Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Chăm sóc một trường hợp chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.59 KB, 39 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ PHƯƠNG THÚY

NGHIÊN CỨU MỘT TRƯỜNG HỢP: CHĂM SÓC
NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2021

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Nam Định, 2021


BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ PHƯƠNG THÚY

NGHIÊN CỨU MỘT TRƯỜNG HỢP: CHĂM SÓC
NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2021

Ngành: Điều Dưỡng
Mã số : 7720301

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Thúy Mai

Nam Định, 2021




i
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp, tơi đã
nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy cơ và sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám
hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Điều dưỡng cộng đồng trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định cùng các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tơi
trong q trình học tập.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Thạc sĩ Vũ Thị Thúy Mai, cô là
người thầy trực tiếp hướng dẫn cho tôi. Cô đã tạo điều kiện tốt nhất và dành tâm
huyết truyền cho tôi những kiến thức quý báu, chỉ bảo tận tình, động viên tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Đảng ủy, Ban Giám đốc, tập thể
Khoa phẫu thuật chấn thương chung, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu
trong gia đình và bạn bè đã bên cạnh hết lịng giúp đỡ động viên tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu để hồn thành khóa luậntốt nghiệp này.
Nam Định, ngày…tháng…năm 2021
Sinh viên

Lê Thị Phương Thúy


ii
LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đã thực hiện khóa luận này một cách trung thực và nghiêm
túc. Các số liệu sử dụng trong khóa luận được điều tra tại khoa phẫu thuật chấn
thương chung Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Trong q trình học tập và làm đề
tài khóa luận, các tài liệu tham khảo được sử dụng đã trích dẫn và chú thích rõ
ràng.
Nam Định, ngày

tháng năm 2021

Sinh viên

Lê Thị Phương Thúy


iii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC..................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN.................................................... 3
1.1. Giải phẫu khớp háng......................................................................................................... 3
1.2. Chỉ định và chống chỉ định thay khớp háng nhân tạo............................................... 4
1.2.1. Chỉ định....................................................................................................................... 4
1.2.2 .Chống chỉ định thay khớp háng............................................................................. 5
1.2.3. Các loại khớp háng nhân tạo.................................................................................. 6
1.2.4. Biến chứng có thể gặp sau thay khớp háng nhân tạo........................................ 9

1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................ 11
1.2.1. Tình hình phẫu thuật thay khớp háng................................................................ 11
1.2.2. Một số nghiên cứu về chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thay khớp
háng....................................................................................................................................... 12
Chương 2: THỰC TRẠNG...................................................................................................... 17
2.1. Thông tin chung của đối tượng................................................................................... 17
2.2. Quá trình chăm sóc........................................................................................................ 17
2.3. Ưu điểm, hạn chế............................................................................................................ 25
2.3.1. Ưu điểm.................................................................................................................... 25
2.3.2. Nhược điểm.............................................................................................................. 26
Chương 3: GIẢI PHÁP............................................................................................................. 27
3.1. Đối với bệnh viện và cán bộ y tế................................................................................ 27
3.2. Đối với người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng............................................... 27
Chương 4: KẾT LUẬN............................................................................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

1

GCXĐ


Gãy cổ xương đùi

2

PTTKH

Phẫu thuật thay khớp háng

3

NB

Người bệnh

4

VCSDK

Viêm cột sống dính khớp

5

PHCN

Phục hồi chức năng

6

BHYT


Bảo hiểm y tế

7

NVYT

Nhân viên y tế


v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Khớp háng phải bình thường, khớp háng trái bị hư chỏm khớp......................3
Hình 1.2: Khớp háng bán phần: chỏm Moore (a), và chỏm bipolar (b)........................... 6
Hình 1.3: khớp háng nhân tạo bán phần có xi măng............................................................. 7
Hình 1.4: Khớp háng nhân tạo tồn phần khơng xi măng.................................................... 7
Hình 1.5: Sai khớp háng nhân tạo.............................................................................................. 9
Hình 1.6: Gãy cổ khớp háng nhân tạo.................................................................................... 10


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Người lớn tuổi thường bị loãng xương nên xương giòn và dễ gãy. Một
trong những loại gãy xương thường gặp là gãy xương vùng cổ xương đùi có thể
xảy ra khi chỉ bị chấn thương nhẹ như đi trên nền trơn láng bị té ngã và không thể
đứng dậy đi được là dấu hiệu của gẫy cổ xương đùi. Gãy cổ xương đùi nếu không
được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do gãy xương gây đau đớn, bệnh
nhân không thể cử động chân bị gãy, phải nằm yên một chỗ, từ đó sinh ra những
biến chứng như loét da vùng lưng, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu…. có thể
dẫn tới tử vong ở người già. Người ta đã tổng kết thấy gần 50% người già gãy cổ

