Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

vận duụng quan điểm của hồ chí minh về lực lượng đại đoàn kết dân tộc trong chiến lược đại đoàn kết của đảng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.99 KB, 11 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

BÀI THI MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian thi: 3 ngày (22/06 – 25/06/2021)
ĐỀ TÀI

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ LỰC LƯỢNG ĐẠI
ĐỒN KẾT DÂN TỘC TRONG CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA
ĐẢNG THỜI KỲ ĐẢY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY

Họ và tên: Phạm Thúy Vi

Mã sinh viên: 1973403010455

Khóa/Lớp: (tín chỉ) CQ57/21.01LT1

(Niên chế): CQ57/21.11

STT: 41

ID phòng thi: 581 058 1203 HT: 203ĐT

Ngày thi: 22/06/2021

Giờ thi: 8h45

download by :




MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐỒN KẾT TỒN
DÂN TỘC ................................................................................................................... 2
1.1. VAI TRỊ CỦA ĐẠI ĐỒN KẾT TỒN DÂN TỘC .................................... 2
1.1.1. Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
thành cơng của cách mạng.................................................................................... 2
1.1.2. Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng Việt Nam .................................................................................................... 2
1.2. LỰC LƯỢNG CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC .................. 2
1.2.1. Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc ....................................................... 2
1.2.2. Nền tảng của kh ối đại đoàn kết dân tộc ..................................................... 2
1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC .............. 3
1.4. HÌNH THỨC, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT
TOÀN DÂN TỘC .................................................................................................... 3
1.4.1. Mặt trận dân tộc thống nhất ........................................................................ 3
1.4.2. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất ........ 3
1.5. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC............ 3
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ CỦA QUAN ĐIỂ M TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA HIỆN NAY .............................................. 4
2.1. TẦM QUAN TR ỌNG CỦA ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG THỜI
KỲ ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY ............. 4
2.2. THỰC TRẠNG ................................................................................................ 4
2.2.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 4
2.2.2. Hạn chế ....................................................................................................... 5
2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ ................................................................. 6
2.4. GIẢI PHÁP ....................................................................................................... 7
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 9

download by :


1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch s ử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết dân
tộc đã trở thành di sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước, trọng
nhân nghĩa, khoan dung, đùm bọc yêu thương lẫn nhau đã thấm sâu vào tư
tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi con dân, trở thành lẽ sống, chất k ết dính gắn bó
các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam cả đồng bào trong nước
và kiều bào ta ở nước ngoài. Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần mạnh
mẽ, một truyền thống cực kì quý báu của dân tộc ta. Đoàn kết đã trở thành một
động lực to lớn, một triết lý nhân sinh và hành động để dân tộc ta vượt qua bao
biến cố, thăng trầm của thiên tai, dịch bệnh hoành hành để tồn tại và phát triển
bền vững cho đến tận ngày nay. Bất luận trong hoàn cảnh nào, đại đoàn kết đã
đúc thành sức mạnh vô địch, đưa dân tộc ta vượt lên trên mọi khó khăn, thử
thách, lập nên những kỳ tích vẻ vang trong mặt trận đấu tranh giải phóng dân
tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoa đất nước
hiện nay, đại đồn kết toàn dân là yếu tố quan trọng hơn bao giờ hết. Để đạt
được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh” thì sự
đồng hành, gắn kết của tồn thể nhân dân là vơ cùng cần thiết ngay lúc này.
Tuy nhiên, không phải đồng bào nào cũng hiểu rõ về vấn đề cấp thiết trên.
Chính vì lý do đó, em đã chọn đề tài “Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh
về lực lượng đại đồn kết dân tộc trong chiến lược đại đoàn kết của Đảng
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.”
Ngoài phần mở đầu, tiểu luận chia làm 2 chương:

- Chương 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Chương 2: Giá trị của quan điểm trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa hiện nay.

download by :


