Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

0551 giải pháp ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 141 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

MAI THỊ HẰNG

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội - 2010


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

MAI THỊ HẰNG

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Chuyên



ngành:

Kinh

tế,

tài

chính-Ngân

Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN LUYỆN

Hà Nội - 2010

hàng


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả luận văn là trung thực, luận
văn không sao chép từ các luận văn và cơng trình nghiên cứu khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về lời cam đoan của mình../

Học viên: Mai Thị Hằng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ỨNG DỤNG CƠNG CỤ
TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................4
1.1. Những vấn đề cơ bản về công cụ tài chính phái sinh...........................4
1.1.1.

Q trình hình thành và phát triển thị trường cơng cụ tài chính

phái
sinh............................................................................................................4
1.1.2.

Cơng cụ tài chính phái sinh........................................................... 8

1.2. Một số cơng cụ tài chính phái sinh chủ yếu........................................12
1.2.1.

Hợp đồng kỳ hạn (Forward)........................................................ 13

1.2.2.

Hợp đồng tương lai (Futures)...................................................... 14

1.2.3.

Hợp đồng quyền chọn (Options)................................................. 18

1.2.4.


Hợp đồng hoán đổi (Swaps)........................................................ 24

1.2.5.

Các công cụ phái sinh khác......................................................... 27

1.3. Điều kiện ứng dụng cơng cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng
thương mại..................................................................................................29
1.3.1.

Điều kiện về pháp lý....................................................................29

1.3.2.

Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật.......................................... 30

1.3.3.

Điều kiện về cơ cấu tổ chức........................................................ 30

1.3.4.

Điều kiện về nhân lực..................................................................31

1.3.5 Các điều kiện khác.........................................................................31
1.4. Ứng dụng cơng cụ tài chính phái sinh tại một số nước trong khu vực
và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.................................................. 33
1.4.1


Ứng dụng cơng cụ tài chính phái sinh tại một số nước trong khu

vực 33
1.4.2.

Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.......................................38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................41


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CƠNG CỤ TÀI CHÍNH
PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
.........................................................................................................................43
2.1....................Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
.........................................................................................................43
2.1.1

Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và mạng

lưới của
Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam..............................................43
................................................................................................................
47
2.2.

Thực trạng ứng dụng các cơng cụ tài chính phái sinh tại

NHĐT&PTVN............................................................................................56
2.2.1.


Ứng

dụng các cơngcụ tài chính phái sinh tại

NHĐT&PTVN57
2.2.2.

Ứng

dụng hợp đồngkỳ hạn và hợp đồng..tương lai

62
2.2.3.

Ứng

dụng hợp đồng............................. quyền chọn

67
2.2.4.

Ứng

dụng hợp đồng..................................hoán đổi

72
2.3.

Đánh giá thực trạng ứng dụng các cơng cụ tài chính phái sinh tại


NHĐT&PTVN............................................................................................74
2.3.1..........................................................................Kết quả đạt được
.................................................................................................... 74
2.3.2..................................................Một số hạn chế và nguyên nhân
.................................................................................................... 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................82
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CƠNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI
SINH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.......84
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh và sự cần thiết tăng cường ứng


VÀ CÁC
CHỮcụ
VIẾT
TẮT phái
TRONG
VĂN
3.2. KÝ
GiảiHIỆU
pháp ứng
dụng cơng
tài chính
sinh LUẬN
tại NHĐT&PTVN...
88
3.2.1.

Các giải pháp cơ bản.................................................................88


3.2.2.

Các giải pháp hỗ trợ...................................................................113

3.3 Một số kiến nghị.................................................................................118
3.3.1.

Đối với Quốc hội....................................................................... 118

3.3.2.

Đối với Chính phủ.....................................................................119

3.3.3.

Đối với Ngân hàng Nhà nước....................................................119

3.3.4.

Đối với Các Bộ, ngành.............................................................. 121

3.3.5.

Đối với các doanh nghiệp..........................................................122

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................123
Viết tắt

KẾT LUẬN..................................................................................................124
Viết đầy đủ


TCTD
NHTM
NHNN

Tổ chức tín dụng
Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
Ngân hàng Nhà nước

NHTW

Ngân hàng Trung ương

TMCP

Thương mại cổ phần

VNĐ

Đồng Việt Nam

USD

Đôla Mỹ

EUR

Euro


WTO

Tổ chức thương mại thế giới

NHĐT&PTVN


STT
I. Bảng
Bảng 1.1.

Tên Bảng, Sơ đồ, Đồ thị và Biêu đồ

Trang

Ví dụ về các khả năng tỷ giá GBP/USD có thể xảy ra vào

20

ngày 28/04/2010
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Bảng 1.2.

Ví dụ về các khả năng tỷ giá EUR/USD có thể xảy ra vào

23

ngày 10/01/2010
Bảng 2.1.


Mạng lưới Chi nhánh và Sở giao dịch của NHĐT&PTVN

47

Bảng 2.2.

