Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đau và các yếu tố liên quan ở người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.52 KB, 9 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

Nghiên cứu Y học

ĐAU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS
ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI KHOA THAM VẤN HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG
QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Ngọc1, Huỳnh Ngọc Vân Anh2, Tơ Gia Kiên3

TĨM TẮT
Mục tiêu: Đau là một trong năm dấu sinh hiệu quan trọng và là vấn đề sức khỏe phổ biến ở người nhiễm
HIV/AIDS. Nghiên cứu này xác định tỷ lệ đau và các yếu tố liên quan đến tình trạng đau ở người nhiễm HIV
đang điều trị ARV.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên người nhiễm HIV đang
điều trị ARV tại Khoa tham vấn và Hỗ trợ cộng đồng Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tất cả đối
tượng thỏa tiêu chí chọn mẫu được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội, bệnh
đi kèm và tình trạng đau được thu thập. Đau được đánh giá bằng thang đánh giá đau rút gọn (BPI-SF). Các yếu
tố có liên quan đến tình trạng đau được xác định bằng kiểm định chi bình phương. Mơ hình hồi quy Poisson đơn
biến và đa biến số được dùng để đánh giá độ mạnh của các mối liên quan tỉ số tỷ lệ hiện mắc (PR) với khoảng tin
cậy 95%.
Kết quả: Mẫu nghiên cứu có 315 người nhiễm. Tỷ lệ đau trong 24 giờ qua ở người nhiễm HIV đang điều
trị ARV là 12,4%. Đau chủ yếu ở mức độ nhẹ đến trung bình. Phần lớn đối tượng nghiên cứu ≤40 tuổi, nam
giới, đã kết hơn hoặc đang sống chung với bạn tình, học vấn cấp 2, làm nghề tự do. Hút thuốc lá và thời gian
nhiễm HIV>5 năm có liên quan đến tình trạng đau.
Kết luận: Người nhiễm HIV đang điều trị ARV có triệu chứng đau cần được đánh giá và điều trị sớm để
nâng cao chất lượng cuộc sống. Chương trình chăm sóc giảm nhẹ nên chú trọng hơn vào người nhiễm đang điều
trị ARV có thời gian nhiễm>5 năm và có hút thuốc lá.
Từ khóa: đau, HIV/AIDS, điều trị ARV, chăm sóc giảm nhẹ

ABSTRACT
PAIN AND ASSOCIATED FACTORS IN PEOPLE LIVING WITH HIV/AIDS RECEIVING ARV AT THE


FACULTY OF CONSULTANT AND COMMUNITY SUPPORTS IN DISTRICT 8, HO CHI MINH CITY
Le Thi Ngoc, Huynh Ngoc Van Anh, To Gia Kien
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No. 2 - 2022: 308 - 316
Objective: Pain is one of five significant vital signs and the most common health problem in people living
with HIV/AIDS (PLWH). This study identifies the prevalence of pain in PLWH receiving ARV within 24-hour
and its associated factors.
Methods: A cross-sectional study was conducted on PLWH receiving ARV at the faculty of consultant and
community supports, District 8, Ho Chi Minh City, Viet Nam. Eligible participants were interviewed using a
structured questionnaire. Data on demographic and socio-economic status, co-morbidities and pain were collected.
Pain was assessed using Brief Pain Inventory Short Form. Chi-square test was used to identify factors associated
Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn – Bệnh viện Y học Cổ truyền TP. HCM
Bộ môn Thống kê y học và Tin học - Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. HCM
3Bộ môn Tổ chức quản lý y tế - Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Huỳnh Ngọc Vân Anh
ĐT: 0909 944 845
Email:
1
2

308

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

with pain. Univariate and Multivariable Poisson Regression were used to calculate Prevalence Ratio and its 95%
Confidence Interval for measuring the strength of association. P-value of < 0.05 was considered as a statistical

significance.
Results: The sample included 315 PLWH. The prevalence of pain within 24-hour in PLWH receiving ARV
was 12.4%. Most participants were ≤40 years old, men, married and living with a spouse, had junior high school
and were freelancer. Smoking and living with HIV > 5 years were associated with pain.
Conclusion: If PLWH receiving ARV have pain, they should be evaluated and treated early to improve their
quality of life. Palliative care program should pay more attention on PLWH receiving ARV are smoking and
living with HIV more than 5 years.
Keywords: pain, HIV/AIDS, antiretroviral treatment, palliative care
nhiễm HIV/AIDS. Ước tính có khoảng 25% đến
ĐẶT VẤN ĐỀ
90% người nhiễm HIV bị đau mạn tính cao hơn
HIV/AIDS là vấn đề sức khỏe cộng đồng
nhiều so với tỷ lệ 20-30% trong dân số nói
quan trọng, nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh
chung(4). Nguyên nhân đau chưa được mô tả đầy
nặng bệnh tật trên tồn thế giới. Tính đến cuối
đủ, có thể do triệu chứng HIV, nhiễm trùng cơ
năm 2018 trên thế giới có khoảng 37,9 triệu
hội, tác dụng phụ của thuốc ARV, tình trạng
người nhiễm HIV, 1,7 triệu người mới mắc và
viêm dai dẳng của nhiễm HIV hoặc các nguyên
770.000 người chết do các nguyên nhân liên
nhân khác không liên quan đến HIV gây ra(4).
quan đến HIV gây ra(1). Tại Việt Nam, theo báo
Một phân tích về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ tại
cáo kết quả cơng tác phịng, chống HIV/AIDS
Việt Nam cho thấy 73% người nhiễm HIV/AIDS
năm 2020 của Bộ Y Tế tính đến hết ngày 31
thơng báo có đau kể từ khi được chẩn đoán và
tháng 12 năm 2020 cả nước có 215.220 người

