Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đánh giá thực trạng chăm sóc sau bỏng ở trẻ em tại khoa bỏng bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.73 KB, 55 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ MINH HẰNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SAU BỎNG
Ở TRẺ EM TẠI KHOA BỎNG BỆNH VIỆN
ĐA KHOA XANH PÔN NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ MINH HẰNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SAU BỎNG
Ở TRẺ EM TẠI KHOA BỎNG BỆNH VIỆN
ĐA KHOA XANH PÔN NĂM 2021

Chuyên ngành: Điều dưỡng Ngoại người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. LÊ THANH TÙNG

NAM ĐỊNH – 2021




LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, dưới sự tận tình hướng
dẫn của các Thầy/Cơ và được Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, em đã hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS.Lê Thanh Tùng - trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, đã
hướng dẫn em rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định đã quan tâm, tạo điều kiện giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn,Lãnh đạo cùng các anh/chị em
Đơn vị Bỏng đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề
tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày tháng năm 2021
Học viên

Nguyễn Thị Minh Hằng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu khảo sát sử dụng trong chuyên đề tốt
nghiệp, do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu khoa học nào.
Nam Định, ngày tháng năm 2021
Người cam đoan

Nguyễn Thị Minh Hằng



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 3
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ MỘT TRƯỜNG HỢP ........................................................ 28
2.1. Thơng tin về trường hợp chăm sóc .................................................................. 28
2.2. Xét nghiệm.. ................................................................................................... 35
CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN .................................................................................... 38
3.1. Những điểm đã làm được và chưa thực hiện được trong chăm sóc người bệnh
bỏng ...................................................................................................................... 38
3.2. Nguyên nhân và những khó khan trong thực hiện chăm sóc người bệnh bỏng ......... 42
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả chăm scos người bệnh bỏng .............................. 43
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 44
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO



iii

DANH MỤC VIẾT TẮT
BV

Bệnh viện


CS

Chăm sóc

ĐD

Người bệnh

NB

Điều dưỡng


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ - HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Tổn thương bỏng sâu được rạch hoại tử vùng ngực và đùi phải .............. 18


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ ở độ tuổi 1-6. Ở lứa tuổi này,
trẻ thường hiếu động, thích tị mị, khám phá nhưng chưa hiểu hết về sự nguy hiểm.
Bỏng không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý, tai nạn bỏng ở trẻ
em có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúngcách.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm, trên thế giới, tai
nạn bỏng chiếm vị trí hàng đầu trong những loại tai nạn xảy ra tại nhà của trẻ em
và là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tử vong cho trẻ. Bỏng ở trẻ em, dù diện

tích nhỏ nhưng cũng có thể gây mất muối, nước, huyết tương... dẫn đến tình trạng
sốc, nhiễm khuẩn, nhiễm độc và tử vong. Thương tích do bỏng gây đau đớn, làm trẻ
em hoảng sợ và có thể bị sốc, thậm chí khiến trẻ bị rối loạn tính cách, suy giảm khả
năng đề kháng, tạo nên tâm lý khơng thích tiếp xúc (1). Tại Việt Nam, theo số liệu
thống kê của Viện Bỏng quốc gia, trong 100 nạn nhân bị bỏng phải nhập viện, có
khoảng 2/3 là trẻ em. Tác nhân gây bỏng ở trẻ chủ yếu là nước sôi, lửa, hóa chất,
điện, sử dụng đồ dùng khơng đúng cách. Do cơ thể của trẻ em chưa phát triển hoàn
thiện, khi bị bỏng nhất là trẻ em còn nhỏ, dù diện tích và độ sâu khơng lớn, vẫn có
thể gây tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề tới thể chất và tinh thần[6].
Hiệu quả điều trị bỏng không chỉ phụ thuộc vào sơ cấp cứu, xử trí khi bỏng
mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào việc điều trị ở các trung tâm bỏng, trong đó quy
trình chăm sóc của điều dưỡng trước, trong và sau khi tiếp nhận và xử lý rất quan
trọng. Việc xử trí đúng ngay từ lúc đầu ngay tại chỗ xảy ra tai nạn bỏng và ở y tế cơ
sở, có thể góp phần làm giảm độ sâu bỏng, mức độ sốc, mức độ nặng, tỷ lệ biến
chứng, cũng như tỷ lệ tử vong của bỏng [7].. Tuy nhiên, trong thực tế nhận thức về
tính nguy hiểm của bỏng trẻ em còn rất hạn chế, xử trí bỏng trẻ em trong cộng đồng
cịn chưa đầy đủ, chưa hợp lý chiếm tỷ lệ khá cao, thậm trí sai gây hậu quả nặng nề
như: dùng các thuốc, các chất không đúng bôi lên vết thương bỏng hay gặp như:
Nước mắm,vôi, đất cát, cồn, kem đánh răng, nước đá,... hoặc khơng xử trí gì. Chúng
ta hồn tồn có thể tránh, giảm được tỷ lệ bị bỏng và hạn chế được tác hại của tai
nạn bỏng trẻ em, nếu chúng ta có ý thức phịng ngừa tốt. Trong đó việc nhanh
chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được tiếp nhận và xử trí đúng cách là một
trong những việc quan trọng nhất. Và khi tiếp nhận bệnh nhân, cơ sở y tế nói chung


2

và điều dưỡng nói riêng phải sẵn sàng kiến thức và tư trang để kịp thời xử trí, giảm
tối đa tình trạng nghiêm trọng của bệnh nhân.
Việc chăm sóc ban đầu trẻ em bị bỏng tại bệnh viện là yếu tố quyết định tới

kết quả của điều trị. Để đánh giá cụ thể tình hình chăm sóc cho trẻ em bị bỏng,
chúng tôi tiến hành chuyên đề: “Đánh giá thực trạng chăm sóc sau bỏng ở trẻ em
tại Khoa bỏng Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2021” với hai mục tiêu sau:

1. Mơ tả thực trạng chăm sóc sau bỏng ở trẻ em tại Khoa bỏng Bệnh viện
Đa khoa Xanh Pôn năm 2021.

2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc sau bỏng ở trẻ em tại
Khoa bỏng Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2021.


