Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe toàn diện cá nhân tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2012 – 2014 (Chuyên đề ĐH Kinh tế Quốc dân)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.5 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA BẢO HIỂM
------------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm sức
khỏe toàn diện cá nhân tại Bảo Việt Hà Nội
giai đoạn 2012 – 2014

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên
MSV
Lớp

:
:
:
:

Ths Bùi Quỳnh Anh
Đậu Mạnh Cường
11120554
BH 54

Hà Nội, 2015


MỤC LỤC

SV: Đậu Mạnh Cường


Lớp: Bảo hiểm 54


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bảo Việt

: Tổng DN BH Bảo Việt

BH

: Bảo hiểm

BHCN

: Bảo hiểm con người

BHSK

: Bảo hiểm sức khỏe

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

DNBH


: Doanh nghiệp bảo hiểm

GCNBH

: Giấy chứng nhận bảo hiểm

HĐBH

: Hợp đồng bảo hiểm

NĐBH

: Người được bảo hiểm

STBH

: Số tiền bảo hiểm

TBH

: Tái bảo hiểm

SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC SƠ ĐỒ

SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


5

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao
thì mọi người càng có điều kiện để chăm lo cho bản thân và gia đình. Ngồi
BHXH và BHYT, các nghiệp vụ BHSK ra đời là hết sức cần thiết nhằm đáp
ứng mọi nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Bảo Việt Hà Nội là
một DN đi đầu về nhóm các nghiệp vụ BHSK và tai nạn con người. Trong đó,
nghiệp vụ BHSK tồn diện cá nhân được DN và khách hàng đánh giá cao và
chọn lựa.
Nhận thức được tầm quan trọng của BHSK đối với xã hội nói chung và đối
với sức khỏe của mỗi người nói riêng, trong thời gian thực tập tại DN BH Bảo
Việt Hà Nội em đã tìm hiểu về nghiệp vụ BHSK tồn diện cá nhân và lựa
chọn nghiệp vụ này để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Tình
hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe toàn diện cá nhân tại Bảo
Việt Hà Nội giai đoạn 2012 – 2014” để làm rõ nội dung BHSK toàn diện và
đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ này trên thị trường Việt
Nam.
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý thuyết chung về BHCN phi nhân thọ
Chương 2: Tình hình triển khai nghiệp vụ BHSK toàn diện cá nhân tại Bảo
Việt Hà Nội giai đoạn 2012 – 2014
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ BHSK toàn

diện cá nhân tại Bảo Việt Hà Nội

SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


6

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa bảo hiểm, cô
giáo ThS. Bùi Quỳnh Anh, cùng toàn thể các anh chị là cán bộ, nhân viên
của Bảo Việt Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Việc tiếp cận tài liệu, sự tìm hiểu của bản thân, kinh nghiệm thực tế
trong quá trình thực tập và làm chuyên đề tốt nghiệm em cịn nhiều hạn chế
do đó khơng thể tránh khỏi những thiếu xót trong nội dung của bài viết. Em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và các bạn để
bài được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2015

SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


7

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BHCN PHI NHÂN THỌ
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của BHCN phi nhân thọ
1.1.1.


Khái niệm

BHCN phi nhân thọ là sự cam kết giữa người được BH và người tham gia
BH mà trong đó người BH sẽ trả cho người tham gia (hoặc người thụ hưởng
quyền lợi BH) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy
ra (như ốm đau, tai nạn..) còn người tham gia BH phải nộp phí BH đầy đủ,
đúng hạn.
Nói cách khác, BHCN phi nhân thọ là q trình BH cho các rủi ro khơng
liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người.
1.1.2.
1.1.2.1.

Quá trình hình thành và phát triển
Trên thế giới

Ở hầu hết các nước trên thế giới, trong giai đoạn đầu của sự phát triển
ngành BH, BHCN phi nhân thọ được triển khai sớm hơn BH nhân thọ. Họ
vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm, đến khi điều kiện kinh tế - xã hội đã chín
muồi mới tổ chức triển khai BH nhân thọ. Chính vì vậy, BHCN phi nhân thọ
được coi là loại hình BH bổ sung hữu hiệu nhất cho các loại hình BHXH, BH
y tế.
1.1.2.2.

Ở Việt Nam

BH phi nhân thọ đã bắt đầu hình thành từ năm 1965. Từ năm 1965 đến
1994 là thời kỳ BH phi nhân thọ hoàn toàn hoạt động độc quyền với một
doanh nghiệp BH Nhà nước duy nhất. Phải đến khi có Nghị định 100/NĐ-CP
ban hành ngày 18 tháng 12 năm 1993 về kinh doanh BH thì sự ra đời của một

số DN BH và thị trường BH Việt Nam mới dần hình thành, hoạt động và bước
đầu đáp ứng một số nhu cầu BH của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Chính

SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


8

vì điều đó hầu hết các nghiệp vụ BHCN phi nhân thọ ở Việt Nam đều ra đời
trong nững năm cuối thế kỷ 80 và đầu thế kỷ 90.
1.2.Đặc điểm và vai trò của BHCN phi nhân thọ
1.2.1.

