Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

0381 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.32 KB, 108 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÙI TRUNG DŨNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGOẠI HỐI
CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
HÀ THÀNH
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn Khoa học: TS. Hoàng Anh Tuấn

Hà Nội - 2011


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1........................................................................................................3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGOẠI HỐI VÀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH
NGOẠI HỐI.......................................................................................................3
1.1 Thị trường ngoại hối................................................................................3
1.1.1 Khái niệm ngoại hối và thị trường ngoại hối...........................................3
1.1.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối.......................................................... 3
1.1.3 Chức năng, vai trò của thị trường ngoại hối............................................6
1.1.4 Tổ chức và thành viên tham gia thị trường..............................................7


1.1.5 Phân loại thị trường ngoại hối...............................................................11
1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của Ngânhàng thương mại.......12
1.2.1 Hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàngthương mạitrong nền kinh
tế thị trường......................................................................................................12
1.2.2 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương
mại ....14
1.2.3 Vai trò kinh doanh ngoại hối đối với Ngân hàng thương mại...............17
1.3 Hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại...................19
1.3.1 Khái niệm hiệu quả................................................................................19
1.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thươngmại.....20
1.4 Nhân tố tác động đến kinh doanh ngoại hối của Ngân hàngthương mại
22
1.4.1 Các nhân tố tác động bên ngoài.............................................................22
1.4.2 Nhân tố tác động bên trong................................................................... 23
1.4.3 Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.........................................................25
1.4.4 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối............................................26


1.4.5
Kinh nghiệm quốc tế nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại
Ngân mại...............................................................................................27
hàng thuơng
CHƯƠNG 2......................................................................................................32
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH..............................32
2.1.

Khái quát về Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Việt Nam.......................32

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Việt

Nam 32
2.1.2 Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân
hàng Đầu tu và Phát triển Hà Thành.................................................................39
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tu và
Phát triển Hà Thành.......................................................................................... 41
2.2.1 Hoạt động huy động vốn.......................................................................41
2.2.2 Hoạt động tín dụng................................................................................44
2.2.3 Một số hoạt động khác.......................................................................... 45
2.3. Thực trạng kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tu và
Phát triển Hà Thành.......................................................................................... 46
2.3.1 Cơ sở pháp lý.........................................................................................46
2.3.2 Thực trạng kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tu và
Phát triển Hà Thành.......................................................................................... 48
2.4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Ngân
hàng
Đầu
tu và Phát triển Hà Thành.................................................................................64
2.4.1. Căn cứ vào việc thực hiện các chức năng của kinh doanh ngoại hối ... 64
2.4.2. Căn cứ vào các thực hiện các mục tiêu định luợng...............................65
2.5. Những mặt hạn chế và rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Hà Thành......................................67


2.5.1 Hạn chế trong kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Hà Thành..........................................................................................67
2.5.2 Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Hà Thành..........................................................................................69
CHƯƠNG 3......................................................................................................73
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH..............................................................................73
3.1.

Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 73

3.1.1. Định hướng hoạt động chung................................................................73
3.1.2. Định hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển
Việt Nam...........................................................................................................77
3.2. Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Hà Thành..........................................................................................79
3.2.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Hà Thành..........................................................................................79
3.2.2. Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành............................................80
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành.................................................................81
3.3.1. Giải pháp nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trườngngoại hối...............81
3.3.2. Nâng tỷ trọng nguồn lực sử dụng trong kinh doanhngoại hối...............84
3.3.3. Đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.................................84
3.3.4. Đa dạng hoá nguồn vốn huy động ngoại hối.........................................85
3.3.5. Đa dạng hố hoạt động tín dụng, đầu tư............................................... 87
3.3.6. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực.....................................88


3.3.7. Thiết lập hệ thống kiểm soát rủi ro....................................................... 89
3.3.8. Hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng....................................................... 90
3.3.9. Mở rộng các nghiệp vụ có liên quan đến kinh doanh ngoại hối...........91
3.4.


Một số kiến nghị, đề xuất......................................................................92

3.4.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan....................................92
3.4.2. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam...............................95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................. 97
KẾT LUẬN.......................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 99


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nghiệp vụ đặc thù truyền thống của ngân hàng là kinh
doanh ngoại hối. Với xu thế phát triển chung của nền kinh tế tồn cầu ngày
càng đa dạng hố, đa phương hố, nhu cầu giao thương lớn, chính điều này đã
mở ra cho hoạt động kinh doanh ngân hàng những cơ hội mới trong hoạt động
kinh doanh doanh ngoại hối, nhưng bên cạnh đó cũng là những rủi ro và thách
thức. Chính vì vậy, việc tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh ngoại hối đối với các ngân hàng là rất quan trọng.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành là một trong những
thành viên trực thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, với
gần 7 năm thành lập, Chi nhánh đã đạt được những thành tựu được ghi nhận là
một trong những Chi nhánh có sự tăng trưởng dẫn đầu Cụm động lực phía Bắc
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tuy vậy, hoạt động kinh doanh
ngoại hối tại Chi nhánh vẫn chưa có đóng góp nhiều vào kết quả hoạt động
chung của Chi nhánh. Do đó, nên tơi quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Hà Thành” làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu các lý luận cơ bản về kinh doanh tiền tệ, thị trường ngoại hối
và các giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tại Chi nhánh Ngân
hàng
Đầu tư và Phát triển Hà Thành để nhận biết được cơ hội, ưu thế và hạn chế.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Hà Thành, đề xuất những kiến nghị, giải pháp về nâng cao hiệu quả kinh
doanh ngoại hối của Ngân hàng.