chỉ có 46% trong số đó được điều trị giảm đau(5).
nhiễm HIV hiện đang còn sống, 108.719 người
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng đau
nhiễm đã tử vong. Ước tính cả năm 2020 phát
thường khơng được điều trị do nhiều nguyên
hiện mới khoảng 13.000 người nhiễm HIV, tăng
nhân, các thầy thuốc thường đánh giá không
thêm 3.239 trường hợp so với năm 2019(2). Mục
đúng, nghi ngờ về mức độ đau mà người nhiễm
tiêu 90 - 90 - 90 năm 2030 yêu cầu mở rộng chất
HIV khai báo hoặc đôi khi người nhiễm không
lượng điều trị HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV
khai báo đúng mức độ đau của mình vì họ cảm
biết tình trạng nhiễm của mình được điều trị
thấy tình trạng đau ít được giải quyết và họ sợ
thuốc kháng virus ARV đạt 90% vào năm 2025
phải sử dụng thuốc điều trị đau(6).
và đạt 95% vào năm 2030(3). Việc điều trị sớm
bằng thuốc ARV sẽ giúp người nhiễm HIV kiểm
soát được tải lượng virus ở mức thấp nhất, kéo
dài cuộc sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc
bệnh và tử vong liên quan đến HIV và dự phòng
lây nhiễm sang người khác. Tuy nhiên, theo báo
cáo năm 2020 vẫn còn 24% người nhiễm HIV
chưa được điều trị ARV(2). Đau mạn tính có thể
xuất hiện trong trường hợp đã điều trị và không
được điều trị bằng thuốc kháng virus, gây suy
nhược cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng sống
ở người nhiễm HIV(4).
Đau là một trong năm dấu sinh hiệu quan

trọng và là vấn đề sức khỏe phổ biến ở người

Đau có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
sống và trong trường hợp nghiêm trọng có thể
làm gián đoạn khả năng tham gia vào các hoạt
động hàng ngày. Người nhiễm HIV có đau mạn
tính có khả năng bị suy giảm chức năng gấp 10
lần so với những người không bị đau(4). Bên cạnh
việc ảnh hưởng đến chức năng và chất lượng
sống, đau khơng được điều trị có thể gây ra
gánh nặng về kinh tế cho gia đình và toàn xã hội
do phần lớn người nhiễm HIV đều nằm trong
độ tuổi lao động(7). Người nhiễm HIV không thể
tham gia lao động để kiếm thêm thu nhập vì
những khó chịu do triệu chứng đau gây ra. Trên
thực tế, khoản chi phí chăm sóc sức khỏe cho

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng

309


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
bệnh nhân HIV/AIDS cao bằng tổng chi phí y tế
của tất cả các thành viên khác trong gia đình tại
Việt Nam(8). Vì vậy, quản lý đau nên là một phần
quan trọng trong chăm sóc tồn diện người
nhiễm HIV.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số người
nhiễm HIV/AIDS nhiều nhất, đồng thời thực

hiện chương trình chăm sóc bệnh nhân
HIV/AIDS sớm nhất cả nước, 24/24 quận
huyện có người nhiễm HIV/AIDS(9). Tình trạng
đau ở người nhiễm HIV ít được chú ý và có rất
ít nghiên cứu đơn thuần về tỷ lệ đau và ảnh
hưởng của đau lên các hoạt động hàng ngày.
Hiện nay vấn đề này đã được chú trọng hơn
với nỗ lực ra đời các hướng dẫn chăm sóc
giảm nhẹ nhằm phát hiện sớm và điều trị đau
đúng mức góp phần nâng cao chất lượng sống
cho người nhiễm. Mục tiêu của nghiên cứu
này là xác định tỷ lệ đau và các yếu tố liên
quan đến đau trên người nhiễm HIV/AIDS
đang điều trị ARV tại khoa tham vấn hỗ trợ
cộng đồng quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tơi hy vọng những phát hiện trong
nghiên cứu sẽ cung cấp thơng tin hữu ích cho
bác sĩ lâm sàng để quản lý đau cho người
nhiễm HIV tốt hơn, đồng thời là nền tảng để
phát triển các nghiên cứu trong tương lai.

ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Trên 315 người nhiễm HIV đang điều trị
ARV tại khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng thuộc
Trung tâm y tế Quận 8 từ tháng 3/2020 đến
tháng 6/2020. Đây là nơi quản lý số lượng người
nhiễm HIV lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh với
gần 3.000 người đến chăm sóc điều trị.
Phƣơng pháp nghiên cứu


Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
Áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ với
xác suất sai lầm loại I là 0,05; sai số biên cho
phép là 0,05; dựa trên kết quả nghiên cứu thử 30
người nhiễm HIV đang điều trị ARV ngoại trú

310

Nghiên cứu Y học
thì tỷ lệ đau là 13,3%, cỡ mẫu tối thiểu cần lấy là
178 người. Ước lượng tỷ lệ người nhiễm không
tham gia vào nghiên cứu là 10%, cỡ mẫu cần lấy
là 198 người.
Áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện,
người nhiễm HIV/AIDS ≥18 tuổi đang điều trị
ARV tại khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận
8, có mặt tại thời điểm nghiên cứu được nhân
viên trung tâm mời tham gia vào nghiên cứu,
điều tra viên giải thích rõ ràng về mục tiêu của
nghiên cứu, đối tượng sẵn sàng tham gia nghiên
cứu được yêu cầu ký văn bản đồng ý tham gia
nghiên cứu trước khi được phỏng vấn. Người
nhiễm HIV/AIDS đang có chấn thương, phẫu
thuật trong vịng một tháng gần đây, khơng tìm
thấy hồ sơ bệnh án, không thể trả lời phỏng vấn
do khiếm khuyết về nghe nói được loại ra khỏi
nghiên cứu.


Phương pháp và cơng cụ thu thập dữ liệu
Điều tra viên phỏng vấn đối tượng tham gia
nghiên cứu theo bộ câu hỏi soạn sẵn bao gồm
các đặc điểm của đối tượng như tuổi (năm),
nhóm tuổi (≤40, >40), giới (nam, nữ), trình độ học
vấn (khơng biết đọc viết, cấp 1, cấp 2, cấp 3, trên
cấp 3), hơn nhân (độc thân, sống chung với bạn
tình, kết hơn, ly hơn, ly dị, góa), nghề nghiệp
(cơng nhân, viên chức, buôn bán, lao động tự do,
thất nghiệp, khác), thu nhập (ổn định, khơng ổn
định, khơng có thu nhập), hút thuốc lá (có,
khơng), uống rượu bia (có, khơng), sử dụng ma
túy (có, khơng), điều trị Methadone (có, khơng),
thời gian nhiễm HIV (năm), thời gian chẩn đoán
(≤1 năm, 2-5 năm, >5 năm), thời gian điều trị
ARV (≤1 năm, 2-5 năm, >5 năm), phác đồ điều trị
(phác đồ 1, phác đồ 2), giai đoạn lâm sàng (giai
đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4), số
lượng tế bào CD4+ (<500 tế bào/mm3,≥500 tế
bào/mm3), tuân thủ điều trị (tốt, không tốt), bệnh
mạn tính (có, khơng), nhiễm trùng cơ hội (có,
khơng) và tình trạng đau trong 24 giờ. Bệnh mạn
tính là có nếu người nhiễm có một trong các loại
bệnh viêm gan B, C, tăng huyết áp, đái tháo
đường, bệnh thận mạn. Nhiễm trùng cơ hội là có
nếu người nhiễm có một trong các bệnh như lao,

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng



Nghiên cứu Y học
nấm, viêm phổi, tiêu chảy. Hai biến số này được
thu thập qua phỏng vấn bệnh nhân.

Thang đo Brief Pain Inventory short form
(BPI – SF)
Đau được đánh giá bằng thang đo BPI-SF,
công cụ này được sử dụng rộng rãi để đánh giá
đau trên tồn thế giới. Tính giá trị và tin cậy của
BPI đã được chứng minh trong nhiều nghiên
cứu với Cronbach’s alpha dao động từ 0,78 đến
0,96(10). Thang đo được chuyển ngữ qua Tiếng
Việt năm 1988 bởi chính tác giả Cleeland mang
tên Thang đánh giá đau rút gọn tiếng Việt(11) và
được sử dụng trong các nghiên cứu ở Việt Nam
trên nhiều đối tượng trong đó có người nhiễm
HIV(12). Bộ câu hỏi gồm 9 câu hỏi liên tiếp liên
quan đến 2 vấn đề chính là cường độ đau và ảnh
hưởng của đau đến các hoạt động hằng ngày.
Cường độ đau: tại 2 thời điểm là trong 24 giờ
qua (gồm 3 khía cạnh đau tệ nhất, đau nhẹ nhất
và đau vừa phải, tương ứng với câu hỏi 3, 4, 5)
và đau tại thời điểm phỏng vấn (khía cạnh đau
hiện tại, tương ứng câu hỏi 6). Mỗi khía cạnh
đau có cường độ đau nhận 11 giá trị từ 0 đến 10,
với 0 là không đau và 10 là đau tới mức khơng
tưởng tượng được, sau đó chia ra các mức độ
đau với cường độ đau tương ứng gồm không
đau (0), đau mức độ nhẹ (1 - 3), đau mức độ

