Bộ văn hóa-thể thao và du lịch
Vụ gia đình
báo cáo tổng kết đề tài kh&cn cấp bộ
đánh giá thực trạng năng lực
chăm sóc, giáo dục trẻ em của các
gia đình khu vực nông thôn phía bắc
chủ nhiệm đề tài: ngô thị ngọc anh
7145
24/02/2009
Hà nội - 2008
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của đề tài: 4
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 8
4. Nội dung nghiên cứu 8
5. Đối tượng, khách thể nghiên cứu; thời gian và địa bàn nghiên cứu: 9
6. Phạm vi nghiên cứu 9
7. Phương pháp nghiên cứu: 9
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 11
PHẦN NỘI DUNG 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
I. Các khái niệm liên quan 12
1. Trẻ em 12
2. Bảo vệ trẻ em 12
3. Chăm sóc trẻ em 13
4. Giáo dục 13
5. Các lực lượng tham gia chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em 13
6. Gia đình 15
II. Quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước liên quan đến
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia đình 16
1. Quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước liên quan đến bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 16
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về nâng cao năng lực cho các bậc cha
mẹ trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ
em 17
3. Hệ thống văn bản chính sách liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em 18
4. Nhận xét về hệ thống văn bản chính sách của Đảng và Nhà nước đối với
vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 19
III. Các yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức, kỹ năng của các gia đình trong
công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo d
ục trẻ em 19
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BẢO VỆ, CHĂM
SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH TẠI ĐỊA BÀN 23
I. Thông tin chung về người trả lời 23
1. Tuổi 23
2. Giới tính 23
3. Dân tộc, tôn giáo người trả lời 24
4. Học vấn 24
5. Nghề nghiệp 25
6. Tình trạng hôn nhân 25
7. Số thế hệ và số thành viên trong gia đình 26
8. Điều kiện sống của các gia đình 26
II. Thực trạng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia
đình: 31
2
1. Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ 31
1.1. Về bảo vệ trẻ em 31
1.2. Về chăm sóc trẻ em 34
1.3. Về giáo dục trẻ em 35
2. Thực trạng kiến thức và kỹ năng của các bậc cha mẹ về bảo vệ trẻ em
trong gia đình 37
2.1. Kiến thức, kỹ năng của cha mẹ về an toàn khi sử dụng điện 37
2.2. Kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ tránh bị đuối nước 41
2.3. Kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ tránh bị ngộ độc 44
2.4. Kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ tránh tai nạn giao thông đường bộ 47
2.5. Kiến thức, kỹ nă
ng bảo vệ trẻ tránh bị tổn thương tinh thần 49
2.6. Kiến thức, kỹ năng cha mẹ dưới 6 tuổi về phòng tránh bỏng cho trẻ
em: 53
2.7. Kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ không bị ngã gây thương tích 55
2.8. Kiến thức, kỹ năng phòng tránh hóc nghẹn cho trẻ: 58
2.9. Phần kiến thức và kỹ năng của cha mẹ có con từ 6 đến 16 tuổi về b
ảo
vệ trẻ tránh sa vào tệ nạn xã hội 60
3. Thực trạng kiến thức và kỹ năng của các bậc cha mẹ về chăm sóc trẻ
em trong gia đình 64
3.1. Kiến thức: 64
3.2. Kỹ năng: 73
4. Thực trạng công tác giáo dục trẻ em trong gia đình 78
4.1. Kiến thức và kỹ năng chung của cha mẹ về giáo dục trẻ
em: 78
4.2 Kỹ năng và nội dung giáo dục trẻ em trong các gia đình khu vực nông
thôn phía Bắc 87
5. Việc tiếp cận thông tin của các bậc cha mẹ trong bảo vệ, chăm sóc, giáo
dục trẻ em 94
5.1. Việc tiếp cận thông tin của cha mẹ trong bảo vệ trẻ em 94
5.2. Việc tiếp cận thông tin của cha mẹ về chăm sóc trẻ em 102
5.3. Việc tiếp cận thông tin của cha mẹ v
ề giáo dục trẻ em 109
III. Nhu cầu của các bậc cha mẹ trong việc nâng cao năng lực về bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em 116
1. Nhu cầu bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng 116
2. Nhu cầu được cải thiện các điều kiện sống 125
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 128
I. Những phát hiện chính: 128
II. Kết luận: 131
III. Khuyế
n nghị: 132
1. Với Nhà nước 132
2. Với cơ quan quản lý nhà nước về gia đình: 133
3. Với các cơ quan giáo dục xã hội: 133
4. Với các gia đình: 134
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO 135
PHỤ LỤC 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT 137
3
I. Tỉnh Hà Tây 138
1. Huyện Quốc Oai 138
2. Xã Đồng Quang 139
3. Xã Sài Sơn 140
II. Tỉnh Hòa Bình 141
1. Huyện Yên Thủy 142
2. Xã Yên Lạc 142
3. Xã Hữu Lợi 144
III. Tỉnh Thái Bình 146
1. Huyện Kiến Xương 146
2. Xã Thanh Tân 147
3. Xã Bình Nguyên 148
PHỤ LỤC 2 : MÔ HÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC, GIÁO
DỤC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CỦA CÁC GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG
THÔN PHÍA BẮC 151
1. Cơ sở đề xuất mô hình. 151
2. Mô hình can thiệp, cung cấp nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo vệ chăm
sóc và giáo dục trẻ em tại gia đình 152
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế
hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để hội nhập
vào cuộc sống cộng đồng xã hội. Tuy không phải là thiết chế duy nhất có vai
trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhưng môi trường gia
đình bao giờ
cũng là môi trường quan trọng nhất. Bởi bản chất của việc bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em xuất phát từ tình thương yêu không tính toán, từ trách
nhiệm gìn giữ nòi giống, duy trì và phát triển truyền thống văn hoá gia đình
và của dân tộc.
Trong gia đình, trẻ được truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ
năng sống qua chính thực tế cuộc sống, qua những thành viên trong gia đ
ình.
Vì vậy, những kiến thức, kỹ năng trẻ học được thường gắn với những tình
huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Có thể coi gia đình là trường học
đầu tiên, là môi trường nuôi dưỡng, giáo dục đặc biệt đối với sự phát triển của
trẻ. Vì vậy, trong ba lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục trẻ, chúng ta
có thể khẳng định gia đình giữ vị trí trung tâm. Điều đó xuất phát t
ừ những
đặc trưng của giáo dục gia đình.