1


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp nâng cao hoạt động
kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về
thị trường ngoại hối, hiệu quả kinh doanh ngoại hối; thực trạng hiệu quả kinh
doanh ngoại hối tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành
(BIDV Chi nhánh Hà Thành). Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy
vật lịch sử để nghiên cứu và trình bày các nội dung lý luận và thực tiễn. Ngoài
ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thống kê
phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp có kết hợp với hệ thống bảng biểu,
Biểu đồ minh hoạ làm tăng tính trực quan để làm rõ thực trạng hoạt động kinh
doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành...
5. Kết cấu của Luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh ngoại hối của
Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGOẠI HỐI
VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NGOẠI HỐI
1.1 Thị trường ngoại hối
1.1.1 Khái niệm ngoại hối và thị trường ngoại hối
Ngoại hối là khái niệm được dùng để chỉ các phương tiện tiền tệ được sử
dụng trong thanh toán quốc tế. Ngoại hối đối với một quốc gia bao gồm ngoại
tệ, các giấy tờ có gia ghi bằng ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế, đồng tiền
quốc ia do người không cư trú nắm giữ.
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán các
đồng tiền khác nhau và mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế hoặc hiểu theo nghĩa
hẹp là thị trường mua bán ngoại tệ.
Thương mại và đầu tư toàn cầu ngày càng phát triển thì nhu cầu chuyển
đổi, mua bán tiền tệ của các quốc gia khác nhau để thanh toán các hợp đồng
ngoại ngày càng cao. Lịch sử phát triển của thị trường ngoại hối đã hình thành
hai hệ thống chủ yếu được tổ chức khác nhau là hệ thống Anh - Mỹ và hệ thống
các nước Châu Âu. Theo hệ thống Anh - Mỹ, thị trường ngoại hối có tính chất
biểu tượng, chỉ giao dịch ngoại hối thường xuyên giữa các ngân hàng và các
nhà
môi giới qua các phương tiện thông tin hiện đại. Còn theo hệ thống của các
nước
Châu Âu lục địa, thị trường ngoại hối có địa điểm nhất định, hàng ngày những
người mua bán ngoại hối có thể giao dịch và ký kết hợp đồng tại địa điểm xác
định nhưng chủ yếu qua điện thoại, telex, fax và hệ thống Reuters...
1.1.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là thị trường hàng hóa đặc biệt khác so với thị
trường hàng hóa đặc biệt khác:


- Là thị trường vơ hình vì các giao dịch mua bán diễn ra trên phạm vi
toàn cầu, được thực hiện bằng hệ thống thơng tin tồn cầu như điện thoại,
telex, mạng vi tính...
- Đây là thị trường tồn cầu, diễn ra 24/24 trừ những ngày nghỉ do sự
chênh lệch về múi giờ của các quốc gia trên thế giới và các ngày nghỉ lễ cuả
các quốc gia
- Trung tâm của thị trường ngoại hối là Thị trường liên ngân hàng
(InterBank) với các thành viên là các ngân hàng thương mại (NHTM), các nhà
môi giới ngoại hối và các Ngân hàng trung ương. Doanh số giao dịch trên
InterBank chiếm tới 85% tổng giao dịch toàn thị trường.
- Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD, chiếm tới
41,5% trong tổng số các đồng tiền tham gia.
- Đây là thị trường nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội,
tâm lý...đặc biệt là các chính sách tiền tệ của các nước phát triển như Mỹ, Anh,
Liên minh Châu Âu... Những thị trường ngoại hối có hoạt động mua bán nhộn
nhịp và có doanh số giao dịch cao nhất là London, NewYork, Tokyo,
Singapore, Frankfurt...
Hàng hóa được giao dịch trên Thị trường ngoại hối khác nhau giữa các
quốc gia theo quy định của từng nước. Theo Pháp lệnh số 28/2005/PLUBTVQH11 ngày 13/12/2005 của ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì hàng hóa của thị trường ngoại hối bao gồm:
- Ngoại tệ (Foreign currency): Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng
tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán
quốc tế và khu vực. Ngoại tệ bao gồm: ngoại tệ tiền mặt, ngoại tệ tín dụng...
- Phương tiện thanh tốn ghi bằng ngoại tệ gồm séc (cheque), thẻ
thanh toán (credit/debit card), hối phiếu (bill of exchange), thư chuyển tiền
(mail transfer), điện chuyển tiền (Telegraphic transfer), thư tín dụng ngân hàng



