Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

0131 giải pháp mở rộng tín dụng bán lẻ tại NH đầu tư và phát triển bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 122 trang )


i

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

ĐỒN MINH TUẤN

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà nội, tháng 08/2011


11

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

ĐỒN MINH TUẤN

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN BẮC GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH: KINH TẾ, TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học:
PGS,TS. PHẠM NGỌC PHONG

Hà nội, tháng 08/2011


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tơi. Các phân tích, số liệu, kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đồn Minh Tuấn


iv

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG VÀ TÍN
DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng

5


1.1.1

Khái niệm về tín dụng, tín dụng ngân hàng

5

1.1.2

Các hình thức tín dụng

6

1.1.3

Các nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngânhàng

7

1.1.4

Phân loại tín dụng ngân hàng

8

1.1.5

Vai trị của tín dụng ngân hàng

9


1.2.

Một số

vấnđề cơ bản về tín dụng bán

lẻ

sảnphẩm tín dụng 11



bán lẻ của NHTM
1.2.1

Khái niệm tín dụng bán lẻ

11

1.2.2

Đặc điểm của tín dụng bán lẻ

12

1.2.3

Phân loại tín dụng bán lẻ


14

1.2.4

Các sản phẩm tín dụng bán lẻ

17

1.2.5

Vai trị và sự cần thiết phát triển tíndụng bán lẻ

18

1.3.
tín

Những

nhân tố ảnh hưởng đến hoạt

dụng bán lẻ của

23

ngân hàng thương mại
1.3.1

Những nhân tố khách quan


23

1.3.2

Những nhân tố chủ quan

26

1.4Kinh nghiệm mở rộng tín dụng bán lẻ của một số Ngân hàng 28
trong nước và thế giới
1.4.1

Kinh nghiệm của Ngân hàng NN&PT NT Việt Nam

29

1.4.2

Kinh nghiệm của một số Ngân hàng trên thế giới

30


v

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC GIANG
2.1Sự hình thành và phát triển của BIDV Bắcgiang

35


211

Quá trình hình thành và phát triển.

35

2.2.2

Cơ cấu tổ chức.

35

2.2Kết quảhoạt động kinh doanh của BIDV BắcGiang giai đoạn

36

2006-2010
2.2.1

về nghiệp vụ huy động vốn

37

2.2.2

Về cơng tác tín dụng

41


2.2.3

Về Các hoạt động dịch vụ khác

45

2.3Thực trạng hoạt động TDBL của BIDV BắcGiang (2006 - 2010).

47

2.3.1

Hệ thống các sản phẩm TDBL của BIDV

47

2.2.2

Thực trạng hoạt động TDBL của BIDV Bắc Giang

48

2.4Đánh giá thực trạng hoạt động TDBL của BIDV Bắc Giang ( từ
62
2006 đến 2010)
2.4.1
hững thành tựu đạt
2.4.2
hững hạn chế và nguyên nhân.


N
62
N
67

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC GIANG
3.1Quan điểm, định hướng phát triển hoạt động TDBL tại ngân 75
hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang
3.1.1

Cơ hội, thách thức về hoạt động TDBL của hệ thống 75
NHTM ở nước ta

3.1.2

Quan điểm, định hướng mở rộng TDBL của BIDV trong 79


vivii

trong thời gian tới
3.2Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển hoạt động TDBL của 86
BIDV Bắc Giang
3.2.1

Xác định mục tiêu kinh doanh mang tính chiến lược

86
3.2.2


Tăng cường thu hút khách hàng tiềm năng

86
3.2.3

Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng

87
3.2.4

Cải tiến, đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm tín dụng bán

lẻ

89

3.2.5

Mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng

91
3.2.6

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng

92
3.2.7

Nâng cao hình ảnh, vị thế của Ngân hàng


93
3.2.8

Tiếp tục tăng cường năng lực quản lý rủi ro

DANH MỤC
• TỪ VIET TẮT
94

NHBL
TDBL

: Ngân hàng bán lẻ
: Tín dụng bán lẻ

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

BIDV

: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV BG


: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang

NNo&PTNT

: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

ACB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Techcombank

: Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương


VPBank
VCB
WTO

: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt
Nam
: Tổ chức thương mại thế giới

ATM
Thẻ Visa,
Master
QHKH

: Máy rút tiền từ động


SIBS

: Hệ thống ngân hàng tích hợp của SilverLake.

