Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Doanh nghiệp nên làm gì để tái thúc đẩy tăng trưởng? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.9 KB, 7 trang )

Doanh nghiệp nên làm gì để tái thúc đẩy tăng trưởng?
Thay vì tiếp tục kêu gọi giảm thuế,
doanh nghiệp nên đứng lên nắm vai trò lãnh đạo công cuộc thúc đẩy tăng
trưởng thông qua cải cách và đầu tư.

Thời điểm khó khăn cũng có thể là động lực tốt để phát triển. Trước cuộc khủng
hoảng dầu mỏ những năm 1970, các chính phủ và doanh nghiệp đã cùng nhau tạo
ra một làn sóng cải cách nhằm đẩy mạnh nguồn cung cũng như hiệu quả sử dụng
các nguồn tài nguyên, từ tài nguyên năng lượng cho tới tài nguyên nông nghiệp.
Thành quả này đã đặt nền móng cho một giai đoạn liên tục giảm giá tài nguyên
trong suốt 30 năm. Có lẽ chính lúc này đây, chúng ta cũng đang cần một làn sóng
như thế. Cả người tiêu dùng lẫn chính phủ đều đã bị loại khỏi cuộc chơi bởi những
khoản nợ khổng lồ, đòn bẩy lúc này chỉ có thể là một làn sóng mới của khu vực
đầu tư tư nhân.

Nhiệm vụ của bộ lao động đã khá rõ ràng: Nếu các nhà hoạch định chính sách tháo
bỏ những rào cản vốn làm nhà đầu tư nản chí, cũng như tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp có thể phát triển lớn mạnh, khu vực tư sẽ có thể cung cấp kỹ năng và
nguồn vốn cần thiết để mang đến sự cải cách mà thế giới đang cần.

1. Đưa nguồn vốn tư nhân vào các hoạt động công cộng.

Cơ sở hạ tầng xuống cấp ở nhiều nước phát triển đang làm trì trệ sức tăng trưởng
dài hạn và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế toàn cầu. Ví dụ, theo wóc tính của
Hội Kỹ sư Xây dựng Dân dụng Hoa Kỳ (ASCE), nước Mỹ cần 2.2 nghìn tỷ USD
trong 5 năm để nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện thời lên mức mà các doanh nghiệp gọi
là “điều kiện tốt”. Con số này nhiều gấp đôi kế hoạch hiện nay. Nhiều nước châu
Âu cũng đang phải đối mặt với những thách thức tương tự.

Nhiều chính phủ đơn giản là không có tiền. Giải pháp sáng tạo là giải quyết các
thách thức chính trị – ví như những cuộc tranh luận nảy lửa về sở hữu tư và tỷ lệ


hoàn vốn phù hợp – và tiến hành một lượt tư hữu hóa mới. Với bảng cân đối kế
toán khỏe mạnh, các công ty, các nhóm doanh nghiệp có thể tiếp quản việc vận
hành các thiết bị mới và đầu tư nâng cấp các thiết bị cũ. Giải quyết các rào cản
pháp lý cũng sẽ thúc đẩy chi tiêu cho cơ sở hạ tầng – như trạm phát điện hay thiết
bị viễn thông – vốn dĩ đã thuộc về tư nhân. Theo phân tích thô của Viện McKinsey
Global Institute (MGI), tăng chi tiêu cho hạ tầng 200 tỷ USD trong một năm có thể
tạo ra khoảng 2 triệu việc làm.

2. Củng cố hệ sinh thái Internet.

Tại những nền kinh tế phát triển có mặt trong nghiên cứu của MGI, trong 15 năm
qua, Internet chiếm tới 10% tăng trưởng GDP, và chiếm tới 21% trong 5 năm trở
lại đây. Một nghiên cứu thực hiện với 4.800 doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cho
thấy các doanh nghiệp hiện diện nhiều trên web tăng trưởng nhanh gấp hơn 2 lần
so với các doanh nghiệp ít hoặc không xuất hiện trên web, và do đó, cũng tạo ra số
công ăn việc làm nhiều gấp hơn 2 lần.

