Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Bệnh lý hô hấp vật nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.42 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP – PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN BỆNH LÝ HỌC THÚ Y 2

Tên đề tài:
BỆNH LÝ HÔ HẤP VẬT NUÔI

Ngành: Thú Y
Lớp: K63A_Thú Y

Đồng Nai – Năm 2021

Khoa: Nông Học


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu ...............................................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................1
PHẨN 2. NỘI DUNG CỦA TIỂU LUẬN ...............................................................2
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................2
2.2.1. Giải phẫu chức năng hệ hô hấp .........................................................................2


2.2.1.1. Xoang mũi ......................................................................................................2
2.2.1.2. Các xoang mũi phụ hay các xoang vùng đầu mặt ..........................................3
2.2.1.3. Thanh quản .....................................................................................................4
2.2.1.4. Yết hầu ...........................................................................................................7
2.2.1.5. Khí quản .........................................................................................................7
2.2.1.6. Xoang ngực và xoang phế mạc ......................................................................8
2.2.1.7. Phổi ................................................................................................................9
2.1.2. Một số điểm khác nhau giữa các loài vật ni ................................................11
2.1.2.1. Gia cầm ........................................................................................................11
2.1.2.2. Phân biệt phổi các lồi động vật ..................................................................11
2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hô hấp trên vật nuôi ........................12
2.3. Một số bệnh trên đường hô hấp .........................................................................14
2.3.1. Bệnh nấm phổi trên gia cầm............................................................................14
2.3.1.1. Nguyên nhân ................................................................................................14
2.3.1.2. Cơ chế gây bệnh ...........................................................................................14
2.3.1.3. Hậu quả ........................................................................................................15
2.3.1.4 Biện pháp khắc phục .....................................................................................15
2.3.1.5. Biện pháp phòng tránh .................................................................................15

i


2.3.2. Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (Infectious Laryngotracheitis: ILT) .......16
2.3.2.1. Nguyên nhân ................................................................................................16
2.3.2.2. Cơ chế gây bệnh ...........................................................................................16
2.3.2.3. Hậu quả ........................................................................................................17
2.3.2.4. Biện pháp khắc phục ....................................................................................17
2.3.2.5. Biện pháp phòng tránh .................................................................................18
2.3.3. Bệnh Care trên chó ..........................................................................................18
2.3.3.1. Nguyên nhân ................................................................................................18

2.3.3.2. Cơ chế gây bệnh ...........................................................................................19
2.3.3.3. Hậu quả ........................................................................................................19
2.3.3.4. Biện pháp khắc phục ....................................................................................20
2.3.3.5. Biện pháp phòng tránh .................................................................................20
2.3.4. Ung thư phổi....................................................................................................20
2.3.4.1. Nguyên nhân ................................................................................................20
2.3.4.2. Cơ chế gây bệnh ...........................................................................................21
2.3.4.3. Hậu quả ........................................................................................................21
2.3.4.4. Biện pháp khắc phục ....................................................................................22
2.3.4.5. Biện pháp phòng tránh .................................................................................22
2.3.5. Bệnh viêm phổi ở ngựa ...................................................................................22
2.3.5.1. Nguyên nhân ................................................................................................22
2.3.5.2. Cơ chế gây bệnh ...........................................................................................22
2.3.5.3. Hậu quả ........................................................................................................23
2.3.5.4. Biện pháp khắc phục ....................................................................................23
2.3.5.5. Biện pháp phòng tránh .................................................................................23
PHẦN 3. KẾT LUẬN ..............................................................................................25
3.1. Kết luận ..............................................................................................................25
3.2. Kiến nghị ............................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................26

ii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Phổi heo mặt trên và dưới......................................................................10
Hình 2.2. Bệnh tích nấm phổi trên gia cầm. .........................................................14
Hình 2.3. Triệu chứng, bệnh tích của gà bệnh. ....................................................16
Hình 2.4. Chó bị care. .............................................................................................19
Hình 2.5. Phổi khỏe mạnh và phổi bị ung thư ......................................................21


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân biệt phổi các loài gia súc ..............................................................12

iii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Với sự phát triền nền cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của thế giới cũng như tại Việt
Nam đã góp phần tạo cho nền kinh tế của nước nhà ngày càng phát triển. Trong đó
có ngành chăn ni thú y được áp dụng các máy móc hiện đại góp phần tạo ra cơ
cấu kinh tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cũng như đời sống của người dân
được cải thiện.
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là ngành kinh tế giúp tăng
thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người nông dân. Tuy nhiên
hiện nay ngành chăn nuôi thú y phải đối mặt với nhiều bệnh dịch xảy ra gây thiệt
hại về tiền của người dân. Mỗi mùa có bệnh khác nhau, xảy ra trên nhiều động vật
khác nhau. Gây ra triệu chứng bệnh lý trên các đường hơ hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết
niệu, hệ thần kinh…nên cần đòi hỏi người dân phải nắm bắt kịp thời các bệnh để
đưa ra các giải pháp phòng tránh điều trị.
Bệnh dịch ở chăn nuôi thú y đa phần đều xảy ra trên hệ hô hấp của vật ni, vì
vậy đứng trên thực tiễn tơi quyết định thực hiện đề tài “ Bệnh lý hô hấp vật nuôi ”
để cho mọi người cũng như những người liên quan đến chăn nuôi thú y hiểu rõ hơn
về các cấu tạo, chức năng và các bệnh hay xảy ra trên đường hô hấp của vật nuôi.
1.2. Mục tiêu
Hiểu rõ hơn về các bệnh lý trên hệ hô hấp của vật nuôi
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tại cơ quan hô hấp của vật nuôi.
Các bênh thường xảy ra ở cơ quan hô hấp trên vật nuôi.