TDH/TDN

: Trung dài hạn/Tổng dư nợ

DN

: Dư nợ

TSBĐ

: Tài sản bảo đảm

GTCG/TTK

: Giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm.

SXKD

: Sản xuất kinh doanh.

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

Datawarehouse


: Kho dữ liệu

BSMS

: Dịch vụ nhắn tin tự động.

: Thẻ tín dụng quốc tế
: Quan hệ khách hàng



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1

Kết quả huy động vốn của BIDV BG 2006 - 2010

38

Bảng 2

Cơ cấu nguồn vốn của BIDV BG giai đoan 2006-2010

39


Bảng 3

Kết quả cho vay của BIDV BG giai đoạn 2006-2010

42

Bảng 4

Kết quả hoạt động dịch vụ của BIDV BG giai đoạn 2006

46

- 2010
Bảng 5

Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV BG giai 50
đoạn 2006 - 2010

Bảng 6

Kết quả hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của 53
BIDV BG

Bảng 7

Kết quả hoạt động cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất 55
kinh doanh

Bảng 8


Kết quả hoạt động cho vay đảm bảo bằng GTCG/TTK

57

Bảng 9

Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp

58

Bảng 10

Kết quả hoạt động cho vay mua ô tô

61

Bảng 11

Kết quả thu lãi cho vay giai đoạn 2006 - 2010

66


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐÒ
BẢNG

TRANG


Biểu đồ 1 Kết quả tăng trưởng nguồn vốn huy động 2006-2010.

39

Biểu đồ 2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo khách hàng

40

Biểu đồ 3 Tình hình tăng trưởng tín dụng của BIDV BG 2006 -

44

2010
Biểu đồ 4 Kết quả tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ 2006 - 2010.

50

Biểu đồ 5 Kết quả tăng trưởng dư nợ đối với sản phẩm cho vay hỗ

54

trợ nhu cầu nhà ở của BIDV BG
Biểu đồ 6 Kết quả tăng trưởng dư nợ đối với sản phẩm cho vay cá

55

nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Biểu đồ 7 Kết quả tăng trưởng dư nợ đối với sản phẩm cho vay


57

đảm bảo bằng GTCG/TTK
Biểu đồ 8 Kết quả tăng trưởng dư nợ đối với sản phẩm cho vay tiêu

59

dùng tín chấp
Biểu đồ 9 Kết quả tăng trưởng dư nợ đối với sản phẩm cho vay
mua ô tô

61


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trường tài chính hiện nay, các
ngân hàng phải khơng ngừng phát triển và hồn thiện các nghiệp vụ kinh
doanh của mình, nhằm tạo ra sức mạnh tối đa để thu hút khách hàng trong bối
cảnh sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt. Để tăng tính cạnh
tranh, các Ngân hàng thương mại cần phát triển một cách toàn diện hoạt động
của ngân hàng, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Bên cạnh việc phát triển những
dịch vụ mới như: tư vấn tài chính, bảo hiểm,... thì việc phát triển hoạt động
Ngân hàng bán lẻ đã và đang được nhiều Ngân hàng thương mại quan tâm, và
đây được xem như một xu hướng lựa chọn đầu tư lâu dài, nếu các Ng ân hàng
muốn tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường trong tương lai.
Hoạt động Ngân hàng bán lẻ góp phần tạo lập nguồn vốn và thu nhập
ổn định cho các ngân hàng, phân tán rủi ro và là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng

của chu kỳ kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động Ngân hàng bán lẻ cịn góp phần
quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn
định hoạt động cho ngân hàng. Đến nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại
hoạt động tại Việt Nam đều có định hướng tập trung phát triển hoạt động
Ngân hàng bán lẻ.
Lĩnh vực bán lẻ đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu trong nền
kinh tế thị trường tại Việt Nam và ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Cùng với hoạt động dịch vụ bán lẻ,
hoạt động tín dụng bán lẻ cũng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ
các Ngân hàng thương mại trong nước. Thực tế cho thấy Ngân hàng nào nắm
bắt được cơ hội trong việc mở rộng và phát triển tín dụng bán lẻ đến đơng đảo
đối tượng khách hàng là các cá nhân, các hộ gia đình (hiện đang rất thiếu các
dịch vụ tài chính) sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị trường. Với việc phát triển hoạt
động tín dụng bán lẻ, các Ngân hàng khơng chỉ có quy mô thị trường lớn hơn,


2

mà hiệu quả kinh tế cũng cao hơn, nhờ các sản phẩm được đa dạng hoá và
cung cấp với khối lượng lớn, doanh thu cao, phân tán được rủi ro kinh doanh;
đồng thời mang lại cho Ngân hàng khả năng phát triển, nhờ liên tục đổi mới
và đa dạng hoá các sản phẩm của mình.
Việt Nam được đánh giá là thị trường, mà sản phẩm tín dụng bán lẻ có
rất nhiều tiềm năng phát triển, với mơi trường chính trị và xã hội ổn định,
kinh tế phát triển, dân số đông, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện,
tiến đến cuộc sống thoải mái hơn về vật chất lẫn tinh thần. Ngoài những nhu
cầu thiết yếu, như ăn, ở, uống, đồ may mặc, thì nhu cầu cuộc sống cũng được
nâng cao hơn, như nhu cầu về nhà ở tiện nghi, nhu cầu đi lại bằng xe cộ hiện
đại, nhu cầu đi du lịch, học hành ở nước ngoài cũng ngày càng phát triển. Mặt
khác, nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình

cũng ngày càng lớn, vì các nhà sản xuất, kinh doanh cần có sự hỗ trợ để gia
tăng số lượng hàng hố tiêu thụ. Nhu cầu thì lớn như vậy, nhưng mức tích luỹ
của người dân cịn hạn chế, dẫn đến nhu cầu vay mượn tăng lên. Điều này đã
tạo ra thị trường tín dụng bán lẻ được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng và cơ
hội phát triển cho các NHTM trong nước và nước ngoài ở Việt Nam.
Nắm bắt được nhu cầu của người dân, cũng như đẩy mạnh sự cạnh tranh
với các ngân hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã triển
khai loại hình tín dụng bán lẻ đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Đặc
biệt, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang trong những năm gần đây đã
khơng ngừng đẩy mạnh mở rộng tín dụng bán lẻ, từng bước cải thiện quy
trình, quy chế cho vay phù hợp nhu cầu của người dân và đảm bảo an tồn về
tín dụng. Tuy nhiên, dư nợ tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Bắc Giang vẫn cịn thấp, việc mở rộng tín dụng bán lẻ trên địa bàn cịn
gặp nhiều khó khăn, số lượng sản phẩm triển khai cịn hạn chế, tỷ trọng tín
dụng bán lẻ thấp so với tổng dư nợ. Mặt khác, về công tác quảng cáo,
marketing, cũng như công tác phát triển mạng lưới, nguồn nhân lực vẫn còn


3

những vướng mắc, vừa khách quan, vừa chủ quan, làm ảnh hưởng đến khả
năng mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh.
Với những lý do và thực tế như trên, việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp
khắc phục những khó khăn và đẩy mạnh mở rộng tín dụng bán lẻ tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Bắc giang một cách phù hợp và khoa học là vơ
cùng cấp thiết. Đó cũng là lý do tơi chọn đề tài “Giải pháp mở rộng tín dụng
bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang ” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn mở rộng tín dụng bán
lẻ, góp phần nâng cao tính hiệu quả, khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực tín
dụng bán lẻ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang.