(bank letter of credit). Các phương tiện thanh toán này phát triển dựa trên sự
phát triển của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại.
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ gồm cổ phiếu (stock), trái phiếu
Chính phủ (government bond), trái phiếu cơng ty (corporatet bond), kỳ phiếu
(promissory note) và các loại giấy tờ có giá khác;
- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài
của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang
vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
- Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường
hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong
thanh tốn quốc tế.
Ngồi ra, cịn có các đồng tiền chung như Quyền rút vốn đặc biệt SDR
(Special Drawing Right) của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF.
Trên thị trường ngoại hối, giá cả hay tỷ giá hối đoái hay tỷ giá là giá trị
của ngoại hối biểu hiện qua quan hệ cung cầu trên thị trường, với đối tượng
mua bán là các loại tiền tệ. Do đặc điểm khác biệt này với các loại thị trường
khác nên giá cả nó cũng khác về tên gọi và các nhân tố ảnh hưởng. Nếu đối
tượng mua bán là ngoại tệ thì giá cả của nó thể hiện qua tỷ giá hối đoái, nếu
đối tượng mua bán là vàng tiêu chuẩn quốc tế hoặc quyền rút vốn đặc biệt thì
giá cả của nó được thể hiện thơng qua lãi suất. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá
cả trên thị trường ngoại hối ngoài những nhân tố chung như quan hệ cung cầu,
lạm phát, giá trị đối nội, đối ngoại của tiền tệ, tình trạng độc quyền mua bán
hàng hóa, tâm lý thị trường, chính sách kinh tế vĩ mơ ... Tuy nhiên, thị trường
ngoại hối cịn có những nhân tố ảnh hưởng khác, tỷ giá hối đối cịn chịu ảnh
hưởng từ sự chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia.
Dưới góc độ của các ngân hàng thương mại (NHTM), giá cả trên thị
trường ngoại hối được chú ý, quan tâm nhiều nhất là tỷ giá hối đoái, giá vàng



tiêu chuẩn quốc tế và lãi suất, đây là những yếu tố ảnh huởng trực tiếp đến kết
quả kinh doanh ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa giá trị
đồng tiền này với giá trị đồng tiền khác hay giá cả của một đơn vị tiền tệ thể
hiện bằng một số đơn vị tiền tệ khác, cịn lãi suất là tỷ lệ lợi tức tín dụng trên
tổng số tiền vay trong một thời gian nhất định. Thông thuờng ngân hàng yết
tỷ giá, lãi suất và giá vàng tiêu chuẩn theo hai chiều, đó là tỷ giá mua vào và tỷ
giá bán ra, lãi suất huy động và lãi suất cho vay, giá vàng mua vào và giá vàng
bán giá. Ví dụ: một NHTM niêm yết tỷ giá của đồng USD nhu sau VND/USD
= 19840/19850 đuợc hiểu là ngân hàng sẵn sàng mua 1USD với giá
19.840VND, đuợc gọi là tỷ giá mua vào (Bid Rate) và sẵn sàng bán lại 1USD
với giá 19.850VND, đuợc gọi là tỷ giá bán ra (Ask Rate). Cách niêm yêt này
thể hiện rằng đồng USD đứng vai trò là đồng tiền yết giá, còn VND đứng vai
trò là đồng tiền định giá.
1.1.3 Chức năng, vai trò của thị trường ngoại hối
Thị truờng ngoại hối là một bộ phận của thị truờng tiền tệ với các chức
năng cơ bản đuợc hình thành từ chức năng của NHTM đó là cung cấp dịch vụ
cho khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại, đầu tư quốc tế. Trên
thị truờng ngoại hối, NHTM vừa đóng vai trò là thành viên tham gia giao dịch
mua bán chính trên thị truờng vì lợi ích kinh doanh tiền tệ của chính mình vừa
đóng vai trị là nhà cung cấp dịch vụ tới khách hàng.
Với chức năng cơ bản của thị truờng ngoại hối là giúp chuyển đổi đồng
tiền của quốc gia này sang đồng tiền của quốc gia khác trong các giao dịch
kinh tế giữa các quốc gia.
Ngoài ra thị truờng ngoại hối còn một số chức năng khác nhu:
- Giúp luân chuyển các khoản đầu tu, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài
chính quốc tế khác cũng nhu các giao luu giữa các quốc gia


- Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối mà sức mua đối ngoại

của
tiền tệ được xác định một cách khác quan theo quy luật cung cầu của thị
trường.
- Thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cung cấp các cơng cụ phịng
ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và
tương lai.
- Thị trường ngoại hối là nơi để Ngân hàng Trung ương tiến hành can
thiệp để tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế.
1.1.4 Tổ chức và thành viên tham gia thị trường
Kể từ thập niên 70, sau khi thệ thống tiền tệ Breetton Woods bị sụp đổ
và xu thế tự do hóa thương mại, đầu tư toàn cầu diễn ra mạnh mẽ về chiều rộng
và chiều sâu, thị trường ngoại hối đã có sự thay đổi và chuyển mình mạnh cả
về quy mơ và cơ cấu hoạt động.
a. Tổ chức thị trường ngoại hối theo không gian
Thị trường ngoại hối bao gồm các thành phần sau:
Nước thứ nhất