3

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đại cương về Bỏng:
1.1.1.1. Sự thường gặp của tai nạnbỏng:
Bỏng là một tổn thương (lesion) hoặc một loại chấn thương (injury, trauma)
hoặc một loại vết thương (wound) do những yếu tố không phải cơ học mà do yếu tố
lý (nhiệt nóng, nhiệt lạnh), hóa, bức xạ (ion hóa, khơng ion hóa, bức xạ cưỡng bức)
gây nên. Lịch sử bỏng gắn liền với lịch sử con người và lịch sử phát triển khoa học
kỹ thuật của loài người. Tổn thương bỏng do sức nhiệt khô xuất hiện từ khi con
người biết tạo ra lửa và dùng lửa (500.000 - 250.000 năm trước Công Nguyên).
Bỏng lửa là bỏng đầu tiên mà con người gặp phải (tai nạn sinh hoạt), ngoài ra còn
bỏng lửa thiên nhiên (cháy rừng, núi lửa, sét đánh...). Khoảng 60.000 năm trước
Công Nguyên, con người đã biết dùng cây cỏ chữa bỏng (người Neanderthal).
Khoảng năm 665 trước Công Nguyên, khi con người biết làm đồ gốm và dùng nồi,
ấm bằng sành sứ để đun nấu (ăn kiểu luộc, nấu), bỏng còn do sức nhiệt ướt (các
chất lỏng đun nóng sơi). Những thiên tai như nham thạch và tro bụi nóng của núi

lửa hoặc sét cũng gây bỏng cho người. Bỏng còn do các bức xạ nhiệt của mặt trời
gây ra. Từ thế kỷ XV - XVI (thời kỳ Phục hưng), khi nền hóa học phát triển, bỏng
cịn do các hóa chất (bỏng do acid, các chất kiềm mạnh). Đây là thời kỳ phát minh
ra hỏa khí, thuốc súng, khởi đầu bỏng chiến tranh. Giovanin Divigo (1514) đã mô tả
bỏng và nhiễm độc do thuốc súng. William (1596) đã viết cuốn sách “Bỏng lửa do
thuốc súng”. Từ thế kỷ XVII - XVIII, khi điện năng được phát hiện và được sử
dụng, bỏng còn do luồng điện gây ra. Trong thế kỷ XIX - XX, bỏng còn do các tia
vật lý (tia X, tia β, tia γ, tia laser...). Trong chiến tranh, bỏng do các vũ khí gây
cháy, vũ khí hạt nhân và hóa học. Trong thế kỷ XX, nhiều vụ cháy lớn đã thành các
thảm họa và đã gây bỏng cho từ vài chục đến hàng trămngười.
Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 2 triệu người bị bỏng (khoảng 1% dân số),
một nửa mất khả năng lao động tạm thời. Trong số này từ 70.000 - 108.000 người
phải vào viện nằm điều trị và tử vong do bỏng từ 6.500 - 12.000 người. Mỗi năm ở


4

Nga, số bị bỏng phải vào điều trị hàng năm khoảng 170.000 người, ở Anh số đó
khoảng 140.000 người. Ở Pháp khoảng 200.000 - 300.000 người bị bỏng và số vào
viện điều trị hàng năm là 10.000 - 15.000 người; trong số này có khoảng 3.500
ngươi bỏng nặng phải cứu chữa tại các trung tâm bỏng. Ở Nhật, số nạn nhân bỏng
điều trị tại các chuyên khoa bỏng khoảng 5.000 người/năm. Trên thế giới, số nạn
nhân tử vong do bỏng khoảng 265.000 - 300.000 người, trong đó 2/3 trường hợp là
của các nước đang phát triển và chậm phát triển. Chi phí điều trị bỏng cũng rất tốn
kém. Ở Hoa Kỳ, chi phí trung bình cho một bệnh nhân bỏng lửa hoặc bỏng hô hấp
khoảng 29.560 - 117.506 USD, chi phí cịn cao hơn nhiều ở bệnh nhân bỏng rộng.
Chi phí ước tính của một trường hợp tử vong khoảng 250.000 - 1.500.000 USD.
1.1.1.2. Hoàn cảnh và tác nhân gâybỏng:

 Ngườibệnh

- Bỏng do tai nạn sinh hoạt chiếm tới 65% số người bị bỏng: do lửa bếp dầu,
do ét xăng, khí đốt cồn, đèn dầu, chất cháy nổ, pháo, nước sơi, thức ăn nóng, hơi lửa
của nồi áp suất, hố vơi tơi nóng, đổ hắt acid, tai nạn điện, uống nhầm hóa chất, tự
thiêu, cháy nhà, phơi nắng...

- Bỏng do tai nạn lao động chiếm 5 - 10% số người bị bỏng. Bỏng hay gặp ở
các xí nghiệp luyện kim, hóa chất, xăng dầu, thuốc nổ, hầm mỏ, khí đốt, chất dẻo
tổng hợp, phịng thí nghiệm, kho tàng, nhà máy nguyên tử, các cơ sở sử dụng chất
phóng xạ...

- Bỏng do tai nạn giao thông chiếm 2% số người bị bỏng do cháy xe, tàu,
thuyền, máy bay...

- Bỏng do tai nạn điều trị chiếm khoảng dưới 1% số người bị bỏng do chườm
nóng, đắp paraffin nóng, trị liệu bằng các tia bứcxạ...

- Bỏng do thiên tai: do nham thạch và tro nóng núilửa…
- Bỏng cịn gặp do hành động khủng bố: cuộc tấn công khủng bố vào hộp
đêm ở Bali năm 2002 gây ra vụ nổ, giết chết hơn 200 người và 60 người bị bỏng.

- Bỏng thường bị đơn lẻ nhưng cũng có thể có những tai nạn hàng loạt gây
nên thảm hoạ như cháy xe, cháy nhà...

- Da là bộ phận hay bị tổn thương nhất trong bỏng, còn gặp bỏng sâu tới các
lớp dưới da, bỏng đường hơ hấp, đường tiêu hố, bỏng mắt. Bỏng có thể bị đơn
thuần hoặc kết hợp với các chấn thương hoặc nhiễm độc khác.

 Tác nhân gâybỏng



5

Bỏng là tổn thương cấp tính của cơ thể gây nên bởi sức nhiệt, hoá chất, điện
năng, bức xạ.

- Bỏng do sức nhiệt ướt: Nhiệt độ gây bỏng thường không cao như khi bị
bỏng sức nhiệt khơ. Bỏng có thể do nước sơi, thức ăn nóng (từ 50 - 1000C), dầu mỡ
sơi nóng (1800C), hơi nước từ các nồi áp suất, nồi súp - de (khi bị bỏng có thể gây
bỏng cả đường hô hấp)... Tuy nhiệt độ không cao nhưng nếu tác dụng kéo dài trên
da, nhiệt ướt cũng gây bỏngsâu.

