Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ĐỀ tài chủ nghĩa duy vật lịch sử cốt lõi của chủ nghĩa duy vật lịch sử ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của nội dung cốt lõi này đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.98 KB, 10 trang )

Trường ĐH Kinh tế TPHCM

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẨN

ĐỀ TÀI:

Chủ nghĩa duy vật lịch sử - cốt lõi của chủ
nghĩa duy vật lịch sử - ý nghĩa lý luận và
giá trị thực tiễn của nội dung cốt lõi này đối
với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam hiện nay
- Họ & Tên GV giảng dạy: Tiến Sĩ. Bùi Xuân Thanh
- Họ & Tên HV và mã số HV: Trần Thị Thanh Hường – STT 14
Lớp Thạc Sĩ tối thứ 7


Mở đề
Trong lịch sử triết học, C. Mác là người đầu tiên sáng tạo ra Chủ nghĩa duy vật lịch
sử. Nội dung cơ bản của Chủ nghĩa duy vật lịch sử được C. Mác trình bày ngắn gọn
trong Lời tựa của tác phẩm Góp phần phê phán kinh tế chính trị học.
Lênin cũng khẳng định ý nghĩa khoa học to lớn của Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ông
viết: “Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa
học. Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và
tuỳ tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị; lý
luận đó chỉ cho ta thấy rằng, do chỗ lực lượng sản xuất lớn lên, thì từ một hình thức
tổ chức đời sống xã hội này, nảy ra và phát triển lên như thế nào một hình thức tổ
chức đời sống xã hội khác, cao hơn” ; “việc phát hiện ra quan niệm duy vật lịch sử,
hay nói cho đúng hơn, việc áp dụng, việc vận dụng triệt để chủ nghĩa duy vật để xem
xét lĩnh vực những hiện tượng xã hội, đã loại bỏ được hai khuyết điểm căn bản của
những lý luận lịch sử trước kia.”
Trong bài này tôi xin chia sẻ khái quát về Chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì và các nội


dung cốt lõin của Chủ nghĩa duy vật lịch sử và ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của
nội dung cốt lõi này đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay.
Nội dung chính
1. Khái quát về Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một bộ phận hợp thành nên Triết học Mác- Lênin. Đây
là khoa học triết học về xã hội và giải quyết một cách duy vật các vấn đề cơ bản của
triết học khi vận dụng nó vào lịch sử. Trên cơ sở đó nghiên cứu các quy luật chung
về sự phát triển lịch sử và hình thức thực hiện những quy luật đó trong hoạt động của

1


con người. Hay nói cách khác, Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy
vật biện chứng về xã hội, là kết quả của sự vận dụng các phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng vào các hiện tượng của đời sống xã hội, vào nghiên cứu xã
hội, nghiên cứu lịch sử xã hội.
Sự ra đời của Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã tạo nên một bước ngoặt căn bản trong sự
phát triển tư tưởng xã hội. Trước đó, quan niệm duy tâm về đời sống xã hội đã thống
trị và có nhiều thiếu sót cơ bản của xã hội học và sử học trước Mác như: Chỉ chú ý
đến các động cơ tư tưởng của hoạt động của con người mà khơng tính đến các ngun
nhân vật chất và khơng nhìn thấy vai trò quyết định của nhân dân mà chỉ chú ý đến
vai trò của cá nhân.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một hệ thống triết học duy vật biện chứng về xã hội, là
bộ phận hợp thành triết học Mác, làm cho triết học Mác trở nên sâu sắc và triệt để.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu xã hội với tính cách của một chỉnh thể, xã hội
là một bộ phận đặc biệt của tự nhiên với nền tảng là mối quan hệ của con người và sự
tác động giữa con người với nhau.
Khách thể nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử là đời sống xã hội với tính cách
một chỉnh thể. Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất và là nấc thang phát

triển cao nhất của hệ thống sống, cũng chính là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau
giữa người với người.
Con người chính là sự phát triển cao nhất của tự nhiên, là chủ thể sáng tạo của lịch sử
và thơng qua hoạt động của mình, con người làm nên lịch sử và tạo ra xã hội. Xã hội
là một chỉnh thể hoàn chỉnh bao gồm sự tồn tại của con người cá nhân và các tập hợp
người, sự tồn tại của các phương thức và cách thức quan hệ giữa người với người. Sự
hình thành phát triển của con người và xã hội được xem là hai mặt của một quá trình