Nước thứ 2

Nước thứ n

Biểu đồ 1.1: Tổ chức Thị trường ngoại hối theo không gian


- Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail Client hay Bank Customers) bao
gồm các công ty nội địa, các công ty đa quốc gia, những nhà đầu tu quốc tế và
những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm phục vụ cho mục đích hoạt động
của chính mình khơng vì mục tiêu kinh doanh ngoại hối thu lợi nhuận. Thông
thuờng các khách hàng này giao dịch thông qua các NHTM làm trung gian.
- Nhóm Ngân hàng thương mại (NHTM) (Commercial Bank) thực hiện

giao dịch ngoại hối trên thị truờng vì hai mục đích chính. Một là với vai trị là
trung gian cho khách hàng của chính họ (nhóm khách hàng mua bán lẻ),
NHTM chỉ là một nguời mua bán hộ và thu một khoản phí giao dịch mà khơng
phải chịu bất kỳ một rủi ro hối đoái và những hoạt động mua bán hộ này không
làm thay đổi bảng cân đối của ngân hàng. Hai là NHTM thực hiện trực tiếp các
giao dịch nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch giá
hoặc nhằm cân bằng trạng thái ngoại hối để phòng ngừa rủi ro hối đoái. Hoạt
động kinh doanh này tạo ra trạng thái ngoại hối, dẫn đến khả năng xảy ra rủi ro
tỷ giá và làm thay đổi bảng cân đối nội bảng theo từng loại tiền tệ.
- Nhóm Ngân hàng Trung ương (Central Banks) tham gia thị truờng với
hai mục đích. Một là, phục vụ khách hàng của mình là các tổ chức quốc tế
thông
qua việc thu gom ngoại tệ và thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối khác (nhu truy
đòi hối phiếu nuớc ngồi, thu tín dụng, séc nuớc ngồi, mua bán vàng tiêu
chuẩn quốc tế). Ngân hàng Trung uơng thay mặt Chính phủ thanh tốn với các
tổ chức quốc tế, phục vụ các tổ chức hoạt động tài trợ, khác biệt so với ngân
hàng thuợng mại là ngân hàng trung uơng không tham gia vào việc kinh doanh
ngoại hối với các doanh nghiệp. Hai là, với tu cách là cơ quan quản lý, giám sát
thị truờng trong khuôn khổ pháp luật, Ngân hàng trung uơng can thiệp vào thị
truờng bằng cách mua bán đồng nội tệ, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay mua
bán vàng tiêu chuẩn quốc tế nhằm ảnh huởng lên tỷ giá hối đoái, giá vàng tiêu
chuẩn quốc tế và lãi suất theo chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.


- Nhóm các nhà mơi giới ngoại hối (Foreign Exchange Brokers)
Ngồi hình thức mua bán ngoại hối trực tiếp, các ngân hàng cịn có thể
giao dịch thơng qua nhà mơi giới. Phương thức này ưu điểm hơn so với giao
dịch trực tiếp thời gian tìm kiếm tỷ giá mua bán thích hợp giữa các ngân hàng
được rút ngắn, tuy nhiên để thực hiện được các ngân hàng phải trả cho nhà mơi
giới một tỷ lệ phí nhất định. Để thực hiện nghề này, các nhà mơi giới phải có

chứng chỉ hành nghề và họ chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng chứ khơng
mua bán ngoại hối cho chính mình.

Ngồi ra còn tổ chức Thị trường ngoại hối theo thời gian như sau

Đông

Âu

Biểu đồ 1.2: Tổ chức thị trường ngoại hối theo thời gian
b. Phân loại thành viên thị trường ngoại hối dựa vào chức năng
- Những nhà tạo giá sơ cấp (Primary price markets) còn gọi là những
nhà kinh doanh chuyên nghiệp hay những nhà tạo lập thị trường, họ sẵn sàng
tạo giá hai chiều lẫn cho nhau trên cơ sở yết giá hai chiều. Những nhà tạo giá


trên thị trường sơ cấp được gọi là những nhà bán buôn, tỷ giá trên thị trường sơ
cấp gọi là tỷ giá bán buôn, thị trường ngoại hối sơ cấp gọi là thị trường ngoại
hối bán buôn. Những nhà tạo giá trên thị trường sơ cấp là các ngân hàng chính
(Major Banks), các nhà kinh doanh đầu tư lớn (Large Investment Dealers), một
số công ty lớn (Large Corporations)
- Những nhà tạo giá thứ cấp (Secondary price markets)
Trên cở sở tỷ giá được tạo ra trên thị trường sơ cấp, những nhà tạo giá
thứ cấp tạo tỷ giá mua vào và bán ra phục vụ cho nhóm khách hàng của mình
với một tỷ lệ chênh lệch rộng hơn. Khi có nhu cầu ngoại hối bổ sung hoặc có
dư thừa ngoại hối tạm thời những nhà tạo giá trên thị trường thứ cấp tiến hành
giao dịch với những nhà tạo thị trường sơ cấp.
- Những nhà chấp nhận giá (price takers)
Trên thị trường có nhà tạo giá thì bên cạnh đó cịn có những nhà chấp
nhận giá của những thành viên trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Họ tiến hành

