Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

MÔN đạo đức TRONG KINH DOANH tài CHÍNH – NGÂN HÀNG đề tài TỔNG hợp các CHỦ đề THẢO LUẬN PHÂN BIỆT đạo đức với TRÁCH NHIỆM xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.05 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
-----  -----

MƠN: ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI

TỔNG HỢP CÁC CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
Giảng viên hướng dẫn:

TS. Thân Ngọc Minh

Nhóm SV thực hiện:

Nhóm 06

1. Lê Nguyễn Quốc Huy

K194040410

2. Trương Thị Thùy Linh

K194040541

3. Võ Hồng Nhung

K194040552

4. Lê Ngọc Quế Trân


K194040565

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2021


MỤC LỤC
CHỦ ĐỀ 1: PHÂN BIỆT ĐẠO ĐỨC VỚI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI .....................1
1.1.

Đạo đức là gì? ........................................................................................................1

1.2.

Trách nhiệm xã hội là gì? ......................................................................................1

1.3.

Phân biệt đạo đức với trách nhiệm xã hội ............................................................. 1
1.3.1. Điểm chung giữa đạo đức và trách nhiệm xã hội............................................1
1.3.2. Điểm khác biệt giữa đạo đức và trách nhiệm xã hội .......................................2

1.4.

Ví dụ minh họa ......................................................................................................2

1.5.

Câu hỏi thảo luận ...................................................................................................3

CHỦ ĐỀ 2: PHÂN BIỆT ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI VỚI ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ....4

2.1.

Đạo đức xã hội là gì? ............................................................................................. 4

2.2.

Đạo đức kinh doanh là gì? .....................................................................................4

2.3.

Phân biệt đạo đức xã hội với đạo đức kinh doanh.................................................5
2.3.1. Điểm chung giữa đạo đức xã hội và đạo đức kinh doanh ............................... 5
2.3.2. Điểm khác biệt giữa đạo đức xã hội và đạo đức kinh doánh .......................... 5

2.4.

Cách thức tổ chức đạo đức kinh doanh của công ty SSI .......................................6

2.5.

Giải quyết tình huống được giao ...........................................................................6

2.6.

Câu hỏi thảo luận ...................................................................................................7

CHỦ ĐỀ 3:TÍNH TN THỦ ......................................................................................9
3.1.

Lí giải thơng điệp “Thượng tôn pháp luật, quân pháp bất vị thân” ....................... 9


3.2.

Ai là người phải “thượng tôn pháp luật”? Việc “thượng tôn pháp luật” được thực
hiện ở đâu?.............................................................................................................9

3.3.

Tuân thủ mệnh lệnh cấp trên có phải là “thượng tơn pháp luật”? ......................... 9

3.4.

Bằng cách nào để cán bộ tài chính ngân hàng thực hiện được việc “thượng tơn
pháp luật”? ...........................................................................................................10

3.5.

Ví dụ nổi bật về tuân thủ quy định pháp luật ...................................................... 10

3.6.

Ví dụ nổi bật về không tuân thủ pháp luật .......................................................... 11


3.7.

Bạn sẽ đưa ra giải pháp gì khi cấp trên chỉ đạo làm việc mà ta biết rõ việc đó là
sai quy định........................................................................................................... 11

3.8.


Bạn chắc chắn mình làm đúng nhưng lãnh đạo cho rằng bạn làm sai, bạn sẽ xử
lý như thế nào? ..................................................................................................... 12

3.9.

Bạn chắc chắn mình làm đúng nhưng cả lãnh đạo và đồng nghiệp đều cho rằng
bạn làm sai, bạn sẽ xử lý như thế nào? ................................................................. 12

CHỦ ĐỀ 4: SỰ CẨN TRỌNG ...................................................................................... 13
4.1.

Thế nào là sự cẩn trọng? ....................................................................................... 13

4.2.

Chuẩn mực về sự cẩn trọng của cán bộ ngân hàng .............................................. 13

4.3.

Tại sao cán bộ ngân hàng phải cẩn trọng?............................................................ 13

4.4.

Ví dụ minh họa ..................................................................................................... 14
4.4.1. Các phương hướng khắc phục........................................................................ 14
4.4.2. Các giải pháp hạn chế tái phạm ..................................................................... 15

CHỦ ĐỀ 5: SỰ LIÊM CHÍNH ..................................................................................... 16
5.1.


Thế nào là sự liêm chính? ..................................................................................... 16

5.2.

Các chuẩn mực về sự liêm chính của cán bộ ngân hàng ...................................... 16

5.3.

Tại sao cán bộ ngân hàng phải liêm chính?.......................................................... 16

5.4.

Ví dụ minh họa ..................................................................................................... 17

5.5.

Câu hỏi thảo luận .................................................................................................. 18


CHỦ ĐỀ 1
PHÂN BIỆT ĐẠO ĐỨC VỚI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

1.1.

Đạo đức là gì?

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội, con người có thể nhờ vào đó mà tự
giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và xã hội.
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh,

đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh
doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.
1.2.

Trách nhiệm xã hội là gì?

Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối
với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các hoạt
động tiêu cực đối với xã hội.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc
phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tn thủ chuẩn mực về bảo vệ mơi trường,
bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và
phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng
như phát triển chung của xã hội.
1.3.

Phân biệt đạo đức với trách nhiệm xã hội

1.3.1. Điểm chung giữa đạo đức và trách nhiệm xã hội
Xét về vai trò, chức năng, cả đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
đều hướng tới điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp theo hướng ngăn ngừa hành vi gây
hậu quả với xã hội, thông qua các quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ.

