LỜI MỞ ĐẦU
Dưới sự tận tình hương dẫn của TS. Từ Quang Phương cùng TS. Phạm Văn Hùng.
Nhóm 14 gốm :
1Lê Thị Mai
2Võ Thị Như Quỳnh
Đã thực hiện đề tài :
“Đầu tư theo chiều sâu, đầu tư theo chiều rộng. Mối quan hệ giữa đầu tư theo
chiều rộng, đầu tư theo chiều sâu”
Gồm có các chương sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ qua lại giữa đầu tư theo
chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
I.Khaí quát về đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
II: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
Chương II: Thực trạng mối quan hệ đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều
sâu ở Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến 2008
I.Thực trạng đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu trên thế giới
II.Thực trạng đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu ở Vi ệt Nam:
Chương III: Một số giải pháp để phát triển đấu tư theo chiều rộng và đầu tư theo
chiều sâu ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai:
I. Đầu tư theo chiều âu
II.Biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư theo chiều rộng
Chương I: Những vấn đề lý luận chung vè mối quan hệ giữa đầu tư theo
chiều rộng và theo chiều sâu.
I. Khái quát về đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu
1. Đầu tư và phân loại đầu tư
1.1.. Khái niệm:
_ Đầu tư: nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn
lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Nguồn lực phải hi sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, klaf sức lao động
và trí tuệ.
Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính ( tiền vốn),
tài sản vật chất( nhà máy, đường sá , bệnh viện, trường học…), tài sản trí tuệ( trình
độ văn hóa, chuyên môn, quản lý, khoa học, kỹ thuật…) và nguồn nhân lực có đủ
điều hiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
_ Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đàu tư , là việc chi dung vốn trong hiện tại
để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật
chất( nhà xưởng thiết bị…) và tài cản trí tuệ( trí thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực
sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển
Đầu tư phát triển đòi hỏi cần có nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp nguồn lực sử
dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực bao gồm cả tiền
vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên.
1.2. Phân loại đầu tư phát triển
Trong công tác quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư các nhà kinh tế phân loại
hoạt động đầ tư theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức phân loại đáp ứng nhu
cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau . Những tiêu thức phân loại đầu tư
thường được sử dụng là:
1.2.1.Phân loại theo hoạt động
Hoạt động đầu tư phát triển bao gồm đầu tư cho các đối tượng đầu tư cho các đối
tượng vật chất ( đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởn, máy móc,
thiết bị…) và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất( đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn
nhân lực như đào tạo nghiên cứu khoa học, y tế…).
Trong các loại đầu tư trên đây, đầu tư cho đối tượng vật chất là điều kiện tiên quyết,
cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân
lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành
thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế_ xã hội cao.
1.2.2. Theo phân cấp quản lý
Dầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia, dự án
nhóm A, B,C.
Tùy theo tính chất và quy mô đầu tư của dự án mà phân thành dự án quan trọng
quốc gia, dự án nhóm A, B, C. Trong đó dự án quan trọng quốc gia do quốc hội
quyết định, dự án nhóm A do thủ tướng chính phủ quyết định, nhóm B, C do Bộ
trưởng, Thủ tướn cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính pủ, UBND tỉnh,
thanmhf phố trực thuộc trung ương quyết định.
1.2..3. Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư
Phân chia các hoạt động đầu tư thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư
phát triển khoa học kĩ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng…Các hoạt động đầu tư
này có quan hệ tương hỡ với nhau.
1..2.4. Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư
Phân chia thành:
_ Dầu tư cơ bản nhăm tái sản xuất các tài sản cố định
- Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho cơ sở sản xuất, kinh doanh
dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, duy trì
các hoạt động của cơ sở vật chất kĩ thuật không thuộc các doanh nghiệp
Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều kiện cho các
kết quả đầu tư cơ bản phát huy tác dụng.
11.2.5. Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản
xuất xã hội
- Đầu tư thương mại: hoạt động đầu tư mà thời gian thưch hiện đầu tư và hoạt động
của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngăn hạn, vốn vận động nhanh , độ
mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dễ dự đoán và
dự đoán dễ đạt đọ chính xác cao.
- Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn(5, 10,20 năm hoặc lâu hơn), vốn đầu tư lớn,
thu hồi chậm, thời gian thưch hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, vì tính hoạt động
đầu tư phức tạp, phải chịu nhiều yếu tố bất định trong tương lai không thể dự đoán
hết và dự đoán chính xác được
1.2.6. Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư
- đầu tư ngắn hạn: tiến hành trong một khoảng thời gian ngắn, thương do những chủ
đầu tư ít vồn thực hiện, đầu tư vào các hoạt động nhanh chóng thu hồi vốn.
- Đầu tư dài hạn là việc đầu tư xây dựng các công trình đòi hỏi vốn đầu tư dài, khối
lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu.
1.2.7. Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư
- Đầu tư gián tiếp: trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản
lý quá trình thưc hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Người có vốn thong qua các
hoạt động tài chính trung gian để đầu tư phát triển
- Đầu tư trực tiếp: người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực
hiện vận hành các kết quả đầu tư. Loại đầu tư này tạo nên hững năng lực sản xuất
phuc vụ mới ( cả lương và chất).
