mấy
ơng cũng vào cái loại tiếng tăm lắm, cả cái ơng gì sau dạy Bách Khoa nhưng bây giờ nghỉ hưu
rồi, ông Tuỳ.

2


File #: 027

Các thầy giáo đấy đều đã đi dạy từ trước?
Các ơng ấy đều có diplome hay tú tài hết đấy.
Họ đều học trường Tây ngày xưa cả?
Ừ, học trường Tây cả.
Hồi đó bác trai nhà mình là dạy mơn gì nhỉ?
Ơng ấy dạy văn đấy.
Như vậy là người đưa từ ngoài này vào hết hay là lấy cả trong đó?

Khơng, người ở trong ấy nhiều, ở ngồi này vào có 2 ơng thơi. Ơng Cầu với ơng Nhàn. Ông
Nhàn là bố cái thằng Vinh đấy. Có 2 người miền Bắc, còn đâu là người miền Nam hết. Người
Quảng Nam, người nói tiếng Huế cũng có, người trong Sài Gịn cũng có. Tơi có ảnh cả đấy.
Trường đó có đông không? Học sinh khoảng bao nhiêu người?
Đông chứ, làm lán làm trại để làm trường. Học sinh thì ở nhà dân. Trường thì tranh tre nứa lá
thơi. Mỗi một lớp thì cũng thấy đơng?
Họ tuyển người vào xong rồi học liền mấy năm đấy rồi ra trường?
Không, họ tuyển lần thứ nhất. Lớp ấy ra trường lại lấy lớp khác.
Tất cả học có mấy năm?
Học có 2 năm thơi. 48 học 49 ra. 50, 51 học lớp sau. Tôi học cái lớp 50-51. Lớp trước là ra
trường họ đi cơng tác hết. Có người học chưa xong mà đã lấy đi cơng tác.
Hồi đó học tập trung hay là vừa học vừa làm?
Không, tập trung hết ở cái chỗ Nghĩa Hành ấy. Ở xã người ta cho đi học, khơng làm việc gì hết.
Học xong mới ra đi làm. Phải tự túc ăn ở ngồi nhà dân. Mình bỏ tiền ra mà ăn mà học.
À, mình phải tự bỏ tiền ra à?
Tự bỏ tiền ra. Thầy giáo cịn khơng có lương.
Vậy thì ai ni?
Khơng biết hồi ấy ơng ấy như thế nào nhỉ. Hình như là được gạo hay sao đó. Mỗi tháng hình như
người ta cho 13 cân gạo hay sao đó. Khơng có lương mà. Ơng ấy có tiền tơi phải biết mà. Trường
làm gì có kế tốn tài chính. Khơng có nhân viên gì hết trơn. Chỉ có mấy ơng thầy giáo thơi.
Như bác đi học thì cũng tự túc?
Ừ, mình mang gạo đến ăn với chủ nhà. Khơng có ăn tập thể. Mình đi phải mang tiền theo, mang
gạo theo.
Tiền ấy là lương từ cơ quan à?
Cơ quan khơng có lương đâu. Ăm cơm nhà vác tù và hàng tổng. Hồi xưa lạ lắm ấy chứ. Khơng
có lương. Chỉ có những người làm việc như ông chủ tịch này, ông kế toán, gọi là trong uỷ ban
hành chính kháng chiến đấy thì có gạo, phát lúa. Mấy giạ lúa để gọi là có mà ăn thơi. Ừ, chứ cịn

3



File #: 027
thật ra những người làm công tác như là phụ nữ, thanh niên khơng có lương gì. Ăn cơm nhà đi
làm thôi.
Hồi ở xã bác làm chức vụ gì?
Làm ban chấp hành phụ nữ. Khơng có tiền bạc gì hết. Hội nghị nó triệu tập thì đi làm. Đi phát
động phong trào nọ phong trào kia. Cứ thế đi làm thơi chứ khơng có một xu nào hết.
Bác tham gia bắt đầu từ năm nào?
Tôi làm từ khi khởi nghĩa, tổng khởi nghĩa rầm rầm tùng tùng đấy. Lúc ấy mình mới có 15, 16
tuổi đã đi ra hoạt động rồi. Bắt đầu tham gia từ ngày khởi nghĩa ở vùng mình ấy.
Bác quê ở đâu nhỉ?
Quê ở huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi đấy, xã Phổ Minh. Tôi đi hoạt động sớm cho nên 17 tuổi tôi
đã được vào đảng rồi mà. Năm nay là 60 tuổi đảng rồi.
Năm bao nhiêu bác vào đảng?
Năm 47. Năm 48 là chính thức. Năm đó có 18 tuổi thơi. Sinh năm 30. Vừa rồi tôi lĩnh 60 năm
tuổi đảng rồi.
Trước cách mạng tháng 8 ở chỗ mình có phong trào cách mạng gì khơng?
Có phong trào Việt Minh.
Phịng trào ở đó có mạnh khơng?
Hồi đó hoạt động mạnh lắm. Tơi được đi dự những cái cuộc người ta chém đầu đấy. Chém đầu
những Cao Đài với lại phản động đấy. Tôi đi xem, đi dự đấy. Nhân dân đến đấy xem, nghe nó
đọc băng tổng đấy. Gọi là băng tổng ngày đấy to lắm. Đọc cái tội trạng của người ta xong rồi là
buộc dây kéo cái cổ ra là dao bảy chém.
Chém bằng dao ạ?
Chém bằng dao bảy đấy. Dao bảy là cái dao dài như là cái mác đấy. Có người đứt nửa chừng, có
người khơng có đứt hết. Xong rồi người ta xô vào trong cái hố. Đào một cái hố sâu, to như thế
này. Buộc chéo cái đầu nó giơ ra như thế này rồi chém. Chém 9, 10 người, sợ quá.
Chém 9, 10 người một lúc á?
Ừ.
Đấy là những người làm việc cho chính quyền cũ à?

Khơng, đấy là những người phản động.
Đấy là lúc mình cướp chính quyền năm 45 à?
Năm 45 đấy. Chém đầu đấy.
Phản động đấy là thuộc vào nhóm nào?
Cao Đài này. Hồi đó thì nói thật ra là nói người ta là phản động nhưng mà thật ra mình có biết là
người ta phản động hay không? Cái hồi Việt Minh lên thì nói thật lúc ấy mình khơng dám nói
chứ cịn có người cũng bị oan đấy. Nhưng mà khơng dám nói đâu. Có người là trí thức là người

4


File #: 027
ta cũng chém đấy. Có một cái ơng thầy giáo. Nó bắt ơng ấy xong bắt đầu định chém thế rồi có cái
chỉ thị được khoan hồng. Ối giời ơng ấy sướng ơng ấy bị, ơng ấy lết trên đường. Sau ơng ấy có
tập kết ra bắc đấy. Cái hồi đó có phản động gì đâu. Ơng anh ruột tơi đây, ơng Trà đấy, đậu tú tài
đấy. Ơng Trà trước làm bên Viện văn hố đấy. Hồi đó trong cả một cái xã đó có mình anh ấy đậu
tú tài thôi, chứ không phải người nào cũng được học, học thức ít lắm. Thế là người ta cũng bảo
thằng tú Trà, cứ thấy người ta học cao, có trình độ văn hố là, lúc bấy giờ nơng dân nó đang lên
đấy mà. Mình nói thật là như thế, mình khơng dám nói chứ cịn nói thật ra cứ thấy người có trình
độ văn hố cao thì cho nó là theo Tây. Rồi nó có theo Tây ở đâu mà theo.
Do mình nói tiếng Tây hay là sao?
Khơng, thì thấy mình học cao. Ơng tú rồi thì cứ tưởng người ta đi làm cho Tây, cứ tưởng thế.
Chứ hồi đó Tây ở đâu có mà Tây. Vùng tự do mà. Quảng Ngãi là vùng tự do đấy. Từ ở Phai Phơ
trở ra là vùng bị chiếm. Hồi đó ở trong ấy là nó ném giấy vào nhà nhé. Cách mạng mà, Việt
Minh mà, ném giấy vào nhà, định bắn ơng anh tơi. Mà ơng ấy có làm gì đâu. Chỉ có đi học mới
đậu tú tài, chưa đi làm đâu hết cả. Thế thì nó bắt thì cả nhà mới bảo thôi về quê trốn đi.
Thế là chạy về Đức Phổ đấy?
Mới đầu ở thị xã, sau đi về q ở dưới làng. Thế là thơi, trốn. Sau nó khơng bắt nữa.
Lúc đó nhà mình đang ở thị xã à?
Ừ. Sau là thôi không bắt nữa. Coi như trốn nó khơng thấy nên nó khơng bắt nữa chứ khơng nó

bắt được nó lại chả chém đầu ấy chứ. Nhưng mà sau là khởi nghĩa. Lúc bấy giờ là lúc chưa khởi
nghĩa đấy nhé.
Chưa khởi nghĩa mà đã chém à?
Khởi nghĩa rồi mới chém, nhưng mà cái lúc nó lùng để bắt đấy.
Lúc đó là ở Quảng Ngãi khơng hề có Pháp à?
Ừ, vùng tự do, khơng có Pháp. Năm 45 là được tự do đấy, năm 45 là không có Pháp.
Lúc Nhật đảo chính Pháp thì có lính Nhật đóng ở Quảng Ngãi khơng?
Nó đóng đâu ngồi tỉnh ấy chứ cịn trong này nó khơng đóng đâu. Tỉnh ấy hồi kháng chiến tên nó
là Lê Trung Đình đấy. Chắc là cái ơng Lê Trung Đình đấy ơng ấy là cách mạng đấy. Sau khởi
nghĩa rồi thì lại anh ba anh ấy ra anh ấy làm chủ tịch văn hoá của tỉnh mà. Lúc bấy giờ thì lại cần
trí thức.
Bác Trà nhà mình á?
Ừ, anh ấy làm chủ tịch văn hoá tỉnh Quảng Ngãi. Mà anh ấy ra làm cũng chả thấy có lương gì
hết trơn.
Tức là sau cách mạng rồi thì người ta lại trọng dụng những người có học?
Lại trọng dụng những người có học chứ cịn gì nữa. Thế thì ơng ấy ra ơng ấy làm việc ngay. Chủ
tịch văn hố từ thời đó đấy. Năm 45, 46, 47 đấy. Nói chung là bây giờ cứ nói là mình tham gia
cách mạng từ bao đời chứ bây giờ người ta bảo khai cái tiền khởi nghĩa, là tham gia trước ngày
15 tháng 8 thì mới được cái danh hiệu đấy. Hồi đấy thì mình thế thơi. Bây giờ bảo kê khai thì tơi
bảo ơi giời mình về trong Nam mà xin cho được cái giấy tờ ra được mấy đồng bạc thì…Mấy ơng

5


File #: 027
làm việc với mình bây giờ người ta chết hết rồi thì thơi. Thơi, tơi chả có tiền khởi nghĩa. Hồi đó
mình là cịn trẻ, mà những người cấp trên của mình thì người ta lớn tuổi bây giờ người ta chết hết
cả rồi còn ai nữa mà xin giấy. Trẻ con bây giờ nó có biết gì đâu. Bố mẹ nó biết thơi, ơng bà nó
biết thơi, chứ nó biết thế nào được. Mình bây giờ ra đây mấy chục năm rồi đấy. Tôi đi từ năm 55,
tập kết ra Bắc mang theo 2 đứa, thằng Nam, thằng Nhơn. Ra đây mới đẻ thằng Long, thằng

