Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Diễn biến hòa bình ở tây nguyên và bài học kinh nghiệm 123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.74 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ÂM MƯU VÀ HOẠT ĐỘNG “DIỄN BIẾN HỊA BÌNH” TRÊN
ĐỊA BÀN TÂY NGUN THỜI GIAN QUA.....................................................4
1.1. Trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng....................................................................4
1.2. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc ở Tây
Ngun để thực hiện “diễn biến hồ bình”...........................................................6
1.3. Các thế lực thù địch thông qua lợi dụng vấn đề Fulrơ để tăng cường “diễn
biến hồ bình”.......................................................................................................8
1.4. Lợi dụng vấn đề tôn giáo để truyền đạo Tin Lành trái phép - một trong
những thủ doạn diễn biến hồ bình ở Tây Nguyên.............................................10
CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG “DIỄN BIẾN HỊA BÌNH”
Ở TÂY NGUN THỜI GIAN QUA VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................14
2.1. Công tác đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” ở Tây Ngun thời gian qua
.............................................................................................................................14
2.2. Một số kinh nghiệm từ quá trình đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” ở
Tây Ngun.........................................................................................................21
KẾT LUẬN........................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................29


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử, Tây Nguyên là vùng đất hào hùng, giàu truyền thống cách
mạng, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trước
đây. Sống trên mảnh đất hùng vĩ bao đời, đồng bào các dân tộc ở đây đã chung
sức, đồng lịng tạo dựng nên một nền văn hóa hết sức phong phú và đậm đà bản
sắc dân tộc, với những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể nổi tiếng và kho tàng
văn học dân gian hết sức đặc sắc. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có tinh


thần đồn kết, cần cù, chịu khó và tương thân tương ái, yêu thương con người,
thiên nhiên, đất nước, chuộng hịa bình nhưng anh dũng bất khuất trong đấu
tranh chống giặc ngoại xâm.
Tây Ngun khơng chỉ là vùng có tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh
tế, xã hội mà đây cũng là vùng trọng điểm trong chiến lược quốc phòng, an ninh
quốc gia. Với trên 580 km đường biên giới với Lào và Campuchia, Tây Nguyên
là địa bàn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, xây dựng để cùng hồ nhập
với tiến trình phát triển chung của đất nước, mặt khác, cũng vì lẽ đó Tây Nguyên
trở thành vùng trọng yếu, nhạy cảm mà các thế lực đế quốc, phản động nhịm
ngó, rắp tâm thực hiện cài cắm xây dựng lực lượng, tạo dựng các “phong trào”
nhằm chống phá công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, chống phá chế độ...
Do vậy, đi đôi với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, thì phải hết sức cảnh giác trước âm mưu, thủ
đoạn “diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch. Nhiệm vụ đấu tranh làm thất
bại âm mưu “diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch, chủ động loại trừ bạo
loạn, lật đổ, giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ thành quả cách mạng, phục vụ
công cuộc đổi mới và phát triển, xây dựng các tỉnh Tây Nguyên vững mạnh mọi
mặt đang được đặt ra vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, quyết liệt,
có tính chất sống còn đối với sự tồn vong và phát triển của đất nước ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì vậy, việc nhận diện “diễn biến hồ bình” trên cả hai phương diện lý luận
và thực tiễn, đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, những thủ đoạn,


2
bản chất của chiến lược “diễn biến hồ bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực phản động, đánh giá những kết quả, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm
trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên địa bàn các tỉnh Tây
Ngun là điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và hết sức cần thiết.
Xuất phát từ nhận thức trên, chúng tôi chọn vấn đề “Tìm hiểu q trình đấu

tranh chống “diễn biến hịa bình” ở khu vực Tây Nguyên thời gian qua và
những bài học kinh nghiệm” để làm đề tài tiểu luận bộ mơn: Giáo dục Quốc
phịng và An ninh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm góp phần làm sáng tỏ cơng tác đấu
tranh chống “diễn biến hịa bình” ở khu vực Tây Nguyên thời gian qua. Từ đó,
gợi mở một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
chống “diễn biến hịa bình” cho giai đoạn tới.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung giải quyết
những nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, làm rõ các hoạt động “diễn biến hịa bình” ở khu vực Tây
Nguyên trong những năm qua.
Thứ hai, nêu bật các kết quả đạt được từ quá trình đấu tranh chống “diễn
biến hịa bình” ở Tây Ngun trong thời gian qua.
Thứ ba, đúc kết một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu qua công
tác đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” cho khu vực Tây Ngun.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề: “Tìm hiểu quá trình đấu tranh
chống “diễn biến hịa bình” ở khu vực Tây Ngun thời gian qua và những bài
học kinh nghiệm”.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu vực Tây Nguyên, thời gian được giới
hạn là từ năm 2001 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đề tài sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ


3
yếu. Ngồi ra, đề tài cịn vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khác
như: Sưu tầm tài liệu, so sánh, đối chiếu, phân tích...

5. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, đề tài góp phần hệ thống hóa âm mưu cùng các hoạt động “diễn
biến hịa bình” ở khu vực Tây Nguyên trong thời gian qua.
Thứ hai, từ việc trình bày kết quả đạt được của quá trình đấu tranh chống
“diễn biến hịa bình” ở khu vực Tây Ngun, đề tài đúc kết một số bài học kinh
nghiệm cho giai đoạn đến.
Thứ ba, xây dựng hệ thống tư liệu tham khảo liên quan đến vấn đề: “Tìm
hiểu quá trình đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” ở khu vực Tây Nguyên thời
gian qua và những bài học kinh nghiệm”.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tại được cấu thành bởi
hai chương:
Chương 1. Âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” trên địa bàn Tây
Ngun thời gian qua.
Chương 2. Cơng tác đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” ở Tây Nguyên
thời gian qua và những bài học kinh nghiệm.


4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. ÂM MƯU VÀ HOẠT ĐỘNG “DIỄN BIẾN HỊA BÌNH”
TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUN THỜI GIAN QUA
1.1. Trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng
Lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập của Đảng và Nhà nước, một số đối
tượng trong các đoàn lâm thời, người Việt nam ở nước ngồi về thăm thân đến
Tây Ngun ngày càng đơng. Riêng tỉnh Đắc Lắc từ năm 2001 đến năm 2017 có
trên 40.000 lượt người đến với những mục đích khác nhau, gây rất nhiều khó
khăn cho cơng tác quản lý. Từ năm 2001 đến tháng 12/2018 khách nước ngoài
và Việt kiều đến Gia lai là 9.247 lượt, thuộc 100 quốc gia. Có rất nhiều đồn của
Đại sứ qn, Lãnh sự qn Hoa Kỳ, các phóng viên báo chí phương Tây, Nhật

Bản đến các tỉnh với mục đích thu thập thơng tin, gặp gỡ các phần tử xấu để vu
khống ta vi phạm dân chủ nhân quyền, đàn áp tôn giáo, đã tìm cách tìm hiểu thu
thập tình hình liên quan đến vùng đồng bào dân tộc, vùng tôn giáo để phục vụ
cho ý đồ vu cáo, tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu chế độ, chuyển giao thư tín tiền
hàng, tài liệu chiến tranh tâm lý kích động tư tưởng chống đối kích động tư
tưởng vọng ngoại trong quần chúng. Một số đối tượng từng tham gia chế độ cũ,
có biểu hiện luyến tiếc quá khứ, nhen nhóm tụ tập, thành lập các hội cựu quân
nhân, cựu sinh viên...
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, các đối tượng cực đoan trong tôn giáo (Hồng
Trung, Cơng Chính) tiếp tục sử dụng mạng internet để phát tán tài liệu, trả lời
phỏng vấn các đài nước ngoài như: Châu Á tự do (RFA), Chân trời mới (VOA),
Quê hương... với nội dung chính quyền đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền.
Một số đối tượng bất mãn chính trị đã phát tán tài liệu dưới dạng thư ngỏ, rãi
truyền đơn bơi nhọ nói xấu cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và cấp huyện...
Ở bên ngoài, các thế lực thù địch còn sử dụng 61 đài phát thanh có chương
trình Việt ngữ, 390 báo, tạp chí tiếng Việt và các website phản động để tiến hành
các hoạt động tuyên truyền, phá hoại tư tưởng. Tại Tây Nguyên, đồng bào các