1.2.8. Theo cơ cấu tái sản xuất:
- Đầu tư theo chiều rộng
- Đầu tư theo chiều sâu
2. Đầu tư theo chiều rộng
2.1. Khái niệm:
Đầu tư theo chiều rộng là hình thức đầu tư trên cơ sở cải tạo và mở rộng cơ sở vật
chất kĩ thuật hiện có, xây dựng mới nhưng với kĩ thuật công nghệ không đổi.Đầu tư
theo chiều rộng cũng chính là đầu tư mới.
Có thể hiểu một cách đơn giản là ĐTCR mở rộng sản xuất căn cứ vào số lượng ,
tăng qui mô nhưng không tăng được năng suất lao động vì công nghệ kĩ thuật không
đổi
.
2.2. Nội dung:
- ĐTCR là đầu tư xây dựng mới nhà cửa, cấu trúc hạ tầng theo thiết kế được phê
duyệt lần đầu.
- Là hoạt động mua sắm máy móc thiết bị để đồi mới thay đổi những thiết cũ theo
một dây chuyền công nghệ đã có trước.
- Là hoạt động tăng thêm lao động, công nhân, nhưng không tăng tay nghề, kinh
nghiệm, kĩ năng lao động.
Vậy thực chất ĐTCR là để mở rộng quy mô sản xuất nhằm sản xuất một khối
lượng sản phẩm lớn hơn nữa trên cơ sở xây dựng mới thêm các hạng mục công
trình.
2.3. Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
ĐTCR không cần tiến hành nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ mới, giảm
được chi phí về thời gian, tiền bạc nghiên cứu vì dựa vào cơ sở khoa học công nghệ
ban đầu.
ĐTCR tạo ra cho nền kinh tế hệ thống công trình xây dựng hoạt động trong nhiều
năm, tăng việc làm, giảm thất nghiệp.
ĐTCR tạo ra cho nền kinh tế hệ thống công trình xây dựng hoạt động trong nhiều
năm, tăng việc làm , giảm thất nghiệp.
- Nhược điểm:
- đòi hỏi khối lượng vốn lớn. Cần phải huy động nhiều vốn để có thể tiến hành các
hoạt động về mua sắm máy móc thêm lao động, công nhân.
- Thời gian thực hiện đầu tư lớn, dài, thời gian hoạt động để thu hồi vốn lâu, tính
chất kĩ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao.
- ĐTCR làm gia tăng số lương sản phẩm tức là làm tăng năng suất lao động nhưng
không làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm vì vẫn với công nghệ cũ , không
làm thay đỏi mẫu mã, chất lượng sản phẩm.
2.4. Vai trò:
Đối với toàn bộ nền kinh tế: làm tăng qui mô của nền kinh tế trên cơ sở xây dựng
mới và mở rộng nhiều vùng kinh tế, nhiều khu, cụm công nghiệp trên khắp cả
nước.Nên có tác dụng thúc đẩy qus trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
Đối với doanh nghiêp: mở rộng được qui mô sản xuất của doanh nghiệp, đưa năng
suất tăng lên. Góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm mới, giải quyết công ăn việc
làm cho nhiều người
3. Đầu tư theo chiều sâu:
3.1. Khái niệm:
Đầu tư theo chiều sâu( ĐTCS) là hoạt động đầu tư được thực hiện trên cơ sở cải
tạo nâng cấp, đồng bộ hóa, hiện đại hóa, cơ sở vật chất hiện có, hoặc xây dựng lai ,
hoặc đầu tư mới một thiết bị công nghệ, xây dựng một nhà máy mới nhưng với kĩ
thuật công nghệ phải hiện đại hơn kĩ thuật công nghệ hiện có hoặc công nghệ của
ngành, vùng nhằm duy trì các nguồn lực hiện có.
3.2. Nội dung:
Đầu tư theo chiều sâu nhằm làm tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả của việc
sử dụng các vốn đầu vào. Có thể đầu tư ít nhất 1 trong 4 các yếu tố đầu vào là lao
động, vốn , công nghệ, tài nguyên.
- Đầu tư theo chiều sâu là hoạt động phát triển nguồn nhân lực, đầu tư và nâng cấp
bộ máy quản lý, phương pháp quản lý của các doanh nghiệp. Đầu tư theo chiều sâu
chính là đầu tư về mặt chất cho nên chất lượng nguồn nhân lực và hiểu quả của bộ
máy nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng.
3.3. Ưu, nược điểm:
- Ưu điểm:
+ ĐTCS đòi hỏi ít vốn, thời gian sinh lời nhanh, công nhân quen tay nghề, bộ máy
quản lý quen nghiệp vụ.
+ ĐTCS làm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả
đầu tư.
+ Thời gian thực hiện ngắ hơn so với đầu tư theo chiều rộng do khối lượng công
việc ít đa dạng hơn. Do đó ít mạo hiểm hơn và có độ rủi ro thấp hơn so với ĐTCR.
- Nhược điểm:
+ ĐTCS cần phải có đội ngũ tri thức cao nghiên cứu chính xác, hcj hỏi những kinh
nghiệm từ các công nghệ trước của các nước. Nhưng cần phải phù hợp với nguồn
nhân lực của doing nghiệp mình.
+ Trươc khi có quyết định ĐTCS, doanh nghiệp cần phải xem xét kĩ nguồn lực,
tiềm năng thực trước khi có quyết định đầu tư. Phải có những người kiểm định
chính xác dự án trước khi thực hiện.
3.4. Vai trò c ủa đầu tư chiều sâu:
Nhờ có ĐTCS thì doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng
suất chất lương sản phẩm, do đó có điều kiện giảm chi phí xuát, hạ giá thành sản
phẩm nhờ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường.