Nhưng chúng ta vẫn cần nỗ lực hơn mới có thể thúc đẩy toàn bộ sức mạnh của hệ
sinh thái Internet. Hiện tại hệ sinh thái Internet của Mỹ đang mạnh nhất, song vẫn
cần phải nâng cao hiệu suất và khả năng truy cập băng thông rộng để giải quyết
vấn đề nhu cầu và cải cách tăng nhanh. Trong khi đó, châu Âu lại cần phát triển
hơn nữa, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ Internet, mà còn phải tạo ra
những cải cách có sức ảnh hưởng lớn. Để khuyến khích việc này, các nhà hoạch
định chính sách phải đảm bảo tính mở và tính cạnh tranh của Internet, phải đầu tư
phát triển và duy trì nguồn nhân lực cần thiết để cải cách Internet diễn ra, và đảm
bảo luôn có sẵn nguồn vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp cách tân non kinh nghiệm
phát triển. Nếu được tạo điều kiện đúng cách, cải cách trong khu vực tư cũng như
lượng công ăn việc làm cũng sẽ phát triển.

3. Đáp ứng yêu cầu về hiệu quả sử dụng tài nguyên.


Giai đoạn giá tài nguyên thực tế ổn định giảm mà chúng ta từng được hưởng trong
thế kỉ 20 giờ đây đang quay ngược lộ trình. Sự xuất hiện của thêm 3 tỷ người tiêu
dùng bậc trung đã đẩy mạnh nhu cầu đối với những nguồn tài nguyên quan trọng,
làm dấy lên nguy cơ giá cả tăng vọt và có thể làm gián đoạn sự tăng trưởng kinh tế
toàn cầu. Chỉ đơn thuần mở rộng nguồn tài nguyên sẽ không đủ để đáp ứng được
sức tăng nhu cầu. Sử dụng tài nguyên hiệu quả – có nghĩa là tăng sản lượng đầu ra
trên một đơn vị tài nguyên đầu vào – là điều thực sự cần thiết. Theo những ước
tính của chúng tôi, điều này có thể giúp con người đáp ứng đến 30% tổng nhu cầu
về tài nguyên vào năm 2030.

Giờ đây, MGI ước đoán rằng thế giới sẽ đầu tư khoảng 2 nghìn tỷ USD vào các hệ
thống tài nguyên chủ chốt. Trong 20 năm tới, con số này sẽ tăng lên ít nhất 50%,
và rất có thể sẽ tăng gấp đôi. Đáng mừng là, phần thưởng từ tiềm năng từ việc tăng
vốn đầu tư cũng rất xứng đáng. Theo ước tính của chúng tôi, gần 70% hiệu quả sử
dụng tài nguyên sẽ chuyển hóa thành tỷ suất hoàn vốn 10%/năm, tạo sự khích lệ rất
lớn cho khu vực vốn tư nhân phát triển. Một số quốc gia sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt
động “đầu tư xanh” thông qua những chính sách hỗ trợ trực tiếp. Có thể lấy ví dụ,
các công ty Đức hiện nay đang dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất pin năng lượng mặt
trời. Các lựa chọn về chính sách của Đức, phần nhiều được thể hiện qua Đạo luật
về Nguồn Năng lượng Tái tạo, đang hỗ trợ cho sự phát triển của nền công nghiệp
có 300.000 công ăn việc làm này.

4. Thu hẹp khoảng cách kỹ năng

Nhiều nền kinh tế tiên tiến trên thế giới đang vấp phải sự bất cân xứng nặng nề
giữa các kỹ năng được phát triển nhờ hệ thống giáo dục đào tạo, và các kỹ năng
cần thiết trong những khu vực mà số lượng công việc đang tăng trưởng mạnh nhất.
Theo tình hình hiện nay, nước Mỹ đang đào tạo ra số nhân lực cho ngành khoa học
xã hội và kinh doanh nhiều gấp đôi số nhân lực cho các ngành khoa học, công

nghệ, kỹ thuật và toán học. Chúng tôi ước tính rằng Mỹ sẽ sớm rơi vào tình cảnh
thiếu hụt khoảng 2 triệu nhân công cho các công việc kỹ thuật và phân tích. Châu
Âu cũng đang có quá ít kỹ sư. Thậm chí ngành công nghiệp máy móc của Đức hiện
đang thiếu đến 8000 kỹ sư, và con số này nhiều khả năng vẫn còn tăng nữa.