5
dân tộc thiểu số có thể dễ dàng bắt được các đài phát thanh như: RFI, VOA,
BBC, Nguồn sống, Nhà nước Đê ga, Chân trời mới, đài phát thanh tiếng Mơng.
Những năm gần đây, ngày càng nhiều các đồn lâm thời, đại sứ quán, lãnh
sự quán (Anh, Pháp, Mỹ, Nhật), các hãng thơng tấn, báo chí nước ngồi, các tổ
chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức tơn giáo tích cực đến Tây Ngun.
Ngồi hoạt động xã giao bình thường, họ thường đề nghị được đến các địa bàn
và xin gặp những đối tượng “nhạy cảm” về chính trị, dân tộc, tôn giáo; thăm
trường học (Trường dân tộc nội trú), tiếp xúc giới trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên
các trường đại học, những đối tượng bị bắt, trốn sang Campuchia thực chất đi
sâu tìm kiếm, điều tra về tình hình thực hiện chính sách dân tộc, tơn giáo của ta;

động viên, khuyến khích, lơi kéo một số người vào các hoạt động chống đối.
Cùng với những hoạt động ở trong nước, Ksor Kơk và Tổ chức người
Thượng của y cũng luôn cố gắng và biết cách tạo ra cho mình một cái “danh” để
dễ xuất hiện trên các diễn đàn quốc tế, nhằm thu hút sự chú ý cũng như nhận
được sự ủng hộ của thế giới. Để thực hiện được điều này, Ksor Kơk đã tham gia
Đảng cấp tiến xuyên quốc gia (Transnational Radical Party, TRP). Từ năm 1995
đến nay, lợi dụng việc Liên hợp quốc cho hưởng quy chế tư vấn chung của Hội
đồng kinh tế xã hội (ECOSOC), có quyền cử người tham dự và phát biểu tại các
phiên họp của Uỷ ban nhân quyền, TRP đã dùng diễn đàn này để hoạt động
xuyên tạc chống phá về dân chủ, nhân quyền ở một số nước trên thế giới, nhất là
Nga, Trung Quốc, Cu Ba và Việt Nam. Đối với Việt Nam, chính TRP đã tạo điều
kiện cho Ksor Kơk đi nhiều nước châu Âu tiếp xúc trực tiếp với nhiều nhân vật
cực đoan trong chính phủ của các nước này, lấy danh nghĩa đại diện cho các dân
tộc tại chỗ Tây Nguyên nhiều lần viết thư cho các quan chức cao cấp của Uỷ ban
châu Âu. Trong những lá thư này, Ksor Kơk đã xuyên tạc, vu khống tình hình
dân tộc, tơn giáo, nhân quyền và dân chủ ở Tây Nguyên1.
Trong số 35 tổ chức chính trị - xã hội tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số ở
nước ngoài mà các đơn vị chức năng nắm được có 22 tổ chức ở Mỹ. Trong đó có
1

Phạm Hảo chủ biên (2007), Một số giải pháp góp phần ổn định và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay, Nxb
CTQG Hà Nội, tr.488.


6
nhiều tổ chức được Mỹ nuôi dưỡng, chỉ đạo và sử dụng phục vụ cho âm mưu
chống Việt Nam. Điển hình là lực lượng Fulro, Tin lành Đề ga và các đối tượng
người dân tộc thiểu số lưu vong ở Trường Sơn - Tây Nguyên và giúp đỡ số này
hình thành tổ chức với mục tiêu ly khai, thành lập quốc gia riêng của người dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên...

1.2. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc ở
Tây Nguyên để thực hiện “diễn biến hồ bình”
Vấn đề dân tộc đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của thời đại. Trên thế giới
những năm gần đây, vấn đề dân tộc đang trở thành một nhân tố gây mất ổn định
ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia. Nước ta nói chung, Tây Nguyên nói riêng, vấn
đề dân tộc cũng là một trong những vấn đề mà các thế lực thù địch đã triệt để
khai thác lợi dụng để thực thi “diễn biến hòa bình”.
Âm mưu xuyên suốt, cơ bản của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng
vấn đề dân tộc ở Tây Ngun là khơng thay đổi. Chúng ln tìm mọi cách để
chia rẽ, kích động hằn thù dân tộc, lơi kéo các dân tộc thiểu số để thực hiện âm
mưu “diễn biến hồ bình”, tạo ngịi nổ cho việc quốc tế hoá vấn đề dân tộc nhằm
nhảy vào can thiệp ở Tây Ngun. Bằng chiến lược “diễn biến hồ bình”, các
thế lực thù địch một mặt vẫn thực hiện những phương thức cổ điển như tung
gián điệp, biệt kích vào phá hoại, gây các vụ bạo loạn vũ trang mặt khác, chúng
lợi dụng những điều kiên mới để chống phá, trong đó lơi kéo, chia rẽ dân tộc là
chủ yếu. Chúng triệt để khai thác những hạn chế trong nhận thức, những khó
khăn trong đời sống và tình trạng đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số và cả
những sơ hở, thiếu sót của ta trong q trình thực hiện chính sách dân tộc để
thực hiện chiến lược “diến biến hồ bình” thơng qua nhiều con đường, cách thức
để tác động đến tâm lý đồng bào: Từ việc dùng tài liệu để tuyên truyền kích
động, tung tiền mua chuộc, dụ dỗ đến hăm doạ...
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề dân tộc để
thực hiện chiến lược “diễn biến hồ bình” ở Tây Nguyên thời gian qua nhằm các
mục tiêu sau đây: 1/Tạo ra sự mất đoàn kết, mâu thuẫn xung đột giữa các dân
tộc thiểu số, giữa dân tộc thiểu số với người kinh. 2/Làm suy giảm niềm tin của


7
đồng bào các dân tộc thiểu số đối với Đảng, Chính quyền, làm giảm hiệu lực
quản lý của nhà nước ở vùng dân tộc thiểu số, tạo sự bất bình trong các tầng lớp

nhân dân với chính quyền. 3/Khơi dậy, kích động tư tưởng chống đối của lực
lượng Fulrơ và các phần tử địch nguỵ cũ, làm cho chúng hướng ra ngồi, chờ
thời cơ hoạt động.
Để tăng thêm tính khu biệt Kinh - Thượng và thúc đẩy tư tưởng ly khai
phát triển, chúng tuyên truyền kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, gieo rắc quan
điểm về quyền dân tộc tự trị, về một nhà nước riêng của người Thượng. Sau khi
tạo được nền tảng tư tưởng xã hội và cơ sở chính trị, các thế lực thù địch tiến tới
lợi dụng đạo Tin lành kết hợp với vấn đề dân tộc để kích động tổ chức quần
chúng tín đồ gây rối, tiến hành bạo động chính trị, địi thành lập nhà nước “Đề
ga tự trị”. Chúng đã kích động, lừa gạt và lôi kéo nhiều người tụ tập ở các trụ sở
chính quyền cấp huyện, biểu tình ở thành phố. Thực tế khẳng định rằng, các vụ
gây rối tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004 ở Tây Nguyên là âm mưu của tổ
chức “Quỹ người thượng” do Ksor Kok cầm đầu. Gây ra hành động này, bọn
chúng nhằm vào mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Mục tiêu trước mắt là
gây bạo loạn, chống phá chính quyền, gây nên tình trạng mất an ninh, trật tự xã
hội và thu hút sự quan tâm của quốc tế đối với Quỹ người thượng. Mục tiêu lâu
dài là thành lập nhà nước Đề ga, đưa Tây Nguyên tách khỏi đại gia đình các dân
tộc Việt Nam.
Để tạo cớ can thiệp, các thế lực thù địch ở bên ngoài vẫn cố tình bịa đặt, vu
cáo chính sách đại đồn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đây, chúng ra sức kích động hận thù
dân tộc và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ủng hộ “nhà nước Đề ga độc lập”
với hy vọng tạo ra một làn sóng ly khai ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói
riêng, nhằm làm mất ổn định chính trị - xã hội ở địa bàn này.
Là một vùng đa dân tộc, vì vậy âm mưu và hoạt động lợi dụng vấn đề dân
tộc nói trên đã gây ra những hậu quả lớn về mặt xã hội, chính trị và tư tưởng.
Trước hết nó đã truyền bá tạo dựng những tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và trái với các giá trị văn hoá truyền thống của