2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau:
- Nhận thức rõ việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ là địi hỏi tất yếu
trong q trình phát triển của các NHTM. Hệ thống hóa và xác định rõ
những

nội

dung kiến thức cần được trang bị để có thể phát triển hoạt động tín dụng
bán lẻ.
- Đánh giá thực trạng việc phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang trong thời gian qua. Những kết quả
đạt
được, cũng như những hạn chế và nguyên nhân.
- Từ nhận thức lý thuyết và xuất phát thực tiễn từ đó đề xuất các giải
mở rộng triển hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV BG trong những năm
tới,
trên cơ sở tận dụng thế mạnh của mình và khai thác tiềm năng vốn có
của

thị

trường. Qua đó, tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và phục vụ một
cách
linh hoạt, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.


4

Phương pháp lôgic lịch sử, Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp;

phương pháp trừu tượng hóa vv...
4. Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
Tập trung đi sâu về hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Bắc Giang từ năm 2006 đến năm 2010. Hiện nay, dịch vụ tín dụng
bán lẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang có rất nhiều sản phẩm,
tuy nhiên luận văn chỉ đi sâu vào phân tích 05 sản phẩm tín dụng bán lẻ chủ
yếu bao gồm: Cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, Cho vay hỗ
trợ nhu cầu nhà ở, cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay mua ơ tơ, cho vay đảm
bảo bằng giấy tờ có gía, sổ tiết kiệm.
5. Kết cấu Luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ tín dụng và tín dụng bán lẻ của
Ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Bắc Giang.
- Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Bắc Giang.


5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
VÀ TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.

Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng


1.1.1.

Khái niệm về tín dụng và tín dụng ngân hàng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan, có q trình ra đời, tồn
tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Nó phản ánh mối
quan hệ vay mượn giữa các chủ thể dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Theo đó,
người cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng của hàng hóa hoặc tiền tệ thuộc
sở hữu của mình sang người vay và người vay có nghĩa vụ hoàn trả lại người
cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu đã nhận.
(1) Cho vay vốn
Chủ thể cho vay

----------------------► Chủ thể đi vay

(Lender)

---------------------- (Borrower)
Hoàn trả cả gốc lẫn lãi (2)

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ
ngân hàng sang cho khách hàng (tổ chức, cá nhân) trong một thời hạn nhất
định với một khoản chi phí nhất định. Nói cách khác, tín dụng ngân hàng là
quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chức, cá nhân được thực hiện dưới
hình thức: ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay với các đối
tượng trên.
Bản chất của tín dụng nói chung là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa
người cho vay và người đi vay. Qua đó, vốn được vận động từ chủ thể này
sang chủ thể khác trên ngun tắc có hồn trả để đáp ứng cho các nhu cầu
khác nhau trong nền kinh tế xã hội.



6

Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát
triển của hệ thống ngân hàng. Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền
tệ, trong đó: ngân hàng là người cho vay còn tổ chức, cá nhân là người đi vay.
Tỉn dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất, song rủi ro cao nhất trong hoạt
động của NHTM. Đây là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói
riêng và của các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng sổ tài sản và tạo thu nhập từ lãi lớn. Tín dụng cịn là hoạt động tài trợ của
ngân hàng cho khách hàng .
Quan hệ tín dụng phần lớn được xác định thơng qua hợp đồng tín dụng
với trọng tâm là xác định khả năng và ý muốn của người nhận tín dụng trong
việc thực hiện hợp đồng.
1.1.2.

