Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Benh ly mieng ve tuyen mang tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.34 KB, 9 trang )

1. Phân biệt VTNB mang tai do vi khuẩn và virus?
Viêm tuyến cấp tính do tạp trùng:

Quai bị

Nguyên nhân
Dịch tễ

thường do tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu
Thường gặp ở người lớn tuổi (50-60 tuổi)
Xuất hiện quanh năm
Khơng có miễn dịch dặc hiệu
Không lây nhiễm

Virus: Rubulavirus thuộc họ Paramyxoviridae
Trẻ em, thiếu niên ( trẻ trai nhiều hơn trẻ gái)
Xảy ra mùa Xn và mùa hè
Có miễn dịch dặc hiệu
Có tính chất lây nhiễm qua đường hô hấp

Yếu tố nguy


+ Yếu tố làm giảm tiết nước bọt ở các lệch cắt
dạ dày tá tràng, đại tràng, nhiễm trùng nặng
như: cúm, thương hàn, lỵ, tả, ure máu cao.
+ Thuốc làm giảm tiết nước bọt, tắt ống tiết do
sỏi, u chèn ép.
+ Thay đổi tính chất nước bọt: làm thay đổi mơi
trường miệng
+ Do thăm khám, làm thủ thuật.



+Tiếp xúc với người bị bệnh quai bị

Cơ chế bệnh
sinh

+ Tổn thương xâm nhập vào tuyến
+ VK theo ống Stenon đi vào thường gặp trong
viêm ngược dòng hoặc các đường khác: nhiễm
trùng máu, viêm nhiễm vùng lân cận
Khu trú ở tuyến nước bọt mang tai, thường một
bên
+ Thời kỳ đầu: đột nhiên sốt, sưng tuyến to 2
bên, ăn uống khó.
+ Tồn phát: sốt cao dữ dội, không ăn uống
được

Truyền bệnh trực tiếp qua trung gian nước
bọt, nhất là thời kì đầu của bệnh

+Ngồi mặt: sưng vùng mang tai lan ra sau góc
hàm, ra gị má làm biến dạng dáy tai, bề ngoài
da căng đỏ, ấn vào lõm đau, đè ép gây nghe
kém, miệng há khó.
+Trong miệng: lỗ ống Stenon cương nề, đỏ, ấn
có mũ lẫn nước bọt

+ Ngoài mặt : tuyến mang tai 2 bên sưng to
làm biến dạng miệng, khối gồ sờ chắc,không
đỏ, ấn vào đau

+ Trong miệng: Niêm mạc miệng khô, đỏ, lỗ
Stenon gồ, nề,đỏ và nước bọt trong( khơng
có mủ)

Vị trí tổn
thuơng
Lâm sàng

Khám

Thường ở tuyến nước bọt 2 bên
+ Thời kỳ đầu (ủ bệnh): ít có biểu hiện LS, kéo
dài 2-3 tuần.
+ Thời kỳ xâm nhập tiến triển từ 12 đến 36
giờ, với nhiệt độ tăng dần, khô mồm, đau
miệng, đau tai, với ba điểm đau: vùng khớp
TDH, mõm chủm và góc hàm.
+ Thời kỳ phát bệnh: có sơt, rét run, đau vùng
trước ống tai ngoài 1 bên, 1-3 ngày sau lan
sang cả 2 bên, viêm nề với da trắng,bóng làm
biến dạng mặt. Mới đầu biến dạng chỉ che lấp
sau rãnh góc hàm, đẩy dái tai ra ngồi, sau có
thể lan tới vùng dưới hàm và cả mi mắt.


Chẩn đoán

+ Dựa vào LS chủ yếu
+ Sưng, Golden (+)
+ Xét nghiệm BCĐNTT tăng

+ Cấy mủ

Điều trị

+ GĐ đầu: điều trị kịp thời kết quả tốt với kháng
sinh liều cao, kháng viêm, VSRM, nâng cao thể
trạng. Kích thích tiết nước bọt bằng thuốc lợi
tiết, uống nhiều nước, xoa ép tuyến, cho nhai
kẹo gơm.
+ GĐ 2: chích thốt mủ bằng chọc dò, xẻ dẫn
lưu.