mua bán ngoại hối nhằm phục vụ cho mục đích riêng của mình. Những nhà
chấp nhận giá khơng yết giá hai chiều và cũng không tạo giá trên thị trường
ngoại hối. Bao gồm các cơng ty, chính phủ, các ngân hàng, các cá nhân và các
thành phần kinh tế khác.
- Những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn (advisory services)
Việc quyết định thực hiện giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường
như thế nào để đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất là vấn đề rất quan trọng.
Vì vậy, các tổ chức tư vấn ra đời giúp khách hàng của mình có được những
chính sách mua bán thích hợp nhất, ví dụ: cung cấp thơng tin cập nhật, gửi cá
thơng tin phân tích, tổng hợp hàng ngày, định kỳ đến khách hàng với những lời
khuyên nên mua đồng tiền này như thế nào, nên bán đồng tiền kia như thế
nào...
- Những nhà môi giới ngoại hối (Brokers)


Những nhà tạo lập thị trường có thể giao dịch với nhau qua hai cách là
giao dịch trực tiếp hoặc giao dịch thông qua các nhà môi giới ngoại hối. Việc
giao dịch thông qua nhà môi giới giúp các khách hàng không phải tiết lộ thông
tin cá nhân.
- Những nhà đầu cơ (Speculators)
Hành động đầu cơ thể hiện ở bất cứ trạng thái ngoại hối nào được duy trì
để thu lãi mà khơng có biện pháp bảo hiểm tỷ giá đều được gọi là đầu cơ. Yếu
tố đầu cơ là cần thiết cho thị trường, nhờ nó tính thanh khoản được tăng lên,
tạo ra các biến động chính trên thị trường.
- Những Ngân hàng trung ương với vai trò là cơ quan quản lý và giám
sát thị trường ngoại hối sẽ can thiệp vào thị trường nhằm duy trì trật tự, điều
chỉnh hướng biến động của thị trường theo hướng có lợi cho nền kinh tế xã hội
của quốc gia đó.
1.1.5 Phân loại thị trường ngoại hối
a. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

- Thị trường ngoại hối giao ngay là thị trường mà việc mua bán, thanh
toán và giao nhận ngoại hối xảy ra đồng thời. Tùy theo từng tập quán, thời hạn
thanh toán và giao nhận ngoại hối khác nhau, ví dụ trên thị trường ngoại hối
giao ngay ở Châu Âu, việc giao nhận ngoại hối xảy ra sau 2 ngày làm việc kể
từ ngày chính thức ký hợp đồng mua bán ngoại hối.
- Thị trường ngoại hối tiền gửi', là nơi diễn ra các giao dịch vay và cho
vay
ngoại hối với thời hạn xác định kèm theo một khoản lời thể hiện qua lãi suất.
- Thị trường ngoại hối kỳ hạn: là thị trường mà việc ký kết các hợp đồng
mua bán ngoại hối và việc giao nhận ngoại hối sau đó x ngày (x>2 ngày) do
hai bên thỏa thuận.
- Thị trường ngoại hối tương lai: là thị trường được tổ chức mà trong đó
các hợp đồng tiêu chuẩn hóa được mua, bán theo phương thức giao hàng trong


tương lai. Các hợp đồng này phải được giao dịch tại sở giao dịch hối đoái trên
cơ sở đấu giá cơng khai các chứng khốn và trái khốn, khơng được thực hiện
thơng qua mạng lưới điện thoại, điện tín.
- Thị trường ngoại hối quyền chọn là sự kết hợp giữa thị trường ngoại
hối giao ngay và thị trường ngoại hối kỳ hạn thông qua các hợp đồng được ký
kết dưới dạng quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán loại ngoại tệ cụ thể hoặc
vàng tiêu chuẩn.
- Thị trường hoán đổi ngoại tệ là thị trường ngoại hối trong đó có sự
phối hợp giữa mua, bán ngoại tệ giao ngay và mua, bán ngoại tệ kỳ hạn nhằm
kiếm lãi và bảo tồn vốn.
b. Căn cứ vào hình thức tổ chức: Bao gồm
- Thị trường ngoại hối tập trung (Official Markets) là thị trường ngoại
hối có tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật, có địa điểm nhất định,
có các thành viên nhất định, có các giao dịch diễn ra trong thời gian nhất định.
Tại Việt Nam, thị trường ngoại hối chính là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Thị trường ngoại hối phi tập trung (Over the Counter) là thị trường
ngoại hối có tổ chức, hoạt động theo quy định pháp luật nhưng khơng có địa
điểm giao dịch nhất định, các giao dịch trao đổi mua bán thông qua hệ thống
điện thoại, telex, hệ thống máy vi tính...
- Thị trường ngoại hối ngầm (Thị trường chợ đen - Black Market) là thị
trường hình thành tự phát, giải quyết nhu cầu nhỏ lẻ trong dân chúng, không
tuân theo quy định của pháp luật.
1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng thương mại trong nền
kinh tế thị trường
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức tín dụng hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu thường xuyên của nó là