1


1.3.2. Điểm khác biệt giữa đạo đức và trách nhiệm xã hội

ĐẠO ĐỨC


TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo Những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá
hành vi trong kinh doanh

nhân phải thực hiện đối với xã hội

Bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm Được xem như một cam kết với xã hội
chất đạo đức của tổ chức kinh doanh
Liên quan đến các nguyên tắc và quy định Quan tâm đến hậu quả của những quyết
chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ định của tổ chức tới xã hội
chức
Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất
phát từ bên trong

1.4.

phát từ bên ngồi

Ví dụ minh họa

Hiểu được trách nhiệm của mình với môi trường, Công ty Lego đã tuyên bố vào tháng 3
năm 2018 rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất các sản phẩm từ vật liệu có nguồn gốc thực vật.
Tập đoàn Lego đã hợp tác với Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Liên minh
nguyên liệu sinh học (BFA) nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu nhựa trong sản xuất
Lego. Lego coi đây là hành động thể hiện vai trị, trách nhiệm với ngành cơng nghiệp
nhựa sinh học và mơi trường.
Cụ thể, tập đồn Lego sẽ sớm sử dụng nguyên liệu nhựa thực vật có nguồn gốc từ mía
đường để chế tạo các miếng ghép Lego. Thời điểm đó, hầu hết các miếng ghép hiện nay
đều được làm từ polyethylene – một dạng nhựa dẻo, mềm bền chắc. Trong khi đó với

dạng vật liệu mới làm từ thực vật, Lego khẳng định chất lượng và độ bền đều tương
đồng. Loại nhựa mới đã trải qua các bài thử nghiệm khắt khe và đạt chứng nhận tiêu
chuẩn an tồn, đồng thời cũng thân thiện hơn với mơ trường.

2


1.5.

Câu hỏi thảo luận
Bạn sẽ làm gì khi nhận được thơng tin là có một số hàng hóa trong doanh nghiệp của

mình bị kẻ xấu tráo đổi bằng những hàng hóa kém chất lượng, có thể gây hại cho người
tiêu dùng và khơng có khả năng phân biệt qua hình thức bên ngồi? Tại sao?
 Thu hồi tồn bộ lơ hàng
 Dán thông báo tại nơi bán, để người dùng tự quyết định
 Khơng làm gì cả
→ Chọn phương án 1 vì đây là cách làm thể hiện được cao nhất trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp. Nếu chọn phương án 3, người tiêu dùng sẽ đánh giá doanh nghiệp kinh
doanh khơng có tâm, khơng có uy tín và doanh nghiệp khơng thể hiện được trách nhiệm
xã hội của mình. Nếu chon phương án 2, sẽ gây hoang mang cho người tiêu dùng, thậm
chí là sẽ có người khơng để ý đến thơng báo đó, vẫn sẽ mua về sử dụng và có nguy cơ bị
ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Tình huống này được lấy từ một vụ việc có thật tại Chicago năm 1981, một người
mắc bệnh tâm thần đã cho thuốc độc vào một số lọ thuốc giảm đau nhãn hiệu Tylenol
được bày bán tại quầy thuốc tỏng siêu thị do Johnson&Johnson sản xuất. Hành động đó
làm cho bảy người thiệt mạng, cảnh sát lúc ấy vẫn chưa bắt được thủ phạm. Ban lãnh đạo
của Johnson&Johnson đã đã cương quyết tiến hành thu hồi toàn bộ 31 triệu lọ thuốc này
về kiểm định lại lần nữa và 31 triệu lọ thuốc này đã được phân phối rộng khắp khơng chỉ
ở Mỹ mà tồn thế giới. Họ cho rằng khơng có gì là đảm bảo hung thủ chỉ cho độc vào

những lọ thuốc ở siêu thị nên quyết định chi ra 100 triệu USD để thu hồi và kiểm tra lại
toàn bộ. Với trách nhiệm xã hội cao của Johnson&Johnson cùng với chiến dịch PR đúng
đắn, đã giúp sản phẩm Tylenol giành lại vị trí trên thương trường chỉ trong vòng sáu
tháng.

3


CHỦ ĐỀ 2
PHÂN BIỆT ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

2.1.

Đạo đức xã hội là gì?
Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác định, và là

phương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng nhằm hình thành; phát
triển hồn thiện tồn tại xã hội ấy.
Đạo đức xã hội được hình thành trên cơ sở cộng đồng về lợi ích và hoạt động của cá
nhân thuộc cộng đồng. Nó tồn tại như là một hệ thống kinh nghiệm xã hội mang tính phổ
biến của đời sống đạo đức của cộng đồng.
Ví dụ sau đây miêu tả hành vi vi phạm đạo đức xã hội:
Bệnh nhân 178, ngụ tại Thái Ngun, dương tính với Covid-19 nhưng có hành vi
khai báo vòng vo, thiếu trung thực, làm cho nhiều người bị cách ly. Qua rà soát, đã thống
kê được 47 trường hợp F1, 282 trường hợp F2 và 536 trường hợp F3.
2.2.

Đạo đức kinh doanh là gì?
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều


chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức
kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là
hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo
đức khơng hồn tồn giống các hoạt động khác. Cần lưu ý rằng đạo đức, kinh doanh vẫn
luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
Ví dụ sau đây miêu tả hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh:
Việc Joint Stock Bien Hoa Confectionery Company (Bibica) gian dối trong việc khai
báo kết quả kinh doanh năm 2002 và 6 tháng đầu năm 2003. Bibica là một trong 21 công
ty đăng ký lên sàn đầu tiên ở Việt Nam và là công ty niêm yết trong ngành bánh kẹo. Vì
vậy các nhà đầu tư trơng đợi rất nhiều vào thuận lợi của công ty sau khi niêm yết. Để
nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, thời gian này công ty đồng loạt triển khai
các dự án đầu tư mới nhằm mở rộng sản xuất - kinh doanh, đầu tư phát triển các sản
4


