Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Khảo sát thực trạng tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe cho NB tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 44 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HOÀNG THỊ THU HÀ

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH
VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HOÀNG THỊ THU HÀ

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH
VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2021

Chuyên ngành: Điều dưỡng Ngoại người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TTƯT.ThS.BSCKI: Trần Việt Tiến

NAM ĐỊNH - 2021



i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các
đồng nghiệp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, gia đình và bạn bè. Đến nay, báo cáo
chun đề đã được hồn thành.
Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn trân
thành tới: TTƯT.ThS.BSCKI: Trần Việt Tiến, Trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt thời
gian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phịng Đào tạo Sau Đại học, các
phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho tôi
kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập tại trường.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, các
đồng nghiệp tại Bệnh viện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tận tình giúp đỡ và tạo
điều kiện để tơi có thể hồn thành tốt khóa học này.
Tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn trân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp,
bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I khóa 8 những người đã dành cho tơi tình
cảm và nguồn động viên khích lệ.
Trong q trình thực hiện chun đề, mặc dù tơi đã cố gắng nghiên cứu và
hồn thiện chuyên đề tốt nhất nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp của Quý thầy cô, đồng nghiệp và các bạn trong lớp để
chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày

tháng

năm 2021


Học viên

Hoàng Thị Thu Hà


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tên tơi là: Hồng Thị Thu Hà
Học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I, khóa 8, chuyên ngành Ngoại người
lớn, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự
hướng dẫn của TTƯT.ThS.BSCKI: Trần Việt Tiến. Các nội dung, kết quả trong
chuyên đề này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu được trích dẫn nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét
được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
nội dung chun đề của mình.
Nam Định, ngày

tháng

năm 2021

Học viên

Hoàng Thị Thu Hà



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ........................................................ v
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................... 3
1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 5
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT................................................... 8
2.1. Tổng quan về địa bàn thực tế ............................................................................ 8
2.2. Phương pháp thực hiện ..................................................................................... 9
2.3. Thực trạng số lượng, phân loại tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe và chất
lượng các tài liệu theo PEMAT tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. ........................ 13
Chương 3: BÀN LUẬN ....................................................................................... 23
3.1. Thực trạng tài liệu TTGDSK tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021.
...................................................................................................................................23
3.2. Các ưu điểm, nhược điểm/tồn tại, nguyên nhân: ........................................... ..27
KẾT LUẬN ......................................................................................................... ..29
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................................... 30
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt


Tên đầy đủ

PEMAT

Patient Education Materials Assessment Tool

GDSK

Giáo dục sức khoẻ

SK

Sức khoẻ

TT GDSK

Truyền thông giáo dục sức khoẻ

TVGDSK

Tư vấn giáo dục sức khoẻ

NB

NB

NCSK

Nâng cao sức khoẻ



iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hướng dẫn bổ sung để đánh giá tài liệu trên từng mặt hàng (Bước 5) .... 11
Bảng 2.2. Đặc điểm tuổi, giới, khu vực sinh sống của NB ..................................... 14
Bảng 2.3. Đặc điểm học vấn, nghề nghiệp, mức độ phụ thuộc kinh tế của NB ....... 14
Bảng 2.4. Thông tin chung về tài liệu GDSK ......................................................... 15
Bảng 2.5: Đánh giá về nội dung ............................................................................. 17
Bảng 2.6: Đánh giá về phong cách trình bày và cách chọn từ................................. 17
Bảng 2.7: Đánh giá về sử dụng con số ................................................................... 17
Bảng 2.8: Đánh giá về tổ chức ............................................................................... 18
Bảng 2.9: Đánh giá về bố cục và thiết kế ............................................................... 18
Bảng 2.10: Đánh giá về sử dụng các phương tiện hỗ trợ trực quan ......................... 19
Bảng 2.11: Khả năng thực hiện của tài liệu TTGDSK............................................ 21


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ................................................................ 8
Biểu đồ 2.2: Kết quả số lượng tài liệu GDSK ...................................................... ..16
Biểu đồ 2.3: Kết quả phân loại tài liệu GDSK ...................................................... ..16
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ trung bình về mức độ dễ hiểu của tài liệu TT GDSK................. 20
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ trung bình về khả năng thực hiện của tài liệu TT GDSK ......... ..22


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiểu biết về sức khỏe là một kỹ năng cần thiết để tiếp cận, xử lý và đưa ra

