Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI là bước ngoặt đổi mới toàn diện đất nước. Liên hệ thực tiễn với trách nhiệm của sinh viên trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.75 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3
NỘI DUNG.......................................................................................................... 3
CHƯƠNG I. ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG ĐẠI HỘI ĐẢNG TỒN QUỐC LẦN THỨ VI ............................... 3
1.1. Tình hình quốc tế và trong nước ................................................................... 3
1.2. Đường lối đổi mới ......................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG CÔNG CUỘC
ĐỔI MỚI HIỆN NAY ........................................................................................ 8
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 10

2


MỞ ĐẦU
Đã hơn 30 năm kể từ khi Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI được tổ chức.
Đảng và nhân dân ta đã vượt qua được những khó khăn, đạt được những thành
tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Từ bước
đệm đổi mới ở Đại hội VI, nước ta đã hồn tồn chuyển mình từ quan liêu bao
cấp để trở thành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quyết định đổi mới tại Đại hội VI đã thay đổi cơ bản phương thức phát triển
của đất nước, là bước ngoặt mở đầu cho công cuộc đổi mới tồn diện trên tồn
bộ lĩnh vực nơng nghiệp, cơng nhiệp, văn hố, xã hội... Những đường lối đổi mới
đó là kết quả của sự tìm tịi, nghiên cứu mà Đảng ta đã tổng kết từ thực tiễn cách
mạng đất nước trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp thu có
phê phán, chọn lọc kinh nghiệm của cách mạng thế giới, tham khảo kinh nghiệm
phát triển của nhiều nước, đặc biệt là các nước trong khu vực. Khẳng định quyết
định đổi mới đất nước của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI là một bước ngoặt
lịch sử của cách mạng Việt Nam. Là một sinh viên trường kinh tế, với mong muốn
đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu, sinh viên chúng em cần phải


nhận thức rõ và hành động thực tiễn tốt hơn nữa, góp phần vào thực hiện hóa
đường lối đổi mới của Đảng và xây dựng một xã hội phồn vinh.
PHẦN I: NỘI DUNG
ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI
I. Bối cảnh quốc tế và trong nước
Nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, tình hình quốc tế và trong nước diễn
biến hết sức phức tạp:
1. Bối cảnh quốc tế
Đại hội diễn ra trong bối cảnh chung: Hệ thống Xã hội Chủ nghĩa ở Liên Xô
và Đông Âu lâm vào khủng hoảng, khó khăn nghiêm trọng. Phong trào độc lập
dân tộc phát triển mạnh; phong trào không liên kết trở thành lực lượng chính trị
rộng lớn, có vai trò ngày càng quan trọng.
Hố ngăn cách giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển
ngày càng sâu rộng. Sự bóc lột ngày càng nặng nề của các nước đế quốc chủ
nghĩa khiến nhiều nước Á, Phi, Mỹ Latinh ngày càng bần cùng và nợ nần chồng
chất. Phong trào công nhân của các nước tư bản có bước phát triển mới.

3


Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát
triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá các lực
lượng sản xuất.
2. Bối cảnh trong nước
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV, thứ V và các nghị quyết của
Ban Chấp hành Trung ương trong thời gian của các nhiệm kỳ đại hội đó, nhân
dân ta đã giành được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, cải biến được
một phần cơ cấu của nền kinh tế- xã hội, đặt những cơ sở đầu tiên cho sự phát
triển mới. Song, chúng ta chưa tiến xa được bao nhiêu, trái lại cịn gặp nhiều khó

khăn và khuyết điểm mới.
Chiến tranh kết thúc, sự viện trợ của các nước anh em giảm dần và chuyển
sang hợp tác, trao đổi theo giá thị trường quốc tế. Các thế lực phản động quốc tế
câu kết với nhau chống phá quyết liệt cách mạng n-ước ta. Chiến tranh bùng nổ
ở hai đầu biên giới. Mỹ tiến hành cuộc bao vây, cấm vận n-ước ta ngày càng khắc
nghiệt. Sau sự kiện Campuchia, nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong quan hệ đối
ngoại, vị thế đất nước bị giảm sút trên tr-ường quốc tế...
Trong thời kỳ kế hoạch năm năm 1981-1985, chúng ta không thực hiện được
mục tiêu đã đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống
của nhân dân. Những sai lầm trong đư-ờng lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và quản
lý kinh tế, tình hình kinh tế - xã hội đất nư-ớc ngày càng khó khăn: tốc độ tăng
trưởng kinh tế thấp, lạm phát phi mã, hiệu quả đầu tư- hạn chế, đời sống Nhân
dân không đ-ược cải thiện, thậm chí nhiều mặt cịn sa sút hơn... Đất nước dần lâm
vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.Tình hình đất nước đang
địi hỏi Đảng phải tích cực chuẩn bị và tiến hành Đại hội lần thứ VI theo yêu cầu
đổi mới mạnh mẽ, phải nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng thực
trạng của đất nước. Từ đó xác định đúng mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng
trong chặng đường trước mắt, đề ra chủ trương, chính sách đúng để xoay chuyển
tình thế, đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiến lên phía trước.
II. Đường lối đổi mới
Đại hội (ĐH) đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội từ
ngày 15 đến 18-12-1986. Dự ĐH có 1.129 đại biểu chính thức thay mặt cho gần
1,9 triệu đảng viên trong cả nước.
Ðại hội lần thứ VI đánh dấu sự đổi mới quan trọng của Ðảng trong lãnh
đạo chính trị, tư tưởng, tổ chức. Với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, nói rõ sự thật", Ðại hội khẳng định những thành tựu đã đạt được
trong nhiệm kỳ trước, đồng thời chỉ rõ: Tình hình kinh tế-xã hội đang có những
4



