Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Vận dụng lý luận về hàng hóa của C.Mác đề xuất giải pháp phát triển một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mà anh (chị) biết?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.25 KB, 5 trang )

1

I.Phần lý luận về hàng hóa
Karl Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng
thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành
hàng hóa cần phải có: Tính hữu dụng đối với người dùng . Giá trị (kinh tế), nghĩa
là được chi phí bởi lao động. Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm.
Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hóa là sản phẩm của lao động, thơng qua
trao đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng
hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất.
Hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể. Từ khái niệm này, ta
có thể rút ra kết luận một đồ vật muốn trở thành hàng hóa cần phải thỏa mãn 3 yếu
tố:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động
Hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người
Thơng qua trao đổi, mua bán
II. Vận dụng
2.1. Chọn và giới thiệu mặt hàng yến sào ở Cơng Ty Yến sào Khánh Hịa
2.1.1. Yến sào
Yến sào khơng chỉ là một món ăn ngon mà cịn chứa nhiều thành phần dinh
dưỡng vi lượng thiết yếu mà cơ thể con người không tổng hợp được, mang lại lợi
ích cho nhiều nhóm tuổi. Yến sào được làm từ nước bọt của các loài chim yến sống
trong hang. Khi thu hoạch tổ yến rất nguy hiểm, tốn nhiều công sức để chuẩn bị và
lấy được. Chim yến sống trong các hang động đá vôi xung quanh Ấn Độ Dương, ở
Nam và Đông Nam Á, Bắc Úc, Quần đảo Thái Bình Dương. Con đực chủ yếu xây
dựng tổ và gắn chúng vào các bức tường thẳng đứng của hang động. Tùy thuộc vào
loại tổ mà người ta có thể mất 8 giờ để làm sạch 10 tổ yến. Trong khoảng 1.200
năm, người Trung Quốc đã ăn tổ yến như một món súp.
2.1.2. Yến sào là hàng hóa có giá trị cao vì mang giá trị dinh dưỡng cao



2

Tổ yến được biết có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao như đặc tính chống lão
hóa, chống ung thư đến khả năng cải thiện sự tập trung và tăng ham muốn. Protein
là thành phần phong phú nhất của tổ yến. Yến sào chứa tất cả các axit amin thiết
yếu trong đó protein được tạo ra. Chúng cũng chứa sáu hormone, bao gồm
testosterone và estradiol.
Tổ yến cũng chứa carbohydrate và một lượng nhỏ lipit (các phân tử xuất hiện tự
nhiên bao gồm chất béo). Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tổ yến có chứa các
chất có thể kích thích sự phân chia và phát triển của tế bào, tăng cường sự phát
triển, tái tạo Tổ yến vốn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tốt cho sức
khỏe và có giá trị kinh tế cao
2.2.Đề xuất quan điểm của bạn về những giải pháp thị trường để thúc đẩy sản
xuất Yến sào ở Công Ty Yến sào Khánh Hòa
2.2.1. Thực trạng những năm gần đây
Năm 2021 thực sự là năm khó quên trong ký ức của họ. Có lẽ chưa bao giờ từng
xảy ra chuyện dịch bệnh bủa vây, cán bộ quản lý và người lao động “làm cùng”,
“ăn cùng”, “ngủ cùng” ngay trong nhà xưởng hàng tháng trời để đáp ứng nhu cầu
sản xuất. Nhưng chính sự đồn kết một lịng của tất cả người lao động và lãnh đạo
doanh nghiệp đã giúp Công ty Yến sào Khánh Hịa vượt qua khó khăn. Doanh thu
tồn cơng ty đạt hơn 4.334 tỷ đồng, nộp ngân sách 444,7 tỷ đồng. Thu nhập của
người lao động bình quân đạt hơn 9 triệu đồng/người, đảm bảo việc làm cho hơn
5.400 cán bộ, công nhân viên. Các công ty cổ phần thành viên tiếp tục đưa ra thị
trường sản phẩm mới. Trong năm 2021, Khánh Hòa liên tục áp dụng giãn cách xã
hội theo Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ để kiểm sốt dịch bệnh Covid-19 trên địa
bàn tỉnh. Yếu tố con người và tinh thần tập thể, đoàn kết là điều kiện tiên quyết để
thương hiệu Yến sào Khánh Hòa tồn tại, phát triển, bay cao và vươn xa. Dù dịch
bệnh bùng phát, sản xuất kinh doanh gặp khó nhưng cơng ty vẫn đảm bảo chăm lo
đời sống cho tồn thể cán bộ, cơng nhân viên, khơng để người lao động mất việc.