Các hình thức tín dụng

Dựa vào chủ thể của quan hệ tín dụng, trong nền kinh tế - xã hội tồn tại
các hình thức tín dụng sau:
- Tỉn dụng thương mại: là quan hệũ tín dụng giữa các cơng ty, xí
nghiệp, □ các tổ chức kinh tế với nhau, được thực hiện dưới hình thức
mua
bán chịu hàng hóa cho nhau. Đây là hình thức tín dụng ra đời sớm nhất




cơ sở cho các hình thức tín dụng khác. Tín dụng thương mại ra đời thúc

đẩy
sự phát triển mạnh của nền kinh tế hàng hóa, đẩy nhanh q trình sản
xuất



tiêu thụ hàng hóa, đảm bảo tiến trình sản xuất kinh doanh được thực
hiện

liên

tục.
- Tỉn dụng ngân hàng: là quan hệũ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ
chức, cá nhân được thực hiện dưới hình thức: ngân hàng đứng ra huy
động


7

- Tin dụng quốc tế: đây là quan hệ □ tín dụng giữa các Chính Phủ, giữa
các tổ chức tài chính tiền tệ được thực hiện bằng nhiều phương thức khác
nhau nhằm trợ giúp lẫn nhau để phát triển kinh tế xã hội của một nước như:
việc vay mượn giữa các quốc gia, giữa các ngân hàng hay các tổ chức tài
chính ở các nước khác nhau,...
Thời kỳ kinh tế mở, Việt Nam đã mở ra một kỷ nguyên mới: mối quan
hệ quốc tế giữa các nước được mở rộng về kinh tế lẫn chính trị. Hiện nay, các
tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, như các Tổ chức Liên Hiệp Quốc, Quỹ tiền tệ
Quốc tế, Ngân hàng Thế giới,... đã cấp nhiều hạn mức tín dụng cho Việt Nam
với thời gian và lãi suất ưu đãi, nhằm mục đích đầu tư vào các dự án có giá trị
lớn, phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, như xây dựng cầu - đường,

cơng trình thủy điện, dự án khai thác dầu,...
Ngồi ra, hình thức tín dụng quốc tế cịn bao gồm hình thức tín dụng
giữa ngân hàng nước ngoài cấp cho các tổ chức hay cá nhân trong nước,...
Quan hệ tín dụng quốc tế phát triển ở những nước có nền kinh tế mở, hội
nhập cùng kinh tế thế giới, nhất là trong xu thế kinh tế thế giới ngày nay, tín
dụng quốc tế ngày càng trở nên phổ biến.
Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu trong 4 hình thức tín
dụng trên. Tín dụng ngân hàng giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế,
hoạt động của nó hết sức đa dạng và phong phú.
1.1.3.

Các nguyên tắc cơ bản của tín dụng Ngân hàng

Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh
do gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa là tín dụng tiêu dùng,
không gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. Song, nghiệp vụ tín dụng
ngân hàng ln đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản:
Nguyên tắc thứ nhất: Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc), lãi
với thời hạn xác định. Các khoản tín dụng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản
tiền gửi của khách hàng và các khoản vay mà ngân hàng đi vay. Do vậy, ngân


8

hàng ln u cầu người nhận tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này. Đây
là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển.
Nguyên tắc thứ hai: Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo
đúng mục đích được thoả thuận với ngân hàng, khơng trái với các quy định
của pháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên. Luật pháp quy
định phạm vi hoạt động cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, mỗi ngân hàng có

thể có mục đích và phạm vi hoạt động riêng. Mục đích tài trợ được ghi trong
hợp đồng tín dụng đảm bảo ngân hàng khơng tài trợ cho các hoạt động trái
luật pháp và việc tài trợ đó không phù hợp với cương lĩnh của ngân hàng.
Nguyên tắc thứ ba: Tiền vay phải được bảo đảm bằng tài sản (trừ
trường hợp cho vay tín chấp, khơng có tài sản đảm bảo). Ngân hàng tài trợ
dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả. Phương án có hiệu quả của
người vay minh chứng cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư và có lãi để trả
nợ cho ngân hàng, các khoản tài trợ của ngân hàng phải gắn liền với việc hình
thành tài sản của người vay. Trong trường hợp xét thấy kém an tồn, ngân
hàng địi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay.
1.1.4.