Đặc điểm của BHCN phi nhân thọ

Khác với BHCN nhân thọ có đối tượng BH liên quan đến sinh mạng, cuộc
sống và tuổi thọ của con người, BHCN phi nhân thọ là loại BH có đối tượng
BH là tính mạng, sức khoẻ và khả năng lao động của con người vì vậy BHCN
phi nhân thọ mang những đặc điểm sau đây:
Một là, hậu quả của những rủi ro mang tính chất thiệt hại vì rủi ro BH ở
đây là tai nạn, bệnh tật, ốm đau, thai sản, liên quan đến thân thể và sức khỏe
của con người.Ở BHCN phi nhân thọ khác với sự kiện “sống” và “chết” của
BHCN nhân thọ chính vì vậy tính chất rủi ro được bộc lộ khá rõ cịn tính chất
tiết kiệm khơng được thể hiện.
Hai là, người được BH thường được quy định trong một khoảng tuổi nào
đó, các DN BH khơng chấp nhận BH cho những người có độ tuổi q thấp
hoặc q cao. Vì ở độ tuổi quá thấp hoặc quá cao, xác suất rủi ro cao, việc
kiểm soát và quản lý rủi ro rất khó thực hiện. Ví dụ tại Việt Nam các DN BH

không chấp nhận BH cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi và những người trên 65
tuổi, ở nước Anh thì trẻ em dưới 3 tuổi và người trên 65 tuổi không được các
DN BH chấp nhận.
Ba là, thời hạn BHCN phi nhân thọ ngắn hơn so với BHCN nhân thọ và
thường là 1 năm ví dụ như: BH tai nạn 24/24, BH trợ cấp nằm viện…, bên
cạnh đó cịn có những nghiệp vụ mà thời hạn BH chỉ có vài ngày, vài giờ như:
BH tai nạn hành khách, BH du lịch. Chính vì thế, phí BH thường chỉ nộp 1
lần khi ký kết HĐBH.
Bốn là, các nghiệp vụ BHCN phi nhân thọ thường được triển khai kết hợp
với các nghiệp vụ khác trong cùng một hợp đồng BH như BH tai nạn được
lồng ghép trong BH nhân thọ hỗn hợp, BH tai nạn lái phụ xe được triển khai
kết hợp với BH trách nhiệm dân sự và BH vật chất thân xe trong hợp đồng
SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


9

BH xe cơ giới… Việc triển khai kết hợp này sẽ làm cho chi phí khai thác, chi
phí quản lý và các chi phí khác của DN BH giảm đi từ đó có điều kiện làm
giảm phí BH.
BHCN phi nhân thọ được coi là loại hình BH bổ sung hữu hiệu nhất cho
các loại hình BHXH, BH y tế.
1.2.2.

Vai trị của BHCN phi nhân thọ

Con người là “tài nguyên” vô cùng quý giá của mọi quốc gia, mọi dân tộc,
việc bảo vệ con người luôn là việc làm được quan tâm hàng đầu. Hiện nay

điều kiện kinh tế, xã hội đã phát triển cùng với những tiến bộ về mọi mặt của
cuộc sống, con người dần có sức khỏe tốt hơn, tuổi thọ cao hơn, các căn bệnh
được đẩy lùi nhờ tìm ra những phương thuốc chữa trị… Tuy nhiên những rủi
ro mà con người có thể gặp phải khơng vì thế mà giảm đi thậm chí cịn tăng
khi mà hiện nay với những mặt trái của tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng đã tác
động rất nhiều tới con người, đó là tai nạn giao thơng gia tăng, là ảnh hưởng
của khói độc từ các nhà máy đến bầu khí quyển, là những căn bệnh lạ, những
đại dịch bệnh bùng phát mà chưa được đẩy lùi…. Nếu một khi người nào đó
gặp phải rủi ro trong cuộc sống thì khơng chỉ cuộc sống của người đó bị ảnh
hưởng mà cịn ảnh hưởng rất nhiều tới gia đình họ và xã hội. Chính vì vậy con
người ln tìm cách để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra với mình trong
đó BH là một trong những sự lựa chọn của con người.
BHCN phi nhân thọ ra đời có một vai trị vơ cùng to lớn khơng chỉ đối với
chính người tham gia BH mà cịn đối với tồn xã hội. Cụ thể những vai trò to
lớn của BHCN phi nhân thọ như sau:
Đối với người tham gia BHCN phi nhân thọ: Khi tham gia BH họ có
quyền yên tâm hơn về mặt tinh thần trong cuộc sống, yên tâm hoạt động và
sản xuất. Mặt khác khi tham gia BHCN phi nhân thọ cịn đảm bảo cho họ và
gia đình họ có một nguồn tài chính cần thiết để đối phó với cuộc sống khi
khơng may rủi ro xảy ra bởi vì khi rủi ro xảy ra thu nhập của người đó có thể
bị giảm hoặc mất lúc này khó khăn với chính họ và sẽ tạo gánh nặng cho gia
đình họ. Tuy hiện nay khoa học kĩ thuật đã có những bước phát triển vượt bậc
SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


