Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGPhân tích sự khác nhau giữa bản chất kiểu nhà nước bóc lột và bản chất của nhà nước XHCN? Liên hệ thực tiễn Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.74 KB, 11 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Chủ đề 3:

Phân tích sự khác nhau giữa bản chất kiểu nhà nước bóc lột và bản chất của nhà nước XHCN?
Liên hệ thực tiễn Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam? Từ bản chất và đặc điểm của nhà nước, anh
(chị) hãy phân tích làm rõ bản chất và đặc điểm của Nhà nước Cộng hịa XHCN Việt Nam?

Khái niệm, thuộc tính và chức năng của pháp luật? Thuộc tính cơ bản nào của pháp luật là đặc điểm
quan trọng để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác? Liên hệ thực tiễn Việt nam hiện
nay về chức năng của pháp luật?


MỤC LỤC
1. Phân tích sự khác nhau giữa bản chất kiểu nhà nước bóc lột và bản chất của nhà nước
XHCN? Liên hệ thực tiễn Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam? Từ bản chất và đặc
điểm của nhà nước, anh (chị) hãy phân tích làm rõ bản chất và đặc điểm của Nhà nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam?..............................................................................................3
2.1. Phân tích sự khác nhau giữa bản chất kiểu nhà nước bóc lột và bản chất của nhà
nước XHCN?.................................................................................................................3
2.2. Liên hệ thực tiến của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam:...............................6
2.3. Làm rõ bản chất và đặc điểm của Nhà nước Cộng hịa XHCN Việt Nam.............6
2. Khái niệm, thuộc tính và chức năng của pháp luật? Thuộc tính cơ bản nào của pháp
luật là đặc điểm quan trọng để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác? Liên hệ
thực tiễn Việt nam hiện nay về chức năng của pháp luật?..................................................8
2.1. Khái niệm, thuộc tính và chức năng của pháp luật?..............................................8
2.2. Thuộc tính cơ bản nào của pháp luật là đặc điểm quan trọng để phân biệt pháp
luật với các quy phạm xã hội khác?..............................................................................10
2.3. Liên hệ thực tiễn Việt nam hiện nay về chức năng của pháp luật?......................10
Tham khảo........................................................................................................................ 11


2


Phần Nội Dung
1. PHÂN TÍCH SỰ KHÁC NHAU GIỮA BẢN CHẤT KIỂU NHÀ
NƯỚC BÓC LỘT VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC XHCN? LIÊN HỆ
THỰC TIỄN NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM? TỪ BẢN
CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC, ANH (CHỊ) HÃY PHÂN TÍCH
LÀM RÕ BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HỊA
XHCN VIỆT NAM?
1.1. Phân tích sự khác nhau giữa bản chất kiểu nhà nước bóc lột và bản chất của
nhà nước XHCN?
Để hiểu rõ sự khác nhau của bản chất nhà nước bóc lột và nhà nước XHCN chúng
ta cần hiểu: Kiểu nhà nước là gì? Như thế nào là bản chất kiểu nhà nước bóc lột và bản
chất của nhà nước XHCN? Từ đó nêu lên rõ bản chất khác khau cảu hai kiểu nhà nước
này.
a) Kiểu nhà nước là gì?
Lịch sử của lồi người kéo dài đến nay đã tồn tại và hình thành nên 4 kiểu nhà
nước: kiểu nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước tư sản và kiểu nhà
nước XHCN.
- Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ bản của nhà nước thể hiện bản chất giai
cấp, vai trò xã hội, những điều kiện pháp sinh tồn tại và pháp triểu của nhà nước trong
một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
- Các kiểu nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản đều có đặc điểm
chung là nhà nước bóc lột, chúng xuất hiện, tồn tại và xây dưng trên cơ sở của chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất, là cơng cụ duy trì và bảo vệ nền thống trị và lợi ích của các giai
cấp chủ nô, địa chủ phong kiến và giai cấp tư sản. Còn nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu
nhà nước mới dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là nhà nước của dân, do dân,
vì dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
b) Như thế nào là bản chất kiểu nhà nước bóc lột và bản chất của nhà nước XHCN?