Cùng với quá trình phát triển của đời sống xã hội, chức năng bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình cũng dần biến đổi. Sự biến đổi này
mang trong mình cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Chất lượng sống được nâng
cao cả về mặt vật chất và tinh thần giúp cho trẻ em trong gia đình hiện nay
được chă
m sóc tốt hơn, có cơ hội phát triển về thể lực và trí lực hơn so với thế
hệ trước. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế đi kèm với những đòi hỏi
ngày một cao của công việc, sự hối hả của nhịp sống công nghiệp đôi khi lại
khiến các bậc cha mẹ không có đủ thời gian để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
con mình. Sự lơ là, thi
ếu kiến thức, kỹ năng của cha mẹ và môi trường xã hội
đầy biến động đã dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em như tình trạng
tai nạn thương tích, hiện tượng “ngồi nhầm lớp” hay trẻ em vi phạm pháp luật
xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây
Nền kinh tế tri thức đang hình thành trên thế giới cùng với xu thế hội
nhậ
p và toàn cầu hoá, đặt ra nhiệm vụ mới, không chỉ cho hệ thống thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em mà cho cả gia đình trách nhiệm
giáo dục hình thành con người mới năng động, sáng tạo, tự chủ, có khả năng
thích ứng nhanh, có đủ năng lực hội nhập đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực
chất lượng cao của nền kinh tế tri thức nói chung, của giai
đoạn công nghiệp
5
hoá, hiện đại hoá đất nước nói riêng. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho gia đình để góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trẻ có thể đáp ứng tốt trong nền kinh tế tri thức là một
vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Khu vực nông thôn phía Bắc là những địa phương có đặc thù nghề
nghiệp là sản xuấ
t nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá cũng đang diễn ra mạnh mẽ làm biến đổi tính chất
nền sản xuất cũng như đời sống văn hoá xã hội, phong tục tập quán của người
dân. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực có lịch sử văn hoá lâu đời – xuất thân từ
cái nôi văn hoá vùng đồng bằng sông Hồng do vậy những kiến thức dân gian
có ảnh hưởng nhiề
u tới việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. Và tại một số vùng,
một số địa phương, việc tiếp cận những kiến thức và kỹ năng mới trong việc
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn hạn chế. Điều này dẫn tới việc các
gia đình gặp khó khăn trong việc tiếp nhận nội dung và phương pháp phù hợp
trong chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.
Đề tài "Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ em của
các gia đình khu vực nông thôn phía Bắc" nhằm tìm hiểu thực trạng kiến
thức, kỹ năng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của các gia đình
tại khu vực này, đồng thời tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức, kỹ
năng của các gia đình, từ đ
ó xác định các nhu cầu đối với việc được nâng cao
kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của cha mẹ để đề xuất giải
pháp nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các
gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Ở nước ngoài:
Hầu hết các nước, dù là ở vùng
địa lý, văn hoá khác nhau nhưng đều
thống nhất chung một quan điểm rằng môi trường tốt nhất để bảo vệ, chăm
sóc và nuôi dưỡng trẻ em là gia đình. Trên thế giới, rất nhiều công trình
nghiên cứu, ấn phẩm đã được xuất bản với nội dung cung cấp những kiến
thức, kỹ năng cho các bậc cha mẹ làm tốt việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ
em. N
ăm 1989, nhà xuất bản Doubleday – Anh xuất bản cuốn “Vì sao cha mẹ
tốt mà con lại hư” – “Why good parents have bad kids” của tác giả E. Kent
Hayes đã đề cập tới việc để có một người con khoẻ mạnh, có ích và thành đạt
thì cha mẹ cần phải có kiến thức, kỹ năng như biết lắng nghe, động viên và
kiên nhẫn Cuốn sách này đã được NXB Phụ nữ dịch ra tiếng Việt và xuất
bản vào năm 2002.
6
Tiến sỹ Y Khoa Edward Hallowell cũng đã nghiên cứu về những đặc
điểm tâm lý trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ để từ đó hướng dẫn các bậc cha
mẹ có cách thức thích hợp chăm sóc, giáo dục con em mình. Nghiên cứu của
ông đã được xuất bản thành sách với tựa đề “When you worry about the child
you love” – “Khi bạn lo lắng về đứa con yêu của mình” (NXB Phụ nữ, Hà
Nội, 2003).
Ở Trung Quốc, quốc gia có nhiều đặc tr
ưng văn hoá truyền thống tương
đồng với Việt Nam, cho dù vẫn còn quan niệm việc nuôi dạy con cái là trách
nhiệm của người mẹ, nhưng làm thế nào để người mẹ có đủ khả năng nuôi
dạy con trong một thế giới với thông tin đa chiều như hiện nay cũng đã được
chuyên gia tâm lý giáo dục Lưu Tiểu Hà nghiên cứu sâu trong cuốn sách
“Hãy làm một người mẹ thông minh”( NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội,
2002).
Song song với các công trình nghiên cứ
u, rất nhiều hội nghị, diễn đàn
quốc tế đã được tổ chức để thảo luận với nội dung nâng cao hơn nữa sự đầu tư
của các chính phủ đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Một trong những
nội dung được đề cập tới khi nghiên cứu việc chăm sóc, giáo dục trẻ em là vai
trò quan trọng của gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục tr
ẻ em. Điều này đã
được xác định trong văn bản của 2 diễn đàn quốc tế gần đây nhất về lĩnh vực
gia đình. Đó là: Tuyên bố Hà nội (tại diễn đàn Gia đình các nước khu vực
Đông Á, Hà nội, từ ngày 28 đến 30 tháng 04 năm 2004) và diễn đàn "Gia đình
trong giai đoạn chuyển giao (Diễn ra tại Canberra, Australia, từ 1 đến 2 tháng
12 năm 2005). Tại hai diễn đàn này, các nước tham gia thu
ộc các châu lục đã
khẳng định: "gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, có vị trí và vai trò rất quan
trọng trong việc nuôi dưỡng, hình thành nhân cách của mỗi người".
2.2. Ở Việt Nam:
Trong một vài năm gần đây đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu
có liên quan đến vấn đề năng lực của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em. Tiêu biểu là một số công trình nghiên cứ
u sau:
Đề tài “Vị trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục trẻ em” do GS.TS. Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm. Đề tài tiến hành
trong 02 năm từ 1999-2000 và trên các tỉnh thuộc 3 khu vực Bắc, Trung,
Nam. Kết quả nghiên cứu đã khái quát được thực trạng việc chăm sóc sức
khoẻ cho trẻ em về ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, về tiêm chủng, nhận thức
đúng về trách nhi
ệm của gia đình phải chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em. Đồng
thời một vấn đề quan trọng cũng đã được các tác giả đề cập đến đó là sự
quan tâm của gia đình đối với các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí. Tuy
7
nhiên, đề tài chưa đi sâu nghiên cứu về vai trò của gia đình trong việc chăm
sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc đề xuất các mô hình hoạt động nâng cao
kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của gia đình.
Đề tài “Thực trạng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong
gia đình và cộng đồng sau 10 năm đổi mới” do PGS.TS. Lê Khanh làm chủ
nhiệm. Đề tài tiến hành đ
iều tra 579 gia đình, 175 cán bộ và triển khai tại Bắc
Kạn, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nội, ngoài ra còn sử dụng một số số liệu nghiên
cứu tại các địa bàn như Bến Tre, TP. Hồ Chí Minh. Đề tài đã đánh giá được
thực trạng nhận thức của gia đình, cán bộ về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo
dục trẻ em; về hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại gia đình và
cộng đồng như chăm sóc về sức khoẻ cho trẻ về sự quan tâm, tham gia vào
giáo dục học tập và vui chơi của trẻ, phương pháp giáo dục trẻ, nhân tố tác
động đến khả năng chăm sóc, giáo dục trẻ của gia đình. Tuy nhiên, đề tài
chưa đưa ra được giải pháp cụ thể nào giúp gia đình làm tốt việc chăm sóc,
giáo dục cho trẻ.