xương đùi không được phẫu thuật sẽ bị tử vong trong hai năm đầu sau khi gãy
xương. Có nhiều phương pháp để điều trị gãy cổ xương đùi. Tuy nhiên, đối với
người lớn tuổi phương pháp hiệu quả nhất là thay khớp háng nhân tạo. Mục đích
của phương pháp này là lấy bỏ phần cổ xương đùi bị gãy và thay vào đó bằng một
khớp háng nhân tạo. Nhờ đó, bệnh nhân có thể cử động khớp háng mà khơng bị
đau đớn, có thể đứng lên và đi sớm, tránh được các biến chứng nguy hiểm đến
tính mạng [1].
Thay khớp háng tồn bộ có xu hướng ngày càng gia tăng riêng tại Hoa Kỳ
hằng năm có khoảng 244000 ca thay khớp háng [24]. Tại Việt Nam phẫu thuật
thay khớp háng toàn phần đã được thực hiện lần đầu do Trần Ngọc Ninh (năm
1973) ở Sài Gịn và Ngơ Bảo Khang (năm 1978). Tại bệnh viện Việt Đức, từ năm
2005-2010 đã thực hiện phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo cho 23 trường hợp
[9]. Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013 bệnh viện trường Đại học y
dược Huế thực hiện 30 ca phẫu thuật thay khớp háng [1]. Tại bệnh viện Đa khoa
tỉnh Quảng Ninh từ tháng 1/2012 đến tháng 8/2016 phẫu thuật thay khớp háng
cho 155 trường hợp thối hóa khớp háng và gẫy cổ xương đùi [7].
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là một trong những bệnh viện chuyên về
ngoại khoa, phẫu thuật lớn nhất nước ta và cũng là một trong những địa chỉ thay
khớp háng nhân tạo uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Đây không chỉ là nơi
quy tụ đội ngũ giáo sư, bác sĩ có học vị cao và nổi tiếng trong ngành mà còn là
bệnh viện đi đầu tiên phong trong việc ứng dụng các công nghệ y khoa hiện đại


2

trên thế giới vào việc điều trị cho bệnh nhân giúp điều trị thành công cho nhiều ca
bệnh phức tạp từ tuyến dưới chuyển lên.
Tuy nhiên q trình chăm sóc một người bệnh sau phẫu thuật khớp háng còn
chưa được nghiên cứu tỉ mỉ dưới góc độ điều dưỡng. Do đó, tơi thực hiện nghiên cứu:
“Chăm sóc một trường hợp: chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thay

khớp háng tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2021” nhằm mục tiêu

1- Mơ tả q trình chăm sóc người bệnh thay khớp háng tại bệnh viện Hữu
Nghị Việt Đức năm 2021.
2- Đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
sau phẫu thuật khớp háng tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2021.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1. Giải phẫu khớp háng [7]

Hình 1.1. Khớp háng phải bình thường, khớp háng trái bị hư chỏm khớp

Khớp háng là khớp nối liền giữa xương đùi và xương chậu, là khớp lồi cầuổ cối, trong đó chỏm xương đùi có hình cầu di động xoay trịn trong ổ cối (hõm
khớp ở xương chậu). Ổ cối nhìn ra phía trước ngồi và phía dưới một góc 15◦và
45◦, trong khi cổ và chỏm xương đùi quay vào trong ra trước 15◦. Sụn khớp của ổ
chảo có hình móng ngựa, dày nhất ở phía trên do phải chịu lực nặng khi di chuyển
(1,75mm -2,5mm) chỗ mỏng nhất ở phía sau trong (0,75mm - 1,25mm). Ổ cối có
sụn viền giống như là sụn viền khớp vai. Sụn viền làm cho ổ cối sâu hơn và tạo
cho khớp háng được vững hơn. Sụn viền rộng nhất ở phía sau dưới của ổ cối (6,4
mm ± 1,7mm) và dày nhất ở phía trên trước của ổ cối (5,5
mm ± 1,5mm). Chỏm xương đùi có cấu trúc 2/3 hình cầu nhưng khơng hồn tồn
trịn như hình cầu với đường kính từ 40mm -52mm ở người châu Á và từ 45mm 56mm ở người châu Âu. Chỏm xương đùi được bao bởi một lớp sụn khớp, trừ
vùng có dây chằng trịn, nơi dày nhất (khoảng 2,5mm) ở phía trên trong hơi ra sau
là nơi chịu lực khi hoạt động. Đặc điểm của chỏm là có một vùng phía trong để
gắn dây chằng trịn dính vào trong ổ chảo nơi đó có chứa nhiều mơ sợi sụn và các
mạch máu, các dây thần kinh từ thần kinh bịt. Chỏm và cổ xương đùi được nuôi

bằng các động mạch nhỏ từ động mạch mũ đùi ngoài và


4

trong đi dọc sát ngoài cổ vào trong xương nơi tiếp giáp sụn chỏm và cổ xương
đùi. Cổ xương đùi dài khoảng từ 3cm -5cm ở người lớn và có góc cổ thân 125 ±
5◦ở người trưởng thành và góc này lớn hơn khi mới sinh ra (15◦). Ở mặt phẳng
ngang cổ xương đùi có độ lệch ra trước 15◦. Không giống như khớp kiểu bản lề
như khớp gối chỉ cử động hai hướng là gấp và duỗi, khớp háng chuyển động
nhiều hướng: gấp, duỗi, dạng, khép, xoay trong xoay ngồi. Biên độ vận động lớn
nhưng khớp háng khơng dễ trật vì có hệ thống dây chằng bao khớp, đặc biệt là hệ
thống cơ quanh khớp rất chắc, khỏe. Hệ thống cơ này giúp khớp háng thực hiện
được nhiều động tác như: đi, chạy, ngồi, bước lên, xuống cầu thang…

1.2. Chỉ định và chống chỉ định thay khớp háng nhân tạo [3]
1.2.1. Chỉ định
- Viêm khớp gây biến dạng và dính khớp, hạn chế vận động nặng và đau
khi đi lại, có thể gặp do:
+ Viêm khớp dạng thấp.
+ Viêm khớp dạng thấp ở người trẻ tuổi (bệnh Still).
+ Các bệnh thối hóa khớp ngun phát, hoặc thứ phát: trượt chỏm xương
đùi, trật khớp háng hoặc thiểu sản ổ cối bẩm sinh, di chứng bẹt chỏm xương đùi
do bệnh Legg - Perthes - Calvé, bệnh Paget, trật khớp do chấn thương, vỡ ổ cối,
thối hóa khớp do bệnh ưa chảy máu (Haemophilia).
- Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, gặp do:
+ Sau gẫy cổ xương đùi hoặc sai khớp háng.
+ Hoại tử chỏm không rõ nguyên nhân.
+ Do trượt chỏm xương đùi.
+ Các bệnh hemoglobulin (bệnh hồng cầu hình liềm...).