Khánh đấy chứ. Năm 60 mới đẻ thằng Long, năm 61 đẻ thằng Khánh đấy. Còn 2 thằng kia đẻ từ
năm 51, 53. Năm nay cũng năm mấy tuổi hết rồi.
Hai bác lập gia đình năm nào?
Từ năm 50.
À, tức là lúc bác đi học gặp thì lấy ln?
Ừ, gặp ơng thầy thế là ông ấy nhờ cái ông chủ tịch tỉnh về đứng ra làm chủ hơn. Có ai đâu, có
mình ông ấy thôi chứ. Chả có người quen biết chi hết. Chỉ có ơng Nhàn, 2 người. Với lại hồi đó
mời cái ơng chủ tịch tỉnh đứng ra làm chủ hôn. Mà tôi đám cưới cũng buồn cười lắm nhé. Tơi
đám hỏi khơng có gì hết trơn hết trọi. Làm bánh trái mấy đĩa mời đến uống nước, ăn bánh, tun
bố, thế là xong.
Gia đình nhà bác có ai lên chỗ trường khơng?
Khơng, tức là về nhà mình chứ. Ơng ấy ở rể mà. Có nhà cửa gì đâu. Ơng ấy chỉ có bộ đồ nâu đấy
thơi chứ có cái gì đâu. (cười lớn). Ơng ấy khơng có cái gì hết. Lương khơng có. Cưới vợ chỉ đâu
có tốn 5 nghìn bạc thơi.
5 nghìn thời đó có to khơng?
5 nghìn thời đó thì làm được đâu ít bánh. Hồi ấy khơng biết đã đổi tiền chưa ấy nhỉ. Ơi, đổi tiền
mấy lần đấy. Từ trong Nam ra đây là đổi tiền nhé. Đổi mất hết 10 lần hay sao nhỉ. Thí dụ như có
10 nghìn thì đổi được có 1 nghìn thơi. Miền Nam cái đồng tiền hồi đó mất giá trị lắm, tiêu bạc
nghìn khơng à. Khơng nhớ được, không giữ được cái đồng tiền ấy xem. Đồng tiền Đông Dương
hay sao nhỉ. Đồng bạc trắng đấy. Bác trai có 5 nghìn thì là đưa cho mẹ tơi 5 nghìn bảo mẹ là làm
ít đĩa bánh. Thế mẹ tơi làm được khoảng mấy đĩa bánh mời khách ấy thôi. Đồng tiền ấy là tiền
của Việt Minh rồi thì phải, hồi ấy chắc đổi tiền rồi. Giờ không nhớ nữa. Chứ cịn cái lúc mà hồi
nội tơi cịn sống thì người ta đến người ta làm thì đưa cho người ta một ngày 1 cắc bạc. Tức là nó
bé như cái đồng tiền 1 nghìn bây giờ đó.
Hồi đó tiền trả đó chắc là đủ để ăn trong ngày?
Ừ, chắc là thế cũng khá đấy. Rứa cịn nhà thì hình như là khơng có tiền. Chỉ có ngày xưa ơng nội
là đỗ tiến sĩ.
Ơng làm quan?
Chưa ra làm quan thì về nhà chết. [Ơng tên là] ơng Lê Ngại, là ông nội tôi. Mà cái hồi ấy thế này.
Cái hồi ấy là ông nội tôi là con của ông bố chánh. Bố của ông nội làm bố chánh của thời Pháp

đấy. Thời vua chứ, vua Bảo Đại, Vĩnh Thuỵ đấy. Thế mới lấy bà nội tôi mà bố bà là ngày xưa
người ta cho là địa chủ Pháp đấy. Ông cụ Cần đấy. Có biết ơng cụ Cần khơng? Nguyễn Cần đấy.
Cụ Cần là chu cha, danh tiếng lắm đấy. Ông xưa làm việc cho Pháp đấy (kể với giọng thì thầm
như đang nói điều bí mật).

6


File #: 027
Ơng là cái gì Cần?
Tơi cũng chả biết được. Chỉ biết là bố đẻ ra bà nội mình tên là ông cụ Cần. Cái hồi ấy chả là thấy
ơng nội mình đỗ tiễn sĩ thì mới gả bà nội mình cho ơng nội mình. Ơng ấy làm việc cho Tây
nhưng cái thời ấy khơng có ai dám nói hết. Khơng dám nói là làm việc cho Tây đâu. Đúng là Việt
Minh lên là ghét ông đấy lắm. Thế nhưng mà có liên quan gì mình đâu. Bên kia là bố đẻ của bà
nội, mình đâu có liên quan gì đâu. [Ơng ấy] vơ thế là chưa ra làm quan thì đã chết.
Cịn bên tơi thì là ơng ngoại tơi là dịng vua. Hường, ơng ngoại mình là Hường. Hường – Ưng Bửu – Vĩnh…thấy khơng? Mẹ mình là Cơng Tơn Nữ, con gái mà. Các cậu thì là Ưng.
Thế lại là nhà hoàng tộc?
Đấy, đấy. Tộc vua đấy. Hường – Ưng - Bửu – Vĩnh. Vĩnh là Vĩnh Thuỵ đấy, con ơng Bửu gì đấy.
Gốc Huế mà. Bên ngoại tơi là gốc Huế. Mẹ là Cơng Tơn Nữ.
Cịn ơng bố?
Ơng bố thì khơng làm gì hết. Trước cách mạng thì khơng. Khởi nghĩa thì ơng ấy làm chủ tịch xã,
rồi sau làm đến chủ tịch Liên Việt, sau rồi thôi ông ở nhà, không làm nữa. Già không làm.
Cụ có đi học hành gì khơng?
Cụ là khơng đi học. Nhà con ông tiến sĩ thế mà rồi…độc nhất được có một người con trai rồi thì
ngày xưa nó quý quá rồi không cho đi học, cầm thầy học tại nhà. Thế mà ông sau làm thầy thuốc
đấy chứ. Khởi nghĩa xong thì ra làm chủ tịch đấy chứ. Thế nhưng mà ông không đi học ở lớp.
Cái kiểu ngày xưa con một ấy mà. Lại con nhà cũng là chưa làm quan nhưng mà con nhà ông gọi
là ông nghè đấy. Tôi thấy người ta gọi bà nội tơi là bà nghè đấy. Có một thằng con trai thôi cho
nên là không cho đi học, giữ ở nhà. Cho nên mình gọi bố mình bằng chú chứ khơng gọi bằng
cha. Có biết khơng? Ở trong Nam đấy?

Gọi bố là chú?
Ừ. Khi mà ít con mà khó ni ấy mà, thì khơng gọi bằng con bằng cha mà gọi bằng chú. Thì tơi
gọi là chú, mẹ chứ có gọi là cha đâu. Từ mấy anh em trở xuống thì đều gọi bằng chú. Gọi cha
bằng chú. Con khó ni thì người ta gọi thế vì sợ gọi là cha thì khơng ni được. Bà nội mình
độc nhất có một cha mình thơi.
Xong ơng cụ thì được bao nhiêu người con?
Bố mẹ đẻ được 6 lần nhưng mà lớn lên ni được là anh mình này, rồi đến bà chị ở Ninh Hồ,
rồi đến mình, rồi đến thằng em. Thằng em bây giờ nó ở trong Nha Trang. Nó là đại tá về hưu.
Bây giờ thì cũng chết hết rồi, anh cũng chết, chị tôi cũng chết rồi, giờ chỉ cịn có hai chị em, tơi
với nó. Q hương thì ở Đức Phổ cơ. Còn anh mẹ con chú bác thì cịn nhiều. Thằng em mình nó
về Nha Trang nó ở rồi, bố mẹ mình chết thì đều chơn ở Nha Trang hết. Q hương thì bây giờ có
cái mộ của ơng nội với bà nội thơi. Hàng năm thì về thắp hương rồi làm bia thơi chứ cịn khơng ở
quê hương nữa, giờ đi ra quê hương khác rồi. Mình là con gái lấy chồng ở miền Bắc, lâu lâu mới
về quê một lần thế thôi. Bây giờ thỉnh thoảng thì thằng Long nó hay về. Chứ cịn mấy đứa kia thì
nó lười nó cũng khơng đi. Thế cịn bên những người [họ hàng] khác thì khơng có học mấy, chỉ có
ơng nội tơi đỗ đạt.
Trong nhà mình cũng khơng có những người đi tham gia cách mạng từ trước đúng khơng?
Khơng có.

7


File #: 027

Ai vận động bác đi tham gia cách mạng?
Hồi đó là cứ nghe trống thì là nhảy ra thơi. Mình là nghèo nhất ở trong xã. Cái đời bà nội tôi coi
như là hồi ông cố, là bố đó, thì chia cho bao nhiêu là ruộng. Ruộng ở đâu ngồi Tư Nghĩa chứ
khơng ở trong này, cách xa bốn chục cây số. Thế rồi bà không làm được mới cho th phát canh
đấy. Tới mùa thì nó gánh lúa vào cho. Sau đó rồi cái đời bà nội tơi thì tiêu hết, tiêu khơng cịn
đến một miếng đất nữa.

Mình phải bán đi à?
Bán đi mà ăn chứ có làm gì đâu mà có. Bán dần, bán dần đến hết. Cho nên khi bà nội mình mất
là coi như trong nhà khơng có một cái gì hết. Thuộc vào dân nghèo mà, khơng có một miếng đất
nữa.
Mà cũng khơng bn bán gì được cả?
Hồi đó mẹ mình mới đi lên thị xã Đức Phổ mới mở cái bách hoá để bán các đồ lặt vặt như bây
giờ như quần áo trẻ con, cái bánh cái kẹo rồi kiếm ăn. Nhà được ba chị em gái mới làm vải kéo
sợi. Mua bông về rồi bật bông, kéo chỉ, se con cúi. Sống bằng cái đấy.
Những sợi đó rồi mình bán đi đâu?
Bán cho người ta về người ta dệt vải, chứ khơng có thì nhà nghèo lắm. Nhà mình nghèo lắm. Từ
lúc bà nội giàu như thế. Ruộng ông cụ Cần chia cho con được bao nhiêu, nhưng mà bà nội mình
bà tiêu hết, khơng làm gì mà. Chứ cịn bên nhà nội mình thì ơng Bố Chánh ấy ni cho ơng nội
mình đi học đỗ tiến sĩ thơi, với để lại cho một cái nhà. Nhà tranh vách đất thơi. Khơng có chia
ruộng. Lạ thật, ơng nội mình khơng được chia ruộng. Ơng anh thì ơng ấy có. Ơng ấy có ruộng
hương hoả để cúng bái được mấy mẫu gì đó. Chứ cịn ơng nội mình thì khơng có cái gì hết trơn.
Nhà nghèo hết sức. Lúc bấy giờ lúc cách mạng, Việt Minh lên ấy thì mình là thuộc về cái dân
nghèo cho nên là vào đảng là dự bị có 4 tháng thơi mà (cười).
Thời đó họ khơng truy lại đời ơng cha của mình à?
Khơng, họ không truy lại. Họ biết lý lịch nhưng mà qua rồi. Với lại mình có ra làm cho Pháp
đâu. Ơng nội vẫn chưa ra làm quan, thi đỗ về nhà mấy tháng rồi chết thôi. Chưa ra làm quan cho
nên không thuộc về cái giai cấp tầng trên. Không ai quy cho mình cái giai cấp gì cả, là dân
nghèo. Bố mình cũng khơng làm gì cả cho nên là con là vào đảng hết đấy. Anh Trà, rồi em tôi,
rồi tôi là vào đảng sớm.
Trước khởi nghĩa cách mạng tháng 8 thì ở Quảng Ngãi có các đảng phái khác khơng?
Hồi đó thì chỉ có cái Cao Đài, Hồ Hảo, những cái nhóm đấy thơi.
Có Quốc dân đảng ở đấy khơng?
Khơng, khơng có. Ở đấy đặc biệt là khơng có. Chỉ có các cái đạo vớ vẩn đấy. Đạo mà nó đi tuyên
truyền là chỉ thờ có một con mắt đấy. Có nhà thấy mình đến chơi mình thấy hỏi thờ cái gì mà thờ
có một con mắt khơng vậy đó. Nó cho là có cái gì của Nhật ấy nhỉ. Đạo gì đấy. Cái đạo ấy thì nó
tun truyền thế nào trong cái đạo ấy thì mình khơng biết. Chứ hồi ấy thì khơng có gì hết. Hồi đó