1


PHẨN 2. NỘI DUNG CỦA TIỂU LUẬN
2.1. Cơ sở lý luận
2.2.1. Giải phẫu chức năng hệ hô hấp
2.2.1.1. Xoang mũi
Là bộ phận ngồi cùng của đường hơ hấp có nhiệm vụ lọc sạch, tẩm ướt, sưởi
nóng khơng khí trước khi đưa vào phổi, đồng thời nó là cơ quan khứu giác.
Lỗ mũi: Là cửa của hệ hô hấp, là nơi tiếp xúc với khơng khí bao gồm 2 cánh mũi
trong và ngồi gấp nhau tạo thành góc lưng và góc bụng.
Cấu tạo mũi: gồm 1 cốt sụn, lớp cơ, lớp da - cốt sụn ở trong cùng có hình dạng
như cái neo tàu thuỷ, hai bên hình thành cánh mũi.
- Lớp cơ bao gồm một phần cơ nanh và cơ năng riêng môi trên, cơ nở mũi
trong, cơ nở mũi ngoài điều tiết hoạt động của mũi.
- Lớp da dày phủ ngồi, nhiều tuyến nhờn, khơng có lơng, khơng giới hạn rõ ràng với niêm mạc mũi phía trong.
- Động mạch nuôi dưỡng: Động mạch môi dưới là các nhánh của động mạch liên hàm và động mạch mặt. Tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch mặt.
Cấu tạo xoang mũi:
Xoang mũi gồm bộ phận nòng cốt là các xương, sụn và niêm mạc.
- Các xương hợp thành xoang mũi là xương mũi, xương hàm trên, xương liên
hàm, xương sàng, xương lá mía.
- Sụn ngăn giữa mũi từ phiến thẳng đứng của xương sàng đến sụn đầu lỗ mũi,
cạnh trên khớp với xương lá mía, dưới khớp với đường khớp trên của khẩu cái.
- Niêm mạc: Lót mặt trong xoang mũi và chia làm hai vùng:
+ Niêm mạc vùng hô hấp ở phía trước, màu hồng, được phủ bởi lớp biểu
mơ phủ đơn trụ có lơng rung hướng từ trong ra ngồi, xen kẽ có các tế bào hình đài
tiết dịch nhày để bảo vệ, cản bụi và làm ẩm khơng khí. Lớp đệm có các tuyến hình
ống dẫn dịch nhầy ra xoang mũi. Mạch quản có khả năng trương nở bằng sưởi ấm
khơng khí trước khi vào phổi.

+ Niêm mạc vùng khứu giác ở phía sau, màu vàng hoặc nâu. Biểu mô phủ

2


có cơ quan thụ cảm của các tế bào thần kinh khứu giác. Lớp đệm ít các tuyến tiết
chất nhờn.
Ngựa: Lỗ mũi có hình dấu hỏi; trong xoang mũi có lỗ đổ ra của ống dẫn lệ.
Cánh mũi cử động linh hoạt. Khơng có ống cuộn sàng.
Bị: Lỗ mũi có hình trứng và cách xa nhau; giữa hai lỗ mũi có một khoảng
rộng là gương mũi mơi khơng có lơng nhưng có các tế bào sắc tố đen và các tế bào
tiết chất nhờn nên gương mũi môi luôn ẩm ướt.
Lợn: Hai lỗ mũi nhỏ, gương mũi môi rất phát triển.
Chó: Có gương mũi, giữa gương mũi có rãnh sâu. Cánh mũi hoạt động linh
hoạt. Khơng có ống cuộn sàng.
*Chức năng
Tác dụng bảo vệ, làm ẩm và làm ấm luồng khơng khí đi vào phổi làm đơng vón
bụi chất bẩn và thải ra ngồi, sự vận động của lơng rung gạt ra phía ngồi những
dịch nhày bụi bặm.
2.2.1.2. Các xoang mũi phụ hay các xoang vùng đầu mặt
Nằm trong lòng các xương vùng sọ mặt. Hầu hết chúng đều thông với xoang mũi
và đảm nhận các chức năng
- Khi thở một phần khơng khí vào các xoang này làm giảm khối lượng của đầu.
Như hệ thống cộng hưởng âm thanh
- Niêm mạc lót trong các xoang phần lớn do niêm mạc xoang mũi kéo đến làm
thành, do đó khi một xoang bị viêm dễ lan sang xoang khác và dịch viêm có thể theo
xoang mũi chảy ra ngồi.
Các xoang này hợp thành một hệ thống duy nhất ở ngựa. Ở lồi nhai lại, lợn,
chó gồm 2 hệ thống tách biệt nhau. Các xoang đầu mặt thường là xoang chắn và đối
xứng nhau qua trục dọc cơ thể gồm xoang trán, xoang hàm trên, xoang sàng, xoang

bướm, xoang lệ, xoang khẩu cái.
+ Xoang trán: Là xoang hẹp kẹp giữa hai phiến của xương trán, bao trùm
phần trước và hai bên hộp sọ ở trâu bò kéo dài đến tận cốt sừng). Hai xoang trán được

3


ngăn cách nhau bởi 1 vách ngăn ở giữa. Các xoang trán không thông với xoang hàm
trên nhưng thông với xoang mũi qua các lỗ nhỏ ở đáy xương sàng.
+ Xoang hàm trên: Là hai xoang lớn nhất nằm trong lòng xương hàm trên,
xương lệ và xương gò má. Mỗi xoang chia 2 phần:
Phần trước nhỏ thông vào xoang mũi qua các lỗ rộng dưới ống cuộn hàm.
Phần sau lớn hơn thông với ngách thông giữa xoang mũi và thông với xoang qua
lỗ mũi hàm, trán. Ống răng trên chia mỗi phần thành xoang hàm trong và xoang hàm
ngoài.
+ Xoang sàng: Là khe hẹp nằm trong lịng xương sàng thơng với xoang mũi
qua khe hẹp ở gốc ống cuộn hàm.
+ Xoang khẩu cái: Nằm trong phần thẳng đứng của xương khẩu cái thông với
xoang mũi qua khe hẹp ở gốc ơng cuộn hàm.
+ Xoang bướm: Có hình tam giác nằm trong thân và phần trước xương bướm
thông với xoang sàng qua lỗ bướm khẩu cái.
+ Xoang lệ: Nằm giữa xương lệ, xương trán và ống cuộn mũi. Hai xoang lệ
tách biệt nhau và đều thông với xoang hàm và xoang mũi.
Ngựa: gồm xoang trán, hàm trên, xoang khẩu cái, xoang bướm.
Bò, trâu: 5 xoang đầu mặt xoang hàm, xoang lệ, xoang khẩu cái, xoang bướm.
Lợn: Khơng có xoang khẩu cái.
Chó chỉ có xoang hàm trên, xoang bướm và xoang trán.
*Chức năng
Giảm nhẹ trọng lượng vùng đầu. Cộng hưởng âm thanh. Thông xoang mũi nên
dịch tiết các xoang qua xoang mũi ra ngoài.