các quyết định về sức khỏe một cách phù hợp và sáng suốt. Đặc biệt đối với những
người bệnh (NB) phẫu thuật, sự hiểu biết về tình trạng của bản thân, các lựa chọn
điều trị, các lợi ích và rủi ro của các can thiệp phẫu thuật, giai đoạn hậu phẫu đóng
một vai trị quan trọng trong sự thành cơng của điều trị [6].
Người bệnh tới khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế, được tiếp xúc với các tài
liệu giáo dục sức khỏe khác nhau về các khía cạnh khác nhau của sức khỏe. Tuy
nhiên, những tài liệu này cần phải dễ đọc, dễ hiểu, và có thể áp dụng để các cá nhân
có thể sử dụng kiến thức trong đó để bảo tồn, duy trì và cải thiện sức khỏe của bản
thân [7]. Nhưng những tài liệu này được cung cấp cho NB có mức độ chăm sóc
khác nhau thường gây nhầm lẫn và khó hiểu. Trong số những yếu tố ảnh hưởng đến
sự hiểu biết về sức khỏe, mức độ dễ đọc, dễ hiểu và khả năng thực hiện của các tài
liệu mà các cá nhận cảm nhận là quan trọng nhất [8].
Công cụ đánh giá tài liệu giáo dục sức khoẻ (GDSK) cho NB PEMAT
(Patient Education Materials Assessment Tool) là thang đánh giá bao gồm 26 mục
được sử dụng để xác định mức độ dễ hiểu và khả năng thực hiện được của một tài
liệu giáo dục sức khỏe. Trong số các mục này, 19 câu hỏi đo lường mức độ dễ hiểu,
trong khi 7 câu hỏi đo lường khả năng thực hiện hoạt động theo hướng dẫn của tài
liệu. Tính dễ hiểu đề cập đến nội dung, tổ chức, bố cục/thiết kế, cũng như việc sử
dụng các con số và công cụ trực quan. Ngược lại, khả năng hoạt động xác định sự
rõ ràng các lưu ý mà người đọc phải thực hiện. Đây là công cụ được nhiều tác giả
trên thế giới sử dụng trong việc đánh giá các sản phẩm giáo dục sức khỏe trong y tế
bởi độ tin cậy và tính giá trị cao đã được kiểm định và chứng minh qua nhiều
nghiên cứu được công bố [16] [17].
Mặt khác các bằng chứng nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc
GDSK với sự an toàn NB, tư vấn giáo dục sức khoẻ (TVGDSK) trước, trong và sau
phẫu thuật giúp NB giảm bớt lo lắng, giảm nguy cơ biến chứng xảy ra sau phẫu
thuật, nó có một vai trị tích cực trong việc hồi phục [10] [11]. Thiếu nguồn lực, bao
gồm thiếu thời gian, trang thiết bị và tài liệu TVGDSK, thiếu sự hỗ trợ tổ chức
trong việc hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc để có thời gian TVGDSK đã được các
nghiên cứu chỉ ra [12]. TVGDSK cho NB chất lượng tốt địi hỏi nguồn lực thích



2
hợp về thời gian, cơ sở vật chất và trang thiết bị. Việc sử dụng tài liệu giảng dạy là
rất quan trọng cho việc TVGDSK thành công. Thiếu vật liệu, vật tư hoặc dụng cụ
dạy học để dạy cho NB đã được báo cáo là bức thiết.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiến hành xây dựng tài liệu giáo dục sức
khỏe cho NB và người nhà NB (NNNB), tổ chức các Hội thi Truyền thông giáo dục
sức khỏe cho nhân viên y tế. Tuy nhiên, tại Việt Nam nói chung và tại Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức nói riêng hiện tại chưa có nghiên cứu nào về chất lượng tài liệu
GDSK. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu.
“Khảo sát thực trạng tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe cho NB tại
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021” với mục tiêu:

1. Mô tả số lượng, phân loại tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe và chất
lượng các tài liệu theo PEMAT tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

2. Đề xuất các giải pháp tăng cường chất lượng các tài liệu truyền thông giáo
dục sức khỏe tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
Giới thiệu tổng quan về tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe.
Một số khái niệm:

- Khái niệm sức khỏe [4]
+ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định sức khỏe (SK) là trạng thái thoải mái

toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng
khơng có bệnh hay thương tật và định hướng để đạt mục tiêu sức khỏe cho mọi
người là tất cả mọi thành viên trong cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc thực
hành các hành vi sức khỏe lành mạnh và cải thiện môi trường SK tốt cho cộng
đồng.
+ Có rất nhiều yếu tố tác động đến SK con người bao gồm: xã hội, văn hóa, kinh
tế, chính trị, mơi trường và sinh học. TVGDSK sử dụng những phương pháp và kỹ
thuật học thích hợp để bảo vệ và nâng cao SK cho mọi người thơng qua một loạt
q trình được sử dụng để thay đổi những yếu tố ảnh hưởng đến SK.

- Khái niệm nâng cao sức khỏe [4]
+ Nâng cao sức khỏe (NCSK) là một q trình giúp cho mọi người có đủ khả
năng kiểm sốt tồn bộ SK và tăng cường SK của họ. Để đạt được tình trạng hồn
tồn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội, các cá nhân hay nhóm phải có khả
năng xác định và hiểu biết các vấn đề SK của mình và biến nhưng hiểu biết thành
hành động để đối phó được với những thay đổi của môi trường tácđộng đến SK.

- Khái niệm tư vấn sức khỏe [5]
+ Tư vấn sức khỏe (TVSK) là q trình truyền thơng trực tiếp cho cá nhân, là
quá trình giúp người được tư vấn tự đưa ra quyết định và hành động theo quyết định
thông qua việc cung cấp những thông tin khách quan và chia sẻ về mặt tình cảm.
Mục đích là xây dựng niềm tin và hỗ trợ đưa ra quyết định việc chăm sóc SK.
+ Tư vấn sức khoẻ trong bệnh viện là quá trình giúp đỡ NB nhận biết và đương
đầu với những stress về tâm lý hoặc những vấn đề xã hội, cải thiện các mối quan hệ
giữa người với người và thúc đẩy sự phát triển của mỗi người. Tư vấn liên quan tới
sự hỗ trợ về tình cảm, tri thức và tâm lý. Thực hiện tốt tư vấn là một cách nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh và làm hài lòng NB.