- Kiểu nhà nước bóc lột: Là kiểu nhà nước có đặc điểm chung là duy trì sự thống trị
về chính trị, kinh tế và tư tưởng của thiểu số người bóc lột đối với đông đảo nhân dân lao
động. Các nhà nước bóc lột đều có chung bản chất là bộ máy để thực hiện nền chun
chính của giai cấp bóc lột.
- Kiểu nhà nước XHCN: Là kiểu nhà nước mà ở đó sự thống trị chính thuộc về giai
cấp cơng nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành
cơng chũ nghĩa xã hội đưa nhân dân lao động lên địa vị phát triển cao – xã hội chũ nghĩa.
3


c) Sự khác nhau giữa bản chất kiểu nhà nước bóc lột và bản chất của nhà nước
XHCN?
Các kiểu nhà nước bóc lột:
- Kiểu nhà nước chủ nơ: nhà nước đầu tiên trong lịch sử ra đời khi chế độ thị tộc đã
tan rã. Trong xã hội có hai giai cấp chính lá nơ lệ và chủ nơ ngồi ra cịn có các tầng lớp
thợ thủ cơng và người lao động tự do khác. Chủ nô là một bộ phận thiểu số của xã hội
nhưng nắm giữ trong tay toàn bộ tư liệu sản xuất của xã hội, cịn nơ lệ là lực lượng chủ
yếu sản xuất ra của cải vật chất nhưng là “cơng cụ biết nói” của chủ nơ, phụ thuộc hồn
tồn vào chủ nơ. Tầng lớp thợ thủ cơng và những người lao động tự do có địa vị khác với
người nô lệ nhưng vẫn trong sự chi phối của chủ nơ về chính trị, kinh tế, tư tưởng.
Như vậy nhà nước chủ nô xét về bản chất chỉ là công cụ bạo lực để thực hiện nền
chun chính của giai cấp chủ nơ, để duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của chủ nô, đàn
áp nô lệ và những người lao động khác. Bộ máy của nhà nước chủ nô ở giai doạn này còn
đơn giản, mang đậm dấu ấn của tổ chức thị tộc và chủ nổ là người lãnh đạo cũng là nhà
chức trách.
- Kiểu nhà nước phong kiến: là nhà nước ra đời dựa trên sự tan rãn của nhà nước
chủ nơ. Xã hội phong kiến có kết cấu phức tạp ngồi địa chủ và nơng dân là hai giai cấp
chính thì ngồi ra cịn có các tầng lớp thợ thủ công, thương nhân,... Địa vị người dân ở xã
hội này có những ưu thế hơn so với nơ nệ ở xã hội chủ nơ như chưa có sự khác biệt rõ rệt.
Địa chủ phong kiến khơng có quyền định đoạt mạng sống của người dân.

Bản chất của nhà nước phong kiến là công cụ trong tay giai cấp địa chủ phong kiến
để thực hiện chuyên chính đối với giai cấp nông dân, thợ thủ công và các tầng lớp lao
động khác là phương tiện duy trì địa vị kinh tế, bảo vệ lợi ích và sự thống trị của giai cấp
địa chủ phong kiến. Bộ máy nhà nước phong kiến mang nặng tính quân sự, tập trung
quan liêu gắn liền với chế độ đẳng cấp phong kiến. Các cơ quan mang nặng tính cưỡng
chế như: quân đội, nhà tù, toà án. Cấu trúc bộ máy nhà nước phong kiến bao gồm: Vua,
bộ máy giúp việc nhà vua ở trung ương (triều đình) và hệ thống quan lại giúp nhà vua ở
địa phương.
- Kiểu nhà nước tư sản: là nhà nước ra đời do hai nguyên nhân chính về kinh tế và
xã hội. Đây là kiểu nhà nước bóc lột cuối cùng trong lịch sử, nó cũng là cơng cụ duy trì
nền thống trị của giai cấp tư sản đối với tầng lớp nhân dân lao động. Cơ cấu giai cấp
trong xã hội này gồm hai giai cấp: tư sản và vơ sản. phương diện pháp lí của giai cấp vơ
sản được tư do nhưng ko có tư liệu sản xuất mà phải bán sức lao đọng cho tần lớp tư sản
trở thành người làm thuê chịu sự bóc lột của giai cáo tư sản.
Bản chất của nhà nước tư sản được thể hiện qua các chức năng của nhà nước tư
sản:Về đối nội nhà nước tư sản bảo vệ củng cố quyền sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa
đối với tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động xã hội; bảo vệ củng cố tăng cường nhà