2.2.1.3. Thanh quản
*Cấu tạo.
Hệ thống các sụn tạo nên xoang thanh quản bao gồm:
- Sụn tiểu thiệt: có hình cánh bèo cái (hình tam giác), gốc cố định vào sụn giáp
trạng, đỉnh tự do hướng vào lòng yết hầu, phủ ở mặt trước xoang thanh quản, rất dễ
cử động, phối hợp yết hầu và màng khẩu cái trong động tác nuốt và thở.

4


- Sụn giáp trạng: sụn lớn nhất có hình giống quyển sách mở gồm gồm 2 mảnh
nổi với nhau ở thân giáp trạng tạo nên thành dưới xoang thanh quản. Cạnh trước khớp
với xương lưỡi và sụn tiểu thiệt. Cạnh sau khớp với sụn nhẫn.
- Sụn nhẫn: giống hình cái nhẫn bao gồm:
+ Thân: giống mặt đá, to, hướng lên trên, ở giữa có mào giới hạn trên thanh
quản.
+ Đầu trước khớp với sụn phễu, cạnh sau nối tiếp với vịng sụn khí quản đầu
tiên.
+ Quai nhẫn: nhỏ, hướng sau và xuống dưới ơm lấy phía sau sụn giáp trạng.
- Sụn phẫu: gồm 2 sụn; đầu trên hai sụn ghép lại tạo hình vịi ấm nằm trước sụn
nhẫn, trên sụn giáp trạng. Mặt trong tạo nên cửa thở. Đầu giữa nhơ vào lịng thanh
quản thành u tiếng làm chỗ bám cho các dây tiếng. Đầu dưới gắn cùng chỗ trên thân
sụn giáp trạng. Hai sụn phẫu được nối với nhau bởi một dây chằng nhỏ.
*Các cơ thanh quản gồm 2 nhóm cơ: cơ nội bộ và cơ ngoại lai.
- Cơ ngoại lai là các cơ bám có một đầu bám vào thanh quản, một đầu từ các cơ
quan lân cận:
+ Cơ thiệt - giáp: Bám từ sừng thanh quản xương lưỡi đến mặt ngoài cánh
sụn giáp trạng. Khi cơ co kéo thanh quản lên trên về trước.
+ Cơ thiệt – tiểu thiệt: Là hai băng nhỏ bám từ mỏm lưỡi và đầu dưới sừng
thanh quản của xương lưỡi đến sụn tiểu thiệt. Cơ co kéo sụn tiểu thiệt lên trên, về

trước mở rộng thanh quản khi thở.
+ Cơ ức - giáp trạng bám từ mỏm khí quản xương ức đến mặt ngoài sụn giáp
trạng. Cơ co kéo thanh quản xuống dưới về sau.
- Cơ nội bộ liên kết giữa các sụn với nhau gồm các cơ sau:
+ Cơ nhẫn - phễu trên lớn nhất trong nhóm này, bám từ giữa mặt đá đến 2
sụn phễu tạo hình chữ V. Khi cơ co, kéo hai sụn phễu về sau làm căng dây tiếng và
gây ho.
+ Cơ nhẫn - giáp từ cạnh sau giáp trạng đến mặt ngoài quai nhẫn.

5


+ Cơ phễu nhỏ, nằm ngay phía trên nổi 2 sụn phẫu với nhau. Cơ co kéo sụn
mở rộng lòng thanh quản.
+ Cơ nhẫn - phẫu bên hẹp lòng thanh quản là cơ nhỏ, nằm lấp bên trong sụn
giáp trạng. Khi cơ có làm.
+ Cơ giáp phẫu: cơ mỏng, dẹp, bị sụn giáp trạng che lấp, đi từ mặt trong cánh
giáp trạng đến mặt ngoài u tiếng.
*Các mặt thanh quản:
- Mặt trên có mặt đá sụn nhẫn và các cơ nhẫn phẫu trên, cơ phễu.
- 2 mặt bên có 2 cánh giáp trạng, quai sụn nhẫn và các cơ nhẫn giáp.
- Mặt dưới có thân sụn giáp trạng và quai sụn nhẫn. Giữa sụn nhẫn và sụn giáp
trạng có dây chẳng nhân giáp (liên kết lỏng lẻo) là nơi phẫu thuật để lấy ngoại vật rơi
vào thanh quản.
*Niêm mạc: Niêm mạc thanh quản được phủ bởi lớp tế bào biểu mơ dẹp, nhiều
tầng có lơng rung. Lớp đệm có nhiều nang kín lâm ba xen kẽ tổ chức liên kết. Lớp hạ
niêm mạc có các tuyến tiết dịch nhờn ngăn cách với lớp đệm bởi 1 màng sợi đàn hồi.
+ Niêm mạc vùng trước cửa thanh quản lót mặt trong sụn tiểu thiệt và một
phần sụn phẫu, trước u tiếng. Niêm mạc vùng này rất nhạy cảm, khi vật lạ rơi vào
thường gây nên cơn ho dữ dội.