nhận tiền gửi ký thác với trách nhiệm hoàn trả và được sử dụng số tiền đó để
cho vay, đầu tư, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và các dịch vụ tài chính khác.
NHTM là tổ chức kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận, là trung gian tài chính
trên thị truờng tài chính nói chung và trên thị truờng ngoại hối nói riêng. Hoạt
động chính trên thị truờng của các ngân hàng bao gồm:
a. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chính, chủ yếu
của NHTM. Ngân hàng có nhiều hình thức huy động vốn khác nhau nhu nhận
tiền gửi các loại, phát hành các công cụ nợ để huy động vốn nhu kỳ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ tiền gửi, vay vốn trên thị truờng liên ngân hàng...
b. Hoạt động tín dụng, đầu tư
Hoạt động tín dụng, đầu tu cũng là một trong những hoạt động kinh
doanh chính và truyền thống của NHTM trên thị truờng. Ngân hàng cung cấp
các sản phẩm tín dụng duới hình thức cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn, cho
vay cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chiết khấu thuơng phiếu, tín dụng
ứng truớc, thấu chi, cho thuê tài chính, bảo lãnh...

Ngân hàng thực hiện hoạt động đầu tu vào các lĩnh vực nhu chứng
khoán Nhà nuớc, chứng khốn cơng ty, mua (bán) ngoại hối để tăng thu nhập,
phân tán rủi ro và bổ sung thanh khoản khi cần.
c. Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Kinh doanh ngoại hối là nghiệp vụ của các ngân hàng thuơng mại ra đời
cùng với sự phát triển của hoạt động giao thuơng quốc tế giữa các quốc gia,
các tổ chức kinh tế ở các quốc gia khác nhau. Thơng qua đó các ngân hàng
thuơng mại kinh doanh các sản phẩm ngoại hối nhằm mục tiêu đa dạng hoá
hoạt động, huởng chênh lệch giá, phí thanh tốn và bù đắp rủi ro ngoại hối của
chính ngân hàng đó.


Kinh doanh ngoại hối là một trong những nghiệp vụ kinh doanh được
các ngân hàng thương mại xác định là sản phẩm dịch vụ chính đóng góp vào
nguồn thu nhập của mỗi ngân hàng.
d. Hoạt động cung cấp các dịch vụ khác
Với sự phát triển của kinh tế xã hội, ngày càng xuất hiện nhu cầu cao
của khách hàng tạo điều kiện và địi hỏi các NHTM đa dạng hóa và nâng cao
chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình. Một số dịch vụ mà các NHTM
cung cấp có thể kể đến bao gồm: dịch vụ tài khoản giao dịch, quản lý tiền mặt,
dịch vụ ngoại hối, dịch vụ ủy thác, tư vấn tài chính...
1.2.2 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại
a. Kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tiền gửi
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tiền gửi là hình thức kinh
doanh ngoại hối của ngân hàng trên cơ sở việc huy động ngoại tệ để thực hiện
cho vay chính ngoại tệ đó và thu lãi thơng qua cơng cụ lãi suất. Bao gồm:
Nghiệp vụ kinh doanh truyền thống là đi vay (huy động) với lãi suất thấp
để cho vay lại với lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí trong hoạt động kinh
doanh, thu lợi nhuận và tái đầu tư mở rộng. Nghiệp vụ này sẽ phát huy được
hiệu quả khi lãi suất ổn định. Đây là hoạt động truyền thống, hiệu quả thu được

từ hoạt động này ổn định, nhưng không cao và thường gặp rủi ro khi lãi suất
tăng đột biến.
Nghiệp vụ kinh doanh theo những biến động về lãi suất là nghiệp vụ đi
vay và cho vay của ngân hàng với thời hạn không đồng nhất. Ngân hàng sẽ sử
dụng các nguồn vốn ngắn hạn huy động được để thực hiện cho vay trung dài
hạn, hình thành nên trạng thái âm, khơng cân đối về kỳ hạn, khi đó khoản huy
động vốn đến hạn bắt buộc ngân hàng phải tiếp tục đi vay hoặc nhận tiền gửi để
bù đắp thiếu hụt và ngược lại. Ngân hàng sẽ thực hiện kinh doanh thu lợi nhuận
dựa trên sự không đồng nhất về kỳ hạn của tài sản.


Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh, thì lợi nhuận và rủi ro luôn luôn là
hai phạm trù gắn liền với nhau và có xu huớng biến động cùng chiều nhau. Và
trong kinh doanh ngoại hối cũng vậy, việc đóng các trạng thái mở âm hoặc
duơng để hạn chế rủi ro bắt buộc phải xác định lãi suất hòa vốn, để cân bằng
trạng thái ngoại tệ của ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định.
b. Nghiệp vụ giao ngay (Spot Transaction)
Đây là một trong những nghiệp vụ cơ bản và phổ biến đuợc các ngân
hàng sử dụng thuờng xuyên. Nghiệp vụ giao ngay là việc ký kết hợp đồng,
thanh toán và giao nhận ngoại hối xảy ra đồng thời hoặc chậm nhất là hai
ngày kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán được hình thành. Giao dịch giao
ngay có thể đuợc thực hiện bằng tiền mặt hoặc séc hoặc bằng tiền ghi sổ thông
qua hệ thống tài khoản ngân hàng.
c. Nghiệp vụ kỳ hạn (Forward Transaction)
Nghiệp vụ kinh doanh kỳ hạn là việc ký kết hợp đồng, thanh tốn và giao
nhận ngoại hối khơng xảy ra đồng thời, các điều kiện về tỷ giá, số lượng, thời
điểm giao hàng được xác định tại thời điểm hiện tại nhưng sẽ được thực hiện
tại thời điểm cụ thể trong tương lai.
d. Nghiêp vụ hoán đổi tiền tệ (Currency swap)
Hoán đổi tiền tệ là việc trao đổi một khoản nợ bằng đồng tiền này cho

một khoản nợ bằng đồng tiền khác.
Hoạt động hoán đổi tiền tệ gắn liền với hoán đổi lãi suất (interest rate
swap). Tuy nhiên, hai hoạt động này có sự khác biệt: hốn đổi lãi suất là trao
đổi thanh toán lãi suất của hai loại lãi suất khác nhau, ví dụ: lãi suất cố định và
lãi suất thả nổi nhung bằng một đồng tiền thống nhất. Cịn hốn đổi tiền tệ là
hoán đổi tiền tệ là hoán đổi bằng lãi suất với nhiều đồng tiền khác nhau.
e. Nghiệp vụ tương lai (Future transaction)


Giao dịch tương lai là một thỏa thuận mua bán số lượng ngoại tệ đã biết
theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao
ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai đã được xác định bởi sở
giao dịch.
Các giao dịch mua, bán tương lai phải được thực hiện thông qua sở giao
dịch đối với một số ngoại tệ nhất định, trong đó, khách hàng và ngân hàng thực
hiện ký kết hợp đồng thông qua người môi giới tại sở giao dịch. Mỗi giao dịch
thực hiện phải có tỷ lệ ký quỹ (margin) nhất định cho người môi giới để đảm
bảo giao dịch được thực hiện. Khi đó, các lệnh đặt mua được đối chiếu khớp
với lệnh đặt bán tương ứng.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối tương lai hiện nay được sử dụng phổ
biến và sôi động tại các thị trường lớn tại sở giao dịch London, Singapore,
Chicago, Tokyo. Hợp đồng giao dịch tương lai là sự chuẩn hóa của các hợp
đồng kỳ hạn về loại ngoại tệ và phương thức chuyển giao ngoại tệ.
f. Nghiệp vụ quyền chọn (Option Transaction)
Hợp đồng quyền lựa chọn là một công cụ tài chính cho phép người mua
có quyền được mua (call option) hay được bán (put option) một ngoại tệ ở một
tỷ giá và thời gian xác định trước.
Để thực hiện giao dịch quyền chọn khách hàng phải chịu một khoản phí
nhất định, gọi là khoản phí ban đầu (premium). Trong giao dịch quyền chọn
mua bán ngoại hối, các chủ thể có thể lựa chọn quyền thực hiện hợp đồng hoặc

hủy thực hiện nếu có lợi.
g. Nghiệp vụ kinh doanh các giấy tờ ngoại tệ
Giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ là công cụ huy động vốn, dự trữ bằng
ngoại tệ của các NHTM được pháp luật cho phép phát hành như trái phiếu, kỳ
phiếu, hối phiếu, lệnh phiếu...


Các nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh ngoại tệ bao gồm chiết khấu
giấy tờ có giá, mua, bán chứng khốn có giá ghi bằng ngoại tệ. So với các
nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối khác, nghiệp vụ kinh doanh giấy tờ có giá đem
lại ít rủi ro mà lợi nhuận cao cho NHTM.
h. Nghiệp vụ kinh doanh vàng tiêu chuẩn
Vàng tiêu chuẩn là một tài sản đuợc tất cả các quốc gia trên thế giới coi
là công cụ dự trữ, định giá và thanh toán quốc tế. Loại tài sản này đuợc công
nhận và sử dụng trên quy mô tồn cầu. Chính vì đặc tính của loại tài sản này
nên nó đuợc coi nhu một sản phẩm ngoại hối.
Do tính chất giao dịch và hình thức đảm bảo an toàn đặc biệt nên kinh
doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế có cơ cấu khác hẳn với các nghiệp vụ kinh
doanh ngoại tệ khác. Việc giao nhận hàng duới dạng vật chất (physical) có thể
thực hiện tại quầy ngân hàng hoặc do các cơng ty vận tải chuyển đến. Vì vậy,
chi phí vận tải, bảo hiểm cũng đuợc tính tới trong tổng chi phí kinh doanh vàng
tiêu chuẩn. Hiện nay, giá vàng thế giới đuợc niêm yết theo chủ yếu theo đồng
USD nhu USD/ounce (1 ounce = 31,1035 grams). Ví dụ, giá vàng đuợc niêm
yết trên thị truờng quốc tế ngày 25/12/2009 là 1.1005USD/ounce.
Hoạt động kinh doanh vàng tiêu chuẩn cũng bao gồm các nghiệp vụ cơ
bản nhu giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch tuơng lai, giao dịch
quyền chọn hoặc kinh doanh vàng tiêu chuẩn.
1.2.3 Vai trò kinh doanh ngoại hối đối với Ngân hàng thương mại
Lịch sử phát triển ban đầu của hệ thống ngân hàng, hoạt động trao đổi
tiền tệ xuất hiện từ sớm nhất duới dạng trao đổi tiền tệ với các thuơng nhân ở