Một sô chỉ tiêu hoạt động của NHĐT&PTVN giai đoạn

47

2004-2009
Bảng 2.3.

Sơ tiền hốn đổi và chênh lệch lãi

70
16

Sơ đồ 1.2.

Thanh tốn hợp đồng tương lai qua cơng ty thanh tốn bù
trừ
Hốn đổi lãi suất

Sơ đồ 1.3.

Các dịng tiền trong giao dịch hoán đổi chéo tiền tệ

27


Sơ đồ 2.1

Cơ cấu tổ chức của NHĐT&PTVN

46

Sơ đồ 2.2.

Cơ cấu tổ chức tại hội sở chính của NHĐT&PTV

46

Sơ đồ 2.3.

Tổ chức các đơn vị liên quan đên hoạt động tài chính

59

II. Sơ đồ
Sơ đồ 1.1.

26

phái sinh
Sơ đồ 2.4.

Quy trình giao dịch hợp đồng kỳ hạn và hốn đổi giá cả

67


hàng hóa
Sơ đồ 2.5.

Giao dịch phịng ngừa rủi ro giá hàng hóa qua sàn

67

Đồ thị 1.1.

Bảo vệ ngân hàng băng mua quyền chọn bán

19

Đồ thị 1.2.

Bảo vệ ngân hàng băng mua quyền chọn mua

22

III. Đồ Thị


Đồ thị 2.1.

Các chỉ số ROA, ROE của NHĐT&PTVN

56

Biêu đồ 2.1.


Tổng tài sản của NHĐT&PTVN

48

Biểu đồ 2.2.

Huy động và cho vay vốn của NHĐT&PTVN

49

Biêu đồ 2.3.

Cơ cấu vốn huy động về thành phần kinh tế của

49

IV.Biểu đồ

NHĐT&PTVN
Biểu đồ 2.4.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu vốn huy động về kỳ hạn của



NHĐT&PTVN
Biểu đồ 2.5.

Biểu đồ 2.5.Cơ cấu vốn huy động của NHĐT&PTVN từ


52

các cá nhân và tổ chức
Biểu đồ 2.6

Biểu đồ2.6. Cơ cấu cho vay của NHĐT&PTVN theo kỳ

52

hạn
Biểu đồ 2.7.

Cơ cấu cho vay của NHĐT&PTVN theo sở hữu

52

Biểu đồ 2.8

Cơ cấu cho vay của NHĐT&PTVN theo ngành nghề

54

Biểu đồ 2.9

Tổng thu về dịch vụ ngân hàng của NHĐT&PTVN

54

Biểu đồ 2.10


Cơ cấu thu phí dịch vụ của NHĐT&PTVN

55

Biểu đồ 2.11.

Lợi nhuận trước thuế của NHĐT&PTVN

56

Biểu đồ 2.12.

Doanh số và lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ của

62

NHĐT&PTVN
Biểu đồ 2.13.

Doanh số mua bán kỳ hạn và lợi nhuận giao dịch kỳ hạn

64

Biểu đồ 2.14.

Doanh số giao dịch hợp đồng tương lai Cà phê

65


Biểu đồ 2.15.

Số lượng hợp đồng tương lai Cà phê

65

Biểu đồ 2.16.

Lợi nhuận giao dịch hợp đồng tương lai Cà phê

66

Biểu đồ 2.17.

Doanh số các loại hợp đồng mua bán quyền chọn

68

Biểu đồ 2.18.

Doanh số và số lượng hợp đồng mua bán quyền chọn

69

Biểu đồ 2.19.

Thu nhập từ các giao dịch quyền chọn






1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường là sự biến động
khó lường của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá.. .những nguyên nhân gây ra rủi
ro đối với nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, tài chính gia tăng. Để hạn
chế thấp nhất những rủi ro, thua lỗ có thể xảy ra, nghiệp vụ tài chính phái sinh
được hình thành, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị của nó
phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở. Đến nay trên thị trường tài chính
quốc tế, nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển rất mạnh. Thị trường tài
chính phái sinh phát triển mạnh và có vai trị quan trọng trong hệ thống tài
chính tồn cầu, sở dĩ nó phát triển như vậy là do sử dụng nghiệp vụ này đem
lại nhiều lợi ích cho các thành viên thị trường. Trong những năm qua, việc
ứng dụng các cơng cụ tài chính phái sinh đã và đang được thực hiện phổ biến
tại các ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới với các sản phẩm hết sức đa dạng
và phong phú. Với tiện ích như vậy, các sản phẩm tài chính phái sinh đã trở
thành cơng cụ hết sức hữu ích trong hoạt động kinh doanh, giúp cho các nhà
quản lý tài chính, các ngân hàng và các doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro
và mang lại nhiều lợi nhuận.
Ở nước ta hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, trước nhu cầu phát
triển kinh tế và nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các hoạt
động xuất, nhập khẩu đã tạo ra các nhu cầu đòi hỏi về các sản phẩm dịch vụ
tài chính hiện đại nhằm giảm thiểu rủi ro đối với các doanh nghiệp. Mặt khác,
với sự phát triển của các cơng cụ tài chính và thị trường tài chính, việc ứng
dụng các cơng cụ tài chính phái sinh cũng như phát triển các dịch vụ sản
phẩm tài chính phái sinh để phục vụ các doanh nghiệp ở các ngân hàng
thương mại (NHTM) là một nhu cầu khách quan và hết sức cần thiết. Thị