khó khăn gay gắt: Sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; tài
nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt; lưu thông không thông suốt, phân
phối rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt
gay gắt hơn; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời sống
nhân dân, nhất là công nhân, viên chức cịn nhiều khó khăn; hiện tượng tiêu cực
trong xã hội phát triển.
Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu tổng quát do Ðại hội
lần thứ V đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân
dân.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình của đất nước, Ðại hội
nghiêm khắc tự phê bình về những sai lầm, khuyết điểm để nêu lên những bài học
kinh nghiệm quan trọng.
Một là, trong tồn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng
"lấy dân làm gốc", xây dựng và phát triển quyền làm chủ của nhân dân lao dộng.
Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động
theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều
kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại
trong điều kiện mới.
Bốn là, phải chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một
đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trải qua nhiều tìm tịi, khảo nghiệm từ thực tiễn và đối mới tư duy lý luận
nhận thức rõ hơn về thời kỳ quá độ và về chủ nghĩa xã hội, những quy luật khách
quan đang vận dụng trong thời kỳ quá độ, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn
diện với những nội dung cơ bản sau:
Ðại hội xác định: Ðảng phải trưởng thành về lãnh đạo chính trị, phát triển
và cụ thể hóa đường lối, đề ra những giải pháp đúng đắn đối với những vấn đề
mới của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ðể tăng cường
sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn của mình, Ðảng phải đổi mới về nhiều
mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ

cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và cơng tác.
• Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: Kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung
quan liêu, hành chính, bao cấp; đổi mới kế hoạch hóa, kết hợp kế hoạch hóa với
thị trường, từng bước đưa nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước. Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là “xóa bỏ tập

5


trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan
và với trình độ phát triển của nền kinh tế”. Trong cơ chế quản lý đó, tính kế hoạch
là đặc trưng thứ nhất và sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ là đặc trưng
thứ hai. Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo
phương thức hạch tốn kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung
dân chủ.
• Đổi mới và tăng cường vai trò quản lý: điều hành của Nhà nước về kinh tế:
Tăng cường bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương thành một thể thống
nhất, có sự phân biệt rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm tùy cấp theo
nguyên tắc tập trung dân chủ: “Phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính - kinh
tế của các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương với chức năng quản lý sản
xuất - kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở”, Thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về kinh tế - xã hội, thực hiện cơ chế “Quản lý đất nước bằng pháp luật, chứ
khơng chi bằng đạo lý”.
• Đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại: Trên cơ sở mở rộng và nâng cao hiệu
quả kinh tế đối ngoại. Mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngồi thơng qua việc
cơng bố chính sách khuyến khích đầu tư với nhiều hình thức, nhất là những ngành
địi hỏi kỹ thuật cao và làm hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho người
nước ngoài và Việt kiều về nước đầu tư, hợp tác kinh doanh.
• Đổi mới chính sách văn hóa - xã hội: Ban hành các chính sách xã hội cơ
bản, lâu dài và xác định những nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp với yêu cầu, khả năng

trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Chú trọng phát huy yếu tố con
người và lẩy việc phục vụ con người là mục đích cao cả nhất.
• Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng: Trên cơ sở nâng cao nhận thức lý luận, vận
dụng đúng quy luật khách quan, khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí hoặc bảo
thủ trì trệ. Đổi mới bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước tiên là đổi mới tư duy kinh tế
trên cơ sở nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin,
kế thừa tư tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng phải quán triệt tư
tưởng “lấy dân làm gốc”, phải nắm vững thực tiễn và khơng ngừng nâng cao trình
độ trí tuệ và đổi mới phong cách, phương pháp làm việc.
Qua 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa. 35 năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp
phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là q trình cải
biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của tồn Đảng,
tồn dân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