phẩm mới (bánh trung thu, layer cake, chocolate), xây dựng nhà máy bánh kẹo Biên Hoà
2… nên số nợ ngân hàng gia tăng. Thêm vào đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng nhanh, tình
hình nhân sự trong bộ phận tài chính - kế tốn có nhiều biến động nên đã làm gia tăng
thêm các khó khăn cho cơng ty. Trước tình hình đó, cơng ty thu hút thêm các nhà đầu tư
để gia tăng vốn nên đã đưa ra một báo cáo tài chính khơng chính xác. Khi vụ việc vỡ lở,
các cổ đông được biết năm 2002, công ty đã lỗ 10,086 tỷ đồng (tương đương 7.500.000
USD), gần gấp đôi con số lỗ 5,4 tỷ đồng mà công ty từng công bố. Hậu quả là giá cổ
phiếu Bibica sụt giảm thê thảm, gây thiệt hại lớn cho các cổ đơng. Cùng thời điểm đó,
Bibica phải đối mặt với hình phạt vì vi phạm luật quản lý chứng khốn của uỷ ban chứng
khốn nhà nước (SCCI) và rơi vào tình trạng gần như phá sản. Vụ việc này thể hiện sự vi
phạm đạo đức kinh doanh của công ty Bibica đối với các chủ đầu tư.
2.3.

Phân biệt đạo đức xã hội với đạo đức kinh doanh


2.3.1. Điểm chung giữa đạo đức xã hội và đạo đức kinh doanh
Cả hai đều là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh hành vi
của các cá nhân hay một tập thể sao cho phù hợp và đúng đắn.
2.3.2. Điểm khác biệt giữa đạo đức xã hội và đạo đức kinh doanh
Đạo đức xã hội
Đối tượng áp
dụng

Đạo đức kinh doanh

Tất cả các cá nhân, tổ chức trong
xã hội

Tất cả các chủ thể liên quan và tác
động đến hoạt động kinh doanh

Tính chất

Có tính giai cấp, tính khu vực, tính
địa phương

Tiêu chuẩn cho hầu hết các chủ thể
kinh doanh

Nội dung

Thay đổi theo điều kiện cụ thể

Thay đổi theo pháp luật, văn hóa

từng vùng miền, quốc gia

Hiệu quả

Tạo ra giá trị cho cá nhân, tổ chức

Góp phần tăng chất lượng, lợi
nhuận cho doanh nghiệp

5


2.4.

Cách thức tổ chức đạo đức kinh doanh của Công ty SSI
Tại Công ty SSI, cách thức tổ chức đạo đức kinh doanh được thể hiện qua “9 tôn chỉ

kinh doanh” sau:
 Chúng tôi đặt hết tâm huyết vào sự thành công của khách hàng
 Chúng tôi chú trọng đến thành quả đem lại cho khách hàng, và luôn tự hào vì điều đó
 Chúng tơi trân trọng giá trị đầu tư vào công ty của các cổ đông và cộng sự, đáp trả
bằng những quyền lợi tương xứng
 Chúng tôi tuyển chọn và đãi ngộ những tài năng xuất chúng trong ngành tài chính
 Chúng tơi ln khuyến khích và đánh giá cao năng lực chủ động sáng tạo của các cộng
sự
 Chúng tôi tuân thủ khắt khe các chuẩn mực đạo đức kinh doanh trên mọi phương diện
 Tinh thần hợp tác là phần tất yếu trong nét văn hóa cơng ty
 Chúng tơi tận tâm trong mọi hoạt động vì sự tăng của ngành tài chính tại Việt Nam
 Chúng tơi xin tình nguyện thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chung sức
vì sự phát triển của cộng đồng

2.5.

Giải quyết tình huống được giao
Chuyên viên khách hàng A, gần cuối năm đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh về

doanh số của năm và đang xử lý hồ sơ của khách hàng Công ty X. Nếu giải ngân kịp cho
khách hàng X, thì A sẽ được khen thưởng. Hồ sơ của khách hàng X sẽ đủ điều kiện giải
ngân nếu bổ sung tài sản đảm bảo nợ vay và X cũng đã nhờ được ông B bảo lãnh khoản
vay bằng chính ngơi nhà ơng B đang sống và bán hàng. Đại diện công ty X đưa ông B
đến ngân hàng và gặp chuyên viên A nhằm giúp ơng B n tâm hơn vì cơng ty X phải có
nghĩa vụ trả nợ cho ơng B. Ngồi ra, cơng ty X sẽ bồi dưỡng ít tiền cho việc làm nghĩa
hiệp của ông B.
Nếu bạn là chuyên viên A, bạn sẽ làm gì? Vì sao?
 Xác nhận với ơng B rằng Cơng ty X nói đúng.
 Im lặng.
 Giải thích thêm về những rủi ro có thể xảy ra.
 Phương án khác.
6


→ Chọn phương án 3 vì với đạo đức kinh doanh của một người chuyên viên khách
hàng thì mình phải giải thích rõ ràng các rủi ro cho khách hàng biết, sau đó họ sẽ tự đưa
ra quyết định của mình.
Trường hợp ơng B đồng ý dùng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm cho công ty
X vay tiền thì ơng B sẽ phải chịu trách nhiệm nếu hết thời hạn mà công ty X vẫn không
thể thanh toán hết nợ. Tuy nhiên, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải do người
đứng tên trên sổ ký với ngân hàng hoặc đã ủy quyền cho người mượn để họ ký với ngân
hàng thì mới có hiệu lực theo quy định tại Điều 500, Bộ luật Dân sự 2015. Ở đây cần xác
định xem ơng B có ủy quyền cho công ty X trong biên bản không. Nếu ông B không ủy
quyền thì giao dịch này là vô hiệu do khơng đáp ứng được điều kiện có hiệu lực được quy

định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015.
Như vậy, ông B cần làm hợp đồng, hoặc giấy uỷ quyền sử dụng đất cho công ty X
(trên tinh thần tự nguyện), để khi có phát sinh các vấn đề liên quan sau hết thời hạn thanh
toán nợ, mà công ty X vẫn chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Ngân hàng.
Ngân hàng thực hiện các biện pháp thu hồi tài sản đảm bảo do ông B đứng ra đảm bảo
cho công ty X, ông B sẽ không thực hiện các vụ kiện tụng đối với công ty X khi tài sản bị
thu hồi.
2.6.