4


- Khái niệm giáo dục sức khỏe [5]
+ Giáo dục sức khỏe (GDSK) cũng giống như giáo dục chung đó là q trình tác
động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người nhằm nâng
cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng
cao sức khoẻ (NCSK) cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng. GDSK cung cấp các
kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn về các vấn đề SK,
từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề SK liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng
nơi họ đang sinh sống, dẫn đến tích cực thay đổi giải quyết các vấn đề bệnh tật và
NCSK.
+ Giáo dục sức khỏe không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình
tác động qua lại hai chiều, hợp tác giữa người GDSK và đối tượng được GDSK. Vai
trị của GDSK là tạo những hồn cảnh thuận lợi cho mọi người tự giáo dục mình.
Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự học, quá trình đó diễn ra thơng qua sự nỗ
lực của người học với sự giúp đỡ, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của người dạy. GDSK
không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ về bệnh tật mà cịn nhấn
mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi SK con người như là: nguồn lực
hiện có, sự lãnh đạo của cộng đồng, hỗ trợ xã hội, kỹ năng tự chăm sóc SK... GDSK
sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh
riêng của họ và chọn các hành động tăng cường SK thích hợp. GDSK là một bộ
phận cơng tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi SK, góp phần tạo ra, bảo
vệ và NCSK cho con người. Nếu GDSK đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ
mắc bệnh, giảm tỷ lệ tàn phế và tử vong nhất là ở các nước đang phát triển. GDSK
làm tăng cường hiệu quả các dịch vụ y tế, so với các giải pháp dịch vụ y tế khác
GDSK là một cơng tác khó làm và khó đánh giá kết quả, nhưng nếu làm tốt sẽ mang
lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất.
+ Thực hiện GDSK là góp phần thực hiện một trong những quyền của con người
là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. GDSK đã được tuyên ngôn Alma Ata
(1978) coi như giải pháp hàng đầu để thực hiện chiến lược sức khỏe tồn cầu. Trong
chăm sóc sức khỏe ban đầu, GDSK giữ vị trí quan trọng bậc nhất, bởi vì nó tạo điều

kiện để chuẩn bị, thực hiện và củng cố kết quả các nội dung chăm sóc sức khỏe ban
đầu khác.


5
+ Mục tiêu cơ bản của GDSK là giúp cho mọi người xác định những vấn đề và
nhu cầu SK của họ, giúp họ hiểu rõ những điều gì họ có thể làm được để giải quyết
những vấn đề SK, bảo vệ và tăng cường SK bằng những khả năng của chính họ
cũng như sự giúp đỡ từ bên ngồi, giúp họ đưa ra những quyết định thích hợp nhất
để tăng cường cuộc sống khỏe mạnh.
Tầm quan trọng/vai trò.
Giáo dục sức khoẻ là một phần quan trọng của nâng cao sức khoẻ [6]. Đó là
bất kỳ sự kết hợp nào của kinh nghiệm, học tập để thiết kế ra các tài liệu truyền
thông giáo dục sức khoẻ (TTGDSK) giúp cá nhân và cộng đồng cải thiện sức khoẻ
của họ, bằng cách nâng cao kiến thức hoặc ảnh hưởng của họ [7]. NB có quyền
được biết đầy đủ về bệnh của họ và cách điều trị cũng như phịng bệnh. Vì vậy,
trước khi cung cấp tài liệu TTGDSK phải biết trình độ của người đón nhận tài liệu.
Điều đó sẽ giúp các tài liệu được thiết kế phù hợp, ở mức độ người nhận đọc và
hiểu chúng [8]. Tài liệu TTGDSK tốt giúp NB/NNNB tham gia nhiều hơn vào việc
chăm sóc sức khoẻ. Có nhiều phương pháp khác nhau để cung cấp GDSK như
phương tiện nghe nhìn, áp phích, tài liệu in. Nhưng phần lớn là nhờ sự trợ giúp của
tài liệu in. Để các tài liệu TTGDSK thiết kế phù hợp, có chất lượng và hiệu quả với
cộng đồng. Chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng tài liệu truyền thông giáo dục
sức khỏe cho NB theo bộ công cụ PEMAT.
Thời điểm giáo dục truyền thông.
Truyền thông giáo dục sức khoẻ được chia ra làm 03 giai đoạn chính. Trước
khi phẫu thuật, khi nằm viện nội trú, sau khi ra viện.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Thực trạng tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe cho NB.


- Việc đánh giá các sản phẩm tài liệu giáo dục sức khỏe là một trong những hoạt
động quan trọng trong cải tiến chất lượng bệnh viện, theo tác giả Sarah J.
Shoemaker (2014). Hoạt động đánh giá tài liệu giáo dục sức khỏe là một việc làm
kiên quyết và thường xuyên nhằm đánh giá giá trị, tính phổ quát của các sản phẩm
giáo dục sức khỏe đồng thời là phương thức cải tiến hoạt động giáo dục sức khỏe
trong các cơ sở y tế cũng như cộng đồng.

- Ngày nay tại nhiều quốc gia, hoạt động đánh giá cải tiến chất lượng hoạt động
giáo dục sức khỏe luôn là một hoạt động thường xuyên, hiện có rất nhiều cơng cụ


6
đánh giá sản phẩm giáo dục truyền thông tuy nghiên cơng cụ PEMAT là cơng cụ có
nhiều ưu điểm và ưu việt hơn cả do tính thuận tiện, dễ sử dụng và tính hiệu quả
thơng qua kết quả của nó mang lại.
Bộ công cụ đánh giá Tài liệu giáo dục sức khỏe NB (PEMAT) [14].

