Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tỷ lệ Helicobacter pylori âm tính sau điều trị Helicobacter pylori tại phòng khám bác sĩ gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.99 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

TỶ LỆ HELICOBACTER PYLORI ÂM TÍNH SAU ĐIỀU TRỊ
HELICOBACTER PYLORI TẠI PHỊNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH
Phạm Thị Mai Trúc1, Lê Thanh Tồn1

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Tỷ lệ tiệt trừ thành công Helicobacter pylori (H. pylori) chưa cao và bị nhiều yếu tố ảnh hưởng.
Điều trị tiệt trừ H. pylori tại phòng khám bác sĩ gia đình tại bệnh viện tuyến quận có vai trị quan trọng vì là nơi
tiếp cận và chỉ định phác đồ đầu tay. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khảo sát tình hình điều trị tiệt trừ H. pylori
tại các cơ sở y tế này.
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm: (1) Xác định tỷ lệ bệnh nhân có H. pylori âm tính sau điều trị
tiệt trừ; (2) Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ bệnh nhân có H. pylori âm tính và các yếu tố: tuổi, giới tính, phác
đồ điều trị, hút thuốc lá, uống rượu, và tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tại phòng khám Bác sĩ gia đình, Bệnh
viện Quận 2 và Quận Tân Phú năm 2021.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại phòng khám Bác sĩ gia
đình của Bệnh viện Quận 2 và Bệnh viện Quận Tân Phú trong năm 2021. Số liệu được thu thập bằng cách
phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận hồ sơ khám bệnh của 96 bệnh nhân đã được chẩn đoán, điều trị tiệt trừ, và được
chỉ định đánh giá sau điều trị. Giá trị p<0,05 được chọn là mức ý nghĩa của phép kiểm thống kê.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có H. pylori âm tính sau điều trị tiệt trừ tại phịng khám Bác sĩ gia đình của hai
bệnh viện quận là 68,75%. Tỷ lệ bệnh nhân có H. pylori âm tính cao ở nhóm bệnh nhân có tuân thủ dùng thuốc,
nhóm bệnh nhân sử dụng phác đồ 4 thuốc có bismuth hoặc phác đồ 3 thuốc có levofloxacin.
Kết luận: Tình hình tiệt trừ H. pylori tại phịng khám Bác sĩ gia đình của Bệnh viện quận có hiệu quả chưa
cao. Yếu tố tuân thủ dùng thuốc và phác đồ điều trị có liên quan đến tỷ lệ H. pylori âm tính sau điều trị tiệt trừ.
Từ khóa: Helicobacter pylori, tỷ lệ nhiễm H. pylori, tiệt trừ H. pylori

ABSTRACT
PREVALENCE OF NEGATIVE HELICOBACTER PYLORI AFTER HELICOBACTER PYLORI
ERADICATION IN DEPARTMENT OF FAMILY MEDICINE


Pham Thi Mai Truc, Le Thanh Toan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No. 2 - 2022: 369 - 374
Background: H. pylori eradication was not very effective and the prevalence of H. pylori eradication was
related to many factors. H. pylori eradication in the department of family medicine of district hospitals made an
important impact as the initial treatment. However, there was a lack of study evaluating the treatment of H.
pylori infection at district hospitals.
Objectives: To identify the prevalence of negative H. pylori after eradication and related factors: age, sex,
therapy, smoking, drinking alcohol, and adherence to treatment among patients receiving H. pylori eradication
treatment in the department of family medicine of District 2 and Tan Phu District Hospital in 2021.
Methods: A cross-sectional study was conducted in the department of family medicine of District 2 and Tan
Phu District Hospital in 2021. Data was collected from a direct interview and clinical records of 96 patients who
were diagnosed, eradicated H. pylori, and detected H. pylori after treatment. A p-value at 0,05 was defined as
significant.
Trung tâm Đào tạo B{c sĩ Gia đình, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Thanh Toàn
ĐT:0906638689
Email:
1