Câu hỏi thảo luận
Gia đình ơng A là nơi bán gạo duy nhất của một ngôi làng nhỏ. Theo thông tin trên

báo đài, sắp tới, khu vực nơi ông sinh sống sẽ có bão đi qua, mức độ ảnh hưởng khá
nghiêm trọng nên khuyến khích người dân khơng đi ra ngồi. Người dân sau khi biết tin
thì vội vã đi chợ mua đồ ăn về dự trữ và mặt hàng không thể thiếu của họ chính là gạo.
Nắm bắt tình hình, ông A đã tăng giá đồng loạt tất cả các loại gạo của mình để bán cho
dân làng.
Bạn có suy nghĩ gì về hành động này của ơng A? Bạn có ủng hộ khơng? Vì sao?
→ Hành động tự ý tăng giá gạo của ơng A trong hồn cảnh người dân đang khó khăn,
hoang mang vì bão lũ là hồn tồn khơng đúng, thể hiện ơng A là người khơng có đạo
đức kinh doanh. Có thể thấy từ tình huống, ông A là người duy nhất bán gạo tại ngôi làng
nhỏ này, ơng đang độc quyền về gạo. Trong tình huống người dân khó khăn như vậy, lẽ
7


ra ơng có thể giữ ngun giá cũ để bán hoặc nhân hậu hơn là tặng gạo miễn phí cho bà
người dân để cùng nhau vượt qua trận bão này. Nhưng ông không làm vậy mà lợi dụng
việc độc quyền về gạo của mình để tăng giá, trục lợi trên sự đau khổ của người khác. Đây
là hành vi cần được phê phán mạnh mẽ.


8


CHỦ ĐỀ 3
TÍNH TN THỦ
Lí giải thơng điệp “Thượng tơn pháp luật, quân pháp bất vị thân”

3.1.

“Thượng tôn pháp luật” ý nói, trong đời sống chính trị, đời sống nhà nước và xã hội
khơng thể có bất kỳ lực lượng nào đứng trên pháp luật, mọi người đều phải tuân theo luật
pháp và không ai được đặt trên pháp luật cả.
“Quân pháp bất vị thân” có nghĩa là một đất nước muốn phát triển ổn định thì phải
có chính trị và pháp luật ổn định chặt chẽ. Nếu người dân vi phạm pháp luật họ sẽ phải
chịu hình phạt thích đáng với tội lỗi của mình dù cho người đó là ai hay là người có chức
vụ cao đi chăng nữa.
Khi làm ngân hàng, chúng ta phải “Thượng tôn pháp luật, quân pháp bất vị thân”
nghĩa là ta phải thực hiện nghiêm túc, tuân thủ pháp luật về ngân hàng và các quy định
pháp luật khác; tuân thủ quy trình nghiệp vụ chung của Ngân hàng Nhà nước, của riêng
từng ngân hàng. Ngoài ra, nhân viên phải ghi nhớ và tuân thủ quy định pháp luật, chính
sách của ngân hàng. Bất kỳ một hành vi tác nghiệp nào cũng cần chú ý đến yếu tố rủi ro
pháp lý.
Ai là người phải “thượng tôn pháp luật”? Việc “thượng tôn pháp luật” được

3.2.

thực hiện ở đâu?
Pháp luật được đặt ra là để quản lý đất nước nói chung và quản lý hoạt động tài chính
ngân hàng nói riêng, chính vì thế, khơng chỉ riêng những người làm nghề tài chính ngân
hàng mà tất cả công dân của đất nước luôn phải “thượng tôn pháp luật”.

Việc “thượng tôn pháp luật” phải được thực hiện mọi lúc mọi nơi và trong mọi hoàn
cảnh.
3.3.

Tuân thủ mệnh lệnh cấp trên có phải là “thượng tơn pháp luật không”?
Tuân thủ mệnh lệnh cấp trên là nghĩa vũ và cách ứng xử tốt của nhân viên trong môi

trường làm việc. Đó sẽ là “thượng tơn pháp luật” nếu mệnh lệnh ấy tuân thủ đúng pháp
luật, các quy định, quy chế được đặt ra.

9


Trong thực tế có nhiều trường hợp cấp trên lạm dụng chức quyền, muốn nhân viên
làm một số việc làm pháp luật không cho phép. Nếu cấp dưới vẫn tuân thủ và thực hiện
mệnh mệnh đó thì đồng nghĩa với vi phạm pháp luật.
3.4.

Bằng cách nào để cán bộ tài chính ngân hàng thực thi được việc “thượng tơn
pháp luật”?
Để thực thi được điều đó, người cán bộ phải ghi nhớ và hiểu rõ những quy định của

nơi mình làm việc đặt ra. Các quy định về quy trình thực hiện nghiệp vụ, tác phong, thái
độ làm việc nhằm đảm bảo hình ảnh, sứ mệnh mà ngân hàng hướng đến… Qua đó, duy
trì uy tín của ngân hàng và doanh nghiệp đối với khách hàng.
Bên cạnh đó, cần hiểu rõ những thông tư, văn bản pháp luật quy định liên quan đến
hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp. Từ đó, thực hiện đầy đủ và chính xác nghiệp
vụ ngân hàng với những con số, chứng từ phù hợp.
3.5.