10

trong y học nhưng những rủi ro bất ngờ vẫn có thể xảy ra và thực tế đã chứng

mình nhiều cá nhân và gia đình trở nên khó khăn khi một thành viên trong gia
đình, đặc biết khi người đó là thành viên trụ cột bị chết hoặc bị thương tật
vĩnh viễn. Lúc đó gia đình phải chi phí nằm viện thuốc men, chi phí phẫu
thuật, chi phí mai táng, chôn cất và bù đắp những khoản thu bị mất đi. Khó
khăn hơn là một loại các nghĩa vụ, trách nhiệm mà người chết chưa hoàn
thành như trả nợ, phụng dưỡng bố mẹ già, nuôi con cái ăn học …
Hơn nữa khi khách hàng tham gia BH cho người thân cịn thể hiện sự quan
tâm của mình tới người thân, cũng có thể tạo nên một động lực cho cuộc sống
ví dụ như con mua BH cho bố mẹ thể hiện sự báo hiếu, bố mẹ mua BH cho
con thì con cái biểu hiện sự biết ơn mà cố gắng học tập, phấn đấu khỏi phụ
lòng cha mẹ.
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp tham gia BHCN phi nhân thọ cho nhân
viên vừa thể hiện được sự quan tâm tới người lao động khiến họ yên tâm làm
việc như vậy nâng cao được năng suất, lợi nhuận của DN. Tùy theo đặc điểm
ngành nghề và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các chủ doanh nghiệp thường
mua BH sinh mạng, BH tai nạn… cho nhân viên và những người chủ chốt
trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống và tạo sự gắn bó ngay
cả khi trong những lúc doanh nghiệp gặp khó khăn. Mặt khác khi có rủi ro
xảy ra thì tổ chức, doanh nghiệp cũng giảm được những khoản bồi thường vì
khi đó đã có BH chịu trách nhiệm chi trả. Hơn nữa với việc làm đó thì cũng
nâng cao được uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Chính
vì vậy mua BH đảm bảo cho doanh nghiệp khỏi sự khó khăn tài chính vì
những rủi ro tai nạn gây nên mà vẫn có được những chi phí bù đắp thay thế.
Đối với tồn xã hội: BHCN phi nhân thọ góp phần chăm sóc sức khỏe cho
cộng đồng và cho toàn xã hội, thể hiện sự tương thân tương ái, lá lành đùm lá
rách của những người tham gia BH. Mặt khác BHCN phi nhân thọ cũng góp
phần đảm bảo an sinh xã hội, chính sự bồi thường của các DN BH giúp khách
hàng ổn định cuộc sống khi gặp phải rủi ro giúp cho nhà nước phải chi phí hỗ
trợ ít hơn, dành số tiền đó đầu tư phát triển kinh tế xã hội, quay trở lại đảm
SV: Đậu Mạnh Cường


Lớp: Bảo hiểm 54


11

bảo cuộc sống ổn định cho cho người dân. Đồng thời cũng là công cụ để huy
động nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng, tạo việc làm, giải quyết các vấn
đề xã hội như: tạo thêm công ăn việ làm, tăng vốn đầu tư cho việc giáo dục,
tạo ra nếp sống đẹp, tiết kiệm có kế hoạch….
1.3.Các nghiệp vụ BHCN phi nhân thọ cơ bản
1.3.1.

BH tai nạn con người 24/24

Khái niệm: BH tai nạn con người 24/24 là nghiệp vụ BH mà DN BH sẽ chi
trả STBH cho người được BH (hay người đươc hưởng quyền lợi BH) khi
người BH bị tai nạn thuộc phạm vi BH, ngược lại thì người được BH hoặc
người tham gia BH phải nộp phí BH khi họ ký kết hợp đồng BH.
Mục đích của nghiệp vụ này là:
- Góp phần ổn định cuộc sống cho chính người bị tai nạn và gia đình họ
đặc biệt là đối với những người chưa tham gia loại hình BH nào hoặc đã tham
gia nhưng được chi trả hoặc trợ cấp quá ít.
- Tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho những người lao động làm ở
những ngành nghề thường xảy ra tai nạn được tham gia BH như ngành khai
thác, ngành cơ khí, xây dựng…
Đối tượng tham gia: Thường bao gồm tất cả những người trong độ tuổi từ
18 đến 60 tuổi. Không chấp nhận những người bị bệnh thần kinh, tàn phế
hoặc thương tật vĩnh viễn ở một mức độ nhất định (ví dụ: 50% trở lên)
Phạm vi BH: Bị tai nạn gây chết người hoặc thương tật, kể cả trường hợp

người được BH tham gia cứu người, cứu tài sản của nhà nước và của nhân
dân, tham gia chống các hoạt động phạm pháp.
Những nguyên nhân sau sẽ không thuộc phạm vi BH:
- Người được BH vi phạm pháp luật
- Hành động cố ý gây tai nạn hoặc tử vong
- Bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma túy và các chất kích thích

SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


12

- Ngộ độc thức ăn, sử dụng thuốc không đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ, trúng gió
- Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ
- Chiến tranh, nội chiến, đình công…
Thời hạn BH: Thông thường là 1 năm, tuy nhiên có những trường hợp là
một vài tháng tùy theo nhu cầu và thỏa thuận của các bên tham gia BH.
STBH: Thường được quy định ở mức khác nhau để người tham gia dễ dàng
lựa chọn cho phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Phí BH thường đóng 1 lần khi ký kết hợp đồng BH.
Đối với những DN BH mới thành lập hoặc các DN BH lần đầu tiên triển
khai nghiệp vụ BH này họ thường dựa vào tai nạn thống kê BH tai nạn lao
động hoặc bỏ tiền ra mua hẳn một biểu tỷ lệ phí sau đó điều chỉnh lại cho phù
hợp với DN của mình
Chi trả tiền BH: Khi yêu cầu DN BH trả tiền BH, người được BH hoặc
người được thừa hưởng quyền lợi BH phải có đầy đủ các loại giấy tờ có liên
quan theo đúng quy định của pháp luật và của DN như giấy yêu cầu trả tiền
BH, GCNBH, biên bản tai nạn, giấy chứng tử … Sau khi xem xét giấy tờ hợp

lệ thì DN BH sẽ tiến hành chi trả BH theo các trường hợp sau:
- Nếu người được BH bị chết hoặc thương tật tồn bộ vĩnh viễn thì số tiền
chi trả bằng STBH
- Nếu bị thương tật bộ phận thì số tiền chi trả bằng STBH nhân tỷ lệ
thương tật. Tỷ lệ thương tật được xác định thông qua giám định y khoa.
- Nếu bị thương tật tạm thời thì số tiền chi trả bằng chi phí thực tế điều trị
(không vượt quá STBH)
- Nếu bị chết sau 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn (chết do hậu quả tai nạn)
thì số tiền chi trả bằng STBH trừ số tiền đã chi trả.
- Nếu người được BH bị thương tật nhiều lần trong một năm hợp đồng,
tổng số tiền chi trả các lần không vượt quá STBH.

SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


13

1.3.2.

BH tai nạn hành khách

Khái niệm: BH tai nạn hành khách là nghiệp vụ BH mà DN BH sẽ chi trả
STBH cho hành khách khi hành khách bị tai nạn thuộc phạm vi BH.
Mục đích của nghiệp vụ:
- Góp phần ổn định cuộc sống của bản thân hành khách không may bị tai
nạn và gia đình họ
- Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn
khắc phục hậu quả tai nạn kịp thời nhanh chóng

- Xét trên phạm vi xã hội nghiệp vụ BH này cịn góp phần ngăn ngừa và đề
phịng tai nạn giao thông, tăng thu ngân sách nhà nước để từ đó có điều kiện
đầu tư trở lại nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông…
Đối tượng BH: là tính mạng và tình trạng sức khỏe của tất cả hành khách
đi trên phương tiện giao thông kinh doanh chuyên chở hành khách. Các đối
tượng này không phân biệt lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính miễn là họ có vé
hoặc được miễn giảm giá vé theo quy định. Tuy nhiên các hành lý, hàng hóa,
tài sản của hành khách mang theo không thuộc phạm vi được BH.
Phạm vi BH: Là các rủi ro, thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra trong suốt hành
trình gây thiệt hại đến tính mạng và tình trạng sức khỏe của hành khách như
bão lốc, lúc lụt, sụt lở đất, đâm va, cháy nổ…
Nguyên nhân không được BH
- Bị tai nạn do vi phạm trật tự an tồn giao thơng, vi phạm pháp luật (nhảy
tàu xe khi phương tiện chưa dừng hẳn, bám xe, đứng ngồi không đúng chỗ
quy định…)
- Bị tai nạn do những nguyên nhân không liên quan trực tiếp đến quá trình
vận chuyển hoặc bản thân tình trạng sức khỏe của hành khách gây ra.
Thời hạn BH: Đây là thời gian hợp lý để thực hiện cuộc hành trình tức là
bắt đầu từ lúc hành khách bước chân lên phương tiện và kết thúc khi hành
khách bước khỏi phương tiện một cách an toàn tại bến, ga hoặc sân bay cuối
SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


14

cùng ghi trên vé. Thời gian tạm ngừng nghỉ hợp lý và thời gian chờ lên
phương tiện tiếp theo nếu như đi liên vận thì vẫn được tính vào thời hạn BH.
STBH: Được ấn định theo quy định chung đối với mỗi loại phương tiện

hay một số loại phương tiện
Phí BH: Phí BH được tính vào giá vé, cơ quan làm nhiệm vụ vận chuyển
hành khách bán vé cũng là người thu phí BH.
Chi trả tiền BH:
- Nếu tai nạn chết người: Số tiền chi trả cho 1 hành khách bằng STBH
- Nếu bị tai nạn thương tật: Số tiền chi trả bằng tỷ lệ thương tật nhân với
STBH
- Nếu hành khách bị tai nạn nhẹ, tạm thời: Số tiền chi trả có thể tính theo
chi phí thực tế ( nằm viện, điều trị …) hoặc cũng có thể bằng số tiền chi trả
bình quân 1 ngày nhân với số ngày nằm viện. Số tiền chi trả 1 ngày và số
ngày nằm viện được quy định thống nhất căn cứ vào STBH. Nhưng số tiền
chi trả tối đa không vượt quá STBH.
1.3.3.

BH trợ cấp nằm viện phẫu thuật

Khái niệm: BH trợ cấp nằm viện phẫu thuật là nghiệp vụ BH mà DN BH
sẽ chi trả STBH cho người được BH khi họ gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật phải
nằm viện điều trị hoặc phẫu thuật thuộc phạm vi BH.
Mục đích của nghiệp vụ :
- Giúp con người khắc phục được khó khăn khi khơng may họ bị ốm đau,
bệnh tật phải nằm viện điều trị hoặc phẫu thuật
- Góp phần bổ sung cho các loại hình BH y tế và BHXH.
Đối tượng được BH: tất cả những người từ đủ 12 tháng đến 65 tuổi.
Các trường hợp không nhận BH:
- Những người bị thần kinh, tâm thần, ung thư, AIDS
- Những người bị tàn phế hoặc bị thương tật vĩnh viễn
SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54