8
vùng dân tộc ở Tây Nguyên. Tư tưởng ly khai làm tăng thêm sự khu biệt, khoét
sâu thêm mâu thuẫn và sự chênh lệch giữa đồng bào dân tộc thiểu số và đồng
bào kinh, điều đó đe doạ trực tiếp đến chính sách đại đồn kết dân tộc. Hơn thế
nữa, việc khuấy lên một cách có chủ đích tư tưởng ly khai ở Tây Nguyên hiện
nay còn tạo điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch ở nước ngoài gia tăng
hoạt động tuyên truyền chống Việt Nam trên trường quốc tế, và tạo cớ can thiệp
vào công việc nội bộ của nước ta.
1.3. Các thế lực thù địch thông qua lợi dụng vấn đề Fulrô để tăng cường
“diễn biến hồ bình”
Bản chất Fulrơ là một tổ chức phản động do đế quốc Pháp và Mỹ thành lập,
nuôi dưỡng và trang bị, nhằm thực hiện âm mưu lâu dài và thâm độc của chúng
là lợi dụng một bộ phận trong dân tộc ít người, chia rẽ các dân tộc ít người với
nhau và với người kinh để chống phá cách mạng.
Sau vụ gây rối tháng 2 năm 2001, dưới sự chỉ đạo của các thế lực thù địch
bên ngoài, bọn cầm đầu tàn qn Fulrơ kích động, lơi kéo một số đồng bào dân
tộc thiểu số tham gia biểu tình địi thành lập “nhà nước Đề ga độc lập” chạy
sang Campuchia và Mỹ để tiếp tục thực hiện âm mưu thành lập “Nhà nước Đê
ga tự trị”. Mới đây, một số chính sách mới của Mỹ về vấn đề người Thượng và
người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trốn sang Campuchia đã tác động xấu đến
tình hình an ninh các tỉnh Tây Nguyên, nhất là việc Mỹ hứa hẹn phối hợp với
UNHCR, các tổ chức NGO tiếp nhận người dân tộc thiểu số vượt biên sang
Campuchia, hỗ trợ 80% kinh phí cho hoạt động này và cử một số chuyên viên
chuyên lo việc này. Từ đó, đã có những người tìm cách vượt biên trái phép,
trong đó nhiều người khơng phải vì động cơ chính trị, mà từ động cơ kinh tế,
vượt biên để có cuộc sống sung sướng hơn.
Trên địa bàn Tây Nguyên, trong mỗi giai đoạn khác nhau vào những thời
điểm khác nhau bọn Fulro có phương thúc thủ đoạn hoạt động khác nhau nhằm
kích động tư tưởng ly khai, tự trị để thành lập nhà nước Đê ga tự trị ở Tây
nguyên. Những phương thức thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch lợi

dụng vấn đề Fulrô nổi lên chủ yếu với các thủ đoạn sau:


9
Đối với hoạt động tuyên truyền lôi kéo: Chúng lợi dụng trình độ nhận thức
cịn lạc hậu, giác ngộ cách mạng chưa cao, đời sống kinh tế cịn khó khăn của
một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, sự sơ hở trong việc thực hiện chính sách
của Đảng và Nhà nước tại các vùng dân tộc thiểu số (nhất là chính sách tơn
giáo) để đưa ra các luận điệu hứa hẹn, lừa bịp xuyên tạc, kích động tư tưởng bài
xích người Kinh, hướng ngoại, phá hoại khối đồn kết Kinh - Thượng, dùng
thần quyền giáo lý để khống chế, ép buộc quần chúng tín đồ tham gia Fulro.
Thủ đoạn kích động, lơi kéo người dân tộc thiểu số vượt biên trái phép diến
ra phức tạp, làm mất ổn định tình hình an ninh trật tự ở cơ sở, số đối tượng được
vượt biên năm 2001 hiện định cư ở Mỹ thường xuyên gửi tiền, hàng về cho thân
nhân trong nước và đứng ra bảo lãnh thân nhân của mình sang Mỹ, dã tạo tâm lý
mong chờ được xuất cảnh của một bộ phận không nhỏ người dân tộc thiểu số
trên địa bàn. Số người dân tộc thiểu số không có thân nhân ở Mỹ ln có tư
tưởng so bì và sẵn sàng tham gia vượt biên khi bị lôi kéo, kích động.
Từ năm 2010 đến nay, hoạt động của bọn phản động Fulro là chuyển hướng
tập trung tuyên truyền, lôi kéo tập trung vào học sinh, sinh viên và tầng lớp nhân
sỹ, tri thức người dân tộc thiểu sô ở Tây Nguyên đang học tập và công tác ở các
trường, các cơ quan doanh nghiệp. Thực trạng một bộ phận học sinh, sinh viên
người đồng bào thiểu số thiếu kinh nghiệm sống, tư tưởng vọng ngoại, chạy theo
lối sống thực dụng, xa ròi mục tiêu lý tưởng cách mạng và công tác quản lý học
sinh, sinh viên của các trường cũng như gia đình, chính quyền địa phương cịn
nhiều hạn chế là điều kiện thuận lợi để bọn Fulro bên ngoài và cơ sở ngầm bên
trong tăng cường hoạt động.
Chúng thường xuyên liên lạc, phổ biến số điện thoại, trang web, ráo riết
vận động thành lập “Hội sinh viên người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”. Điển
hình như 2 vụ ở Đắk Lắk, đó là H’Dion B.Yă ở huyện Krông Păc hoạt động tập

hợp sinh viên trong và ngoài tỉnh quay phim chụp ảnh từng người tham gia để
gửi ra bên ngoài và Y Tưng Niê ở huyện Kroong Buk hoạt động tuyên truyền
phát tán tài liệu có nội dung ca ngợi cuộc biểu tình tháng 2/2001 và “người lính
Fulro”...Tại Đắk Nơng, chính quyền đã phát hiện thu giữ 583 bức ảnh mô tả


