Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

3_ He thong tu CNXX trong ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.54 KB, 22 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VÀ
KHUYẾN NGHỊ VỚI VIỆT NAM
TP. HCM, ngày 29 tháng 1 năm 2015


HỆ THỐNG TỰ CHỨNG NHẬN
XUẤT XỨ TRONG ASEAN

Trình bày: Hồng Xuân Vũ
Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương

2


Nội dung
 Tổng

quan về hệ thống tự chứng nhận xuất xứ
 Giới thiệu về dự án thí điểm tự chứng nhận xuất
xứ trong ASEAN
 Thơng tin về dự án thí điểm Việt Nam tham gia
 Khuyến nghị

3


Tổng quan về tự chứng nhận xuất xứ


=> Tự chứng nhận xuất xứ là gì?
Tự chứng nhận xuất xứ là việc nhà sản xuất, nhà xuất
khẩu hoặc nhà nhập khẩu hàng hóa tự khai báo xuất xứ của
hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu trên hóa đơn thương mại
hoặc bất kỳ chứng từ nào khác thay cho giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa do tổ chức được chính phủ của nước xuất
khẩu ủy quyền cấp.

4


Tổng quan về tự chứng nhận xuất xứ
(tiếp)
Các hệ thống tự chứng nhận xuất xứ trên thế giới


Nhà sản xuất được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;



Nhà xuất khẩu bất kỳ được tự chứng nhận xuất xứ của hàng hóa;



Nhà xuất khẩu đủ điều kiện (certified/approved exporter) được
tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;



Nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

5


Giới thiệu về dự án thí điểm tự
chứng nhận xuất xứ trong ASEAN
Xuất phát từ mục tiêu:
 Tạo

thuận lợi cho thương mại nội khối ASEAN để
tăng cường hội nhập trong khu vực;
 Đơn giản hóa thủ tục, giảm thiểu chi phí cho
doanh nghiệp xuất khẩu;
 Tối ưu hóa sự hiệu quả nguồn lực của Chính phủ
(tiết kiệm nhân lực cấp C/O)
6


Giới thiệu về dự án thí điểm tự chứng
nhận xuất xứ trong ASEAN (tiếp)


Hệ thống ASEAN lựa chọn: cho phép nhà xuât khẩu đủ
điều kiện tự chứng nhận xuất xứ trên hóa đơn thương mại
cho hàng hóa xuất khẩu.



Trong đó nhà xuất khẩu đủ điều kiện là nhà xuất khẩu
được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp
phép đủ điều kiện được tự chứng nhận xuất xứ.




Mục tiêu năm 2015 ASEAN sẽ có hệ thống tự chứng nhận
xuất xứ chung cho toàn khối.
7


Quy trình tự chứng nhận xuất xứ


Bước 1: Đăng ký tự chứng nhận xuất xứ
Nhà xuất khẩu đăng ký xác nhận với cơ quan có thẩm quyền của
nước xuất khẩu để trở thành nhà xuất khẩu đủ điều kiện và họ được cấp
một mã số duy nhất. Người đăng ký phải chứng minh được mình có
khả năng xác định được một cách chính xác xuất xứ của hàng hóa xuất
khẩu và phải lưu trữ những hồ sơ liên quan đến việc xác minh này.



Bước 2: Kiểm tra và ủy quyền là nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ
Các cơ quan có thẩm quyền liên quan sẽ đánh giá nhà xuất khẩu dựa
trên các tiêu chí được đưa ra đối với một nhà xuất khẩu tự chứng nhận
xuất xứ.

8


Quy trình tự chứng nhận xuất xứ (tiếp)



Bước 3: Tự chứng nhận xuất xứ
Nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ sẽ lập một tờ khai hóa
đơn chứng mình nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và gửi cho nhà nhập khẩu.
Cụ thể, nhà xuất khẩu sẽ phải ghi rõ cụm từ sau trong hóa đơn của mình
để xác nhận rằng hàng hóa tn thủ theo đúng quy tắc xuất xứ trong ATIGA:
“The exporter of the product(s) covered by this document (Certified Exporter
No.......) declares that, except where otherwise clearly indicated, the products
satisfy the Rules of Origin to be considered as ASEAN Originating Products
under ATIGA (ASEAN Country of Origin: .............,) with origin criteria……”
Tờ khai hóa đơn bắt buộc phải ký bằng tay và ghi đầy đủ họ tên người ký.