15

- Những người đang trong thời hạn điều trị bệnh tật.
Phạm vi BH: Được quy định rất cụ thể tùy thuộc vào điều kiện thực tế của
mỗi nước, mỗi DN mà có cách vận dụng khác nhau bao gồm: ốm đau, bệnh
tật, thương tật, thai sản phải nằm viện hoặc phẫu thuật; chết trong q trình
nằm viện, phẫu thuật.
Khơng thuộc phạm vi BH bao gồm:
- Điều dưỡng, an dưỡng
- Nằm viện kiểm tra sức khỏe hoặc giám định y khoa mà không liên quan
đến việc điều trị bệnh tật, thương tât
- Điều trị những bệnh bẩm sinh, bệnh nghề nghiệp
- Tạo hình, thẩm mỹ, chỉnh hình phục hồi chức năng, làm chân tay giả,
răng giả
- Kế hoạch hóa gia đình
- Say rượu, sử dụng ma túy
- Chiến tranh…
Thời hạn BH: Thường là một năm và HĐBH chỉ có hiệu lực sau một thời
gian nhất định. Thời gian từ khi ký hợp đồng cho tới khi hợp đồng có hiệu lực
do DN BH quy định.
STBH: STBH được các DN BH ấn định ở nhiều mức khác nhau giúp
người tham gia dễ dàng lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Phí BH: Phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, STBH, thời gian BH, tình trang
sức khỏe và phạm vi BH…
+ Đối với DN BH mới thành lập hoặc lần đầu tiên triển khai nghiệp vụ này
việc xác định phí BH sẽ gặp nhiều khó khăn. Chun viên định phí phải dựa
vào các số liệu thống kê và tình hình khám chữa bệnh, phẫu thuật, các chi phí
phát sinh và một loạt các yếu tố có liên quan để tính tốn các mức phí phù

hợp.

SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


16

+ Đối với những DN BH triển khai nghiệp vụ này nhiều năm, họ sẽ dựa
vào tài liệu thống kê của mình để điều chỉnh lại các mức phí cho phù hợp.
Hoặc có thể tính lại hồn tồn các mức phí để sử dụng cho những năm sau
nhằm đảm bảo chính xác, tăng tính cạnh tranh.
Chi trả tiền BH: Do áp dụng nguyên tắc bồi thường nên số tiền bảo chi trả
BH được xác định trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh vì thế phần lớn các DN
BH đều chi trả theo định mức. Có nghĩa là họ đưa ra các tỷ lệ định mức cho
mỗi ngày điều trị trong bệnh viện và tỷ lệ trả tiền phẫu thuật đồng thời cũng
đưa ra những định mức về số ngày được trợ cấp. Tất cả những định mức này
đều được ghi trong hợp đồng.
1.3.4.

BH học sinh

Khái niệm: BH học sinh là nghiệp vụ BH mà DN BH sẽ chi trả STBH cho
học sinh, sinh viên khi gặp các sự kiện BH thuộc phạm vi BH.
Mục đích của nghiệp vụ:
- BH học sinh sẽ giúp học sinh và gia đình học sinh một khoản tiền nhất
định để nhanh chóng khắc phục khó khăn, phục hồi sức khỏe, sớm trở lại đi
học
- Tạo mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó giữa nhà trường, gia đình và nhà BH để

từ đó làm tốt hơn cơng tác phịng, hạn chế, ngăn ngừa tai nạn nhanh chóng
khắc phục hậu quả của tai nạn rủi ro xảy ra đối với học sinh
- Thông qua hoạt động BH giúp học sinh nâng cao ý thức cộng đồng ngay
từ khi còn nhỏ tuổi.
Đối tượng được BH: Là tất cả mọi học sinh từ nhà trẻ, mẫu giáo đến sinh
viên đại học. Đối tượng này hẹp hơn so với BH trẻ em vì nó chỉ giới hạn với
trẻ em đến trường. Những học sinh ở tuổi thành niên, bản thân các em đã là
người tham gia BH. Còn đối với học sinh vị thành niên, người tham gia có thể
là bố mẹ, anh chị hoặc người đỡ đầu. Người tham gia BH ở đây không bị hạn
chế bởi tuổi tác, mức độ thân thích hay mức độ tàn tật.

SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


17

Phạm vi BH:
- Bị chết trong mọi trường hợp
- Bị tai nạn thương tật
- Ốm đau, bệnh tật phải nằm viện điều trị và phẫu thuât.
Trường hợp không thuộc phạm vi BH: Học sinh đến tuổi thành niên bị chết
do tự tử, tiêm chích ma túy; do hành động cố ý của người được BH, người
tham gia BH hay người được hưởng quyền lợi BH (trừ những người được BH
ở tuổi vị thành niên); điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh bẩm sinh, chỉnh hình,
thẩm mỹ, làm chân tay giả, răng giả; chiến tranh, phóng xạ…
Thời hạn BH: Thường thì ở nghiệp vụ này thời hạn BH là một năm có thể
là năm học hoặc năm dương lịch.
STBH: Được ấn định thành nhiều mức để người tham gia dễ dàng lựa chọn

cho phù hợp với khả năng tài chính của họ.
Phí BH và chi trả tiền BH: Vì đây là nghiệp vụ hỗn hợp của cả tai nạn và
sức khỏe nên về nguyên tắc được thực hiện giống như nghiệp vụ BH tai nạn
con người 24/24 và BH trợ cấp nằm viện phẫu thuật
1.3.5.