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng

369


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

Nghiên cứu Y học

Results: Prevalence of negative H. pylori after eradication in the department of family medicine of two
hospitals was 68.75%. High negative H. pylori rate in patients had factors such as adherence, treatment with

bismuth quadruple therapy, or levofloxacin triple therapy.
Conclusion: The effectiveness of H. pylori eradication in the department of family medicine of district
hospitals was not high. Adherence factors and therapy were likely to have a relation to the prevalence of negative
H. pylori after eradication.
Keywords: Helicobacter pylori, H. pylori infection rate, H. pylori eradication
tại bệnh viện Quận 2 và bệnh viện Quận Tân
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phú, đ{nh gi{ hiệu quả tiệt trừ sau khi ngưng
Tỷ lệ người nhiễm H. pylori chiếm hơn một
thuốc ức chế tiết axit ít nhất 2 tuần và kháng sinh
nửa dân số thế giới và tập trung chủ yếu ở các
ít nhất 4 tuần trước khi l|m test hơi thở. Bệnh
nước đang ph{t triển(1). Tuy nhiên, vấn đề điều
nh}n sau điều trị loét dạ dày có H. pylori được
trị H. pylori vẫn cịn gặp nhiều thách thức khi tỷ
chỉ định nội soi dạ d|y đ{nh gi{ ổ loét, đồng thời
lệ tiệt trừ th|nh công không đạt được mục tiêu
kiểm tra hiệu quả tiệt trừ H. pylori thông qua
tối thiểu là 80%(2,3). Hiệu quả điều trị phụ thuộc
CLO-test. Đối với những bệnh nhân chỉ có viêm
vào nhiều yếu tố, bao gồm sự tuân thủ của bệnh
dạ dày hoặc bệnh nhân không triệu chứng được
nh}n, ph{c đồ điều trị, tình trạng hút thuốc lá,
phát hiện nhiễm H. pylori qua tầm soát chủ
uống rượu trong thời gian điều trị tiệt trừ.
động, sẽ khơng có chỉ định nội soi dạ dày – tá
Tại thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám
tr|ng (DDTT) để khảo s{t sau điều trị, do đó
B{c sĩ gia đình tại các bệnh tuyến quận l| nơi giữ
phương ph{p không x}m lấn, cụ thể l| test hơi

vai trò quan trọng trong chẩn đo{n v| chỉ định
thở được ưu tiên chọn lựa. Bệnh nh}n được chọn
ph{c đồ đầu tay cho bệnh nh}n. Song chưa có
vào nghiên cứu nếu đồng ý, tự nguyện tham gia
nghiên cứu khảo sát hiệu quả điều trị tại c{c cơ
nghiên cứu.
sở y tế này nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
nhằm những mục tiêu sau: 1) X{c định tỷ lệ
Những bệnh nhân có triệu chứng cấp cứu
bệnh nhân có H. pylori }m tính sau điều trị tiệt
như nơn ra m{u, tiêu ph}n đen, có dùng thuốc
trừ; (2) X{c định mối liên quan giữa tỷ lệ bệnh
ức chế tiết axit trong vịng 2 tuần, dùng kháng
nhân có H. pylori âm tính và các yếu tố: tuổi, giới
sinh trong vịng 4 tuần trước khi l|m test hơi
tính, ph{c đồ điều trị, hút thuốc lá, uống rượu,
thở(4).
và tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tại phịng
kh{m B{c sĩ gia đình, Bệnh viện Quận 2 và Quận
Phƣơng pháp nghiên cứu
T}n Phú năm 2021.
Thiết kế nghiên cứu

ĐỐI TƢỢNG– PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
96 bệnh nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, được
chẩn đo{n nhiễm H. pylori v| điều trị tại phòng
kh{m B{c sĩ gia đình, bệnh viện Quận 2 và bệnh
viện Quận Tân Phú trong thời gian tiến hành

nghiên cứu.

Tiêu chuẩn chọn
Bệnh nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, đã được
chẩn đo{n nhiễm H. pylori (CLO-test dương tính
hoặc test hơi thở dương tính) v| đã ho|n th|nh
điều trị tiệt trừ theo chỉ định của b{c sĩ điều trị

370

Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Phương pháp thực hiện
Bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu được thu
thập thơng tin họ v| tên, năm sinh, giới tính, số
hồ sơ, ph{c đồ điều trị, kết quả test hơi thở hoặc
CLO test, thói quen hút thuốc lá, uống rượu vào
Phiếu thu thập số liệu. Trong đó: Họ và tên viết
tắt, năm sinh, giới tính, kết quả test hơi thở/CLO
test, ph{c đồ điều trị được ghi nhận theo thông
tin trên Hồ sơ kh{m bệnh. Tình trạng hút thuốc
lá, uống rượu, và tuân thủ dùng thuốc được ghi
nhận thông qua phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân.