Tiên lượng

dựa vào thể trạng BN
+ Khỏe: tốt – dễ khỏi
+ Suy nhược – nặng: cần khám xét cụ thể. Theo
dõi sát, điều trị kịp thời.

+ Yếu tố dịch tễ. Sưng tuyến mang tai hai bên,
không mưng mủ .
+ Xét nghiệm bạch cầu lympho, amylase
trong máu tăng ( trung bình amylase máu là
50-100 đơn vị Somogyi).
+ Điều trị thông thường: VSRM; cách ly và
nghỉ ngơi; thuốc an thần, giảm đau; đắp nóng
và dịu lên mang tai.
+ KS, kích thích tố khi viêm tinh hồn, buồng
trứng


kéo dài 7-10 ngày và giảm dần, hết đau,
không sốt, sức khỏe trở lại bình thường.
Biến chứng xa: hay gặp nhất là viêm tinh
hồn, sau đó đến viêm buồng trứng, viêm tuy,
viêm tuyến giáp, viêm màng não...

2. Khái niệm, cơ chế của loạn năng KTDH?
a. Định nghĩa:





Rối loạn thái dương hàm là một thuật ngữ chung để chỉ những rối loạn liên quan đến
các cơ nhai, đến khớp thái dương hàm hoặc cả hai.
Theo Hiệp Hội Nha khoa Hoa kỳ (ADA), RLTDH bao gồm nhiều thể bệnh trên lâm
sàng liên quan đến hệ thống các cơ nhai và khớp thái dương hàm. RLTDH là một
phân nhóm của rối loạn hệ thống cơ xương khớp đối với cơ thể.
Những nghiên cứu gần đây xem RLTDH là một tập hợp các rối loạn của hệ thống
nhai với nhiều đặc điểm chung. Triệu chứng chung phổ bếin nhất là đau, thường
đau ở cơ nhai, ở vùng trước tai hay ở khớp thái dương hàm, hoặc cả hai. Đau thường
tăng lên khi ăn nhai hoặc khi vận động hàm. Bệnh nhân có thể bị đau đầu, đau tai, đau
hàm và đau mặt. Các triệu chứng loạn năng khác có thể đi kèm như giới hạn vận
động hàm, tiếng kêu ở khớp thái dương hàm khi há ngậm miệng...

b. Cơ chế bệnh sinh:
Cơ chế bệnh sinh trong rối loạn khớp thái dương hàm là cơ chế đa yếu tố, bao gồm:


Bất thường cấu trúc và hình thái khớp: lồi cầu nhỏ, lồi cầu hai thuỳ, trục dọc lồi cầu

hướng ra sau, hõm khớp sâu, lỏng khớp ảnh hưởng đến sự phân tán lực lên khớp gây
loạn năng,




Tổn thương khớp do phản ứng miễn dịch: tổn thương khớp có thể viêm khớp phản
ứng do vi khuẩn hoặc phản ứng miễn dịch với phức hợp kháng nguyên kháng thể ảnh
hưởng đa khớp.

 Rối loạn nội tiết tố : tỉ lệ RLKTDH ở nữ cao hơn nam, với tỉ lệ 2:1 đến 4:1 tùy theo
nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm giải thích sự khác biệt này và cho
rằng nội tiết tố có thể là yếu tố bệnh sinh. Hormon Estrogen được cho là nguyền nhân
(tăng tình trạng giãn dây chằng khớp và rối loạn chuyển hố mơ sụn sợi, giảm ngưỡng
đau)


Chấn thương khớp trực tiếp hay gián tiếp: như té ngã đập cằm xuống đất, chấn
thương giật cổ trong tai nạn ô tô. Gây tổn thương mô sau đĩa hoặc lồi cầu dẫn đến rối
loạn cấu trúc.