trung bình (4 - 6) và đau mức độ nặng (7-10).
Ảnh hưởng của đau trong 24 giờ qua: ảnh
hưởng của đau gây ra được đánh giá trên 7 khía
cạnh hoạt động hàng ngày gồm hoạt động nói
chung, tâm trạng, khả năng đi lại, cơng việc bình
thường (bao gồm cả cơng việc bên ngoài và việc
nhà), quan hệ với người khác, giấc ngủ và niềm
vui với cuộc sống (tương ứng với câu hỏi số 9: A,
B, C, D, E, F, G), nhận giá trị từ 0 đến 10 với 0 là
không ảnh hưởng và 10 là ảnh hưởng nghiêm
trọng(13). Ngoài ra BPI-SF cịn cho phép đánh giá
vị trí đau (câu hỏi 2), liệt kê liệu pháp giảm đau
mà người nhiễm đã dùng trong 24 giờ qua (câu
hỏi 7) và phần tự đánh giá hiệu quả giảm đau
trong 24 giờ qua (câu hỏi 8)(14).

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
Nghiên cứu thử
Trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức
nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu thử
trên 30 người nhiễm HIV đang điều trị tại đây.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số Cronbach’s
alpha của thang đo BPI-SF là 0,93 ở cả 2 khía
cạnh cường độ đau và cường độ ảnh hưởng
của đau.
Phân tích thống kê
Sử dụng tần số và tỷ lệ phần trăm để mô tả
cho các biến về đặc điểm dân số xã hội như
nhóm tuổi, giới tính, hơn nhân, học vấn, nghề
nghiệp, thu nhập, hút thuốc lá, uống rượu bia,

sử dụng ma túy, điều trị Methadone, thời gian
nhiễm HIV, thời gian điều trị ARV, phác đồ
điều trị, giai đoạn lâm sàng, số lượng tế bào
CD4+ (<500, ≥500 tế bào/mm3), tuân thủ điều
trị, bệnh mạn tính kèm theo và nhiễm trùng cơ
hội. Tình trạng đau cũng được mô tả bằng tần
số và tỷ lệ %.
Kiểm định Chi bình phương được dùng để
xét liên quan giữa nhóm tuổi, giới tính, hơn
nhân, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, hút thuốc
lá, uống rượu bia, sử dụng ma túy, điều trị
Methadone, thời gian nhiễm HIV, thời gian điều
trị ARV, phác đồ điều trị, giai đoạn lâm sàng, số
lượng tế bào CD4+ (tế bào/mm3), tuân thủ điều
trị, bệnh mạn tính kèm theo, nhiễm trùng cơ hội
với tình trạng đau. Kiểm định được xem là có ý
nghĩa khi giá trị p <0,05.
Tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR (Prevalance Ratio) và
khoảng tin cậy 95% được dùng để đo lường mức
độ liên quan đến đau. Những biến số có giá trị p
≤0,2 trong phân tích đơn biến gồm hơn nhân,
học vấn, hút thuốc lá, uống rượu bia, điều trị
Methadone, thời gian nhiễm HIV, thời gian điều
trị ARV, phác đồ điều trị, tuân thủ điều trị và
bệnh mạn tính kèm theo được chọn đưa vào mơ
hình hồi quy Poisson đa biến số để đánh giá mối
liên quan với tình trạng đau.
Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y


Chuyên Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng

311


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
Dược TP. HCM, số 71/HĐĐĐ-ĐHYD ngày
16/01/2020.

KẾT QUẢ
Sau khi được giải thích rõ về mục tiêu của
nghiên cứu thì có 315 người nhiễm HIV đang
điều trị ARV tại Khoa tham vấn và hỗ trợ cộng
đồng thuộc Trung tâm Y tế Quận 8 đồng ý tham
gia nghiên cứu. Tuổi trung bình của 315 người
nhiễm HIV là 37,7 ± 8,2, nhỏ nhất là 19 tuổi và
lớn nhất là 70 tuổi. Thời gian được chẩn đốn
HIV trung bình 7,6 ± 4,7 năm, nhỏ nhất là 4
tháng, lớn nhất là 20 năm. Thời gian điều trị
ARV trung bình là 6,5 ± 4,0 năm, nhỏ nhất là 4
tháng và lớn nhất là 17 năm. Các đặc điểm của
mẫu nghiên cứu được mô tả trong Bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n = 315)
Tần
số
Nhóm tuổi (≤40 tuổi) 188
Giới tính (Nam)
225
Hơn nhân

Độc thân
140
Kết hơn/sống chung 152
Ly thân/ly dị/góa
23
Trình độ học vấn
Khơng biết đọc, viết 14
Đặc tính

Cấp 1

59

Cấp 2

127

Cấp 3

64

Trên cấp 3

51

Nghề nghiệp (Tự do) 118

Thu nhập (Ổn định) 181

Tỷ lệ

Tần Tỷ lệ
Đặc tính
(%)
số (%)
59,7 Thời gian chẩn đốn HIV
71,4
≤ 1 năm
39 12,4
2 – 5 năm
73 23,2
44,4
> 5 năm
203 64,4
48,3 Thời gian điều trị ARV
7,3
≤ 1 năm
42 12,9
2 – 5 năm
85 13,3
4,5
> 5 năm
188 59,7
Số lượng CD4
18,7
3 102 32,4
(≥500 TB/mm )
Giai đoạn lâm
40,3
301 95,6
sàng (GĐ 1)