ĐTCS là hình thức đầu tư ưu tiên đối với các nước đang phát triển trong điều kiện
còn thiếu vốn, công nghệ, quản lý. Đối với những nước này nền kinh tế còn kém
phát triển, nên năng lượng vốn để huy động được cho đầu tư còn thiếu, phải tìm
cách đầu tư cần ít vốn mà đem lại hiêu quả. ĐTSC để phát triển kinh tế đối với các
nước này là vô cùng quan trọng. Các nước nghèo có nhiều cơ hội để nhập công
nghệ từ các nước phát triển đặc biệt là thong qua con đường đầu tư trực tiếp nước
ngoài và tự do hóa thương mại. Quá trình toàn cầu hóa làm cho các nền kinh tế ngày
càng phụ thuộc lẫn nhau hơn, bởi vậy các nước cần học hỏi kinh nghiệm của các
nước đi trước, học hỏi công nghệ tiên tiến phù hợp với nước mình để phát triển.
II. Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
1. ĐTCR là nền tảng, là cơ sở, là bước đi đầu tiên để ĐTCS:
Các doanh nghiệp nước ta trong thời gian đầu thành lập thường có qui mô vừa và
nhỏ. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tích lũy để
vốn tiếp tục đầu tư. Ban đầu cần tích lũy vốn bằng cách mở rộng sản xuất bằng
công nghệ ban đầu ( ĐTCR ), tích lũy các vốn để nghiên cứu công nghệ, thay đổi
mã sản phẩm để nó có vị thế trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm
khác, hoặc thay đỏi bộ máy quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ… dây chính là đầu tư
theo chiều sâu.
Đối với các doanh nghiệp đã có vị thế trên thị trường, công ty đã có qui mô lớn thì
việc kết hợp giữa ĐTCR và ĐTCS một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao cho
hoạt động của mình.
2. ĐTCS và ĐTCR có mối quan hệ chặt chẽ , đan xen lẫn nhau, không tách
rời nhau:
ĐTCR sẽ tạo ra cơ sở, nền tảng để tiến hành ĐTCS. Bên cạnh đó ĐTCS thúc đẩy
hoạt động ĐTCR.
Mặt khác nếu ĐTCR tạo ra một cơ sở vật chất không phù hợp và đồng bộ như nhà
xưởng không đúng qui cách, dây chuyền máy móc nhập lúc đầu quá lạc hậu hoặc
quá tiên tiến. Sự chênh lệch về trình độ công nghệ quá lớn sẽ dẫn đén tình trạng lam
ĐTCS không phát huy được hiêu quả, gây thất thoát, lãng phí.
ĐTCR tràn lan , không đồng bộ, không có trọng tâm, trọng điểm sẽ làm hạn chế vốn
và nguồn lực của doanh nghiệp khi tiến hành ĐTCS.
Ngược lại ĐTCS không hiệu quả sẽ làm cho các doanh nghiệp không có đủ điều
kiện để tiếp tục ĐTCR mở rộng sản xuất . Nhiều trang thiết bị máy móc không phù
hợp với điều kiện địa lý, khí hậu nước khi tiến hành ĐTCS. Những trang thiết bị
hiện đại nhập từ nước ngoài thì chi phí sẽ rất cao dẫn đén giá thành sản phẩm cao.
Hơawcj máy móc quá hiện đại tạo ra những sản phẩm cũng hiện đại không kém
nhưng người tiêu dung thì không sử dụng hết các tính năng của nó. Dù trong trường
hợp nào thì sản phẩm của doanh nghiệp cũng khó tiêu thụ, do đó hiệu quả đầu tư là
không có, không thu hồi được vốn, gây lãng phí vốn đầu tư.
3. Đầu tư theo chiều sâu là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản
xuất, lại tiếp tục đầu tư theo chiều rộng.
Sau quá trình đầu tư theo chiều sâu doanh nghiệp áp dụng khoa học tạo ra nhiều sản
phẩm có chất lượng, mẫu mã tốt, cải tiến dược bộ máy nhà nước, .. Khi đàu tư chiều
sâu có hiệu quả , những sản phẩm tạo ra được khách hàng đánh giá tốt, doanh
nghiệp rất kì vọng khả năng tiêu thụ sản phẩm trong tương lai. Vì vậy đó là động
lực để doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất những sản phẩm đó để đáp ứng nhu
câu của khách hang.
4. Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là hai hình thức theo cơ
cấu tái sản xuất.
Tái sản xuất vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của hoạt động tăng trưởng và phát
triển kinh tế. Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là hai hình thức của
quá trình tái sản xuất. Hai hình thức này tuy có những khác biệt tương đối song
chúng luôn gắn liền với nhau , đi kèm thúc đẩy lẫn nhau.Đầu tư theo chiều rộng
thường được tiến hành khi bắt đầu kinh doanh hoặc trong quá trình kinh doanh
muốn mở rộng qui mô. Đến một lúc nào đó dây chuyên công nghệ dãd cũ , khó có
thể duy trì năng suất hiện có, chubngs ta nên tiến hanh đầu tư theo chiều sâu.Không
một doanh nghiệp nào có thể sử dụng một trong hai phương thức riêng lẻ, mà kết
hợp giữa đầu tư theo chiều sâu và chiều rộng để đạt được hiệu quả tối đa.
III. Nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
- Mối quan hệ đầu tư chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu trong sự tác động từ yếu
tố cung, cầu thị trường.