+ Do sử dụng corticoid kéo dài.
+ Do nghiện rượu.
+ Bệnh giảm áp (bệnh Caisson: tắc mạch cấp do khí ở thợ lặn).


5

- Không liền xương sau gãy cổ xương đùi hay gãy khối mấu chuyển kèm
hoại tử chỏm.
- Sau viêm khớp mủ hoặc viêm xương - khớp đường máu hay sau mổ.
- Sau lao khớp háng.
- Sai khớp hoặc bán sai khớp háng bẩm sinh.
- Dính khớp hoặc khớp giả.
- Sau khi các thủ thuật tái tạo khớp háng khác đã được thực hiện nhưng bị
thất bại như: cắt xương chỉnh hình, bọc chỏm bằng mũ kim loại, thay chỏm bán
phần hoặc đã thay khớp háng toàn bộ nhưng thất bại, mổ tái tạo diện khớp...
- U đầu trên xương đùi hay ổ cối.
- Dị tật di truyền: ví dụ bệnh loạn sản sụn.
Người bệnh do đau đớn không thể chịu đựng được, do dính khớp làm hạn
chế vận động trở nên tàn phế nên vấn đề thay khớp háng nhân tạo được đặt ra. Sau
khi được thay, kết quả lý tưởng đạt được là người bệnh hết đau, trở lại sinh hoạt
và lao động như bình thường, thậm chí chơi cả thể thao. Đối với các dị tật bẩm
sinh hoặc di truyền nặng, người bệnh ít nhất cũng thốt khỏi cảnh phải bám chặt
vào xe lăn khi muốn di chuyển, dáng đi sẽ đẹp và nhẹ nhõm hơn.
1.2.2 .Chống chỉ định thay khớp háng

- Chống chỉ định tuyệt đối:
+ Đang có nhiễm khuẩn tại chỗ khớp háng hoặc nhiễm khuẩn tồn thân.
+ Người bệnh có rối loạn đơng máu, chảy máu.
+ Khả năng sống của người bệnh ngắn như ung thư giai đoạn cuối, suy gan

suy tim, suy thận nặng.
+ Người bị liệt nữa người bên khớp háng tổn thương.
- Chống chỉ định tương đối (cân nhắc khi lựa chọn thay khớp háng nhân
tạo):
+ Hạn chế thay khớp háng cho người trẻ tuổi vì khớp háng nhân tạo có tuổi
thọ nhất định, sau thời gian nào đó lại phải thay lại lần hai hay ba, những lần


6

mổ sau sẽ khó khăn và nguy cơ tai biến và biến chứng cao hơn. Khớp háng nhân
tạo không cho phép người trẻ tuổi chơi thể thao hay làm việc nặng. Do vậy bằng
mọi cách nên kéo dài thời gian sử dụng khớp háng thật càng lâu càng tốt cho đến
khi khơng cịn dùng được nữa.
+ Người khơng có khả năng kiểm sốt hành vi của mình, khi đó bệnh nhân
sẽ không tuân thủ các lời dặn của bác sĩ và nguy cơ sai khớp sẽ rất lớn.

1.2.3. Các loại khớp háng nhân tạo [3]
- Khớp háng toàn phần hay bán phần:
Khớp háng bình thường gồm hai phần là chỏm xương đùi và ổ cối nằm
trong xương chậu. Khi phẫu thuật chỉ thay phần chỏm xương đùi thì được gọi là
thay khớp háng bán phần, còn khi thay cả chỏm xương đùi và ổ cối thì được gọi là
thay khớp háng toàn phần.
Thời kỳ đầu, việc thay chỏm xương đùi chỉ gồm chỏm nhân tạo gắn liền
với chuôi khớp (chỏm Moore) nên sự linh động không cao. Các thế hệ hiện nay,
khớp háng bán phần gồm nhiều phần cấu trúc (module) liên kết với nhau, cho
phép vận động linh hoạt hơn (khớp Bipolar). Loại này sở dĩ được gọi là lưỡng cực
hay bán phần vì có một chỏm nhỏ hơn gắn chặt với chuôi nhưng chỏm di động
được với một ổ chảo nhân tạo, ổ chảo này chính là chỏm lớn có khả năng di động
trong ổ chảo thật của bệnh nhân.


a

b

Hình 1.2: Khớp háng bán phần: chỏm Moore (a), và chỏm bipolar (b)


7

- Khớp háng có xi măng hay khơng có xi măng:
Việc gắn khớp nhân tạo với xương bệnh nhân ở những thế hệ khớp ban đầu
là xi măng sinh học. Bên cạnh việc cải tiến chất lượng xi măng thì việc phát minh
ra các thế hệ khớp không xi măng với cấu trúc đặc biệt của bề mặt giúp tạo sự liên
kết chặt giữa xương bệnh nhân và khớp nhân tạo nhờ sự phát triển của xương
bệnh nhân bao quanh khớp nhân tạo.