ở trong Nam mà ở cái vùng đó đúng là khơng mê tín gì mấy đâu.
Truyền đạo đó ở đấy có nhiều người theo khơng?

8


File #: 027
Ít thơi. À, cái chỗ đó lại khơng có Thiên Chúa giáo đâu nhé. Chỉ có Cao Đài, Hồ Hảo, Tin Lành,
đúng Tin Lành khơng nhỉ. Cái vùng tơi ở là khơng có nhà thờ.
Bác nói đấy là ở Đức Phổ?
Ừ, vùng đấy là khơng có nhà thờ. Ngồi Quảng Ngãi khơng biết có hay khơng chứ vùng đó
khơng có nhà thờ vì khơng ai người ta theo đạo Thiên Chúa hết.
Vùng đấy có người dân tộc khơng?
Khơng, khơng có người dân tộc. Có ở trên núi thì có Mọi. Người ta gọi là Mọi, tức là Tây
Nguyên bây giờ đấy. Vùng Ba Tơ là có Mọi đấy.
Bình thường mình có tiếp xúc, có nhìn thấy họ khơng?
Có. Với lại cái người Chàm, bây giờ mình gọi là người Chăm Pa đấy. Người ta mặc một cái váy
mầu xanh chàm thì gọi là người Chàm, chứ chính bây giờ gọi là Chăm Pa đấy.
Họ cũng sống tại Đức Phổ luôn?
Không, thỉnh thoảng họ mới đi họ buôn bán gì đó thơi, bán các kiểu thuốc đồ vớ vẩn. Cịn trên
Ba Tơ thì có nhưng mà thỉnh thoảng nó cũng mang gùi nó gùi các thứ ở trên Ba Tơ xuống bán.
Cũng thỉnh thoảng có đấy. Mà hồi đó mình khơng gọi là người Tây Ngun, mình gọi là Mọi.
Coi như là nó chỉ có đeo cái khố này này. Ở truồng, đeo cái khố thôi, buộc thế này để che thế này
này.
Khơng có áo à?
Có, có cái áo, nhưng mà khơng có quần, chỉ đóng khố thơi.
Họ bán hàng cho mình thì họ nói tiếng mình hay tiếng dân tộc?
Họ nói tiếng dân tộc, và ra hiệu chứ. Nó ra hiệu đấy. Mình thì đem những muối với cá khô này
khác đem đổi. Gọi là đem đổi chứ nó khơng lấy tiền đâu. Thí dụ là đổi gạo này, đổi muối này, đổi
cá khơ này. Mình đem cá khơ và muối lên đổi lấy thóc hay là lấy cái gì của nó thì trao đổi.

Khơng dùng tiền à?
Nó khơng có biết dùng tiền. Nó chỉ trao đổi thơi. Nó hái trái cây hay nó hái cái gì ở trên núi trên
rừng, những quế rồi những gì đó, rồi thì quả xoai, quả dâu.
Quả xoai là quả gì?
Cái quả mà bây giờ ở trong thành phố Hồ Chí Minh bán ở trong chỗ siêu thị chỗ sân bay ấy. Cái
hột nó như trái xoan ấy, mà ở ngồi nó có cái lơng mịn mịn đấy. Ăn rất ngon. Nó mang xuống
đổi gạo rồi đổi muối. Chủ yếu là nó đổi muối rồi đổi cá khơ.
Thường thì họ mang hàng xuống cho mình hay mình đi lên trên ấy?
Có người đi mua đi bn thì cầm lên trên ấy, chứ nó cũng ít xuống. Vì xuống thì tiếng tăm nó
khơng biết mà. Chứ mình thì coi thường nó, khinh. Người Kinh khinh người đó lắm.
Họ xuống thì họ có chỗ để ở hay ở ln tại chợ?
Họ có chỗ đâu. Họ bn bán rồi họ về chứ họ khơng có ở.

9


File #: 027
Đi lại trong ngày thôi à?
Ừ. Ba Tơ thì cũng sáng đi tối thì đến có gì. Ba Tơ trên ấy đa số là người Tây Nguyên đấy. Bây
giờ gọi là người dân tộc Tây Nguyên. Còn những là Êđê, Gia Rai gì đó thì mình khơng biết
nhưng biết nó là dân tộc Tây Nguyên. Mà thời đó tơi cịn bé đấy thì khơng gọi dân tộc Tây
Ngun mà gọi người Mọi. Gọi thế ý là mọi rợ. Chả biết nó mọi rợ thế nào chớ mình khinh nó
thì cho nó là mọi. Mình là dân tộc Kinh.
Giữa người đó với người Kinh mình có đánh nhau hay xung đột gì khơng?
Khơng, nó ở trên đó nó biết thơi chứ khơng có đánh nhau. Cịn cái thời mà Mơn Rơ [Phun Rơ] gì
đấy thì ở đâu ấy chứ. Chính Ba Tơ là khởi nghĩa Ba Tơ đấy. Nổi dậy nhất là phong trào ở Ba Tơ.
Lúc phong trào Ba Tơ thì ở dưới mình có nghe tin gì khơng?
Hồi đấy mình khơng để ý cái chuyện ấy. Khơng biết, khơng nhớ được. Phong trào nọ phong trào
kia mình cũng khơng nhớ được. Nó trước cách mạng cơ mà, đúng khơng. Trước khởi nghĩa mà.
Mình cịn nhỏ mình chưa biết. Hồi xưa tơi đi học. Tơi có bà dì em bà là hiệu trưởng trường nữ

Quảng Ngãi ở ngoài tỉnh cho nên mẹ tôi mới cho con ra ở với dì ở ngồi tỉnh đấy. Đi học từ bé,
học từ lúc 6, 7 tuổi đấy. Học đến lúc lớp nhì. Đỗ yếu lược rồi nhé. Học đến lớp nhì đệ nhất thì bắt
đầu khơng được học nữa là đi về quê.
Tại sao lại không được học nữa?
Không được học nữa tại là vì mẹ mình nhà nghèo. Thế mà ra ở với dì thì nấu cơm rồi trơng nhà
cho dì. Lúc đó dì mình chưa có chồng. Sau rồi dì mình có chồng. Lấy cái ơng Mê-đờ-xanh đấy,
tức là y sĩ bây giờ đấy, hồi đó gọi là Mê-đờ-xanh. Đốc-tơ là bác sĩ nhé, Mê-đờ-xanh là y sĩ.
Nhưng mà hồi ấy cũng gọi là to lắm đấy.
Là người Việt à?
Ờ, người Thanh Hố. Bà dì mình lấy chồng. Bà dì mình thì đậu diplome thế mới làm hiệu trưởng
trường nữ. Mình bắt đầu dì lấy chồng thì coi như ông chồng cái ý ông ấy cho là phía bên bà ấy
con cháu ra ở rồi ăn thì có vẻ ông không đồng ý. Dì mình mới bảo thôi thì các cháu về. Thế là coi
như là mất học từ đấy. Bà chị mình thì đậu primaire. Cịn anh Trà thì anh ấy đậu primaire xong
anh ấy ra Huế anh ấy học tiếp. Mẹ mình bn bán được đồng hào nào thì gửi tiền cho anh ấy ăn
học.
Hồi đó bà cụ bn bán hàng gì?
Bn bán cái kiểu bánh kẹo cho trẻ con, rồi thì là quần áo trẻ con này. Kiểu như hàng lặt vặt mấy
người bán ngoài kia đấy.
Có phải đi lấy hàng ở xa khơng?
Khơng, mình đi ô tô ra tỉnh, thị xã đấy, mua mấy thùng bánh rồi mấy đồ lặt vặt ngồi đó rồi đem
về Đức Phổ bán lấy tiền gửi 1đồng bạc Đông Dương đấy. Mỗi tháng gửi cho anh 1 đồng bạc.
Đồng bạc giấy đấy, cho anh ấy ăn học đỗ đến tú tài đấy. Mà sau rồi mẹ mình bảo thơi bây giờ
con có học thì học, mà khơng học thì đi ra kiếm việc mà làm chứ mẹ khơng có tiền gửi nữa.
Thế là cả nhà chỉ có bác Trà được đi học?