Song việc lấp đầy khoảng trống này không phải chỉ là nhiệm vụ của những người
trẻ, ngay cả những nhân công nhiều tuổi, giàu kinh nghiệm cũng có thể đóng góp
một phần. Ngành hàng không vũ trụ của Mỹ có đến 60% lao động hơn 45 tuổi.
Hành động thiết thực nhất đối với chính phủ lúc này là dỡ bỏ những rào cản – đặc
biệt là các rào cản liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe và lương bổng – khiến
người nhiều tuổi không thể tiếp tục làm việc lâu hơn trong ngành. Từ năm 1990 –
2009, Đức và Hà Lan đã tăng lực lượng lao động độ tuổi 55 – 64 lên 21% và 24%.
Tại Hà Lan, sự thay đổi lớn về lương hưu và phúc lợi đã khích lệ người dân làm
việc lâu hơn, cùng với đó là thay đổi quan niệm xã hội giúp tăng khả năng được
tuyển dụng và giảm phân biệt đối xử với nhân công cao tuổi.

Để thương mại hóa diễn ra nhanh hơn, các công ty nên tạo điều kiện cho những
người nhập cư có kĩ năng, tay nghề cao, và tham gia cộng tác với các trường đại
học (nhiều trường đại học đang vấp phải khó khăn do nguồn vốn hạn chế). Họ
cũng có thể để đội ngũ kỹ sư của mình tham gia vào việc giảng dạy khoa học hay
các chương trình hướng dẫn học nghề tại các trường học. Và cuối cùng, cách thức
hiệu quả nhất nhằm khuyến khích sinh viên phát triển kĩ năng trong những lĩnh vực
mà số lượng công việc đang tăng nhanh là biến những công việc đó trở nên hấp
dẫn hơn (ví dụ như tăng mức lương khởi điểm) và “tiếp thị” chúng tốt hơn tại các
trường trung học và đại học.

5. Xây dựng quan hệ hợp tác giữa khu vực công – khu vực tư.

Các chính phủ cần cuộc cải cách về hiệu suất – và họ biết rõ điều đó. Có thể lấy
một ví dụ, nghiên cứu của McKinsey cho thấy khu vực tư có cơ hội rất lớn để tăng

hiệu quả và hiệu suất bằng cách tận dụng dữ liệu hiệu quả hơn. Để đạt được điều
này, những chính phủ “thiếu tiền” – và công dân của họ – sẽ phải suy nghĩ thoáng
hơn về việc cho khu vực tư tham gia cung cấp các dịch vụ công. Lợi ích kinh tế có
thể thu được là rất lớn. Nếu các nước G8 có thể tăng hiệu suất hoạt động của khu
vực công lên 1,5%/năm (bằng khu vực tư trong 3 thập kỉ trước), họ có thể được
hưởng khoản lợi trị giá 1000 tỷ USD/năm – tương đương với 1,5 – 2,5% tổng GDP
của 8 nước này.

Nhu cầu đối với việc tăng hiệu suất hoạt động của khu vực công là rất cấp thiết
trên mọi cấp quản lý, trong đó việc cộng tác với khu vực tư sẽ dễ tiến hành nhất ở
cấp độ thành phố – nơi có nhiều cơ hội tăng trưởng nhất. Phần lớn các thành phố
phát triển thành công đều đã có mức độ cộng tác cao giữa khu vực tư và khu vực
công. Nhưng họ vẫn cần nỗ lực hơn nữa, nhất là trong việc giải quyết các vấn đề
kinh tế mà nhiều thành phố ở cả châu Âu và Mỹ đều đang phải đối mặt. MGI dự
đoán sự cộng tác của khu vực công-tư có thể chiếm đến 40% nguồn vốn hoạt động
và duy trì của các thành phố lớn trên khắp thế giới.

Do không nhận được sự chú ý thỏa đáng, các lãnh đạo doanh nghiệp rất ít khi được
nói lên tiếng nói của mình. Và khi được nêu ý kiến, họ lại thường nói về những vấn
đề hạn hẹp như kêu gọi giảm thuế, thay vì các ý tưởng vĩ mô hơn nhằm thúc đẩy
tăng trưởng. Đã tới lúc để khu vực tư đứng lên dẫn đầu công cuộc tăng trưởng nhờ
cải cách và đầu tư. Dó không chỉ là trách nhiệm xã hội, mà còn là lợi ích của bản
thân doanh nghiệp.


×