Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

05.23.2013_Ke hoach trien khai thuc hien Bo Luat Lao dong 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.36 KB, 6 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 2370/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 27 tháng 5 năm 2013

KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện Bộ Luật Lao động 2012
Bộ Luật Lao động đã được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 18 tháng 6 năm 2012, đã
được Chủ tịch nước công bố tại Lệnh số 08/2012/L-CTN ngày 02 tháng 7 năm
2012 (sau đây gọi là Bộ Luật Lao động 2012);
Căn cứ Quyết định số 1511/QĐ-LĐTBXH ngày 29/10/2012 của Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện
Bộ Luật Lao động;
Để triển khai thi hành Bộ Luật Lao động 2012 kịp thời, đồng bộ và hiệu
quả, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Bộ Luật Lao động với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
a) Tổ chức triển khai Bộ Luật Lao động một cách đồng bộ, hiệu quả. Làm
cho mọi người lao động, chủ sử dụng lao động nắm được những vấn đề cơ bản
của Bộ Luật Lao động được áp dụng từ ngày 01/05/2013.
b) Bồi dưỡng kiến thức về pháp luật lao động đã được bổ sung, sửa đổi
cho lãnh đạo các ngành, đoàn thể liên quan; Ủy ban nhân dân và phòng Lao
động-Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố thuộc tỉnh; cán bộ làm công
tác lao động tiền lương cơ sở; các tuyên truyền viên và hòa giải viên lao động


huyện, thành phố; cho các đối tượng là người sử dụng lao động và người lao
động tại các doanh nghiệp.
c) Ngăn ngừa, giảm dần việc tranh chấp lao động và các cuộc đình cơng
tự phát (nếu có), khơng đúng trình tự quy định của pháp luật lao động, tạo mơi
trường lao động hài hịa, ổn định trong doanh nghiệp, góp phần ổn định an ninh
trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
a) Triển khai thực hiện Bộ Luật Lao động đúng đối tượng, hiệu quả.
b) Bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng thực hiện các nội dung của Kế
hoạch.
c) Xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các huyện, thành phố; các tổ
chức có sử dụng lao động; các doanh nghiệp và người lao động trong việc triển
khai Bộ Luật Lao động.
1


II. NỘI DUNG:
1. Thống kê rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, loại bỏ các văn bản
không phù hợp với Bộ Luật Lao động 2012, hướng dẫn các văn bản thi hành Bộ
Luật Lao động 2012 .
2. Triển khai toàn bộ nội dung của Bộ Luật Lao động, đặc biệt là nội dung
về quản lý nhà nước về lao động, việc làm, hợp đồng lao động, thỏa ước lao
động tập thể, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tranh
chấp lao động, quản lý lao động là người nước ngoài, thanh tra, kiểm tra, an toàn
lao động, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
3. Hướng dẫn quy trình đình cơng, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp
lao động tập thể, tranh chấp lao động cá nhân, quy trình giải quyết các cuộc đình
cơng khơng đúng quy định của pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh và pháp luật
khác có liên quan, hướng dẫn kỹ năng hịa giải cho hòa giải viên lao động cấp
huyện, thành phố.

4. Hướng dẫn kỹ năng thương lượng tập thể cho đại diện người lao động
và đại diện người sử dụng lao động, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khi xây dựng và
thương lượng thỏa ước lao động tập thể.
5. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu nội dung Bộ Luật Lao động 2012;
6. Kiểm tra tình hình thực hiện Bộ Luật Lao động ở các doanh nghiệp.
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động -Thương binh và Xã hội.
Cơ quan phối hợp: Các Sở: Nội vụ, Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và
Đầu tư; Liên đoàn Lao động tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Ban Quản lý các khu
công nghiệp tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố thuộc tỉnh và các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh.
III. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI:
1. Phương thức triển khai:
a) Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền ở cấp tỉnh và cấp huyện, thành
phố.
b) Tổ chức phát động cuộc thi tìm hiểu pháp luật lao động, theo hướng
mở rộng để mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia.
c) Tuyên truyền pháp luật về lao động trên các phương tiện thông tin đại
chúng; thông qua in ấn, phát hành tờ rơi, tin bài trên báo, tạp chí, truyền thanh,
truyền hình… của địa phương.
d) Tun truyền tại các phiên (sàn) giao dịch việc làm hàng tháng, quý tại
Trung tâm Giới thiệu việc làm của tỉnh, phát hành tờ rơi hướng dẫn pháp luật lao
động cho người lao động và người sử dụng lao động khi đến giao dịch, yêu cầu
tư vấn…
e) Chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm của tỉnh, trong quá trình tư vấn
giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, có trách nhiệm giải đáp pháp luật lao
2


động cho người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt là các quy định về
việc làm, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp theo nhiệm vụ được giao.