+ Niêm mạc cửa thanh quản là 1 khe hẹp hình thoi đỉnh trên là 2 đầu trên sụn
phễu, đỉnh dưới ở trên thân sụn giáp trạng, 2 đỉnh bên là 2 u tiếng.
- Nửa trên hình thoi (giữa 2 sụn phễu) là cửa thở.
- Nửa dưới (giữa 2 dây tiếng) là cửa tiếng.
- Dây tiếng gồm 2 bó đàn hồi, đầu trên bám vào 2 u tiếng sụn phễu, đầu dưới
bám vào mặt trên thân sụn giáp trạng. Các cơ nội bộ co rút sẽ thay đổi độ căng của
dây tiếng.
+ Niêm mạc phần sau cửa thanh quản nằm sau 2 dây tiếng đến vịng sụn khí
quản đầu tiên và ít nhạy cảm.
*Cơ chế hoạt động và tác dụng của thanh quản:

6


Nhờ tổ chức sụn và các cơ nên xoang thanh quản có thể mở rộng hoặc thu hẹp tuỳ
theo nhu cầu hơ hấp. Thanh quản cịn là cơ quan phát âm.
Sự phát âm là do các cơ nội bộ co giãn, khi cơ co, kéo 2 u tiếng về sau và sang 2
bên, do đó làm 2 dây tiếng xa nhau làm mở rộng của tiếng, khơng khí từ phổi đi ra
đập vào 2 dây tiếng phát ra âm thanh. Tuỳ theo độ căng chùng của dây tiếng sẽ có âm
sắc khác nhau.
*Chức năng
Đường dẫn khí trong q trình hơ hấp.
Nơi phát ra âm thanh trên cơ thể gia súc.
2.2.1.4. Yết hầu
*Cấu tạo
Là xoang ngắn, hẹp, sau màng khẩu cái & lưỡi, xoang mũi; trước thực quản và
thanh quản; là nơi giao nhau giữa đường tiêu hố và đường hơ hấp.
*Mối quan hệ giữa nuốt và thở
+ Khi thở, màng khẩu cái hạ xuống ôm lấy sụn tiểu thiệt và đóng cửa thanh
quản, ngăn khơng cho thức ăn từ miệng đi vào; sụn tiểu thiệt mở ra ở phía trước mở

cửa thanh quản để cho khơng khí đi từ xoang mũi qua yết hầu xuống thanh quản, khí
quản vào phổi.
+ Khi nuốt màng khẩu nâng lên về sau đậy kín lỗ mũi sau; sụn tiểu thiệt nâng
lên úp lên sụn phẫu bịt kín cửa thanh quản; có yết hầu cùng các cơ khác co rút đẩy
thức ăn xuống thực quản. Sau đó màng khẩu cái và sụn tiểu thiệt trở về vị trí ban đầu.
Q trình hơ hấp được tiếp tục.
2.2.1.5. Khí quản
*Cấu tạo
Gồm các sụn, tổ chức liên kết, cơ trơn, niêm mạc, mạch quản và thần kinh.
-Các sụn: Khí quản gồm khoảng 50 vịng sụn hình chữ C liên kết với nhau nhờ các
dây chằng vòng.
Hai đầu các vịng sụn ở phía trên và được nối với nhau bởi mô liên kết đàn hồi và
1 bằng cơ trơn vì vậy khí quản ln phồng lên cho khơng khí đi qua, hoặc có thể đẹp

7


xuống khi thực quản ở trên dãn nở cho thức ăn đi qua. Một số loài thú thuộc bộ chân
bơi (hai cầu) các vịng sụn khí quản khép kín hình trịn.
-Niêm mạc: lót mặt trong có lớp biểu mơ kép trụ có lơng rung.
-Lớp đệm có tuyến tiết dịch nhảy.
-Mạch quản và thần kinh: Một nhánh của động mạch có nuôi đoạn cổ. Tĩnh mạch
đi ngược chiều động mạch và đổ vào tĩnh mạch cổ.
*Chức năng
Điều hịa lượng khơng khí đi vào phổi.
Làm tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.
Đường dẫn khí trong q trình hơ hấp.
Nơi phát ra âm thanh trên cơ thể gia súc.
2.2.1.6. Xoang ngực và xoang phế mạc
*Xoang ngực

Vị trí trước xoang bụng. Giới hạn bởi:
+ Phía trên là các đốt sống vùng lưng
+ Phía dưới là xương ức và các sụn sườn.
+ Hai bên là các xương sườn và các cơ liên sườn.
+ Phía trước là cửa vào giới hạn bởi hai xương sườn thứ nhất.
+ Phía sau là cửa ra có cơ hồnh ngăn cách với xoang bụng.
+ Vách ngăn giữa xoang ngực chia xoang ngực ra làm hai phần
Cơ quan chứa trong : Tim, phổi, thực quản, khí quản, động mạch, tĩnh mạch, tuyến
ức.
Chức năng hỗ trợ co giãn lồng ngực khi hô hấp.
*Xoang phế mạc
Nằm trong xoang ngực và được giới hạn giữa hai lá phế mạc
+ Lá thành: Lót mặt trong các xương và các cơ vùng ngực, khi đi vào đường
trung tuyến của xoang ngực hai lá thành áp lưng vào nhau tạo thành tung cách mạc
hay bức ngăn giữa (mediastrium) chia xoang ngực thành hai nửa không thông nhau.

8


Giữa hai lớp của tung cách mạc chứa thực quản, khí quản, động mạch chủ; phía
dưới tung cách mạc mở rộng chứa tim.
+ Lá tạng: Phủ lướt bề mặt hai lá phổi. Giữa lá thành và lá tạng tạo thành xoang
ảo gọi là xoang phế mạc. Trong xoang chứa dịch phế mạc (pleural fluid) có tác dụng
bơi trơn và gắn kết lá thành và lá tạng lại với nhau.
Áp lực trong xoang phế mạc luôn thấp hơn áp lực không khí bên ngồi gọi là áp
lực âm.
2.2.1.7. Phổi
Là cơ quan chủ yếu của bộ máy hô hấp nơi diễn ra q trình trao đổi khí giữa máu
với khơng khí đã được dẫn vào phổi.
*Cấu tạo phổi

- Phổi gồm có 2 lá phổi trên các lá phổi phân chia hình thành thùy phổi.
- Mỗi lá phổi có 3 mặt: và đỉnh ở trên.
- Màng phổi: là do lớp lá tạng bao phủ bên ngoài phổi.
- Cây phế quản: Mỗi phế quản gốc sau khi đi vào phổi sẽ phân chia nhỏ dần. Toàn
bộ các nhánh phân chia của một phế quản gốc gọi là phế quản.
+ Mỗi phế quản gốc → phế quản thùy → phế quản phân thùy → phế quản dưới
phân thùy → phế quản trên tiểu thùy → phế quản trong tiểu thùy → tiểu phế quản →
tiểu phế quản tận → ống phế nang → chùm phế nang → phế nang.
+ Thành phế nang chỉ là một lớp nội mạc giáp ngay với lớp nội mạc của mao
mạch. Ở chính nội mạc xảy ra sự trao đổi CO2 của máu và O2 của khơng khí.