10
cuộc sống của Fulro lưu vong, nhiều đĩa VCD phô trương hoạt động tuần hành,
biểu tình của đối tượng Fulro và hàng ngàn tài liệu xấu khác có nội dung truyền
đạo kích động tư tưởng chống đối Đảng, Nhà nước, lôi kéo người tham gia các
tổ chức, hội phản động
Đối với tầng lớp trí thức chúng tập trung lợi dụng những sơ hở, tồn tại
trong công tác tổ chúc cán bộ, việc tuyển dụng đào tạo và bố trí việc làm cho
cán bộ người dân tộc thiểu số, tình trạng mất đoàn kết nội bộ ở một số cơ quan,
doanh nghiệp. Đồng thời thông qua các hoạt động tài trợ học tập, du lịch, cơng
tác ở nước ngồi để thu thập thơng tin, tun truyền, kích động tư tưởng tiêu cực
bất mãn chính trị, móc nối, lơi kéo tầng lớp này tham gia hoạt động Fulro.
Các đối tượng phản động Fulro lưu vong tại Mỹ như Yluông, Ysok Niê,
Ama Mạnh, A ma Chăm, A ma Đrang, Êm, John... mới đây tiếp tục liên lạc
tuyên truyền chỉ đạo số đối tượng trong nước chuẩn bị biểu tình bạo loạn. Các
đối tượng Fulro lưu vong còn yêu cầu số đối tượng phản động trong nước khi
gặp gỡ các nhà báo quốc tế phải nêu 3 vấn đề: (1) Chính sách của Chính phủ
Việt Nam “không công bằng” đối với người dân tộc thiểu số; (2) Chính quyền
bắt giữ và đe doạ người thiểu số; (3) Nhờ đoàn nhà báo quốc tế can thiệp đòi
Việt Nam trả tự do cho người dân tộc thiểu số2...
1.4. Lợi dụng vấn đề tôn giáo để truyền đạo Tin Lành trái phép - một trong
những thủ doạn diễn biến hồ bình ở Tây Ngun
Việc lợi dụng tơn giáo trong “diễn biến hịa bình” được các thế lực thù địch
coi là “chiến tranh ngầm tơn giáo”, nó chiếm giữ vị trí then chốt cho từng thời
điểm, từng vùng trong cuộc đấu tranh lật đổ. Thơng qua các hình thức tổ chức lễ

hội, cắm trại, hành hương, lập các hội đoàn, các thế lực phản động đã ra sức thu
hút thanh niên các dân tộc thiểu số để thực hiện “thánh hóa giới trẻ”, “tơn giáo
hố dân tộc”, dấu mặt đằng sau hoạt động tôn giáo để lôi kéo kích động một bộ
phận quần chúng dân tộc thiểu số chống lại khối đại đoàn kết dân tộc của ta.
Chúng lợi dụng thần quyền, giáo lý để trực tiếp tác động vào quần chúng, vừa
tránh được sự phản ứng của đồng bào, vừa tác động tư tưởng một cách tinh vi
2

Bản tin bảo vệ chính trị nội bộ số 119, tr.7.


11
dưới dạng tín ngưỡng tơn giáo, tâm linh, nhằm kích động tư tưởng dân tộc hẹp
hòi, kỳ thị dân tộc, tư tưởng hướng ngoại.
Thông qua nhiều con đường trong giao lưu quốc tế như hợp tác, hoạt động
từ thiện, nhân đạo, du lịch... các giáo sỹ nước ngoài thâm nhập vào Tây Nguyên,
móc nối số chức sắc cốt cán đạo Kitô vùng dân tộc thiểu số phục hồi hoạt động
đạo. Chúng tài trợ vật chất, kinh sách, kích động Tin lành từng bước cơng khai
hố hoạt động. Kết hợp với việc tác động qua thư tín tiền hàng của Fulrơ lưu
vong với thân nhân để động viên giữ đạo, phát triển đạo Tin lành. Các đơn vị
chức năng đã phát hiện 4 mục sư Tin lành Mỹ trước đây đã hoạt động ở Đắc Lắc
trở lại dưới dạng du lịch: Kab Wain, Êlen, Michen, Damdét; 01 linh mục Pháp:
Brianchetti; 02 đoàn lâm thời Tin lành Mỹ: LFS do Kay Rei Boil và MCC do
Stanley dẫn đầu, đã gặp gỡ số tín đồ, chức sắc Tin lành, tìm hiểu việc thực hiện
chính sách dân tộc, tơn giáo của ta.
Kos Kơk và Tổ chức người Thượng luôn gắn những hoạt động với các vấn
đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, chủ quyền lãnh thổ, quản lý và sử
dụng tài nguyên thiên nhiên, ln tìm mọi cách để chính trị hố, khu vực hoá và
quốc tế hoá các vấn đề này, trong đó điển hình là “Tin lành Đề ga” do chúng
dựng lên. Đây là một trong những thủ đoạn thâm độc nhằm lôi kéo, tập hợp

những người dân tộc tại chỗ Tây Nguyên theo đạo Tin lành thành một Tin lành
riêng để làm “quốc giáo” cho cái “Nhà nước cộng hoà Đề ga tự lập ở Mỹ, nhằm
tách bộ phận tín đồ là người dân tộc tại chỗ Tây Nguyên ra khỏi Hội thánh Tin
lành Việt Nam đã được Nhà nước ta cơng nhận. Chính vì vậy, Hội thánh Tin
lành Việt Nam sau khi được công nhận và tiến hành Đại hội đồng, tháng 4 năm
2001 đã ra văn thư gửi tất cả các chi hội, chức sắc và tín đồ nhấn mạnh rằng:
Toàn thể Hội thánh, đặc biệt Hội thánh tại khắp vùng Tây Nguyên phải hết sức
cảnh giác và có thái độ từ chối dứt khốt đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào tự
xưng là Tin lành Đề ga.
Các tổ chức tơn giáo nước ngồi thường xuyên có quan hệ chặt chẽ với một
số nhân vật trong tổ chức tôn giáo trên địa bàn, bao gồm việc chỉ đạo các hoạt
động, gửi các tài liệu có nội dung chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội, chống


12
chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngồi ra, bọn này cịn tích cực trợ giúp tài chính cho
bọn phản động, tìm cách đưa thanh niên các tôn giáo đi đào tạo các trường sỹ
quan và trường quân sự nhằm phục vụ cho âm mưu đen tối của chúng. Bên cạnh
“Tin Lành Đềga”, tình hình đạo Tin Lành nói chung vẫn cịn rất nhiều phức tạp.
Hiện nay, trong đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh Đắk Lắk có gần 450 điểm
nhóm lễ, sinh hoạt cố định của Tin Lành, chủ yếu là nhà riêng của tín đồ. Một số
nơi khác nhóm lễ ln phiên khơng cố định. Các điểm sinh hoạt Tin Lành tự
hình thành nên hàng trăm chi hội và Ban chấp sự để tự quản các hoạt động của
tín đồ ở phạm vi thơn bn; phần lớn các Ban chấp sự Tin Lành thu khoản đóng
góp của tín đồ phục vụ cho lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo khá công khai. Gần đây
một số mục sư, truyền đạo cũ và mới vừa chú ý nghe ngóng tình hình, vừa gởi đi
đào tạo, bồi linh ở ngoài tỉnh nhằm chuẩn bị nhân sự để chờ chủ trương mới của
Nhà nước; đồng thời tích cực đi giảng đạo, củng cố các Ban chấp sự trái phép và
tăng cường làm phép Bắp tem ở nhiều huyện trong tỉnh, gây khơng ít khó khăn
cho cơng tác quản lý của chính quyền địa phương.