Cung, cầu là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình đầu tư. Cầu thị trường
là yếu tố cần có quyết định đến quá trình đầu tư. Khi cầu cao sản phẩm sản xuất ra
không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì vậy phải nghiên cứu thị trường để
đánh giá đúng nhu cầu thị trường mong muốn. Vì vậy đầu tư này là đầu tư theo
chiều rộng( mở rộng các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, lao động…) hay nâng cao
năng suất lao động nhằm đáp ứng số lượng sản phẩm mặc dù nguyên vật liệu đầu
vào vẫn không đổi.Ngược lại nếu cầu sản phẩm thấp hoạt động sản xuất sẽ bắt đầu
với quá trình cải tiến công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, thay đổi kiểu mã sản
phẩm hoặc tìm ra sản phẩm mới có đáp ứng nhu cầu mới của sản phẩm.
Bên cạnh đó cung thị trường cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư theo chiều rộng và
đầu tư theo chiều sâu. Việc đầu tư theo chiều rộng sẽ được áp dung khi DN không
đáp ứng được nhu cầu trên thị trường. Ngược lại cung quá cao lam cho sản phẩm bị
bão hòa. Lúc này các doanh nghiệp phải đầu tư theo chiều sâu.
Cung, cầu là điều kiện cơ bản để nhà đầu tư quyết định nên đầu tư theo chiều hướng
nào. Và trên cơ sở nghiên cứu thị trường tại thời điểm đó nhà đầu tư có thể nghiên
cứu chọn đầu tư theo chiêu rộng, hay đầu tư theo chiều sâu hoặc đầu tư cả hai.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn hình
thức đầu tư và qui mô đầu tư.
Môi trường đầu tư là điều kiện kiên quyết ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư cũng như
việc lựa chon phương án đầu tư. Ví dụ một doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm A
dựa vào các yếu tố tự nhiên là B. Sản phẩm A đang được ưa chuộng trên thị trường
nhưng Blaij rất hạn chế. Vì vậy ta phải đẩy mạnh việc phát triển khoa học công
nghệ để tránh việc thất thoát nguyên, vật liệu B. Và ngược lại nếu B có thể khai thác
nhiều với giá thành rẻ thì doanh nghiệp nên đầu tư theo chiều rộng nhăm tạo ra
được nhiều sản phẩm để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối đa.
Chương II: Thực trạng mối quan hệ đầu tư theo chiều rộng và
đầu tư theo chiều sâu ở Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến 2008
Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ
đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế,
chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở
cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được
tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội.
Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung
pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Năm 1991 Luật
doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng
định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng loạt
các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam
như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động và hàng
trăm các văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể
hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước
được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn
mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành
lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như
thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đất đai… Cải
cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo
môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn
lực cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là
một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ
tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế… để tạo ra một thể chế năng động,
đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ đổi mới vừa qua
đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Việt Nam
đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động
hơn bao giờ hết. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát
triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho
tăng trưởng kinh tế. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu
hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị
trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra
nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều
hối...
I.Thực trạng đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu trên thế giới
1.Những đặc điểm và chiều hướng phát triển của kinh tế thế giới
a) Kinh tế thế giới chuyển từ phát triển theo chiều rộng (gia tăng nguồn lực)
sang phát triển theo chiều sâu (nâng cao hiệu quả). Những thập niên cuối của thế
kỷ 20, các nhân tố phát triển theo chiều rộng như các nguồn nguyên nhiên liệu, năng
lượng, khoáng sản, ưu thế về nguồn lao động giá rẻ... suy giảm rõ rệt. Cuộc khủng
hoảng dầu lửa trong thập kỷ 70 và 80 đã thúc đẩy các quốc gia tìm kiếm các biện
pháp phát triển chiều sâu như nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu, năng
lượng; nghiên cứu phát triển các loại vật liệu mới, các kỹ thuật công nghệ cao như
máy tính, điện tử, vi điện tử, tự động hoá, sinh học... Cuộc cách mạng khoa học -
công nghệ vào nửa sau của thế kỷ XX đã tạo ra một bước ngoặt trong sự phát triển
của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất của toàn
xã hội, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ ba đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các ngành chủ yếu
như điện tử, năng lượng nguyên tử, công nghệ hoá dầu, công nghệ hàng không vũ
trụ, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin... và hình thành nên những phương
thức, mô hình sản xuất mới với năng suất và hiệu quả cao hơn, thúc đẩy sức sản
xuất xã hội phát triển nhanh chóng. Dựa trên những thành tựu đó, cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ đã bùng nổ trên phạm vi ngày càng rộng hơn và tác động
ngày càng sâu sắc hơn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Kết quả là kinh tế
thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới dựa
trên chất xám và kỹ thuật, công nghệ cao - kinh tế tri thức. Trong thế kỷ 20, sản
xuất công nghiệp thế giới tăng 35 lần trong khi thế kỷ 19 chỉ tăng 3 lần. Những
thành tựu khoa học - công nghệ đã và sẽ trực tiếp đi vào lực lượng sản xuất trong
khoảng thời gian rất ngắn, trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt và trực tiếp của xã
hội, tạo nên động lực chính của sự phát triển của kinh tế thế giới trong những thập
kỷ đầu của thế kỷ XXI. Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế
thế giới có những bước chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ, trong đó tỷ trọng giá trị nông
nghiệp không ngừng suy giảm; tỷ trọng công nghiệp có xu hướng thu hẹp ở các
nước công nghiệp phát triển nhưng vẫn tăng lên ở các nước ĐPT; đồng thời tỷ trọng
ngành dịch vụ không ngừng mở rộng. Năm 1900, nông nghiệp chiếm 1/3 GDP thế
giới, đến nay chỉ còn khoảng 3%, trong khi công nghiệp chiếm 35% và dịch vụ
chiếm 60%. Thậm chí, ở nhiều nước công nghiệp phát triển, dịch vụ đã chiếm tới
hơn 75% lực lượng lao động, đóng góp gần 70% vào GDP.