- Bỏng do sức nhiệtkhô
+ Thường gặp nhất là bỏng lửa cháy với nhiệt độ cao như củi cháy (nhiệt độ
1.300 - 1.4000C), ét xăng cháy (800 - 1.2000C), lửa khí acetylen (2.1270C). Nếu
cháy các kho chứa nhiên liệu thì thường gặp bỏng kết hợp với trạng thái nhiễm độc
khí CO. Cháy các kho chứa chất dẻo tổng hợp (metaacrylamethyl, caprolactan...) có
thể gây nhiễm độc khí phosgen và acid fluorhydric (độc cho phổi, thận). Cháy các
kho chứa hóa chất như phân đạm NH4NO3 có thể gây nhiễm độc khí NH3 và oxyt
nitơ. Các vụ cháy nổ khí metan ở các lò hầm sâu của mỏ than đá, các vụ cháy nổ có
bình chứa butan, acetylen, oxy... thường kèm theo tổn thương cơ quan hôhấp.
+ Khi bị bỏng lửa cháy trong buồng kín, ngồi bỏng ở da cịn bị bỏng đường
hơ hấp do hít thở các khói, khí nóng; nhiễm độc sản phẩm cháy gây ra...
+ Bỏng do tác dụng trực tiếp của vật nóng như kim loại nóng chảy trong kỹ
nghệ luyện kim thường gây bỏng sâu (nhiệt độ kim loại nóng chảy tới 1.800 2.0000C, kim loại nóng đỏ khi rèn tới 800 -1.5000C).
+ Bỏng còn do các chất nóng dính như bỏng nhựa đường nóng chảy.
+ Bỏng do tia lửa điện là loại bỏng nhiệt (nhiệt độ cao lên tới 3.200 - 4.8000),
trong thời gian ngắn (0,2 - 1 giây), nguyên nhân chính là do bức xạ hồng ngoại.

- Bỏng do dòng điện dẫn truyền qua cơ thể: Bỏng do dòng điện gồm bỏng
điện hạ thế (hiệu điện thế dưới 1.000V), bỏng điện cao thế (hiệu điện thế trên

1.000V). Sét đánh là bỏng điện cao thế (lên tới hàng triệuvơn).

- Bỏng do hóa chất: Bỏng do hóa chất bao gồm các chất oxy hóa (acid,
cromic, chlorox, KMnO4...), chất khử oxy (acid hydrochloric, nitric, các hóa chất
chứa Hg...), chất bào mòn (phenol, muối dicromat, phospho trắng), các chất gây độc
cho nguyên sinh chất (acid formic, acetic, oxalic, hydro fluoric, picric, tungstic,
sulfosalicylic, tannic, tricloroacetic, cresylic...), các chất làm khô (acid sulfuric,
muriacetic...), các chất làm rộp da (cantharid, dimetyl, sulfoxid, yperit, lewisite...),


6

các hóa chất kiềm mạnh (KOH, NaOH, NH4OH, LiOH, Ba2(OH)3, vôitôi...).

- Bỏng do bứcxạ
+ Bỏng do bức xạ bao gồm nhiều loại: bỏng do tia hồng ngoại, tử ngoại;
bỏng do tia Rơn - ghen, tia laser; bỏng do tia gamma, hạt cơ bản β. Bỏng do nắng
mặt trời cũng là loại bỏng do bức xạ ánh sáng gâyra.
+ Mức độ tổn thương bỏng phụ thuộc vào loại tia, mật độ của chùm tia,
khoảng cách từ nguồn tia đến da và thời gian tác dụng.
+ Cơ chế gây bỏng do bức xạ: do nhiệt lượng của tia xạ, do phản ứng quang
- hóa học, do làm khơ gây bốc hơi nước. Các tia xạ ion hóa gây tổn thương
mơ tế bào bằng các bức xạ xuyên (tác động sinh học, hóa học...).
+ Đối với các bức xạ cưỡng bức điều chỉnh để năng lượng đồng nhất về một
pha và theo một định hướng hội tụ nhất định ở một tần số nhất định, đơn sắc (tia
laser) đã tạo ra một nhiệt lượng lớn (tới 1010độ C) hội tụ ở một điện cực nhỏ
1/10.000mm2 nên gây tổn thương bỏng rấtsâu.
1.1.2. Tiên lượng bệnh nhân bỏng

 Tác nhân gâybỏng

- Bỏng điện cao thế: Tổn thương thường rất sâu tới cơ, mạch máu, thần kinh,
xương, khớp... Bỏng thường kèm theo ngừng tim, ngừng thở, chấn thương do ngã.
Tổn thương dễ bị hoại tử và chảy máu thứ phát, để lại di chứng và tàn phế nặng như
cắt cụt, tháo khớp lớn. Diễn biến bệnh bỏng thường nặng nề hơn. Bỏng điện hạ thế
diện không rộng cũng thường gây bỏng sâu và để lại di chứng.

- Bỏng do nhiệt khô thường bỏng sâu. Bỏng hơi nóng và khí nóng thường
kèm theo bỏng hơ hấp.

- Bỏng vơi tơi nóng thường bỏng nơng sâu xen kẽ, hoại tử ướt, hay nhiễm
trực khuẩn mủ xanh, nhiễm độc - nhiễm khuẩn nặng.

- Bỏng do hóa chất mạnh cịn gây hội chứng nhiễm độc cấp do hóa chất, đặc
biệt là hóa chất có khả năng bay hơi như NH3, acidformic...

- Bỏng acid do hành động tội ác có diện bỏng ít khi rộng nhưng thường bỏng
sâu và ở những vị trí thẩm mĩ, để lại di chứng sẹo lồi và sẹo co kéo, ảnh hưởng tới
vận động và thẩm mĩ, rối loạn tâm lý nặng nề cho nạnnhân.

 Hoàn cảnh bịbỏng
- Nếu nạn nhân không tự tách khỏi nguồn gây bỏng, thời gian tiếp xúc với


7

tác nhân càng dài thì tổn thương càng nặng.

- Bệnh nhân bỏng trong trạng thái mất ý thức (khi lên cơn động kinh, say
rượu, say thuốc lào, ngất, cơn tai biến mạch não...) hoặc rối loạn cảm giác đau
(bệnh hạ liệt, bệnh đái tháo đường, co thắt tĩnh mạch...) thường bị bỏng sâu tới cơ,

xương.

- Bỏng do hành động tự sát, đặc biệt ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thường
bỏng rất rộng và sâu.

- Bỏng lửa do cháy nổ, hoả hoạn trong buồng kín: Ngồi bỏng rộng và sâu
cịn dễ bị nhiễm độc các sản phẩm cháy dở dang như khí CO, CO2, dễ bị bỏng hơ
hấp, hội chứng sóng nổ và các chấn thương kèm theo.