- Để đánh giá một tài liệu TTGDSK tốt, phù hợp với NB/NNNB và hiệu quả cao
trong việc TTGDSK chúng tôi sử dụng bộ công cụ đánh giá PEMAT để đánh giá
tính dễ hiểu và khả năng hoạt động của các tài liệu TTGDSK đang lưu hành tại
bệnh viện Việt Đức.

- Trong PEMAT 19 câu lệnh được sử dụng để xác định mức độ dễ hiểu và 7 câu
được sử dụng để xác định khả năng thực hiện. Các tuyên bố về mức độ dễ hiểu tập
trung vào nội dung, phong cách trình bày và chọn từ, tổ chức, bố cục và thiết kế, sử
dụng các phương tiện hỗ trợ trực quan. Tài liệu được đánh giá cao về sự lựa chọn từ
ngữ và khả năng làm cho người đọc quen thuộc với các thuật ngữ y tế và việc sử
dụng thông tin định lượng. Theo khuyến nghị của Bộ Y Tế và Dịch vụ Nhân sinh
Hoa Kỳ, tài liệu được coi là dễ đọc nếu chúng ở trình độ đọc hiểu của lớp 6. Khả
năng thực hiện của tài liệu được đánh giá dựa trên khả năng tài liệu cung cấp cho

người đọc các hoạt động rõ ràng để thực hiện, cung cấp cho người đọc một cơng cụ
hữu hình và trực tiếp cho người dùng khi mô tả hành động. Các câu trả lời cho các
tuyên bố được đánh giá là 0 (không đáp ứng tuyên bố), đánh giá là 1 (đáp ứng tuyên
bố) hoặc a/n (không áp dụng cho tài liệu). Không áp dụng cho tài liệu chỉ là một tuỳ
chọn cho các tuyên bố mà PEMAT đã xác định là phù hợp để chọn phản hồi như
vậy.

- Công cụ PEMAT đã chứng minh tính nhất quán nội bộ mạnh mẽ, độ tin cậy và
bằng chứng về giá trị xây dựng. Các chuyên gia cho rằng mặt/nội dung của các mục
PEMAT là hợp lệ. Bốn vòng kiểm tra độ tin cậy và sàng lọc đã được thực hiện bằng
cách sử dụng những người đánh giá chưa được đào tạo về PEMAT. Thỏa thuận
được cải thiện qua các vòng PEMAT cuối cùng cho thấy mức độ đồng ý vừa phải
trên mỗi Kappa (Trung bình K = 0,57) và thỏa thuận mạnh trên AC1 của Gwet
(Trung bình = 0,74). Tính nhất qn nội bộ rất mạnh (α = 0,71; Tương quan mục
trung bình-Tổng cộng = 0,62). Đối với xác thực cấu trúc với người tiêu dùng (n =
47), chúng tôi nhận thấy sự khác biệt đáng kể giữa tài liệu có thể hành động và tài
liệu có khả năng hành động kém về điểm số hiểu (76% so với 63%, p < 0,05) và xếp


7
hạng (8,9 so với 7,7, p < 0,05). Để dễ hiểu, chỉ có một trong hai chủ đề về điểm số
của người tiêu dùng đã có sự khác biệt đáng kể. Đối với khả năng hoạt động, có
những mối tương quan tích cực đáng kể giữa điểm PEMAT và kết quả thử nghiệm
của người tiêu dùng, nhưng khơng có mối quan hệ nào về mức độ dễ hiểu. Tuy
nhiên, có những mối tương quan tiêu cực mạnh mẽ giữa cấp lớp và cả kết quả kiểm
tra của người tiêu dùng và điểm PEMAT.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Trong nước:
Hiện cũng đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động giáo dục sức khỏe tại các cơ
sở y tế nhưng chúng tơi chưa tìm thấy nghiên cứu nào sử dụng các công cụ đánh giá

chất lượng của tài liệu giáo dục sức khỏe nói chung và cơng cụ PEMAT nói riêng.
Ngồi nước:

- Báo cáo “Đánh giá việc sử dụng tài liệu GDSK răng miệng bằng công cụ
PEMAT” của tác giả Suvi Kanchan 1, Tejaswini B.D.2, Anitha R. Sagarkar 3,
Ranadheer R4, and Shweth K.M.5 năm 2016 chỉ ra rằng với 8 tài liệu GDSK (tài
liệu in) cho nhóm NB răng miệng thì khả năng hiểu trung bình của tài liệu đạt
71,5% và khả năng thực hiện trung bình là 70%. Hầu hết các tài liệu trong nghiên
cứu này đều tốt về nội dung, cách lựa chọn từ ngữ và văn phong. Một hạn chế của
cơng cụ này là khơng có hệ thống phân loại để phân loại tài liệu GDSK răng miệng.
Mặc dù có hạn chế, nhưng nghiên cứu cũng nêu rõ sự phát triển cho các tài liệu
GDSK NB toàn diện và dễ hiểu.

- Báo cáo “Đánh giá tính hữu ích của các tài liệu GDSK NB về nhiễm trùng vết
mổ” của tác giả Caroline Zellmer, Peggy Zimdars BSN, Sarah Parker BS, Nasia
Safdar MD, PhD năm 2014 chỉ ra rằng với 21 tài liệu GDSK NB đưa vào nghiên
cứu, mức độ dễ hiểu của tài liệu GDSK NB được tìm thấy trung bình là 75% trong
khi khả năng thực hiện là 49%. Hầu hết các tài liệu tìm thấy khơng có hình ảnh và
giáo cụ trực quan.