Phân loại tín dụng ngân hàng

- Căn cứ vào hoạt động cấp tín dụng trong ngân hàng bao gồm:
+ Cho vay
+ Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá
+ Bảo lãnh
+ Cho th tài chính
+ Bao thanh tốn và các hình thức khác
Trong đó hình thức cho vay và chiết khấu là chủ yếu.
- Căn cứ theo tiêu chí thời gian hoạt động cấp tín dụng bao gồm:
+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng thường
được sử dụng để cho vay bổ sung, thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của
doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tiêu


9

dùng của nhân dân.

+ Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60
tháng. Loại tín dụng này được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm
tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các cơng
trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
+ Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng trở lên.
Loại tín dụng này dùng để cho vay xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản
xuất có quy mơ lớn.
- Căn cứ theo đối tượng tín dụng:
+ Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cung cấp để bổ sung
vốn lưu động của doanh nghiệp, cá nhân hoặc cho vay để bù đắp mức vốn lưu
động thiếu hụt tạm thời.
+ Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cung cấp nhằm bổ sung
vốn cố định của doanh nghiệp, cá nhân... Loại tín dụng này, thường dùng để
cho vay phục vụ việc mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật,
mở rộng sản xuất, xây dựng xí nghiệp và cơng trình mới. Thời hạn cho vay
loại tín dụng này là trung hạn và dài hạn.
1.1.5.

Vai trị của tín dụng ngân hàng

Tín dụng có vai trị rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của nền
kinh tế - xã hội. Song nội tại bên trong của tín dụng có tồn tại hai mặt đối lập
nhau: tính tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội. Nếu tín
dụng phát triển một cách tràn lan, khơng kiểm sốt được sẽ dẫn đến việc
lượng tiền trong lưu thông quá lớn, cung vượt quá cầu sẽ dẫn đến lạm phát
gây ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội. Do vậy, tín dụng thực sự
phát triển với các vai trị tích cực sau:
1.1.5.1.

Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thơng hàng hóa


phái triển
Tín dụng vừa là một cơng cụ huy động vốn, vừa là công cụ cung ứng


10

vốn rất hữu hiệu đối với nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, các doanh nghiệp và các cá
nhân. Tín dụng tập trung được lượng vốn từ nơi thừa, đang nhàn rỗi trong xã
hội và phân phối lại cho các nơi cần vốn. Thông qua hoạt động tín dụng, tiền
tệ được sử dụng một cách có hiệu quả hơn.
Trong mọi thời đại kinh tế - xã hội, tín dụng đều có vai trị quan trọng
nhất định đối với mọi thành phần trong xã hội:
- Đối với doanh nghiệp: với nguồn vốn huy động được, hoạt động tín
dụng có thể cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng
về

nhu

cầu vốn cố định (mua máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng,...),
vốn

lưu

động (mua vật tư, nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa). Mặt khác, tín
dụng

cịn


kiểm sốt được sự vận động lưu thơng hàng hóa trong nền kinh tế.
- Đối với người dân (người tiêu dùng): tín dụng huy động vốn nhàn rỗi
từ trong dân cư, tổ chức, doanh nghiệp. Khuyến khích người dân tiết
kiệm,
tích lũy để đầu tư.
1.1.5.2.

Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả

Với chức năng tập trung vốn, Tín dụng đã góp phần giảm đi một khối
lượng tiền lưu thông trong kinh tế, đặc biệt là lượng tiền mặt trong dân cư,
giảm đi áp lực lạm phát, góp phần ổn định tiền tệ trong nền kinh tế.
Tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần mở rộng và phát
triển sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ ngày càng nhiều, đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, ổn định giá cả trên thị trường.
1.1.5.3.

Tín dụng góp phần ơn định đời sổng, tạo công ăn việc

làm và Uon □ định trật tựU xã hội
Tín dụng cung ứng vốn tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất được đảm


11

1.1.5.4.