2

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐỒN KẾT
TỒN DÂN TỘC
1.1. VAI TRỊ CỦA ĐẠI ĐỒN KẾT TỒN DÂN TỘC
1.1.1. Đại đồn kết tồn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết
định thành cơng của cách mạng
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đồn kết dân tộc không phải là sách lược
hay thủ đoạn chính trị mà là chiến lược lâu dài, nhất quán của cách mạng Việt
Nam. Người nói rõ: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết mn
người như một thì nước ta độc lập, t ự do. Trái lại lúc nào dân ta khơng đồn kết
thì bị nước ngoài xâm lấn”. Đây là vấn đề mang tính sống cịn của dân tộc Việt
Nam nên chiến lược này được duy trì cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu
của cách mạng Việt Nam
Đối với Hồ Chí Minh, đại đồn kết khơng chỉ là khẩu hiệu chiến lược mà
còn là mục tiêu lâu dài của cách mạng. Đảng là lực lượng lãnh đạo cách mạng
Việt Nam nên tất yếu đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ
hàng đầu của Đảng và nhiệm vụ này phải được quán triệt trong tất cả các lĩnh
vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng.
1.2. LỰC LƯỢNG CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
1.2.1. Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc

Chủ thể của khối đại đoàn kết tồn dân tộc, theo Hồ Chí Minh bao gồm
tồn thể nhân dân, tất cả những người Việt Nam yêu nước, không phân biệt dân
tộc, giai cấp, t ầng lớp, đảng phái, tơn giáo, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, ở
trong nước hay ở ngoài nước cùng hướng vào mục tiêu chung, “ai có tài, có
đức có sức, có lịng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với
họ”.
1.2.2. Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đại đồn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số
nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân
dân lao động khác. Đó là nền, gốc của đại đồn kết. Nó cũng như cái nền của

download by :


3

nhà, của gốc cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, cịn phải đồn kết các tầng
lớp nhân dân khác”. Như vậy, l ực lượng làm nền tảng cho khối đại đồn kết
dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh là cơng nhân, nơng dân và trí thức. Nền
tảng này càng được củng cố vững chắc thì khối đại đồn kết tồn dân tộc càng
có thể mở rộng, khi ấy khơng có thế l ực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn
kết toàn dân tộc.
1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
- Phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tục, đồng thời tơn trọng các lợi ích khác
biệt chính đáng.
- Phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc.
- Phải có lịng khoan dung, độ lượng với con người.
- Phải có niềm tin vào nhân dân.
1.4. HÌNH THỨC, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN
KẾT TOÀN DÂN TỘC

1.4.1. Mặt trận dân tộc thống nhất
Khối đại đoàn kết toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh
khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc, đó là Mặt trận dân tộc
thống nhất. Mặt trân dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân
yêu nước, tập hợp mọi người dân nước Việt, cả trong nước và kiều bào sinh
sống ở nước ngoài.
1.4.2. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất
- Phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân – nơng dân – trí thức
và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
- Phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ.
1.5. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
- Làm tốt công tác vận động quần chúng (Dân vận).
- Thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng
- Các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong Mặt trân
dân tộc thống nhất

download by :


4

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ CỦA QUAN ĐIỂM TRONG THỜI KỲ ĐẨY
MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA HIỆN NAY
2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG
THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA HIỆN
NAY
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lịng nồng nàn u
nước. Đó là một truyền thống q báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc

bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hi ểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và lũ cướp nước”. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thực sự được nhân
lên gấp bội khi ý thức dân tộc, truyền thống yêu nước của mọi tầng l ớp nhân
dân được soi sáng bởi chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Dưới sự
lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đại đoàn kết dân
tộc đã đưa dân tộc ta trở thành dân tộc độc lập, thống nhất và phát triển mạnh
mẽ cho đến tận ngày hôm nay. Tinh thần, sức mạnh ấy lại càng quan trọng trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát
huy cao độ, trở thành động l ực quan trọng nhất của cơng cuộc đổi mới tồn diện
đất nước. Ðại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là bài học lớn của
cách mạng Việt Nam. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” đang là động lực, kết nối
sức mạnh vơ địch của tồn dân tộc Việt Nam. Để đạt được mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” với chỉ sức mạnh của một người
hay vài người đều là điều không thể nhưng với cả một cộng đồng là một chuyện
khác. Ông cha ta đã từng dạy: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại
nên hòn núi cao”. Chỉ có đồn kết, đồn kết, đại đồn kết thì mới có thể đưa
đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu.
2.2. THỰC TRẠNG
2.2.1. Ưu điểm
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong
công tác dân vận tiếp tục được khẳng định và nâng cao trong đời sống chính trị

download by :