trường các cơng cụ tài chính phái sinh đã xuất hiện tại Việt nam bắt đầu từ


2

những hợp đồng phái sinh đầu tiên được ký vào những năm 1997-1998, tuy
nhiên việc ứng dụng và phát triển cịn rất hạn chế, số lượng giao dịch ít, đang
đặt ra nhiều vấn đề quan tâm nghiên cứu. Các sản phẩm của các NHTM Việt
Nam chưa tận dụng được những lợi thế của các cơng cụ tài chính phái sinh để
góp phần phịng ngừa rủi ro cho khách hàng và cho chính bản thân ngân hàng.
Sự kém phát triển của thị trường phái sinh là một thách thức không nhỏ trong
quá trình hội nhập, mở cửa và phát triển thị trường tài chính ở Việt nam. Khi
mà rủi ro ln là bạn đường của của các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng
trong quá trình hội nhập thì sự phát triển thị trường các nghiệp vụ tài chính
phái sinh được xem như là lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của thị trường
đối với nhà đầu tư. Vì vậy việc tăng cường ứng dụng các cơng cụ tài chính
phái sinh tại các NHTM nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (NHĐT&PTVN) nói riêng, qua đó phát triển thị trường tài chính phái
sinh là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài “Giải pháp ứng dụng cơng cụ tài chính phái sinh tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được nghiên cứu nhằm đề xuất các
giải pháp góp phần tăng cường việc ứng dụng các cơng cụ tài chính phái sinh
tại NHĐT&PTVN đồng thời góp phần vào sự phát triển và hồn thiện của thị
trường các cơng cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cơng cụ
tài chính phái sinh và ứng dụng các cơng cụ tài chính phái sinh trong hoạt
động của NHTM.
Phân tích, đánh giá thực trạng việc ứng dụng các cơng cụ tài chính phái
sinh tại NHĐT&PTVN, từ đó tìm ra những ngun nhân khiến việc ứng dụng

cơng cụ tài chính phái sinh cịn chưa phát triển đúng tiềm năng. Trên cơ sở đó
luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần tăng cường việc
ứng dụng các cơng cụ tài chính phái sinh tại NHĐT&PTVN.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về các cơng cụ tài chính phái sinh
và ứng dụng cơng cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại, chủ yếu
nghiên cứu về một số công cụ phái sinh phổ biến như hợp đồng Kỳ hạn, hợp
đồng Tương lai, Quyền chọn, Hoán đổi đang được các NHTM nói chung và
NHĐT&PTVN ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của mình.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc ứng dụng các cơng cụ tài chính
phái sinh tại NHĐT&PTVN trong một số năm vừa qua (thời gian từ năm
2006 đến nay).
4. Phũơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu trong luận văn là
ph- ơng pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, kết hợp với
quan điểm đổi mới và phát triển của Đảng và Nhà n- ớc, quan điểm phát triển
của các nhà tài trợ; các ph- ơng pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp ....
trên cơ sở tiếp cận đa chiều gắn liền với sử dụng các kết quả nghiên cứu, các
kinh nghiêm bổ ích trong nước và một số nước trong khu vực để xác định và
giải quyết những vấn đề đặt ra.
5. Kết cấu của luận văn
Tên luận văn: “Giải pháp ứng dụng cơng cụ tài chính phái sinh tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về ứng dụng cơng cụ tài chính phái

sinh tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng cơng cụ tài chính phái sinh tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp ứng dụng cơng cụ tài chính phái sinh tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.


4

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ
TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.

Những vấn đề cơ bản về cơng cụ tài chính phái sinh

1.1.1.

Q trình hình thành và phát triển thị trường cơng cụ tài chính

phái sinh

Trong các thị trường tài sản, việc mua bán địi hỏi hàng hố hoặc chứng
khốn phải được giao nhận hoặc là ngay lập tức hoặc là chỉ ít lâu sau đó. Việc
thanh tốn cũng thường được thực hiện tức thời mặc dù thỉnh thoảng cũng có
trường hợp sử dụng một số thoả thuận tín dụng. Do đặc điểm như vậy nên
chúng ta thường gọi là thị trường tiền mặt hoặc là thị trường giao ngay (spot
market). Doanh số được thực hiện, khoản thanh tốn được hồn trả và hàng
hố, chứng khốn được giao nhận. Trong tình huống khác, hàng hoá hay
chứng khoán vẫn được giao nhận vào một ngày sau đó, nhưng có các thoả