- Bỏng điện cao thế ở trên cao do vừa mất tri giác, vừa co giật nên nạn nhân
có thể ngã gây gãy xương, chấn thương sọ não.

- Bỏng ở trẻ em do không biết cách tự cứu nên thời gian tiếp xúc với tác
nhân kéo dài hơn. Trẻ em khi bị bỏng vơi tơi nóng do ngã xuống hố vơi mới tơi, do
ngã úp mặt vào nồi nước sơi, nước canh nóng sơi có thể gây bỏng diện rộng, kèm
theo hiện tượng ngạt do hít phải chất lỏng gây sặc...

- Khi tắm rửa bằng nước nóng, nếu khơng tự điều chỉnh được vịi nước nóng
thì bệnh nhân (người già, trẻ nhỏ, tâm thần...) sẽ bị bỏng rộng.

- Quần áo khi bị bốc cháy hoặc bị ngấm nước sôi sẽ giữ nhiệt và gây bỏng sâu.
 Diện tích bỏng chung và diện tích bỏngsâu
- Đây là căn cứ cơ bản nhất để tiên lượng bệnhnhân.
- Bỏng càng rộng, độ sâu càng lớn thì bệnh bỏng càng nặng. Tại các cơ sở
điều trị chuyên khoa, bỏng chung trên 50%, bỏng sâu trên 30% diện tích cơ thể có
tỷ lệ tử vong cao.

- Với trẻ em và người già, nếu diện tích bỏng chung trên 10%, diện tích bỏng
sâu trên 5% diện tích cơ thể là bỏng nặng.


- Ở người lớn (từ 16 - 65 tuổi), khi bỏng chung trên 20% hoặc bỏng sâu trên
10% diện tích cơ thể trở lên đều coi là nặng.

- Bỏng nơng nếu điều trị khỏi thì ít để lại di chứng hơn bỏng sâu. Bỏng trung
bì sâu có diễn biến thường phức tạp hơn, khó tiên lượng hơn bỏng biểu bì do vừa có


8

hoại tử, vừa có khả năng chuyển sang bỏng sâu. Bỏng sâu, đặc biệt khi có hoại tử
ướt thì diễn biến thường nặng nề hơn với biểu hiện nhiễm khuẩn - nhiễm độc nặng
hơn bỏng nông và chắc chắn để lại di chứng sẹo mức độ khác nhau.

- Bệnh nhân bỏng được coi là nặng khi:
+ Bỏng sâu toàn bộ da, các lớp dưới da như gân, cơ, xương, khớp và các tạng.
+ Bỏng hô hấp, bỏng mắt, bỏng đường tiêu hóa.
+ Bỏng điện, bỏng hóa chất.
+ Bỏng có biến chứng nặng, có tổn thương nặng ở các tạng quan trọng.
+ Sốc chấn thương nặng kết hợp.
+ Khi bỏng ở mặt, mắt, khớp lớn, xương sọ, bàn ngón tay.

 Tuổi, sức đề kháng cơ thể và bệnh kết hợp
- Bỏng trên bệnh nhân có sức đề kháng suy giảm, có các bệnh nặng về tim
mạch, nội tiết, máu, hô hấp, thận, bệnh nhiễm khuẩn hoặc bệnh truyền nhiễm khác...
diễn biến thường nặng.

- Phụ nữ có thai bị bỏng thường diễn biến nặng.
- Diễn biến bệnh bỏng ở trẻ em và người già thường nặng hơn, phức tạp hơn
so với người lớn. Trẻ em có bệnh kết hợp như cịi xương, suy dinh dưỡng, bệnh tim
bẩm sinh, bệnh viêm phế quản... thì bệnh bỏng thường diễn biến nặng.


 Vị trí bỏng
- Bỏng vùng đầu - mặt - cổ có thể gây bỏng đường hơ hấp, diễn biến nặng
hơn; có thể kết hợp với bỏng các giác quan như giác mạc, mi mắt, sụn tai, mũi gây
ảnh hưởng thẩm mĩ, chức năng nhìn, nhai, nghe, thở...

- Bỏng tầng sinh mơn, sinh dục dễ gây nhiễm khuẩn, rối loạn bài tiết nước tiểu.
- Bỏng vùng lưng, mặt sau chi thể do nằm tỳ đè nên vết thương lâu liền hơn.
- Bỏng bàn tay và các vùng vận động khác (khớp) thường phù nề mạnh, có
di chứng làm hạn chế chức năng do tạo sẹo co kéo,dính...

- Bỏng có thể gặp ở da, đường tiêu hố (do nuốt), đường hơ hấp do hít phải
chất độc.
Nếu bỏng đường tiêu hố thì nguy cơ hẹp thực quản cao.

 Cách cấp cứu, vận chuyển và khả năng điều trị
- Sơ cấp cứu, xử trí kỳ đầu đúng sẽ góp phần làm giảm diện tích và độ sâu
tổn thương bỏng, giảm tỷ lệ và mức độ sốc, giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong.


9

- Các tuyến chống sốc bỏng tốt, hạn chế biến chứng, vận chuyển đúng chỉ
định thì tỷ lệ cứu sống cao hơn.

- Khả năng cấp cứu, trang thiết bị, trình độ của cơ sở điều trị: Ở một số nước
hiện đại, bệnh nhân bỏng sâu tới 90% diện tích cơ thể đã được cứu sống. Tại Việt
Nam, đã cứu sống được nạn nhân bỏng nông đơn thuần tới 90%, bỏng sâu tới 70%
diện tích cơ thể. Hy vọng cùng với sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật, chúng ta
sẽ cứu sống được bệnh nhân bỏng sâu mức độ lớ nhơn.

1.1.3. Đặc điểm bỏng ở trẻ em
1.1.3.1. Đặc điểm giải phẫu, tâm sinh lý của trẻ em liên quan tới bệnh bỏng

 Da
- Da là một tạng có bề mặt rộng lớn nhất cơ thể, có nhiều chức năng quan
trọng trong cuộc sống. Da có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố cơ, lý,
hoá, sinh có hại của mơi trường tác động tới cơ thể. Da có một hệ lưới thần kinh
phong phú (thần kinh cảm giác, giao cảm, phó giao cảm). Da có hệ thống mạch máu
và bạch mạch rộng lớn, một số tuyến bài tiết liên quan tới điều chỉnh thân nhiệt, thải
chất bã... Ở trẻ < 18 tháng, biểu bì nối với trung bì một cách lỏng lẻo và có thể
phồng giộp một cách dễ dàng. Chỉ có một số lượng nhỏ của tuyến bã và tuyến mồ
hôi làm việc, do vậy da khô và nhạy cảm, dễ phồng rộp, nổi mụn.