Đề tài “Những nhân tố mới bảo vệ, chă
m sóc, giáo dục trẻ em trong gia
đình và cộng đồng” do TS. Lê Trung Trấn và nhóm nghiên cứu thực hiện
trong tháng 9/2000 đã đưa ra kết luận là gia đình và cộng đồng có vị trí, ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, đặc biệt đối với việc hình thành và
phát triển nhân cách của con người. Vì vậy, chất lượng chăm sóc, bảo vệ, giáo
dục trẻ em tuỳ thuộc vào nhận thức, điều kiện, kỹ n
ăng, khả năng thực hiện
của gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên vấn đề làm thế nào để nâng cao chất
lượng của việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em chưa được đề cập đến đầy
đủ.
Đề tài “Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống” do
PGS.TS Đặng Cảnh Khanh và nhóm nghiên cứu tiến hành năm 2003, với 800
mẫu gia đình được điề
u tra tại Hà Nội, Huế, Hà Tây để tìm hiểu mức độ quan
tâm của gia đình đối với việc chăm sóc, giáo dục cho con cái và giáo dục các
giá trị gia đình truyền thống cho con cái trong các gia đình hiện nay.
Năm 2005, Dự án tư vấn kỹ thuật “Hỗ trợ phát triển trẻ thơ trong các
gia đình nghèo ở Việt Nam” do Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em,
Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện. Dự án tiế
n hành trên quy mô
lớn ở 40 tỉnh thành trong cả nước. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị
cần cung cấp các dịch vụ phát triển trẻ thơ đến các gia đình, tập trung vào trẻ
em từ 0-3 tuổi và trẻ em ở các vùng khó khăn, hỗ trợ cho các gia đình nghèo,
các chính sách thực hiện cho trẻ em trong các gia đình nghèo và trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để các em có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc
8
giáo dục mầm non miễn phí. Tuy nhiên, dự án chủ yếu mới chỉ tìm hiểu về
thực trạng tình hình chăm sóc và giáo dục trẻ thơ, và có hỗ trợ cho các gia
đình nghèo, khuyến nghị miễn phí học cho các cháu. Vấn đề tìm hiểu về năng
lực, các kỹ năng chăm sóc, giáo dục con cái của các bậc cha mẹ vẫn còn
chưa được nghiên cứu sâu.
Nhìn chung, các dự án, đề tài đã tiến hành nghiên cứu mới chỉ d
ừng lại
ở các khía cạnh khác nhau về vai trò, vị trí, biện pháp của gia đình trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ em. Chưa có dự án, đề tài nào nghiên cứu chuyên biệt,
đi sâu tìm hiểu vấn đề năng lực của gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ
em. Thêm nữa, cho tới nay, chưa có một mô hình nào được xây dựng nhằm
cung cấp và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các gia đình, giúp các gia đình
thực hiện tốt hơn chứ
c năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em của các gia đình tại một số tỉnh thuộc khu vực nông thôn phía Bắc
nhằm xây dựng mô hình củng cố và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các gia
đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dụ
c trẻ em thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em của các gia đình. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng kiến
thức và kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ em của các gia đình.
- Xác định nhu cầu của các gia đình
đối với nâng cao kiến thức, kỹ
năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng mô hình can thiệp nâng cao
kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các gia đình trên cơ
sở các nhu cầu thực tế.
4. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của
cha mẹ, ông bà
- Thực trạng kiến thức và kỹ năng của cha mẹ, ông bà trong các gia
đình đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Nhu cầu, nguyện vọng của cha mẹ về việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
- Đề xuất một số giải pháp triển khai xây dựng mô hình
9
- Xây dựng nội dung của mô hình can thiệp nâng cao kiến thức, kỹ
năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha mẹ
5. Đối tượng, khách thể nghiên cứu; thời gian và địa bàn nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo
dục trẻ em của các gia đình khu vực nông thôn phía Bắc.
* Khách thể nghiên cứu:
- Cha/mẹ của trẻ
- Ông/ bà của trẻ
- Lãnh đạ
o chính quyền và đại diện các ban ngành đoàn thể có liên
quan
* Địa bàn nghiên cứu:
Do điều kiện thời gian và khả năng kinh phí có hạn nên đề tài tập trung
nghiên cứu tại 3 tỉnh: Hà Tây, Thái Bình và Hoà Bình. Mỗi tỉnh chọn 1
huyện, mỗi huyện chọn 2 xã để khảo sát nghiên cứu.
- Tại Hà Tây: xã Sài Sơn và xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai.
- Tại Hòa Bình: xã Yên Lạc và xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy.
- Tại Thái Bình: xã Thanh Tân và xã Bình Nguyên, huyện Kiến Xương.
* Thời gian nghiên c
ứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008.
6. Phạm vi nghiên cứu
Kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một vấn
đề có phạm vi rộng. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên
cứu làm rõ thực trạng kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em của các gia đình cũng như xác định các yếu tố ảnh h
ưởng tới thực trạng
này theo các chỉ báo đã được xây dựng. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp can
thiệp nhằm củng cố và nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em trong các gia đình.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1.Phương pháp phân tích tài liệu:
- Tổng hợp và phân tích hệ thống các quan điểm, chính sách về giáo
dục gia đình; kiến thức, kỹ năng bảo vệ, ch
ăm sóc, giáo dục trẻ em của các
gia đình ở trên thế giới và Việt Nam.
- Tổng hợp và phân tích hệ thống các công trình nghiên cứu, các kết
quả điều tra khảo sát, các báo cáo tổng hợp về tình hình kinh tế xã hội chung
của địa bàn nghiên cứu. Tổng quan các kết quả nghiên cứu khoa học đã được
thực hiện có liên quan đến đề tài để đánh giá được những thành tựu, hạn chế
của đề tài và vấ
n đề nghiên cứu đặt ra.
10
7.2. Phương pháp điều tra xã hội học
a. Phỏng vấn bằng bảng hỏi (ankét):
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng nhằm phát hiện thực
trạng kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các bậc cha
mẹ, ông bà hiện nay và những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng năng lực đó.