thuận giúp cho ngưịi bán hoặc người mua được chọn là có thực hiện bán hay
không các loại thoả thuận này, nghiệp vụ này được thực hiện trên thị trường
phái sinh.
Thị trường phái sinh là thị trường dành cho các cơng cụ tài chính phái
sinh, những cơng cụ mang tính hợp đồng, mà thành quả của chúng được xác
định trên một hoặc một số công cụ tài sản khác. Chúng ta xem các công cụ
phái sinh như là các hợp đồng, giống như tất cả hợp đồng, chúng được thoả
thuận giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó mỗi bên sẽ thực hiện
nghĩa vụ gì đó cho bên kia. Các hợp đồng này có giá cả và người mua sẽ cố
gắng mua với giả rẻ và người bán cố gắng bán với giá cao nhất. Các loại công
cụ phái sinh khác nhau bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng giao sau, quyền
chọn, hoán đổi và chứng khoán lai tạp.


5

Lịch sử cơng cụ tài chính phái sinh rất phong phú và có từ rất lâu đời,
những người La mã cổ đại đã sử dụng chúng hàng ngàn năm trước. Trong
Kinh thánh cũng như cuốn “Chính trị học” (Quyển 1) của nhà triết học cổ đại
Aristotle đã mô tả những giao dịch tương tự giao dịch quyền lựa chọn và giao
dịch kỳ hạn.
Thời Trung cổ, một số người bán hàng hội chợ ở Châu Âu đã ký các
hợp đồng cam kết giao hàng sau. Sàn giao dịch các công cụ tài chính phái
sinh đầu tiên xuất hiện ở Anh là Royal Exchange (London). Những hợp đồng
tương lai đầu tiên được ghi nhận liên quan đến chợ gạo Yodoya ở Osaka vào
những năm 1600 nhằm bảo vệ những người bán gạo khỏi rủi ro thua lỗ do
thời tiết xấu hoặc chiến tranh. Đó là các hợp đồng được chuẩn hóa, gần giống
như các hợp đồng tương lai ngày nay. Trái phiếu cũng đã được kinh doanh tại
Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam vào thế kỷ 17. Đầu tiên, mọi giao dịch
trên sàn đều được giao ngay, sau đó ít lâu các nhà kinh doanh có thể kinh

doanh quyền lựa chọn mua hay bán hàng hóa tại một thời điểm nhất định
trong tương lai tại mức giá nhất định.
Cuối thế kỷ 18 khi London thay thế Amsterdam trở trung tâm tài chính
của châu Âu các hợp đồng phái sinh được bắt đầu kinh doanh tại thị trường
London. Cùng lúc đó ở Mỹ, quyền lựa chọn cổ phiếu được kinh doanh vào
đầu những năm 1790, ngay sau khi Sở giao dịch chứng khoán New York ra
đời.
Năm 1848 Sở thương mại Chicago (Chicago board of Trade-CBOT) ra
đời, là nơi buôn bán các hợp đồng tương lai đa dạng chủng loại hàng hóa từ
vật ni cho đến trái phiếu kho bạc Mỹ. Các hợp đồng tương lai đã được
chuẩn hóa vào khoảng năm 1865. Khối lượng giao dịch tăng dần từ cuối thế
kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20 khi các Sở giao dịch mới được thành lập như Sở
giao dịch bông New York năm 1870 và Sở Thương nghiệp Chicago (Chicago
Mercantile Exchange - CME) năm 1919. Vào năm 1925, Trung tâm thanh


6

toán hợp đồng tương lai đầu tiên ra đời. Từ đó, hợp đồng tương lai hầu như
khơng thay đổi cho tới ngày nay.
Năm 1971, hệ thống tiền tệ Bretton Woods sụp đổ khi Mỹ bãi bỏ chế
độ chuyển đổi đồng Dollar sang vàng. Với một hệ thống tỷ giá hối đoái thả
nổi áp dụng hầu khắp trên thế giới, các nhà xuất khẩu và nhập khẩu phải đối
mặt với rủi ro mới, rủi ro tỷ giá hối đoái. Năm 1972, CME đưa ra hợp đồng
tương lai trên bảy loại ngoại tệ. Đó là những hợp đồng tương lai đầu tiên trên
thế giới được kinh doanh trên Sàn giao dịch không dựa trên hàng hóa thơng
thường. Năm 1975, CBOT đưa ra hợp đồng tương lai trái phiếu kho bạc Mỹ.
Năm 1981, CME đưa ra hợp đồng Eurodollar dựa trên lãi suất ngắn hạn của
đồng Dollar Mỹ, một phương thức bảo hiểm chủ chốt cho các ngân hàng và
các nhà kinh doanh. Đây là những hợp đồng được thanh toán bằng tiền chứ