- Da trẻ em có diện tích từ 2.500cm2 (sơ sinh) đến 15.000cm2 (15 tuổi).
- Da của trẻ mềm, mỏng, có nhiều mao mạch, dễ xây xát, dễ nhiễm khuẩn.
Lớp da trẻ rất mỏng. Da của trẻ tuổi mẫu giáo mỏng hơn da người lớn là 2,5 lần.
Lớp da của trẻ tuổi vỡ lòng mỏng hơn da người lớn là 1,5lần.

- Diện tích bề mặt của da một số bộ phận cơ thể trẻ khác với người lớn. Ở trẻ
em, diện tích đầu mặt cổ chiếm từ 14 - 20%, trong khi ở người lớn là 9%. Khi trẻ
em bị bỏng sâu từ 30% diện tích cơ thể trở lên thì nguồn lấy da tự thân để ghép rất
khó khăn.

 Lớp cơ dưới da của trẻ
Lớp cơ dưới da của trẻ, đặc biệt là ở trẻ < 6 tuổi phát triển yếu, không đồng đều,
các cơ lớn phát triển trước, các cơ nhỏ phát triển sau nên trẻ không làm được động tác
tỉ mỉ, chính xác. Sợi cơ mảnh, nhiều nước, khi bị mất nước làm gầy sút cân nhanh.

 Hệ thần kinh của trẻ



10

Não trẻ có khoảng 14 tỷ tế bào, đến 8 tuổi mới biệt hóa hồn tồn, do đó
phản ứng vỏ não có xu hướng lan toả, một kích thích dù nhỏ cũng đủ gây phản ứng
toàn thân. Sợi thần kinh chưa myelin hóa hết, đến khi 3 tuổi mới có vỏ myelin, do
vậy các kích thích thần kinh lan toả rộng. Lưới mao mạch phát triển nhanh, mạnh.
Trung tâm điều chỉnh thân nhiệt chưa hồn thiện.

 Cơ quan hơ hấp
Bộ phận hơ hấp chưa phát triển, do vậy trong hồn cảnh bình thường, hơ hấp
trẻ em đã hoạt động gắng sức. Tổ chức liên kết giữa các túi phổi nhiều mao mạch
nên khi viêm nhiễm, phổi dễ bị sung huyết và gây khó thở.

 Cơ quan tuầnhồn
- Tim: cơ tim yếu, khả năng bù trừ hạn chế, dễ bị suy tim, đặc biệt ở bệnh
nhi bỏng nặng, thường phải truyền một khối lượng lớn dịch.

- Mạch: tần số mạch ở trẻ em nhanh. Trẻ dưới 1 tuổi có hệ tuần hồn ngoại
vi chưa phát triển đầy đủ nên q trình bù đắp của chúng trước rối loạn tuần hồn
cịn nghèo nàn.

- Huyết áp động mạch: có thể đo huyết áp ở cánh tay hoặc khoeo chân. Trẻ
càng nhỏ huyết áp càng thấp. Trẻ từ 3 đến 12 tháng: huyết áp khoảng 75 - 80/50
mmHg. Trẻ >1 tuổi: huyết áp tối đa được tính nhu sau: 80 + 2n (n: số tuổi).

 Nhu cầu dinh dưỡng
Chuyển hoá cơ bản ở trẻ nhỏ cao, cơ thể trẻ lại phát triển nhanh, nhu cầu về
oxy, sinh tố, đạm đòi hỏi nhiều, khi việc ni dưỡng sút kém, trạng thái suy mịn
bỏng sẽ phát triển nhanh. Ví dụ: khi trẻ sốt cao, năng lượng tiêu hao thêm là

600cal/24 giờ.Vết bỏng lớn cần thêm từ 150 - 2.550 cal/24 giờ, khi trẻ vật vã kích
thích cần thêm 300cal/24 giờ.

 Một số yếu tố khác liên quan tới bỏng ở trẻ em
- Trẻ em suy dinh dưỡng khi bị bỏng làm suy mòn bỏng phát triển nhanh,
liền vết thương chậm, trẻ dễ bị biến chứng viêm nhiễm khuẩn, điều trị kéodài.

- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm thường xuyên trên 85% nên
khơng có lợi cho trẻ bị bỏng. Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết vào mùa ẩm ướt (tháng 2 - 3)
cao hơn so với mùa hanh khô.

- Tâm lý trẻ em lứa tuổi nhũ nhi đều rất sợ phải đến bệnh viện, các cháu


11

chưa có ý thức xác định là phải vượt lên bệnh tật để nhanh chóng khỏi bệnh. Trẻ
khơng thích những món ăn lạ giàu chất dinh dưỡng, khơng thích luyện tập chống co
kéo, để chi thể ở trong trạng thái giảm đau. Cơng tác vệ sinh chăm sóc địi hỏi phải
rất chu đáo. Trẻ cũng chưa biết phối hợp với nhân viên y tế trong điều trị. Đây cũng
là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh bỏng ở trẻ em, là yếu tố
góp phần dẫn đến di chứng bỏng.
1.1.3.2. Một số đặc điểm bệnh lý bỏng ở trẻ em

 Tai nạn bỏng thường gặp ở trẻem
- Bỏng là một trong số các tai nạn hàng đầu hay gặp ở trẻ em. Do các cơ
quan phát triển chưa hoàn thiện, trẻ em khi bị bỏng (đặc biệt khi trẻ cịn nhỏ tuổi)
dù diện tích và độ sâu khơng lớn vẫn có thể gây tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề tới
sự phát triển về thể chất và tâm thần của trẻ. Tỷ lệ trẻ em bị bỏng chiếm từ 32% 65,8% tổng số nạn nhân bỏng đến điều trị tại viện (Lê Thế Trung, Latarjet J., Pruitt
B.A...). Theo WHO, bỏng là một trong những nguyên nhân hàng đầu do tai nạn tại

nhà dẫn tới tử vong ở trẻ em, là nguyên nhân hàng đầu về hậu quả nặng nề sau bỏng
do thời gian nằm viện kéo dài, di chứng nặng nề, tỷ lệ tàn phế cao. Bỏng cũng để lại
hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Sharma P., Bang R.L. (Kuwait) theo dõi
trong giaiđoạn1993-2001nhậnthấybỏngtrẻemchiếmtỷlệlà17,5/100.000dân.Rea
S. ghi nhận ở Autralia, bỏng chiếm khoảng 8% so với tổng số chấn thương
và khoảng 1% so với tổng dân số. Tse T. nhận thấy ở Hồng Kông, tỷ lệ trẻ em bị
bỏng hàng năm là 3,4/100.000 dân. Ở Hoa Kỳ, bỏng là nguyên nhân đứng hàng thứ
3 gây tử vong cho trẻ. Ở Israel, bỏng là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong ở trẻ từ 0 - 4
tuổi, sau tai nạn đường phố và ngã, bỏng gây tử vong 19% số trẻ em nằm viện do
các chấn thương nói chung (Peleg K.)