g) Hướng dẫn và tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp; Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động. Tuyên truyền
qua hệ thống loa truyền thanh của doanh nghiệp, của xã, phường, thị trấn.
h) Hướng dẫn tư vấn thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật lao động tại doanh nghiệp.
i) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Bộ Luật Lao động.
2. Thời gian thực hiện:
a) Tổ chức triển khai Bộ Luật Lao động đến các Sở, ngành, Ban Quản lý
các khu công nghiệp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các doanh
nghiệp (quý III năm 2013).
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai Bộ Luật Lao
động đến Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các doanh nghiệp, cơ sở
kinh doanh trên địa bàn (quý IV năm 2013).
c) Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật lao động; tổng kết cuộc thi, trao
giải (năm 2014).
d) Thời gian tiếp theo: Hàng quý, 6 tháng, tiếp tục tổ chức tuyên truyền
phổ biến pháp luật lao động; các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, của
các bộ, ngành Trung ương về pháp luật lao động.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
1. Trên cơ sở Kế hoạch này, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ
động làm việc thống nhất với Sở Tài chính để cấp kinh phí triển khai và thanh
quyết tốn theo quy định hiện hành.
2. Kinh phí tun truyền, phổ biến, giáo dục về các nội dung mới của Bộ
Luật Lao động có hiệu lực thực hiện 01/5/2013 của các công ty nhà nước, các
doanh nghiệp và các hợp tác xã do đơn vị tự đảm bảo.
V. PHÂN CƠNG TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
A. Phân cơng trách nhiệm:
1. Sở Lao động -Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức hướng dẫn, triển khai thực

hiện Bộ Luật Lao động 2012 đến các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu Bộ Luật Lao động 2012;
c) Hướng dẫn các phòng Lao động -Thương binh và Xã hội huyện, thành
phố triển khai đến Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và tuyên truyền
3


đúng, đầy đủ các nội dung Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thực
hiện.
d) Chỉ đạo Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, tổ chức tốt công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật lao động và thực hiện có hiệu quả các phiên (sàn)
giao dịch việc làm.
e) Phối hợp với Liên đồn Lao động tỉnh, Cơng an tỉnh và các ngành có
liên quan trong cơng tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao
động trên địa bàn tỉnh.
g) Tiếp thu các phản ảnh, kiến nghị đề xuất của các doanh nghiệp, người
lao động; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về pháp luật lao động, tổng
hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
2. Liên đoàn Lao động tỉnh:
a) Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, tổ chức cuộc thi tìm
hiểu về pháp luật lao động và cơng tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện
pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh.
b) Chỉ đạo Cơng đồn các Khu cơng nghiệp tổ chức kiểm tra thực hiện
pháp luật lao động tại các doanh nghiệp hoạt động trong khu (cụm) công nghiệp
trên địa bàn. Chỉ đạo Liên đoàn Lao động các huyện, thành phố phối hợp với Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Bộ Luật Lao động và
giám sát việc thực hiện.
3. Ban quản lý các khu công nghiệp:

a) Ban Quản lý các khu công nghiệp phối hợp với Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện Bộ Luật Lao
động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các khu (cụm) công
nghiệp;
b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lao động tại các doanh
nghiệp hoạt động trong khu (cụm) công nghiệp; kịp thời phối hợp với Thanh tra
nhà nước về lao động địa phương kiên quyết xử lý các doanh nghiệp cố tình vi
phạm pháp luật lao động.
4. Liên minh các Hợp tác xã tỉnh:
a) Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật lao động đối với người lao động,
người sử dụng lao động trong các hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
b) Phối hợp tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật lao động do tỉnh tổ chức.
5. Hiệp hội các doanh nghiệp tỉnh và Hội doanh nhân trẻ tỉnh:
a) Phối hợp tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật lao động, triển khai
thực hiện đối với người sử dụng lao động trong hiệp hội và hội.
b) Tổng hợp những vướng mắc, kiến nghị của người sử dụng lao động báo
cáo bằng văn bản về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo
Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết.
4


6. Các Sở, ngành có liên quan: Theo chức năng được giao, tổ chức triển
khai phổ biến giáo dục pháp luật cho các đơn vị, tổ chức quản lý thuộc thẩm
quyền việc thực hiện Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn cho người lao động và
người sử dụng lao động; bố trí kinh phí phục vụ thực hiện pháp luật lao động
hàng năm.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Tổ chức tốt công tác tuyên truyền đầy đủ các nội dung của Bộ Luật Lao
động đối với người lao động, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh, các hợp tác xã
trên địa bàn quản lý.

b) Chỉ đạo phòng Lao động-Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân các
xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện
pháp luật lao động trên địa bàn huyện, thành phố.
c) Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai
Kế hoạch tuyên truyền Bộ Luật Lao động (2012) về Sở Lao động-Thương binh
và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết.
B. Tổ chức và thực hiện:
Căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ Luật Lao động của Ủy ban nhân
dân tỉnh, các Sở, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện Bộ Luật lao động và tổ chức thực hiện theo đúng yêu
cầu, tiến độ. Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển
khai thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Lao động-Thương binh và
Xã hội tổng hợp.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hướng
dẫn, theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, các địa phương và các doanh nghiệp thực
hiện Kế hoạch này và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
(b/c)
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Như mục V;
- CT, PCT UBND tỉnh Võ Đại;
- VPUB: CVP, PVP (N.V.nhựt);
- Lưu: VT, VX. N.A.M

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(đã ký)


Võ Đại

5


6



×