Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.64 KB, 3 trang )
Khi sếp "làm khó" bạn
Tình huống 1: Bạn không phải là người giúp việc của sếp nhưng
sếp không ngừng yêu cầu bạn thu dọn đống quần áo giặt khô
của ông/bà taCách giải quyết: Hãy nói với sếp rằng bạn muốn dành
nhiều thời gian cho công việc và những dự án quan trọng, công việc
này ảnh hưởng đến thời gian làm việc của bạn. Nhẹ nhàng và khéo
léo nhắc nhở sếp rằng bạn được thuê để làm việc cho công ty chứ
không phải là người giúp việc riêng của sếp.
Tình huống 2: Sếp luôn mất bình tĩnh và quát bạn trước mặt
đồng nghiệpCách giải quyết: Hãy thật cởi mở với sếp khi bàn bạc
về thái độ của ông/bà ta. Thật bình tĩnh và tự chủ khi bắt đầu câu
chuyện với sếp. Yêu cầu sếp đưa ra những việc làm và hành động
của bạn khiến sếp không hài lòng và bực tức. Còn nếu sếp của bạn
là một người ngang ngược, tốt nhất là im lặng và nhờ sự giúp đỡ,
đồng tình của mọi người xung quanh. Ngoài ra, khi cuộc nói chuyện
giữa bạn và sếp không có kết quả, hãy gặp trực tiếp cấp cao hơn để
đề nghị họ can thiệp giải quyết.
Tình huống 3: Sếp làm việc riêng trong khi bạn vừa phải làm
công việc của bạn và cả công việc của ông/bà ta. Đến khi trình
bày dự án với ban lãnh đạo, sếp lại “cướp công” đó của
bạn.Cách giải quyết: Có hai cách để xử lý tình huống này. Cách thứ
nhất là trong cuộc họp, hãy khéo léo nhắc nhở đến công lao của bạn
với ban lãnh đạo. Ngoài ra, bạn có thể gửi memo cho các lãnh đạo
về tiến trình của dự án bạn đã thực hiện.
Tình huống 4: Sếp xúc phạm đến bạn nhưng bạn biết ông/bà ta
sẽ chối về hành động đó nếu bạn nói lại.Cách giải quyết: Hãy
thẳng thắn nói với sếp rằng bạn cảm thấy khó chịu khi nghe những
lời nói đó. Còn nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, hãy ghi chép lại
những lời nói đó và thông báo với lãnh đạo cấp cao hơn.
Tình huống 5: Phòng nhân sự luôn khuyến khích nhân viên sử