BHSK toàn diện

Khái niệm:: BHSK toàn diện là nghiệp vụ BH mà DN BH sẽ chi trả STBH
cho người được BH khi họ gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật hoặc do tai nạn một
cách toàn diện thuộc phạm vi BH.
Mục đích:
- Góp phần ổn định cuộc sống cho chính người bị tai nạn và gia đình họ.
- Góp phần bổ sung cho các loại hình BH y tế và BHXH.
Đối tượng BH:
Người được BH là mọi cơng dân Việt Nam hoặc người nước ngồi cư trú
tại Việt Nam từ 12 tháng đến 65 tuổi. Trẻ em dưới 18 tuổi chỉ được nhận BH
với điều kiện phải tham gia BH cùng Hợp đồng với Bố và/hoặc Mẹ. Chương
SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


18

trình BH của người phụ thuộc bằng hoặc thấp hơn hợp đồng BH của Bố
và/hoặc Mẹ.
Trong đó người phụ thuộc là vợ/chồng, bố mẹ hoặc bố mẹ chồng hay vợ
theo luật pháp dưới 66 tuổi kể từ ngày bắt đầu BH của đơn BH. Con của
Người được BH có độ tuổi từ 12 tháng tuổi đến 18 tuổi hoặc 23 tuổi nếu đang

theo học các khóa học dài hạn và chưa kết hơn, kể từ ngày có hiệu lực BH
hoặc ngày tái tục BH tiếp theo.
BHSK toàn diện đưa ra những trường hợp loài trừ đối với các rủi ro xảy ra
do nguyên nhân sau:
- Hành động cố ý của Người được BH hoặc người thừa kế hợp pháp;
- Người được BH vi phạm nghiêm trọng pháp luật phải thụ án hình sự và vi
phạm luật lệ an tồn giao thơng như: đua xe, điều khiển xe khơng có giấy
phép lái xe hợp lệ, đi vào đường cấm, đường ngược chiều.
- Hậu quả của việc uống rượu bia vượt quá nồng độ theo qui định của luật giao
thông đường bộ hoặc các chất kích thích khác.
- Các hành động đánh nhau của Người được BH, trừ khi chứng minh được
hành động đánh nhau đó chỉ với mục đích tự vệ;
- Điều trị y tế hoặc sử dụng thuốc không theo sự chỉ dẫn của bác sỹ;
- Tham gia vào các hoạt động hàng không (trừ khi với tư cách là hành khách),
tham gia các cuộc diễn tập huấn luyện quân sự, tham gia chiến đấu của lực
lượng vũ trang;
- Những rủi ro mang tính chất thảm họa như: động đất, núi lửa, sóng thần,
nhiễm phóng xạ, dịch bệnh theo khuyến cáo của WHO từ cấp 6 trở lên.
- Chiến tranh, nội chiến, đình cơng, khủng bố, bạo động, dân biến, phiến loạn
các hoạt động dân sự hoặc hành động của bất kỳ người cầm đầu của tổ chức
nào nhằm lật đổ, đe dọa chính quyền, kiểm sốt bằng vũ lực;
- Tham gia tập luyện hoặc tham gia thi đấu các môn thể thao chuyên nghiệp,
bất kỳ hoạt động đua nào.
SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


19


-

Điều trị các bệnh lao phổi, sốt rét, lây lan qua đường tình dục, giang mai,
bệnh lậu. Ốm đau liên quan đến các bệnh thuộc hội chứng suy giảm miễn dịch
(HIV).

- Điều trị và/hoặc phẫu thuật cho các bệnh di truyền, dị tật, khuyết tật bẩm sinh,
bệnh dị dạng về gien. Các loại bệnh do hình thái cơ thể dị dạng sai khác với
tiêu chuẩn và khuyết tật hoặc thiếu bộ phận do bẩm sinh và/hoặc bệnh bẩm
sinh. Những chỉ định phẫu thuật có từ trước ngày bắt đầu BH.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ (nội trú hay ngoại trú); Giám định y khoa hoặc tư
vấn y tế không liên quan đến điều trị ốm đau hoặc thương tật, bao gồm cả
kiểm tra phụ khoa/nam khoa; Xét nghiệm định kỳ, khám định kỳ cho trẻ mới
sinh, tất cả các hình thức tiêm chủng, vắc-xin và thuốc phịng ngừa (trừ
trường hợp tiêm vắc-xin sau khi bị tai nạn hay súc vật, cơn trùng cắn)
- Kiểm tra thị lực, thính giác thơng thường, điều trị suy biến tự nhiên/khơng
phải vì lý do bệnh lý của cho việc suy giảm thính thị lực, bao gồm nhưng
không giới hạn cho các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị và loạn thị và bất kỳ
phẫu thuật để phục hồi hiệu chỉnh nào đối với các khuyết tật thối hóa thính
giác và thị giác.
- Điều trị hoặc phẫu thuật theo yêu cầu của Người được BH mà không phải
điều trị theo cách thông thường;
- Phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình thẩm mỹ
- Các điều trị mang tính chất thẩm mỹ bao gồm nhưng khơng giới hạn ở việc
điều trị tăng sắc tố (nám da), điều trị mụn, trứng cá, điều trị chứng rụng tóc …
bị loại trừ riêng đối với điều kiện ngoại trú.
- Chi phí để cung cấp, bảo dưỡng, sửa chữa hay thay thế thiết bị hỗ trợ điều trị
hay bộ phận giả. Tuy nhiên riêng phần sử dụng địa đệm, nẹp, vis cố định vào
cơ thể được áp dụng như sau:
a. Đối với điều trị bệnh cơ xương khớp : loại trừ đối với cả điều kiện D và ngoại