Lợi dụng xu thế chung của đồng bào dân tộc là muốn trút bỏ những gánh
nặng về hủ tục và để phục vụ cho mục đích truyền đạo, Tin Lành đã giương cao
“ngọn cờ” bài trừ mê tín dị đoan, đã phá và làm phương hại đến tín ngưỡng chân
chính, thuần túy của đồng bào. Do việc tuyên truyền không đúng nên có nhiều
quần chúng đến với Tin Lành khơng phải xuất phát từ tâm linh mà là từ sự ngộ
nhận, hoặc vì bị mê hoặc những lợi ích vật chất nhất thời... Bên cạnh đó, hoạt
động trong các tơn giáo vẫn nổi lên tình trạng lấn lướt, xem thường chính quyền
như: Tiến hành tấn phong mục sư, linh mục, tổ chức bồi linh tại gia, đào tạo
truyền đạo của một số hệ phái Tin lành không thông qua Ban đại diện và chính
quyền; tình trạng cơi nới, xây dựng trái phép cơ sở thờ tự, các thành viên trong
Ban đại diện tôn giáo nảy sinh mâu thuẫn, hoạt động kém hiệu quả...
Phục vụ cho mục tiêu lâu dài, trong những năm gần đây các thế lực phản
động thường lợi dụng tự do dân chủ, thổi phồng một số khó khăn, thiếu sót của
ta trong q trình phát triển kinh tế, văn hố, xã hội nhằm lơi kéo, chia rẽ làm
mất lịng tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền các cấp, cụ thể là: 1/Lợi


13
dụng một số thiếu sót trong việc giải quyết đất đai, kích động địi đất sản xuất;
chia rẽ tình đồn kết giữa các dân tộc, giữa đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ
với đồng bào Kinh và đồng bào các dân tộc từ nơi khác mới đến. 2/Tập hợp một
số phần tử xấu, lợi dụng sự kém hiểu biết về chính sách tơn giáo trong một bộ
phận người theo đạo lôi kéo họ vào các hoạt động tôn giáo trái phép. Kích động
địi xây dựng nhà thờ, tụ tập truyền đạo trái phép. Vu cáo chính quyền địa
phương khơng tơn trọng tự do tín ngưỡng. 3/Đối với những người, gia đình
thuộc diện chính sách, những người có cơng với cách mạng mà chưa kịp giải
quyết chế độ, chúng dùng mọi cách để lừa bịp, lôi kéo vào các cuộc biểu tình,
phục vụ cho âm mưu của chúng. Việc tổ chức cho một số thanh niên là người
các dân tộc thiểu số trốn sang Campuchia cũng được các thế lực thù địch thực
hiện nhằm phục vụ cho âm mưu lâu dài chống phá chế độ ta.



14
CHƯƠNG 2. CƠNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG “DIỄN BIẾN HỊA
BÌNH” Ở TÂY NGUYÊN THỜI GIAN QUA VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH
NGHIỆM
2.1. Cơng tác đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” ở Tây Nguyên thời gian
qua
Công cuộc đấu tranh chống âm mưu “diến biến hịa bình” ở Tây Ngun là
cuộc đấu tranh lâu dài, có nhiều khó khăn, phức tạp, vì đây là vùng có nhiều đặc
thù hơn so với các vùng khác, nhất là vấn đề dân tộc, tôn giáo. Song, nhờ sự
quan tâm chỉ đạo của Trung ương, sự nỗ lực của các cấp ủy đảng và chính quyền
của các tỉnh nên tình hình chính trị ở Tây Ngun cơ bản được giữ vững. Kể từ
ngày xảy ra bạo loạn chính trị vào đầu tháng 2 năm 2001, Đảng bộ và cấp ủy các
địa phương ở Tây Nguyên đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết
đúng đắn, kịp thời để đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hịa bình”, giữ vững
ổn định chính trị.
- Đối với công tác đấu tranh chống tổ chức “Nhà nước Đề ga độc lập”.
Đây là tổ chức phản động của các thế lực lưu vong sống ở Mỹ do Ksor Kơt
cầm đầu, câu kết với một số tên phản động trong nước đòi tách Tây Nguyên ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam thống nhất để phục vụ cho âm mưu tái chiếm Tây
Nguyên của chủ nghĩa đế quốc. Nhận rõ tính chất nguy hiểm của tổ chức này,
các tỉnh Tây Nguyên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Thủ tướng
Chính phủ, sự hỗ trợ, phối hợp của các Bộ Cơng an, Quốc phịng đã triển khai
lực lượng đến các địa bàn, cơ sở, nhất là ở những nơi thường xảy ra điểm nóng
để trấn áp, bắt giữ những tên cầm đầu nguy hiểm đang lẩn trốn trong dân, trong
rừng để ổn định tình hình, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. Sau vụ bạo
loạn đầu tháng 2 năm 2001, các đơn vị chức năng đã bắt 15 trong tổng số 23 đối
tượng cầm đầu nguy hiểm (trong đó ở Gia Lai 6, Đắk Lắk 8, Kon Tum 1). Cùng
với đó, tỉnh ủy Gia Lai đã đề ra nhiều biện pháp và trực tiếp chỉ đạo các địa

phương, các ngành chức năng trấn áp nhiều tên đầu sỏ, cốt cán ở làng PleiLao,
xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, giải phóng số quần chúng bị chúng khống chế đưa


15
về nơi cư trú để họ làm ăn, sinh sống bình thường. Nhờ đó, khung tổ chức “Nhà
nước Đề ga độc lập” cơ bản bị tan rã, khơng cịn điều kiện để tập hợp lực lượng
thực hiện ý đồ biểu tình, bạo loạn chống phá ta vào các thời điểm tiếp theo như
chúng đã dự định.
Cùng với việc bóc gỡ, truy bắt, khai thác những tên cầm đầu và những
người có liên quan đến tổ chức phản động “Nhà nước Đề ga độc lập”, các đơn vị
chức năng đã đưa ra xét xử công khai một số tên cầm đầu, đồng thời giáo dục,
cảm hóa một số đối tượng khác bằng nhiều hình thức khác nhau, như gọi hỏi,
giáo dục, tấn cơng chính trị, kiểm điểm trước dân... tạo điều kiện cho những
người dân lầm đường, những người nhẹ dạ, cả tin bị bọn xấu xúi giục, dụ dỗ có
cơ hội trở về với cuộc sống cộng đồng, ổn định sản xuất, đời sống, góp phần xây
dựng quê hương đất nước.
Ngay sau các sự kiện bạo động chính trị, Đảng, Nhà nước, đảng bộ và
chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều biện pháp giúp đồng bào
các dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống. Đồng thời thường xuyên truyên truyền,
giáo dục, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số phát huy tinh thần đồn kết,
khơng nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu; kiên quyết trấn áp bọn phản cách
mạng, phòng chống vượt biên trái phép; tập trung giải quyết có hiệu quả các vụ
việc bức xúc trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Tập trung đấu tranh xóa bỏ tổ
chức Fulro, “Tin lành Đê ga”, truy bắt và vận động tự thú một số đối tượng cầm
đầu. Phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, đập
tan âm mưu hoạt động móc nối phục hồi tổ chức Fulro. Xử lý nghiêm minh các
đối tượng lợi dụng tôn giáo, các đối tượng cơ hội, bất mãn lợi dụng tự do dân
chủ phát tán các tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, nói xấu Đảng, Nhà nước.
Sau sự kiện gây biểu tình, bạo loạn của bọn phản động Fulro, tỉnh ủy các

tỉnh ở Tây Nguyên đã chỉ đạo các cấp ủy tập trung công tác phát động quần
chúng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã phối hợp tổ chức hàng ngàn
buổi họp dân với hàng trăm ngàn lượt người tham gia. Đặc biệt là việc chỉ đạo
sát việc kết nghĩa giữa các cơ quan đơn vị với các bn đồng bào dân tộc thiểu
số, đã có nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ vật chất và tinh thần cho đồng bào.