b) Gắn liền với cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mới, nền kinh tế tri
thức là một đặc trưng nổi bật của kinh tế thế giới trong những thập kỷ đầu thế kỷ
XXI. Giá trị của các yếu tố đầu vào truyền thống như nguyên nhiên liệu, đất đai, lao
động phổ thông hoặc ít đào tạo ngày càng giảm. Trong khi chất xám, tri thức và
thông tin có vai trò ngày càng tăng và mang tính quyết định đối với các quá trình
sản xuất, phân phối, tiêu thụ và đóng góp tỷ lệ ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh
tế của mỗi quốc gia. Trong thời gian tới, tất cả các nước sẽ điều chỉnh lại cơ cấu
kinh tế theo hướng nâng cao vai trò chủ đạo và dẫn đầu của các ngành kinh tế dựa
trên các công nghệ mới và có hàm lượng chất xám cao để làm động lực thúc đẩy.
Tăng cường đầu tư chiều sâu ở trung quốc
Tập đoàn General Electric (GE) hôm 29/5 cho biết sẽ đầu tư khoảng 50 triệu USD
để phục vụ cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) những công nghệ mới,
thân thiện với môi trường ngay tại lãnh thổ Trung Quốc.Với việc đầu tư mang tính
chiều sâu này, GE - công ty được ca ngợi nhất của Mỹ năm 2006 và là công ty lớn
thứ hai thế giới năm 2006 - dự tính sẽ nâng gấp đôi doanh thu của mình ở Trung
Quốcvàonăm2010.
Doanh thu của GE ở Trung Quốc hiện đang đạt khoảng 5 tỷ USD. Trong đó, 40% là
nhờ bán thiết bị cho các dự án cơ sở hạ tầng.Thông qua việc đầu tư thêm R&D, GE
hy vọng củng cố thêm các quan hệ đối tác chiến lược, qua đó sẽ tiếp tục thu lợi lớn
từ các vụ đầu tư lớn của Trung Quốc trong tương lai đối với nhà máy điện, đường
sắt ,sân bay và các dự án khác.
Các đại gia tăng cường đầu tư chiều sâu tại Trung Quốc.Các công ty đa quốc gia đã
tăng khá nhiều vốn đầu tư cho các trung tâm R&D tại Trung Quốc vì thị trường này
đang trở nên quan trọng hơn trong chiến lược kinh doanh toàn cầu của họ. Như lời
tiến sỹ Li Wanlin, Phó Chủ tịch của Công ty Viễn thông Siemens Trung Quốc, việc
thành lập trung tâm R&D của Siemens tại Trung Quốc là một chiến lược có ý nghĩa
sống còn đối với sự phát triển của công ty mẹ trongtươnglai.
Một loạt các công ty đa quốc gia danh tiếng như Microsoft, IBM, Motorola,
Siemens, Nortel, General Motors, Philips, Volkswagen và Honda đều đã hoặc đang
đầu tư hàng chục triệu USD để xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại
Trung Quốc. Đây là hướng thu hút đầu tư mới có hiệu quả và bền vững hơn đầu
đầu tư theo chiều sâu trước kia.
Đầu tư nông nghiệp theo chiều rộng và chiều sâu:
Ngành nông nghiệp Trung Quốc đang tiếp tục hoàn thiện chế độ bảo đảm và trợ
cấp nông nghiệp, đều không ngừng tăng mật độ khuyến khích đối với vùng sản xuất
lương thực chính và mật độ trợ cấp trực tiếp cho nông dân. Năm nay biên độ đầu tư
xây dựng cơ sở nông nghiệp cũng sẽ không ngừng tăng; lượng tiền do tăng thuế đất
nông nghiệp sẽ được dùng cho “Tam nông”; các địa phương dự toán sắp xếp bảo vệ
duy trì kinh phí xây dựng thành phố phải quyết định một phần kinh phí dùng cho
quy hoạch, xây dựng và bảo vệ cơ sở hạ tầng nông thôn.
Trước mắt, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân chỉ rõ, năm 2008 sẽ
sử dụng chính sách tài chính linh hoạt khống chế lạm phát, đối với phần chi phí vật
tư nông nghiệp trong tổng chi phí sản xuất tăng quá nhanh, chính phủ sẽ tăng
cường tiến hành điều tiết khống chế mật độ trợ cấp đầu tư, hình thành cơ chế hỗ trợ
hoạt động tốt tăng hiệu quả nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Theo phân
tích này của chuyên gia, nông nghiệp có thể là ngành thu được nhiều lợi ích nhất
trong chính sách khống chế lạm phát.