không phải bằng cách chuyển giao các tài sản tài chính.
Năm 1973 có hai sự kiện lớn: sự ra đời của Sở kinh doanh quyền lựa
chọn Chicago (CBOE) và sự kiện ba nhà bác học Mỹ là Fischer Black, Myron
Scholes và Robert Merton cơng bố mơ hình định giá quyền lựa chọn Black scholes. Đây có lẽ là một cơng thức tài chính nổi tiếng nhất tạo ra cuộc cách
mạng cho giới tài chính trong những năm tiếp theo và cho tới tận bây giờ.
Năm 1983, CBOE quyết định đưa ra quyền lựa chọn chỉ số chứng khoán với
tên gọi ban đầu là chỉ số CBOE 100 và ít lâu sau đã chuyển thành Standard
and Poor’s (S&P100) và đến giờ vẫn là công cụ niêm yết được kinh doanh sôi
động nhất.
Ở châu Âu, năm 1982 Sở giao dịch kỳ hạn và quyền lựa chọn quốc tế
London (LIFFE) được thành lập là nơi kinh doanh quyền lựa chọn và giao sau
tài chính. Sau khi sáp nhập với Sở giao dịch hàng hóa London, LIFFE bắt đầu
kinh doanh hợp đồng hàng hóa tương lai. Năm 2002, Euronext đã mua LIFFE
và ngày nay Euronextliffe trở thành một hệ thống gồm những Sàn giao dịch


7

phái sinh quốc tế bao gồm Amsterdam, Brussels, Lisbon, Paris và London.
Năm 1998 sàn giao dịch Eurex được thành lập tại châu Âu do DTB
(Đức) sáp nhập với SOFFEX (Thụy sĩ). Eurex hiện nay là sàn giao dịch hợp
đồng tương lai và quyền chọn trên đồng Euro lớn nhất thế giới, cũng là sàn
giao dịch lớn nhất thế giới trên khối lượng giao dịch - khoảng 1 tỷ hợp đồng
được kinh doanh năm 2003 (cùng năm CME kinh doanh 604,2 triệu hợp
đồng).
Những năm 80 đã mở đầu kỷ nguyên của các cơng cụ hốn đổi (Swaps)
và các cơng cụ tài chính phái sinh khơng niêm yết (OTC derivatives). Chẳng
bao lâu sau, tất cả các cơng ty lớn và thậm chí cả các công ty nhỏ cũng sử
dụng công cụ tài chính phái sinh để bảo hiểm và trong một số trường hợp để
đầu cơ trên biến động lãi suất, tỷ giá hối đối và rủi ro hàng hóa. Các sản

phẩm mới nhanh chóng ra đời để bảo hiểm hàng loạt rủi ro đã được nhận diện.
Ở Việt Nam, cùng với sự ra đời và phát triển của thị trường chứng
khoán, sự phát triển của cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác trong
vài năm gần đây, các cơng cụ tài chính phái sinh cũng như thị trường tài chính
phái sinh từng bước được hình thành, phát triển. Có thể khẳng định rằng đây
là một định hướng đúng đắn trong việc phát triển thị trường và hệ thống tài
chính trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam
hiện nay. Tuy nhiên, cho đến hiện nay các cơng cụ tài chính phái sinh và thị
trường tài chính phái sinh đã hình thành song vẫn chưa phát triển. Việc mua
bán các công cụ tài chính phái sinh được rất ít doanh nghiệp hoặc tổ chức tài
chính thực hiện trong q trình hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời thị
trường chính thức chưa được thiết lập, thị trường phi chính thức nhỏ lẻ và
hoạt động khơng thường xun. Loại cơng cụ tài chính phái sinh được phổ
biến nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là cơng cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
Ngồi ra, một số ít NHTM Việt Nam đang được Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) cho phép thực hiện thí điểm mua, bán một số loại cơng cụ tài chính


8

phái sinh khác như cơng cụ tài chính phái sinh về tín dụng, hốn đổi lãi suất,
quyền chọn về vàng, kỳ hạn về hàng hóa.
1.1.2.

Cơng cụ tài chính phái sinh

1.1.2.1. Khái niệm
Cơng cụ tài chính được gọi là phái sinh vì giá trị của chúng đều bắt
nguồn từ một số cơng cụ tài chính khác hoặc chỉ số hoặc hàng hóa. Cơng cụ
phái sinh là những cơng cụ được phát hành trên cơ sở những cơng cụ đã có