Hình 1.3: khớp háng nhân tạo bán phần có xi măng
Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều ý kiến khác nhau quanh việc sử dụng xi măng
hoặc không xi măng mà thậm chí cịn tạo thành trường phái ở một số khu vực
khác nhau. Trong đó, khớp khơng xi măng có xu hướng được sử dụng ở người trẻ
mật độ xương cịn tốt, khớp xi măng có xu hướng được sử dụng nhiều hơn ở
những bệnh nhân có mật độ xương thấp, thường gặp ở những bệnh nhân cao tuổi.

Hình 1.4: Khớp háng nhân tạo tồn phần khơng xi măng


8

- Khớp háng bằng nhựa, kim loại hay gốm (ceramic):

Các cải tiến về chất liệu của chỏm nhân tạo và lớp lót của ổ cối diễn ra liên
tục nhằm mục đích nâng cao tuổi thọ của khớp. Những thế hệ đầu tiên với chỏm
kim loại và ổ cối nhựa có khả năng chống mài mòn thấp nên tuổi thọ ngắn. Ngày
nay, chất lượng nhựa và kim loại liên tục được cải tiến giúp khả năng chống mài
mòn tăng cao, bên cạnh đó cịn sử dụng những vật liệu có khả năng chống mài
mòn cao như gốm (ceramic) làm tăng tuổi thọ của khớp nhân tạo lên rất nhiều.
Với khớp háng nhân tạo có lớp lót gốm thì cả chỏm khớp và lớp lót ổ cối đều
bằng gốm. Có những giai đoạn, ý tưởng về việc sử dụng lớp lót ổ cối và chỏm
khớp đều bằng kim loại để tăng khả năng chống mài mòn, tuy nhiên các nghiên
cứu về sau cho thấy có sự tăng lượng ion kim loại trong máu bệnh nhân do giải
phóng từ diện tiếp xúc của khớp nhân tạo, điều này khơng có lợi cho sức khỏe
bệnh nhân nên hiện nay gần như khơng cịn sử dụng.
- Khớp háng với đường kính chỏm nhân tạo khác nhau:
Đường kính của chỏm nhân tạo khớp háng tồn phần ở những thế hệ ban
đầu là 22,5mm. Đường kính của chỏm nhân tạo liên quan đến 2 yếu tố: khả năng
sai khớp nhân tạo và sự mài mòn ổ cối. Nếu chỏm nhân tạo nhỏ thì diện tiếp xúc
thấp nên sự mài mịn ít nhưng khả năng sai khớp nhân tạo cao. Ngược lại, chỏm
nhân tạo lớn thì diện tiếp xúc nhiều, sự mài mòn nhiều nhưng khả năng chống sai
khớp cao hơn. Hiện nay, với sự cải tiến về vật liệu giúp tăng khả năng chống mài
mịn thì xu thế sử dụng các loại chỏm có đường kính lớn phổ biến hơn với hai loại
chỏm có đường kính 28mm và 32mm là phổ biến nhất, ngồi ra có thể có chỏm
đường kính 36mm. Tuy nhiên, việc sử dụng chỏm có đường kính bao nhiêu cịn
phụ thuộc vào yếu tố giải phẫu mà cụ thể là đường kính của ổ cối bệnh nhân.

Như vậy, với sự xem xét các loại khớp háng nhân tạo theo 4 tiêu chí trên có
thể bao hàm tất cả các loại khớp háng nhân tạo hiện đang sử dụng tương đối phổ
biến. Tuy nhiên, việc sử dụng loại khớp nào do bác sĩ phẫu thuật quyết định dựa
trên nhiều yếu tố khác nhau. Có những trường hợp bệnh nhân có thể có



9

nhiều sự lựa chọn về khớp, nhưng có những trường hợp sự lựa chọn sẽ hạn chế
hơn.

1.2.4. Biến chứng có thể gặp sau thay khớp háng nhân tạo [3]
- Tắc mạch: do hình thành những cục máu đơng trong lịng mạch sau mổ
thay khớp. Có thể do ít vận động bên chân bị mổ hoặc do chấn thương mạch máu
trong quá trình phẫu thuật. Vì vậy bệnh nhân cần vận động chân mổ sớm ngay sau
khi hết tác dụng của thuốc mê. Hiện tượng tắc mạch thường gặp ở những nước
châu Âu, ít gặp hơn ở các nước châu Á.
- Nhiễm trùng: Có thể chỉ là nhiễm trùng nơng vùng vết mổ, có thể nhiễm
trùng sâu bên trong khớp, tỉ lệ nhiễm trùng nói chung khoảng 1%. Nhiễm trùng
sớm xảy ra trong thời gian đầu sau mổ, có trường hợp nhiễm trùng muộn xảy ra
sau mổ vài năm do vi khuẩn di chuyển theo đường máu từ một ổ nhiễm trùng khác
trong cơ thể lan đến khớp háng. Dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, có khi
phải mổ cắt lọc, súc rửa vết thương nhiều lần để điều trị những trường hợp nhiễm
trùng sâu. Có những trường hợp kéo dài dai dẳng phải mổ lấy khớp nhân tạo ra,
sau một thời gian ổn định sẽ mổ thay lại khớp khác.
- Sai khớp: Tỉ lệ sai khớp trung bình từ 1 - 3 %, tuỳ theo lọai khớp nhân
tạo, đường mổ, trình trạng sức khoẻ của người bệnh, kinh nghiệm của phẫu thuật
viên mà tỉ lệ trật khớp sẽ khác nhau. Người bệnh nên tránh những tư thế dễ làm
sai khớp như gập háng quá 90◦, bắt chéo chân bên chân có khớp nhân tạo, ngồi
xổm, xoay trong đùi… Nếu xảy ra trật khớp, cần nắn lại khớp và bó nẹp bất động
một thời gian, hiếm khi phải mổ đặt lại khớp nhân tạo.