Đối tượng điều tra bằng bảng hỏi là các bậc cha mẹ. Đề tài tiến hành thu thập
số liệu bằng 600 bảng hỏi tại 3 tỉnh. Mẫu nghiên cứu cụ thể là:
Tại 1 xã:
100 người, trong đó:
- 50 cha/ mẹ có con dưới 6 tuổi
- 50 cha/ mẹ có con trong độ tuổi từ 6 đến dưới 16 tuổi.
b. Phỏng vấn sâu
Nhằm nghiên cứu sâu hơn các chủ đề về thực trạng kiến thức, kỹ năng
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các bậc cha mẹ mà trong bảng hỏi
không có điều kiện đi sâu làm rõ. Đồng thời nghiên cứu tâm lý và kiến thức,
kỹ nă
ng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của một số cá nhân cha mẹ có tính
đại diện và điển hình. Tại 1 xã tham gia nghiên cứu, đề tài tiến hành 9 phỏng
vấn sâu: 2 cha/ mẹ có trẻ em thuộc 2 nhóm tuổi như trên; 2 đối tượng ông và
bà; 3 giáo viên theo 3 cấp học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ
thông; 1 cán bộ Y tế và 1 công an xã.
c. Thảo luận nhóm
Phương pháp này được sử dụng nhằm hỗ trợ cho ph
ương pháp điều tra
bằng bảng hỏi được tiêu chuẩn hóa, để tìm hiểu sâu hơn những vấn đề nghiên
cứu về kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các bậc cha
mẹ mà trong phiếu điều tra bằng bảng hỏi chưa có điều kiện đi sâu). Tại 1 xã,
chúng tôi tiến hành 1 thảo luận nhóm cha mẹ có con dưới 16 tuổi, 1 thảo luận
nhóm ông, bà và 1 th
ảo luận nhóm dành cho nhóm cán bộ chính quyền đoàn
thể
d. Xử lý số liệu
Số liệu thô được nhập bằng chương trình Epidata sau đó chuyển sang
chương trình SPSS For Windows 13.0 (Statistic Package for Social Sience) để
xử lý và phân tích số liệu. Số liệu sau khi xử lí được biểu thị dưới dạng bảng
tần số và bảng tương quan, cùng một số chỉ số thống kê được rút ra theo yêu
cầu cần phân tích, lý giải của đề tài.
Các t
ư liệu định tính thu được qua các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận
nhóm được tổng hợp, phân tích.
11
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
8.1. Về lý luận
- Hệ thống hoá các quan điểm về vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em trong gia đình; các lực lượng tham gia vào quá trình này. Đặc biệt tập
trung nghiên cứu sâu các quan điểm của Đảng và hệ thống các văn bản chính
sách của Nhà nước Việt Nam liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em.
- Góp phần làm rõ hệ
thống khái niệm: bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trong điều kiện xã hội công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nông thôn khu vực
đồng bằng sông Hồng hiện nay.
8.2. Về thực tiễn
- Nhận diện thực trạng kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em trong gia đình khu vực nông thôn phía Bắc.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo vệ
, chăm
sóc và giáo dục trẻ em cho các gia đình. Đồng thời đề xuất mô hình và một số
giải pháp để triển khai mô hình hiệu quả.
12
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Các khái niệm liên quan
1. Trẻ em
Khái niệm trẻ em đã được đề cập trong Tuyên bố Giơnevơ (1924) và
Tuyên bố của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em (1959), Tuyên bố thế giới về
quyền con người (1968), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
(1966) và nhiều công ước quốc tế khác. Trẻ em là một thuật ngữ
nhằm chỉ
một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự
phát triển con người. Đó là những người chưa trưởng thành, còn non nớt về
thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể
cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước c
ũng như sau khi ra đời. Về vị
thế xã hội, trẻ em là một nhóm thành viên xã hội ngày càng có khả năng hội
nhập xã hội với tư cách là những chủ thể tích cực, có ý thức, nhưng cũng là
đối tượng cần được gia đình và xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục. Theo điều 1 của Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em, "Trẻ em có
nghĩa là người dưới 18 tuổi, tr
ừ trường hợp Luật pháp áp dụng với trẻ em đó
có quy định tuổi thành niên sớm hơn".
Tại Việt Nam, khái niệm trẻ em cũng được đề cập tại nhiều văn bản
pháp quy như: Luật Phổ cập giáo dục, Bộ luật hình sự, Bộ luật lao động, Bộ
luật dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em Tuỳ thuộc vào t
ừng luật và căn cứ vào quyền lợi và nghĩa vụ tốt
nhất của trẻ em mà các văn bản này xác định độ tuổi đối với trẻ em có sự khác
biệt. Quy định trẻ em là "công dân Việt Nam dưới 16 tuổi" sẽ tạo điều kiện
để tập trung hơn cho những đối tượng thuộc nhóm tuổi nhỏ. Tuy nhiên, trong
thực tiễn hoạt động, lứa tuổi 16 - 18 vẫn c
ần được coi là trẻ em. Vì đây là lứa
tuổi thuộc nhóm vị thành niên mà công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em cần đặc biệt quan tâm.
2. Bảo vệ trẻ em
Bảo vệ trẻ em trước hết là bảo đảm cho trẻ em được thực hiện các
quyền của mình và phòng ngừa để trẻ em không bị thiệt thòi, không bị người
khác vi phạm các quyền đã được pháp luật quy định. Đồng thời bả
o vệ trẻ em
là những hoạt động nhằm ngăn ngừa, không để trẻ em bị rơi vào hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn: bao gồm phòng ngừa để trẻ em không bị khuyết tật, mồ
côi, bị xâm hại tình dục, bị trở thành tội phạm vị thành niên, nghiện ma tuý,
phải lang thang kiếm sống
13
Khi trẻ em vì một lý do nào đó đã rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
thì phải giúp các em thoát ra khỏi hoàn cảnh đó, trở về cuộc sống bình thường
(tái hoà nhập cộng đồng) hoặc ngăn ngừa không để tình hình xấu hớn.
3. Chăm sóc trẻ em
Chăm sóc trẻ em là các hoạt động nhằm nhận biết và đáp ứng nhu cầu
về vật chất và tinh thần để đảm bảo sự
phát triển hài hoà nhân cách của trẻ em
(nhu cầu về ăn, mặc, học hành, vui chơi giải trí, nhu cầu được thương yêu,
chăm sóc của gia đình, xã hội, nhu cầu được tôn trọng ). Các hoạt động
chăm sóc trẻ em chủ yếu gồm: chăm sóc về sức khoẻ, dinh dưỡng, về giáo
dục, về đời sống văn hoá thể thao - vui chơi giải trí. Để thực hiện việc chăm
sóc, cần thườ
ng xuyên quan tâm tìm hiểu nhu cầu của trẻ em, đưa trẻ vào
những hoạt động xã hội phù hợp, năng động và vui vẻ, đáp ứng nhu cầu phát
triển theo từng lứa tuổi.
4. Giáo dục
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ
chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo
dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành
nhân cách cho họ.
Giáo d
ục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo
dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách,
những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức
cho họ các hoạt động và giao lưu.
5. Các lực lượng tham gia chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em
- Nhà trường: Nhà trường là một thiết chế chăm sóc, bảo vệ và giáo dục
chuyên biệt, có những đặc trưng như:
Mang tính ý th
ức (tự giác) và có mục đích rõ ràng; được tổ chức và
diễn ra theo kế hoạch đào tạo xác định.
Nội dung chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trong nhà trường được chọn lọc
một cách khoa học, cơ bản và sắp xếp có hệ thống. Đó là những giá trị văn
hoá của nhân loại và của dân tộc được thể hiện dưới dạng hệ thống các tri
thức về tự nhiên, xã h
ội và con người; hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo; hệ thống
các thái độ và niềm tin Nội dung được truyền thụ và lĩnh hội bằng hệ thống
phương pháp và phương tiện mang tính khoa học. Mặc dù, hoạt động chủ đạo
trong nhà trường cũng phụ thuộc vào từng cấp học nhưng trong ba nội dung:
chăm sóc, bảo vệ và giáo dục thì nội dung giáo dục mang tính chủ đạo.