như cổ phiếu, trái phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro,
bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn
từ một số công cụ cơ sở khác như tỷ giá hối đối, giá trị cổ phiếu, chứng
khốn, lãi suất.. .Cơng cụ tài chính phái sinh xuất hiện nhằm giảm thiểu hoặc
loại bỏ hồn tồn rủi ro, trong đó thường được sử dụng nhiều nhất là hợp
đồng kỳ hạn (forward contracts), hợp đồng tương lai (future contracts), hợp
đồng quyền chọn (options), hợp đồng hốn đổi (swaps) Những cơng cụ
trên cịn có thể kết hợp với nhau, với những khoản vay hoặc những chứng
khốn truyền thống để tạo nên các cơng cụ lai tạp.
1.1.2.2. Đặc điểm
Cơng cụ tài chính phái sinh là bộ phận của các cơng cụ tài chính với
bản chất của nó là một cơng cụ tài chính hoặc một hợp đồng với đầy đủ 3 đặc
điểm sau:
- Giá trị của nó sẽ thay đổi phản ánh sự thay đổi của biến cơ sở như lãi
suất, giá của công cụ tài chính, giá hàng hóa, tỷ giá hối đối; chỉ số giá
hoặc
lãi suất; chỉ số tín dụng, xếp hạng tín dụng hoặc các chỉ số khác với điều
kiện
trong trường hợp các chỉ số khác này là biến số phi tài chính thì biến số
đó
khơng liên quan đến một bên nào của hợp đồng;


9

khác có các phản ứng tương tự trước sự biến đổi của các yếu tố thị trường;
- Được thực hiện vào một ngày trong tương lai.
Cơ chế thực hiện giao dịch về cơng cụ tài chính phái sinh nói chung
khá phức tạp. Cơng cụ tài chính phái sinh được mua, bán và được giao dịch
trên thị trường tài chính, bao gồm cả thị trường chính thức và thị trường phi

chính thức. Tại thị trường chính thức, nơi thị trường được tổ chức, quản lý
một cách có hệ thống và các hợp đồng giao dịch được tiêu chuẩn hóa, nhờ đó
thị trường của các cơng cụ phái sinh có tính thanh khoản cao.
Cơng cụ tài chính phái sinh thường được sử dụng cho một số mục đích
như quản lý rủi ro, đầu cơ, các giao dịch song hành (arbitrage). Công cụ tài
chính phái sinh cho phép một bên kinh doanh các rủi ro tài chính nhất định
như rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro biến động giá cả hàng hóa... với đối
tác sẵn sàng chấp nhận hoặc phù hợp hơn trong việc tiếp nhận và quản lý
những rủi ro này mà có thể khơng phải mua, bán những tài sản hoặc khoản
mục cơ sở.
1.1.2.3. Lợi ích và vai trị của việc ứng dụng cơng cụ tài chính phái sinh
* Đối với nền kinh tế
Thị trường tài chính phái sinh là một bộ phận của hệ thống tài chính
quốc gia, việc hồn thiện các cơng cụ tài chính phái sinh và phát triển thị
trường cơng cụ tài chính phái sinh hiệu quả thể hiện mức độ phát triển cao và
có chiều sâu của hệ thống tài chính, sẽ là điều kiện cần để phát triển kinh tế ở
mức độ cao hơn. Phát triển thị trường công cụ phái sinh mang lại những hiệu
quả sau:
+ Thị trường công cụ phái sinh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thơng
qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính, đó là: Cầu nối
giữa tiết kiệm và đầu tư; Sàng lọc, chuyển giao, và phân tán rủi ro; Giám sát
doanh nghiệp; tăng tính thanh khoản của các cơng cụ tài chính.


10

+ Doanh nghiệp có thể mua hoặc bán cơng cụ phái sinh với 2 mục đích:
mục đích phịng ngừa rủi ro tài chính và mục đích đầu cơ, tạo lợi nhuận từ
ứng dụng công cụ phái sinh, trên cơ sở tạo trạng thái mở về lãi suất hoặc
ngoại tệ hoặc hàng hóa hoặc chứng khốn... Ngồi ra, khi sử dụng phối hợp

nhiều công cụ phái sinh với đối tác khác nhau, trên những thị trường khác
nhau có thể tạo lợi nhuận.
+ Thị trường cơng cụ tài chính phái sinh cho phép những người muốn
làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp
nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Thị trường các sản phẩm phái sinh là một
công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ, bởi người muốn phòng ngừa rủi ro
phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập hồn tồn với mình, tức là
rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu
cơ. Mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi
ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản
đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được, thế là họ gặp nhau
và tiến hành việc mua bán. Thay vì giao dịch cổ phiếu, việc giao dịch các sản
phẩm phái sinh và chính việc đầu tư vào cơng cụ tài chính phái sinh lại tạo
điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn. Thị
trường phái sinh không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản,
chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi
ro sẵn có của thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ những người
khơng đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó ,
khơng có thêm bất kỳ một rủi ro nào được sinh ra trên thị trường này. Lợi ích
từ thị trường khơng chỉ bó hẹp trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan
toả ra tồn xã hội.
+ Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối
với giá cả. Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để