Hình 1.5: Sai khớp háng nhân tạo


10


Những người được thay khớp háng sẽ có thiệt thịi là họ không thể ngồi
xổm, không thể ngồi ghế thấp (ghế làm cho háng gấp hơn 90◦), không thể ngồi bắt
tréo chân vì nguy cơ bị trật khớp háng nhân tạo ln rình rập. Cho dù có nhiều thế
hệ khớp háng mới ra đời nhưng nguy cơ trật khớp háng nhân tạo vẫn chưa được
loại bỏ hoàn toàn.
- Lỏng khớp: Theo thời gian, sự kết dính giữa khớp nhân tạo với xương
của người bệnh sẽ bị yếu đi, khớp nhân tạo sẽ bị lỏng. Lúc đó người bệnh sẽ đau
khi đi đứng chịu lực lên chân có khớp nhân tạo. Tuổi thọ trung bình của khớp
nhân tạo là 15 năm, có khi 10 năm nhưng cũng có khi kéo dài đến 20 năm. Nó tùy
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại khớp nhân tạo, kỹ thuật mổ, chất lượng
xương của người bệnh… Nếu khớp bị lỏng nhiều thì phải mổ thay lại một khớp
khác.
- Lệch chi: Trong quá trình phẫu thuật, phẫu thuật viên cố gắng cân bằng
chiều dài 2 chân, tránh hiện tượng lệch chi. Mức lệch cho phép 1-2 cm. Tuy nhiên
nếu phẫu thuật viên chuẩn bị trước mổ đầy đủ, đo kích cỡ khớp nhân tạo chính
xác thì hạn chế được biến chứng lệch chi.
- Gẫy khớp nhân tạo: xảy ra khi có chấn thương mạnh.

Hình 1.6: Gãy cổ khớp háng nhân tạo


11

- Cứng khớp: Phần mền xung quanh khớp bị xơ cứng, vơi hóa làm hạn chế
vận động của khớp háng nhân tạo. Q trình xơ hố này cịn gọi là “xương mọc
lạc chổ”, thường không gây đau đớn mà chỉ làm cứng khớp háng. Nếu người bệnh
có yếu tố nguy cơ bệnh “xương mọc lạc chổ” thì nên báo cho bác sỹ biết để cho
thuốc uống hoặc dùng tia xạ điều trị dự phịng.


1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình phẫu thuật thay khớp háng.
1.2.1.1. Tình hình phẫu thuật thay khớp háng trên thế giới.
Hiện nay cùng với sự già hóa của dân số tồn cầu thì các bệnh về xương
khớp ngày càng gia tăng đặc biệt là các bệnh lý về khớp háng. Phẫu thuật thay
khớp háng ngày nay đã được chứng minh là một giải pháp điều trị rất hiệu quả, an
tồn cho những người có những chấn thương, bệnh lý về khớp háng. Phẫu thuật
thay thế khớp háng được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1960. Theo tổ chức y tế
thế giới năm 2014, trên thế giới ước tính có 10% nam giới và 18% nữ giới có các
bệnh lý về khớp háng ở độ tuổi trên 60. Trung bình, tỷ lệ số ca thay khớp háng
tăng lên 30% vào năm 2015. Năm 2015, số trường hợp người bệnh phẫu thuật
thay khớp háng cao nhất ở Thụy Sĩ là 308 ca, ở Đức có 299 ca, ở Úc 272 ca, ở
Anh 182 ca, ở Canada 148 ca phẫu thuật, thấp nhất là ở Mexico là 8 ca phẫu thuật
thay khớp háng trong tổng số 100.000 dân [20]. Ở Mỹ trung bình mỗi năm có
168000 ca phẫu thuật thay khớp háng [20],[21].
1.2.1.2. Tình hình phẫu thuật thaykhớp háng ở Việt Nam
Song song với sự phát triển của nền kinh tế. Đời sống của người dân được
nâng lên kéo theo sự già hóa về dân số ở Việt Nam ngày một gia tăng. Ở Việt Nam
tần suất mắc các bệnh lý về xương khớp ngày càng nhiều. Bệnh lý về thối hóa
khớp háng chiếm nhiều nhất là 37,4%. Gãy cổ xương đùi cũng chiếm một tỷ lệ rất
lớn là 30,4% [16]. Nhiều người bệnh cam chịu sống chung với bệnh trong thời
gian dài. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Ngày nay, ngành phẫu thuật thay khớp đã trở lên phổ biến đặc biệt là phẫu
thuật thay khớp háng đã giúp nhiều người bệnh được phục hồi chức năng khớp
háng có thể trở lại sinh hoạt bình thường.