2


thống nhất, điều này dẫn đến hệ quả là có thể nhận thức được quy luật xã hội, bản
chất đời sống xã hội và bản chất con người.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử vạch ra các quy luật, động lực chung của sự vận động và
phát triển của xã hội. Hệ thống các quy luật xã hội tồn tại ở các cấp độ khác nhau chi
phối toàn bộ đời sống xã hội gồm các quy luật chi phối toàn bộ đời sống xã hội, các
quy luật chi phối xã hội có giai cấp và các quy luật chi phối hình thái kinh tế- xã hội.
Hệ thống về động lực phát triển xã hội được xem xét ở nhiều phương diện khác nhau
từ phương diện giải quyết mâu thuẫn biện chứng của xã hội, từ lực lượng xã hội cơ
bản, từ các nhân tố thúc đẩy sự phát triển và từ các nhân tố thúc đẩy tính tích cực nhận
thức và hoạt động của con người,…
Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra những quy luật, động lực phát triển của xã hội.
Đây là phát minh vĩ đại của C.Mác đã mang đến một cuộc cách mạng trong triết học
về xã hội.
2. Nội dung cốt lõi của Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và Cốt
lõi là học thuyết hình thái kinh tế-xã hội.
Theo đó, trong các quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất là cơ sở hiện thực của mỗi
xã hội nhất định, cấu trúc hạ tầng, trên đó xây dựng lên kiến trúc thượng tầng: chính
trị, pháp luật và các hình thái ý thức xã hội khác, với những thiết chế của chúng. Mỗi

hệ thống quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định, phụ thuộc vào tính chất và trình
độ phát triển của các lực lượng sản xuất.
Các lực lượng sản xuất luôn luôn phát triển không ngừng, đến một giai đoạn nhất định
sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời và đòi hỏi phải thay đổi các

3


quan hệ sản xuất ấy bằng những quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn. Trong xã hội có
giai cấp, sự thay đổi ấy được thực hiện bằng cách mạng xã hội.
Một khi cơ sở hạ tầng đã thay đổi, thì tồn bộ cấu trúc thượng tầng sớm muộn cũng
thay đổi theo. Hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng một hình thái kinh tế xã hội mới tiến bộ hơn. Như vậy, lịch sử loài người là lịch sử thay thế của những hình
thái kinh tế - xã hội khác nhau.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm phát hiện ra những quy luật chung nhất của sự vận
động phát triển của lịch sử, là nguyên nhân dẫn đến sự thay thế các hình thái kinh tế
- xã hội thấp đến trình độ cao hơn, vận động theo hình xốy ốc và đỉnh cao của nó là
xã hội cộng sản chủ nghĩa, một xã hội công bằng, tiến bộ, văn minh.
Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sử loài người đã sẽ tuần tự xuất hiện 05 hình
thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao:
Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã ngun thủy)
Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nơ lệ (giai cấp chủ nô mang sứ mệnh lịch sử
chuyển từ HTKTXH cộng sản nguyên thuỷ lên HTKTXH chiếm hữu nô lệ) gồm chủ
nơ và nơng nơ
Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến) gồm địa chủ và nơng dân
Hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản) gồm tri thức, tiểu tư sản
Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công nhân)
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời và
có q trình phát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Đó là:
"Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản" hay "giai đoạn đầu của xã hội cộng sản". Sau
gọi giai đoạn này là "chủ nghĩa xã hội" hay "xã hội xã hội chủ nghĩa".


4


"Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản". Sau này gọi là "chủ nghĩa cộng sản" hay xã
hội cộng sản chủ nghĩa.
Và "giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến
cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia... một thời kỳ quá độ chính trị..., chuyên chính
cách mạng của giai cấp vơ sản", và đó là "những cơn đau đẻ kéo dài".
Lênin cũng nêu lại gồm:
-

Những cơn đau đẻ kéo dài (tức là thời kỳ quá độ).

-

Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

-

Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ông cho rằng "giai đoạn thấp"
là xã hội xã hội chủ nghĩa (hay chủ nghĩa xã hội); "giai đoạn cao" là xã hội
cộng sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản), đặc biệt là phát triển lý luận về
"thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội".

3. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của nội dung cốt lõi này đối với sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Lần đầu tiên trong lịch sử, Mác là người đầu tiên nêu lên và giải quyết một cách khoa
học những vấn đề duy vật biện chứng về lịch sử. Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội
chỉ ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội

thông qua hệ thống các quy luật khách quan của xã hội. Học thuyết hình thái kinh tế
– xã hội đã phê phán những quan điểm duy tâm, siêu hình về lịch sử.
Cơ cấu và quy luật phổ biến tác động trong mọi hình thái kinh tế – xã hội nhất định
lại có tính đặc thù riêng biệt thơng qua những điều kiện lịch sử xã hội khác nhau. Vận
dụng học thuyết hình thái kinh tế – xã hội vào nước ta có lúc đã mắc phải những sai
lầm nghiêm trọng như sau năm 1976 khi nóng vội đẩy nhanh tốc độ cơng nghiệp hóa,
nhưng chưa có những tiền đề cần thiết, xóa bỏ những thành phần kinh tế tư nhân, coi
nhẹ quan hệ sản xuất hàng hóa, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp v.v…