Hoạt
động chăm sóc, bảo vệ và giáo dục của nhà trường do giáo viên
và các cán bộ quản lý nhà trường tổ chức và thực hiện. Trẻ em (học sinh) là
14
chủ thể của hoạt động giáo dục, trong quan hệ hợp tác thầy - trò. Hoạt động
của hai loại chủ thể này quy định lẫn nhau trong quá trình đi đến mục tiêu xác
định.
- Gia đình: Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là một trong những
chức năng cơ bản của gia đình. Đặc biệt, do sự phát triển của xã hội, nhất là
của văn hoá và văn minh nhân loại thì chức n
ăng này đang trở thành một
trong những chức năng chủ yếu của gia đình. Đó là sự tác động thường xuyên
và có mục đích của những con người, nhất là người lớn trong gia đình và toàn
bộ nếp sống của gia đình đến đứa trẻ. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển
của trẻ mà các nội dung: chăm sóc, bảo vệ và giáo dục có tính vượt trội hơn
các 2 n
ội dung còn lại.
Tri thức, kỹ năng do gia đình cung cấp cho trẻ em không phải là những
lý thuyết trừu tượng, mà gắn liền với thực tiễn cuộc sống, những kinh nghiệm
đời thường. Tính chất đúng đắn của nội dung này phụ thuộc vào trình độ và
năng lực của cha mẹ và người lớn trong gia đình, đặc điểm đời sống gia đình
và khả năng sư phạ
m của những thành viên đó. Môi trường gia đình là
phương tiện đặc thù của giáo dục gia đình trong suốt cuộc đời mỗi người. Văn
hoá gia đình với nhiều yếu tố phong phú, sâu sắc tác động tự nhiên đến quá
trình xã hội hoá cá nhân một cách hiệu quả.
- Xã hội: Hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục xã hội là các hoạt
động của các thiết chế và môi trường ngoài nhà trường, nhằm vào đối tượng
là toàn thể xã hội, trong đó có thế hệ trẻ trong và ngoài nhà trường. Chăm sóc,
bảo vệ và giáo dục xã hội bao gồm:
Hoạt động của các cơ quan có chức năng chung cho toàn xã hội: các cơ
quan thông tin tuyên truyền, văn hoá, nghệ thuật, bao gồm các trường tuyên
huấn, các phương tiện thông tin đại chúng (truyền thanh, truyền hình và các
phương tiện nghe nhìn), câu lạc bộ văn hoá - thể thao
Hoạt động của các tổ chức xã hội, các trường Đảng, tr
ường Đoàn,
trường của các đoàn thể, như Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Công
đoàn
Hoạt động của Hội khuyến học, Hội cha mẹ học sinh, Ban Chăm sóc và
bảo vệ trẻ em, Hội đồng giáo dục các cấp, các tổ chức xã hội và đoàn thể
phục vụ cho nhà trường, qua các hoạt động ngoài nhà trường, các hoạt động
tham quan, cắm trại
- Mối quan hệ giữ
a các lực lượng: Mục đích của gia đình và xã hội (bao
gồm cả nhà trường) là thống nhất với nhau. Song mục tiêu chăm sóc, bảo vệ
và giáo dục của gia đình rất linh hoạt và thay đổi theo thời gian, phụ thuộc
15
vào sự biến đổi và phát triển của trẻ, vào sự vận động và phát triển của xã hội
xung quanh, vào chính cuộc sống của gia đình và những định hướng giá trị
của gia đình.
Mặc dù không có một chương trình, kế hoạch nhất định được soạn thảo
thành văn bản như ở nhà trường, nhưng chăm sóc, bảo vệ và giáo dục gia đình
có nội dung hết sức phong phú, kéo dài mãi trong cuộ
c sống của trẻ.
Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì ba lực lượng
trên đều tham gia và nhằm tới một mục đích chung đó là xây dựng một lực
lượng lao động hội tụ đầy đủ các yếu tố đức và tài, đủ năng lực đáp ứng nhu
cầu phát triển của xã hội.
6. Gia đình
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về gia đình tuỳ thuộc vào t
ừng
giai đoạn lịch sử; tuỳ thuộc từng góc độ nghiên cứu, xem xét; tuỳ thuộc
hướng tiếp cận.
“Gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự
phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em” (Liên hiệp quốc:
Tuyên bố về tiến bộ xã hội trong phát triển của Liên hiệp quốc).
“Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở
các quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc được nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu
mủ. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền
lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm ). Giữa họ có những ràng buộc có tính pháp lý
được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, đồng thời có những quy định rõ ràng về
quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành
viên gia đình” (Nghiên cứu xã hội học. NXB Chính trị qu
ốc gia. 1996. tr 190).
“Gia đình là thiết chế xã hội dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên
khác giới, thông qua hôn nhân, để thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế,
văn hoá, xã hội, tín ngưỡng , là đơn vị kinh tế và tế bào của xã hội” (Hội
đồng biên soạn từ điển quốc gia. Từ điển bách khoa Việt Nam. NXB Bách
khoa Hà Nội. 2002).
“Gia đình là tập hợp những người gắn bó vớ
i nhau do hôn nhân,
quan hệ huyết thống, hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các
nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân
và gia đình”; “là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi
trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc” (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lời nói đầu và Khoản 10 Điều 8).
16
Mặc dù diễn đạt có khác nhau tuỳ thuộc ở góc độ tiếp cận, song xem
xét một cách chung nhất, nội hàm của khái niệm gia đình bao gồm các yếu tố:
là một đơn vị xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân, huyết thống
hoặc nuôi dưỡng để thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế, văn hoá, xã
hội, tín ngưỡng ; các thành viên quan hệ với nhau trên cơ sở những định ước,
quy đị
nh rõ ràng về sự được phép, sự cấm đoán; có mối liên hệ với nhau về
tình cảm, quyền lợi, trách nhiệm và có những ràng buộc có tính pháp lý được
Nhà nước thừa nhận, bảo vệ (khi xã hội có nhà nước).
Những đặc trưng cơ bản của gia đình: Là một đơn vị xã hội đặc biệt
được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi
dưỡng; Thực hiện các chức n
ăng sinh học, kinh tế, văn hoá, xã hội, tín
ngưỡng ; Các thành viên quan hệ với nhau trên cơ sở những định ước, quy
định rõ ràng về sự được phép, sự cấm đoán; Các thành viên có mối liên hệ với
nhau về tình cảm, quyền lợi, trách nhiệm; Các thành viên có những ràng buộc
có tính pháp lý được Nhà nước thừa nhận, bảo vệ.
Với những đặc trưng cơ bản như vậy, rõ ràng gia đình có vị trí, vai trò
đặc biệt quan trọ
ng không chỉ đối với bản thân mỗi con người mà còn đối với
cả quốc gia và toàn xã hội.