Vi chấn thương khớp do bất thường hoạt động cơ nhai :được xem là cơ chế
bệnh sinh chính trong RLKTDH. Tình trạng tăng trương lực cơ quá mức kéo dài
gây ảnh hưởng lên khả năng bôi trơn rỉ khớp thái dương hàm dẫn đến tổn thương đĩa
khớp và phức hợp đĩa lồi cầu. Bất thường hoạt động cơ nhai có thể do nhiều nguyên
nhân khác nhau như mất khớp cắn chức năng (tăng co cơ kéo dài), lệch lạc khớp
cắn hạng II (hướng lực của cơ cắn bị thay đổi gây ảnh hưởng mô sau đĩa), stress
(tăng trương lực cơ kéo dài ảnh hưởng lên cấu trúc khớp), nghiến răng (lực co cơ rất

mạnh) hay rối loạn tư thế đầu (tư thế đầu ra trước gây thay đổi vị trí XHD, vị trí lưỡi
và căng các cơ nhai).

3. Biến chứng sau phẫu thuật tuyến mang tai?
a. Biến chứng sớm(7)
-Chảy máu:
Do cầm máu không kỹ trong lúc mổ. Máu chảy đọng lại tạo khối mãu tụ nên cần phẩu thuật để
cầm máu và dẫn lưu.
-Liệt mặt:
Liệt mặt tạm thời và nhẹ không được coi là biến chứng thực sự. BN phải được báo
trước về khả năng này trước PT. Thời gian hồi phục thơng thường vào khoảng 1-3 tháng sau. Tuy
nhiên, có trường hợp hồi phục hoàn toàn chậm sau 6 tháng.
Trên thực tế chỉ nghi ngờ liệt thực thụ khi liệt hồn tồn hay một phần gây méo miệng,
mắt đóng khơng kín một bên mà nguyên nhân thường là do 1 chấn thương nghiêm trọng trong
q trình phẫu tích.
-Rối loại cảm giác:
Vành tai bị mất cảm giác liên tục, kéo dài và hoàn toàn như “chết” do tổn thương dây thần kinh
tai lớn. Khả năng hồi phục cảm giác khá cao. Tư vấn bệnh nhân để tránh bỏng vùng này khi mất
cảm giác (sấy tóc, uốn tóc...)
-Cứng khít hàm: do chấn thương hoặc phản ứng viêm sau mổ của vùng khớp TDH (động tác
kéo pharabớp ra trước) , chấn thương cơ cắn. Tự hồi phục sau một thời gian.


-Dò tuyến nước bọt: hay gặp, do nước bọt tiết ra từ nhu mơ tuyến cịn sót lại dị qua vết mổ. Lau
rửa vết dò và băng ép thường đưa tới kết quả tốt.
-Hoại tử da vết mổ: vùng da sau dái tai do vết khâu quá chặt gây thiếu máu, thường thấy ở
người hút thuốc lá.
-Biến dạng lõm vùng sau hàm:
Thấy rõ nhất sau khi cắt toàn bộ tuyến và trơng rất mất thẩm mỹ nếu BN cịn trẻ. Có nhiều
phương pháp đã được đề xướng để tránh di chứng này như:

+ Ghép mỡ
+ Vạt quay hay vạt trượt cơ ức đòn chum
+ Vạt cơ – màng xương sau tai của Champy
+ Sử dụng hệ thống cân – cơ nông ở mặt (SMAS) theo nguyên tắt của phẫu thuật căng
da mặt (Pech và Cannomi)
b.Biến chứng muộn(3)
-HC Frey:
HC Frey có thể xảy ra sau bất kỳ PT cắt tuyến mang tai nào hoặc chấn thương vùng mang
tai. Tuy nhiên, thường nhất là sau PT cắt tồn bộ tuyến. Khi đó, một kích thích vị giác sẽ dẫn
đến kích thích tuyến mồ hôi và các mạch máu ở da, gây nên tam chứng kinh điển: da trên vùng
tuyến mang tai đổ mồ hơi, nóng, đỏ.
Xảy ra khoảng 1-2 tháng sau phẩu thuật, có khi tới vài năm nhưng thường nhất là sau 6
tháng.
-Thẩm mỹ: do mất chất vùng mang tai, sẹo lồi (ít gặp).
-Tái phát: tùy vào từng loại khối u mà có tỉ lệ tái phát khác nhau
4. Mơ tả triệu chứng đau của HC TDH?
- Đau ở khớp TDH:
+Đau khớp TDH được cảm nhận và đau ở vùng trước tai (ngay vị trí của khớp).
thường đau ở một bên, có thể đau cả 2 bên.
+ Đau có liên quan trực tiếp đến vận động của khớp, tức vận động của hàm dưới. Khi
hàm dưới vận động, đau tăng lên. Khi hàm dưới được nghỉ ngơi, cơn đau nhanh chóng giảm
hoặc biến mất.
+Đau có thể liên quan đến thời gian. Có bệnh nhân sẽ đau nhiều vào buổi sáng
(thường là bệnh nhân nghiến răng) hoặc đau nhiều vào lúc chiều tối (thường có ở bệnh
nhân stress, căng thẳng).