- Báo cáo “Comprehension, operability and readability of documents online
patient education about diabetes”của tác giảLà J Health-Syst Pharm. Năm 2019 chỉ
ra rằng điểm mức độ dễ hiểu trung bình từ 70% trở lên và khả năng thực hiện cũng
tương đương.


8
Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Tổng quan về địa bàn thực tế.

- Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt Đức là BV chuyên khoa ngoại hạng đặc biệt
trong hệ thống Y tế của Việt Nam, là đơn vị hành chính sự nghiệp tự chủ hồn tồn
về tài chính. Là trung tâm phẫu thuật lớn của cả nước, Bệnh viện thành lập từ năm
1906, hiện Bệnh viện có 1 viện, 9 trung tâm, tổng có 51 đơn vị khoa phịng với
1.671 giường bệnh. Tổng số cán bộ cơng nhân viên của bệnh viện là 2.300 người
trong đó có 1.100 Điều dưỡng và 126 kỹ thuật viên. Hàng ngày, BV khám và điều
trị phẫu thuật cho hàng nghìn các trường hợp bệnh lý và chấn thương phức tạp.
Năm 2019, số ngày điều trị nội trú là 683.930 ngày, số NB điều trị nội trú là 66.692
người, tổng số mổ là 65.059 ca, nhiều khoa công suất sử dụng giường bệnh ln
trên 120%, tính chung tồn bệnh viện là 102%. Trung bình 1 Điều dưỡng trực tiếp
tham gia chăm sóc 5 NB và ban đêm là 12 NB, số ngày nằm viện của NB trung bình
là 10 ngày.

Hình 2.1. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
- Tháng 6 năm 2020 Bệnh Viện ban hành “Bộ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
các bệnh thường gặp ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức”, tổng số có 202 mặt bệnh
thường gặp. Tuy nhiên, đặc thù là một bệnh viện Ngoại khoa do vậy bệnh viện rất
chú trọng trong việc xây dựng và triển khai hoạt động giáo dục sức khỏe, thông
thường qua ba giai đoạn trước phẫu thuật, trong phẫu thuật và sau phẫu thuật, số


9
lượng tài liệu giáo dục sức khỏe tương đối đa dạng và phong phú về thể loại và nội
dung.
2.2. Phương pháp thực hiện.
Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả các tài liệu truyền thơng giáo dục sức khỏe dưới mọi hình thức đang được
lưu hành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021.

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe dạng viết tay,

media sản xuất trước tháng 5/2021 trở về trước đang được lưu hành tại Bệnh viện
HN Việt Đức trong năm 2021.

- Tiêu chuẩn loại trừ: Các tài liệu khơng cịn được sử dụng tại bệnh viện.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

- Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2021.
Thiết kế nghiên cứu:
- Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu:

- Chọn mẫu toàn bộ, tất cả các tài liệu thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn đều được đưa
vào nghiên cứu.

- Người bệnh được lựa chọn một cách ngẫu nhiên ở thời điểm chuẩn bị ra viện.
- Tiêu chí chọn lựa NB: tỉnh táo hồn tồn, có khả năng đọc và viết, đồng ý hợp tác
trong nghiên cứu: có 121 NB tham gia đánh giá tài liệu truyền thông giáo dục sức
khỏe.
Công cụ và phương pháp thu thập số liệu:
Công cụ:
Bộ công cụ đánh giá Tài liệu giáo dục NB PEMAT (Patient Education
Materials Assessment Tool) phiên bản 1.0 được xây dựng bởi nhóm tác giả Sarah J.
Shoemaker, Michael S. Wolf và Cindy Brach xuất bản năm 2014 bởi Cơ quan
Nghiên cứu và Chất lượng Chăm sóc Sức khỏe Hoa Kỳ. Bộ công cụ được chúng tôi
dịch thông qua 2 chuyên gia dịch xuôi và dịch ngược và trước khi tiến hành nghiên
cứu bộ công cụ được chạy 15 tài liệu GDSK và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 phân
tích với Hệ số Cronbach’sα của thang điểm PEMATlà:α = 0,69
PEMAT đánh giá hai phần khác nhau:



10

- Mức độ có thể hiểu được của tài liệu gồm 6 nội dung với 17 tiêu chí: Chủ đề;
Cách lựa chọn từ và phong cách diễn đạt, cách thức sử dụng các con số, tính tổ
chức, sự sắp xếp, bố cục và sự thiết kế, sự hỗ trợ trực quan…

- Khả năng có thể thực hiện được của tài liệu: gồm 7 tiêu chí: nhận định được
hành động, các hành động được chia nhỏ và có thể lượng giá, có sử dụng các hình
thức trực quan để mơ tả hành động, các cơng cụ hữu hình (như các nội dung,
checklist…).

- Có sẵn hướng dẫn sử dụng cơng cụ này. Tổng điểm được chia cho tổng số điểm
có thể và nhân với 100 cho biểu thức dưới dạng phần trăm. Tỷ lệ phần trăm cao hơn
liên quan đến mức độ dễ hiểu và khả năng hoạt động của tài liệu cao hơn. Các nhà
điều tra nghiên cứu đã xác định mức độ dễ hiểu và khả năng hoạt động là điểm ≥
70% trên một trong 2 phần.
+ Phần 1: Đánh giá mức độ dễ hiểu bao gồm: 17 câu hỏi
Nội dung: 02 câu hỏi; Phong cách trình bày và cách chọn từ: 03 câu hỏi; Sử
dụng các con số: 02 câu hỏi; Tổ chức nội dung: 04 câu hỏi; Bố cục và thiết kế: 01
câu hỏi; Sử dụng các phương tiện hỗ trợ trực quan: 05 câu hỏi
+ Phần 2: Đánh giá khả năng thực hiện: 07 câu hỏi
Phương pháp thu thập số liệu:

- Nhóm nghiên cứu tổ chức họp thống nhất bộ câu hỏi, nội dung, phương pháp thu
thập số liệu.