11

xác định giá giao ngay của tài sản, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch
trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn và
phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Thông

thường, giá giao dịch sớm nhất được xác định là giá giao ngay. Hơn nữa, thị
trường giao sau trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thơng tin do nó
cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị
trường phái sinh dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần hình thành giá giao
ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà những người tham gia thị
trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình.
* Trong lĩnh vực ngân hàng
Xuất phát từ đặc điểm, tính chất và nội dung của các cơng cụ tài chính
phái sinh, các cơng cụ tài chính phái sinh khơng chỉ mang lại lợi ích cho các
doanh nghiệp và nền kinh tế, việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh
cũng mang lại nhiều lợi ích cho các NHTM khi các NHTM thực hiện các dịch
vụ tài chính phái sinh. Đối với các NHTM, các lợi ích thu được khi ứng dụng
công cụ phái sinh gồm:
- Ứng dụng các cơng cụ tài chính phái sinh tạo điều kiện để các ngân
hàng tăng thị phần hoạt động, thu hút khách hàng: Trong mơi trường
kinh
doanh có nhiều biến động, nhu cầu sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh
để

hạn

chế rủi ro, tăng thêm lợi nhuận trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày
càng
lớn, đây là cơ hội để các NHTM đáp ứng nhu cầu cảu khách hàng và thu
hút
khách hàng trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh cao.
- Ứng dụng các cơng cụ tài chính phái sinh tạo điều kiện để các ngân
hàng phát triển các hoạt động kinh doanh của mình: Cùng với việc thu



12

phí với tư cách của người mơi giới. Đặc biệt, do mối quan hệ chặt chẽ giữa
các dịch vụ tài chính thơng qua việc cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ
tài chính cho khách hàng, ngân hàng có điều kiện mở rộng, phát triển các mặt
hoạt động khác của mình như huy động vốn, cho vay, các dịch vụ về thanh
tốn, chuyển tiền, tư vấn... từ đó tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
- Ứng dụng các cơng cụ tài chính phái sinh tạo điều kiện để các ngân
hàng tăng cường khả năng chống đỡ, giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh
của ngân hàng: Các NHTM thơng qua nghiệp vụ tài chính phái sinh để hạn
chế nhiều rủi ro khác nhau như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt
động và rủi ro thanh khoản. Đặc biệt là hạn chế và phân tán các rủi ro trong
kinh doanh ngoại tệ, hạn chế những rủi ro do sự biến động của lãi suất, tỷ
giá...
Ứng dụng các cơng cụ tài chính phái sinh của các NHTM đã mang lại
nhiều tiện ích và lợi ích cho các NHTM. Vì vậy ứng dụng và phát triển việc
ứng dụng các cơng cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam là một tất yếu, bởi lẽ:
Thứ nhất: Chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển
hướng từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp
dẫn hơn.
Thứ hai: Tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay.
Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối
thấp. Thêm nữa, tỷ suất sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức
độ nào như mong muốn.
Thứ ba: Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài
ra, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ
chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều
có thể tìm thấy lợi nhuận.
1.2.


Một số cơng cụ tài chính phái sinh chủ yếu

Cùng với sự phát triển của các cơng cụ và sản phẩm tài chính, các công


13

cụ tài chính phái sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay cơng
cụ tài chính phái sinh phổ biến được ứng dụng trên thị trường tài chính là:
Hợp đồng kỳ hạn; Hợp đồng tương lai; Quyền chọn và Hốn đổi. Đây là
những cơng cụ tài chính phái sinh cơ bản và được giao dịch phổ biến nhất trên
thị trường thế giới. Các cơng cụ này được hình thành trên cơ sở hợp đồng lãi
suất, hợp đồng ngoại hối, hợp đồng liên quan đến chứng khoán, hợp đồng
hàng hóa và hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng.
1.2.1.

Hợp đồng kỳ hạn (Forward)

1.2.1.1. Khái niệm
Hợp đồng kỳ hạn là cơng cụ tài chính phái sinh đơn giản, ít phức tạp
nhất. Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa 2 bên: Người mua và người bán, để
mua hoặc bán một tài sản ( hàng hoá hoặc các tài sản tài chính) tại một thời
điểm trong tương lai với một giá đã xác định trước.
1.2.1.2. Đặc điểm
Hợp đồng kỳ hạn thường được thực hiện giữa các tổ chức tài chính
(TCTC) với nhau, hoặc giữa TCTC với các khách hàng là doanh nghiệp phi
tài chính (các hợp đồng này thường được ký kết song phương). Trong hợp
đồng này người mua được gọi là người giữ thế trường vị (long position),
người bán được gọi là người giữ thế đoản vị (short position).
Hợp đồng này chỉ được thực hiện khi đáo hạn: Đến thời điểm đáo hạn

người giữ vị thế đoản vị phải thực hiện bán tài sản cho người giữ vị thề
trường vị và nhận một khoản tiền từ người mua với mức giá cả đã định trước
trong hợp đồng, cho dù vào thời điểm đó giá thị trường của tài sản đó có cao
hơn hoặc thấp hơn giá xác định trong hợp đồng. Nếu giá thị trường cao hơn
giá hợp đồng thì người giữ vị thế trường vị sẽ có lãi (có giá trị dương), còn
người giữ vị thế đoạn vị bị giá trị âm; và ngược lại.