Phác đồ điều trị
20,3
222 70,5
(Phác đồ 1)
Tuân thủ điều
16,2
224 71,1
trị (Tốt)
Nhiễm trùng cơ
37,4
27 8,6
hội (Có)
Bệnh mạn tính
54 17,1
đi kèm (Có)
57,5
Loại bệnh mạn tính đi kèm
(n=54)

Nghiên cứu Y học
Đặc tính

Tần Tỷ lệ
Tần Tỷ lệ
Đặc tính
số (%)
số (%)
107 34,0 Viêm gan B, C 45 83,3

Hút thuốc lá (Có)

Sử dụng rượu bia
140 44,4 Tăng huyết áp 7
(Có)
Sử dụng ma tuy (Có) 11 3,5 Đái tháo đường 5
Điều trị Methadone
30 9,5 Bệnh thận mạn 3
(Có)

13,3
9,3
5,6

Kết quả ở Bảng 1 cho thấy hầu hết đối
tượng tham gia nghiên cứu là nam (71,4%),
nhóm tuổi ≤40 (59,7%), người đã kết hôn hoặc
sống chung với bạn tình (48,3%), trình độ học
vấn cấp 2 (40,3%), lao động tự do (37,4%) có
thu nhập ổn định (57,5%). Hơn 1/3 người tham
gia nghiên cứu có hút thuốc lá và sử dụng
rượu bia. Tỷ lệ sử dụng ma túy và điều trị
Methadone chiếm một lượng nhỏ lần lượt là
3,5% và 9,5%. Thời gian chẩn đoán HIV và
điều trị ARV trên 5 năm ở những người tham
gia nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất. Hầu hết
người nhiễm HIV hiện đang ở giai đoạn lâm
sàng một (95,6%), điều trị theo phác đồ một
(70,5%) và tuân thủ điều trị tốt (71,1%). Trong
315 người tham gia nghiên cứu thì có 54 người
(17,1%) có bệnh mạn tính đi kèm. Trong đó,
viêm gan chiếm cao nhất (83,3%), kế đến là

tăng huyết áp (13,3%), một số ít người mắc đái
tháo đường (9,3%) hoặc bệnh thận mạn (5,6%).
Tỷ lệ đau ở người nhiễm trong 24 giờ qua là
12,4% (n=39/315). Đau ở mức độ nhẹ đến trung
bình. Điểm trung bình của cơn đau nặng nhất là
6,2 ± 1,9; cơn đau vừa phải là 4,2 ± 1,6, cơn đau
nhẹ là 2,4 ± 1,2 và cơn đau hiện tại là 3,1 ± 2,3.
Đau ảnh hưởng đến tâm trạng người nhiễm
nhiều nhất với 92,3%, kế tiếp là sinh hoạt thông
thường (87,2%), công việc (77,0%), niềm vui sống
(74,3%), giấc ngủ (69,2%) (Bảng 2).

Bảng 2: Đặc điểm tình trạng đau ở người nhiễm HIV/AIDS có báo cáo đau (n=39)
Cơn đau
Nặng nhất

Nhẹ nhất

312

Mức độ đau
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Nhẹ
Trung bình
Nặng

Tần số
1

22
16
32
7
0

Tỷ lệ %
2,6
56,4
41,0
82,0
18,0
0

Trung bình Độ lệch chuẩn

Mức độ đau tổng thể

6,2

1,9

Trung bình

2,4

1,2

Nhẹ


Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

Nghiên cứu Y học
Cơn đau

Mức độ đau
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Nhẹ
Trung bình
Nặng

Vừa phải

Hiện tại

Tần số
15
18
6
18
9
4

Trung bình Độ lệch chuẩn


Tỷ lệ %
38,5
46,1
15,4
46,2
23,1
10,2

Mức độ đau tổng thể

4,2

1,6

Trung bình

3,1

2,3

Nhẹ

Bảng 3: Các yếu tố liên quan đến tình trạng đau (n=315)
Đặc điểm

Tình trạng đau
Có, N (%)

Không, N (%)


PRthô
(KTCthô 95%)

pthô

phc

PRhc
(KTChc 95%)

0,230

1,53 (0,76 – 3,05)

0,018

2,24 (1,15 – 4,36)

0,008

4,93 (1,51 – 16,09)

Điều trị Methadone


8 (26,7)

22 (73,3)

Khơng


31 (10,9)

254 (89,1)



28 (20,0)

112 (80,0)

Khơng

11 (6,3)

164 (93,7)

0,010

2,45 (1,24 – 4,84)

Hút thuốc lá
0,001

3,18 (1,64 – 6,16)

Thời gian nhiễm HIV (năm)
>5

31 (16,5)


157 (83,5)