12

Tại Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng toàn phần đã được thực hiện lần

đầu do Trần Ngọc Ninh (năm 1973) ở Sài Gịn và Ngơ Bảo Khang (năm 1978).
Tại bệnh viện Việt Đức, từ năm 2005 - 2010 đã thực hiện phẫu thuật thay khớp
háng nhân tạo cho 23 trường hợp. Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013
bệnh viện trường Đại học y dược Huế thực hiện 30 ca phẫu thuật thay khớp háng
[1]. Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh từ tháng 1/2012 đến tháng 8/2016
phẫu thuật thay khớp háng cho 155 trường hợp thối hóa khớp háng và gẫy cổ
xương đùi [7].

1.2.2. Một số nghiên cứu về chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật
thay khớp háng.
1.2.2.1. Thế giới
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng đã và đang là nội dung chính trong chăm
sóc người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng. Tập thể dục thường xuyên để phục
hồi chức năng và tính di động cho khớp háng và dần dần trở lại hoạt động hàng
ngày là rất quan trọng cho sự phục hồi hoàn toàn của khớp háng sau khi phẫu
thuật thay khớp háng. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và bác sĩ vật lý trị liệu có thể
khuyên người bệnh nên tập thể dục từ 20 đến 30 phút, 2 hoặc 3 lần mỗi ngày
trong thời gian hồi phục. Tại bệnh viện, sau phẫu thuật thay khớp háng người
bệnh sẽ cảm thấy đau và khó chịu khi đó thuốc giảm đau sẽ giúp người bệnh thoải
mái. Để phòng tránh tắc nghẽn phổi sau phẫu thuật, bác sĩ hướng dẫn người bệnh
tự tập thở và ho thường xuyên. Để bảo vệ khớp háng của người bệnh trong q
trình hồi phục sớm, có thể sử dụng nẹp chẳng hạn như gối hình chữ V đặt giữa hai
chân của người bệnh [21]. Hoạt động đi bộ và ánh sáng rất quan trọng đối với sự
phục hồi của người bệnh và sẽ bắt đầu một ngày sau khi phẫu thuật. Hầu hết
người bệnh thay thế khớp háng bắt đầu đứng và đi bộ với sự giúp đỡ của nhân
viên y tế và một bác sĩ vật lý trị liệu trong ngày đầu sau khi phẫu thuật. Bác sĩ vật
lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập cụ thể để tăng cường sự hồi phục
của khớp háng và phục hồi chức năng để đi bộ và các hoạt động bình thường hàng
ngày khác. Ở Mỹ bác sĩ vật lý trị liệu tham gia trực tiếp vào các hoạt động tập
luyện sớm sau phẫu thuật [23]. Ở Campuchia phục hồi



13

chức năng và vật lý trị liệu đã và đang là nội dung chính trong q trình chăm sóc
người bệnh sau phẫu thuật [21].
- Hầu hết các tác giả đã chứng minh sự cải thiện tình trạng đi lại của bệnh
nhân VCSDK sau thay khớp háng toàn phần, ngay cả ở những bệnh nhân bị cứng
khớp trước phẫu thuật. Walker và Sledge (1991) [22] đã phân tích kết quả thay
khớp háng toàn phần ở 19 bệnh nhân VCSDK, với thời gian theo dõi trung bình
4,5 năm. Trước phẫu thuật, chỉ có 15,7% (3/19) bệnh nhân có thể đi lại mà không
cần hỗ trợ; sau phẫu thuật, con số này được cải thiện lên 53% (10/19).
- Ding L [19] năm 2018 đã nghiên cứu mức độ hài lịng ở 2 nhóm bệnh
nhân viêm cột sống dính khớp sau thay khớp háng có dính khớp háng và khơng
dính khớp háng. Các bệnh nhân được chia thành hai nhóm, bao gồm 20 bệnh nhân
khơng dính khớp háng, với 25 khớp được phẫu thuật và 23 bệnh nhân có dính
khớp háng, với 40 khớp háng được phẫu thuật. Bệnh nhân được theo dõi trung
bình 27 tháng. Bệnh nhân trong nhóm dính khớp có điểm hài lòng cao hơn.
Những cải thiện về chức năng khớp và khả năng tự chăm sóc sau khi phẫu thuật
khớp toàn bộ là những yếu tố quyết định trong việc xác định sự hài lòng của bệnh
nhân đối với bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp mà có tình trạng dính khớp
háng.
1.2.2.2. Việt Nam
- Năm 1973, Trần Ngọc Ninh đã phẫu thuật thay khớp háng toàn phần cho
1 bệnh nhân nam 37 tuổi bị cứng khớp háng 2 bên do viêm dính cột sống, chức
năng vận động khớp háng sau phẫu thuật của bệnh nhân phục hồi tốt và được theo
dõi trên 10 năm [5]. Ông là phẫu thuật viên thay khớp háng toàn phần đầu tiên của
Việt Nam. Kết quả TKHTP tốt và rất tốt 58%, trung bình 33%, kém 9%. Thay
khớp háng bán phần tốt và rất tốt 72,5%, trung bình 22,5%, kém 5%.
- Năm 1980 Trần Quốc Đô và cộng sự báo cáo về điều trị phẫu thuật cho 30

bệnh nhân viêm cột sống dính khớp tại bệnh viện Bạch Mai trong hai năm 19761977. Trong đó thay khớp háng cho 3 bệnh nhân (4 khớp được thay) cho kết quả
tốt, 7 trường hợp đục liên mấu chuyển bỏ cổ và chỏm xương đùi đạt tỉ lệ 5/7, 20
trường hợp dùng phẫu thuật Voss để điều trị với kết quả 12 trường hợp