3

2.2.2. Giải pháp
Thứ nhất, cần khai thác yến sào trong tự nhiên hiệu quả hơn và nhà nuôi yến
phải thường ở xa khu dân cư, đảm bảo kỹ thuật hạ tầng mới có thể dẫn dụ yến ở
lại, sinh trưởng và phát triển. Trong hệ sinh thái, chim yến sử dụng các lồi cơn
trùng làm thức ăn với tập tính vừa bay, vừa bắt mồi. Chim yến bay lượn, uống
nước, bắt mồi cả ngày và chỉ đậu nghỉ khi trở về nhà yến vào buổi chiều tối. Việc
thay đổi mục đích sử dụng đất ở xung quanh khu vực nhà yến đã tác động không
nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của các nhà yến.
Thứ hai, thị trường là sống còn đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng
hố do đó phải mở rộng thị trường tiêu thụ, phải tăng cường áp dụng bán hàng trên
các kênh thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki...; xây dựng các kênh
marketing trực tuyến trên Google, Website, Facebook, Fanpage và Grabmart với
các nội dung hấp dẫn nhằm thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng.
Thứ ba, thị trường Yến sào phát triển đã phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiên tự
cấp tự túc để tạo thành thể thống nhất trong tồn nền kinh tế quốc dân. Do đó cần
tiếp tục nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp kỹ thuật trong công tác sơ chế yến sào,
đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao. Các nhà máy tập trung sản xuất 3 ca, tuân
thủ nghiêm ngặt quy định phòng, chống dịch nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa ứng
phó với dịch bệnh, vừa ổn định sản xuất kinh doanh, không để thiếu hàng theo nhu
cầu thị trường; nhanh chóng khơi phục và ổn định hệ thống phân phối, tập trung
phát triển mạnh các điểm bán lẻ và hệ thống showroom trên toàn quốc và tiếp tục
đẩy mạnh xuất khẩu.
Thứ tư, tiếp tục thực hiện các bước đầu tư trong kế hoạch chuyển giao và tiếp
nhận đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi tôm hùm và cá chim vây vàng tại
Khánh Hòa”. Đối với đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cấp tỉnh,
công ty tập trung vào các đề tài như: “Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm mỹ



4

phẩm từ dịch chiết yến sào Khánh Hòa”; “Dự án tạo mồi thức ăn cho chim từ côn
trùng”; “Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ tinh chất yến
sào thiên nhiên Khánh Hòa”.
Thứ năm, thị trường Yến sào đã và đang phát triển mạnh mẽ ở trong và ngồi
nước do đó sẽ định hướng hướng dẫn sản xuất kinh doanh cho sản phẩm tiềm năng
này. Cần thực hiện công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu, đăng ký sở hữu trí
tuệ, đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cơng
ty đã phát triển nhiều dịng sản phẩm cao cấp, phổ biến hóa giá trị bổ dưỡng của
yến sào đến cộng đồng, nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng, đồng hành với sự
phát triển của xã hội, khẳng định vị thế thương hiệu Yến sào Khánh Hòa trên thị
trường trong nước và quốc tế. Cùng với đó, cơng ty đang tập trung để hồn thiện
và phát huy hiệu quả của chuỗi sản xuất và cung ứng, ngày càng khẳng định vị thế
sản phẩm trên thị trường. Tiếp đó, cơng ty sẽ tăng cường xúc tiến thương mại ở các
thị trường tiềm năng, đặc biệt ở các thị trường thuộc nhóm các nước G20.
Thứ sáu, thị trường Yến sào mở rộng đem lại nguồn thu lớn là chiếc gương phản
chiếu tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty sản xuất Yến sào Khánh Hòa đang
ngày càng phát triển mạnh. Do đó sẽ đem lại nguồn thu lớn cho công ty và giải
quyết rất nhiều việc làm cho người lao động.
Thứ bảy, vì thị trường là nơi kiểm nghiệm, đánh giá tính chất đúng đắn các chủ
trương, chính sách biện pháp kinh tế của nhà nước, của các nhà quản lý kinh
doanh, thơng qua đó một mặt nâng cao trình độ quản lý kinh doanh của các nhà sản
xuất doanh nghiệp. Do đó cần có những chủ trương chính sách và biện pháp phù
hợp để nâng cao năng xuất chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm Yến sào
Khánh Hịa trên thị trường trong và ngồi nước để phát triển bền vững.
KẾT LUẬN
Tóm lại, nền kinh tế thi trường đặt ra nhiều thuận lợi và thách thức nhất là trong

bối cảnh các nước trong khu vực Đông Nam Á đều phát triển rất nhanh nghề nuôi


5

yến trong nhà. Bên cạnh lượng nhỏ sản phẩm tiêu thụ nội địa, các nước đều hướng
tới việc xuất khẩu sang thị trường tiêu thụ chính và giàu tiềm năng là Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu các sản phẩm từ tổ yến vào nước này cần tuân thủ các
yêu cầu kiểm duyệt nghiêm ngặt về mặt chất lượng. Theo đó, các sản phẩm tổ yến
cần phải được truy xuất nguồn gốc và an tồn (từ khâu ni yến làm tổ đến sản
phẩm thành phẩm cuối cùng), đáp ứng các tiêu chuẩn của FAO, WHO. Vì vậy, Việt
Nam nói chung và cơng ty sản xuất Yến sào Khánh Hịa nói riêng muốn xuất khẩu
được sản phẩm tổ yến sang thị trường này thì cần phải xây dựng và ban hành được
bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về tổ chim yến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Yến sào Khánh Hòa tiếp tục vươn cao, báo Tỉnh ủy Khánh Hòa, 3/2/2022



×