Ví dụ nổi bật về tuân thủ quy định pháp luật
Triển khai Luật các Tổ chức tín dụng, Quyết định 1627, Ngân hàng BIDV đã ban

hành Quy chế cho vay, quy trình cho vay. Ngồi ra, BIDV cũng có các văn bản hướng
dẫn trình tự thủ tục, các sản phẩm tín dụng đặc thù cho từng phân khúc khách hàng,
nhóm đối tượng khách hàng và yêu cầu, khả năng kiểm soát rủi ro trong từng thời kỳ của
BIDV. Các quy định này vừa đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật (Luật Tổ chức tín
dụng, Quy định 1627 nay là TT39), vừa phù hợp với mơ hình tổ chức quản lý và yêu cầu,
khả năng kiểm soát rủi ro của BIDV, cũng như tạo điều kiện cho khách hàng và người
dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng.
Được: Đảm bảo tuân thủ đúng những quy định chung; Làm đúng theo Luật; Hạn chế
được các rủi ro có thể xảy ra trong q trình hoạt động; Nhận được sự tín nhiệm từ khách
hàng cũng như là các nhà đầu tư; phân khúc được đối tượng khách hàng mà BIDV đang
nhắm tới.
Mất: Thời gian và tiền bạc để thực hiện đầy đủ các quy trình và ban hành Quy chế
của ngân hàng dựa trên Luật ban hành sao cho phù hợp với tổ chức.

10


3.6.

Ví dụ nổi bật về khơng tn thủ quy định pháp luật
Trong khoảng thời gian từ năm 2011-2016, lợi dụng chức trách được giao, ông Trần

Bắc Hà đã chỉ đạo cấp dưới tại BIDV chi nhánh Hà Tĩnh cùng chi nhánh Hà Thành cho
Cơng ty Bình Hà và Cơng ty Trung Dũng - là công ty sân sau của Trần Bắc Hà vay trái
quy định, gây thất thoát cho BIDV số tiền đặc biệt lớn là 1.672 tỉ đồng. Ông Hà đã chỉ
đạo phê duyệt cấp tín dụng với các ưu đãi trái quy định của Ngân hàng Nhà nước và
BIDV. Trong khi đó, 2 cơng ty "sân sau" của ông Hà là Công ty Bình Hà và Trung Dũng

không đủ năng lực tài chính vốn tự có để thực hiện dự án; cũng khơng đủ điều kiện để
cấp tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và BIDV. Tổng dư nợ của Cơng ty
Bình Hà tại BIDV khơng có khả năng thu hồi là 799 tỉ đồng. Tương tự khi thẩm định,
đánh giá tình hình tài chính của Công ty Trung Dũng, mặc dù biết rõ công ty này đang
gặp khó khăn nhưng các bị can Ngơ Duy Chính, Nguyễn Xuân Giáp, Trần Hồng Quang,
Đặng Thanh Nam vẫn thực hiện việc cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn 700 tỷ đồng.
Được: Lợi ích cá nhân
Mất: Mất đi sự uy tín và tín nhiệm của nhiều người đối với cá nhân ông Trần Bắc
Hà; Danh dự, việc làm và kể cả sự tự do của chính bản thân mình.
3.7.

Bạn sẽ đưa ra giải pháp gì khi cấp trên chỉ đạo làm việc mà ta biết rõ việc đó
là sai với quy định?
Khi cấp trên chỉ đạo làm việc mà ta biết rõ việc đó là sai với quy định. Ở đây cần

xem xét đến mức độ rủi ro nghề nghiệp và rủi ro về pháp lý. Việc từ chối chỉ đạo của sếp
có thể ảnh hưởng đến việc thăng tiến hoặc thậm chí là mất việc. Tuy nhiên, thực hiện sai
quy định lại phải chịu những rủi ro về pháp lý, gây hậu quả nghiêm trọng, có thể ngồi tù
và để lại vết nhơ trong hồ sơ của bản thân.
Bên cạnh các rủi ro về nghề nghiệp và rủi ro khi phải đối mặt với pháp luật thì bản
thân người nhân viên còn phải đối mặt với sự sai phạm trong đạo đức nghề nghiệp, có thể
khiến cho bản thân người cấp dưới cảm thấy bị dày vò trong lương tâm khi phải thực hiện
một việc mà mình biết chắc chắn đó là điều sai trái.
Vì vậy, em sẽ trình bày với cấp trên về những rủi ro có thể xảy ra và hậu quả để lại
khi thực hiện việc làm sai quy định đó và khuyên ngăn rằng không được làm như vậy.
11


Nếu cấp trên vẫn kiên quyết muốn thực hiện, em sẽ từ chối lời chỉ đạo đó, khơng thể xem
thường pháp luật và đánh mất đạo đức nghề nghiệp.

Bạn chắc chắn mình làm đúng nhưng lãnh đạo cho rằng bạn sai, thì bạn sẽ xử

3.8.

lý như thế nào?
Trong trường hợp này, vì mình biết chắc là mình làm đúng nên việc em sẽ làm là đưa
ra những quan điểm của mình đồng thời đưa ra những chứng cứ xác thực, dẫn chứng phải
mang tính thuyết phục và đứng ở góc nhìn khách quan chứng tỏ việc làm của mình là
đúng. Quan trọng hơn hết là giữ bình tĩnh, thái độ ơn hịa, tránh trường hợp vì tức giận
mà có thái độ gắt gỏng, như vậy sẽ làm cho cuộc trò chuyện trở nên khó khăn hơn, có thể
làm lãnh đạo tức giận và phê bình, ảnh hưởng đến lợi ích của mình, lợi ích của tập thể vì
khi sếp trong lúc quá nóng giận đã đưa ra quyết định sai lầm.
Bạn chắc chắn mình làm đúng nhưng cả lãnh đạo và đồng nghiệp đều cho

3.9.

rằng bạn sai, thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
Trong trường hợp này, việc cần làm đầu tiên là tự nhìn nhận lại xem mình đã làm
những gì, liệu mình có thật sự sai sót ở chỗ nào hay khơng. Bên cạnh đó, có thể hỏi trực
tiếp lãnh đạo và đồng nghiệp là họ nhận thấy mình đã sai ở đâu, ở cách làm việc hay đạo
đức kinh doanh hay vi phạm pháp luật… Trong thực tế, nếu nhận được một đánh giá thì
đó có thể là đánh giá chủ quan nhưng nhận được nhiều đánh giá có chung quan điểm thì
đó là đánh giá khách quan.
Sau khi họ nói ra những việc họ thấy rằng mình sai thì sẽ có hai trường hợp.
-

Trường hợp 1: Bản thân mình cũng đồng tình với những ý kiến đó thì sẽ chấp
nhận rằng mình sai, nhận sai với mọi người và cam kết khắc phục.