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, gia đình thực hiện
nhiều chức năng như: sinh đẻ, phát triển kinh tế…. Và chức năng bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em là chức năng quan trọng của gia đình. Trong các
thành viên, yếu tố thuộc gia đình thì các bậc cha mẹ là những thành viên có
vai trò quyết định đối với sự phát tri
ển của trẻ. Vì không ai hiểu con bằng bố
mẹ (trừ những trường hợp gia đình không có bố mẹ).
II. Quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước liên quan đến
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia đình
1. Quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước liên quan đến
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một truyền thống tố
t đẹp của
dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà ra đời, dưới chế độ dân chủ nhân dân, truyền thống đó càng
được nhân dân ta gìn giữ và phát huy. Nhà nước đã kịp thời thể chế hoá các
quan điểm, chủ trương của Đảng thành các chính sách cụ thể, xây dựng và
ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội, phục vụ
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phục vụ quốc kế dân
sinh. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "vì lợi ích mười năm thì phải trồng
cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người", công tác bảo vệ, chăm sóc và
17
giáo dục trẻ em đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Nhiều nghị
quyết, chỉ thị của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên
quan đến lĩnh vực trẻ em đã được ban hành nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích
của phụ nữ và trẻ em.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã từng bước xây dựng và
hoàn thiện hệ thố
ng pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống
nhất, kịp thời điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh, đồng thời từng bước
làm hài hoà với pháp luật quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và
quốc tế. Đó là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em. Các văn bản chính sách đó đều th
ể hiện các quan điểm như sau:
a) Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là lớp công dân đặc biệt, là
nguồn nhân lực tương lai, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng
b) Dành ưu tiên cho trẻ em, đặt vấn đề trẻ em lên trước, không để vấn
đề trẻ em ra sau các quyết sách.
c) Tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản và nhu cầu của trẻ
em, b
ảo đảm cho trẻ em phát triển hài hoà về nhân cách, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
d) Sự phát triển và tiến bộ của trẻ em là một trong những yếu tố bảo
đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững
e) Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị, của toàn xã hôi, trước tiên là củ
a mỗi gia đình và cộng đồng
g) Thực hiện công bằng xã hội, không phân biệt đối xử trong bảo vệ
chăm sóc và giáo dục trẻ em
h) Bảo đảm tính khoa học và nghệ thuật trong bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em.
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về nâng cao năng lực cho các bậc
cha mẹ trong chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em
Chỉ thị số 49 - CT/TW ngày 21 tháng 02 năm 2005 về “xây dự
ng gia
đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Ban Bí thư trung ương
khóa IX yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, đoàn thể các cấp thực hiện tốt
nhiệm vụ sau: " Tăng cường công tác giáo dục đời sống gia đình. Cung cấp
tới từng gia đình các kiến thức, kỹ năng sống, như: kỹ năng làm cha mẹ, kỹ
năng ứng xử giữa các thành viên trong gia
đình với nhau và với cộng đồng.
Trong giáo dục, phải kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp
của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình
trong xã hội phát triển." (Nguồn: Chỉ thị số 49 - CT/TW ngày 21 tháng 02
18
năm 2005 về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, trang 4).
Quyết định 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010
đã nêu rõ Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 là: " nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; mở rộng hệ thống nhà trẻ trên mọi địa bàn dân cư,
đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn; tăng cường các hoạt động phổ
biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình". Mục tiêu cụ thể là
“Phát triển chương trình phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình
thông qua sách hướng dẫn, các phương tiện truyền thanh, truyền hình và các
t
ổ chức, đoàn thể xã hội. Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ đồng thời góp phần giảm thiệt thòi cho số trẻ còn lại
chưa được đến trường”. Đối tượng chủ yếu của chiến lược là “vùng nông
thôn, vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long”.
3. Hệ thống văn bản chính sách liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em
• Chỉ
thị số 03/2000/CT - TTg ngày 24/01/2000 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí cho trẻ
em
• Chỉ thị số 55 - CT /TW ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em
• Quyết định số 23/2001/QĐ – TTg ngày 26/02/2001 c
ủa Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em
Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010
• Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QHH 11
được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004
• Nghị định số 36/2005/N Đ – CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ
em
• Và rất nhiều văn bản khác do Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Dân
số Gia đình và Trẻ em, Bộ Tài chính, Bộ Y tế ban hành quy định những vấn
đề chi tiết cụ thể liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
19
4. Nhận xét về hệ thống văn bản chính sách của Đảng và Nhà nước đối
với vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Như phần trên đã trình bày, Đảng và Chính phủ Việt Nam rất quan tâm
đến vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hệ thống văn bản pháp luật
khá đầy đủ, luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã quy đị
nh rõ ràng
quyền và trách nhiệm của các lực lượng, đặc biệt là gia đình trong việc bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, hệ thống văn bản chính sách của
Đảng và Nhà nước ta liên quan đến vấn đề nâng cao năng lực (kiến thức và kỹ
năng) cho các bậc cha mẹ trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cụ
thể là hoạt động phổ biến, tuyên truyền kiến thức cho các bậc cha m
ẹ đã có
nhưng chưa đầy đủ và trong thực tế cuộc sống, việc thực thi các văn bản
chính sách đó cũng chưa triệt để và hiệu quả.
Một điều đáng buồn là vấn đề giáo dục gia đình, nâng cao kỹ năng làm
cha làm mẹ ai cũng quan tâm nhưng chưa Bộ, ngành nào triển khai hoạt động
có hiệu quả, các hoạt động chồng chéo nhau vào theo các mảng nội dung
trong lĩ
nh vực thuộc mình quản lý chứ chưa có tác động nào mang tính hệ
thống, tổng quát. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên cũng
xuất phát từ sự thiếu hụt của hệ thống chính sách và sự buông lỏng quản lý
của Chính phủ và chính quyền các cấp.
III. Các yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức, kỹ năng của các gia đình trong
công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
* Các yếu t
ố chủ quan của chủ thể giáo dục – cha mẹ:
- Kiến thức và kỹ năng của mỗi người dựa trên cơ sở tư chất - là những đặc
điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lý bẩm sinh của bộ não, của hệ
thống thần kinh, của cơ quan phân tích, tạo nên sự khác biệt giữa con người
với nhau. Tư chất là một trong những điều kiện hình thành ki
ến thức và kỹ
năng, nhưng tư chất không quy định trước sự phát triển của các kiến thức và
kỹ năng.
- Đặc điểm thể chất của các bậc cha mẹ – lực lượng có ảnh hưởng lớn nhất tới
trẻ em: Chúng ta xác định nhóm đối tượng tác động là các bậc cha mẹ, như
vậy, dù đó là đứa con đầu hay đứa con thứ hai thì đa phần các bậc cha m
ẹ
cũng trong độ tuổi từ 25 đến 55. Nhóm dân số từ 25 - 55 thuộc nhóm người
trưởng thành, với những đặc trưng tâm lý - xã hội nhất định. Họ đã tham gia
vào lực lượng lao động, có trình độ nhận thức, kinh nghiệm cuộc sống và vị
trí xã hội nhất định. Những yếu tố này tác động đến kiến thức và kỹ năng bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngay tại giai
đoạn đầu của quá trình hình
thành tư cách, đạo đức của một con người.