9


1. Thanh quản 2. Khí quản 3. Thùy đỉnh (miêṇg)
4. Thùy tim

5. Thùy phụ

6. Thùy đáy (hồnh)

Hình 2.1. Phổi heo mặt trên và dưới
*Cấu tạo của phế quản
- Bên ngoài là lớp màng bằng tổ chức liên kết.
- Tiếp đến là lớp sụn (bao gồm các vòng sụn nổi với nhau).
- Bên trong các vòng sụn là lớp cơ trơn rất mỏng.
- Tiếp đến lớp niêm mạc biểu mô phủ có lơng rung và và tuyến nhờn. Càng phân
nhánh và đi xa, đường kính phế quản càng giảm dần. Các vòng sụn tiêu giảm dần chỉ
còn là các mảnh sụn, thành mỏng dần, biểu mô từ nhiều tầng về sau chỉ có 1 tầng, các
tuyến nhờn giảm, riêng lớp cơ vẫn còn. Ở các phế quản tận, sun tiêu biến chỉ còn các

sợi cơ trơn và sợi chung.
* Mạch quản của phổi gồm mạch quản cơ năng, mạch quản nuôi dưỡng và mạch
bạch huyết
- Mạch quản cơ năng gồm động mạch phổi và tĩnh mạch phổi.
+ Động mạch phổi xuất phát từ tâm thát phải đi đến rốn phổi chia 2 nhánh
vào trong hai lá phổi rồi phân nhánh nhỏ dần theo cây phế quản tạo thành lưới mao
mạch trong lòng túi phế nang rồi trở thành nơi xuất phát của các tĩnh mạch phổi.
+ Tĩnh mạch phổi từ lòng túi phế nang đi ra, mang máu đỏ tươi tập trung

10


thành các tĩnh mạch quanh tiểu thùy rồi đổ về các tĩnh mạch quanh phân thùy,
rồi tĩnh mạch thùy phổi, cuối cùng tạo thành 4 - 8 tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.
- Mạch quản nuôi dưỡng: Gồm các động mạch và tĩnh mạch phế quản.
Động mạch phế quản: từ động mạch thân khí thực quản đi vào rốn phổi, phân
nhánh nuôi thành các mạch quản cơ năng và các phế quản sau đó tạo nên một mạng
lưới mao mạch xung quanh các tiểu phế quản rồi tập hợp lại thành các tĩnh mạch phế
quản đổ về tĩnh mạch lẻ và tĩnh mạch nửa lẻ đổ về tâm nhĩ phải.
- Mạch bạch huyết: Từ các mạch quanh tiểu thuỳ, lớn dần lên đổ vào các hạch
bạch huyết nằm ở chỗ phân chia của các tiểu thùy rồi tạo các ông lớn hơn để vào các
hạch nằm ở xung quanh phế quản gốc và rốn phổi.
2.1.2. Một số điểm khác nhau giữa các lồi vật ni
2.1.2.1. Gia cầm
- Hốc mũi là một khe hẹp ở đáy của mỏ trên và mở vào trong hốc mũi có nhiều
gai sừng.
- Thanh quản khơng có sụn tiểu thiệt. Hai mép thanh quản sẽ khép kín lại khi
gia cầm nuốt nhờ đó thức ăn khơng vào đây được.
- Khí quản: Gồm những vịng sụn trọn vẹn nối tiếp nhau. Minh quản ở cuối khí
quản là cơ quan phát âm.

- Phổi: Màu hồng, ép sát vào mặt trong của lƣng, hai bên cột sống và giữa các
khoảng xương sườn. Phổi có nhiều lỗ thơng với túi khí.
- Bao khí (túi khí): Thơng với các khoảng trống trong xương và thơng với phổi.
Túi khí giúp điều hịa thân nhiệt và giữ vị trí quan trọng trong sự hơ hấp. Nó làm thốt
hơi nước và làm giảm trọng lượng cơ thể khi bay hay khi bơi lội. Gia cầm có chín túi
khí biệt lập nhau nhưng cùng thông với phổi, với xương.
2.1.2.2. Phân biệt phổi các lồi động vật
Ngựa

Bị

Lợn

11

Chó


Phổi phân thùy ko

Có rãnh sâu phân

rõ ràng ko có rãnh

chia thùy phổi

Phân thùy rõ ràng
Phân thùy rõ ràng

ở lợn.


phân chia các thùy cách rõ ràng.
Phân làm 8 thùy:
Phân làm 5 thùy:
2 thùy đỉnh, 2
thùy đáy, 1 thùy
phụ ở mặt trong lá
phổi phải

Phân làm 7 thùy:

Phân làm 7 thùy:

Trái 3 thùy: thùy

Trái 3 thùy: thùy

đỉnh, thùy tim,

đỉnh, thùy tim,

thùy hoành Phải 4

thùy hoành Phải 4

thùy: Thùy đỉnh,

thùy: Thùy đỉnh,

thùy tim, thùy


thùy tim, thùy

hoành, thùy phụ.

hoành, thùy phụ.