Bước 4: Xuất trình tờ khai hóa đơn thương mại
Nhà nhập khẩu sẽ xuất trình tờ khai hóa đơn cho cơ quan hải quan tại
thời điểm nhập khẩu để được hưởng các đối xử ưu đãi.
9


So sánh tự chứng nhận với quy trình
cấp C/O
Hệ thống cấp C/O

Tự chứng nhận

1

Xin C/O cho từng chuyến hàng


Xin giấy phép trong một khoảng thời gian
nhất định được tự chứng nhận xuất xứ

2

- Cần một khoảng thời gian nhất định để
Tổ chức cấp C/O cấp C/O

- Chủ động về thời gian phát hành

3

- Cơ quan cấp: C/O được cấp bởi cơ
quan Chính phủ

- Doanh nghiệp đủ điều kiện được tự phát
hành

4

- Kiểm tra thực tế nhà máy: chỉ khi có
yêu cầu

- Tổ chức cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra
thường xuyên và đột xuất khi có yêu cầu xác
minh từ phía nước nhập khẩu

10



Giới thiệu về 02 dự án thí điểm tự
chứng nhận xuất xứ trong ASEAN


Hiện tại, dựa trên mơ hình nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự
chứng nhận xuất xứ nói trên, ASEAN đang áp dụng 02 dự
án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ với một số điểm khác
biệt.



Lưu ý: Trong thời gian thí điểm các nước vẫn được áp
dụng hình thức cấp C/O truyền thống.

11


Giới thiệu về 02 dự án thí điểm tự
chứng nhận xuất xứ trong ASEAN


Dự án thí điểm số 1
- Bắt nguồn: 03 nước là Brunei, Singapore, Malaysia ký
MOU về dự án thí điểm tự chứng số 1 tại Đà Nẵng, Việt
Nam vào ngày 30/ 08/2010 và có hiệu lực vào ngày
1/11/2010.
- Đến tháng 10/2011, Thái Lan chính thức tham gia dự án
thí điểm số 1

12



Giới thiệu về 02 dự án thí điểm tự
chứng nhận xuất xứ trong ASEAN


Dự án thí điểm số 2
Ba nước Lào, Phi-líp-pin và In-đơ-nê-si-a đã xây dựng dự án thí
điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 và bắt đầu triển khai từ ngày 1
tháng 1 năm 2014.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam đã
tuyên bố chính thức tham gia dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ
số 2 cùng 3 nước nói trên và đang chuẩn bị thủ tục trong nước để
thực hiện.

13


So sánh 02 dự án thí điểm tự chứng
nhận xuất xứ trong ASEAN
Dự án thí điểm 1
1
 
 
 

 

 


Phải được đăng ký và thơng báo giữa
các nước thành viên

Mã HS
 

6

Chỉ trên hóa đơn thương mại

Danh mục sản phẩm
Khơng có u cầu

5

Khơng q 3 người/cơng ty

Tờ khai hóa đơn
Trên bất kỳ chứng từ thương
mại nào

4

Chỉ bao gồm nhà sản xuất

Giới hạn người được ký trên Tờ khai hóa đơn
Khơng hạn chế

3


 

Định nghĩa nhà xuất khẩu đủ điều kiện
Bất kỳ nhà xuất khẩu nào

2

Dự án thí điểm 2

Phải ghi trên Tờ khai hóa đơn

Trường hợp C/O giáp lưng và hóa đơn nước thứ 3
 

Khơng áp dụng

14


Thơng tin về dự án thí điểm tự chứng
nhận xuất xứ số 2 mà Việt Nam tham gia


1. Đối tượng: Chỉ nhà sản xuất đồng thời là nhà xuất khẩu đủ điều
kiện được tham gia tự chứng nhận xuất xứ.



2. Tiêu chí lựa chọn
Một số tiêu chí dự kiến để xét duyệt nhà xuất khẩu đủ điều kiện như

sau:
- Nhà sản xuất cũng đồng thời là nhà xuất khẩu;
- Không vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa, thuế và hải quan
- Có kim ngạch xuất khẩu đáp ứng yêu cầu nhất định;
- Có cán bộ chuyên trách về xuất xứ hàng hóa và có đủ kiến thức về
xuất xứ và các quy định về xuất xứ hàng hóa.