10


File #: 027
Được đi học cao thơi. Cịn mấy đứa con gái thì chỉ học đến primaire với lại tơi thì học đến lớp

nhì đệ nhất. Thế xong rồi đi ra học trường trung học bình dân, thế rồi thơi chứ khơng được học
lên trên nữa. Học đến đấy vì nhà khơng có tiền để học.
Thế là sau cách mạng bác tham gia vào làm cán bộ phụ nữ luôn?
Ừ. Hồi ấy là ít người có chữ. Mình có chữ, gọi là có chữ đấy. Chứ cịn họ có đi học đi hành gì
đâu. Có chữ cho nên là ra đi làm. Mà mình thì nhà nghèo mặc kệ chứ mà ở nhà thì ăn sắn ăn
khoai mà đi ra làm việc. Có những nhà nó giàu có đầy đủ, ruộng nương nhiều nhưng mà nó lại
khơng ra nó làm. Thế chứ, con nhà giàu địa chủ nó có làm đâu. Nó khơng đi ra làm đâu. Mà chỉ
có con nhà nghèo làm thôi. Tôi đi làm là luộc sắn ăn nhé. Thế mà vẫn cứ đi họp đi hành. Bố mẹ
thì khơng có ngăn cấm. Nhà mình là nhà có học. Thế là theo cách mạng ln. Làm việc ln.
Xong rồi lấy ơng Cầu này thì rồi đi tập kết ra miền Bắc năm 55 là từ năm 55 tới giờ. Ra thì lại đi
học, rồi ra đi cái chuyến tàu của Liên Xô. Tập kết đi tàu biển. Thế ra tôi mới đi học y tá. Mà hai
cái thằng bé nó ốm quá đi. Ốm, ra tháng 2 mà mãi tới tháng 5 mới đi làm được cơ mà. Cán bộ thì
cho đi học hết. Cuối cùng con mình nó ốm q đi. Cuối cùng họ bảo bây giờ hết lớp rồi, có đi
làm ruộng thì đi. Tơi bảo tơi khơng biết làm ruộng. Nhà khơng có ruộng cho nên tơi khơng biết
cấy, khơng biết cày gì hết trơn. Cuối cùng bảo là giờ còn lớp y tá có đi khơng? Cịn những cái
lớp khác nó đi ra làm kế tốn rồi đủ thứ cả. Thì mình lại khơng có tiền. À, khơng, con mình ốm
mình khơng đi được. Thế cuối cùng tôi học cái lớp y tá ở Vinh đấy. Úi giời! Thế thì từ cái y tá, ra
làm việc. (Người phỏng vấn chụp ảnh. Bà nói giờ bà ốm đau xấu xí, có cái ảnh thời con gái đẹp
lắm…)
Thời bà đám cưới có chụp ảnh khơng nhỉ?
Làm gì có. Đã nói là người ta lấy chồng là nhẫn này, rồi thế này thế kia, chứ thời tơi lấy ơng ấy là
khơng có một cái gì cả. (Cười lớn). Mà nếu cái người mà có ấy thì là đồng hồ với bút máy. Chứ
cịn mình thì đồng hồ khơng có mà bút máy cũng khơng. Có vàng. Cái thời đó hình như là có
vàng. Cái thời đó là trong cái thời mới khởi nghĩa đấy thì là người ta hơ hào nộp vàng. Thế ai có
vàng là đem nộp. Nộp vàng để làm vũ khí đấy.
Thời đó người ta có nộp nhiều khơng?
Có. Nhà nào có thì họ nộp. Lúc bấy giờ ghê nhỉ.
Bác có nói là những nhà giàu họ khơng tham gia gì thì họ có nộp vàng khơng?
Hồi đó tơi thấy hơ hào nộp vàng thì cũng có người người ta nộp đấy.
Nhưng mà khơng tham gia làm việc à?

Ít làm việc lắm, họ khơng mấy ai ra làm việc đâu. Tồn những người có học này, hay là người
con nhà mà gọi là có trình độ văn hố. Chứ cịn như ở thơn tơi có ơng địa chủ có mấy đứa con
gái. Tơi cứ biểu là đi ra đi họp đi hành nhưng có chịu đi đâu. Nhưng mà con những cái nhà như
là con Nguyễn Nghiêm này, ông Nguyễn Nghiêm là bị chém, cách mạng tuị nó chém đấy, là con
gái ơng ấy ra làm ngoài này hết đấy.
Tức là cách mạng chém ông ấy à?
Không, ông ấy làm cách mạng rồi người ta chém, Pháp chém chứ. Hồi trước là có trường
Nguyễn Nghiêm đấy. Lấy tên đấy. Cái trường ông Cầu này ông ấy dạy này. Cái trường này này,
trường ở Đức Phổ này này, mang tên Nguyễn Nghiêm này. Còn cái trường ngồi kia thì gọi là

11


File #: 027
trường Trung học bình dân miền nam Trung Bộ. Mình có cái bài phát biểu của ơng Hà Đăng hôm
họp cái lễ 55 năm thành lập trường đấy. Họp tại Quảng Ngãi, tơi cũng đi.
Ơng Phạm Văn Đồng làm hiệu trưởng danh dự, thế ai làm hiệu trưởng chính thức?
Nhiều người. Hồi đó là ơng Nguyễn Phú Lộc. Nguyễn Phú Lộc bây giờ đang ở Quảng Nam đấy,
ở Đà Nẵng.
À, khi nào cháu vào Đà Nẵng thì để xin bác cái địa chỉ để đến hỏi chuyện. Chắc là ông ấy cũng
lớn tuổi rồi?
Lê Phú Lộc, ừ, ông ấy hơn mình năm, ba tuổi. Vì là mình đi học cũng là loại người lớn rồi chứ
có phải trẻ con đâu, thì ổng cũng chỉ lớn hơn mình mấy tuổi thôi.
Tức là cán bộ trong trường cũng không chênh nhau nhiều?
Khơng chênh nhau vì là cái lứa ơng Cầu, mà ông Lộc là cái lứa ông Cầu.
Bác Cầu sinh năm bao nhiêu?
Ơng Cầu nếu mà cịn thì…hơn mình 10 tuổi…năm nay 90. Tức là sinh năm 20 đấy. 20, 21, hay
22 gì đấy, qng đấy. Những ơng thầy thì vẫn cịn đấy. Ơng Mạnh Hào thì mới chết nhé.
Mạnh Hào thì cháu gọi bằng bác?
À, thế à. Ơng Mạnh Hào đấy, vợ là con Hải đấy. Bạn ông Cầu đây nè. Đấy, ông cũng dạy văn ở

đấy đấy. Mạnh Hào trước là lấy bà Lệ Xuân ở trong Nam. Cái đôi ấy gọi là ghê lắm đấy. Lệ
Xuân hồi ấy bà ấy làm y tá ở trường đấy.
À, ông ấy lấy một bà vợ làm y tá của cái trường đây?
Ừ, của cái trường ấy, chồng cũng làm ở đấy. Sau này khơng có con hay sao đó thì ông Mạnh Hào
bỏ bà Lệ Xuân rồi ra đây lấy con mẹ Hải này. Hồi tôi ở dưới Quỳnh Lôi hay sang Mạnh Hào
chơi. Hồi ở dưới Mai Động đấy. Cái lúc ơng Cầu chết thì ơng Mạnh Hào cũng đi đấy. Tội nghiệp
sao ông ấy chết tội quá. Ối giời, hồi ấy ông ấy thuộc cái loại thanh niên đẹp trai đấy…Ơng ấy
người Huế hay sao đấy. Mẹ tơi cũng người Huế, ở làng Hoà Cải, huyện Quảng Điền. Giờ nhìn lại
mấy cái ảnh thầy thời đó mấy cái anh thanh niên…mấy cái ảnh đó tơi vẫn cịn, mấy anh thầy
giáo đấy. Về Quảng Ngãi mà vào cái chỗ truyền thống ấy nhé, giờ đang để ở cái trường gọi là cái
trường gì ấy nhỉ…cái nhà truyền thống trưng bày tài liệu, hồ sơ về cái trường Quảng Ngãi là ở
đó đấy…đó là cái trường gì ấy nhỉ…
Trường ở ngay thị xã Quảng Ngãi à?
Ừ, cái trường đó dạy nhiều nghề lắm, học đủ nghề hết. Tức là sau cái trường Trung học bình dân
bây giờ nó đổi thành trường gì khơng nhớ nữa.
Ngày xưa trường Trung học bình dân là đóng ở huyện chứ?
Ừ, phải đóng ở trên núi ấy chứ, mình phải sơ tán mà.
À, đóng bí mật à?
Ừ, ở trên núi, mà làm nhà như là núp vào trong các nhà dân ấy mà, làm lán làm trại ấy mà.
Hồi đó ngồi các mơn văn hố thì học chính trị có nặng khơng?

12


File #: 027
Không, học đều, không học nặng, học triết học thơi.
Hồi đó đã học triết học Mác-Lê Nin chưa?
Có rồi. Tôi mới vào đảng là người ta đã cho đi học triết học mà.
Hồi đó ơng nào dạy triết học?
Ơng Lê Phú Lộc đấy, ơng hiệu trưởng. Cịn mấy ơng kia, ơng thì dạy tốn, ơng thì dạy văn, ơng

thì dạy hoạ này…
Ơng nào dạy hoạ?
Có đấy…ơng Văn Đơng thì dạy nhạc này, cịn ơng Mạnh Hào dạy văn, ông Nhàn cũng dạy văn
này, ông Cầu cũng dạy văn.
Nhiều người dạy văn nhỉ?
Ừ, nhiều người dạy văn, cịn thì tốn, địa lý, sử địa.
Có dạy sử khơng?
Khơng biết có dạy sử khơng nhỉ. Có, sử, địa, có.
Ơng nào dạy sử ở đấy?
Khơng nhớ nữa. Có mấy ơng là ở tập kết ra nhưng cũng có mấy ơng ở lại trong đó khơng đi.
Đấy, lúc nào lấy cái ảnh thì xem ơng nào ở lại, ơng nào đi. Có mấy ông miền Bắc, với mấy ông
người Thừa Thiên. Còn mấy ông miền Nam như Mạnh Hào thì ông ấy cũng đi. Ơng Tuỳ, con rể
của ơng Tú Tiên đấy, cũng đi. Bây giờ hai vợ chồng vẫn ở trong tập thể Bách Khoa ấy. Bà vợ
thỉnh thoảng vẫn đi họp với tơi đấy. Tơi cịn có cái nhóm gọi là học sinh tỉnh Quảng Ngãi, tức là
nhóm học sinh học từ bé đấy. Bây giờ cứ một năm đi họp biết bao nhiêu chỗ. Học sinh trường
Trung học bình dân này, bây giờ đầu bạc hết rồi. Rồi học sinh từ bé học ở Quảng Ngãi này, tức là
học từ hồi 7, 8, 9 tuổi đấy, bây giờ cũng họp này. Họp phụ nữ Quảng Ngãi này. Tức là bà vợ ơng
Quyết là Võ Thị Hồng Mai bà ấy làm trưởng ban.
Ơng gì Quyết ạ?
Ơng Nguyễn Quyết đấy, ơng ấy đại tướng rồi hay sao ấy. Nhà ở [phố] Yersin đấy. Tôi hay xuống
nhà ông ấy họp luôn đấy. Bà vợ là trưởng ban, bà Võ Thị Hoàng Mai là người q tơi đấy. Hồi
đó bà ấy cũng là con nhà cũng khơng phải là giàu có gì nhưng bà ấy đi học trường Đồng Khánh
Huế đấy.
Bác Trà nhà mình là học Quốc Học à?
Học Quốc học. Nhất đấy, phụ nữ thì trường Đồng Khánh, cịn bác ấy thì trường Quốc Học Huế.
Người Quảng Ngãi ra Huế học cũng đông?
Đông chứ. Ở trong cái xã đấy cũng hai, ba người đấy. Mà giờ họ chết hết rồi. Phạm Thời này,
Thuần này, bà Hồng Mai này, có mấy người học ngồi ấy đấy. Bố mẹ bà ấy cho đi học. Sau này
bà ấy ra làm chủ tịch hay gì đó ở Hải Phòng. Giờ về hưu hai vợ chồng ở Yersin đấy. Bà ấy là
trưởng ban phụ nữ Quảng Ngãi chúng tơi. Một năm họp một lần.

Hồi đó khi bác học xong 2 năm ở trường Trung học bình dân thì họ lại đưa mình về xã à?