trú

SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


20

b. Đối với trường hợp tai nạn : áp dụng giới hạn 10% STBH của chi phí y tế do
tai nạn
- Các chất bổ sung hoặc thay thế phục vụ cho việc ăn kiêng có sẵn trong tự
nhiên và có thể được mua mà không cần chỉ định, bao gồm nhưng khơng giới
hạn với các loại vitamin, khống chất và các chất hữu cơ( trừ trường hợp các
loại vitamin có chỉ định của bác sỹ và chi phí cho cac loại thuốc này khơng
lớn hơn chi phí thuốc điều trị)
- Thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, hậu quả của phá thai do
nguyên nhân tâm lý hay xã hội, điều trị vô sinh nam/ nữ, thụ tinh nhân tạo,
điều trị bất lực, hoặc thay đổi giới tính và bất kỳ hậu quả hay biến chứng nào
từ những điều trị trên
- Điều trị kiểm soát trọng lượng cơ thể (tăng hoặc giảm cân);
- Điều trị bệnh tâm thần/ thần kinh hoặc rối loạn tâm thần, động kinh…Điều trị
rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, suy nhược và hội chứng căng thẳng do cơng việc
(stress) hoặc các bệnh có liên quan từ hội chứng đó;
- Điều trị tại phịng mạch bác sĩ tư, phịng nha tư nhân khơng có giấy phép hành
nghề và khơng cung cấp được chứng từ/hóa đơn tài chính theo quy định của
luật pháp trừ trường hợp có quy định khác được ghi rõ trong Bảng tóm tắt hợp
đồng BH hoặc Sửa đổi bổ sung;
- Loại trừ các chi phí liên quan tới thai sản và sinh đẻ. Điểm loại trừ này không
áp dụng nếu người được BH tham gia quyền lợi BH bổ sung thai sản.

- Bệnh đặc biệt và bệnh có sẵn trong năm đầu tiên hợp đồng có hiệu lực.
Phạm vi BH:
BH theo 4 điều kiện A, B, C, D
- Điều kiện A: BH trường hợp chết hoặc tàn tật toàn bộ vĩnh viễn do ốm đau,
bệnh tật xảy ra trong thời hạn BH trừ những điểm loại trừ được quy định.

SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


21

- Điều kiện B: BH trường hợp chết, thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc thương
tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn xảy ra trong thời hạn BH trừ những điểm loại
trừ được quy định.
- Điều kiện C: BH các chi phí y tế nội trú và ngoại trú phát sinh trong trường
hợp người được BH bị tai nạn dẫn đến thương tật tạm thời xảy ra trong thời
hạn BH, trừ những điểm loại trừ được quy định.
- Điều kiện D: BH trường hợp ốm đau, bệnh tật, xảy ra trong thời hạn BH
khiến Người được BH phải nằm điều trị nội trú và/hoặc phẫu thuật tại bệnh
viện, trừ những trường hợp loại trừ được quy định.
Thời hạn BH: Thường thì ở nghiệp vụ này thời hạn BH là một năm dương
lịch.
STBH: STBH được các DN BH ấn định ở nhiều mức khác nhau giúp
người tham gia dễ dàng lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Phí BH: Biểu phí và STBH (STBH) quy định tại Bảng Quyền lợi và Biểu
phí BH trong bộ Hợp đồng BH này được tính bằng Việt Nam đồng .Việc
thanh tốn phí BH và chi trả tiền BH thực hiện theo đúng quy định Nhà nước
hiện hành về quản lý ngoại hối.

Phí BH tại thời điểm tái tục có thể sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào tỷ lệ
bồi thường và các tiêu chí khác.

SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


22

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BHSK
TỒN DIỆN TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
2.1.Khái quái về DN Bảo Việt Hà Nội
2.1.1.

Lịch sử ra đời

DN BH Bảo Việt Hà Nội (gọi tắt là BV - HN) được thành lập từ năm 1980
theo quyết định số 1125/QĐ - TCCB ngày 17/11/1980 của Bộ Tài chính. Bảo
Việt Hà Nội là một đơn vị trực thuộc Tổng DN BH Việt Nam (Bảo Việt), là
đơn vị đứng đầu trong hệ thống mạng lưới gồm tổng số 67 DN thành viên và
hơn 300 phòng kinh doanh phục vụ khách hàng trên tồn quốc . Do đó ln
nhận được sự ủng hộ và quan tâm chỉ đạo sát sao của Tổng DN BH Việt Nam
kể cả về người lẫn cơ sở vật chất.
Đến nay Bảo Việt Hà Nội đã thành lập các văn phòng trực thuộc tại tất cả
các quận, huyện trên địa bàn thành phố để kinh doanh khai thác các dịch vụ
BH. Với khả năng tài chính lớn mạnh và những kinh nghiệm lâu năm cùng
với sự nỗ lực hết sức của mình, Bảo Việt Hà Nội đã góp phần khơng nhỏ vào
sự đảm bảo an tồn, sự bồi thường thiệt hại cũng như sự ổn định sản xuất và
đời sống.

Bảo việt Hà Nội đã không ngừng nghiên cứu và triển khai các loại hình
nghiệp vụ BH mới. Hiện nay những dịch vụ mà Bảo Việt Hà Nội cung cấp
cho khách hàng ln là những dịch vụ có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu
BH đa dạng của mọi thành phần kinh tế.
2.1.2.

Cơ cấu tổ chức

Từ khi cấp phép thành lập và đăng kí kinh doanh, Bảo Việt Hà Nội đã
nhanh chóng triển khai bộ máy tổ chức, mạng lưới kinh doanh. Cơ cấu tổ
chức của Bảo Việt Hà Nội có một ban giám đốc và hệ thống các phòng ban.
Cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Hà Nội được minh họa bằng sơ đồ:

SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


23

Tổng Giám đốc

Phó Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc

Phịng kế Phịng
tốn BH Hàng
Phịnghải
rủi ro kỹPhịng

thuật BH cháyPhịng
và rủi BH
ro KD
phiPhịng
Hàngkiểm
hải tra nội b

Phịng BH Hồn Kiếm Phịng BH Tây Hồ
Phịng BH Ba Đình
Phịng BH Sóc Sơn
.........
.........