+ Đau có thể nguồn gốc từ bao khớp, dây chằng bao khớp, mô sau đĩa hay từ xương hoặc
kết hợp nhiều cấu trúc khác nhau của khớp. Trường hợp đau có nguồn gốc từ xương, có thể do sự
phá hủy bề mặt các diện khớp (như trong thoái hoá khớp) làm biến đổi cấu trúc bình thường

của khớp thái dương hàm hoặc do hoại tử vô mạch đầu lồi cầu. Đau có nguồn gốc từ xương
thường đau liên tục, ngay cả khi không vận động hàm, và tăng lên khi có vận động hàm. Đặc
biệt đau trong hoại từ vô mạch đầu lồi cầu thường rất dữ dội, trầm trọng không đáp ứng với các
loại thuốc giảm đau.
-

Đau ở cơ:
+Triệu chứng biểu hiện ở cơ có nhiều mức độ, thay đổi từ cảm giác khó chịu, căng
cơ, mỏi cơ cho đến cảm giác đau thật sự. Đôi khi trong một thời gian dài chỉ có biểu hiện của sự
căng hay mỏi cơ mà khơng có đau.
+Vị trí đau phụ thuộc vào vị trí của cơ.
+Đau thường ở một bên, ít khi đau cả hai bên.
+Có thể đau ở một hoặc nhiều cơ.
+Đau có thể tự phát hoặc liên quan đến hoạt động chức năng (như khi ăn nhai), hoặc
chỉ đau khi há lớn.
+Đôi khi đau nhiều vào buổi sáng khi thức dậy, kèm theo há miệng hạn chế, đặc biệt
xuất hiện ở nhẽng người có nghiến răng về đêm.
+Đơi khi bệnh nhân có cảm giác mỏi và đau ở vùng vai gáy (thường 1 bên) do co
thắt cơ thang. Đau khu trú ở vùng cổ sau, vùng cổ bên và ở sau vai. Trong những trường hợp này,
cần khám kỹ vùng đốt sống cổ vì ngun nhân có thể do rối loạn đốt sống cổ. Những bệnh nhân
này thường sẽ có tư thế đầu ra trước.
Câu 5: Bệnh nhân nam 22 tuổi đến khám và được chẩn đoán rối loạn khớp TDH, tư vấn
các phương pháp điều trị.
Điều trị rối loạn TDH gồm điều trị triệu chứng và điều trị ngun nhân. cơng việc điều trị
gồm 3 loại có thể riêng lẽ hay phối hợp:
+ Điều trị không can thiệp
+ Điều trị can thiệp khớp cắn
+ Điều trị can thiệp khớp thái dương hàm
1. điều trị không can thiệp (không xâm lấn)
Chế độ ăn: ăn thức ăn mềm, cắt nhỏ thức ăn, không nhai kẹo cao su.