13


File #: 027
Sau đó thì mình lấy chồng, mà đi theo chồng chứ khơng làm ở xã nữa (cười lớn).
Ơng ấy đi vào Bình Định thì tơi theo vào Bình Định ln. Ơng ấy thì dạy học, cịn tơi thì dạy lớp
1 kiếm ăn. Hàng tháng thì học sinh nó mang gạo đến, mỗi đứa mấy cân đấy.
Năm bao nhiêu bác vào Bình Định?
Cái hồi đó thằng bé, thằng Nam được hơn một tuổi. Đẻ nó năm 51 thì năm 52 ơng ấy khơng dạy
ở đó nữa, cái trường ấy nó giải thể nhé, đóng cửa rồi, thì ơng ấy về dạy ở Nguyễn Nghiêm, ngay
Đức Phổ đấy, được mấy tháng. Sau đó họ điều ơng ấy vào dạy cái trường cấp ba ở An Nhơn,
Bình Định. Hồi đó chửa rồi đẻ cái thằng An Nhơn đấy. Vì là ở An Nhơn nên đặt tên là An Nhơn
đấy. Sau cái trường cấp 3 đấy thì đi tập kết ra ngồi này.
Tức là khi Điện Biên Phủ thì hai bác ở trong ấy rồi?
Ừ, ở trong ấy. Năm 55 mới ra cơ mà, tháng 2 năm 55. Cịn ơng ấy đến tháng 5 ơng ấy mới ra.
Ơng ấy đi sau. Tơi với hai đứa con đi trước.
Hồi đó bác ở trong ấy đã có cải cách ruộng đất chưa?
Tơi ra ngồi này mới thấy có. Trong kia chưa thấy gì. Chưa có đâu. Cái năm ấy năm đói mà. Cái
năm đó tơi ra Thanh Hố tơi thấy người ta ăn củ chuối mà. Là cái năm đúng năm cải cách đấy.
Tôi ra ngồi này thấy chứ trong kia chưa thấy gì hết cả. Trong đó cuộc sống vẫn bình thường,
chưa thấy gì cả.
Từ Quảng Ngãi vào Bình Định trong thời kháng chiến là khơng có Pháp à?
Hồi đấy cịn Pháp đâu nữa. Đuổi đi hết rồi cịn gì nữa. Năm 45 đã khơng có ai nữa rồi. Việt Minh
nổi dậy là khơng cịn thằng Pháp nào nữa rồi. Mà nó đi ở đâu khơng biết. Máy bay nó bắn phá.
Chứ vùng mình là khơng thấy có lính?
Khơng thấy có ai hết. Nó ở đâu khơng biết, nó chỉ có máy bay thơi. Máy bay nó đến gọi là máy
bay bà già đấy. Nó thả bom ta cũng chết khối đấy. Ở nhà mình thấy vẫn có máy bay.
Năm 52 bác vào Bình Định là dạy lớp một ở trong đó?

Ừ thì vào dạy đấy. Dạy ở đấy rồi kiếm ăn chứ ông ấy thì dạy tôi cũng dạy để kiếm ăn. Hai vợ
chồng đi hai tay khơng chả có cái gì cả.
Hồi đó mình dạy là theo chương trình mới rồi chứ hả?
Chưa, học a b c thơi.
Tức là giáo trình vẫn là theo thời Tây à?
Ừ, a b c chứ khơng có phải theo cái kiểu như bây giờ. Học khác nhưng mà nó cũng là học thơi.
Cũng là tập đọc, tập viết, cũng làm tốn, nhưng mà nó làm theo cái kiểu của mình chứ khơng
phải như bây giờ đâu, cộng là cộng thẳng như bây giờ cộng xuống thế này này. Hồi đó thì mình
cũng dạy cho nó tập đọc, tập viết, rồi làm tốn như vậy thơi.
Hồi đó bác đi dạy thì người ta có cấp giáo trình cho mình khơng hay mình phải tự soạn lấy?
Có đấy. Cái năm mà hồi tôi chưa lấy ông ấy tơi đi dạy lớp một ở xã thì người ta cũng đưa một cái
giáo trình là dạy những cái này, cái này, rồi là hết cái lớp này thì phải biết những cái này. Có đấy.
Mà dạy ở trên cái đình ấy mà. Được độ vài ba chục đứa bé bé. Cái năm vừa rồi, cách đây mấy

14


File #: 027
năm, tơi về mà nó chạy ra nó bảo “cơ, cơ hồi đó có dạy em”. Mà bây giờ nó già hết rồi. Học sinh
lứa ấy bây giờ cũng ngồi 60 cả rồi, nó cứ gọi cơ giáo, cô giáo mà buồn cười quá. Xong, đi dạy ở
trong đó thì ơng ấy Chủ Nhật nào cũng về.
À, khơng phải hai bác ở cùng một chỗ à?
Cái hồi ấy ông ấy dạy ở đấy nhưng mà tôi thì chưa đi học, thì mới quen thơi. Ơng ấy thì học sinh
ở trong xã nó đi học nhưng mà tơi đã đi học đâu. Cái khố một là tơi chưa đi học, khố hai mới
đi học chứ.
Tức là có quen nhau từ trước rồi?
Ừ. Ơng ấy về chơi chứ cịn ban đầu mình khơng có đồng ý lấy ơng ấy. Bảo, ông này người Thanh
Hoá. Tôi là người ở trong Nam mà lại lấy ơng ấy rồi thì đi theo ơng ấy đi ra Thanh Hố, nên tơi
có lấy đâu. Khơng lấy. Mãi sau ơng ấy mới vào trong Bình Định chỗ anh Trà tôi làm ở tờ báo
Cứu Quốc ấy. Thì ơng này mới chạy vào trong ấy để nhờ ông này về nói với bố mẹ. Nhờ ông anh

nói. Tôi bảo ông ấy là người miền Bắc, mà cái lứa tuổi ơng ấy thì có vợ hết rồi, ơng ấy có vợ rồi
ơng ấy vào ơng ấy nói là chưa vợ đấy nghe chưa, khơng lấy đâu. Tơi có lấy đâu.
À, tưởng ơng ấy có vợ rồi?
Ừ, tơi có lấy đâu. Bảo ơng ấy có vợ rồi, với lại ông này ông ấy hai bàn tay không mà lấy ông ấy
thì lấy gì ăn, nghe chưa. Nhà mình đang nghèo mà lấy ơng ấy thì lấy gì ăn (cười). Thế thì ơng ấy
mới chạy vào trong kia ơng ấy cầu cứu ông Trà.
Lúc đấy ông Trà làm ở đâu?
Làm ở tờ báo Cứu Quốc ở trong Bình Định đấy. Đóng ở trong ấy. Thế ơng Trà mới phải nghỉ để
về họp gia đình. Gia đình mới bảo “thơi bây giờ tơi biết thằng ấy rồi, nó khơng có vợ đâu, chưa
có vợ, mà nó cũng được đấy, có gả thì gả chứ cịn khơng phải nói láo đâu”. (Hạ giọng) Mà ơng
ấy cũng nói phét đấy. Cái hồi ấy ngồi này sau về q tơi mới biết ơng ấy đã bỏ trầu cau cho cái
nhà ấy rồi? Ở trong Thanh Hố q ơng ấy đấy. Thì coi như là bố mẹ cũng đã đi dạm cho cái cơ
đó cho ông ấy rồi nghe chưa, gọi như là đặt trầu cau ấy mà. Thế thì cái hồi đó ơng ấy vào trong
đấy thì tơi thấy là cái lúc mà ơng ấy đã muốn đi hỏi mình thì ơng ấy có viết một cái thư về nhà
bảo là cái cô ấy có đi lấy chồng thì đi, đừng có chờ ơng ấy vì trong này ơng ấy sắp lấy vợ. Thế
thì đùng, khi về tôi thấy cái cô ấy. Đi chợ thì cái bà chị dâu bà ấy chỉ bảo cái cơ ấy đấy, cơ hồi
trước chú Cầu định nói lấy cô ấy đấy nhưng mà bây giờ cô ấy vẫn chưa lấy chồng. Thế lúc mình
về thì mình dẫn hai đứa con. Cái cô ấy mới đánh tiếng, bảo thôi bây giờ thì cơ ấy làm vợ hai
cũng được (cười lớn). Thế thì ơng ấy thì cứ đi làm cịn cơ ấy thì cứ ở nhà cũng được. Thế nhưng
ơng này ông ấy không đồng ý. Mà ông ấy dấu tơi khơng dám nói chứ. Nói tơi thì tơi cũng không
bao giờ đồng ý cái chuyện ấy đâu. Bây giờ lại cịn vợ một vợ hai nữa thì ai người ta cho phép.
Lúc đó người ta cấm chuyện đó rồi đúng khơng?
Ừ, làm gì có vợ hai. Thế là thơi, ông ấy cũng dấu thôi. Cái bà chị dâu bà ấy chỉ tơi mới biết.
Lúc đó là hai bác có ra Thanh Hoá một thời gian?
Về quê, về Tĩnh Gia. Tức là năm đó là năm 56 hay 57 gì đó. Tức là sau cải cách thì mới về. Là vì
hồi tơi tập kết năm 55 thì Thanh Hố đang cải cách. Đang cải cách thì các ơng ấy, anh của ơng
Cầu này này, là quy là địa chủ. Ơng ấy hồi trước ông ấy làm thẩm phán mà, nhưng mà nhà ơng
thì chắc là nhiều ruộng mới quy là địa chủ cho nên là lúc mà tôi về tôi mới viết cái thư về nhà, vì

15



File #: 027
ơng ấy cho tơi địa chỉ vì tơi đi ra trước mà, tôi đi ra Sầm Sơn đấy, tập kết ra đây rồi tôi mới viết
thư về nhà. Ở nhà thì các bà chị mới tiếp được cái thư thì vội vàng chạy xuống Sầm Sơn, bảo: Ối
cha, bây giờ người ta quy bác Thịnh là địa chủ cho nên bây giờ cậu mợ đừng về, về là nguy hiểm
lắm. Người ta khơng biết gốc tích thế nào mà tự nhiên lại chui về thì cái địa chủ ấy là gay go
lắm. Nó bắt ơng anh ơng Cầu đấy, địa chủ mà.
Thế là bảo bác đừng về?
Ừ, bảo đừng về. Xuống đó tìm tơi. Vậy tơi khơng về nữa. Ông ấy bảo là nếu mà tập kết ra bắc thì
qua Sầm Sơn nên về quê thăm gia đình. Ông ấy bảo thế mà. Mà tôi với hai đứa con. Sau tôi
không về. Mãi đến tháng 5 ông ấy tập kết ra rồi ông ấy đi làm việc rồi lúc ấy hai vợ chồng mới
dám về quê cơ mà.
Lúc ấy thì đã sửa sai rồi chứ?
Ừ, hết rồi, ơng kia được thả về rồi.
À, được thả về?
Ừ, được thả về. Thằng con trai ơng ấy cịn được đi Liên Xô cơ mà. Gọi là không phải địa chủ
nữa. Không quy là địa chủ nữa.
Trước ông ấy làm thẩm phán?
Thẩm phán đấy. Thẩm phán ở toà án huyện Tĩnh Gia đấy. Trong nhà ơng ấy tồn mua báo tiếng
Pháp khơng à.
Thế lúc bác đi tập kết là đi thẳng từ Bình Định ra miền Bắc ln?
Ừ, từ Bình Định ra Sầm Sơn luôn. Đi tàu ra.
Không về quê Quảng Ngãi à?
Khơng, khơng được về q, khơng gặp bố mẹ gì hết, ở đấy rồi đi luôn. Hồi ấy đi á, đi xe gng.
Biết cái xe gng khơng? Xe gng tức là họ lấy từng cái toa tàu hoả mà người đạp ấy thì để cái
cây ngang đây nhé, bên này mấy người, bên này mấy người cứ thế mà đạp đẩy cái gng tầu đi.
Chứ tầu hoả có chạy được đâu. Đi bằng xe goòng, người ta gọi là xe goòng, đạp chân.
Mà xe goòng bằng sắt đấy chứ?
Ừ, cái xe goòng bằng boong tàu ấy. Mỗi cái boong tàu từng một vô lăng thôi chứ không nối.