- Nhóm nghiên cứu thực hiện thu thập số liệu thử, chỉnh sửa, điều chỉnh bộ câu
hỏi cho phù hợp.


- Lựa chọn điều tra viên là nhân viên phòng Điều dưỡng và một số Điều dưỡng
trưởng tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.

- Tập huấn điều tra viên về công cụ nghiên cứu, cách tiếp cận điều tra và thu thập
số liệu tại Bệnh viện HN Việt Đức.

- Tổ chức thu thập số liệu toàn bộ các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe
dạng viết tay, media sản xuất trước tháng 5/2021 trở về trước đang được lưu hành
tại thời điểm nghiên cứu được nghiên cứu viên tổng hợp lại.

- Từng tài liệu giáo dục sức khỏe sau khi được thu thập sẽ được nghiên cứu viên
thực hiện đánh giá thông qua NB nằm điều trị các khoa lâm sàng, NB được chọn
lựa ngẫu nhiên tại thời điểm chuẩn bị ra viện, sau khi hướng dẫn NB ghi thông tin


11
vào mẫu phiếu nghiên cứu đã thiết kế sẵn theo PEMAT.

- Số lượng, phân loại tài liệu giáo dục sức khỏe theo số lượng, mặt bệnh của tài
liệu, hình thức tài liệu, giai đoạn giáo dục: trước phẫu thuật, trong khi nằm viện nội
trú, sau khi ra viện…

- Quy trình đánh giá tài liệu: Có 7 bước để sử dụng PEMAT để đánh giá tài liệu
giáo dục NB. Các hướng dẫn dưới đây sẽ đạt điểm PEMAT bằng cách sử dụng giấy
và bút.
+ Bước 1: Đọc qua PEMAT và hướng dẫn sử dụng. Trước khi sử dụng PEMAT,
người chấm đọc qua tồn bộ hướng dẫn sử dụng và cơng cụ để tự làm quen với tất
cả các mục.
+ Bước 2: Đọc hoặc xem tài liệu giáo dục NB. Đọc qua hoặc xem toàn bộ tài liệu
giáo dục NB mà đang cần xếp hạng.

+ Bước 3: Quyết định PEMAT sẽ sử dụng. Chọn PEMAT-P cho tài liệu in
+ Bước 4: Lần lượt xem qua từng mục PEMAT. Tất cả các mục sẽ có các tùy
chọn phản hồi "Khơng đồng ý" hoặc "Đồng ý". Một số — nhưng không phải tất cả
— mục cũng sẽ có tùy chọn trả lời "Khơng áp dụng". Lần lượt xem qua từng mục,
24 đối với tài liệu có thể in và cho biết nếu bạn đồng ý hay không đồng ý rằng tài
liệu đáp ứng một tiêu chí cụ thể. Hoặc, khi thích hợp, chọn tùy chọn "Không áp
dụng".
+ Bước 5: Xếp hạng vật liệu trên mỗi mục. Sau khi bạn xác định xếp hạng mà
bạn sẽ cung cấp cho tài liệu trên một mặt hàng cụ thể, hãy nhập số (hoặc N/A)
tương ứng với câu trả lời của bạn trong cột "Xếp hạng" của PEMAT. Không cho
điểm một mục là "Không áp dụng" trừ khi có tùy chọn "Khơng áp dụng". Cho điểm
vật liệu trên từng mục như sau:
Bảng 2.1. Hướng dẫn bổ sung để đánh giá tài liệu trên từng mặt hàng (Bước 5)
Nếu không đồng ý

Nhập 0

Nếu đồng ý

Nhập 1

Nếu không áp dụng

Nhập N/A

Xếp hạng mục "Đồng ý" khi một đặc tính xảy ra trên tồn bộ vật liệu, tức là
gần như ln luôn (80% đến 100%). Nguyên tắc hướng dẫn của bạn là nếu có các ví


12

dụ rõ ràng hoặc thời điểm mà một đặc tính có thể đã được đáp ứng hoặc có thể được
đáp ứng tốt hơn, thì mục đó nên được xếp hạng "Không đồng ý". Hướng dẫn sử
dụng cung cấp hướng dẫn bổ sung để xếp hạng từng mặt hàng.
Đừng bỏ qua bất kỳ mục nào. Nếu khơng có tùy chọn "Khơng áp dụng", bạn
phải cho điểm mục 0 (Không đồng ý) hoặc 1 (Đồng ý).
Không sử dụng bất kỳ kiến thức nào bạn có về chủ đề này trước khi bạn đọc
hoặc xem tài liệu giáo dục NB. Chỉ dựa trên xếp hạng của bạn dựa trên những gì có
trong tài liệu mà bạn đang xếp hạng.
Đừng để xếp hạng của bạn về một mặt hàng ảnh hưởng đến xếp hạng của bạn
đối với các mặt hàng khác. Hãy cẩn thận xếp hạng từng mục riêng biệt và khác biệt
với cách bạn xếp hạng các mục khác.
Nếu bạn đang xếp hạng nhiều tài liệu, hãy chỉ tập trung vào tài liệu mà bạn
đang đánh giá và không cố gắng so sánh nó với tài liệu trước đó mà bạn đã xem.
+ Bước 6: Tính điểm của vật liệu. PEMAT cung cấp hai điểm cho mỗi tài liệu —
một điểm cho tính dễ hiểu và một điểm riêng biệt cho khả năng hoạt động. Đảm bảo
rằng bạn đã đánh giá chất liệu trên mọi mục, bao gồm cả việc chỉ ra những mục nào
Không áp dụng (N/A). Ngoại trừ các mục Không áp dụng (Không áp dụng), bạn sẽ
cho mỗi mục 1 điểm (Đồng ý) hoặc 0 điểm (Không đồng ý). Để ghi điểm tài liệu,
hãy làm như sau:


Chỉ tính tổng điểm cho tài liệu trên các mục dễ hiểu.



Chia tổng cho tổng số điểm có thể có, nghĩa là số mục mà tài liệu được đánh
giá, không bao gồm các mục được cho điểm Không áp dụng (N/A).




Nhân kết quả với 100 và bạn sẽ nhận được phần trăm (%). Điểm phần trăm
này là điểm dễ hiểu trong PEMAT.
Ví dụ: Nếu một tài liệu in được xếp hạng Đồng ý (1 điểm) trên 12 mục dễ

hiểu, Không đồng ý (0 điểm) trên 3 mục dễ hiểu và N / A trên một mục dễ hiểu (N /
A), tổng số sẽ là 12 điểm trong số 15 tổng điểm có thể có (12 + 3, không bao gồm
hạng mục N / A). Điểm dễ hiểu của PEMAT là 0,8 (12 chia cho 15) nhân với 100 =
80%.
Để chấm điểm tài liệu về khả năng hoạt động, hãy lặp lại Bước 6 cho các mục
khả năng hoạt động.


13
+ Bước 7: Diễn giải điểm PEMAT. Điểm càng cao, tài liệu càng dễ hiểu hoặc dễ
hành động. Ví dụ: một tài liệu nhận được điểm dễ hiểu là 90% sẽ dễ hiểu hơn tài
liệu nhận được điểm dễ hiểu là 60% và tương tự đối với khả năng hoạt động. Nếu
bạn sử dụng PEMAT để đánh giá mức độ dễ hiểu và khả năng hoạt động của nhiều
vật liệu, bạn có thể biết điểm nào cho biết vật liệu đặc biệt tốt hoặc đặc biệt kém.
Quản lí và xử lí số liệu:

- Số liệu điều tra được nghiên cứu viên nhập vào máy tính và phân tích trên phần
mềm SPSS 16.0.

- Số liệu được làm sạch trước khi phân tích.
- Thống kê mơ tả được sử dụng với thuật tốn thống kê thơng thường.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:
Để đảm bảo đạo đức nghiên cứu, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây:

- Trung thực trong khi thu thập, xử lý số liệu nghiên cứu.
- Trung thực trong khi viết cáo tổng và công bố kết quả nghiên cứu.

Sai số và cách khắc phục:

- Sai số: Sai số hệ thống liên quan đến phần hành chính của phiếu công cụ đánh
giá

- Cách khắc phục:
+ Phiếu đánh giá được giám sát ngay trong ngày đánh giá.
+ Để hạn chế thiếu sót thơng tin, q trình đánh giá trong điều tra thu thập số
liệu, các phiếu đánh giá được nghiên cứu viên kiểm tra ngay sau khi đánh giá tài
liệu.
+ Nghiên cứu viên tuân thủ quy trình nghiên cứu chặt chẽ, đảm bảo vấn đề đạo
đức trong nghiên cứu.
2.3. Thực trạng số lượng, phân loại tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe và
chất lượng các tài liệu theo PEMAT tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.
Đặc điểm NB được đánh giá.


14
Bảng 2.2. Đặc điểm tuổi, giới, khu vực sinh sống của NB
Đặc điểm chung của NB

Tần số (N=121)

Tỷ lệ (%)

Nam

67


55,37

Nữ

54

44,63

Từ 18-40 tuổi

17

14,05

Từ 41-60 tuổi

45

37,19

Trên 60 tuổi

59

48,76

Thành thị

51


42,15

Nơng thơn

70

57,85

Giới tính

Nhóm tuổi

Khu vực sống

Nhận xét: Trong 121 NB nghiên cứu, có tuổi trung bình 56,93 ± 13,08 tuổi,
trong đó tuổi thấp nhất là 21 và cao nhất là 77. Có 67 người là nam giới, chiếm tỷ lệ
55,37%, cao hơn nữ giới là 54 người (44,63%). NB chủ yếu là trên 40 tuổi, trong đó
nhóm từ 41 - 60 tuổi là 45 người (37,19%), trên 60 tuổi là 59 người (48,76%) cao
hơn so với nhóm từ 18 - 40 tuổi chỉ có 17 người (14,05%).
Bảng 2.3. Đặc điểm học vấn, nghề nghiệp, mức độ phụ thuộc kinh tế của NB
Đặc điểm chung của NB

Học vấn

Tần số (N=121) Tỷ lệ (%)

Từ phổ thông trung học trở xuống

68


56,2

Trung cấp, cao đẳng

29

23,97

Đại học trở lên

24

19,83

Ở nhà/ Làm ruộng

39

32,23

Lao động tự do

27

22,31

Công chức, viên chức

18


14,88

Nghỉ hưu

37

30,58

Nghề nghiệp

Nhận xét: Người tham gia nghiên cứu chủ yếu có trình độ phổ thơng trung
học trở xuống (56,2%), có 29 người có trình độ cao đẳng/trung cấp (23,97%) và 24
người có trình độ đại học trở lên (19,83%).
Phân loại về tài liệu giáo dục sức khỏe.