16
Hầu hết các đơn vị kết nghĩa đã giữ được mối quan hệ thường xun với cấp ủy,
chính quyền, đồn thể, ban tự quản xã, thôn, buôn kết nghĩa để tuyên truyền, vận
động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Góp phần giải quyết những mâu thuẫn phát sinh, giữ gìn an ninh trật tự.
Các đơn vị đã bằng nhiều hình thức giúp đồng bào giảm nghèo, như: Giúp vốn
không lấy lãi, hỗ trợ cây, con giống, phân bón...
Trong những năm qua các ngành, các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp
đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác vận động người có uy tín trong
cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm chỉ đạo, tích cực vận động và
thu được kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội, giữ
vũng an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trong thời gian qua ở các vùng đồng
bào dân tộc thiểu số.
Tại tỉnh Gia Lai, đã phân công 1.171 cán bộ cấp tỉnh (trong đó khối chính
quyền là 145 đồng chí, khối Đảng, đồn thể là 26 đồng chí); 37 học viên lớp dự
nguồn tại trường chính trị tỉnh và 3 giáo viên, xuống tăng cường cho 5 huyện
trọng điểm: Chư Sê, Đắc Đoa, Ayunpa, Chư Prông, La Grai và 3 xã thuộc thành
phố Plây Cu. Các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh cũng đưa 426 lượt
cán bộ, chiến sĩ xuống 16 xã thuộc 8 huyện, thành phố cùng phối hợp làm công
tác truyên truyền, phát động quần chúng3.
Tỉnh Đắk Lắk cũng tăng cường đội ngũ cán bộ của các huyện, thành uỷ
gồm 1.581 người xuống cơ sở để làm công tác truyên truyền, vận động quần
chúng. Các xã, phường, thị trấn huy động lực lượng tại chỗ với 6.761 người

tham gia giữ gìn an ninh chính trị tại địa bàn4. Sau sự kiện biểu tình, bạo loạn
năm 2001 đến nay, tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy tập trung công tác phát động
quần chúng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã tổ chức hàng ngàn buổi
họp dân với hàng trăn ngàn lượt người tham gia, chỉ đạo sát việc kết nghĩa giữa
các cơ quan đơn vị với các buôn đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay đã có
252/154 cơ quan đơn vị cấp tỉnh kết nghĩa với 126 buôn...
3
4

Báo cáo sơ kết công tác tăng cường cán bộ vận động quần chúng ở cơ sở thường niên của Tỉnh uỷ Gia Lai.
Báo cáo tổng kết công tác dân vận của Tỉnh uỷ Đăk Lắk.


17
- Đấu tranh bóc gỡ, xóa tổ chức “Tin lành Đề ga”: Thực chất đây là một số
tổ chức tôn giáo trá hình của bọn phản động nhằm lơi kéo, tập hợp quần chúng
(chủ yếu người dân tộc thiểu số tại chỗ) để thực hiện mưu đồ chính trị của chúng
đối với vùng đất Tây Nguyên. Do đó, việc đấu tranh bóc gỡ, xóa tổ chức “Tin
lành Đề ga” đã được cấp ủy các cấp ở Tây Nguyên thực hiện có hiệu quả bằng
nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Một mặt, triển khai thực hiện Thông báo
số 184 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tổ chức ra mắt Ban đại diện Hội thánh
Tin lành Việt Nam (miền Nam) và cho tiến hành đại hội ở các chi hội thí điểm,
thơng qua đó tun truyền chính sách tơn giáo của Đảng là tơn trọng tự do tín
ngưỡng và tự do khơng tín ngưỡng của nhân dân, khơng có chuyện Việt Nam vi
phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo như luận điệu xuyên tạc của bọn
phản động, đồng thời lên án cái gọi là “Tin lành Đề ga” mà chúng tự đặt ra để
lừa gạt nhân dân. Mặt khác, kêu gọi tín đồ đề cao cảnh giác, khơng mắc mưu,
lừa phỉnh theo luận điệu của kẻ địch, đoàn kết lương giáo, bảo vệ truyền thống
văn hóa dân tộc; vạch trần bản chất phản động, bất hợp pháp của “Tin lành Đề
ga” nhằm cô lập đối tượng, tách quần chúng ra khỏi tổ chức này, tranh thủ số

mục sư, truyền đạo theo Tin lành Việt Nam lên tiếng tố cáo, phản đối, vạch trần
hoạt động bất hợp pháp của “Tin lành Đề ga” khơng vì mục đích tơn giáo tín
ngưỡng của đồng bào mà vì mục đích chính trị, đi ngược lại lợi ích và nguyện
vọng của nhân dân.
Tại Đắk Lắk, các đơn vị chức năng đã kịp thời xử lý các hoạt động có tính
lấn lướt chính quyền cơ sở như mua bán đất, xây dựng nơi thờ tự trái phép (8
trường hợp ở thành phố Buôn Ma Thuột, Krông Buk, Ea Kar, Buôn Đôn) tự ý
chia tách giáo hạt Đắk Lắk thành hai giáo hạt, thành lập thêm 11 giáo xứ và giáo
họ mới. Đáng chú ý là sau khi trở thành Giám quản Tổng tòa giáo phận Bn
Ma Thuột, Giám mục Nguyễn Văn Hịa đã chỉ đạo Tịa giám mục ra u sách
với chính quyền địi trả lại khu trung tâm mục vụ 72 Phan Châu Trinh, sắp xếp
lại các giáo hạt và ngầm ủng hộ giáo xứ Châu Sơn gây tranh chấp với chính
quyền địa phương ở điểm cao 559 thuộc xã Cư Êbua, thành phố Bn Ma Thuột
(khu vực quy hoạch cho mục đích quốc phịng), hoặc thiếu hợp tác với chính


18
quyền trong việc xử lý các sai phạm trong việc xây dựng trái phép nhà thờ giáo
họ Ea H’Leo, nhà Nữ tu dòng Mến Thánh giá, nhà thờ họ Thuận Tâm ở xã Ea
Kmút, huyện Ea Kar. Một số tín đồ bị bọn phản động Fulro lôi kéo, lợi dụng vào
hoạt động tuyên truyền móc nối, xây dựng lực lượng ngầm (đã phát hiện 67 đối
tượng trong đó có 03 cốt cán, chức việc), một số điểm nhóm tín đồ người Mông
di cư tự do chưa được đăng ký nhưng đã tự liên hệ móc nối tranh thủ sự tài trợ,
giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trong và ngồi tỉnh để xây dựng cơ sở sinh hoạt
tơn giáo trái phép (xảy ra ở huyện M’Drắc, Krông bông, Lắc, Krông Ana, Ea
Kar...). Các cơ quan chức năng tỉnh đã phát hiện 08 đối tượng và số huynh
trưởng gia đình phật tử có tư tưởng cực đoan vẫn tổ chức nhóm họp trái phép,
hoạt động lấn lướt phân ban hưởng dẫn Gia đình phật tử, gây chia rẽ nội bộ chức
sắc, tăng ni nhằm lén lút phục hồi tổ chức Giáo hội Phật giáo Thống nhất5...
Những hoạt động trên đây bước đầu đã phân hóa, cơ lập “Tin lành Đề ga”,

hạn chế ảnh hưởng của tổ chức tôn giáo trá hình này đối với vùng đồng bào các
dân tộc thiểu số, được những tín đồ Tin lành Việt Nam đồng tình. Đồng thời
tun truyền, vận động đồng bào các tơn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, đoàn kết
xây dựng đất nước, thực hiện tốt các chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước,
không vi phạm pháp luật, không làm những điều sai trái phương hại đến an ninh
chính trị, đến lợi ích quốc gia dân tộc, kiên quyết vạch trần âm mưu của bọn đội
lốt tôn giáo, lợi dụng quyền tự do dân chủ, tư do tín ngưỡng tơn giáo để xuyên
tạc chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề dân tộc, tôn
giáo, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc, đến công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, đến sản xuất, đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
- Đấu tranh ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép sang Campuchia: Việc
đưa người vượt biên trái phép trốn sang Campuchia để được định cư ở nước thứ
ba là nằm trong âm mưu lâu dài của các thế lực thù địch và bọn phản động trong
nước. Với mục đích, lôi kéo một số người trong đồng bào dân tộc thiểu số có
người thân sống ở nước ngồi vượt biên sang Campuchia, sau đó đưa vào các
trại tị nạn rồi lựa chọn, sàng lọc đưa sang Mỹ để tham gia vào các tổ chức phản
5

Báo cáo tình hình cơng tác nội chính Tỉnh ủy Đắc Lắk.