- Tác nhân gây bỏng ở trẻ em hàng đầu là nhiệt ướt (chiếm 50 - 70%); nhiệt
khô là nguyên nhân thứ hai (chiếm 20 - 30%); bỏng do điện giật chiếm tỷ lệ 2 10%. Bỏng hóa chất hiếm gặp hơn. Trước kia, ở miền Bắc Việt Nam, trẻ em cũng
hay bị bỏng do vơi tơinóng.

- Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ mà là một cá thể năng động, tiến
triển qua một loạt các bước phát triển. Từ giai đoạn nhũ nhi (không nói được) đến


12

tuổi trưởng thành, trẻ có những thay đổi lớn trên tất cả các hệ thống trong cơ thể.
Do đặc điểm cơ thể, trẻ em khi bị bỏng thường diễn biến nặng và phức tạp hơn, điều
trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn người lớn.

 Sốc bỏng
- Ở trẻ em, dù diện tích bỏng khơng lớn (3 - 5%) vẫn có thể xuất hiện sốc
bỏng. Khi trẻ bị bỏng trên 10%, trẻ phải được theo dõi và dự phòng số c bỏng.

- Tâm thần kinh: Thành phần não ở trẻ nhiều nước, khi bị bỏng rộng dễ bị

phù não nặng. Trẻ phản ứng mạnh với đau, nhanh chóng rối loạn ý thức. Trẻ bị sốc
bỏng thường có biểu hiện kích thích vật vã, quấy khóc, bỏ bú. Cũng gặp trạng thái
ức chế như nằm im, li bì, thờ ơ với ngoại cảnh, vã mồ hơi lạnh, cảm giác giảm. Có
thể gặp co giật do thiếu oxy, rối loạn nước - điện giải, sốt cao.

- Thân nhiệt: Do hệ thống điều nhiệt chưa hoàn thiện, trẻ bị sốc bỏng thường
gặp sốt cao (2/3 trường hợp), hay gặp kèm theo co giật, tím tái (trong khi ở người
lớn thường có thân nhiệt giảm).

- Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn ở trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, do vậy quá
trình bù đắp trước các rối loạn tuần hồn nghèo nàn. Biểu hiện tình trạng mất nước
điện giải gồm sốc nặng ở trẻ nhỏ có thể thấy hốc mắt sâu lõm, thóp lõm, khơng có
nước mắt khi khóc. Khi sốc cương, có thể gặp những cơn cao huyết áp kịch phát (bù
quá mức) gây phù não, suy hô hấp cấp và phù phổi cấp.

- Hơ hấp: Trung tâm điều hồ hơ hấp chưa hồn chỉnh, trẻ dễ bị rối loạn nhịp
thở dẫn đến suy hô hấp cấp khi bị bỏng nặng, dễ bị tử vong. Trẻ em bị bỏng da có
kết hợp bỏng hơ hấp thì tỷ lệ tử vong rất cao. Trẻ dễ bị khó thở khi tổn thương hệ hơ
hấp, khi bụng chướng (hay gặp trong bỏng nặng) gây chèn ép cơ hồnh.

- Tiêu hố: hay gặp nơn trớ hoặc có rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy hoặc táo
bón. Trẻ dễ bị các rối loạn như chán ăn, bỏ bú, ỉa chảy, táo bón, buồn nơn, nơn. Đặc
biệt, tình trạng bụng chướng gặp ở sốc bỏng nặng làm trẻ dễ bị suy hơ hấp cấp
(chèn ép cơ hồnh làm trẻ khơng thở được).

- Tiết niệu: nước tiểu thường nhược trương với số lượng nhiều.
- Cận lâm sàng: thường gặp biểu hiện máu cô (hồng cầu, Hb tăng, hematocrit
tăng, bạch cầu cũng tăng cao), rối loạn điện giải nặng, glucose máu tăng cao. Cần



13

lưu ý lượng máu trẻ em là 75 ml/kg, tránh làm mất máu nhiều do làm xét nghiệm.

 Giai đoạn tiếp theo của bệnh bỏng
- Trẻ hay bị những rối loạn tâm thần kinh như trạng thái hốt hoảng, quấy
khóc, ngủ kém, sợ tiếp xúc.

- Rối loạn tiêu hoá hay gặp như chán ăn, ăn kém, bỏ bú. Nặng hơn có thể gặp
tình trạng buồn nơn, nơn, đi lỏng hoặc táo bón, lt cấp và xuất huyết tiêu hố.
Trạng thái bụng chướng hay gặp ở trẻ bị bỏng nặng. Đây là biểu hiện tình trạng
nặng, đồng thời cũng gây nguy cơ suy hô hấp, nhiễm khuẩn nội sinh (đặc biệt trực
khuẩn đường ruột), nhiễm độc.

- Hay gặp tình trạng thiếu máu, giảm protein.
- Biến chứng liên quan nhiễm khuẩn thường gặp như viêm nhiễm đường hô
hấp, nhiễm khuẩn huyết hoặc các biến chứng khác như suy thận cấp, rối loạn đông
máu, rối loạn điện giải... Ở những trẻ em suy dinh dưỡng, sức chống đỡ của cơ thể
sút kém, do dùng kháng sinh kéo dài thường bị nhiễm nấm Candida albicans tại vết
bỏng, đường tiêu hố, đường hơ hấp và máu.

- Suy mòn bỏng gặp sớm, đặc biệt ở trẻ bị bỏng sâu. Trẻ gầy sút nhanh, phù
dưới da, tư thế co quắp sai lệch, bán sai khớp - sai khớp bệnh lý, thiếu máu, protein
máu hạ thấp, vết bỏng không thấy mô hạt...

- Thời kỳ dưỡng bệnh: rối loạn về hệ tạo huyết, tim mạch, tiêu hoá, tâm thần
kinh ở trẻ phục hồi chậm hơn người lớn. Trẻ nhỏ sau khi bị bỏng dễ bị mắc một số
bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus, cơ thể chậm phát triển, tính tình thay đổi, khả năng
học tập cũng bị ảnh hưởng... Thường gặp các di chứng sẹo xơ, co kéo và gây biến
dạng chi thể khi cơ thể phát triển lớn lên, ảnh hưởng thẩm mỹ, chức năng, thậm chí

tàn phế (do sai khớp, lệch vẹo, loét lâu liền, K hoá, khuyết tổn mô như phải tháo
khớp, cắt đoạnchi...).