14

1.2.1.3. Các rủi ro của hợp đồng kỳ hạn:
Thứ nhất: Nếu giá thực tế vào ngày đáo hạn hợp đồng cao hơn giá
mong đợi, rủi ro vốn có của cơng ty sẽ làm giảm giá trị công ty nhưng sự sụt
giảm này sẽ được đền bù bằng lợi nhuận của hợp đồng kỳ hạn. Vì vậy, hợp
đồng kỳ hạn cung cấp một cách phịng ngừa rủi ro hồn hảo.
Thứ hai: Rủi ro tín dụng hay rủi ro khơng có khả năng chi trả của hợp
đồng. Rủi ro này có hai chiều, người sở hữu hợp đồng hoặc là người nhận
được hoặc là người chi trả, phụ thuộc vào biến động giá cả thực tế của tài sản
cơ sở.
Thứ ba. Giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày nào
đáo hạn của hợp đồng, khơng có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày
ký kết hoặc trong thời hạn của hợp đồng. Vậy nên, bản thân những hợp đồng
kỳ hạn chứa nhiều rủi ro nhất trong các công cụ phái sinh.
1.2.2.

Hợp đồng tương lai (Futures)

1.2.2.1. Khái niệm
Hợp đồng mua bán trong tương lai là một công cụ tài chính phái sinh,
tương tự như hợp đồng mua bán trước, chỉ khác có một số điểm sau:

Hợp đồng mua bán trong tương lai thường được ký kết và thực hiện
thông qua một môi giới trên thị trường chứng khốn; người mua và người bán
thường khơng quen biết nhau, do vậy đơn vị môi giới thường đưa ra một số
các tiêu chuẩn cho những hợp đồng này. Ngày giao hàng khơng được xác
định một cách chính xác như hợp đồng mua - bán trước, mà được qui định
theo tháng và khoảng thời gian của tháng phải giao. Văn phòng thị trường
chứng khốn (người mơi giới) xác định khối lượng, chất lượng của hàng hoá
giao dịch, cách giao hàng, giá hợp đồng, và cũng có thể xác định ln giá trị
hợp đồng mua bán tương lai có thể thay đổi trong một ngày. Người mua, bán
phải trả phí hoa hồng cho người môi giới, và giá rao bán được xác định trên


15

sàn giao dịch chứng khốn.
1.2.2.2. Các cơng cụ được sử dụng trong hợp đồng tương lai để hạn chế
rủi ro:
Thứ nhất: Thay vì giao nhận giá trị hợp đồng vào 1 ngày thông qua
mua bán đơn thuần vào ngày đáo hạn, thay đổi trong giá trị hợp đồng giao sau
được thực hiện thanh toán vào cuối ngày giao dịch. Điều này có nghĩa hợp
đồng tương lai có tính chất thanh toán tiền mặt hay điều chỉnh theo ngày, tức
thời hạn giao sau được rút ngắn lại. Nhờ thế rủi ro trong thanh toán được
giảm đi.
Thứ hai: Hợp đồng tương lai yêu cầu tất cả các thành viên tham gia thị
trường, người bán và người mua đều như nhau, phải thực hiện một khoản ký
gửi gọi là ký quỹ. Nếu hợp đồng giao sau của bạn tăng giá trị trong ngày giao
dịch, mức tăng này sẽ được công vào tài khoản ký quỹ của bạn vào cuối ngày.
Ngược lại, nếu hợp đồng của bạn giảm giá trị, thua lỗ sẽ được trừ ra.Và nếu
số dư tài khoản ký quỹ của bạn giảm xuống mức tối thiểu đã thoả thuận trước
đó, bạn sẽ bị yêu cầu nộp một khoản ký gửi bổ sung.

Hợp đồng tương lai giống với một danh mục các hợp đồng kỳ hạn. Tuy
nhiên, hợp đồng tương lai và một danh mục các hợp đồng kỳ hạn chỉ giống
nhau khi lãi suất có thể xác định trước, tức là biết được một cách chắc chắn.
Vào lúc đóng cửa mỗi ngày, các hợp đồng giao sau mang tính kỳ hạn đang
tồn tại sẽ được thanh toán cũng như 1 hợp đồng mới được ký kết. Tính chất
thanh tốn hàng ngày kết hợp với yêu cầu ký quỹ cho phép hợp đồng tương
lai giảm thiểu đáng kể rủi ro tín dụng vốn có của hợp đồng kỳ hạn
1.2.2.3. Cơ chế mua bán hợp đồng tương lai
Nếu hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên của hợp
đồng thì trong hợp đồng tương lai nhà đầu tư muốn mua hay bán hợp đồng sẽ
liên lạc với công ty môi giới. Công ty môi giới sẽ chỉ thị cho người mua bán


×