các quốc gia khác nhau. Và dịch vụ này thực sự phát triển mạnh khi Chủ nghĩa
tu bản hình thành và phát triển ở Châu Âu từ thế kỷ XI.
Hiện tại, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM là toàn bộ hoạt
động của ngân hàng liên quan đến các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối, với mục


tiêu là kinh doanh thu lợi nhuận và thực hiện tập trung, chu chuyển vốn trên thị
truờng ngoại hối.Ngân hàng thực hiện thu lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ
giá, thu phí dịch vụ thanh tốn và hạn chế rủi ro hối đoái. Cụ thể hoạt động
mua bán ngoại hối của ngân hàng, bao gồm:
-Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh tốn hợp
đồng ngoại thuơng. Đây là hoạt động kinh doanh ngoại hối đầu tiên tại các
ngân hàng thuơng mại. Lúc đầu, các ngân hàng chỉ quan tâm làm sao giúp
khách hàng của mình có thể thanh toán kịp thời các hợp đồng ngoại thuơng mà
không cần quan tâm đến lợi nhuận.
-Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm mục
đích thực hiện đầu tu nuớc ngoài trực tiếp hay gián tiếp;
-Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm điều
chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền có thể giảm rủi ro ngoại hối;
-Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong việc dự tính sự biến
động của tỷ giá.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối ngày nay càng giữ vai trò quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng và thể hiện ở những khía cạnh
chính nhu sau:
-Xu thế thuơng mại hóa tồn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, đây chính là cơ
hội lớn và thúc đẩy bắt buộc các NHTM phải tham gia thị truờng ngoại hối nếu
không sẽ tự bị cô lập hoặc bị đào thải khỏi thị truờng.
-Hoạt động kinh doanh ngoại hối góp phần lăm tăng nguồn dự trữ ngoại
hối quốc gia, góp phần hồn thiện các chính sách vĩ mơ của Chính phủ về quản
lý ngoại hối, về chính sách tỷ giá, lãi suất, điều tiết quan hệ cung cầu trên thị

truờng nhằm đảm bảo ổn định đồng nội tệ và góp phần sử dụng có hiệu quả
nguồn ngoại hối của các tổ chức kinh tế và quốc gia.


- Hoạt động kinh doanh ngoại hối là một trong những biện pháp giúp các
NHTM quản lý rủi ro hối đoái hữu hiệu. Bản thân việc kinh doanh ngoại hối
của các NHTM luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn, tuy nhiên cũng là những
cơng cụ có thể phịng ngừa, hạn chế rủi ro ngoại hối hiệu quả.
- Đa dạng hóa danh mục tài sản và vốn của ngân hàng thuơng mại với
mục tiêu hạn chế rủi ro, tránh phụ thuộc vào các nghiệp vụ truyền thống nhu
tín dụng và tối đa hóa lợi nhuận.
1.3 Hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả kinh doanh của các tổ chức kinh tế là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực,
vật lực, vốn...) để đạt đuợc mục tiêu kinh tế xác định và mục tiêu cuối cùng
đuợc xác định là tối đa hoá lợi nhuận.
Hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ mà các nhà quản trị
ngân hàng thực hiện chức năng quản trị của mình. Việc xem xét và tính tốn
hiệu quả kinh doanh khơng những cho biết hoạt động của mỗi ngân hàng đang
ở trình độ nào, cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các biện pháp thích
hợp để nâng cao kết quả, tiết kiệm chi phí kinh doanh, hạn chế rủi ro thấp nhất.
Để tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng đều phải tập hợp các
phuơng tiện vật chất và con nguời để tạo ra kết quả theo các mục đích, mục
tiêu mà ngân hàng huớng đến và đích đến lâu dài của các ngân hàng là tối đa
hoá lợi nhuận với việc hạn chế thấp nhất rủi ro trong kinh doanh.
Từ đó có thể đua ra khái niệm hiệu quả kinh doanh ngoại hối là mục
tiêu, là cơng cụ để phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong ngân hàng
nhu nhân lực, công nghệ, vốn. nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và tối
thiểu hố rủi ro kinh doanh nói chung và kinh doanh ngoại hối nói riêng.



×