 Đặc điểm tổnthương
- Da trẻ em mềm, mỏng, dễ xây xát, nhiễm khuẩn, dễ bị bỏng sâu dù thời
gian tiếp xúc tác nhânngắn.

- Trẻ dưới 18 tháng, biểu bì nối với trung bì một cách lỏng lẻo và có thể phồng
rộp một cách dễ dàng, trên lâm sàng biểu hiện hình thành nốt phồng lớn.

- Sự mất nước qua biểu bì mỏng mảnh lớn và trẻ em có nhu cầu tăng dịch.
Nước chiếm tỷ lệ lớn trong mô tế bào da nên khi bỏng sâu thường biểu hiện hoại tử


14

ướt. Cơ dưới da, nhất trẻ < 6 tuổi phát triển yếu, không đều nên khi bỏng ở bàn tay,
bàn chân dễ bỏng sâu tới xương khớp.

- Trẻ em có tỷ lệ % da đầu mặt cổ (từ 14 - 20%) lớn hơn người trưởng thành.
Trẻ < 1 tuổi, tỷ lệ da đầu mặt tương đương một chi dưới của người lớn. Khi bỏng
vùng đầu mặt, cần lưu ý tới diện tích phần bỏng da đầu có tóc. Nhưng da đầu cũng
là vùng lấy da khi nguồn hạn chế với ưu thế nhanh liền, ít ảnh hưởng thẩm mỹ do
tóc mọc sau đó. Việc chẩn đốn chính xác độ sâu bỏng ở trẻ em khó khăn, địi hỏi
phải chẩn đốn bổ sung qua những lần thay băng.

- Diễn biến tại chỗ vết thương tiến triển nhanh, có thể nhanh chóng phục hồi
do khả năng biểu mô tốt hơn người lớn nhưng cũng có thể nhanh chóng nặng lên do
sức đề kháng suy giảm.
1.1.4. Điều trị bỏng ở trẻem

1.1.4.1. Bổ sung dịch thể ở trẻ em có sốcbỏng

- Trẻ em có tỷ lệ nước trong cơ thể lớn, khi bị bỏng cần được bù dịch nhanh
và hợp lý. Truyền đủ dịch thể để hồi phục khối lượng máu lưu hành nhưng không
truyền quá nhiều để tránh biến chứng phù phổi cấp, suy tim cấp, phù não.

- Bổ sung dịch thể bằng các cách đơn giản là đường uống. Đối với trẻ còn
bú, cách tốt nhất là vẫn cho trẻ bú. Cho trẻ uống các dịch thể có điện giải và đường
như oresol, nước cháo có đường và muối, nước chè thêm đường và muối ăn...

- Nhanh chóng đặt 1 đường truyền ngoại vi để bù nước điện giải khi có sốc
hoặc nguy cơ sốc (khi bỏng trên 10%). Dịch truyền ban đầu có thể sử dụng là ringer
lactat, natri clorid 0,9%.

- Do các đặc điểm sinh lý nên hồi sức dịch thể cho sốc bỏng ở trẻ em thường
khó chính xác. Lượng dịch thể cho trẻ em nhiều hơn người lớn có cùng diện tích
bỏng. Một số nghiên cứu thơng báo lượng dịch hồi sức cho trẻ em bỏng khoảng
6ml/kg/% diện tích bỏng. Lý do chính có lẽ là tỷ số diện tích và cân nặng của trẻ em
cao hơn so với người lớn. Các công thức hồi sức cho bệnh nhân bỏng nhi hiện nay
đều dựa trên cân nặng và diện tích bỏng và bao gồm lượng dịch bù cho thốt dịch
và lượng dịch cho duy trì chức năng sinh lý. Chuyển hố glucose là một q trình
rất quan trọng ở trẻ em. Dự trữ glucose tại gan ở trẻ em thường bị hết sau 12 - 14
giờ nhịn đói. Sau thời điểm đó, cơ thể sẽ huy động acid amin, glycerol, lactat để sản
xuất tạo glucose. Do vậy, khi điều trị nên bổ sung glucose vào dịch duy trì hoặc tiến


15

hành sớm ni dưỡng qua đường tiêu hố.


- Có nhiều cách tính lượng dịch thể cần thiết để điều trị bệnh bỏng ở trẻ em.
Dưới đây là công thức thường dùng của Carvajal H.F. với trẻ em > 3 tháng tuổi:
Tổng lượng dịch truyền (ml/m2)
Ngày

Ngày

Những ngày

thứ nhất

thứhai

tiếp theo

Nhu cầu cơ bản

2.000

1.500

2.200

Nhu cầu liên quan tới bỏng

5.000

4.000

2.800


Loại nhu cầu

- Lượng dịch được phân bố: 1/2 truyền trong 8 giờ đầu, 1/2 trong 16 giờ tiếp theo.
- Các loại dịch: 1/2 là dung dịch ringer, 1/2 là glucose 5%. Nếu bỏng trên
20% và tuỳ theo huyết động, tình trạng da và niêm mạc..., có thể truyền các dung
dịch keo khi có điều kiện như huyết tương, albumin (1g/kg thể trọng), gelofusin...

- Công thức Parkland: chỉ sử dụng dịch ringer lactat trong 24 giờ đầu, tổng
lượng dịch = 4ml x % diện tích bỏng x trọng lượng cơ thể.

- Trong khi truyền dịch cần luôn theo dõi đáp ứng của trẻ với điều trị (tình
trạng chung, huyết áp động và tĩnh mạch, số lượng nước tiểu...).

- Có kế hoạch sử dụng ven truyền do trẻ khó khăn lấy được đường truyền.
1.1.4.2. Giảm đau ở trẻ em bị bỏng

- Đau trong bỏng do nhiều cơ chế: do tác dụng trực tiếp của sức nhiệt, do
kích thích thụ cảm thể đau và các tận cùng thần kinh, do các chất trung gian trong
đáp ứng viêm như chất P...

- Đặc điểm của đau trong bỏng: đau liên tục (do bỏng, do lấy da, thường dễ
kiểm soát); đau do can thiệp (thay băng, vận động, nuôi dưõng, hồi sức, có đặc điểm
nhắc lại, hàng ngày và nhiều lần trong ngày); đau sau khi lành sẹo (sẹo lồi, co kéo
gây đau).