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

Nghiên cứu Y học

Định nghĩa các biến số chính
Kết quả tiệt trừ H. pylori: biến nhị gi{ (dương
tính/âm tính).
Ph{c đồ điều trị tiệt trừ H. pylori: biến danh
định với 5 giá trị, theo ACG 2017(5). Định nghĩa
nhị giá Có/Khơng.
Bảng 1. Phác đồ điều trị tiệt trừ H. pylori
Tên phác đồ
Phác đồ 3 thuốc
Phác đồ 3 thuốc có
levofloxacin
Phác đồ 4 thuốc
khơng bismuth
Phác đồ 4 thuốc có
bismuth
Phác đồ nối tiếp

Tên thuốc
PPI, clarithromycin, và
amoxicillin/metronidazole
PPI, levofloxacin, và amoxicillin
PPI, clarithromycin, amoxicillin, và
metronidazole
PPI, bismuth, tetracycline, và
metronidazole
PPI và amoxicillin trong 7 ngày
theo sau là PPI, clarithromycin và
metronidazole trong 7 ngày

Tuổi: biến định lượng, tính bằng cách lấy

“năm kh{m bệnh – năm sinh”. Gi{ trị của biến
Tuổi được chia thành 4 nhóm: 18 - 29 tuổi, 30 - 44
tuổi, 45 - 59 tuổi v| ≥ 60 tuổi.
Giới tính: biến nhị giá (nam/nữ).
Hút thuốc lá, uống rượu là hai biến nhị giá
(có/khơng). Giá trị “Có” được x{c định khi bệnh
nhân có hút thuốc lá, uống rượu trong thời gian
điều trị tiệt trừ.
Tuân thủ dùng thuốc: biến nhị giá
(có/khơng). Giá trị “Có” được x{c định khi bệnh
nhân có uống thuốc đúng, đầy đủ trong thời
gian điều trị tiệt trừ và không uống bất kỳ thuốc
n|o kh{c m| chưa được chỉ định của b{c sĩ(6).

Xử lý dữ liệu
Dữ liệu được được mã hóa, xử lý bằng phần
mềm STATA 15.1.
Kiểm định Chi bình phương với các biến số
tuổi, giới tính, trình độ học vấn, uống rượu; kiểm
định chính xác Fisher với biến ph{c đồ điều trị,
hút thuốc lá, tuân thủ dùng thuốc, có ý nghĩa
thống kê khi p <0,05.
Những yếu tố có liên quan với tỷ lệ H. pylori
âm tính với mức ý nghĩa p <0,2 qua phân tích
đơn biến như tuổi, giới tính, ph{c đồ điều trị,
uống rượu, tuân thủ dùng thuốc được đưa v|o

phân tích hồi quy binary logistic, có ý nghĩa
thống kê khi p <0,05.


Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y Sinh học của Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số
221/HĐĐĐ-ĐHYD ký ngày 24/03/2021.

KẾT QUẢ
Nghiên cứu nhận vào 96 bệnh nhân thỏa tiêu
chí chọn mẫu tại phịng kh{m B{c sĩ gia đình của
Bệnh viện Quận 2 và Bệnh viện Quận Tân Phú.
Tỷ lệ H. pylori âm tính sau điều trị là 68,75%.
Chúng tôi ghi nhận hai phương ph{p xét
nghiệm đ{nh gi{ hiệu quả tiệt trừ H. pylori là
CLO test (64,58%) v| test hơi thở (35,42%).
Bảng 2: Đặc điểm dân số nghiên cứu, tần số và phần
trăm (%) (N=96)
Đặc tính
Giới tính nữ
Nhóm tuổi
18 - 29
30 - 44
45 - 59
≥ 60
Trình độ học vấn
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Trên cấp 3
Phác đồ điều trị
Phác đồ 3 thuốc

Phác đồ 3 thuốc có levofloxacin
Phác đồ 4 thuốc khơng bismuth
Phác đồ 4 thuốc có bismuth
Phác đồ nối tiếp
Phác đồ khác

n (%)
62 (64,58)
13 (13,54)
36 (37,50)
36 (37,50)
11 (11,46)
12 (12,50)
26 (27,08)
33 (34,38)
25 (26,04)
36 (37,50)
18 (18,75)
2 (2,08)
22 (22,92)
1 (1,04)
17 (17,71)

Phần lớn bệnh nhân tham gia nghiên cứu là
nữ, thuộc nhóm tuổi lao động, có trình độ học
vấn từ cấp 1 đến trên cấp 3. Chúng tơi ghi nhận
có 6 nhóm ph{c đồ được chỉ định cho 96 bệnh
nh}n điều trị tiệt trừ H. pylori tại hai bệnh viện:
ph{c đồ 3 thuốc, ph{c đồ 3 thuốc có levofloxacin,
ph{c đồ 4 thuốc có bismuth, ph{c đồ 4 thuốc

khơng bismuth, ph{c đồ nối tiếp v| ph{c đồ
khác (Bảng 2).