Tín dụng có vai trị tích cực trong mối quan hệ đối ngoại

Sự phát triển của tín dụng khơng ngừng ở phạm vị một quốc gia mà mở

rộng trên phạm vị quốc tế. Việc cấp tín dụng giữa các quốc gia nhằm đáp ứng
nhu cầu về vốn cho những quốc gia, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các
nước, hỗ trợ vốn cho các phát triển hoặc tổ chức quốc tế: Ngân hàng thế giới
(WB), các tổ chức của Liên Hiệp quốc: Qũy tiền tệ quốc tế (IMF),...) đối với
những quốc gia nghèo, đang phát triển. Việt Nam hiện là nước đang phát
triển. Tín dụng quốc tế tạo ra mối quan hệ hữu nghị giúp cho các nước xích
lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển
1.2.

Một số vấn đề cơ bản về tín dụng bán lẻ và sản phẩm tín dụng

bản lẻ của NHTM
1.2.1.

Khái niệm tín dụng bán lẻ

Các sản phẩm NHBL gồm:
+ Tín dụng bán lẻ (TDBL)
+ Huy động vốn dân cư
+ Dịch vụ thẻ
+ Dịch vụ phi tín dụng khác (Thanh tốn hóa đơn, ngân hàng bảo hiểm,
chuyển tiền kiều hối,...).
Nếu như trước đây, đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là
các doanh nghiệp lớn, các tổ chức tài chính, thì hiện nay phạm vi đối tượng
đã được mở rộng hơn rất nhiều. Không những thế, ngân hàng đã phải chủ
động tìm kiếm và phân loại khách hàng, tạo ra những sản phẩm dịch vụ và
đưa nó đến đại bộ phận dân cư trong xã hội. Từ đó, thuật ngữ “ngân hàng
bán bn ” và “ngân hàng bán lẻ” được sử dụng thường xuyên hơn.
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về hoạt động bán lẻ. Theo nghĩa
đen trong việc cung cấp các hàng hóa dịch vụ bình thường, thì bán lẻ là bán

trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Nó khác với bán buôn là bán cho
người trung gian, cho người phân phối hàng hóa đó.


12

Tuy nhiên, do đặc thù riêng của hoạt động ngân hàng, nên thuật ngữ
bán lẻ có thể hiểu khác đi một chút.
Theo các chuyên gia của Học viện công nghệ Châu Á - AIT, Ngân
hàng bán lẻ ( NHBL) là cung ứng sản phẩm dịch vụ tới từng khách hàng cá
nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh
của mình. Khách hàng cũng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ
ngân hàng, thông qua các phương tiện viễn thông và cơng nghệ thơng tin.
NHBL có thể hiểu là ngân hàng cung cấp cả 3 nhóm sản phẩm: nhận
tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản tới khách
hàng cá nhân, các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tín dụng bán lẻ là một phần của NHBL, đây là dịch vụ ngân hàng cung
cấp các sản phẩm dịch vụ tín dụng phục vụ chủ yếu là các cá nhân, hộ kinh
doanh và các doanh nghiệp vừa và nỏ.
Theo ý kiến của tác giả thì có thể hiểu TDBL là những dịch vụ cung
ứng tín dụng ngân hàng cũng như những tiện ích đến tận tay người tiêu dùng
(tiêu dùng cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt).
1.2.2.

Đặc điểm của tín dụng bán lẻ

- Thứ nhất: Quy mơ món vay nhỏ, nhưng số lượng món vay lớn:
Đối tượng của các khoản cho vay bán lẻ là các cá nhân và hộ gia đình.
Nhu cầu vay của cá nhân và hộ gia đình chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập của
họ. Đối với cho vay hộ gia đình, do hoạt động sản xuất kinh doanh ở quy mô

nhỏ, nên nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh khơng lớn, bên cạnh
đó do những yêu cầu về hạn chế rủi ro, mà ngân hàng thường không cho vay
với số tiền lớn đối với khách hàng có mục đích tiêu dùng, nhất là đối với
trường hợp vay khơng có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, tổng số lượng các
khoản cho vay bán lẻ lại lớn, bởi vì nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng tăng một
cách thường xuyên, liên tục và do nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển ,
nên nhu cầu mở cửa hàng phục vụ kinh doanh ngày cao và nhu cầu tiêu dùng