4


nước tư sản, đàn áp nhân dân lao động về tư tưởng, quản lí kinh tế tư bản chủ nghĩa, tổ
chức và quản lí văn hố, giáo dục, khoa học, kỹ thuật và giải quyết các vấn đề xã hội cấp
bách khác...Về đối ngoại tiến hành các hoạt động bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược từ
bên ngoài, gây chiến tranh xâm lược để mở rộng thuộc địa giành giật thị trường và phân
chia lại thế giới, gây ảnh hưởng của mình đối với các quốc gia khác và đặc biệt là chống
lại sự ảnh hưởng từ phe các nước xã hội chủ nghĩa. Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức
theo nguyên tắc phân chia quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp
nhằm tạo ra cơ chế đối trọng kiềm chế nhau, kiểm soát nhau. Về cơ cấu có nghị viện,

người đứng đầu nhà nước, chính phủ, hệ thống các tồ án và chính quyền địa phương.
 Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa:
So với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà
nước mới, có bản chất khác với kiểu nhà nước bóc lột trong lịch sử, sự ra đời của nhà
nước XHCN mang tính tất yếu khách quan phù hợp với sự vận động pháp triển của xã
hội. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển của xã hội chủ nghĩa là kết quả của cách
mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng cộng
sản.
Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các đặc trưng sau:
- Về chính trị, nhà nước mang bản chất của giai cấp cơng nhân, giai cấp có lợi ích
phù hợp với lợi ích quần chúng nhân dân lao động. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, giai
cấp vô sản là lực lượng giữ địa vị thống trị về chính trị. Tuy nhiên, sự thống trị của giai
cấp vơ sản có sự khác biệt về chất so với sự thống trị của các giai cấp bóc lột trước đây.
Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối với tất cả các giai cấp,
tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nhằm bảo vệ và duy trì địa vị của mình. Cịn sự
thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp
bóc lột nhằm giải phóng giai cấp mình và giải phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao
động khác trong xã hội. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa là đại biểu cho ý chí chung của
nhân dân lao động.
- Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở
kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ
yếu. Do đó, khơng cịn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột. Nếu như tất cả các nhà nước bóc
lột khác trong lịch sử đều là nhà nước theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là bộ máy của thiểu
số những kẻ bóc lột để trấn áp đa số nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, thì nhà nước xã
hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là
một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động, nó khơng cịn là nhà nước
theo đúng nghĩa mà chỉ còn là “nửa nhà nước”.
- Về văn hóa - xã hội, nhà nước được xây dựng trên nền tảng tinh thần của lý luận
chũ nghĩa xã hội Maclenin và những giá trị van hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đòng
5