-


Trường hợp 2: Nếu mình vẫn nhận thấy mình làm đúng và có đầy đủ cơ sở để
chứng minh điều đó thì sẽ giải trình một lần nữa với tất cả mọi người, cho họ thấy
rằng việc mình làm là hồn tồn đúng. Nếu cả hai bên vẫn khơng giải quyết được
thì có thể nhờ bên thứ ba (các nhà lãnh đạo cấp cao hơn), đứng ra xem xét và phân
giải giúp để tránh đôi co và lời qua tiếng lại quá nhiều, gây mất thiện cảm với
nhau.

12


CHỦ ĐỀ 4
SỰ CẨN TRỌNG

4.1.

Thế nào là sự cẩn trọng?
Khổng Tử đã từng nói: “Học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho

rõ, làm cho hết sức”. Qua câu nói của Khổng Tử cho ta thấy được đức tính cẩn trọng rất
cần thiết cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, học tập, giao tiếp, trong
công việc,và nhất là trong thời đại 4.0 sự phát triển của Internet, mạng xã hội,… chỉ cần
không cẩn trọng trong một giây một phút thì có thể điều không hay xảy ra sẽ khiến ta ân
hận cả đời.
Vậy cẩn trọng là gì? Cẩn trọng là cẩn thận trong mọi việc để tránh việc gây sai sót,
tránh gây rủi ro cho người người khác. Cẩn thận trong lời ăn tiếng nói và đối nhân xử thế,
sẽ giúp ta trở thành người tinh tế hơn được mọi người tin cậy và yêu mến.
4.2.

Những chuẩn mực về sự cẩn trọng của cán bộ ngân hàng

a) Cán bộ ngân hàng phải luôn cẩn thận, kỹ lưỡng, cân nhắc thấu đáo, lường đoán kỹ

mọi rủi ro để phòng ngừa; thận trọng trong giao tiếp và giữ kỷ luật phát ngôn; tự giác
chịu sự giám sát, kiểm sốt theo quy định.
b) Khơng được chủ quan, liều lĩnh, không được dễ dãi, cả tin; không làm tắt, bỏ qua
các bước, các thủ tục trong quy trình nghiệp vụ đã quy định.
c) Phải đề cao tinh thần tự chịu trách nhiệm, tránh để xảy ra sai sót, sơ suất trong q
trình giải quyết cơng việc.
4.3.

Tại sao cán bộ ngân hàng phải cẩn trọng?
Từ nghiên cứu tại các nước phát triên ghi nhận, rủi ro tác nghiệp có thể gây tổn hại

khoảng 10% lợi nhuận hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Rủi ro tác nghiệp là
nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống
nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào
hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng là một môi trường làm việc đặc biệt nhạy cảm về tài sản và thông tin cũng
là nơi kinh doanh bằng sự uy tín nên mỗi lời nói và hành động của người cán bộ ngân
13


hàng phải hết sức thận trọng và chính xác. Bên cạnh đó, các nghiệp vụ cũng phải được
thực hiện một các có trình tự, tỉ mỉ, cẩn thận.
Nếu khơng cẩn trọng, sẽ dẫn đến sai sót và chính những sai sót đó có thê ảnh hưởng
rất nhiều đến tài sản và uy tín của ngân hàng cũng như là ảnh hưởng sự nghiệp của người
cán bộ ngân hàng.
Chính vì thế, sự cẩn trọng là một chuẩn mực không thể thiếu của cán bộ ngân hàng.
4.4.


Tình huống minh họa
Tháng 5/2013, cán bộ kỹ thuật viên ATM đã thực hiện cắt niêm phong và lấy 500

triệu đồng (gồm 1000 tờ 500.000) trong khay máy ATM tại trụ sở Chi nhánh do cán bộ
thủ quỹ ATM và kế tốn ATM khơng xóa mật khẩu, để lại chìa khóa cho cán bộ kỹ thuật
với lý do tin tưởng và đi xử lý việc khác. Sau đó, cán bộ kỹ thuật đã báo việc “mượn
tiền” cho Phó phịng kho quỹ chi nhánh, nhưng lãnh đạo phịng kho khơng thực hiện báo
cáo tới Ban giám đốc Chi nhánh mà bảo cán bộ kỹ thuật nhớ mang tiền đến trả lại. Trong
thời gian đó, cán bộ kỹ thuật lại tiếp tục thực hiện hành vi trộm tiền tương tự tại cây
ATM khác của Phòng giao dịch chi nhánh để có tiền trả lại phần vừa “mượn” trước đó.
Vụ việc chỉ được phát hiện sau đó khi có khách hàng phàn nàn do không rút được tờ tiền
500.000 đồng.
4.4.1. Các phương hướng khắc phục
Từ phía Ngân hàng
- Hỗ trợ khách hàng đổi lại tiền theo mong muốn của họ.
-

Làm việc với nhân viên của mình, điều tra cặn kẽ xem sự việc là như thế nào.

-

Báo cáo lên công an về việc cán bộ kỹ thuật lấy cắp tiền của Ngân hàng để họ giúp
bắt giữ và xử phạt cán bộ kỹ thuật đó.

-

Đưa ra lời răn đe, mạnh hơn là hình phạt kỷ luật cho những nhân viên gián tiếp
tiếp tay cho kẻ xấu hành động.

-


Từ đó, nhắc nhở với toàn thể nhân viên trong Ngân hàng phải hết sức cẩn trọng
trong từng lời nói, hành động của mình. Khơng được làm thất thốt, tổn hại đến tài
sản và uy tín của Ngân hàng.

Từ phía các cán bộ ngân hàng
- Trình bày lại sự việc một cách trung thực cho lãnh đạo nắm bắt tình hình.
14


-

Nhận lỗi khi làm sai và bày tỏ thái độ hối lỗi.