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng

371


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
Những yếu tố có liên quan với tỷ lệ H. pylori
âm tính với mức ý nghĩa p <0,2 qua phân tích
đơn biến như tuổi, giới tính, ph{c đồ điều trị,
uống rượu, tuân thủ dùng thuốc được đưa v|o
phân tích hồi quy binary logistic (Bảng 3). Các
biến được đưa v|o cùng lúc để x{c định các yếu
tố ảnh hưởng đến tỷ lệ H. pylori âm tính.
Bảng 3: Phân bố kết quả H. pylori âm tính sau điều
trị theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, phác
đồ điều trị, tình trạng hút thuốc lá, uống rượu và
tuân thủ dùng thuốc (N=96)
Đặc tính

Nam
Nữ
18 - 29
30 - 44
45 - 59
≥ 60
Cấp 1
Cấp 2

Cấp 3
Trên cấp 3
Phác đồ 3 thuốc
Phác đồ 3 thuốc có
levofloxacin
Phác đồ 4 thuốc
khơng bismuth
Phác đồ 4 thuốc có
bismuth
Phác đồ nối tiếp
Phác đồ khác

Khơng

Khơng

Khơng

H. pylori (-)
OR (KTC 95%)
(n%)
Giới tính
20 (58,82) 0,50 (0,19 – 1,34)
46 (74,19)
1
Nhóm tuổi
6 (46,15)
1
23 (63,89) 2,06 (0,57 – 7,46)
26 (72,22) 3,03 (0,82 – 11,26)

11 (100)
Trình độ học vấn
10 (88,33)
1
19 (73,08) 0,54 (0,09 – 3,12)
21 (63,64) 0,35 (0,65 – 1,87)
16 (64,00) 0,36 (0,06 – 1,99)
Phác đồ điều trị
17 (47,22)
1

p

0,12

0,269
0,097
-

0,493
0,219
0,240

12 (66,67)

2,24 (0,69 – 7,26) 0,181

1 (50,00)

1,11 (0,06–19,280 0,939


20 (90,91) 11,18 (2,27–55,03) 0,003
1 (100,00)
15 (88,24) 8,38 (1,67 – 42,10) 0,010
Hút thuốc lá
6 (60,00) 0,65 (0,14 – 3,41)
0,498
60 (69,77)
1
Uống rượu
8 (53,33) 0,45 (0,13 – 1,67)
0,161
58 (71,60)
1
Tuân thủ dùng thuốc
64 (76,19) 16 (2,95 – 156,51)
p
<0,001
2 (16,67)
1

Sau phân tích đa biến, tìm thấy những yếu tố
liên quan có ý nghĩa với tỷ lệ H. pylori âm tính
sau điều trị là nhóm tuổi 45 – 59, nhóm sử dụng
ph{c đồ 3 thuốc có levofloxacin, ph{c đồ 4 thuốc

372

Nghiên cứu Y học
có bismuth và nhóm có tuân thủ dùng thuốc

(Bảng 4).
Bảng 4: Những yếu tố liên quan đến tỷ lệ H. pylori
âm tính sau điều trị (N=96)
Yếu tố
Nhóm tuổi 45 - 59
Phác đồ 3 thuốc có
levofloxacin
Phác đồ 4 thuốc có bismuth
Có tuân thủ dùng thuốc

p
0,043

OR (KTC 95%)
6,28 (1,06 – 37,09)

0,044

5,11 (1,04 – 25,02)

0,008 11,58 (1,89 – 70,85)
0,004 18,08 (2,55 – 128,07)

BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Giới nữ chiếm tỷ lệ 64,58%, gần gấp đôi giới
nam (35,42%), gần bằng với tỷ lệ trong nghiên
cứu của Trần Thiện Trung (tỷ lệ nữ/nam là 2/1)(2).
Điều n|y được lý giải do bệnh nhân nữ có biểu
hiện triệu chứng đường tiêu hóa trên như khó

tiêu, ợ nóng, đau thượng vị nhiều hơn so với
giới nam(7). Nghiên cứu của Sharif S thực hiện
trên 400 bệnh nh}n đồng thời ghi nhận tỷ lệ
viêm dạ dày ở giới nữ cao hơn giới nam (65,98%
so với 34,01%)(8).
Trong nghiên cứu này, tuổi trung bình của
đối tượng nghiên cứu là 44 ± 12 tuổi, tỷ lệ các
nhóm tuổi chênh lệch nhiều, tỷ lệ nhóm tuổi 30 44 và 45 - 59 cao gấp hơn hai lần nhóm tuổi 18 29 v| ≥60. Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu
của chúng tơi tương đương với nghiên cứu của
Trần Thiện Trung (41 ± 11 tuổi), của Phạm Minh
Mẫn (43,92 ± 13,27) được thực hiện tại Thành
phố Hồ Chí Minh(2,9).
Chúng tơi ghi nhận hai phương ph{p đ{nh
giá hiệu quả tiệt trừ H. pylori là CLO test và test
hơi thở, trong đó phần lớn bệnh nh}n được chỉ
định phương ph{p CLO test (64,58%). Nghiên
cứu của Trần Văn Sỹ và cộng sự với số liệu năm
2016 của bệnh viện Quận 2, bệnh viện Quận 6 và
Bệnh viện Quận Thủ Đức đã ghi nhận CLO test
l| phương ph{p được sử dụng nhiều nhất với
95,5% bệnh nhân(3). CLO test vẫn chiếm ưu thế vì
đ}y l| phương ph{p chẩn đo{n có chi phí thấp,
kết quả nhanh chóng v| độ nhạy, độ đặc hiệu
cao, tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi ghi
nhận tỷ lệ bệnh nhân sử dụng test hơi thở cao

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng


Nghiên cứu Y học

hơn (35,42% so với 1,2%)(3,10). Test hơi thở hiện
nay được dùng rộng rãi hơn do ít x}m lấn, được
sử dụng cho những trường hợp khơng có chỉ
định nội soi dạ dày - tá tràng lại sau điều trị tiệt
trừ, v| cũng đã được trang bị cho các phịng
khám tuyến quận(11,12).
Tỷ lệ H. pylori âm tính sau điều trị
Tỷ lệ H. pylori }m tính sau điều trị tiệt trừ H.
pylori trong nghiên cứu của chúng tôi là 68,75%.
Kết quả n|y tương tự như tỷ lệ tiệt trừ thành
công trong nghiên cứu của Trần Thiện Trung
(65,1 - 68,3%)(2). Nghiên cứu của Trần Thiện
Trung đ{nh gi{ hiệu quả điều trị của hai ph{c đồ
3 thuốc v| được thực hiện tại phịng khám Tiêu
hóa - gan mật và phịng khám tổng quát tại bệnh
viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh(2).
Trong khi đó, nghiên cứu của chúng tơi là
nghiên cứu cắt ngang mô tả ghi nhận hiệu quả
điều trị của tất cả c{c ph{c đồ được thực hiện tại
phòng kh{m B{c sĩ gia đình, bệnh viện Quận 2
và bệnh viện Quận Tân Phú. Tuy nhiên qua
thống kê, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
ph{c đồ 3 thuốc (PPI, clarithromycin, và
amoxicillin/metronidazole) được sử dụng nhiều
nhất. Điều này cho thấy sự phù hợp vể tỷ lệ điều
trị tiệt trừ thành công H. pylori giữa nghiên cứu
này và nghiên cứu của Trần Thiện Trung.
Tỷ lệ H. pylori }m tính sau điều trị của
nghiên cứu n|y cao hơn không nhiều so với
nghiên cứu của Trần Văn Sỹ (54,5 - 63,9%)(3).