- Hậu quả của đau: Đau làm tăng chuyển hoá, suy dinh dưỡng, suy miễn
dịch, rối loạn tâm thần kinh. Đặc biệt về tâm sinh lý, đau trước mắt gây cho trẻ nỗi
sợ hãi, rối loạn xúc cảm, tạo tâm lý không tiếp xúc, không hợp tác trong điều trị
(khó thay băng, ăn kém, kích thích...). Về lâu dài, đau làm ảnh hưởng phát triển

nhân cách, rối loạn tâm sinh lý dài, gây sợ hãi, trầmcảm.

- Nguyên tắc điều trị giảm đau:


16

+ Cần can thiệp hai loại đau kéo dài và đau do can thiệp.
+ Lựa chọn thuốc phù hợp (ít độc, ít tích luỹ, tác dụng nhanh...), chú ý tới
tâm lý và tình cảm trẻ.
1.1.4.3. Điều trị tại chỗ

- Cần bảo đảm vết bỏng luôn sạch sẽ, không bị nhiễm các chất thải như phân,
nước tiểu của trẻ. Tránh tì đè vết bỏng, đặc biệt các vết bỏng tại mặt sau chi thể.

- Khả năng hấp thu da trẻ em là rất lớn, một số thuốc dùng ngồi có thể gây
tác dụng phụ, đặc biệt các thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng dùng trong thời gian dài
như betadin, silversulfadiazin.

- Da trẻ mỏng, khi lấy da để ghép, độ dày mảnh da mỏng hơn người lớn, chủ
yếu từ 0,1 - 0,15mm.

- Khi da ghép bám sống tốt, cần cho trẻ em tập vận động và phục hồi chức
năng sớm, dự phịng tốt cho các di chứng tại chỗ và tồn thân.
1.1.4.4. Nuôi dưỡng

- Nếu trẻ không nôn, không chướng bụng nên sử dụng sớm việc nuôi dưỡng
đường miệng (bú, ăn, uống). Có thể cho trẻ ăn qua sonde dạ dày và tá tràng sớm.
Khi trẻ bị bỏng nặng, cần phối hợp giữa ni dưỡng đường tiêu hố với ni dưỡng
đường tĩnh mạch.


- Cần bảo đảm cho trẻ đủ dinh dưỡng, năng lượng, đáp ứng cho việc bù đắp
khi bị bỏng, đồng thời vẫn bảo đảm nhu cầu cơ thể tiếp tục phát triển. Một trong
những biểu hiện quan trọng khi nuôi dưỡng đạt yêu cầu là trẻ vẫn tiếp tục tăng cân
sinh lý.
1.1.4.5. Phương diện tâm lý

- Trẻ bỏng nặng phải nằm viện kéo dài, môi trường bệnh viện tạo stress, sự
xa cách người thân... đều ảnh hưởng tới tâm lý trẻ.

- Sợ hãi và lo lắng thấp hơn ngưỡng đau của trẻ, các biện pháp can thiệp cũng
khó khăn hơn đối với sự chịu đựng của trẻ.

- Một phương pháp làm giảm lo lắng cho cả trẻ và cha mẹ là trao đổi trước
những gì có thể mong đợi và kết quả điều trị của vết thương. Cha mẹ và đứa trẻ sẽ
bớt hoảng hốt bởi các triệu chứng sau bỏng nếu họ được thông báo trước về các
triệu chứng trong bỏng có thể xảy ra, thuốc, chăm sóc và các biện pháp điều trị ...
Cần giải thích tại sao phải sử dụng biện pháp này, thời gian kéo dài bao lâu, sẽ đau


17

hoặc khó chịu và nếu vậy mức độ ra sao và bao lâu. Với trẻ, mọi việc liên quan đến
điều trị đều phải tác động đến giác quan của trẻ và cảm giác quen thuộc. Một ví dụ
có thể là: “chỗ lấy da của cháu đây này. Khi cháu tỉnh dậy, nó sẽ đau trong một vài
ngày, giống như vết xước trên đầu gối cháu khi bị ngã xe đạp thôi”. Như vậy sẽ tạo
tâm lý an tâm, phối hợp điều trị của trẻ và gia đình tốt hơn.

- Cần tạo một môi trường điều trị cho trẻ em như trong buồng bệnh có đồ
chơi, tranh ảnh, cótivi...


- Cơng tác tâm lý sau khỏi bỏng cũng rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự kết
hợp giữa bác sỹ lâm sàng, chuyên gia tâm lý, phục hồi chức năng và gia đình, để
làm trẻ có thể tái hồ nhập cộng đồng một cách dễ dànghơn.
1.1.5. Xử trí ban đầu trẻ em bị bỏng tại cơ sở y tế
1.1.5.1. Đánh giá toàn thân tại cơ sở ytế

- Giống như các loại hình chấn thương khác, đánh giá ban đầu theo thứ tự
ABCs, và kiểm soát đường thở thỏa đáng là cần thiết. Đảm bảo hô hấp được coi ưu
tiên hàng đầu, nhất là khi bệnh nhân có hoặc nghi ngờ bỏng hơ hấp.

- Đánh giá ý thức (theo thang điểm glasgow): ý thức bệnh nhân bỏng có thể
rối loạn trong các trường hợp sốc nặng, chấn thương kết hợp, bỏng hô hấp, do thiếu
oxy, do dùng thuốc hoặc bệnh lý trước đó.

- Trong đánh giá ban đầu, can thiệp các nguy cơ đe dọa tính mạng, chú ý cố
định cột sống cổ cho tới khi loại trừ được các tổn thương.

- Sau khi đánh giá ban đầu, nên tiến hành đánh giá toàn diện từ đầu tới chân.
Khai thác rõ bệnh sử nếu điều kiện cho phép.

- Các xét nghiệm thường quy gồm: công thức máu, điện giải đồ, glucose, ure
và creatinin huyết thanh. Đánh giá thơng khí thơng qua khí máu động mạch,
Xquang tim - phổi chuẩn, và nồng độc arboxyhemoglobin.

- Đánh giá vết thương:
+ Sau khi đánh giá bước đầu, song song với hồi sức, tiến hành đánh giá cẩn
thận hơn về tổn thương bỏng. Khám xét tại chỗ vết bỏng để chẩn đoán sơ bộ và tiên
lượng mức độ nặng nhẹ. Tiên lượng bệnh nhân dựa vào các chỉ số sống cịn, diện
tích và độ sâu tổn thương bỏng, vị trí tổn thương, tổn thương phối hợp và cơ địa.

+ Lưu ý đánh giá trường hợp bỏng chu vi chi thể, chu vi cổ, ngực, bụng để


×