“Đẩy mạnh mật độ đầu tư xây dựng hệ thống phòng trị dịch bệnh động vật” là điểm
đáng chú ý trong hội thảo lần này. Trước đây bệnh cúm gia cầm, lợn tai xanh…đã
gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành trồng trọt chăn nuôi ở Trung Quốc. Theo các Bộ,
Uỷ ban như Uỷ ban phát triển cải cách, Bộ Tài chính…thống kê, dịch cúm gia cầm
đã làm giảm 8 tỷ NDT (tương đương 1,1 tỷ USD), doanh nghiệp giảm 20 tỷ NDT
doanh thu (tương đương 2,75 tỷ USD), giảm các trên 100 vạn vịêc làm; bệnh lợn tai
xanh là nguyên nhân quan trọng dẫn tới giá cả thịt lợn tăng nhanh trong năm 2007.
Đối với vấn đề này, hội nghị cũng đưa ra yêu cầu “chắc chắn thiết thực tăng cường
phòng chống dịch bệnh động vật, tăng cường toàn diện công tác quản lý an toàn
chất lượng hàng nông sản, ra sức cải thiện điều tiết khống chế thị trường hàng nông
sản .”
Ngày 20 tháng 12 năm 2007 trong “Thông báo về ổn định thị trường cung cấp thịt
lợn do Văn phòng quốc vụ viện đưa ra ” cũng thể hiện rõ, kể từ ngày 1/7/2007 đến
ngày 30/6/2009, trên cơ sở trợ cấp 50 nhân dân tệ (tương đương 110.00) cho giống
lợn cái đối với các hộ hay các nông trường trồng trọt chăn nuôi trợ cấp nhân giống
lợn cái, tăng lên 100 NDT (khoảng 220,000 VNĐ) cho mỗi con; Năm 2008 ngân
sách trung ương tiếp tục bố trí 25 tỷ NDT tiền vốn, khuyến khích hỗ trợ xây dựng
cơ sở hạ tầng cho hàng loạt các nông trường trồng trọt chăn nuôi tiêu chuẩn hoá
(theo quy mô nhỏ), đặc biệt là thiết kế xây dựng khu xử lý phân bón nước thải.
Còn về lĩnh vực giá cả lương thực, từ năm 2007 đến nay, giá vật tư sản xuất nông
nghiệp tăng nhanh chóng, chủ yếu là do giá phân bón tăng, giá dầu diezel dùng cho
nông nghiệp tăng trên 10%, chịu ảnh hưởng của việc giá nguyên liệu sản xuất nông
nghiệp tăng, mặc dù ngành sản xuất lương thực của Trung Quốc trong 4 năm gần
đây đều bội thu, nhưng năm 2007 sau khi ra đời thị trường lương thực kỳ hạn, giá
cả không những không giảm mà có chiều hướng tăng với biên độ lớn. Trước quý 3
năm 2007, giá mua lương thực của dân cư thành thị nông thôn tăng 10.6% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó giá lương thực tăng 6.3%.
Đối với việc tăng giá lương thực, trong những năm gần đây nhà nước tiếp tục tăng
cường cơ chế khuyến khích đầu tư đối với các khu sản xuất lương thực chủ yếu,
tăng trợ cấp đối với nguyên liệu sản xuất. Những ngày gần đây Bộ Tài chính và
Tổng cục thuế quốc gia đã hợp tác thực hiện xoá bỏ hoàn thuế xuất khẩu đối với lúa
mỳ, ngô, gạo, đậu … và các chế phẩm bột, tổng cộng liên quan đến 84 dòng?
nguyên tắc thuế. Trước đây, hoàn thuế xuất khẩu với một phần lương thực hoặc các
sản phẩm gia công lương thực dùng làm nguyên liệu là 13%. Quốc vụ viện Trung
Quốc quyết định loại bỏ một phần hoàn thuế xuất nhập khẩu đối với luơng thực
nguyên liệu và sản phẩm biến từ bột, như vậy có thể thông qua tác dụng đòn bẩy
của việc thu thuế, dẫn đến cân bằng nhu cầu cung cầu lương thực trong nước, đồng
thời cũng có thể đạt được tác dụng đòn bẩy vật giá.”
2. ĐẦU TƯ CHIỀU SÂU Ở INĐONẾSIA:
Trong nỗ lực nâng khả năng cạnh tranh của đất nước, mới đây Tổng thống
Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã đưa ra đề xuất không chỉ nâng nguồn thu
từ xuất khẩu khí đốt hóa lỏng, mà còn phải tìm cách đa dạng hóa ưu thế có được từ
nguồn nhiên liệu chiến lược này trong các mối quan hệ quốc tế.
Thực ra, ngay từ năm 1983, Indonesia đã chuyển đổi nền kinh tế theo hướng không
dựa nhà xuất khẩu khí đốt hóa lỏng đứng đầu thế giới và hầu hết nguồn khí đốt tự
nhiên khai thác được đều dùng cho xuất khẩu. Với việc giá nhiên liệu này tăng cao,
có thể nói dầu khí đang đem lại nguồn bội thu cho Indonesia, giúp dự trữ ngoại tệ
của nước này hiện lên tới 34 tỉ USD. Tuy nhiên, tham vọng kiếm lợi của Tổng
thống Indonesia không chỉ dừng ở tăng giá. Theo ông, xuất khẩu khí đốt mới chỉ
đem lại lợi ở phần ngọn, còn nếu biết đa dạng hóa lợi thế từ khí đốt thì cái lợi sẽ
nhân lên nhiều lần.