Trần Văn Sỹ ghi nhận có đến 56% ph{c đồ được
chỉ định chưa đúng liều hoặc thời gian điều trị,
đ}y l| một nguyên nhân khiến hiệu quả điều trị
H. pylori không cao(3). Nghiên cứu của Bùi Hữu
Ho|ng, Vĩnh Kh{nh có tỷ lệ H. pylori âm tính sau
điều trị tiệt trừ H. pylori cao hơn nghiên cứu của
chúng tôi, lần lượt là 86,1% và 88,71%. Nghiên
cứu của Vĩnh Kh{nh tập trung đ{nh gi{ hiệu
quả tiệt trừ của một ph{c đồ, cụ thể l| ph{c đồ 4
thuốc khơng có bismuth gồm rabeprazole –
amoxicillin – clarithromycin - metronidazole, tại
Bệnh viện Đại học Y Dược Huế(13). Ph{c đồ 4
thuốc hiện nay được khuyến c{o l| ph{c đồ đầu
tay trong điều trị tiệt trừ H. pylori tại khu vực có

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
tỷ lệ vi khuẩn H. pylori kháng kháng sinh cao(14).
Yếu tố liên quan đến tỷ lệ H. pylori âm tính sau
điều trị
Ph}n tích đơn biến v| đa biến ghi nhận có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi 45
- 59 tuổi và tỷ lệ H. pylori }m tính sau điều trị. Cụ
thể, khi so sánh với nhóm tham chiếu là nhóm 18
- 29 tuổi, tỷ lệ H. pylori âm tính sau điều trị tăng
ở nhóm 45 - 59 tuổi. Điều n|y được giải thích do
nhóm tuổi từ 40 trở lên có nhiều nguy cơ bệnh
hoặc đã từng thất bại điều trị trước đó nên tu}n
thủ điều trị tốt hơn nhóm tuổi dưới(6). Ngồi ra,
lớn tuổi không l|m thay đổi hiệu quả điều trị
cũng như tính an to|n của c{c ph{c đồ điều trị

H. pylori(16).
Ph{c đồ điều trị có liên quan đến tỷ lệ H.
pylori }m tính sau điều trị. Nghiên cứu của
chúng tơi ghi nhận nhóm dùng ph{c đồ 3 thuốc
có levofloxacin, 4 thuốc có bismuth có tỷ lệ H.
pylori âm tính sau điều trị tăng khi so s{nh với
nhóm tham chiếu l| nhóm dùng ph{c đồ 3
thuốc. Những bệnh nhân sử dụng ph{c đồ 3
thuốc có tỷ lệ H. pylori }m tính sau điều trị tiệt
trừ thấp nhất (47,22%). Điều này do Việt Nam
thuộc khu vực có tỷ lệ kháng thuốc cao và phác
đồ 3 thuốc không được khuyến c{o l| ph{c đồ
đầu tay trong điều trị tiệt trừ H. pylori(15,17). Đối
với khu vực có tỷ lệ kháng clarithromycin cao,
ph{c đồ đầu tay l| ph{c đồ 4 thuốc theo
Maastricht V (2017)(14). Do đó, lựa chọn ph{c đồ
đầu tay l| ph{c đồ 4 thuốc hoặc ph{c đồ 4 thuốc
có bismuth, cùng với việc chỉ định đủ liều v| đủ
thời gian điều trị là yếu tố đảm bảo điều trị tiệt
trừ thành công H. pylori.
Nghiên cứu này ghi nhận tuân thủ dùng
thuốc có mối tương quan mạnh với tỷ lệ H. pylori
}m tính sau điều trị với OR = 18,08 (KTC 95%
2,55 – 128,07, p=0,004). Tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc
trong nghiên cứu của chúng tơi khá cao, 87,5%,
nhưng tỷ lệ H. pylori }m tính sau điều trị vẫn còn
thấp, 68,75%. Vậy yếu tố tuân thủ dùng thuốc
không chỉ là yếu tố duy nhất cần được chú ý
trong qu{ trình điều trị tiệt trừ H. pylori. Thứ
nhất, tuân thủ dùng thuốc chỉ là một trong yếu


Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng

373


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
tố đ{nh gi{ tu}n thủ điều trị, bao gồm tuân thủ
dùng thuốc, t{i kh{m định kỳ và các biện pháp
điều trị ngoài thuốc. Thứ hai, chỉ đ{nh gi{ tu}n
thủ dùng thuốc thơng qua phỏng vấn có thể có
sai lệch trong kết quả. Tuân thủ dùng thuốc nên
được đ{nh gi{ kết hợp giữa phỏng vấn bệnh
nh}n v| đếm số vỏ thuốc bệnh nhân hoàn trả
sau điều trị(6).

Nghiên cứu Y học

8.

9.

10.