14

đạt kết quả tốt, 3 đạt kết quả trung bình, 5 trường hợp không đạt kết quả như
mong muốn. Vào thời kỳ thập niên 80 của thế kỷ XX, chính nhóm tác giả đã
khẳng định thay khớp háng là biện pháp tích cực nhất để điều trị biến chứng dính
khớp ở bệnh nhân VCSDK. Tuy nhiên, do điều kiện lúc đó việc nhập khớp nhân
tạo từ nước ngồi về cịn khó khăn, thiết kế khớp nhân tạo chưa hồn thiện như
ngày nay cũng như kỹ thuật mổ và phục hồi 41 chức năng cịn nhiều hạn chế nên
nhóm các tác giả cũng khuyến cáo sử dụng phẫu thuật Voss (giải phóng phần mềm
xơ dính quanh khớp) để điều trị [17].
- Năm 2000, Đoàn Việt Quân và Đoàn Lê Dân đã báo cáo kết quả phẫu
thuật của 185 bệnh nhân thay khớp háng bán phần và toàn phần: với tỷ lệ tốt và
rất tốt của TKHTP là 82,5% và của thay chỏm xương đùi là 77,1%; trong đó có 1
ca gãy đùi và 2 ca trật khớp sau mổ. Như vậy, sau thời gian 2 thập kỷ, phẫu thuật
thay khớp háng ở Việt Nam đến thời điểm này đã có nhiều bước tiến quan trọng
và vững chắc, xứng đáng là phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân có
bệnh lý thương tổn tại khớp háng mạn tính như VCSDK [4].
- Năm 2002 Đỗ Hữu Thắng và cộng sự đánh giá kết quả 133 trường hợp
phẫu thuật thay khớp háng tồn phần: có 5 trường hợp bị nhiễm trùng, 7 trường
hợp bị trật khớp sau mổ, 3 trường hợp gãy xương đùi, 3 ca tổn thương thần kinh
tọa [2].
- Năm 2004, Nguyễn Hữu Tuyên công bố kết quả thay khớp háng cho 80
ca từ 1997 - 2003 cho thấy tỉ lệ tốt và rất tốt là 97,5%, trung bình 1,25%, xấu
1,25%. Trong đó nhiễm trùng gặp 1 bệnh nhân, trật khớp là 1 bệnh nhân, lỏng
khớp 1 ca và thay lại 1 ca [8].

- Năm 2010, Trần Đình Chiến báo cáo về kết quả thay khớp tồn phần
khơng xi măng cho 19 bệnh nhân viêm cột sống dính khớp (đều bị hai bên) với 36
khớp được thay. Những bệnh nhân này đều được điều trị nội khoa nhiều năm, với
độ tuổi trung bình là 32 tuổi. Với thời gian theo dõi trung bình 4 năm, tác giả báo
cáo kết quả 100% liền vết mổ thì đầu, kết quả xa bệnh nhân đều hài lịng với chất
lượng cuộc sống, khơng ghi nhận trường hợp biến 42 chứng nào. Tuy nhiên, trong
nghiên cứu tác giả cũng nhấn mạnh, thay khớp háng ở bệnh nhân VCSDK


15

là một kỹ thuật khó hơn so với thay khớp háng thơng thường do khớp háng bị
dính cứng trong tư thế biến dạng, khi cắt cổ xương đùi cần bảo vệ thần kinh hông
to và khi roa ổ cối, do lớp sụn tổn thương nặng, nên cần roa nhẹ tay tránh biến
chứng thủng đáy ổ cối. Nghiên cứu của Trần Đình Chiến có thể được coi là một
trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đánh giá riêng về vấn đề thay khớp
háng ở bệnh nhân VCSDK [18].
- Năm 2011 Ngơ Văn Tồn - Bệnh viện Việt Đức báo cáo 65 trường hợp
TKHTP không xi măng tỉ lệ phục hồi vận động gấp háng > 90° đạt 95,38% vận
động đi lại bình thường [12]. Trong báo cáo khác của Ngơ Văn Tồn năm 2011
cho nhận xét: Phẫu thuật thay khớp háng tồn phần có hiệu quả về giảm đau rõ
rệt, làm cho người bệnh khơng cịn cảm giác đau khi vận động khớp háng cũng
như khi đi lại, nó cho phép phục hồi lại chức năng của khớp háng, phục hồi lại
khả năng lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện cho người bệnh
hội nhập lại với cuộc sống cộng đồng [10].
- Năm 2014, Phạm Văn Long và cộng sự, báo cáo từ 01/2013 - 01/2014
trên 36 bệnh nhân thối hóa khớp háng thay 39 khớp cho thấy rất tốt và tốt theo
Harris là 80,64%, khá 12,9% và xấu là 6,46% [13].
- Năm 2015, Mai Đắc Việt và cộng sự, báo cáo 90 khớp háng bị hoại tử vô
khuẩn chỏm xương đùi giai đoạn IV, V, VI được thay khớp háng tồn phần sử

dụng chi khớp Corail được phủ HA, điểm Harris trung bình trước mổ
41,68±21,78 tăng lên 98,82 ± 2,29; được chứng minh ổn định ở 100% khớp với sự
mọc xương vào bề mặt chuôi khớp [6].
- Năm 2015, Ngô Hạnh và cộng sự, từ 01/2012- 06/2013 phẫu thuật thay
khớp háng tồn phần khơng xi măng cho 96 bệnh nhân (102 khớp), trong đó có 60
ca hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, 28 ca thối hóa khớp háng và 8 ca 43 viêm
dính khớp háng trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp cho kết quả tốt và rất tốt
chiếm 94,12%, khá 5,88%. Trong nghiên cứu này tác giả cũng nhấn mạnh sự khó
khăn trong phẫu thuật thay khớp háng ở bệnh nhân có VCSDK (thời gian cuộc mổ
kéo dài, thời gian phục hồi lâu hơn và kết quả cuối cùng không tốt bằng các nhóm
cịn lại). Tuy nhiên rất tiếc vì đây là một nghiên cứu về thay khớp