Kế hoạch được Tổng thống Indonesia đưa ra là tận dụng năm 2009, thời điểm hợp
đồng bán khí đốt hóa lỏng cho Nhật Bản và Trung Quốc hết hạn, để buộc các nước
này phải đầu tư vào Indonesia trong các ngành dùng nhiều khí đốt thì mới xem xét
ký tiếp hợp đồng. Những ngành mà Indonesia hướng tới là sản xuất điện, phân bón
và hóa chất. Nếu việc này thành công, Indonesia sẽ vẫn tiêu thụ được khí đốt mà lại
tăng thêm nguồn vốn đầu tư, chính phủ thu thêm được thuế, tạo thêm việc làm cho
người dân, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và thu thêm lợi từ các ngành mới được
đầu tư. Cơ hội kiếm lợi cứ thế mà xuất hiện.
Thường thì mỗi nước chỉ có vài thế mạnh trong quan hệ buôn bán quốc tế. Chính vì
thế mà ai cũng tìm cách tận dụng tối đa lợi thế đó. Tuy nhiên, việc khai thác thường
theo chiều rộng, tức là liên tục mở rộng quy mô. Cách tiếp cận của Tổng thống
Indonesia lại theo hướng khác, tập trung đa dạng hóa lợi thế mà mình đang có, thậm
chí dùng cả ưu thế để gây sức ép một cách hợp lý với các đối tác làm ăn. Đó là cách
tiếp cận theo chiều sâu sự phát triển của nền kinh tế
II.Thực trạng đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu ở Vi ệt Nam:
.1. Đầu tư theo chiều rộng:
Nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đi theo hướng tăng trưởng về số lượng, chưa
chuyển sang tăng trưởng về chất lượng, vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng,
chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu.
Tăng trưởng do các yếu tố đầu vào: Tăng trưởng kinh tế xét ở đầu vào, có ba yếu tố
đóng góp. Đó là sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư, đóng góp của số
lượng lao động và đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Theo
tính toán ban đầu, yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 57%, yếu tố số
lượng lao động đóng góp khoảng 20%, yếu tố TFP đóng góp 23%. Từ sự đóng góp
như trên, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý.
Một là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố
số lượng vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã
vượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%,
ước năm 2007 đạt 40,4%), kế hoạch năm 2008 còn cao hơn, lên đến 42%.
Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của Trung
Quốc - một tỷ lệ làm cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt cao nhất thế giới,
đã nhiều năm liền tăng hai chữ số, hiện đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăng
trưởng liên tục (28 năm), nhưng Trung Quốc đưa ra mục tiêu giảm độ nóng của
tăng trưởng và đẩy mạnh chống lạm phát do tốc độ tăng Ba là, nếu tính cả sự đóng
góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư và sự đóng góp của yếu tố số lượng lao động,
thì hai yếu tố này đã đóng góp trên ba phần tư tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam. Điều đó chứng tỏ, sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăng
trưởng kinh tế còn nhỏ, chưa được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba tỷ trọng
đóng góp của yếu tố này của các nước trong khu vực hiện nay. Điều đó cũng chứng
tỏ, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đi theo hướng tăng trưởng về số lượng, chưa
chuyển sang tăng trưởng về chất lượng, vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng,
chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu.
Hoạt động đầu tư chiều rộng tràn lan , sử dụng vốn không hiệu quả
Chẳng hạn như tập đoàn Vinashin đã mở rộng và đầu tư hàng loạt nhà máy
đóng tàu ở các tỉnh. Tập đoàn này còn có một kế hoạch tổng thể đầu tư 3 tỷ $ vào
các sưởng đóng tàu, nhà máy thép và các nghành công nghiệp cung ứng khác.
Mức đầu tư đó sẽ khiến quy mô của Vinashin bằng 3/4 quy mô của tập đoàn
Huydai – tập đoàn đóng tàu lớn nhất với 15% thj phần thế giới, trong khi không có
dấu hiệu nào cho thấy Viinashin có khả năng kỹ thuật cũng như quản lý để biện
minh cho một thị phần lớn như vậy. Đối với các DNNN thông qua việc đầu tư
mua sắm thiết bị – cũng là cơ hội để cho nhiều cá nhân nâng giá khống, trục lợi.
Điều đó dẫn đến một thực tế làm tăng chi phí và giảm hiệu quả đầu tư. Việc sử
dụng vốn không hiệu quả của Vinashin còn thể hiện “ 1 sưởng đóng tàu 120.000
tấn hiện đại đang đươc xây dựng ở Ân Độ với chi phí 90 triệu $, trong khi đó
Vinashin phải cần tới 150 triệu $ “ .
Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao: TFP là tổng hợp của các nhân tố hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư và năng suất lao động. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện ở
nhiều chỉ tiêu. Gần đây, trên các diễn đàn hội thảo và trên một số phương tiện thông
tin đại chúng, khi đề cập đến hiệu quả đầu tư các chuyên gia thường dùng hệ số
ICOR.
Chỉ tiêu này được tính bằng nhiều cách, song theo cách tính đơn giản mà các
chuyên gia đề cập là lấy tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho tốc độ tăng trưởng GDP. Hệ
số ICOR càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP
và tốc độ tăng GDP thì ICOR qua các thời kỳ như sau: Tính chung ICOR của Việt
Nam trong thời kỳ 1991-2007 là 4,86 lần, cao hơn nhiều so với 2,7 lần của Đài
Loan (trong thời kỳ 1961-1980), 3 lần của Hàn Quốc (trong thời kỳ 1961- 1980),
3,7 lần của Indonesia (trong thời kỳ 1981-1995), 4 lần của Trung Quốc (trong thời
kỳ 2001-2006), 4,1 lần của Thái Lan (trong thời kỳ 1981-1995); cũng cao hơn so
với 4,6 lần của Malaysia (trong thời kỳ 1981-1995). Điều đó chứng tỏ, hiệu quả đầu
tư của Việt Nam còn thấpHiệu quả đầu tư còn được tính theo cách lấy GDP chia
cho vốn đầu tư hàng năm (đều tính theo giá thực tế). Theo cách này, thì GDP/vốn
đầu tư (có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP) của Việt
Nam đã bị sút giảm qua các thời kỳ: nếu thời kỳ 1991-1995 đạt 3,55 đồng/đồng, thì
năm 1996-2000 còn 3,0 đồng/đồng, 2001-2005 còn 2,56 đồng/đồng, 2006-2007 còn
2,46 đồng/đồng. giá tính theo năm của tháng 2/2008 đã lên đến 8,3%, cao nhất trong
12 năm qua.