5

8 (6,3)

119 (93,7)

PRhc: PR hiệu chỉnh

0,001

6,62 (2,08 – 21,05)

KTChc: Khoảng tin cậy hiệu chỉnh

KTCthơ: Khoảng tin cậy thơ

PR thơ được tính bằng mơ hình hồi quy Poisson đơn biến số
PR hiệu chỉnh được tính bằng mơ hình hồi quy Poisson đa biến số

Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tình trạng đau với các yếu tố giới
tính, nhóm tuổi, tình trạng hơn nhân, trình độ
học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng sử
dụng rượu bia, ma túy, bệnh đi kèm, nhiễm
trùng cơ hội, số lượng tế bào CD4 và sự tuân thủ
điều trị ARV. Phân tích hồi quy Poisson đơn
biến cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng

đau với các đặc tính như hút thuốc lá, điều trị
Methadone, thời gian nhiễm HIV và thời gian
điều trị ARV. Tuy nhiên, khi đưa các biến số có p
≤0,2 vào mơ hình hồi quy Poisson đa biến chỉ
cịn yếu tố hút thuốc lá và thời gian nhiễm HIV
liên quan với tình trạng đau. Những người hút
thuốc lá trong một tháng vừa qua có tỷ lệ đau
cao gấp 2,24 lần so với những người không hút
thuốc lá (PR=2,24; KTC 95%: 1,15 – 4,36; p=0,02).
Những người có số năm nhiễm HIV >5 năm có
tỷ lệ đau cao gấp 4,93 lần so với những người có
số năm nhiễm HIV 5 năm (PR=4,93, KTC 95%:
1,51-16,09, p <0,01) (Bảng 3).

BÀN LUẬN
Tỷ lệ đau và các đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đau ở những
người nhiễm HIV điều trị tại Trung tâm y tế
quận 8 là 12,4% thấp hơn các nghiên cứu trên thế
giới, nhưng tương đương với tỷ lệ đau từ nghiên
cứu thử được dùng để ước lượng cỡ mẫu. Kết
quả nghiên cứu này khá tương đồng với nghiên
cứu của Trần Xuân Bách (10,9%) thực hiện trên
400 bệnh nhân nhiễm HIV đại diện cho 6 tỉnh
thành trên cả nước vào năm 2008(8). Tuy nhiên, tỷ
lệ này lại thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của
Phạm Thị Vân Anh và cộng sự (90%, n=354) thực
hiện trên đối tượng nhiễm HIV có sử dụng ma
túy tiêm tĩnh mạch tại Hải Phòng năm 2013(13).
Sự khác biệt lớn như vậy có thể do hai nghiên

cứu được thực hiện tại hai thời điểm khác nhau,
người nhiễm trong nghiên cứu này là người
được điều trị ngoại trú và chưa có triệu chứng,
trong khi nghiên cứu tại Hải Phòng lại thực hiện
trên người nhiễm điều trị nội trú có sử dụng ma

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng

313


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
túy tiêm tĩnh mạch, do đó sẽ có những đặc điểm
khác nhau như giai đoạn lâm sàng nặng hơn(13).
Một số nghiên cứu khác trên thế giới thực hiện
trên người nhiễm HIV ngoại trú cũng cho thấy
tỷ lệ đau thấp hơn nhiều so với bệnh nhân nội
trú như ở Nigeria (27,8%)(15), Ấn Độ (24,5%)(16) và
Thái Lan (22,0%)(17). Một tổng quan hệ thống với
mục tiêu kiểm tra mức độ phổ biến của cơn đau
ở người nhiễm HIV trên thế giới cho thấy có sự
thay đổi về tỷ lệ đau dao động từ 54% đến
83%(18). Sự khác biệt về văn hóa, địa lý, tình trạng
kinh tế của mỗi quốc gia và công cụ đánh giá
đau (thang đo BPI và thang đo Wisconsin Brief
Pain Questionare) đã tạo ra sự khác biệt về tỷ lệ
đau ở các nghiên cứu khác nhau.
Các yếu tố liên quan đến tình trạng đau
Theo kết quả phân tích cho thấy khơng có
mối liên quan giữa tình trạng đau với các yếu tố

tuổi, giới, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, cơng việc tạo thu nhập. Tuy nhiên
có sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi
với các nghiên cứu khác trên thế giới. Cụ thể,
nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy, có mối liên
quan giữa tình trạng đau với giới, người nhiễm
nữ có tỷ lệ đau cao gấp 2 lần nam giới (p=0,01).
Người nhiễm có học vấn từ tiểu học trở xuống
có tỷ đau cao gấp 2,5 lần so với nhóm học vấn
trên tiểu học. Đồng thời người nhiễm có thu
nhập thấp có tỷ lệ đau cao hơn 2,6 lần so với
nhóm có thu nhập cao(17). Nghiên cứu ở San
Francisco cũng cho thấy có mối liên quan giữa
nữ giới (p <0,001) và trình độ học vấn thấp dưới
cấp hai (p=0,005) với tình trạng đau nặng(19). Một
nghiên cứu khác ở Ethiopia cho thấy nữ giới có
tỷ lệ đau cao gấp 1,8 lần so với nam giới (KTC
95%: 1,1 – 2,9, p=0,02)(20) và khơng tìm thấy mối
liên quan giữa tình trạng đau với các yếu tố sử
dụng ma túy và uống rượu bia (p >0,05). Điều
này cũng được kết luận trong nghiên cứu ở
những người vô gia cư nhiễm HIV tại San
Francisco(19). Tuy nhiên, nghiên cứu ở Ethiopia
(2017) cho thấy người nhiễm uống rượu bia có