Phịng BH Từ Liêm
P. BH Quốc phòng
...........

Điểm bán lẻ, đại lý, cộng tác viên

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Hà Nội
SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


24

2.1.3.

Lĩnh vực hoạt động


Quan hệ hợp tác kinh doanh bền vững với các Tập đoàn BH/Tái BH hàng
đầu trên thế giới như AIG, AXA, Amlin, Munich Re, Swiss Re, Hannover Re,
thị trường Lloyd's, Atrium Space, Catlin, ACE, Hiscox, SCOR, SpaceCo,
Watkins, … cũng như với các DN BH/Tái BH có uy tín ở trong nước; giúp
gia tăng và khẳng định năng lực nhận BH của BH Bảo Việt
Thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác lâu dài với các DN Môi giới Tái
BH (Aon, Marsh, JLT, Gras Savoye Willis, ...); các DN Giám định và tính
tốn tổn thất (Airclaims, CTA, GAB Robbins, …); các Hãng luật có uy tín
(BLG, Clyde & Co, …) để cung cấp các nghiệp vụ BH và dịch vụ sau cấp
đơn có độ tin cậy và chất lượng cao nhất trên thị trường BH Việt Nam.
Liên kết với những Ngân hàng có thương hiệu và uy tín hàng đầu trên thị
trường Việt Nam như HSBC, Vietcombank, MaritimeBank, Techcombank,
HDBank… BH Bảo Việt thể hiện tầm nhìn chiến lược đối với thị trường bán
lẻ tiềm năng thông qua những chương trình BH cung cấp qua kênh ngân
hàng (Bancassurance) mang lại nhiều lợi ích lớn cho khách hàng như: Tiếp
cận những nghiệp vụ tài chính “trọn gói”, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của
khách hàng, chi phí hợp lý, được hưởng các dịch vụ kết hợp trước và sau bán
hàng tối ưu,…
Trải qua bao thăng trầm từ những ngày đầu thành lập năm 1980 khi mới
chỉ là một đơn vị nhỏ trong Tổng DN BH Việt Nam (Bảo Việt), đến nay Bảo
Việt Hà Nội vươn lên là đơn vị đứng đầu trong hệ thống mạng lưới gồm tổng
số 67 DN thành viên và hơn 300 phòng kinh doanh phục vụ khách hàng trên
toàn quốc.
Thành quả ấy kết tinh từ q trình nỗ lực khơng ngừng nghỉ của các thế hệ
lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Bảo Việt Hà Nội và niềm tin vững chắc được vun
đắp bởi khách hàng, đối tác tin cậy của Bảo Việt Hà Nội- những con người đã,
đang và sẽ tiếp tục đưa Bảo Việt lên những tầm cao mới.

SV: Đậu Mạnh Cường


Lớp: Bảo hiểm 54


25

Để đáp lại niềm tin ấy, Bảo Việt Hà Nội cam kết cung cấp các dịch vụ BH
- tài chính tối ưu và đạt chuẩn mực quốc tế cho khách hàng; đồng thời chú
trọng xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với khách hàng, cán bộ nhân
viên, nhà đầu tư và đối tác kinh doanh. Bên cạnh đó, Bảo Việt Hà Nội cũng
luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đổi mới mơ hình quản
trị - kinh doanh nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho doanh
nghiệp, cộng đồng, xã hội và nền kinh tế.
2.1.4.

Kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2014

Với sự quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, tạo điêu kiện
thuận lợi của Tổng DN BH Bảo Việt, Bảo Việt Hà Nội đã tiếp tục giữ vị trí
đầu trong hệ thống mạng lưới gồm tổng số 67 DN thành viên và hơn 300
phòng kinh doanh phục vụ khách hàng trên toàn quốc . Dưới đây là bảng tình
hình kinh doanh BH của Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2011 – 2014.
Bảng 2.1:Doanh thu một số nghiệp vụ tại Bảo Việt Hà Nội (2011 – 2014)
Đơn vị: Tỷ đồng
Nghiệp vụ
BH xe cơ giới
BH tài sản kĩ thuật
BHSK và tai nạn con người
BH thân tàu P & I
BH hàng hóa vận chuyển

BH khác
Tổng doanh thu

2011
2012
2013
2014
303
330
342
449
76
104
124
105
275
320
390
406
110
115
90
118
79
83
78
95
214
276
332

352
1.057
1.228
1.356
1.525
(Nguồn: Phịng Kế tốn Bảo Việt Hà Nội)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng doanh thu BH gốc của Bảo Việt Hà
Nội trong 4 năm có sự tăng lên đều đặn và khá ổn định. Vào năm 2014 doanh
thu của tất cả nghiệp vụ đều có sự tăng trưởng hơn so với các năm. Trong đó
doanh thu năm 2014 là cao nhất với 1.525 tỷ đồng tăng 44,3% so với doanh
thu năm 2011 là 1.057 tỷ đồng. Nghiệp vụ BH xe cơ giới và BHSK tai nạn
con người là 2 nghiệp vụ chính chiếm phần lớn doanh thu của Bảo Việt Hà
Nội. Hai nghiệp vụ này liên tục tăng mạnh doanh thu. Nguyên nhân là do BH
SV: Đậu Mạnh Cường

Lớp: Bảo hiểm 54


×