5


Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã thực hiện cơng cuộc đổi mới và từ đó đến
nay đường lối đổi mới đó đã từng bước đi vào hiện thực và đạt được nhiều kết quả to
lớn nhất định.
+ Xây dựng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Cho nên xây dựng và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhưng có
sự quản lý của nhà nước và kinh tế quốc doanh ln giữ vai trị chủ đạo.
+ Xây dựng hệ thống chính trị theo nguyên tắc nhân dân làm chủ, bảo vệ quyền dân
chủ của mọi thành viên trong xã hội. Cho nên nhà nước là nhà nước của dân, do dân
và vì dân, hoặc dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, v.v…
+ Mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp cận và vận dụng những giá trị mới của văn minh
nhân loại. Tạo môi trường cho hoạt động tự do sáng tạo của mọi con người vì mục
tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh Hiện nay, do bối cảnh lịch sử
quy định và do những biến cố hiện thời của lịch sử nhân loại, một số luận điểm, quan
niệm nào đó của C.Mác đã trở nên khơng cịn thích hợp với điều kiện lịch sử mới,
song khơng phải vì thế mà triết học Mác mất đi ý nghĩa thời đại của nó. Bản chất cách
mạng và tính khoa học của nó vẫn mãi trường tồn với lịch sử nhân loại, vẫn là cơ sở
nền tảng để có thể khẳng định “kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính ngun
tắc số một” đối với chúng ta trong công cuộc đổi mới đất nước.

Ý nghĩa thời đại và sức sống trường tồn của triết học Mác chính là cơ sở để chúng ta
khẳng định xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng ta đã xác định khi lựa chọn con
đường đổi mới là hồn tồn đúng đắn và có cơ sở khoa học. Sự đúng đắn và cơ sở
khoa học đó bắt nguồn từ bản chất cách mạng và tính khoa học của triết học Mác.
Chúng ta kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, triết học Mác - Lênin khơng có nghĩa là áp
dụng một cách nguyên xi, máy móc, mà là vận dụng một cách khoa học và sáng tạo

6


những tư tưởng, nguyên lý, quy luật nền tảng của nó trong những điều kiện lịch sử
mới và phù hợp với thực tiễn đất nước. Những thành công rất đáng tự hào của hơn 20
năm đổi mới đã chứng minh điều đó.
Do vậy, có thể nói, đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với việc kiên
trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở nhận thức lại, nhận thức
đúng và phát triển sáng tạo những nguyên lý cơ bản của triết học Mác nói riêng, chủ
nghĩa Mác - Lênin nói chung, thông qua nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn thời
đại, thực tiễn đổi mới ở Việt Nam không chỉ là quá trình thống nhất hữu cơ lý luận
với thực tiễn, là vấn đề hết sức cần thiết, mang cả ý nghĩa lý luận lẫn ý nghĩa thực tiễn
cấp bách, mà còn là phương thức đúng đắn để triết học Mác mãi mang ý nghĩa thời
đại và sức sống trường tồn của nó với thời đại chúng ta.
Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta khẳng
định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội khơng tách rời nhau. Đó là quy luật phát
triển của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của
Đảng. Việc Đảng ta luôn luôn kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là phù
hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta.
Tuy nhiên, từ thực tiễn, nhất là thực tiễn quá trình đổi mới, chúng ta ngày càng nhận
thức rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
“Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế

độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và
kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà
nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công
nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất
của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải

7


trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức
kinh tế, xã hội có tính chất q độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự
đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ”.
Vận dụng quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính
sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa“.
Theo quan điểm của Đảng ta, “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai
trị chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng
vững chắc”.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phù
hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển
của lực lượng sản xuất ở nước ta; với yêu cầu của quá trình xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao
động thủ cơng là phổ biến. Chính vì vậy, chúng ta phải tiến hành cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Trong thời đại ngày nay, cơng nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật

cho chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
Gắn liền với phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phải khơng ngừng đổi mới
hệ thống chính trị, nâng cao vai trị lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng

8


Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng,
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời với phát triển kinh tế, phải phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân
dân; phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội nhằm
thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Kết luận
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, là kết
quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép
biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại, nhờ đó
hồn thiện và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép
biện chímg duy vật; hồn thiện và phát triển thế giới quan, phương pháp luận triết học
của chủ nghĩa Mác — Lênin. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong những phát hiện
vì đại nhất của chủ nghĩa Mác, bởi "Việc phát hiện ra quan niệm duy vật lịch sử, hay
nói cho đúng hơn, việc áp dụng, việc vận dụng triệt để chủ nghĩa duy vật để xem xét
lĩnh vực những hiện tượng xã hội, đã loại bỏ đuợc hai khuyết điểm căn bản của những
lý luận lịch sử trước kia", đồng thời, "Chủ nghĩa Mác mở đường cho việc nghiên cứu
rộng rãi và tồn diện q trình phát sinh, phát triển và suy tàn của các hình thái kinh
tế xã hội" theo quan điểm duy vật. Là những môn đệ của nghĩa Mác chúng ta phải có

nghĩa vụ và trách nhiệm phải bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và triết học
Mác – Lênin nói riêng trong đó có Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

9



×