13

phục vụ sinh hoạt ngày càng nhiều
Thứ hai: Nhu cầu của khách hàng TDBL phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế:
Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh
trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển mở rộng, thì thu nhập của người
dân tăng lên, nhu cầu mua sắm cũng tăng. Do sức cầu tăng, nên các doanh
nghiệp sẽ sản xuất và bán được nhiều sản phẩm dịch vụ hơn. Vì thế, nhu cầu
vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
cũng trở nên cần thiết hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế thu hẹp, thì mức cầu
trong nền kinh tế giảm mạnh, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không
tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa, bị ứ đọng vốn, nên tất yếu là khơng cần vay
thêm của ngân hàng.
Không chỉ cho vay sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế
mà cho vay tiêu dùng, cũng phụ thuộc nhiều vào biến động của nền kinh tế.
Trong thời kỳ kinh tế phát triển, thì thu nhập của người dân được nâng cao,
họ cảm thấy lạc quan về tương lai, nên muốn nâng mức sống, mức hưởng thụ
của mình lên. Vì thế, trong thời kỳ này, các khoản cho vay bán lẻ có xu hướng
tăng lên. Ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế gặp khó khăn, thì người dân
cảm thấy khơng tin tưởng vào một tương lai ổn định phát triển, nên không
dám mạo hiểm vay mượn từ ngân hàng.

- Thứ ba: Lợi nhuận cao
Lãi suất cho vay TDBL, thường cao hơn lãi suất các khoản cho vay
khác của ngân hàng, do quy mơ của các món vay nhỏ, nhưng số lượng các
khoản vay lại lớn, số lượng khách hàng đông, nên ngân hàng phải mất nhiều
thời gian và sử dụng một đội ngũ nhân viên khá đông cho công việc này, từ
khâu tiếp khách hàng, nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân, theo dõi
khách hàng cho đến việc thu hồi nợ. Vì thế, chi phí của ngân hàng gồm cả chi
phí về thời gian và nhân lực cho việc phục vụ cho vay tiêu dùng là không nhỏ.
Lãi suất cho vay cao, nên tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay bán lẻ trên một


14

đồng vốn cho vay thường cao hơn các hình thức cho vay khác. Mặt khác, số
lượng các món vay lớn, nên lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay bán lẻ là
rất đáng kể trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Chính nguồn lợi nhuận
lớn đó đã thúc đẩy các ngân hàng phát triển hoạt động cho vay bán lẻ.
- Thứ tư là rủi ro cao, nhưng phân tán được rủi ro:
Xuất phát từ khách hàng vay vốn có thể có sự biến động về tình hình tài
chính, tình trạng sức khỏe, cơng việc dẫn đến mất khả năng chi trả hay khi
khách hàng cố tình khơng chịu trả nợ,... Ngồi ra, để có được khoản vay, nhiều
khách hàng đã tìm cách dấu thơng tin về tình hình sức khỏe và cơng việc
tương
lai của mình, nên ngân hàng dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay, gây tổn
thất cho ngân hàng. Cho vay TDBL được đánh giá là tài sản rủi ro nhất trong
danh mục tài sản của ngân hàng. Tuy nhiên, mỗi giao dịch TDBL thường có
giá trị nhỏ, nên mức ảnh hưởng của các khoản vay này cũng không lớn đối với
hoạt động tổng thể của ngân hàng. Số lượng khách hàng lớn, nên rủi ro được
phân tán cho nhiều người.
1.2.3.

1.2.3.1.

Phân loại tín dụng bán lẻ
Căn cứ vào thời gian

Căn cứ theo tiêu thức thời gian thì TDBL được chia thành 3 loại: cho
vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn.
- Cho vay ngắn hạn: Là loại vay dưới 12 tháng và được sử dụng để bù
đắp sự thiếu hụt trong nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân, hộ gia
đình.
- Cho vay trung hạn: Theo quy định của NHNNVN, cho vay trung hạn
có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.
- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, tín dụng dài
hạn được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở,
mua
sắm các tài sản sử dụng lâu bền, đầu tư tài sản.


×