Trái 3 thùy: thùy
đỉnh, thùy tim,
thùy hoành; Phải
5 thùy: thùy đỉnh,

nhưng mỏng hơn

thùy tim trên, thùy
tim dưới, thùy
hoành, thùy phụ

Bảng 2.1. Phân biệt phổi các loài gia súc
2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hô hấp trên vật nuôi
*Vi sinh vật
- Virus: Do virus gây bệnh giả dại, virus gây bệnh Tai xanh, virus gây bệnh
cúm, circovirus…
- Do vi trùng: Actinobacillus pleuropneumoniae (APP), Bordetella
bronchiceptica, Haemophilus parasuis, Pasteurella multocida, Streptococcus suis,
Salmonella cholera suis, Mycoplasma…
- Do ký sinh trùng: Do giun phổi, do sự di hành của ấu trùng giun trịn.
*Mơi trường và chăm sóc quản lý
Bệnh hơ hấp có liên quan rất mật thiết với tiểu khí hậu chuồng ni như: Chuồng
trại luôn ẩm ướt, ẩm độ cao, vệ sinh kém, nuôi nhốt heo chật chội, khơng thơng

thống, tồn đọng nhiều khí độc trong chuồng như NH3, H2S, CO2…
Do nguyên nhân gây bệnh hô hấp cho lợn quá đa dạng như vậy cho nên nếu dùng
thuốc để điều trị hoặc phòng bệnh khơng phù hợp thì kết quả sẽ khơng như mong đợi
là điều dễ xảy ra.

12


Trong số các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, có một số vi khuẩn phổ biến như:
Mycoplasma, Pasteurella multocida, Haemophillus parasuis, Actinobacillus,
pleuropneumoniae thường xuyên có mặt trong chuồng trại và trong vòm họng của
lợn. Một khi sức đề kháng của lợn bị suy giảm do đại thực bào bị hư hại khi lợn bị
nhiễm virus bệnh tai xanh. Niêm mạc và hệ thống lông rung đường hô hấp bị hư hại
do nhiễm Mycoplasma. Hoặc khi nhiễm Cirovirus, các hạch bạch huyết bị viêm làm
giảm khả năng diệt khuẩn.
Thêm vào đó, nếu điều kiện nuôi dưỡng kém, lợn bị stress do môi trường, vi
khuẩn sẽ xâm nhập xuống phổi và gây viêm cấp tính. Trong đó, Pasteurella
multocida thường gây bệnh cấp tính làm lợn chết đột ngột; Actinobacillus
pleuropneumoniae với ngoại độc tố gây tràn dịch phổi – màng phổi và gây xuất
huyết cấp tính tại phổi nên khi lợn chết thường bị chảy máu mũi. Lợn con bị nhiễm
Mycoplasma rất sớm, từ khi còn theo mẹ, nhưng đến khi cai sữa do heo bị stress,
bệnh mới phát ra.
Ngồi ra cịn có các tác nhân vật lý như bị đánh đập, té ngã cũng dẫn đến các
tổn thương về hệ hô hấp.

13


2.3. Một số bệnh trên đường hô hấp
2.3.1. Bệnh nấm phổi trên gia cầm


Hình 2.2. Bệnh tích nấm phổi trên gia cầm.
2.3.1.1. Nguyên nhân
Do nấm Aspergillus Fumigatus, Mucoraceae gây bệnh cho gia cầm và các lồi
chim, trong đó vịt, ngan và ngỗng mẫn cảm nhất.
2.3.1.2. Cơ chế gây bệnh
Gia cầm hít bào tử nấm có trong mơi trường chăn ni như trong khơng khí, máy
ấp, máy nở, chất độn chuồng; bào tử nấm phát triển thành ổ nấm, tạo những hạt màu
trắng xám hay màu vàng ở phổi hoặc thành các túi khí, phá hoại mơ bào, gây ảnh
hưởng hơ hấp và nấm tiết ra độc tố gây nhiễm độc huyết, gây trúng độc tồn thân và
chết.
Gia cầm ni nhốt theo phương pháp chăn ni tập trung thì bệnh thường nặng
hơn nuôi chăn thả.

14


2.3.1.3. Hậu quả
Lúc đầu, gia cầm chết đột ngột, thể trạng bình thường, sau đó một số có biểu hiện
như kém ăn, thở khó, nhịp thở tăng, khi bắt gia cầm lên thấy rõ tiếng thở lách tách từ
phổi.
Gia cầm khơ chân, khơ mỏ, tiêu chảy, một số con có triệu chứng co giật (do độc tố
nấm ảnh hưởng đến thần kinh); gia cầm gầy dần và chết.
Bệnh thường xảy ra quá cấp tính hoặc cấp tính đối với gia cầm con. Gia cầm 5
ngày tuổi đã có thể phát bệnh do hít bào tử nấm từ máy ấp, máy nở, thông thường
bệnh xảy ra ở 2-4 tuần tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 80%.
Xuất hiện các hạt nấm màu trắng xám hoặc vàng trên phổi, hạt nấm có thể như hạt
gạo, rắn; một số trường hợp, nấm lan sang màng phổi, túi khí, kế phát vi khuẩn gây
viêm.
2.3.1.4 Biện pháp khắc phục

Tìm và cắt đứt nguồn bệnh, nếu nấm trong chất độn chuồng thì phải thay ngay chất
độn chuồng mới, khô, sạch, không nấm mốc.
Loại những con gia cầm mắc bệnh nặng vì điều trị khơng hiệu quả.
Chọn riêng những con có biểu hiện khó thở ra 1 ơ để điều trị tích cực và chăm sóc
riêng sẽ tốt hơn.
Dùng 1 trong các loại thuốc sau để điều trị cho gia cầm mắc bệnh: Nistatin,
Mycostatin, nếu thuốc thú y thì dùng liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu thuốc
Nistatin của nhân y, loại 500.000 UI/viên, dùng 1 viên/2-3 kg khối lượng gia cầm,
dùng 5-7 ngày liên tục tùy mức độ của bệnh (nên cân gia cầm để tính liều lượng thuốc
cho chính xác).
Kết hợp bổ sung vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực cho gia cầm.
Khi điều trị bệnh, việc tăng cường chăm sóc ni dưỡng, cải thiện mơi trường chăn
ni, tăng thơng thống và vệ sinh là điều quan trọng, giúp gia cầm nhanh hồi phục
2.3.1.5. Biện pháp phòng tránh
Thường xuyên vệ sinh, định kỳ khử trùng môi trường khu ấp, nở, chuồng nuôi, các
dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, đặc biệt mùa mưa ẩm, không để nấm mốc phát triển.