Điều trị nội khoa : chủ yếu là điều trị triệu chứng như kháng viêm (khi xác định là có
tình trạng viêm gây đau, thường là dấu hiệu đau khớp), giảm đau (có thể kết hợp với kháng
viêm trong những trường hợp đau trầm trọng mà kháng viêm đơn thuần không đáp ứng), giãn cơ
(khi có dấu hiệu co cơ, đau thắt cơ), an thần (khi bệnh nhân căng thẳng lo lắng, thuốc chống
trầm cảm (khi bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm), bổ khớp.
Vật lý trị liệu: giúp tăng tuần hoàn vùng khớp, giúp cải thiện triệu chứng đau.


+ Tại nhà: những thói quen xấu khi ăn nhai phải được điều trị bằng những bài tập vận
động. Xoa bóp tại chỗ, chườm nóng lạnh
+ Tại bệnh viện: sóng siêu âm, kích thích điện cơ qua da, vận động dưới sự hướng dẫn
của bác sĩ, kỹ thuật viên, châm cứu.
Điều trị nắn khớp: khi bệnh nhân bị dời đĩa khớp không hồi phục cấp ( không quá 1
tuần). Trừ các trường hợp bị biến dạng dĩa , rách dĩa hay mơ sau đĩa thì khơng nắn chỉnh được.
Điều trị tâm lý: trấn an, giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ căn bệnh của mình
Điều trị bằng giả dược
Máng nhai:
Máng nhai phía trước: mang liên tục trong 3 ngày trước khi làm máng nhai thư giãn
nhằm làm giảm áp lực lên khớp TDH
Máng thư giãn: nhằm phục hồi tạm thời khớp cắn chức năng, qua đó tác động giãn cơ các
cơ nhai vừa là điều trị triệu chứng, vừa là điều trị nguyên nhân, thường mang vào ban đêm khi đi
ngủ trong thời gian 3 – 6 tháng.
Máng nhai định vị ra trước: trong trường hợp di dời đĩa ra trước không hồi phục gây kẹt
hàm sau khi đã được nắn khớp. Mang liên tục 24/24 trong thời gian 3 ngày, sau đó chỉ mang
vào ban đêm trong thời gian 3 tháng. Trường hợp khơng nắn khớp được thì khơng chỉ định
máng định vị ra trước.
Máng chống nghiến: chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có nghiến răng.
2. Điều trị can thiệp khớp cắn
Mài điều chỉnh khớp cắn: khi hai hàm răng có sự tiếp xúc k hài hịa, có những điểm
vướng cộm gây cản trở trong quá trình ăn nhai, nuốt...

Tái tạo hướng dẫn răng nanh
Phục hình răng: Trường hợp rối loạn khớp cắn trầm trọng, không thể điều trị bằng mài
chỉnh khớp cắn, nhưng có nhiều răng mất chất, hoặc đã làm phục hình có thể dùng giải pháp
phục hồi tồn bộ khớp cắn bằng phục hình. Trước khi thực hiện phục hình vĩnh viễn, cần cho
bệnh nhân mang phục hình tạm cho đến khi cải thiện hồn toàn các triệu chứng của RLKTDH.
Chỉnh nha: rối loạn khớp cắn trầm trọng không thể điều trị bằng mài chỉnh hay phục
hình răng
Nhổ răng: nhổ các răng gây cản trở khớp cắn mà khơng thể mài chỉnh, phục hình hay
chỉnh nha
Phẫu thuật chỉnh hình xương: Những trường hợp lệch lạc khớp cắn trầm trọng mà
chỉnh nha đơn thuần không thể mang lại khớp cắn chức năng (Lệch lạc khớp cắn hạng II, hạng
III trầm trọng).
3. Điều trị can thiệp khớp thái dương hàm : khi điều trị can thiệp khớp cắn không đáp ứng.
Gồm: Rửa khớp, phẩu thuật khớp nội soi, phẩu thuật khớp hở.