Một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc trong tiêu chí họ đặt ra có yêu
cầu doanh nghiệp phải có bộ phận (phịng) riêng chun trách về xuất
xứ hàng hóa.

15


Thủ tục lựa chọn nhà xuất khẩu đủ điều kiện









Doanh nghiệp nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện;
Báo cáo kim ngạch xuất khẩu;
Đăng ký quy trình sản xuất thực tế từng mặt hàng cụ thể dự kiến tự chứng
nhận xuất xứ và chứng minh đáp ứng tiêu chí xuất xứ dự kiến lựa chọn cho

mặt hàng nói trên.
Xác nhận của cơ quan Hải quan khơng vi phạm các quy định về thuế và hải
quan;
Đăng ký tên và mẫu chữ ký của ba (03) cán bộ của doanh nghiệp được ký
tên trên Tờ khai hóa đơn. Mẫu chữ ký của các cán bộ này sẽ được Bộ Công
Thương gửi cho Ban Thư ký ASEAN để đăng ký với cơ quan có thẩm
quyền của nước nhập khẩu.
Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ C/O của cán bộ được doanh nghiệp đăng ký
ký tên trên Tờ khai hóa đơn.
16


Trách nhiệm của nhà xuất khẩu đủ điều kiện


Chỉ được tự khai báo xuất xứ đối với hàng hóa do mình sản xuất đã
được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và có đầy đủ các chứng từ
cần thiết chứng minh hàng hóa đáp ứng các tiêu chí xuất xứ tại thời
điểm tự khai báo xuất xứ.



Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép cơ quan có thẩm
quyền tiếp cận với các chứng từ, báo cáo và các cơ sở sản xuất nhằm
mục đích giám sát việc sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện và để
xác minh tính chính xác của nội dung tự khai báo xuất xứ trên từng
Tờ khai hóa đơn.




Lưu trữ giấy tờ chứng minh xuất xứ theo quy định tại các văn bản
quy phạm pháp luật.
17


Trách nhiệm của nhà xuất khẩu đủ điều kiện
(tiếp)


Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối
với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện và nội dung tự chứng nhận xuất xứ trên hóa đơn thương
mại, bao gồm bất kỳ việc sử dụng sai mục đích nào.



Báo cáo định kỳ cho cơ quan có thẩm quyền các Tờ khai hóa đơn đã
phát hành cho hàng hóa xuất khẩu.



Báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền tại nơi thương nhân đã
đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về những Tờ khai hóa
đơn bị nước nhập khẩu từ chối cơng nhận (nếu có);

18


Thu hồi giấy phép và xử lý vi phạm



Giấy phép có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào nếu:
- Nhà xuất khẩu không thực hiện đúng điều kiện như quy định;
- Nhà xuất khẩu không đủ khả năng cung cấp sự đảm bảo về xuất xứ
hàng hóa theo quy định; hoặc
- Lạm dụng sự ủy quyền tự cấp giấy chứng nhận;
- Gian lận xuất xứ hàng hóa.



Ngồi việc thu hồi giấy phép đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ,
doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính theo Nghị định về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

19


Khuyến nghị


Doanh nghiệp cần nắm vững quy trình sản xuất và quy
định về quy tắc xuất xứ;



Có hệ thống lưu trữ chứng từ đáp ứng yêu cầu xác minh
thường xuyên và đột xuất;




Nên xây dựng bộ phận chuyên trách về xuất xứ hàng hóa
để phục vụ các yêu cầu xác minh khi cần thiết.

20


Trân trọng cảm ơn!

21


XIN CẢM ƠN
Liên hệ :
Ban quản lý Dự án EU-MUTRAP
Phòng 1203, Tầng 12, Khu Văn phòng, Tòa tháp Hà Nội,
49 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: (84 - 4) 3937 8472
Fax: (84 - 4) 3937 8476
Email:
Website: www.mutrap.org.vn
(Tài liệu hội thảo được đăng trên trang Web này)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×