15


Sử dụng chất độn chuồng mới, sạch, không nấm mốc, bụi bẩn; được phơi khơ,
phun hoặc xơng khử trùng.
Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, gia cầm khỏe mạnh sẽ hạn chế mắc bệnh.
2.3.2. Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (Infectious Laryngotracheitis: ILT)
2.3.2.1. Nguyên nhân
Do virus thuộc nhóm Herpes gây ra. Virus này chỉ có 1 Serotype nhưng độc lực
của virus lại khác nhau giữa các chủng phân lập được. Virus phát triển nhanh trong
phôi gà, nhưng cũng bị tiêu diệt nhanh khi ở ngồi mơi trường.

A. Gà khó thở; B. Gà ho, dịch ho nhầy chứa máu; C. Lịng khí quản chứa đầy

dịch fibrine và máu; D. Xuất huyết niêm mạc hậu mơn; E. Gà chảy nước mắt, mắt
có dử.
Hình 2.3. Triệu chứng, bệnh tích của gà bệnh.
2.3.2.2. Cơ chế gây bệnh
Bệnh có thể truyền qua đường hơ hấp (do hít thở), qua niêm mạc mắt vào xoang
mắt rồi xuống đường hô hấp. Truyền qua các dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm mầm bệnh.
Truyền lây do nhập đàn mới đã bị nhiễm bệnh hoặc đàn cũ đã mang trùng lây qua.
Bệnh hay xảy ra ở những đàn gà thả vườn, gà cảnh.

16


2.3.2.3. Hậu quả
Virus gây bệnh ở thể cấp tính, đặc trưng bởi hiện tượng gà chảy nước mũi, có mủ,
khó thở. Những triệu chứng chảy nước mắt nước mũi, kêu xao xác cũng xuất hiện.
- Gà kéo dài cổ ra để thở, sau đó chết (do dịch nhầy tích tụ trong khí quản làm
nghẹt thở).
- Da màu xanh tím (do thiếu oxy máu). Thở khò khè, rướn cổ há miệng để thở.
- Thời gian một ổ dịch từ khi bắt đầu có triệu chứng hơ hấp, đến khi kết thúc
khỏi bệnh kéo dài khoảng 2 tuần lễ. Tỷ lệ chết từ 10-50%.
- Gà đẻ giảm tỷ lệ từ 10-14% và sau khỏi bệnh mới trở lại bình thường.
- Gà khỏi bệnh có miễn dịch nhưng cũng có khoảng 2% mang trùng và tiếp tục
bài thải mầm bệnh ra ngoài 4-5 tuần sau khi khỏi bệnh. Đây cũng là nguyên nhân có
thể gây tái nhiễm hoặc gây nhiễm cho đàn sau.
Ở giai đoạn mới của bệnh từ 1-3 ngày. Trên niêm mạc khí quản thấy viêm và xuất
huyết đỏ. Trong ống khí quản mổ ra thấy dịch nhầy lẫn máu.
Sau 4-7 ngày bệnh tích trên niêm mạc khí quản và thanh quản lớp tế bào biểu mô
bong ra giống như chất bã đậu trắng vàng đóng thành cục dài, làm nghẹt đường hơ
hấp.
Túi khí có thể bị viêm nếu như bệnh kéo dài và có ghép Mycoplasma hay E.coli.

Nếu nhiễm phải chủng virus có độc lực yếu thì khí quản sung huyết màng kết mạc
mắt, xoang mắt sưng do sung huyết
2.3.2.4. Biện pháp khắc phục
Bệnh do virus gây ra nên vẫn chưa có thuốc đặc trị, khi gà mắc bệnh nên điều trị
theo hướng điều trị triệu chứng, chống vi khuẩn kế phát, tăng cường sức đề kháng
cho gà.
+ Điều trị triệu chứng: Sử dụng các thuốc hạ sốt, long đờm làm giãn phế quản
Bromhexin, Anagin C, Prednisolone, …
+ Sử dụng kháng sinh chống vi khuẩn cơ hội: Enrofloxacin, Doxycilin,
Oxytetracycline, …

17


+ Trộn cám hoặc pha nước uống các loại thuốc bổ như: Vitamin tổng hợp,
đường Gluco KC, khoáng, acid amin thiết yếu, đặc biệt kết hợp dùng thêm men tiêu
hóa: Betain, HN-G7-AMAZYM, Men cao tỏi giúp nâng cao sức đề kháng cho gà.
Nên cách ly gà ốm với gà khỏe, thường xuyên vệ sinh, sát trùng chuồng trại. Cùng
nhập đàn, cùng xuất đàn tránh nuôi nhiều loại gà và lứa gà khác nhau trong một khu
chăn nuôi để đảm bảo an tồn sinh học.
2.3.2.5. Biện pháp phịng tránh
Quản lý đàn gà tốt, thực hiện an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại, phương tiện
vận chuyển, thức ăn, … Nuôi theo nguyên tắc “cùng vào cùng ra” rất quan trọng, giúp
phòng bệnh hiệu quả.
- Sử dụng một trong các loại vacxin: Medivac ILT, Intervet ILT phòng bệnh
định kỳ giúp đàn gà tạo ra được miễn dịch chống lại mầm bệnh.
- Nâng cao sức đề kháng cho gà bằng các loại thuốc bổ, trợ sức trợ lực, vitamin
giúp gà chống chịu lại với các yếu tố gây bệnh. Giảm thiểu các yếu tố bất lợi cho gà:
mật độ chuồng nuôi hợp lý với từng lứa tuổi gà, nước uống đầy đủ, sử dụng men vi
sinh trộn với chất độn chuồng để giảm thải khí độc trong chuồng ni, ….