20
- Trình độ văn hoá của các thành viên trong gia đình: Trình độ văn hoá của
các thành viên trong gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là tiền đề cho
công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ của các thành viên. Khi các thành
viên trong gia đình có trình độ văn hoá cao thì họ có điều kiện để tiếp cận và
ứng dụng tri thức hiện đại khoa học liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục cho con trẻ. Điều đó cũng phần nào thể hiện s
ự khác biệt giữa hoạt động
có mục đích và hoạt động theo bản năng.
* Các yếu tố thuộc môi trường gia đình:
- Văn hoá gia đình là một dạng văn hoá cộng đồng đặc thù, một môi trường
văn hoá đặc thù. Khái niệm văn hoá gia đình có nội hàm rộng lớn, trong đó
nổi lên các quan hệ đạo lý, chuẩn mực, khuôn phép trong sinh hoạt, ứng xử,
các quan hệ về tình cảm, việc chă
m sóc giáo dục con cái, các tập quán về thờ
phụng tổ tiên mà mỗi thành viên trong gia đình chấp nhận, tuân theo và có
nghĩa vụ thực hiện.
Những đặc trưng của văn hoá gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến nhận
thức, thái độ, hành vi của các bậc cha mẹ trong giáo dục đạo đức con trẻ. Điều
này còn có thể gọi là tác động "luân hồi" từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Theo số li
ệu báo cáo năm 2001 của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ
em, tình trạng trẻ em hư, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội có chiều hướng
gia tăng ở nước ta, đặc biệt ở các thành phố lớn, đang là nỗi lo của mỗi gia
đình và toàn xã hội. Trong số trẻ em làm trái pháp luật, 30% ở trong các gia
đình có bố mẹ nghiện ma tuý, ham mê cờ bạc; 21% trong gia đình làm ăn phi
pháp; 8% có anh chị có tiền án, tiền sự; 10,2% mồ côi cả cha l
ẫn mẹ; 32% mồ
côi bố hoặc mẹ; 7,3% có bố mẹ ly hôn. Những số liệu trên cho chúng ta thấy:
môi trường gia đình đã tác động ảnh hưởng rất lớn đến kiến thức và kỹ năng
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con trẻ tại gia đình, mà kết quả của năng lực
yếu kém đó là hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội của những đứa trẻ.
* Các y
ếu tố thuộc môi trường xã hội:
- Chính sách và chương trình của Nhà nước
Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước quản lý gia đình bằng hệ thống
luật pháp và chính sách. Vì vậy, các chính sách và chương trình của Nhà nước
tác động rất lớn đến năng lực làm cha mẹ ở các gia đình. Ở đây, chúng ta phải
xác định rõ sự phân cấp trách nhiệm và quyền lợi giữa gia đình - chính quyền
- cộng đồng. Bản thân các bậ
c cha mẹ là chủ thể của quá trình tự trau dồi
năng lực làm cha làm mẹ và cũng là đối tượng thụ hưởng các tác động từ phía
chính quyền và cộng đồng. Chính quyền là chủ thể quản lý, điều phối các tác
động bên ngoài đến năng lực làm cha làm mẹ. Các chính sách và chương trình
21
của Nhà nước có tính chất định hướng, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các bậc
cha mẹ nâng cao kiến thức và kỹ năng.
Qua nghiên cứu các văn kiện của Đảng và pháp luật hiện hành của Việt
Nam về gia đình, về các quan điểm chỉ đạo đối với vấn đề xây dựng và phát
triển gia đình có thể thấy rằng, xét về tổng th
ể, chúng ta đã có một khuôn khổ
về chủ trương, chính sách và pháp luật tương đối đồng bộ và thuận lợi cho
việc xây dựng và phát triển gia đình. Vai trò, vị trí của gia đình trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trên thực tế
việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật còn chưa
được thực hiện hoặc thực hiện chưa đồng bộ, hiệu quả
.
- Văn hoá truyền thống dân tộc: Việt Nam là đất nước thuộc khu vực Đông
Nam á, chịu ảnh hưởng rất lớn văn hoá của phương Đông và Nho giáo. Sự tác
động này bắt đầu ngay từ việc xác định nội dung bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục con trẻ, đến phương pháp và hình thức thực hiện. Bản thân các thành viên
trong gia đình đã từng được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục theo những quy
định, chu
ẩn mực với các hình thức đó thì đến khi họ trở thành cha mẹ cũng sẽ
có xu hướng lặp lại một cách khuôn mẫu như vậy.
- Phương tiện truyền thông và khả năng tiếp cận phương tiện truyền thông cao
là một điều kiện thuận lợi để các thành viên trong gia đình thu nhận kiến thức,
trao đổi và học hỏi các kinh nghiệm trong và ngoài nước để nâng cao kiến
thức và kỹ n
ăng. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin, “thế giới số” như
hiện nay.
- Sự tác động của của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá và hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ
hội và điều kiện, đồng thời cũng đặt gia đình trước nhiều khó khăn, thách thức
trong việc thực hiện chức năng b
ảo vệ, chăm sóc và giáo dục con em mình.
Khi đời sống xã hội hoà nhập với thế giới, hệ thống giá trị xã hội cũng
như định hướng giá trị trong từng con người cũng thay đổi. Những giá trị đạo
đức có ý nghĩa quan trọng trước kia thì ngày nay đã ít nhiều thay đổi. Bản
thân nội hàm từng khái niệm đạo đức cũng thay đổi và vị trí thang bậc của hệ
thống giá trị đạ
o đức cũng thay đổi.
Mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng đã tác động mạnh
đến các điều kiện để các thành viên trong gia đình thực hiện chức năng bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục con trẻ của mình. Ngày càng có nhiều bậc cha mẹ
không có đủ thời gian dành cho bữa cơm gia đình. Ngôi nhà chỉ là nơi để ngủ.
Việc kiểm soát hành vi của con cái cũng gi
ảm sút trong khi môi trường xã hội
xung quanh trẻ em có nhiều cám dỗ, tiềm ẩn nguy cơ làm hư hỏng trẻ em.
22
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường,
không chỉ có các bậc cha mẹ nghèo mải lo kiếm tiền sinh kế, mà ngay cả các
bậc cha mẹ khá giả cũng ỷ vào đồng tiền để thay thế sự quan tâm của mình
đối với con cái trong việc chăm sóc sức khoẻ, học tập và tu dưỡng đạo đức
của con trẻ.
Sự phân tầng xã hội và phân hoá giàu nghèo d
ưới tác động của nền
kinh tế thị trường sẽ dẫn đến những biến đổi rất đa dạng của gia đình, làm nảy
sinh nhiều vấn đề mới liên quan đến việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Trong khi một số nhóm trẻ em có được những điều kiện vật chất và tinh thần
tốt từ phía gia đình để phát triển thì những nhóm trẻ em khác lạ
i rơi vào hoàn
cảnh khó khăn và thiệt thòi như thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của gia
đình.