Bao nhiêu người thì đạp được một cái đấy?
Như là 4 người hay bao nhiêu đấy.
Thế à?
Ừ, cứ ngang theo thế này này rồi cứ thế mà đạp, đẩy con tàu đi.
Tức là ở hai bên thì có xe đạp buộc vào đấy à?
Khơng, buộc cái cây tre hay là cây gì đấy. Buộc ngang đây. Thí dụ như cái tàu hoả thế này nhé,
nó đặt một cái cây ngang thế này nhé, xong nó đạp đi thế này này.
À, đạp chân á?

16


File #: 027
Ừ, đạp chân xuống dưới đất thế này này. Người ta gọi là xe goòng mà. (cười lớn)
Người thì ngồi ở trên đấy?
Ừ.
Một toa thế chở được khoảng bao nhiêu người?
Một toa thế chở được chừng vài chục người. Nặng q thì khơng đi được.
Hồi đấy bác đi từ đâu ra?
Đi từ Quảng Ngãi vào Bình Định.
Đi từ Quảng Ngãi vào Bình Định là đi cái xe gng đấy?
Ừ.
Lúc mà vào Bình Định đấy?
Ừ. Lúc vào để đi dạy học đấy. Cái lúc ấy đường cái là toàn đào cái hầm kiểu tăng xê, cứ rích ra
rích rắc thế này này. Để chống bom rồi chống xe tăng thì nó khơng đi được. Sợ nó đi rồi nó vào
nó đánh mình mà. Cho nên là đường thì đào hết. Nó chưa đánh, vùng đấy là vùng tự do mà,
nhưng mà để nếu nó có đánh ấy mà. Vùng Quảng Ngãi là vùng tự do. Vùng Quảng Nam thì được
có một nửa thơi. Cịn một nửa từ Phai Phơ trở ra thì tồn là bị chiếm thơi.
Ngày xưa người ta vẫn dùng từ Phai Phô chứ không dùng từ Hội An à?
Khơng, gọi là Phai Phơ. Có những cái danh từ mà bây giờ nó bỏ hết rồi, chứ khơng có Hội An

hội iếc gì hết cả. Quảng Nam thì là Phai Phơ hồi ấy họ hay đi bn thì là những người đi bn
tồn là mua hàng về cho Việt Minh. Ra Phai Phô mua rồi giấu lên tóc, rồi giấu đủ chỗ.
Mua về cho Việt Minh?
Ừ, tiếp tế mà. Tiếp tế thì phải ra đấy mua chứ vùng tự do thì có cái gì. Hồi đó bộ đội thì mặc vải
si ta. Người ta gọi là vải si ta. Vải đấy mình tự túc dệt mà. Dệt cho bộ đội. Tự cấp tự túc hết.
Vải đấy là vải bơng à?
Vải sợi bơng. Vải đấy nó như là quần bị này này. Nó dày như thế đấy. Mình gọi là si ta đấy.
Màu bộ đội?
Màu bộ đội, màu xám xám.
Hồi đó là dệt tại Quảng Ngãi ln à?
Dệt ở Quảng Ngãi. Quảng Ngãi là tự cấp tự túc. Khơng có dùng những cái hàng xa xỉ phẩm ở
ngồi. Xa xỉ phẩm là từ Phai Phơ trở ra có xa xỉ phẩm. Bình Định, Quảng Ngãi là vùng tự do rồi.
Thuốc lá thì mình trồng lấy hút hay là..?
Trồng lấy hút hết. Trồng thuốc là. Khơng có thuốc lá bên ngoài đưa vào. Cái vùng ở đâu ngoài
miền nào đây này người ta trồng thuốc lá rồi người ta đi vào q mình người ta đi gắp cái cứt
khơ ấy. Thuốc lá là người ta bỏ phân bằng cái cứt khơ ấy. Nó cứ gánh, buổi sáng là họ đi. Họ để
cái mo cơm ở trên cái đòn gánh ấy. Họ đi ở trong q mình thì thường nó có những cái đồi ấy. Ở
trong quê thời đó là đi ỉa đồng. Một là tối thì ra ngồi ruộng cày để ỉa, hồi mình cịn nhỏ. Ở nhà

17


File #: 027
q mà, khơng có hố xí hố tiêu gì hết ấy. Nhà có ai làm hố xí đâu. Tối thì đi ra đồng chỗ luống
cày ỉa, rồi lấy cái cục đất chùi đít. Thế mà nó sống là sống mấy thời đấy nhé. (cười lớn). Thế mà
ở cái vùng mình thì lại có những cái gị, đồi ấy, thì lên đấy ỉa. Thì thấy người ta đi gắp. Nó những
cái đơi đũa dài thế này này để đi gắp cứt khơ. Hỏi thế này để làm gì, họ bảo để trồng thuốc lá.
Cho nên là thuốc lá thì nó bón phân tươi đấy. Thế thì trên cái địn gánh có cái mo cơm (cười lớn).
Đấy, tơi sống từ cái thời kỳ ấy, mấy chế độ thế.
Tức là cái làng trồng thuốc lá đó cũng gần với Đức Phổ?

Ừ, ở đâu ngồi đó tí thơi. Họ đi gánh thế thì cũng gần đấy. Họ đi sáng thì đến trưa là nó về được
một gánh đầy.
Cứt trâu cứt bị họ có lấy khơng?
Khơng, lấy cứt người thơi, cứt trâu cứt bị nó khơng lấy đâu. Thế mình mới nghĩ là thuốc lá là nó
bón phân người đấy chứ khơng đùa đâu. Mình sống như thế là mấy chế độ nhé. Chế độ Pháp
thuộc, đến hết thằng Pháp đến thằng Nhật thì lại sống mấy tháng nữa với thằng Nhật.
Lúc Nhật vào có vào Quảng Ngãi khơng?
Có. Ối giời.
Bác có trực tiếp nhìn thấy khơng?
Thấy. Nhà nào mà có con gái là phải trốn ở trong nhà. Ừ, hồi ấy ở trong ấy nó có làm cái kiểu
này này, một cái giếng thì nhà này dùng một nửa, cái nhà này dùng một nửa, hai nhà dùng. Thì
nó cứ hay nhảy qua phía này. Nó qua từ nhà nọ sang nhà kia, nó cứ nhảy qua.
Bọn Nhật á?
Ừ. Sợ lắm, phát xít mà. Con gái là kinh lắm. Mà lúc bấy giờ chị em gái tôi là cũng vào khoảng
11, 12 tuổi rồi, 13 tuổi rồi. Cịn mấy bà chị thì lớn hơn nữa thì cứ trốn trong nhà khơng dám ra.
Nó thấy thì nó bắt hay sao?
Nó phát xít Nhật mà. Mình sợ lắm. Con gái là sợ nó lắm.
Đã có trường hợp nào con gái bị nó bắt chưa?
Chắc có người ta mới sợ thế chứ.
Ở làng mình khơng có ai bị bắt à?
Hồi ấy tơi ở thị xã. Lúc ấy tôi đang ở thị xã Đức Phổ. Pháp là lúc ấy cịn phong kiến.
Lúc Nhật vào thì có nhiều người đi làm cho nó khơng?
Ối giời ơi, nó đi dạy học, cứ “a li ga tô, a li ga tô.” Thế là cũng nhiều thanh niên học đấy. Cứ a li
ga tơ, học tiếng Nhật đấy. Nó mở lớp dạy thì thanh niên đi học ấy mà.
À, nó có mở lớp dạy à?
Mở lớp dạy tiếng Nhật đấy, a li ga tô đấy. Nhật rồi đến Việt Minh, đến cách mạng này.
Thế thời cải cách ruộng đất ở Quảng Ngãi thì bác lại khơng ở trong ấy nhỉ?

18



File #: 027
Khơng, lúc ấy đi ra ngồi này rồi. Mà có lẽ ở trong ấy cũng khơng. Năm 55 là đi ra Bắc. Lúc ra
không đi qua quê nên khơng biết.
Mà lúc ra Thanh Hố thì đang cải cách à?
Đang cải cách đấy. Tố khổ đấy.
Những người tập kết thì có phải tham gia làm cải cách ruộng đất khơng nhỉ?
Nếu mà có người họ giao thì nếu cần thì cho họ đi làm cán bộ ln, gọi là cán bộ cải cách ruộng
đất đấy. Đa số là đàn ơng chứ đàn bà thì người nào khơng có con thì là người ta cũng lấy đi.
Mình có con có cái rồi thì người ta khơng lấy đi. Lấy đi học nghề.
Hồi bác ra có hai anh con như thế thì họ cứ ni chứ mình cũng khơng phải đi làm gì?
Chả có gì. Họ khơng ni thì mình cũng đếch có tiền ăn. Cứ về, gọi là gì, đưa gửi về từng gia
đình một. Cái ban gia đình ấy, nó có ban gia đình phụ trách về người tập kết ấy. Thế thì nó cứ bố
trí, ví dụ như là nhà này thì mấy mẹ con, nhà kia thì mấy mẹ con. Có cả trạm xá ln nữa.
Trời ơi, cái ban gia đình đó, hồi đó là họ nấu cơm. Vùng Thanh Hố khơng có gạo mấy thì họ
nấu xơi thơi. Họ phát xơi ăn. Thì cứ tới nhà bếp mà lĩnh về ăn. Tơi thì bữa nào cũng lấy cái lá
này đến đấy lĩnh xôi về mấy mẹ con ăn. Nhưng mà mấy đứa con mình với mình lại khơng thích
ăn xơi, ăn khơng quen, cho nên ăn ít thơi. Cịn cho gia đình khác. Thấy người ta nấu cháo bằng
củ chuối ăn. Mà nó đói. Năm đói mà.
Ở vùng đấy họ có cải cách khơng? Vùng Sầm Sơn ấy?
Mình ở cái chỗ ấy thì khơng thấy.
Mà đói lắm à?
Đói. Thế là coi như là mình ăn ít q, mình khơng ăn được thì mình cho người ta ăn.
Xôi đấy là xôi ruốc hay là xôi trắng?
Xôi trắng thơi. Khơng có thịt thà gì hết. Cứ xơi khơng về ăn. Mỗi mẹ con là đâu chừng một bát
thôi cịn thì khơng ăn được nữa. Chúng nó cũng bé mà. Một thằng thì 3 tuổi, một thằng thì hơn
một tuổi mà. Thế thì thích ăn cơm mà khơng có cơm. Họ cho ăn gì thì ăn nấy mà. Hai thằng nhỏ
ốm mà. Tôi ra từ tháng 2 mà tháng 5 mới cho đi học mà.
Đi học ở chỗ khác hay ở luôn đấy?
Lên Vinh học. Đi từ Sầm Sơn vào Vinh. Đi bằng cái xe mà nó có một cái thùng bằng than, chứ