5


- xã hội của đất nước. Mối quan hệ gắn bó giữa Mặt trận và các đồn thể với
các tầng lớp nhân dân ngày càng được củng cố, tăng cường, phát huy. Ðường
lối chủ trương của Ðảng, Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng
được hoàn thiện và thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật. Các tầng lớp
nhân dân chung sức, chung lòng cùng Ðảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thử
thách, giữ vững sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân và nâng cao vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế.
Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xã hội rộng lớn do
Mặt trận và các tổ chức thành viên phát động ngày càng đi vào cuộc sống, được
các tầng l ớp nhân dân hưởng ứng tích cực. Ðặc bi ệt, các phong trào, cuộc vận
động như “Tồn dân xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở’’; “Tồn dân chung
sức xây dựng nơng thơn mới, đô thị văn minh’’…; hoạt động bảo vệ biên giới,
chủ quyền, biển đảo, phòng chống thiên tai, bão lũ và đồn kết giúp nhau phát
triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, lá lành đùm lá rách... có
tác dụng thiết thực, tạo nên sự gắn kết mạnh mẽ trong cộng đồng.
Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay khi đại dịch Covid – 19 bùng phát,
diễn biến rất phức tạp trên toàn cầu và ở Việt Nam, tồn dân ta ln đồn kết,
đồng lịng thực hiện “chống dịch như chống giặc” để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ
sức khoẻ của chính mình và cộng đồng; đồng thời, ổn định phát triển sản xuất,
thực hiện mục tiêu kép được quốc tế đánh giá cao. Công tác “Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được các cấp ủy đảng, chính
quyền, Mặt trận và các đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện sâu rộng, đã làm
cho tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Người thấm nhuần vào các tầng lớp
nhân dân, tạo động l ực thúc đẩy việc xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại
đoàn kết ngay tại địa phương và lan rộng ra toàn lãnh thổ Việt Nam.
2.2.2. Hạn chế
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ, có lúc, có
nơi chưa phát huy được vai trò, quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Chưa
đánh giá và dự báo chính xác những diễn bi ến, thay đổi cơ cấu xã hội, tâm tư,

nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để có chủ trương phù hợp. Hoạt động

download by :


6

của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp chưa sát với các tầng
lớp nhân dân; vẫn cịn có biểu hiện hành chính hóa, chưa thật thi ết thưc, hiệu
quả.
Tình trạng tham nhũng, quan liêu, suy thối đạo đức vẫn cịn tồn tại ở một
số cán bộ Đảng viên, làm ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiêm trọng hơn là làm giảm niềm
tin của nhân dân.
Ví dụ: Vụ án Phan Văn Vĩnh (nguyên Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng
cục Cảnh sát), Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh
sát phòng chống tội phạm công nghệ cao), Nguyễn Văn Dương và đồng phạm
phạm tội “Sử dụng mạng Internet thực hi ện hành vi chiếm đoạt tài sản”, “Tổ
chức đánh bạc”,“Đánh bạc”, “Mua bán trái phép hóa đơn”, “Rửa tiền”,
“Đưa hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”
xảy ra tại tỉnh Phú Thọ và một số địa phương vào năm 2018. [3]
Sự phân hóa, khoảng cách giàu nghèo cịn lớn gây ảnh hưởng khơng tốt
tới an ninh và trật tự xã hội
Các thế lực thù địch không ngừng thực hiện hành vi, âm mưu chia rẽ mối
quan hệ, liên kết bền chặt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Ví dụ: Những năm qua, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, các thế lực thù
địch, các tổ chức người Mông lưu vong tăng cường các hoạt động kích động,
tuyên truyền tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào các dân tộc. Đặc biệt ở
những khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa các tỉnh biên giới phía Bắc nổi lên
vấn đề tuyên truyền, hoạt động thành lập “nhà nước Mông” tự trị. [2]