KẾT LUẬN
Tỷ lệ H. pylori }m tính sau điều trị tiệt trừ của
bệnh nhân tại phòng kh{m B{c sĩ gia đình chưa
cao. Hiệu quả điều trị tiệt trừ có liên quan đến
các yếu tố như: nhóm tuổi, ph{c đồ điều trị và
tình trạng tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân.


11.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

13.

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

Hooi JKY, Lai WY, et al (2017). Global Prevalence of
Helicobacter pylori Infection: Systematic Review and MetaAnalysis. Gastroenterology, 153(2):420-429.
Trần Thiện Trung, Quách Trọng Đức, et al (2009). Hiệu quả của
ph{c đồ đầu tay EAC và EAL trong tiệt trừ Helicobacter pylori.
Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 13:5-10.
Trần Văn Sỹ, Trần Thị Kh{nh Tường, Tăng Kim Hồng (2019).
Thực trạng chẩn đo{n v| điều trị nhiễm Helicobacter pylori tại
ba bệnh viện quận trong thành phố Hồ Chí Minh năm 2016. Y
Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 23(3):389-394.

Graham DY, Opekun AR, et al (2003). Studies regarding the
mechanism of false negative urea breath tests with proton
pump inhibitors. American Journal of Gastroenterology, 98(5):10051009.
William DC, Leontiadis GI, et al (2017). ACG Clinical Guideline:
Treatment of Helicobacter pylori Infection. Journal of the
American College of Gastroenterology ACG, 112(2):212-239.
Lê Thị Xuân Thảo, Đỗ Thị Thanh Thủy, et al. (2017). Tuân thủ
điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày
tá tràng. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 21(2):251-258.
Serra MAO, Medeiros AT, et al (2021). Correlation between the
symptoms of upper gastrointestinal disease and endoscopy

374

12.

14.

15.

16.

17.

findings: Implications for clinical practice. Journal of Taibah
University Medical Sciences, 16(3):395-401.
Sharif S, Maqbool R, et al (2021). Prevalence and Risk Factors of
Gastritisin Shahdara and Associated Areas. LGUJLife Sci, 5(1):1928.
Phạm Minh Mẫn, Nguyễn Viết Ngọc, Nguyễn Hương Thảo
(2019). Khảo sát sự tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân viêm loét

dạ dày - tá tràng do Helicobacter pylori tại bệnh viện Nhân dân
Gia Định. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 23(2):208-212.
Tran Thien Trung, Tran Anh Minh, Nguyen Tuan Anh (2019).
Value of CIM, CLO Test and Multiplex PCR for the Diagnosis of
Helicobacter Pylori Infection Status in Patients with Gastritis
and Gastric Ulcer. APJCP, 20(11):3497-3503.
Abd Rahim MA, Johani, FH, et al (2019). 13C-Urea Breath Test
Accuracy for Helicobacter pylori Infection in the Asian
Population: A Meta-Analysis. Annals of Global Health, 85(1):110.
Niv Y, Hazazi R (2008). Helicobacter pylori Recurrence in
Developed and Developing Countries: Meta-Analysis of 13CUrea Breath Test Follow-Up after Eradication. Helicobacter,
13(1):56-61.
Vĩnh Khánh, Phạm Ngọc Doanh, Trần Văn Huy (2012). Nghiên
cứu hiệu quả điều trị của ph{c đồ Rabeprazole - Amoxicillin Clarithromycin - Metronidazole ở bệnh nhân loét dạ dày có
Helicobacter Pylori. Y Học Thực Hành, 1:53-59.
Malfertheiner P, Megraud F, et al. (2017). Management of
Helicobacter pylori infection-the Maastricht V/Florence
Consensus Report. Gut, 66(1):6-30.
Hồ Đăng Quý Dũng, Trần Thanh Bình, et al. (2016). Khảo sát
tình hình đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori. Y Học
Thành
Phố
Hồ
Chí
Minh,
/>&idBai=14586.
Durazzo M, Ferro A, et al (2021). Helicobacter pylori eradication
with a clarithromycin-based triple therapy in elderly patients: a
case-control study. Panminerva Medica, doi: 10.23736/s00310808.21.04500-6.
Đinh Cao Minh, Bùi Hữu Hoàng (2015). Đ{nh gi{ đề kháng

kháng sinh của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ
dày - t{ tr|ng đã điều trị tiệt trừ thất bại. Y Học Thành Phố Hồ Chí
Minh, 19(1):90-96.

Ngày nhận bài báo:

20/08/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/02/2022

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2022

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng



×