19
động lưu vong do Ksor Kơt cầm đầu để chống phá cách mạng nước ta. Tuyên
truyền cho cuộc sống tốt đẹp, giàu sang ở nước ngoài để mua chuộc, dụ dỗ
những người nhẹ dạ, cả tin tiếp tục vượt biên sang Campuchia, gây tâm lý hoang
mang trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, làm ảnh hưởng đến sản xuất,
đời sống, đến an ninh chính trị và trật tự xã hội. Và về lâu dài là nhằm thực hiện
âm mưu “diễn biến hồ bình” của chủ nghĩa đế quốc đối với Tây Nguyên.
Để đấu tranh ngăn chặn người vượt biên trái phép sang Campuchia, đảng
bộ, cấp uỷ, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã có nhiều biện pháp và hình

thức như: Tuyên truyền, giáo dục cho người dân an tâm làm ăn sinh sống, không
nghe theo lời dụ dỗ của bọn người xấu; thực hiện tốt các chương trình, dự án của
Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, những vùng đặc biệt khó
khăn; giải quyết đất sản xuất, đất ở; hỗ trợ nhà ở, vốn sản xuất cho hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo... Đồng thời hướng dẫn cho bà con sử dụng vốn có hiệu
quả để đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập, xố đói, giảm nghèo... Tổ chức bắt
giữ, đưa trở về địa phương đối với một số người tìm đường vượt biên sang
Campuchia, giao cho gia đình, trưởng bn, thơn, dịng họ và chính quyền cơ sở
quản lý; tổ chức cho một số người ra tố cáo sự lừa gạt của bọn phản động và
cuộc sống khổ cực trong các trại tỵ nạn ở Campuchia để phát động quần chúng
nhận rõ âm mưu của kẻ thù, không phải vì cuộc sống của đồng bào mà vì mục
đích chính trị của chúng, làm cho nhiều gia đình phải ly tán.
Nhờ thực hiện tốt các giải pháp đấu tranh, ngăn chặn, số người vượt biên
sang Campuchia đến nay đã giảm đáng kể và chỉ xảy ra ở một số xã dọc tuyến
biên giới với Campuchia, không diễn ra ồ ạt như các năm trước.
- Công tác quản lý, giáo dục những người là Fulrơ và cơ sở Fulrơ cũ: Chính
quyền các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai phân công cán bộ quản lý giáo dục đối
tượng. Kết hợp chặt chẽ giữa sự chỉ đạo của Đảng ủy và quá trình thực hiện của
chính quyền trong cơng tác nắm tình hình, phân loại đối tượng chính xác. Các
cán bộ được phân công tiếp xúc quản lý đối tượng đều chấp hành và làm đúng
quy trình của kế hoạch, khi tiếp cận đối tượng và mời đối tượng để giáo dục
kiểm điểm đã tạo được khơng khí cởi mở, làm cho đối tượng yên tâm tránh được


20
tình trạng hoang mang, lo sợ. Được tuyên truyền, giáo dục các chính sách của
Đảng và Nhà nước, sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa
phương, đa số những người là Fulrô và cơ sở Fulrô cũ đã trở lại cuộc sống lương
thiện, ổn định đời sống và tham gia xây dựng xã hội mới. Nhiều người ăn năn,
hối lỗi vì đã tham gia Fulrơ hoặc cơ sở Fulrô chống lại cách mạng, làm mất an

ninh trật tự ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng nên sau khi được giáo dục,
giác ngộ họ đã nhận ra sai lầm và quyết tâm làm lại cuộc đời, chuộc lại lỗi lầm
mà họ đã gây ra. Và nhiều người trong số họ trở thành những công dân gương
mẫu, những cán bộ tích cực ở địa phương, cơ sở. Đến nay đã có 907 người trở
thành cán bộ của ta (chủ yếu ở cơ sở) gồm: 164 cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp
(1 cấp tỉnh, 1 cấp huyện, 162 cấp xã); 38 giáo viên; 131 đội trưởng đội sản xuất,
chủ nhiệm hợp tác xã; 238 công nhân nông - lâm trường; 30 cán bộ y tế, 82 dân
qn, 214 người trở thành già làng có uy tín.
Trên địa bàn các tỉnh Tây nguyên đã thành lập và thường xuyên củng cố,
kiện toàn, nâng cao trách nhiệm và chất lượng hoạt động của ban chống “Diễn
Biến hịa bình” (tồn tỉnh Đắc Nơng có 69 ban chống “diễn biến hịa bình”), xây
dựng và thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch và quy chế hoạt động, củng cố
và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ an ninh nhân dân, đội công tác cơ sở, ban
tự quản buôn, bon, tiến hành triển khai phân công các bộ quản lý giáo dục đối
tượng. Sau khi có sự phân loại đối tượng, cán bộ Ủy ban Mặt trận xã là người
am hiểu phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số, biết tiếng dân tộc và có khả
năng tuyền đạt, giải thích để tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, tơn giáo, chính sách khoan hồng đối
với người phạm tội biết ăn năn hối cải, làm cho các đối tượng thấy được những
âm mưu thủ đoạn kích động, chia rẽ đồn kết dân tộc, âm mưu gây rối, lơi kéo
người trốn sang Campuchia của tổ chức phản động Fulro cho các đối tượng. Đối
với các đối tượng giáo dục tại thôn, giao cho cán bộ Mặt trận tổ quốc xã, thôn
trưởng và cán bộ các ban ngành phụ trách tổ công tác làng tiến hành gặp gỡ,
giáo dục tại thôn.


21
Đến nay, tình hình chính trị vùng Tây Ngun nhìn chung ổn định. Tư
tưởng đồng bào các dân tộc thiểu số chuyển biến khá tốt, an ninh chính trị trật tự
xã hội được giữ vững. Các vụ gây rối để tạo cớ biểu tình đã xảy ra đều được giải

quyết nhanh gọn, dứt điểm không để lây lan phúc tạp trong khu vực và ảnh
hưởng đến các địa bàn khác.
2.2. Một số kinh nghiệm từ quá trình đấu tranh chống “diễn biến hịa bình”
ở Tây Ngun
Thứ nhất, qn triệt trong nhận thức tư tưởng cán bộ và nhân dân về âm
mưu, thủ đoạn “diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch nhăm chống phá sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. “Diễn biến hoà bình” là một
âm mưu chiến lược và lâu dài của chủ nghĩa đế quốc nhằm chống lại sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Vì vậy, nhiệm vụ đấu tranh chống
“diễn biến hồ bình” phải ln được quán triệt sâu sắc trong nhận thức và hành
động của cấp uỷ đảng, chính quyền, cũng như trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân. Mọi chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững sự ổn định về
chính trị và đảm bảo về quốc phịng, an ninh trên vùng đất Tây Nguyên đều phải
quán triệt tinh thần này. Trên cơ sở chủ trương, đường lối chung của Đảng, các
đảng bộ Tây Nguyên phải bám sát vào đặc điểm, điều kiện cụ thể và yêu cầu của
mỗi địa phương để đề ra các chính sách, giải pháp phù hợp. Thông qua công tác
vận động, tuyên truyền, giáo dục, ý thức giác ngộ chính trị của đồng bào các dân
tộc được nâng cao, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường lối đổi mới
của đất nước.
Thứ hai, chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nâng cao đời sống của
đồng bào các dân tộc thiểu số. Có thể khẳng định rằng, nhờ có chính sách dân
tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, từ sau ngày giải phóng đến nay, bộ mặt
kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã có những
thay đổi rõ rệt, đang từng bước thu hẹp dần khoảng cách phát triển về mọi mặt,
qua đó xây dựng khối đồn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ
và giúp đỡ lẫn nhau. Thông qua các phong trào cách mạng, đặc biệt là phong
trào định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo, giúp nhau phát triển kinh tế... từng