2.3.3. Bệnh Care trên chó
2.3.3.1. Nguyên nhân
Lây trực tiếp từ chó bệnh sang chó khỏe. Do tiếp súc với dịch mũi, nước mắt, nước
bọt, nước tiểu, phân.
Bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá.

18


Hình 2.4. Chó bị care.
2.3.3.2. Cơ chế gây bệnh
Thời kỳ nung bệnh ở chó từ 3-6 ngày, dài nhất từ 17-21 ngày, kéo dài trên dưới
một tháng, tối đa là 5 tuần. Sau khi qua niêm mạc virus vào hệ thống lâm ba phát
truyển ở đó sau đó virus vào máu gây bại huyết, tác động vào nội mạc mạch quản gây
sốt kéo dài 24 – 46 giờ. Do sức đề kháng yếu, các vi khuẩn gây kế phát như:
staphylococcus, Bacdetella, bronchiseptica, streptococus, salmomela, Ecoli gây đột
sốt thứ 2 kéo dài 3 – 4 ngày. Vì vậy chó cũng có những biến chứng như viêm phổi,
viêm ruột thể cata, viêm não.
2.3.3.3. Hậu quả
Trên đường hô hấp: Viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản dẫn đến viêm
phổi.
Nước mũi chảy ra có mầu xanh và dịnh nhày, có khí máu do xuất huyết. Lúc đầu
ho khô sau ho ướt. Thở gấp, thở khò khè, thè lưỡi ra thở. Hai bên mét phập phồng,
có thể có bọt, có khi chó thở giật cơ nông. Viêm niêm mạc mắt, lúc đầu nước mắt
trong, sau đó đục dần như có mủ, có khi loét, đục niêm mạc mắt thậm trí có thể mù.
Trên đường tiêu hóa: Viêm cata dạ dày, ruột làm con vật khát nước, nơn mửa, ỉa
chảy.
Lúc đầu phân lỏng có mầu xám vàng, trong phân có lẫn niêm mạc dạ dày, ruột lầy
nhầy. số lần đi ỉa 5-7 ngày làm chó kiệt sức, mệt mỏi da nhăn nheo.


19


Sau đó phân chuyển sang mầu café nhạt do lẫn máu.
Giai đoạn cuối phân lỗng có lẫn máu tươi, niêm mạc ruột bong ra, tanh khắm, bết
ở hậu môn.
Nôn là triệu chứng thường gặp, do virus tác động lên niêm mạc đường tiêu hố
gây viêm nặng. Lúc đầu mơn ra bọt có mầu vàng.
Vì vậy, con vật mất nước và mất chất điện giải làm chó gầy sút nhanh, có biểu hiện
mắt trũng, bụng hóp, đi lại khơng vững, nằm liệt một chỗ, nhiệt độ hạ, loạn nhịp tim.
Chó có thể chết trong vịng 5-7 ngày.
Chó có thể viêm niêm mạc miệng, viêm hạch hạnh nhân.
Giai đoạn cuối thân sau liệt. Bài tiết tiểu tiện và đại tiện không tự chủ được.
Ngồi ra cịn xuất hiện các triệu chứng thần kinh như co giật, sủa.
2.3.3.4. Biện pháp khắc phục
Có thể sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn kế phát như:
Vime-Tobra, Amoxi 15 % LA, Vimexyson C.O.D, Spectylo, Lincocin 10%… Kết
hợp với các thuốc bồi dưỡng, trợ sức sau: vitamin C, B. complex fortified , Paravet,
Atropin, Na.campho,…
Do chó bị tiêu chảy nhiều, nên truyền dịch Glucose 5% bù đắp nước và chất điện
giải để chó mau hồi phục.
2.3.3.5. Biện pháp phịng tránh
Tiêm phịng cho chó lúc 3 tháng tuổi bằng vaccine phòng bệnh Carê (VN) hoặc
dùng vaccine DHPPi + L (Hà Lan) phòng cùng lúc 5 bệnh Carê, Viêm gan truyền
nhiễm, Parvovirus, Phó cúm, Lepto.
Thực hiện vệ sinh thú y và chăm sóc, ni dưỡng tốt giúp chó có sức đề kháng
chống lại bệnh. Chuồng trại và mơi trường thả chó phải làm vệ sinh định kỳ, hạn chế
môi giới truyền bệnh và chống ô nhiễm.
2.3.4. Ung thư phổi
2.3.4.1. Nguyên nhân

Các tác nhân từ môi trường gây ung thư phổi như: khói bụi, ơ nhiễm khơng khí.

20


Tiếp xúc với tia phóng xạ: đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong
đó có ung thư phổi.

Hình 2.5. Phổi khỏe mạnh và phổi bị ung thư
2.3.4.2. Cơ chế gây bệnh
Các tác nhân gây đột biến như hóa chất độc hại, tia phóng xạ, các virus ung thư
làm cho các tế bào bình thường bị đột biến gen hoặc NST, nên tế bào mất khả năng
kiểm soát sự phân chia và liên kết tế bào. Vật liệu di truyền (AND) của một tế bào bị
thay đổi hoặc hư hỏng, làm tăng sinh vô tổ chức các tế bào “lỗi”- tế bào ung thư. Các
tế bào ung thư này khơng chết đi theo chương trình được lập trình sẵn (quá trình
Apoptosis) như các tế bào bình thường mà tiếp tục tăng sinh và nhân lên mất kiểm
soát. Các tế bào này có thể tạo thành một khối lớn gọi là khối u.
Không phải khối u nào cũng là ung thư. Các khối u không lây lan ra các phần khác
của cơ thể là khối u lành tính- khơng phải ung thư. Các khối u lành tính được cắt bỏ,
và đa số sẽ không quay trở lại. Các khối u có khả năng di căn sang các phần khác gọi
là u ác tính, được gọi là ung thư.
2.3.4.3. Hậu quả
Bị ho kéo dài khơng khỏi. Có cảm giác khó thở, thở ngắn, có đờm lẫn máu. Bị đau
ngực.

21


×