16

háng tồn phần nói chung nên tác giả đã khơng đánh giá sâu hơn về các yếu tố
ảnh hưởng tới phẫu thuật thay khớp ở bệnh nhân VCSDK [11].
- Năm 2015, Phạm Đức Phương nghiên cứu trên 50 bệnh nhân VCSDK với
80 khớp háng được thay từ 3/2007 đến 11/2014 tại Bệnh viện Bạch Mai, trong đó
độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 32 và tình trạng trước mổ của các bệnh
nhân chủ yếu là đau nhiều (81,2%), tổn thương cả 2 khớp (94%), tuy nhiên 100%
bệnh nhân đều đã được điều trị tích cực bằng nhiều phương pháp khác nhau trước
khi được tiến hành thay khớp. Với thời gian theo dõi trung bình 2 năm, nghiên
cứu cho kết quả 98,7% khớp háng nhân tạo có chức năng tốt và rất tốt theo thang
điểm Merle d`Aubigne` - Postel, cải thiện rõ rệt biên độ vận động của khớp và
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nghiên cứu này đã phần nào nhấn mạnh về
tình trạng bệnh tật nặng nề của bệnh nhân dính khớp háng do VCSDK, cũng như
chỉ ra vai trị tích cực của phương pháp điều trị bệnh bằng phẫu thuật thay khớp
háng toàn phần [14].
- Năm 2016, Nguyễn Trung Tuyến và cộng sự, báo cáo 18 bệnh nhân viêm

cột sống dính khớp được thay 20 khớp háng toàn phần từ 1/2014-7/2015 tại bệnh
viện Việt Đức cho kết quả 100% tốt và rất tốt sau mổ (điểm Harris) [12].
- Như vậy, qua nhiều nghiên cứu trong nước có thể thấy phương pháp phẫu
thuật thay khớp háng nhân tạo có rất nhiều ưu điểm trong trường hợp bệnh nhân
dính khớp do VCSDK như sau mổ giúp bệnh nhân có khả năng đi lại sớm, cải
thiện biên độ vận động khớp, giảm đau và nâng cao chất lượng sống.


17
Chương 2
THỰC TRẠNG

2.1. Thông tin chung của đối tượng.
Họ tên : Nguyễn Khải H
Tuổi : 52
Nghề nghiệp : Tự do
Quê quán : Hồng Thạch - Cẩm Thạch - Cẩm Phả - Quảng Ninh
Dân tộc : Kinh
Tôn giáo : Không
Thông tin liên hệ khi cần : vợ Quách Thị H sđt: 0367466xxx

2.2. Q trình chăm sóc.
Ngày 3/5/2021
- Người bệnh vào khoa ngày 3/5/2021 theo lịch mổ phiên với lý do hạn
chế vận động khớp háng trái, đau khớp háng trái.
- Được chuẩn đốn: Thối hóa khớp háng trái.
- Phương pháp điều trị: Thay khớp háng (T) tồn bộ khơng cement.
- Khi vào khoa người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
- Mạch 80l/p, huyết áp 120/80 mmHg.
- Chi ấm, vận động (+).

- Người bệnh tự ăn uống, vệ sinh cá nhân theo nhu cầu.
- Người bệnh được thực hiện các xét nghiệm cơ bản.
+ Xét nghiệm huyết học
HBsAg âm tính.
HCV AG/Ab: âm tính.
HIV Ag/Ab: âm tính.
Nhóm máu: O+.
Số lượng hồng cầu : 4.59 T/L.
Huyết sắc tố : 159 g/L.


18

Hematocrit : 0.475 L/L.
MCV : 103.5 Fl.
MCH : 34.5 pg.
Số lượng tiểu cầu : 367 G/L.
Máu lắng 1h : 11mm.
PT thời gian : 10.2s.
Các kết quả huyết học khác ở ngưỡng bình thường.
+ Xét nghiệm hóa sinh
Natri máu : 135.3 mmol/l.
Kali máu : 3.70 mmol/l.
Glucose máu : 6.84 mmol/l.
GOT : 35.63 U/L.
GPT : 26.91 U/L.
Các kết quả hóa sinh khác ở ngưỡng bình thường.
+ Siêu âm tim
Các buồng tim khơng giãn.
Chức năng tâm thu thất (T) trong giới hạn bình thường.

Áp lực động mạch phổi khơng cao.
+ X-quang
Thối hóa khớp háng trái.
- Nb được theo dõi chăm sóc tại khoa phịng chờ mổ.
Ngày 4/5/2021
- Người bệnh được chăm sóc tại khoa phịng.
- Bác sĩ và điều dưỡng giải thích trước mổ cho bn về tình trạng bệnh,
hướng xử trí, phương thức phẫu thuật, các tai biến có thể xảy ra, các khoản chi phí
ngồi BHYTmà người bệnh phải tự chi trả…
- Cho người bệnh viết cam đoan, chuẩn bị đầy đủ giấy từ trước mổ.
- Vệ sinh trước mổ cho người bệnh.


×