22

bước ổn định và cải thiện, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên. Một số vùng đồng bào dân tộc bước đầu đã ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lựa chọn cây trồng
vật nuôi đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào
các dân tộc thiểu số vẫn chưa được cải thiện một cách đáng kể. Nguyên nhân
chủ yếu vẫn là do yếu tố chủ quan của chúng ta, chưa xuất phát từ thực tế khách
quan và nguyện vọng, nhu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số. Chúng ta quá
quan tâm đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng mà chưa quan tâm đúng mức đến
việc phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Điện, đường, trường, trạm, là những tiền đề cần thiết cho sự phát triển nhưng
chưa được gắn trực tiếp với sự phát triển đồng bộ của sản xuất trong vùng đồng
bào các dân tộc thiểu số. Do vậy, nó khơng những làm cho đồng bào các dân tộc
thiểu số không tăng thu nhập và đời sống, khơng có khả năng hưởng lợi từ điện,
đường, trường, trạm, mà trái lại còn tạo điều kiện cho người nơi khác đến phá
rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi và làm cho trình trạng đói nghèo, mâu thuẫn
giữa đồng bào các dân tộc ngày càng phát sinh trầm trọng hơn. Mặt khác, nếu
chỉ chú trọng đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng thì nhiều lắm cũng chỉ cải thiện được
bộ mặt bên ngồi mà khơng trực tiếp cải thiện được nồi cơm bên trong. Trong
khi đó ăn no, mặc đủ, ăn ngon mặc đẹp mới là cái đồng bào các dân tộc thiểu số
đang rất cần, mới là cội nguồn sâu xa để xây dựng khối đoàn kết các dân tộc
thiểu số... Từ thực tế đó địi hỏi các chủ trương, chính sách phát triển mọi mặt
đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số phải có sự điều tra khảo sát, phát huy dân
chủ trong đồng bào các dân tộc mới đem lại hiệu quả cao.
Thứ ba, thường xuyên chăm lo củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết các
dân tộc. Tây Nguyên là địa bàn cư trú của cư dân 49 tộc người, trong đó có 20
tộc người là cư dân bản địa cư trú từ lâu đời. Thành phần cư dân tương đối đa
dạng, vì có ngun qn từ hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các dân
tộc cư trú đan xen nhau. Trong q trình đấu tranh giải phóng dân tộc các dân
tộc đã kề vai sát cánh, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để bảo vệ độc lập dân tộc,



23
giải phóng quê hương. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay, đồng bào các dân tộc đã thực hiện đồn kết,
tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để xố bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng cuộc sống
mới ấm no, hạnh phúc. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc vững mạnh,
trước hết phải thực hiện đoàn kết trong nội bộ mỗi tộc người; đoàn kết giữa các
dân tộc thiểu số với nhau; đoàn kết giữa dân tộc bản địa với dân tộc mới chuyển
đến; đoàn kết giữa dân tộc Kinh với các dân tộc thiểu số; trong đó đồn kết
trong đội ngũ cán bộ, đảng viên các dân tộc là nòng cốt, hạt nhân.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, xuất hiện những nhân
tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến khối đại đồn kết dân tộc. Đó là sự
phân hố giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường ngày một sâu sắc; di đân tự do
dẫn đến tranh chấp đất đai; những khuyết điểm trong việc vận dụng và thực hiện
chính sách dân tộc; sự chia rẽ của các thế lực bên trong và bên ngoài đã làm suy
giảm khối đại đoàn kết dân tộc. Kinh nghiệm thực tiễn thời gian qua cho thấy,
cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế, phải quan tâm đến việc củng cố và tăng
cường khối đại đoàn kết dân tộc: Đoàn kết, giúp đỡ giữa dân tộc Kinh với các
dân tộc thiểu số; giữa các dân tộc thiểu số tại chỗ và các dân tộc thiểu số mới
chuyển đến đến; đoàn kết trong nội bộ từng tộc người. Nhân tố để thực hiện sự
đại đồn kết dân tộc là đội ngũ cán bộ, vì đội ngũ cán bộ là sự thể hiện sự bình
đẳng về chính trị. Phải xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đơng về số
lượng, có đủ năng lực tổ chức thực tiễn nhiệm vụ chính trị ở địa phương, kết
hợp giữa cán bộ người Kinh và cán bộ các dân tộc thiểu số vì mục tiêu xây dựng
cuộc sống các dân tộc ấm no, hạnh phúc và ngày càng phát triển. Để củng cố và
tăng cường khối đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên cần phải:
- Mọi chính sách phát triển của các ngành, các cấp đều có nhiệm vụ thực
hiện đồn kết dân tộc; và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải được thể hiện
qua chính sách của các ngành, các lĩnh vực. Điều quan trọng là phải luôn bám

sát cơ sở, bám sát quần chúng, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng
bào, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng... Thực tế ở Tây Nguyên
vừa qua cho thấy, những nơi xảy ra các điểm nóng chính trị xã hội, làm ảnh


24
hưởng đến việc xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thường là nơi trắng đảng
viên, hoặc đảng viên mỏng, cán bộ yếu kém, tổ chức đảng, chính quyền, đồn
thể mất sức chiến đấu, khơng có sức đề kháng được trước sự tấn công của các
lực lượng phản động. Để tạo thêm sức mạnh cho hệ thống chính trị ở cơ sở, ổn
định tình hình thì việc tăng cường cán bộ từ cấp trên về là rất cần thiết, nhưng nó
chỉ là biện pháp trước mắt và hiệu quả có khi không đạt như mong muốn. Minh
chứng cho vấn đề này là dù chúng ta đã đưa hàng nghìn cán bộ, thành lập hàng
trăm tổ đội công tác hoạt động ở cơ sở nhưng tình hình an ninh chính trị, xã hội
vẫn không ổn định, trái lại vẫn tái phát nghiêm trọng hơn. Vì vậy, về lâu dài, cần
phải tạo dựng lực lượng chính trị trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, để
họ tự đảm nhận công việc tại cơ sở, đưa dân tộc họ tiến lên kịp các dân tộc khác
mới là giải pháp quan trong. Để làm được điều này, cần phải tiếp tục kiện toàn
và nâng cao vai trị hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, trước hết phải xoá
đi những điểm trắng đảng viên trong các thôn, buôn đồng bào các; tiếp tục rà
sốt và thanh loại những cán bộ có liên quan đến tổ chức Fulro; tăng cường đào
tạo, sử dụng cán bộ người dân tộc.
- Chú trọng công tác truyên truyền, giáo dục vận động đồng bào tham gia
xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số. Truyên truyền, giáo dục, vận động
quần chúng nhân dân là một lĩnh vực luôn được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh quan tâm trong q trình cách mạng. Coi đó như là một nhân tố quyết định
sự thành bại của sự nghiệp cách mạng nói chung, xây dựng khối đồn kết các
dân tộc nói riêng. Người từng chỉ rõ: Tuyên truyền tốt thì tương lai chắc chắn
thuộc về chúng ta. Để công tác truyền truyền ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số đạt hiệu quả cao, ngoài việc định hướng đung nội dung trun truyền,

Hồ Chí Minh cịn yêu cầu; nội dung ấy phải phù hợp với từng đối tượng dân tộc;
đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác truyên truyền phải học tiếng dân tộc, đặc
biệt phải xuất phát từ “nhiệt tình cách mạng, tình thương yêu chân thành đồng
bào các dân tộc, từ tinh thần hết lịng phục vụ đồng bào các dân tộc. Có như thế
mới tìm ra cái đúng, cái hay mà làm”.


×