Câu 6: Bệnh nhân nam 55 tuổi vào viện vì sưng đau vùng dưới hàm trái khi ăn, sau đó 30
phút thì hết. Chẩn đốn và lập kế hoạch điều trị.
1. Chẩn đốn:
Bệnh nhân nam 55 tuổi vào viện vì sưng đau vùng dưới hàm trái khi ăn, sau đó 30 phút
thì hết. Em hướng đến chẩn đốn sỏi tuyến nước bọt dưới hàm (T) ,vì:
+ Vị trí tương ứng với tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi nhưng tỉ lệ gặp sỏi tuyến
nước bọt dưới hàm cao hơn (85%).
+ Tiền sử có cơn đau nước bọt: giữa bữa ăn bệnh nhân cảm thấy đau chói ở vùng lưỡi và
sàn miệng. Đồng thời thấy phồng khá to và rất nhanh vùng dưới hàm trên xương móng
đẩy cao niêm mạc dưới lưỡi, đau dịu dần và hết hẳn sau ăn.
((Thoát vị nước bọt: trong khi ăn tuyến dưới hàm sung phồng, do sỏi làm tắc nước bọt.
tự nhiên nước bọt lại thoát ra được, chảy tự nhiên và hết sưng. (Khơng gây đau )).
Chẩn đốn phân biệt trong trường hợp này:
1. Viêm do phản xạ giãn ống: chụp Xquang có lipiodon không thấy sỏi, mà chỉ thấy

ống Wharton bị giãn đều.
2. Sỏi dưới lưỡi:
 Hiếm gặp hơn (5%)
 Xquang không chuẩn bị thấy 1 sỏi hoặc mấy sỏi nhỏ không nằm thẳng
hàng như trong ống Wharton, hình tam giác hoặc hình san hơ
 Xquang có bơm lipiodon thấy rõ sỏi ở ngồi ống
Tuy nhiên để chẩn đốn và đánh giá vị trí cũng như kích thước sỏi, em cần thêm xét
nghiệm cận lâm sàng là chụp Xquang không chuẩn bị:
o Phim Belot: phim cắn giữa hai hàm răng, tia thẳng góc 90 độ thấy rõ sỏi ống
Whorton nhất là ở phần trước ống.
o Tư thế Bonneau: đầu ngả sau bên lành, tia từ sau vai bên sỏi lướt mặt trong góc
hàm thấy cả tuyến và đầu sau ống.
2.Kế hoạch điêu trị:


Chụp phim Belot để chẩn đoán và đánh giá sơ bộ kích thước sỏi. Nếu kích thước sỏi
lớn có khả năng phẩu thuật thì cho làm thêm siêu âm và CT Scan để chuẩn bị cho
phẩu thuật.



Làm vệ sinh răng miệng tốt



Nội khoa:
+ Thuốc lợi tiết nước bọt (nếu sỏi nhỏ nằm gần miệng ống Wharton thì có thể được
tống ra):
o Pilocarpin 20 giọt x 2-3 lần/ ngày
o Sulfarlem S25

o jaborandi 30 giọt x 3 lần/ ngày


+ Cho kháng sinh nếu có viêm nhiễm.


Ngoại khoa: Phụ thuộc vào vị trí, số lượng,tuổi bệnh nhân và tình trạng chức năng
tuyến.
o Sỏi ở ống Whorton: tốt nhất dung phẫu thuật theo đường trong miệng có gây tê
hoặc gây mê. Phải khu trú được sỏi và khi rạch niêm mạc và lách bóc, đừng để sỏi
di chuyển và chìm mất trong đám tổ chức mô lỏng lẻo đang bị viêm nhiễm dưới
sàn miệng.Kỹ thuật:dùng kim tiêm khu trú sỏi, sau đó dùng 2 kẹp cầm máu nhỏ
loại Leriche, kẹp sau 2 đầu sỏi, ngang ống Wharton để cổ định sỏi khơng cho di
chuyển vào sau ống. Sau đó gây tê, rồi rạch ngang hoặc dọc ống, trên hòn sỏi,
rạch thẳng một nhát ngọt, tới sỏi và lấy ra. Có thể không cần khâu phục hồi ống.
o Sỏi ở sâu, chỉ nên cắt tuyến nước bọt mang tai khi sỏi nằm trong tuyến, tuyến đã
bị viêm nhiễm nhiều lần và có xơ hóa rõ rệt.
o Trong trường hợp viêm cấp sàn miệng do sỏi, có khi phải can thiệp như cấp cứu.
Lúc này (dễ dàng hơn, chỉ cần rạch tháo mủ ở sàn miệng, có thể sỏi theo đó ra
ln, kết quả tốt rõ rệt tức thì.