-

Chấp nhận những hình thức xử phạt mà lãnh đạo đưa ra, nếu có.

- Tự rút ra bài học cho bản thân và không lặp lại sai phạm.
4.4.2. Giải pháp hạn chế tái phạm
Từ phía các ngân hàng
-

Giúp các cán bộ ngân hàng nhận thức đúng về các rủi ro tác nghiệp
Để phòng tránh một cách tốt nhất, cần phải hiểu rõ những rủi ro có thể xảy ra
trong q trình tác nghiệp và những hậu quả mà nó mang lại. Khi mỗi cán bộ đều
hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của các loại rủi ro thì họ sẽ dễ dàng nhận biết và chủ
động phịng tránh nó.

-


Ngân hàng cần hồn thiện quy chế, quy trình một cách rõ ràng và đảm bảo
Hệ thống ngân hàng cần hoàn thiện các quy chế, quy trình một cách cụ thể và
minh bạch và các cán bộ ngân hàng khi tác nghiệp phải ln tn thủ theo những
quy chế, quy trình đó.

-

Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro tác nghiệp cho cán bộ ngân hàng
Mỗi đơn vị xây dựng được bộ quy tắc, văn hóa ứng xử thì đã là một thành cơng
bước đầu. Dựa vào bộ văn hóa ứng xử đó, các cán bộ ngân hàng sẽ ln cẩn trọng
và kịp thời đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho các rủi ro nảy sinh khi giao dịch
với khách hàng. Điều này góp phần đảm bảo cho sự hoạt động an tồn của ngân
hàng.

Từ phía cán bộ ngân hàng
- Ln ln phải cẩn trọng trong từng lời nói và hành động của mình.
- Rèn luyện thêm những kỹ năng mềm như kỹ năng quan sát và đánh giá tình
huống… để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra
-

Nắm rõ các quy chế, quy trình để tránh sai phạm.

15


CHỦ ĐỀ 5
SỰ LIÊM CHÍNH
5.1.


Liêm chính là gì?
“Liêm” ở đây chính là liêm sỉ. Ý nói ta phải biết tơn trọng giữ gìn của cơng, khơng

xâm phạm tài sản của chung hay của người. Không bao giờ được tham lam, chiếm đoạt
những thứ khơng phải của mình.
“Chính” có nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn, khơng tự cao, ln chịu khó học tập, tự
kiểm điểm bản thân. “Chính” ở đây cịn có nghĩa là chính vị, ý nói, ta phải biết lượng sức
bản thân, làm việc tại vị trí phù hợp với khả năng của mình.
→ Liêm chính tức là phải luôn thẳng thắn, trung thực, luôn đấu tranh để bảo vệ lẽ
phải, chính nghĩa, lên án những cái xấu, cái sai trái. Đức tính này địi hỏi cán bộ phải
trung thực, không được lợi dụng chức quyền làm việc bất minh; khơng tự cao, tự đại;
ln chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều
dở của bản thân mình; ln giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà. Dù
trong hoàn cảnh nào, cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành và thực thi nhiệm vụ một cách
đúng mực, nghiêm túc.
5.2.

Chuẩn mực về sự liêm chính của cán bộ ngân hàng

a) Cán bộ ngân hàng phải luôn tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng bản lĩnh nghề nghiệp,
giữ gìn sự liêm chính, minh bạch trong các mối quan hệ liên quan đến lợi ích tài chính và
tiền bạc, trung thực, thẳng thắn, nghiêm túc với bản thân và với những người xung quanh.
b) Phải có tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, tránh
lãng phí; khơng được tham ơ, vụ lợi hoặc tiếp tay cho hành vi tham ô, vụ lợi; không làm
lơ khi thấy các hiện tượng sai trái xung quanh, báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền
khi phát hiện hành vi vi phạm và gây hại cho lợi ích chung.
5.3. Tại sao cán bộ ngân hàng phải liêm chính?
Liêm chính là một đức tính tốt, thể hiện được một trong những phẩm chất cao đẹp
của con người. Trong đời sống xã hội, liêm chính vốn đã quan trọng, nay lại càng quan
trọng hơn khi chúng ta làm việc trong mơi trường tài chính – ngân hàng. Nói như vậy là

vì các nghiệp vụ hằng ngày trong mơi trường đó đều gắn liền với tài sản, tiếp xúc nhiều
nhất là với tiền bạc nên nếu không giữ được sự liêm chính sẽ rất dễ bị cám dỗ bởi ma lực
đồng tiền, dẫn tới làm nhiều việc sai trái.
16


Bên cạnh đó, tài sản, nguồn vốn cũng như nguồn lực của ngân hàng là có hạn nên các
cán bộ ngân hàng phải ra sức bảo vệ. Nếu đánh mất sự liêm chính, có hành vi vi phạm thì
sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy.
Nếu xảy ra một vụ bê bối về việc vi phạm chuẩn mực liêm chính, có thể là chiếm
đoạt tài sản ngân hàng chẳng hạn, thì uy tín của ngân hàng cũng từ đó mà giảm sút. Kéo
theo sau đó, ngân hàng có khả năng bị mất thanh khoản do khách hàng bất an nên đến rút
lại tiền, lượng tiền khách hàng đến gửi giảm… Ngoài ra, chứng khoán của ngân hàng trên
thị trường cũng sẽ giảm đi đáng kể, khả năng huy động vốn suy giảm, sau cùng là lợi
nhuận hoạt động sẽ giảm đi.
Chính vì mức độ nghiêm trọng đó mà người cán bộ ngân hàng phải ln giữ mình
trong sạch, liêm chính. Nếu vi phạm sẽ nhận lấy nhiều hậu quả khôn lường, có thể kể tới
như phạt hành chính, phạt hình sự, đánh mất cơ hội theo đổi lĩnh vực tài chính – ngân
hàng.
5.4. Ví dụ minh họa
Ngày 5/4/2021, TAND Cấp cao tại TP HCM đã xử phúc thẩm theo kháng nghị tăng
án từ chung thân lên tử hình của VKSND TP HCM đối với bị cáo Nguyễn Thị Hoàng
Oanh (SN 1960, nguyên Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam Chi nhánh Bến Thành - Agribank Bến Thành) về tội "Tham ô tài sản". Bị cáo
Nguyễn Thị Hồng Oanh cũng có kháng cáo kêu oan.
Trước đó, bà Oanh đã sử dụng tên nhiều cá nhân để lập khống hồ sơ và tất toán các
thủ tục vay vốn rồi chiếm đoạt tổng cộng 26.600 chỉ vàng SJC của chi nhánh này. Bà
khai đã sử dụng 22.500 chỉ vàng mua căn nhà mặt tiền ở đường Trần Quang Khải (quận
1, TP HCM), sau đó cho một phịng giao dịch Agribank Bến Thành thuê lại để thu lợi
hơn 5,6 tỉ đồng. Số vàng còn lại, bà Oanh sử dụng cá nhân, không chia cho ai khác.