khơng có chạy xăng. Cái ơ tơ mà nó chạy bằng than đá. Đấy, đi cái ơ tơ đấy. Ơ tơ bt nó có than
đá chứ làm gì có xăng.
Lúc đó bác trai vẫn chưa ra?
Chưa, tháng 5 ơng ấy ra. Mình ra từ tháng 2. Mà rét lắm. Ối trời ơi, mình đang ở cái xứ nóng, ra
cái xứ rét thì thằng Nhơn thì sưng phổi, thằng Nam thì lên sởi. Ối trời ơi, hai đứa nó cứ thay
nhau ốm liên tục. À, (hạ giọng) khơng, cái hồi ấy là có địa chủ thật đấy. Cái hồi ấy ở bên cái chỗ
trạm xá là ban đêm là sợ lắm. Đúng, cái hồi ấy đang cải cách đấy. Sợ lắm. Cái nhà địa chủ thì
trống khơng à. Nó bắt hay sao ấy. Cái trạm xá ấy sợ lắm.
À, thế là trạm xá là cái nhà của địa chủ cũ?

19


File #: 027
Ừ, sợ lắm. Hai mẹ con, thằng kia nó lên sởi người ta sợ lây rồi người ta bắt mấy mẹ con nằm ở
cái chỗ nhà ấy không có ai cả, sợ, tơi sợ q, sợ lắm. Đấy, cái thằng ấy (con trai) người ta khám
người ta bảo nó lên sởi rồi, thế là người ta bảo cách ly. Thế là 3 mẹ con phải xuống cái nhà bỏ
khơng đấy. Sợ lắm. Tơi bảo tơi có thể viết được một quyển sách đấy. Cái thời kỳ gian nan mà ở
miền Bắc này đúng là có thể viết được một quyển sách.
Hồi đó tập kết là người ta bắt mình phải đi hay là mình xung phong đi?
Khơng, người ta lên danh sách chứ. Người nào nên ở lại thì ở mà người nào phải đi thì đi. Đưa
cán bộ đi bớt đi chứ ở lại thì lại sợ là nó bắt ấy chứ.
À, tức là họ quyết định ai đi, ai ở lại?
Nếu ở thì phải nằm vùng vì nó bắt đầu thời kỳ thằng Diệm nó lên ấy mà. Cho nên là ai đi thì đi
cịn khơng đi ở nhà thì phải nằm vùng hoạt động bí mật chứ không hoạt động công khai được
nữa rồi. Đấy, cái hồi mà thằng Nguỵ chia cắt đất nước bằng vĩ tuyến 17 thì trong kia thuộc vào
thằng Diệm rồi. Ngoài này thuộc về Việt Minh.
Hồi ấy thuyền của bác ra Bắc có đơng khơng?
Đi cái tàu thuỷ của Liên Xô ấy. Tầu to lắm.
Đi từ Quy Nhơn à?

Đi từ Quy Nhơn ra Sầm Sơn. Say quá, say lắm! Say sóng. Mình nằm thế này này, cứ từng
khoang từng khoang.
Có chỗ nằm chứ hả?
Không. Ở trên ấy họ nấu cơm bằng cái chảo to ấy xong rồi phát cho ăn.
Ăn đồ Liên Xơ à hay ăn đồ Việt?
Ăn cơm mình ấy chứ. Cái hồi ấy không biết ra chợ Quy Nhơn mua cá kho để mang theo ăn. Ối
trời lên đó say quá, cái mùi cá nó lại tanh nữa, ném xuống biển hết, không ăn được. Mà 2 đứa
nhỏ nó cũng say q khơng ăn được. Đúng mất 2 ngày 2 đêm khổ cực quá. Mà ra nhà nước mà
khơng ni thì chết đói. Lúc bấy giờ trong tay có xu mẹ nào hết trơn. Khơng có gì hết.
Đấy là tồn cán bộ hết?
Cán bộ hết. Khơng cán bộ ai người ta cho đi. Lên danh sách cho đi. Ví dụ như cán bộ ngành giáo
dục, cán bộ ngành hành chính, cán bộ làm việc trong ban nọ ban kia người nào có trong danh
sách ở lại thì ở lại, cịn thì các thầy giáo như ơng Cầu đây thì được đi ra. Trong ấy giáo dục cũng
được đi nhiều. Ơng ấy ra ơng ấy dạy ở trường Chu Văn An đấy. Ông ấy dạy học sinh miền Nam
trường Chu Văn An đấy. Hồi ấy học sinh miền Nam cũng được ra nhiều lắm.
Cả cái tàu đấy họ tập trung ở Sầm Sơn rồi chuyển đi nơi khác nữa hay ở cả Sầm Sơn?
Ở hết tại Sầm Sơn. Lên hết, trên tàu đông lắm, lên hết xong ở đấy. Ở hai, ba xã liền. Ở coi như
thế là ở Hồng Thành, Hồng Hố, Hồng gì nữa đấy, mấy cái Hồng. Ở đấy hết. Nhà nào cũng
có bố trí người ở. Có cái ban gia đình đấy người ta phải bố trí, lên danh sách đầy đủ tên tuổi có
nọ có kia hết, khơng sót người nào đâu.
Cái ban đó phải lo hết như thế thì nấu bao nhiêu nồi xôi cho vừa?

20


File #: 027
Đó, phải thế đó. Từng nhóm, từng nhóm. Coi như là ông Cầu ông ấy lại ra Quý Cao. Q Cao là
ở đâu nhỉ? Ơng ấy khơng ở Sầm Sơn. Ông ấy ra cái chuyến cuối cùng ấy. Mà ơng ấy ra thì ơng
ấy ở đâu đây tơi cũng khơng biết nữa.
Khơng gặp nhau à?

Khơng gặp nhau. Ơng ấy không biết tôi ở đâu, tôi cũng không biết ông ấy ở đâu. Tôi kệ. Thế là
ông ấy ra mãi từ tháng 5 mà cho đến tháng 11, à, tháng 8, thì bắt đầu ơng ấy ra thăm. Ơng ấy dạy
ở đấy thì có học sinh miền Nam mà bố mẹ nó cùng ra một nhóm với mình đây thì ơng ấy dạy học
ở đấy thì nó mới bảo là: thầy ơi thầy…
Ơng ấy dạy ngay ở Thanh Hố à?
Không, ông ấy dạy trường Chu Văn An ngay ở Hà Nội đây này. Ông ấy đi ra Hà Nội ln. Ơng
ấy chắc là tập kết ra rồi học tập đâu vài tuần gì đấy rồi người ta bố trí cơng tác ln.
Học tập cái gì ạ?
Ra phải học tập chứ. Học tập phong tục tập quán ngoài này nè. Cho nên hồi ấy ra là giữa miền
Bắc với miền Nam là cái danh từ nó khác nhau đấy. Nhiều người hiểu lầm cái này cái kia đấy.
Làm sao mà hiểu lầm ạ?
Ơ, nói ra thì như tiếu lâm ấy (cười lớn).
Như thế nào ạ?
Ví dụ như trong ngành y nhé. Thầy thuốc ở trong Nam ấy thì người ta hỏi bệnh nhân là: “thế từ
sáng đến giờ anh đã…địt chưa?” Thế thì người bệnh nhân đó hoảng hồn vía, nghĩ trong bụng:
“Ối trời ơi, mình đau ốm đau thế này mà sao anh ấy lại hỏi có địt được chưa.” Tức là đánh rắm
ấy nhé, đấy. Thầy thuốc trong Nam người ta gọi cái từ đó là từ địt chứ người ta có gọi rắm đâu.
Thế là bệnh nhân là hốt. Thế trong Nam thì gọi nhiều cái danh từ nó khác nhau thì nói nó hiểu
nhầm nhau cho nên phải học tập đấy. Nhiều cái nghe như tiếu lâm ấy mà, hay lắm. Nói mà khơng
hiểu nhau được, hiểu nhầm nhau. Nói “thầy thuốc chi mà người ta ốm đau thế này lại hỏi người
ta có địt chưa”. Khổ thế đấy. Phải học tập chứ. Nhưng ông ấy là người miền Bắc thì ơng ấy biết
rồi. Thế là đứa học sinh nó mới bảo “thầy ơi thầy em gặp cơ ở trong kia”. Ơng ấy mới bảo “gặp ở
đâu”, nó bảo “thế gặp cơ ở trong Vinh”. Chắc là nó cũng vào thăm chị em nhà nó trong Vinh rồi.
Thế ơng ấy hỏi thăm thế nào thì sau đấy ơng ấy nghỉ ơng ấy vào.
Hồi đó có thư từ gì cho nhau khơng?
Khơng, mình khơng có địa chỉ mà thư, khơng có ai mà thư từ. Thế ơng ấy vào thì ơng ấy đem bớt
một thằng ra ơng ấy nuôi. Tôi nuôi một thằng, ông ấy nuôi một thằng. Thế mới ở trên cái trường
Lý Thường Kiệt cấp 3 đây này. Sau dạy trường Lý Thường Kiệt đấy.
Nhà ở ln trong đấy?
Ờ, họ bố trí cho ơng ấy một cái phòng bằng nửa cái chỗ này, được đúng một cái giường thôi.

Tức là được khoảng 2 mét vuông?
Ừ, đúng một cái giường ấy thơi. Thì ơng ấy ở đấy ni thằng Nam. Tơi thì lúc bấy giờ học xong
thì tơi ra làm việc ở chỗ nhà máy chè này này. Chỗ Phà Đen đấy. Mình thì ở trong tập thể với chị
em ở đấy. Ngủ thì cũng từng cái giường thế này. Chỗ này hai mẹ con, chỗ kia cái giường thế này.