314

Nghiên cứu Y học
khả năng bị đau cao hơn 3 lần so với người
không sử dụng rượu bia (ORhc=3,3, KTC 95%: 1,5

– 7,2, p <0,05)(20).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
có mối liên quan giữa tình trạng đau với các yếu
tố hút thuốc lá và điều trị Methadone. Cụ thể,
nhóm hút thuốc lá có tỷ lệ đau cao gấp 3,18 lần
so với nhóm khơng hút (p=0,001). Ở nhóm điều
trị Methadone có tỷ lệ đau cao hơn 2,45 lần so
với nhóm không điều trị (KTC95%: 1,24 – 4,84,
p=0,010). Tuy nhiên khi đưa vào mơ hình hồi
quy Poisson đa biến, chỉ cịn yếu tố hút thuốc lá
làm tăng tình trạng đau (PRhc=2,24, KTChc 95%:
1,15–4,36, phc=0,018). Hút thuốc lá có thể làm
giảm hiệu quả điều trị HIV, tăng nguy cơ mắc
bệnh và tử vong, giảm đáp ứng với điều trị
ARV, suy giảm chức năng miễn dịch, giảm chức
năng nhận thức, giảm chức năng phổi và tăng tỷ
lệ bệnh tim mạch, do đó hút thuốc lá sẽ gây ra
các phản ứng viêm bổ sung ngồi tình trạng
viêm mạn tính do HIV gây ra.
Có mối liên quan giữa tình trạng đau với
thời gian nhiễm HIV. Những người có thời gian
nhiễm HIV >5 năm có tỷ lệ đau cao gấp 4,93 lần
so với nhóm 5 năm (KTC 95%: 1,51 – 16,09,
p=0,008). Điều này cho thấy, đối với những
người nhiễm có thời gian nhiễm bệnh kéo dài thì
khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cũng
như các bệnh lý khác càng cao làm tăng các triệu
chứng và tác động tiêu cực đến đau.
Ở mơ hình hồi quy Poisson đơn biến, chúng
tơi tìm thấy có mối liên quan giữa tình trạng đau

với thời gian điều trị ARV (PR=2,62, KTC 95%:
1,24 – 5,51, p=0,011). Tuy nhiên, khi đưa vào mơ
hình hồi quy Poisson đa biến, sự khác biệt này
lại khơng có ý nghĩa thống kê (p=0,065). Khác
với kết quả của chúng tôi, các nghiên cứu ở Thái
Lan và Brazil lại tìm thấy mối liên quan đáng kể
giữa tình trạng đau với thời gian điều trị ARV,
những người cảm thấy đau đã được điều trị
ARV trong khoảng thời gian dài hơn (5 năm(17).
Việc sử dụng ARV kéo dài có thể gây ra tác

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học
dụng phụ về thần kinh, chẳng hạn như đau thần
kinh ngoại biên(4).
Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu này có một số hạn chế. Thiết kế
nghiên cứu cắt ngang mơ tả, do đó, khơng theo
dõi sự thay đổi trong quá trình điều trị và diễn
tiến của đau, đồng thời không xác định mối liên
hệ nhân quả giữa các yếu tố liên quan tìm thấy
với kết cuộc đau mạn tính, như hút thuốc lá làm
tăng tỷ lệ đau hay do đau nhiều khiến người
nhiễm có khuynh hướng hút thuốc lá nhiều hơn
để giảm đau. Nghiên cứu chọn mẫu thuận tiện,
kết quả nghiên cứu có giá trị bên ngồi hạn chế.
Tuy nhiên, nghiên cứu thực hiện trên 315 người
nhiễm, lớn hơn cỡ mẫu ước lượng tối thiểu cần

thiết cho nghiên cứu (n=178) và được thực hiện
chặt chẽ theo đề cương nghiên cứu, bộ công cụ
được nghiên cứu thử trước khi thực hiện nghiên
cứu chính thức; do đó, kết quả nghiên cứu có giá
trị bên trong tốt.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.
5.

6.

7.

8.