Hiệu quả đầu tư còn được tính theo cách lấy GDP chia cho vốn đầu tư hàng năm
(đều tính theo giá thực tế). Theo cách này, thì GDP/vốn đầu tư (có nghĩa là 1 đồng
vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP) của Việt Nam đã bị sút giảm qua các
thời kỳ: nếu thời kỳ 1991-1995 đạt 3,55 đồng/đồng, thì năm 1996-2000 còn 3,0
đồng/đồng, 2001-2005 còn 2,56 đồng/đồng, 2006-2007 còn 2,46 đồng/đồng.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế thấp (năm 2007) mới đạt 25.886.000
đồng/người, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản còn đạt thấp hơn chỉ có
9.607.000 đồng/người, ngay cả nhóm ngành công nghiệp-xây dựng cao nhất cũng
mới đạt 55.072.000 đồng/người và của nhóm ngành dịch vụ cũng chỉ đạt
38.159.000 đồng/người. (quy ra USD các số liệu tương ứng: khoảng 1.600 USD,
600 USD, 3.438 USD, và 2.385 USD).
Các con số trên còn thấp xa so với năng suất lao động chung của thế giới (trên
14.600 USD), còn thấp hơn cả mức bình quân đầu người của thế giới (khoảng 6.500
U Đúng như dự đoán trước đó, gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội đối với hoạt
động đầu tư và kinh doanh. Nhìn tổng thể, đáng khích lệ là xu hướng tích cực, thuận
lợi là chủ đạo. GDP năm 2007 đạt mức 8,44%, cao nhất trong 10 năm qua, cao thứ
3 của châu Á, cao nhất trong các nước ASEAN. Những kết quả đạt được năm vừa
qua dù khả quan nhưng vẫn tiềm ẩn những bất ổn. Chất lượng tăng trưởng kinh tế
chưa cao, chưa đều và chưa bền vững. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao
(20,5%) nhưng tốc độ giá trị tăng thêm thấp, khoảng 10,2%.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng còn chậm, tác động dây chuyền đến cả nền
kinh tế. Giá cả tăng cao, ô nhiễm môi trường và tình trạng ùn tắc giao thông tại một
số thành phố lớn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sốngcủangườidân.
Ngay như xuất khẩu luôn đạt được những thành công ấn tượng, nhưng tăng trưởng
cũng chưa vững chắc. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp, chủ yếu
vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản, nông, lâm, thủy, hải sản, trong khi
các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện máy tính... chủ
yếu vẫn còn mang tính chất gia công.
Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều
sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác
được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên
kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.
Nhập siêu ở mức cao và chưa có giải pháp kiềm chế hiệu quả, triệt để, đã ảnh
hưởng tiêu cực đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như cán cân thanh toán, dự trữ
ngoại tệ, nguồn lực đầu tư...Theo đánh giá của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật
Bản (JBIC), Việt Nam là thị trường đầu tư tiềm năng thứ 3 thế giới chỉ sau Trung
Quốc và Ấn Độ, đứng đầu ASEAN. Và theo Báo cáo của Uỷ ban Thương mại và
Phát triển của Liên hiệp quốc công bố tháng 10/2007 thì Việt Nam đứng thứ 6 trong
các nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư toàn cầu. Điều tra 6.700 doanh nghiệp dân
doanh của VCCI năm 2007 cũng cho thấy tâm lý lạc quan này.
SD/người). Với năng suất thấp như trên thì giá trị thặng dư còn đang rất nhỏ nhoi.
Hiện trên thế giới phố biến hai mô hình phát triển đô thị: theo chiều rộng và
theo chiều sâu.
Phát triển theo chiều rộng có thể xem như sự mở rộng về mặt địa lý, nhưng cũng có
hnghĩa là mở rộng về mặt hành chính. Phát triển theo chiều sâu tạm hiểu là phát
triển về chất lượng đô thị, tức là nâng cấp hạ tầng xã hội của đô thị. Ta sẽ cùng xét
các mặt lợi hại của hai giải pháp phát triển này.
Thứ nhất là phát triển theo chiều rộng. Giải pháp này cho phép tăng các nguồn tài
nguyên của đô thị và vì vậy mà đô thị đó sẽ hấp dẫn đầu tư hơn. Đô thị có thể sẽ có
nguồn kinh phí dồi dào để phát triển. Các vùng lãnh thổ của đô thị này sẽ có thể
được đầu tư phát triển đồng bộ hơn do cùng một cơ quan quản lý. Tuy nhiên, đây
cũng chính là nhược điểm của việc phát triển đô thị theo chiều rộng, tức là mở rộng
về mặt quản lý hành chính. Việc tập trung các vùng lãnh thổ cho một cơ quan quản