Đến hạn trả nợ, bà Oanh chỉ đạo cấp dưới là Cao Bá Hiếu (nguyên Phó Trưởng
phịng Kế hoạch kinh doanh Agribank Bến Thành) và Trương Thế Thanh (nguyên Phó
Giám đốc Agribank Chi nhánh 3) lấy tên cá nhân, doanh nghiệp khác lập hợp đồng vay
vàng, tiền của Agribank Bến Thành để đảo nợ cho các khoản vay. Tính đến ngày 20-112012, khi Bộ Cơng an khởi tố bị can, dư nợ gốc và lãi đã hơn 44,4 tỉ đồng. Tổng cộng, bà
Oanh và đồng phạm đã tham ô của Agribank Bến Thành thông qua các hợp đồng vay vốn
khống hơn 31 tỉ đồng.
Ngoài ra, bà Oanh còn ký cho em rể là Trương Thế Thanh vay 13 tỉ đồng, sau đó
Thanh mất khả năng thanh toán. Trong vụ này, bà Oanh chịu trách nhiệm hình sự về hành
17


vi giúp sức cho Thanh tham ô 8,8 tỉ đồng. Bà Oanh cịn nhận hối lộ từ Lê Văn Tính
(ngun Giám đốc Cơng ty TNHH Kim Gia Thảo).
→ Có thể thấy từ ví dụ trên, bà Nguyễn Thị Hồng Oanh đã lạm dụng chức quyền,
cấu kết với em rể để thực hiện hành vi tham ô, cụ thể là sử dụng nhiều tên cá nhân khác
nhau để lập khống các hồ sơ vay vốn nhằm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng (26.000 chỉ
vàng SJC) và dùng số vàng chiếm được mua nhà riêng, kiếm lợi nhuận bất chính và sử
dụng phục vụ cá nhân. Không những bản thân không trong sạch mà còn lạm dụng chức
quyền ra lệnh cho cấp dưới lập những hồ sơ nhằm che đậy việc chiếm đoạt tài sản của
ngân hàng. Ngồi ra cịn nhận hối lộ để giúp đỡ người ngoài thực hiện hành vi vay tiền
của ngân hàng Agribank rồi chiếm đoạt.
Về phần Cao Bá Hiếu và Trương Thế Thanh, biết hành vi của cấp trên là sai trái mà
không lên án, báo cáo, trái lại còn thực hiện, tiếp tay cho hành vi sai trái đó. Nhận chỉ đạo
làm trái với đạo đức nhưng vẫn thực hiện, lấy tên người khác để vay của ngân hàng.
Đối với Lê Văn Tính và các bị cáo khác, thực hiện việc hối lộ nhằm chiếm đoạt các
khoản vay ngân hàng, chính là tiếp tay cho các hành vi sai trái của những cán bộ ngân
hàng.
Vậy những điều được và mất từ ví dụ trên là:
Được:
- Ngân hàng Agribank và các ngân hàng khác có cái nhìn cẩn trọng hơn trong việc

xác nhận các hợp đồng cho vay.
- Chặn đứng được hành vi tham ô, tránh thêm nhiều tổn thất.
- Loại được những cán bộ không có đạo đức nghề nghiệp ra khỏi ngân hàng.
Mất:
- Ngân hàng Agribank chi nhánh Bến Thành đã thất thoát 358.2 tỷ đồng (thời điểm
khởi tố vụ án).
- Danh tiếng của Ngân hàng bị ảnh hưởng.
5.5.

Câu hỏi thảo luận

Bạn là một nhân viên làm việc trong bộ phận quản trị rủi ro của ngân hàng. Ngân
hàng nơi bạn làm việc đang tuyển dụng một vị trí quản lý rủi ro và bạn chính là một trong
số những người mang trọng trách xác định ứng viên hội đủ tiêu chuẩn cho vị trí đó.
Một đồng nghiệp nhờ bạn xem xét vị trí đó cho người thân của họ và gửi bạn một số
tiền thay cho lời cảm ơn. Bạn phải xử lý tình huống này như thế nào?

18


→ Đầu tiên là phải từ chối ngay, không được nhận số tiền đó và cũng khơng đồng ý
rằng sẽ duyệt cho người đó vào làm. Trong buổi phỏng vấn vẫn có thể cân nhắc người
được gửi gắm cùng với tất cả các ứng viên khác, miễn là người thân đó hội đủ điều kiện
cho vị trí đó. Đảm bảo rằng tất cả những người đang xét duyệt tuyển dụng đều biết về
mối quan hệ này nhằm tạo ra sự công khai, minh bạch. Quan trọng hơn hết là khi có vấn
đề gì xảy ra, bạn sẽ khơng bị ảnh hưởng, chẳng hạn như những việc đến từ các lời đồn
thất thiệt.

19




×