Xu hướng sống hiện đại đang lan truyền khắp thế giới, bắt đầu từ một
số nước công nghiệp phát triển ở phương Tây, trong hoàn cảnh xã hội mà
Peter F. Brucker - một nhà khoa học quản lý Đức gọi là "thời đại bão táp"
(Peter F. Brucker, 1993, Quản lý trong thời đại bão táp, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà nội). Các quan điểm c
ực đoan của nó đã tuyên truyền, cổ vũ rất nhiệt
tình cho những kiểu gia đình "gia đình mô- đun", "gia đình thử nghiệm", đang
làm xói mòn hình ảnh về những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống. Một
số phụ nữ không muốn chấp nhận kiểu gia đình truyền thống. Họ muốn có
con nhưng không muốn lập gia đình, không chịu trách nhiệm với gia đ
ình.
Điều đó đã dẫn đến hiện tượng trẻ em sinh ngoài giá thú tăng lên và hình
thành một kiểu gia đình không đầy đủ (thiếu cha). Với tình trạng muốn thoát
ly kiểu gia đình truyền thống như trên, nguy cơ phá vỡ cấu trúc gia đình,
khủng hoảng gia đình đã xuất hiện, làm đảo lộn các giá trị xã hội và trật tự kỷ
cương đạo lý trong các tế bào xã hội. Điều đó không ch
ỉ làm cho các giá trị
truyền thống tốt đẹp của gia đình bị xói mòn mà tác dụng giáo dục của gia
đình đối với trẻ em cũng không còn nguyên vẹn ý nghĩa. Và điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến nhận thức, kiến thức và kỹ năng làm cha làm mẹ của các
gia đình.
23
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BẢO VỆ,
CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH
TẠI ĐỊA BÀN
I. Thông tin chung về người trả lời
Phần viết này cung cấp một số đặc điểm cơ bản về nhân khẩu - xã hội
của người trả lời bảng hỏi, gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp,
tôn giáo, dân tộc, tình trạng hôn nhân. Đồng th
ời, phần viết cũng đề cập đến
một số đặc điểm kinh tế – xã hội của gia đình mà họ đang sinh sống: số thế
hệ, tình hình kinh tế gia đình, điều kiện sống (nhà ở, nhà vệ sinh, nguồn nước
sinh hoạt hàng ngày, đồ dùng trong gia đình).
1. Tuổi
Trong số 600 đại diện cha/ mẹ tham gia trả lời bảng hỏi, có 288 người
có con ở nhóm tuổi dướ
i 6 tuổi và 310 người có con ở nhóm 6-16 tuổi.
Tính trung bình, tuổi của cha mẹ có con dưới 6 tuổi là 31,5 tuổi. Người
cao tuổi nhất là 48 tuổi, thấp nhất là 21 tuổi. Bảng 1 còn cho thấy, có 50%
tuổi của cha mẹ có con dưới 6 tuổi trên 31 tuổi và 50% cha mẹ có con dưới 6
tuổi dưới 31 tuổi.
Bảng 1. Độ tuổi của người trả lời
Cha mẹ có con Tuổi trung bình Tuổi trung vị Tuổi lớn nhấtTuổi nhỏ
nhất
N
Dưới 6 tuổi 31,53 31 48 21 288
Từ 6 đến 16
tuổi
39,75 39 66 27 310
Tổng 35,79 35 66 21 598
Ở nhóm cha mẹ có con từ 6 đến 16 tuổi, người cao tuổi nhất là 66 tuổi,
thấp tuổi nhất là 27 tuổi, tuổi trung bình là 39 tuổi (bảng 1). Trong ba địa bàn
khảo sát, tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình có độ tuổi trung bình của người trả lời
xấp xỉ nhau (34 tuổi), độ tuổi này của người trả lời ở Thái Bình cao hơn (37
tuổi).
2. Giới tính
Để đảm bảo sự cân bằng giới trong phân tích thông tin, cuộc nghiên
cứu này
đã chú trọng đến sự tham gia của nữ giới và nam giới vào trả lời bảng
hỏi. Kết quả là, có 46% nam và 54% nữ tham gia vào cuộc nghiên cứu. Tỷ lệ
chênh lệch giữa nam và nữ tham gia trả lời là 8%. Xét tương quan giới tính
theo tỉnh thành nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ giới tính người trả lời ở Hòa Bình
tương đối đồng đều nhưng ở Thái Bình và Hà Tây có sự chênh lệch về tỷ lệ
24
gii tớnh, c bit l H Tõy (Nam 41%; N 59%). Theo bỏo cỏo ca a
phng, hai xó ny giỏp vi H Ni nờn nam gii thng i ra H Ni lm n
v khụng nh. S chờnh lch ngu nhiờn gia t l nam v n tham gia tr
li hay núi cỏch khỏc, s vng mt ca nam gii cng l mt trong nhng ch
bỏo ỏnh giỏ vai trũ ca cha m trong vic bo v, chm súc v giỏo dc
tr em thuc a bn kho sỏt.
Bảng 2: Tơng quan tỉnh ngời trả lời với giới tính (%)
Giới tính Hà Tây Hòa Bình Thái Bình Tổng
Nam 41,0 50,5 46,5 46,0
Nữ 59,0 49,5 53,5 54,0
N 200 202 198 600
3. Dõn tc, tụn giỏo ngi tr li
Phn ln cha m tham gia nghiờn cu ny l dõn tc Kinh (76,3%).
Ngoi ra, cú 23,3% dõn tc Mng, 0,3% dõn tc Nựng. Trong ú, H Tõy v
Thỏi Bỡnh cú 100% ngi tr li l dõn tc Kinh, s dõn tc ớt ngi thuc
Hũa Bỡnh (Bng 3).
Bng 3: Tng quan gia dõn tc ngi tr li vi a bn nghiờn cu
(%)
Dõn tc
H Tõy Hũa Bỡnh Thỏi Bỡnh Tng
Kinh 100,0 29,7 100,0 76,3
Mng 0 69,3 0 23,3
Nựng 0 1,0 0 0,3
N 200 202 198 600
V tụn giỏo, cú 68% ngi tr li khụng theo tụn giỏo no. S ngi
theo o Pht l 27,3%, Thiờn Chỳa Giỏo l 2,7%, Pht Giỏo Hũa Ho l
1,3%. Trong ú, ngi theo o Pht cao nht l Thỏi Bỡnh 41,4%, ngi
khụng theo tụn giỏo no tp trung cao nht Hũa Bỡnh (88,1%).
4. Hc vn
Phn ln cha m trong mu nghiờn cu cú trỡnh hc vn t trung hc
c s tr lờn (94%). Trỡnh hc vn thp nht ca cha m l tiu hc nhng
cng ch
cú 6% (xem bng 4). Trong s 3 a bn iu tra, Ho Bỡnh l ni cú
t l ngi cú hc vn trỡnh tiu hc cao nht (14,9%). Ngc li, H
Tõy l ni cú t l ngi cú trỡnh hc vn cp trung cp/ cao ng cao
nht (22% so vi 5% v 3%).