Một số bộ phận dân chúng bị lợi dụng, kích động nổi dậy chống phá Nhà
nước.
2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ
Chủ trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân chưa được
kịp thời thể chế hóa, hoặc đã thể chế hóa nhưng chưa được tổ chức thực hiện
một cách nghiêm túc.

download by :


7

Luật pháp chưa đủ tính chất răn đe nên dân tới lỗ hổng trong vi ệc giám sát
các hoạt động của cán bộ, cơng chức nhà nước. Sự suy thối, lối sống tham
lam, lạm dụng chức quyền của một bộ phận Đảng viên.
Vẫn còn tồn tại một số cơ quan chưa thực hiện tốt công tác dân vận, chưa
thực sự cố g ắng thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế dẫn tới
sự phân hóa giàu nghèo, sự phân chia tầng lớp giai cấp ngày càng tăng lên.
Các thế lực thù địch lợi dụng các kẽ hở của luật pháp; vận động, tuyên
truyền, mua chuộc người dân, âm mưu chia rẽ Đảng với nhân dân, chia rẽ nội
bộ Đảng, gây mất đoàn kết trong quần chúng nhân dân, gây mất an ninh trật tự
xã hội.
Do nhận thức chưa rõ, tri thức thấp, chưa có tinh thần trách nhiệm cao với
dân tộc của một số người dân dẫn đến dễ bị các thế lực thù địch mua chuộc.
2.4. GIẢI PHÁP
Nâng cao nhận thức và tăng cường vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết dân tộc trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Khơng ngừng phát
huy vai trị lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, chính quyền phải ln

coi đồn kết dân tộc là sự nghiệp của tồn dân.
Tăng cường hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục
thể chế hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thành
những chính sách, quy chế, quy định cụ thể để nhân dân phát huy quyền làm
chủ và thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính
đáng của tồn thể người dân. Tăng cường cơng tác dân vận của chính quyền
các cấp. Tích cực phối hợp giữa chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội làm cơng tác dân vận.
Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh kiên quyết chống tham
nhũng và các tệ nạn xã hội khác. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh với các quan
điểm sai trái, thù địch, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

download by :


8

Đẩy mạnh thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, chống phân biệt
kỳ thị để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Nâng cao dân trí, nhận thức của
người dân, đặc biệt coi trọng giáo dục thế hệ tương lai của đất nước.

KẾT LUẬN
Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống quý
báu của dân tộc được các thế hệ cha ơng gìn giữ và phát huy. Trên nền tảng giá
trị được hun đúc bởi truyền thống lịch sử của cha ơng, đồn kết dân tộc đã sớm
hình thành, ln chiếm vị trí quan trọng trọng tư tưởng Hồ Chí Minh và đã
được Người kế thừa để phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong đường lối
lãnh đạo s ự nghiệp cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và là một bộ

phận quan trọng hợp thành hệ thống tư tưởng của Người. Thực tiễn lịch s ử dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa đồn
kết và thành cơng. Có đồn kết mới có thắng lợi. Chính vì lẽ đó mà Đảng và
Nhà nước ln nỗ lực tăng cường khối đại đồn kết tồn dân, ln coi đó là
động lực quan trọng nhất để hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Tuy cịn nhiều bất cập, hạn chế và khó khăn nhất định nhưng chúng
ta sẽ ln đồng lịng vượt qua, đồn kết cùng nhau quyết tâm xây dựng một dân
tộc Việt Nam hùng mạnh, một đất nước “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân
chủ, văn minh”, sánh vai với các cường quốc năm châu theo như nguyện vọng
của Người đã để lại cho chúng ta.

download by :


9

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019 – Dự thảo),
Hà Nội.
2. Báo Dân tộc (2020), Vạch trần âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để
hình thành “nhà nước Mơng”, Hà Nội.
3. Tạp chí Tịa án nhân dân (2019), 10 vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng và các
vụ án điển hình được đưa ra xét xử trong năm 2018, Hà Nội.
4. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa (2020), Củng cố, phát triển khối đại đoàn
kết toàn dân tộc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội.

download by :




×