21


File #: 027

À, ở liền trong một cái nhà?
Ừ, ở chỗ nhà máy chè. Mình thì ở hai mẹ con, ông ấy thì ở hai bố con. Cứ ở như thế mấy năm.
Khơng có nhà có cửa đâu mà ở. Ai phân cho. Bấy giờ có tiêu chuẩn nào đâu mà phân. Khơng có
được, ở tập thể hết.
Thế kéo dài mất mấy năm?
Từ năm đó mà 7 năm sau.
Bác học y thế là một năm à?
Học có 6 tháng thơi. Học y tá mà. Về làm y tá nhà máy chè. Năm 55 ra đây, năm 56 là ra làm
việc rồi. Tôi làm từ tháng mấy nhỉ? Học đến tháng 11 tháng 12 gì đấy thì ra trường về làm ở chỗ
nhà máy chè.
Sau bao nhiêu năm thì hai ơng bà mới được ở cùng nhau?
Mấy năm đấy. Sau đẻ thằng Long là năm 60.
Năm 60 thì đã ở cùng nhau chưa?
À, ở chung chỗ nhà máy chè. Lúc bấy giờ nó bố trí cho được một cái phịng bên cạnh chỗ tơi làm
việc. Đây là cái phịng y tế này, thì bên này nó ngăn cho để được một cái giường lớn với một cái
giường con. Thế là ông ấy về đây ở.
Bên giáo dục là lúc đó khơng có nhà à?
Khơng có nhà. Ơng ấy có cái gì đâu. Sau cuối cùng ơng ấy về Bộ văn hố thì mới được ở cái nhà
ở Quỳnh Lơi đấy. Chỗ bây giờ nó là đồn cải lương đấy. Cái hồi ấy là Bộ văn hố, ơng Mai Vi
đây, thì ơng ấy lên ơng ấy nói bảo ơng Mai Vi với ơng Hồng Yến mới nói hộ cho thì họ mới bố

trí cho về ở đây. Ơng Vượng này…tồn cán bộ Bộ văn hóa hết đấy.
Ơng Vượng nào nhỉ?
Ơng Vượng, Trần Vượng mới chết đấy. Vừa chết xong cách đây mấy tháng đấy. Trần Vượng viết
kịch ấy. Tất Đạt này. Cái dãy ấy có Trần Vượng, Tất Đạt, rồi ơng Cầu, ơng Hồng Yến, ơng Giai.
Năm bao nhiêu thì bác Cầu mới sang bộ văn hố nhỉ?
Khơng biết cái năm ấy về là năm 63. Năm 63 về ở đấy đấy.
Hồi ấy là có Khánh rồi?
Có Khánh rồi. Năm 62, 63 gì ơng ấy xin được về đấy đấy. Cịn trước vẫn ở nhà máy chè. Sau tơi
đi học thì cái kiểu nó muốn đuổi, nó lấy nhà. Tơi đi học thì bố con vẫn ở đấy mà. Thế mình đi
học y sĩ ở trong Hà Đông ấy, trường y sĩ Hà Đơng. Mình vào ở tập thể trong ấy thì ông ấy vẫn ở
nhà máy chè. Nó mới muốn lấy nhà để cho người khác ở. Thế thì túng thế quá ông ấy mới chạy
sang ông Mai Vi ở bên văn hố, sân khấu gì đó. Nói thế nào thì ông ấy bố trí cho ở cái chỗ đấy.
Ở chỗ Quỳnh Lôi, cái nhà dài từng gian, từng gian thế này này. Ối giời, hai vợ chồng, 4 đứa con
mà chỉ được có 18 mét thơi. Bắt đầu mới che được thêm một cái bếp bên ngồi….(nói chuyện về
khu nhà ở Quỳnh Lơi).
Cịn mình hồi ấy mình về làm việc ở Bộ ngoại thương. Mình đi học y sĩ rồi mình mới ra về Bộ
ngoại thương. Hồn cảnh chật chội thì Bộ ngoại thương cho một căn nhà ở dưới Mai Động…

22


File #: 027
(bà nói chuyện về người con trai thời đi Liên Xô, chuyện các cháu đi học sau này…)
Nhà này có đứa nào theo nghề của bác đâu.
Bao nhiêu sách vở của bác trước thì đâu?
Ối giời, vứt hết rồi. Sau hỏi thì có cịn đâu. Cho cái thằng tuồng tiếc gì ấy học trị của ơng ấy. Nó
lấy những cái của ơng ấy cịn dở dang rồi giờ nó thêm thắt vào rồi thì nó ăn tiền thơi. Cái thằng
ấy nó cũng người q Thanh Hố đấy. Tài liệu của ơng ấy đưa cho nó hết. Ơng ấy làm dở dang,
viết những là Đào Tấn rồi Đào Duy Từ, rồi ơng ấy viết hết rồi đưa cho nó những tuồng cổ rồi gì
gì đấy. Lũ này nó cũng khơng cần thiết. Trong nhà bây giờ khơng cịn cái gì của ơng ấy hết

trơn… (Nói chuyện về ơng chồng những năm về làm ở bộ văn hố)

Ơng bố của bác mới cách mạng xong là làm chủ tịch uỷ ban của xã ln à?
Làm ở xã mình, làm chủ tịch xã.
Đấy là họ bầu lên à?
Họ tự nhiên họ mời ra làm.
Hồi đó đã có bầu cử các chức danh gì chưa?
Chưa, chưa bầu cử gì hết.
Tức là cứ Việt Minh mời ra thôi?
Ừ, gọi là lâm thời mà. Chưa có bầu như là bây giờ. Hồi ấy tơi có đi bầu một lần là bầu quốc hội
thơi. Chứ cịn ở trong xã chưa thấy có bầu cái gì cả.
Hồi đó xã mình ngồi ơng cụ ra thì cịn ai làm?
Cịn có mấy người nữa, bây giờ cũng chết hết rồi.
Những người ấy là của Việt Minh hết à?
Đảng viên hết. Cũng là của chi bộ. Toàn những người gọi là có tâm huyết, có trình độ thì họ đưa
ra làm.
Ơng cụ lúc mà làm đấy có phải đảng viên không?
Không, ông không đảng viên. Cho nên ông lên làm chủ tịch được…khơng biết thời gian bao lâu
thì khơng biết nhưng mà sau này ông ấy không phải đảng viên cho nên người ta khơng có để làm
nữa mà đưa sang làm chủ tịch Liên Việt. Liên Việt tức là Mặt trận tổ quốc đấy. Ông làm chủ tịch
xã được 6 tháng hay 7 tháng gì đó. Thấy người ta đưa cho ông ấy mỗi tháng được 4 ang lúa. Ang
lúa tức là 20 bơ đấy. Nó có cái ang làm bằng gỗ, lại có cái ống tre đổ lúa vào xong rồi gạt thế này
được 1 ang.
Ang nó bằng gỗ, hình vng à?
Ừ, hình vng. Mỗi một ang như thế là khoảng 20 bơ bò.
Tứclà lương tháng của ông chủ tịch là 4 cái ang đấy?
Ừ, 4 cái ang đấy, 4 ang thóc. Làm gì có lương đâu. Được thóc là may rồi. Đem về ăn.

23



File #: 027
Tức là những người lâm thời ban đầu đều khơng phải là Cộng Sản cả?
Khơng, có chứ. Chỉ có ơng ấy khơng đảng viên thơi chứ cịn những người khác đảng viên hết. Bí
thư chi bộ, bí thư đảng uỷ nó là đảng viên hết chứ. Chỉ có chủ tịch ấy là chắc nó bảo là khơng có
làm gì quan trọng, chỉ như bên chính quyền bây giờ ấy mà. Đảng bây giờ lãnh đạo chính quyền
ấy mà. Khơng quan trọng thì nó đưa làm. Cái đấy là chỉ làm hành chính.
Mình có nhân viên làm cho mình chứ?
Có thư ký rồi cũng có ban nọ ban kia đấy. Đồn thể thì cũng có phụ nữ, thanh niên.
Hồi bác làm như thế đã gọi là uỷ ban hành chính kháng chiến chưa?
Đấy đấy, uỷ ban hành chính kháng chiến đấy.
Cả uỷ ban đấy khoảng bao nhiêu người?
Khoảng chừng mười mấy người. Ban nọ ban kia chứ. Cũng có thuế má rồi cũng đủ hết chứ.
Ruộng rồi cũng quân sự, giáo dục…có hết chứ. Ủy ban hành chính kháng chiến đấy.
Chủ tịch Liên Việt cũng thuộc vào uỷ ban đấy à?
Chủ tịch Liên Việt là nó như mình bây giờ ấy mà, nó làm riêng chứ. Thuộc về quần chúng. Tức
là phụ trách về cái việc mà nó khơng phải là pháp luật. Động viên phong trào nọ, phong trào kia
đấy.
Lúc đó có cịn được lương nữa khơng?
Khơng biết có có khơng. Tơi thấy có mấy lần có thóc thơi rồi sau này cũng chả có gì. Sau là ông
ấy không làm nữa. Về ông ấy đi làm thầy thuốc. Có cái ơng ấy mời lên cửa hàng bốc thuốc. Ơng
ấy biết thuốc đấy.
Thuốc bắc đấy?
Thuốc đơng y đấy. Có nhiều người cũng mời ơng đi chữa bệnh đấy. Rồi lên làm ở cái cửa hàng
ấy kiếm ăn. Bốc thuốc, kê đơn đông y ở trên thị xã Đức Phổ đấy. Nhà mình hồi xưa nghèo q.
Thời đó người ta đã tổ chức giảm tô chưa nhỉ?
Theo tôi thấy thì hình như khơng có cái đấy. Có cái địa chủ ấy thì hình như nó th mướn. Thế
cịn ở đâu cái vùng đấy thì nó khơng có tơ táp gì. Cịn ở những vùng bên ngồi Quảng Ngãi ấy
thì nó cho thuê ruộng rồi nó lĩnh thóc. Lĩnh canh ấy rồi thì là một sào hay một mẫu thì tới mùa
nộp bao nhiêu đấy thì có. Cịn ở chỗ mình thì nó cũng nghèo thì cũng khơng có để mà phát.

À, cũng khơng có phát canh cho ai hết?
Cũng khơng có phát canh cho ai cả. Ai có thì làm. Nhà địa chủ có mấy mẫu nó cũng tự làm hết.
À, địa chủ là trực tiếp đi làm luôn?
Đi làm hết, chỉ có th nhân cơng thơi.
(con trai bà đi làm về nói chuyện cùng…)
…Mình tuổi Tỵ là sinh năm 1929 đấy.
Bác cho cháu cái tên đầy đủ.

24


File #: 027
Lê Thị Cẩm 027. Ba chị em đều Cẩm cả. Mình là gần út. Hai chị trên, cịn một thằng em. Hai chị
một chị đỗ primaire, một chị khơng đi học, ở nhà…Ơng Trà thì khơng học trường ấy. Ông ấy đậu
tú tài tại Quốc học Huế trước khởi nghĩa. Lúc đó là ơng ấy đi dạy rồi.
Thơi, có lẽ hơm nay xin phép dừng ở đây. Để hôm nào cháu lại đến hỏi chuyện bác.
Ừ, về nghỉ.
(Mấy người nói chuyện về các bức ảnh thời kháng chiến. Nói chuyện về trường Trung học bình
dân miền Nam Trung bộ)
…Học sinh trường ấy là không ở Quảng ngãi hết à?
Đi về các tỉnh, đi sang Lào nữa đấy. Đi Lào xong lại được học lên cấp cao nữa. Ông Hà Đăng là
được lên làm tuyên huấn trung ương còn gì nữa.
Các cụ bây giờ già hết cả rồi. Trẻ nhất có khi là mình đấy. Các ơng có khi 80 trở lên cả rồi.
Thôi, về khỏi tối.
(hết băng ghi âm ngày 26 tháng 11 năm 2008)

25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×