KẾT LUẬN
Đặc điểm về dân số xã hội của những
người tham gia nghiên cứu tương tự với kết
quả của các nghiên cứu khác trên những người
nhiễm HIV đang điều trị ARV tại TP. Hồ Chí
Minh cũng như trong cả nước với những đặc
điểm nổi bật như nam nhiều hơn nữ, nhóm
tuổi ≤40 nhiều hơn, học vấn thấp và đa số là

lao động tự do.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người
có các đặc điểm như hút thuốc lá, thời gian
nhiễm HIV>5 năm thì tỷ lệ đau cao hơn so với
những người khơng có các đặc điểm này.
Từ những kết quả nêu trên, chúng tôi nghĩ
rằng bác sỹ lâm sàng cần quan tâm hơn, hỏi
bệnh kỹ hơn trong mỗi lần thăm khám và
đánh giá đau như một hoạt động thường quy,
đặc biệt đối với những người nhiễm HIV>5
năm và có sử dụng thuốc lá, để phát hiện và
điều trị đau sớm giúp tăng chất lượng điều trị
và chất lượng sống của người nhiễm.

9.

10.

11.

12.

13.

14.
15.

WHO (2019). HIV/AIDS. URL: www.who.int/en/newsroom/fact-sheets/detail/hiv-aids.
Bộ Y Tế (2021). Báo cáo cơng tác phịng, chống HIV/AIDS năm
2020. URL: />Thủ Tướng Chính Phủ (2020). Quyết định số 1246/QĐ-TTg của

Thủ Tướng Chính Phủ về phê duyệt Chiến lược Quốc gia
chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. URL:
/>ngvanban?class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=2
00774.
Merlin JS (2015). Chronic Pain in Patients With HIV Infection:
What Clinicians Need To Know. Top Antivir Med, 23(3):120-4.
Kimberly G, Ly Ngoc Kinh, Luong Ngoc Khue (2006).
Palliative care in Vietnam: findings from a rapid situation
analysis in five provinces. In: Kimberly Green. Palliative care in
Vietnam: findings from a rapid situation analysis in five
provinces. Vietnam Ministry of Health, Ha Noi.
Eric LK, Juliet J (2010). Quan điểm của bệnh nhân và thân nhân
trong việc các nguyên tắc đánh giá và giảm đau. Y Học Thành
Phố Hồ Chí Minh, 14(4):789-797.
Tran BX, Ohinmaa A, Nguyen LT, Nguyen TA, Nguyen TH
(2011). Determinants of health-related quality of life in adults
living with HIV in Vietnam. AIDS Care, 23(10):1236-45.
Tran BX, Duong AT, Nguyen LT, et al (2013). Financial burden
of health care for HIV/AIDS patients in Vietnam. Trop Med Int
Health, 18(2):212-8.
Ngành Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh (2017). Thành phố Hồ
Chí Minh chuẩn bị mua thẻ BHYT cho người nhiễm
HIV/AIDS. URL: />Del BC, Izzi I, Chiarotti F, et al (2001). Multidimensional
aspects of pain in HIV-infected individuals. AIDS Patient Care
STDS, 15(2):95-102.
Cleeland CS, Ladinsky JL, Serlin RC, Nugyen CT (1988).
Multidimensional measurement of cancer pain: comparisons of
US and Vietnamese patients. J Pain Symptom Manage, 3(1):2327.
Phạm Thị Vân Anh, Bùi Thị Bích Thủy, Vũ Trường Sơn, et al
(2013). Tỷ lệ và ảnh hưởng của đau đến cuộc sống của những

bệnh nhân nhiễm HIV sử dụng ma túy tĩnh mạch tại Hải
Phòng. Y Học Thực Hành, 875(7):29-32.
Charles SC (2009). Development of the Brief Pain Inventory. In:
Charles S Cleeland. The Brief Pain Inventory User Guide, pp.411. The University of Texas MD Anderson Cancer Center,
Texas.
Bộ Y Tế (2006). Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với người
bệnh ung thư và AIDS, pp..57. Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội.
Wahab KW, Salami AK (2011). Pain as a Symptom in Patients
Living With HIV/AIDS Seen at the Outpatient Clinic of a
Nigerian Tertiary Hospital. J Int Assoc Physicians AIDS Care
(Chic), 10(1):35-9.

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng

315


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
16.

17.

18.

316

Nair SN, Mary TR, Prarthana S, Harrison P (2009). Prevalence
of Pain in Patients with HIV/AIDS: A Cross-sectional Survey in
a South Indian State. Indian J Palliat Care, 15(1):67-70.
Robbins NM, Chaiklang K, Supparatpinyo K (2013).

Undertreatment of Pain in Human Immunodeficiency Virus
Positive Adults in Thailand. J Pain Symptom Manage,
45(6):1061–1072.
Parker R, Stein DJ, Jelsma J (2014). Pain in people living with
HIV/AIDS: a systematic review. J Int AIDS Soc, 17(1):18719.

Nghiên cứu Y học
19.

20.

Miaskowski C, Penko JM, Guzman D et al (2011). Occurrence
and characteristics of chronic pain in a community-based
cohort of indigent adults living with HIV infection. J Pain,
12(9):1004-16.
Azagew AW, Woreta HK, Tilahun AD, Anlay DZ (2017). High
prevalence of pain among adult HIV-infected patients at
University of Gondar Hospital, Northwest Ethiopia. J Pain Res,
10:2461-2469.

Ngày nhận bài báo:

28/11/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/02/2022

Ngày bài báo được đăng:


15/03/2022

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng



×