Câu 7: Biểu hiện loạn năng và các triệu chứng khác trong rồi loạn khớp TDH (tự thêm)


Tiếng kêu khớp thái dương hàm

Có nhiều loại tiếng kêu khác nhau được ghi nhận tại khớp:
+ Tiếng lụp cụp đơn (single click): do lồi cầu trượt trên đĩa biến dạng, nhưng chưa trượt qua mô
sau đĩa. Cường độ có thể thay đổi từ mức độ kêu nhỏ (chỉ cảm nhận được bằng tay hơn là nghe
thấy) cho đến tiếng kêu “cắc” rất lớn có thể nghe thấy được từ xa. Tiếng lụp cụp đơn đa số xảy ra

thỉnh thoảng, không liên tục khi há ngậm. Âm thanh tiếng lụp cụp đơn thường sắc, gọn.
+ Tiếng lụp cụp đôi (double click): do lồi cầu trượt từ đĩa khớp qua mô sau đĩa trong trường hợp
dời đĩa ra trước có hồi phục. Lụp cụp đơi xảy ra liên tục trong động tác há ngậm, một ở thì há và
một ở thì ngậm miệng. Âm thanh tiếng lụp cụp đôi thường đục so với lụp cụp đơn và cường độ
nhỏ hơn.
+ Tiếng lạo xạo (crepitus): do hai mặt khớp thoái hoá ma sát lên nhau trong vận động hàm, gồm
nhiều tiếng kêu nhỏ, kéo dài trong suốt vận động hàm, thường được mô tả như tiếng bước chân
đi trên sỏi. Tiếng lạo xạo xảy ra khi đĩa đã di dời ra trước không hồi phục và RLKTDH đã ở giai
đoạn viêm xương khớp.


Rối loạn vận động

Rối loạn vận động chức năng của khớp thái dương hàm được thể hiện qua các dấu hiệu:
giới hạn vận động hàm dưới, há miệng zig zag và há lệch hàm.
+ Giới hạn vận động hàm: bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi há, đưa hàm sang bên (trong khi
nhai) hoặc đưa hàm ra trước (để cắn xé thức ăn). Biên độ vận động của hàm dưới bị giới hạn
(4cm). Há miệng hạn chế xảy ra chủ yếu trong những trường hợp dời đĩa khơng hồi phục, hay
cịn gọi là khố hàm hoặc do tình trạng dính đĩa.
+ Há miệng zig zag: trong vận động há miệng, đầu tiên có sự lệch hàm dưới sang một bên giữa
thì há, nhưng sau đó hàm dưới trở về lại đường giữa khi há tối đa.


+ Há lệch hàm: hàm dưới lệch hẳn về một bên khi há và càng há càng lệch. Dấu hiệu này thường
kèm theo há miệng hạn chế và nguyên nhân do dời đĩa khơng hồi phục hoặc dính đĩa một bên.


Rối loạn khớp cắn

Khớp cắn thường có các dấu hiệu mất khớp cắn chức năng như vướng cộm bên thăng

bằng, khơng nhả khớp trong vận động ra trước, khơng có chức năng răng nanh. Rối loạn khớp
cắn có thể vừa là yếu tố nguyên nhân vừa là hậu quả của rối loạn khớp thái dương hàm.


Các biểu hiện khác

Ngoài các triệu chứng chính kể trên, bệnh nhân có thể có những triệu chứng ở các cơ
quan khác như:






Nhức đầu
Đau trong tai, ù tai, giảm thính lực, rối loạn thăng bằng
Sưng tuyến nước bọt dưới hàm một bên
Chảy nước mắt, đau sau hốc mắt
Cảm giác nóng bỏng, châm chích vùng mũi - hầu

Các biểu hiện này thường thấy ở những bệnh nhân có vấn đề về tâm lý nhiều hơn (như lo
âu, xúc cảm, thần kinh không ổn định…).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×