15
Bảng 2.4. Thông tin chung về tài liệu GDSK
Đặc điểm
Dạng tài liệu GDSK

Số lượng
(n = 146)

Tỷ lệ (%)

Áp phích

01


0.7

Sổ tay

27

18.5

Tài liệu giấy A4

34

23.3

Tờ rơi

84

57.5

Tài liệu GDSK dành Trước phẫu thuật

12

8.2

cho NB/NNNB giai Khi nằm viện nội trú

15


10.3

đoạn

Sau khi ra viện

13

8.9

Cả 3 giai đoạn trên

75

51.4

Khi nằm viện và sau khi

31

21.2

Thời gian sản xuất/ tái 5 năm trở lại đây

135

92.5

xuất


09

6.2

02

1.3

ra viện
bản

GDSK

tài

liệu 5- 10 năm trở về trước
Quá 10 năm

Nhận xét: Dạng tài liệu được sử dụng phổ biến là tờ rơi chiếm 57.5%, và phục
vụ cho cả 3 giai đoạn trước trong và sau mổ chiếm 51.4%, hầu hết các tài liệu được
sản xuất trong 5 năm trở lại đây (chiếm 92.5%).
Thực trạng tài liệu GDSK tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021.
Kết quả về số lượng và phân loại tài liệu GDSK.

- Kết quả số lượng tài liệu GDSK: Q trình thu thập tài liệu chúng tơi thu được
tổng số 146 tài liệu GDSK loại tài liệu in. Năm 2020 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
ban hành “Bộ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp ở Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức”, tổng số có 202 mặt bệnh thường gặp.



16
BIỂU ĐỒ MÔ TẢ TỔNG SÔ TÀI LIỆU TTGDSK HIỆN
ĐANG LƯU HÀNH/TÔNG SỐ MẶT BỆNH PHỔ BIẾN TẠI
BV VIỆT ĐỨC
250
202

200

146

150
100
50
0
Tổng số mặt bệnh phổ biến tại BV

Tổng số tài liệu TT GDSK đang lưu hành tại BV

Series1
Biểu đồ 2.2: Kết quả số lượng tài liệu GDSK
Nhận xét: Bệnh viện đã có 146 tài liệu giáo dục sức khỏe /202 mặt bệnh phổ
biến tại Bệnh viện.

- Kết quả phân loại tài liệu GDSK.
Trong 146 tài liệu TTGDSK chúng tôi tiến hành thu được thì có 106/146 tài
liệu TTGDSK liên quan đến các bệnh thường gặp chiếm 72,6%. 21/146 tài liệu
TTGDSK hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho NB chiếm 14,3% và 19/146 tài liệu
TTGDSK khác chiếm 13,1%.
PHÂN LOẠI TÀI LIỆU TTGDSK


13%

14%

73%

Tài liệu hướng dẫn chế
độ dinh dưỡng
Tài liệu TTGDSK liên
quan đến các bệnh
thường gặp
Tài liệu TTGDSK khác

Biểu đồ 2.3: Kết quả phân loại tài liệu GDSK
Nhận xét: Về phân loại tài liệu GDSK thì tài liệu GDSK liên quan cụ thể mặt
bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (73%).
Kết quả chất lượng tài liệu GDSK theo PEMAT: Mức độ dễ hiểu của tài liệu.


17
Đánh giá về nội dung:
Bảng 2.5: Đánh giá về nội dung
Đồng ý

Tiêu chí
Tài liệu khiến cho mục đích của tài

n


%

137

liệu hồn tồn dễ hiểu

Khơng đồng ý

n
09

93.8

Tài liệu khơng bao gồm thơng tin hoặc

136

N
146

6.2
10

93.2

nội dung khơng tập trung vào mục đích

%

Tổng


100%
146

6.8

100%

của tài liệu.
Nhận xét: Hơn 93% đánh giá đồng ý với nội dung tài liệu hoàn toàn dễ hiểu
và nội dung tập trung vào mục đích tài liệu.
Đánh giá về phong cách trình bày và cách chọn từ:
Bảng 2.6: Đánh giá về phong cách trình bày và cách chọn từ
Tiêu chí
Tài liệu sử dụng ngôn ngữ thông dụng,

Đồng ý

n

%

131

hàng ngày

Không đồng ý

n
15


89.7

Thuật ngữ y tế chỉ được sử dụng để

133

làm quen với các thuật ngữ. Khi được

%

N
146

10.3
13

91.1

Tổng

100%
146

8.9

100%

sử dụng, các thuật ngữ y tế được định
nghĩa rõ ràng.

Tài liệu sử dụng giọng chủ động

108

38
74.0

146
26.0

100%

Nhận xét: Có 89.7% đánh giá tài liệu sử dụng ngôn ngữ thông dụng và 91.1%
đánh giá thuật ngữ y tế được định nghĩa rõ ràng, tuy nhiên vẫn còn 26% đánh giá tài
liệu sử dụng giọng bị động.
Đánh giá về sử dụng con số:
Bảng 2.7: Đánh giá về sử dụng con số
Tiêu chí

Đồng ý

Khơng đồng ý

Tổng


×