6


Đã chuyển đổi thành công cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý. Từ nền kinh tế
tập trung, kế hoạch hóa, quản lý bằng biện pháp hành chính, bao cấp, kinh tế hiện
vật, khép kín chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, nhiều thành phần, vận hành theo
cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhờ vậy, kinh tế tăng trưởng nhanh, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã
hội (1996), từ nước kém phát triển trở thành nước đang phát triển có mức thu
nhập trung bình (2008), GDP và thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 20 lần.
Việt Nam đang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ,
hiện đại, vận hành đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường với nhiều
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân

là một động lực quan trọng. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đổi mới mơ hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế.
Không ngừng đổi mới và hồn thiện hệ thống chính trị. Vai trị lãnh đạo và
cầm quyền của Đảng được tăng cường, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa có nhiều thành cơng với việc làm rõ các đặc trưng của Nhà nước
pháp quyền, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan lập pháp, hành pháp
và tư pháp, xây dựng hệ thống pháp luật, nhất là Hiến pháp 1992 và Hiến pháp
2013, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước bằng pháp luật. Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt hơn chức năng giám
sát và phản biện xã hội. Đổi mới hệ thống chính trị được kết hợp chặt chẽ với đổi
mới kinh tế, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và củng cố vững chắc đại đồn kết tồn dân
tộc.
Thực hiện có kết quả các chính sách xã hội và tiến bộ, cơng bằng xã hội.
Các chính sách về lao động, việc làm, xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe,
bảo hiểm và cứu trợ xã hội, chính sách ưu đãi với người có cơng được thực hiện
tốt hơn, bảo đảm an sinh xã hội. Các Chương trình 135 (1998), 134 (2004), 304
(2008) đã hướng vào hỗ trợ những xã nghèo, hộ nghèo, huyện nghèo. Thực hiện
thành công tám mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Đã giảm tỷ lệ hộ nghèo
từ 58% (1993) hiện nay cịn dưới 4,5%, có 43 triệu người thốt nghèo. Khơng
ngừng phát triển giáo dục, văn hóa, khoa học, công nghệ, xây dựng con người.
Đang tập trung thực hiện hai chương trình lớn: Chương trình quốc gia giảm nghèo
bền vững và Chương trình quốc gia xây dựng nơng thơn mới. Đến nay đã có 11
huyện, 1.300 xã đạt chuẩn nơng thơn mới.
Đã tăng cường sức mạnh quốc phịng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị,
bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an tồn xã hội. Giữ vững độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc. Làm thất bại mọi âm mưu,
thủ đoạn bạo loạn, lật đổ và “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch. Củng
cố thế trận quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân. Kết hợp chặt chẽ chiến lược


7


quốc phòng, an ninh với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đối ngoại. Chú trọng
xây dựng quân đội nhân dân, cơng an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân
dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đã thực hiện nhất quán và thành cơng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hịa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước, vì lợi ích quốc gia,
dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp
hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Đến nay Việt
Nam đã có quan hệ ngoại giao với 186 nước, quan hệ đối tác chiến lược với 15
nước, tham gia có trách nhiệm trong các tổ chức quốc tế và khu vực, tích cực, chủ
động hội nhập quốc tế, tạo dựng mơi trường hịa bình, hữu nghị, hợp tác để xây
dựng và phát triển đất nước. Những thành tựu to lớn trên tạo tiền đề quan trọng
để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển trong những năm tới; khẳng định con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam
và xu thế phát triển của lịch sử để chúng ta vững bước trên con đường xã hội chủ
nghĩa. Hơn 30 mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, mặc dù còn nhiều vấn đề
mới nảy sinh cần tiếp tục thử nghiệm và hoàn thiện, song con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Nền chính trị ổn định,
kinh tế tiếp tục tăng trưởng, kết cấu hạ tầng xây dựng đồng bộ và ngày càng khang
trang, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận các tầng lớp dân cư được cải
thiện. Điều đó cho phép chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với quyết định mang tính chất bước
ngoặt cùng với đường lối đúng đắn, khoa học và sáng tạo.
PHẦN II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN

TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
Hiện nay, đất nước ta đang trong q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới (từ
năm 1986); tiến hành sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện kinh tế
tri thức; tham gia sâu rộng vào hội nhập quốc tế và q trình tồn cầu hóa; mở
rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa, làm cho
thế và lực của nước ta được củng cố vững chắc hơn, kinh tế có sự phát triển và
tương tối bền vững, đời sống về vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng
được cải thiện, quốc phòng và an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Đảng Cộng sản Việt Nam ln đánh giá vị trí vai trị quan trọng của thanh
niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đảng xác định thanh niên
là chủ hiện tại và tương lai của đất nước, là đội quân xung kích cách mạng trong
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xuất phát từ quan điểm đó, Đảng, Nhà
8


nước, các cấp, các ngành và tồn xã hội ln dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt
đối với thanh niên và tổ chức Đoàn, nhất là thời kỳ phát triển đất nước và hội
nhập kinh tế quốc tế. Trước sự quan tâm, chăm lo và kỳ vọng lớn lao của Đảng
và Nhà nước, hơn bao giờ hết, mỗi thanh niên cần nhận thức rõ vai trò và trách
nhiệm để không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để trở thành lực
lượng xung kích thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng vững
chắc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thanh niên Việt Nam cần có 3 nhóm phẩm chất là: Trình độ chun mơn
và tay nghề cao, đạo đức và lối sống trong sáng, sức khỏe thể chất và sức khỏe
tâm thần cường tráng mới đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp, hóa hiện đại hóa, thời kỳ kinh tế tri thức, thời kỳ hội nhập quốc tế. Để đạt
được tiêu chí và phẩm chất trên địi hỏi bản thân thanh niên phải tự học, tự rèn
luyện, tự tu dưỡng, tự tin, tự chịu trách nhiệm để trở thành nguồn lao động chất
lượng cao, trở thành người thừa kế trung thành sự nghiệp của Đảng và dân tộc.

Thứ nhất, thanh niên phải tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận
chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng trong sáng. Bối cảnh trong nước và quốc tế
đang tác động lên tất cả các đối tượng thanh niên, tác động một cách tồn diện
lên tư tưởng, tình cảm, lối sống, nhu cầu của từng thanh niên. Do đó, thanh niên
phải rèn luyện để có lập trường tư tưởng vững vàng, có lịng u nước, có niềm
tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có đạo đức
trong sáng và lối sống lành mạnh; tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh bảo
vệ Đảng, Nhà nước và bảo vệ cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hịa bình” của các thế
lực thù địch và các tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng…
Thứ hai, thanh niên cần tích cực học tập và tự học tập để nâng cao trình độ
văn hóa, chun mơn, khoa học, kỹ thuật và tay nghề. Trong thời kỳ phát triển
kinh tế - xã hội trong nước và hội nhập quốc tế, thanh niên nước ta cần nâng cao
trình độ học vấn, tay nghề khả năng thực tế, kỹ năng lao động để thích ứng với
thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế. Thanh niên phải
tích cực tham gia xây dựng xã hội học tập với phương châm: người thanh niên
nào cũng phải học ở đâu, làm gì, thời gian nào cũng phải học, người thanh niên
nào cũng phải xác định tham gia họ tập thường xuyên, suốt đời là quyền và nghĩa
vụ của bản thân.
Thứ ba, thanh niên phải tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước. Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Thanh niên phải tích cực tham
gia bảo vệ và xây dựng hệ thóng chính trị ở các cấp vững mạnh và tham gia xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc. Các đối tượng thanh niên tự
nguyện, tự giác tham gia vào các hội của thanh niên, phấn đấu trở thành đoàn
viên, đảng viên của Đảng và hội viên của các quần chúng nhân dân.

9


Thứ tư, thanh niên phải tích cực tham gia vào việc xây dựng môi trường xã

hội lành mạnh và môi trường sinh thái trong lành, sạch đẹp. Tích cực tham gia
phịng chống ơ nhiễm mơi trường, suy thối mơi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu tồn cầu.
Thứ năm, thanh niên phải xung kích đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Tích cực tham gia các chương trình, dự
án của địa phương; tự nguyện, tự giác tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham
gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội.
Thứ sáu, thanh niên cần chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế;
tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu; tham gia vào công tác ngoại giao nhân
dân để nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế; chủ động và tham
gia có hiệu quả vào giải quyết các vấn đề tồn cầu như: giữ gìn hịa bình, đẩy lùi
nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu tồn cầu, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi các dịch bệnh
hiểm nghèo…
KẾT LUẬN
Cách mạng nước ta đang chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém
phát triển, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Mục tiêu đó đã và đang đặt ra những yêu cầu, trọng trách
lớn lao đối với thề hệ trẻ hôm nay. Để kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ
vang của Đảng và dân tộc ta, mỗi thanh niên Việt Nam hãy ra sức học tập, trau
dồi lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; ra sức thi đua lao động và rèn
luyện để hình thành một thế hệ thanh niên tân tiến, xứng tầm đồi hỏi của đất nước
và thời đại.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo

tổngkết 30 năm đổi mới (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực
tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10



×