thời mang những bản sắc của dân tộc. Sự phân hóa giữa các giai cấp tầng lớp được thu
hẹp, bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển.
Dân chủ là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nhà nước xã hội chủ nghĩa
với bản chất là nhà nước của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội, nhà nước mở rộng
dân chủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
tự do dân chủ và tự do cá nhân… Thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước xã hội
chủ nghĩa ngày càng ghi nhận nhiều hơn các quyền con người thành quyền công dân,
đồng thời xây dựng một cơ chế hữu hiệu để nhân dân thực hiện các quyền dân chủ.
Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước: Nhân dân với tính cách là chủ
thể tối cao của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức
khác nhau như:
+ Nhân dân thông qua bầu cử dân chủ lập ra hệ thống cơ quan đại diện;
+ Nhân dân thông qua các tổ chức xã hội tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của
các cơ quan nhà nước;
+ Nhân dân trực tiếp làm việc, phục vụ trong các cơ quan nhà nước;
+ Nhân dân thực hiên quyền lực thông qua các hoạt động đưa ra những yêu cầu,
kiến nghị.
1.2. Liên hệ thực tiến của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam:
Nhà nước đi theo kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa, sau hơn 30 năm đổi mới nhận
thức về dân chủ nghĩa, vị trí, vai trị của dân chủ nước ta có nhiều đổi mới. Qua mỗi kì
đại hội của Đảng thời kì đổi mới, dân chủ ngày càng được nhận thức, phát triển và hoàn
thiện đúng dắn phù hợp với diều kiện cụ thể của nước ta.
Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài những đặc điểm thể hiện bản
chất chung giống bất kỳ nhà nước xã hội chủ nghĩa thì cịn có những đặc điểm riêng thể
hiện nét riêng có của mình, cụ thể: Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc cùng
sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; Nhà nước ta được tổ chức và hoạt động trên cơ sở mối
quan hệ bình đẳng và trách nhiệm lẫn nhau giữa nhà nước và cơng dân; Nhà nước mang
tính nhân đạo sâu sắc, tất cả vì giá trị con người; Nhà nước ta mở rộng chính sách đối

ngoại, hướng tới việc góp phần xây dựng một thế giới hồ bình, hữu nghị, hợp tác và
giúp đỡ lẫn nhau.
Những đặc điểm của Nhà nước ta được thể hiện nhất quán trong các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước, trong tổ chức và hoạt động của nhà nước và được pháp luật quy
định một cách chặt chẽ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
1.3. Làm rõ bản chất và đặc điểm của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Cũng như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung, ở Việt Nam, bản
chất dân chủ xã hội chủ nghĩa là dựa vào Nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ, giúp
đỡ của nhân dân. Đây là nền dân chủ mà con người là thành viên trong xã hội với tư cách
6


công dân, tư cách của người làm chủ. Quyền làm chủ của nhân dân là tất cả quyền lực
đều thuộc về nhân dân, dân là gốc, là chủ, dân làm chủ. Điều này đã được Hồ Chí Minh
khẳng định:
“Nước ta là nước dân chủ.
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân.
Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơng việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra.
Ngồi ra bản chất và đặc điểm của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được thể hiện
cụ thể ở các đặc trưng sau:
- Tính giai cấp cơng nhân của Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Tính giai cấp công nhân của Nhà nước ta được quy định bởi tính tiên phong và sự
lãnh đạo của giai cấp này. Tính tiên phong của giai cấp cơng nhân được thể hiện trong
quá trình đấu tranh cách mạng, ở sự trung thành với lý tưởng cách mạng, ở khả năng
nhận thức và tư tưởng đổi mới, phát triển.
Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai
cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động và của tồn

xã hội.
- Tính dân tộc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, là biểu hiện
tập trung của khối đoàn kết dân tộc. Các dân tộc anh em đều bình đẳng trước pháp luật.
Mỗi dân tộc đều có ngơn ngữ riêng, được Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ về mọi mặt để
phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Các chính sách xã hội thể hiện tính dân chủ, nhân đạo
của nhà nước xã hội chủ nghĩa đang được triển khai thực hiện ở vùng đồng bào các dân
tộc. Ngày nay, tính dân tộc đó được phát huy nhờ kết hợp với tính giai cấp, tính nhân dân
và tính thời đại.
- Tính nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và
tầng lớp trí thức”.
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: Nhân dân thiết lập nên Nhà nước bằng
quyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sử dụng quyền lực nhà nước chủ yếu
thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Ngồi ra, nhân dân cịn thực hiện
7


quyền lực nhà nước bằng các hình thức giám sát, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện các quyết
định, hành vi của các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền làm thiệt hại đến
quyền lợi của họ; tham gia góp ý vào các dự án chính sách, pháp luật.
- Tính nhân dân khơng phủ nhận các biện pháp cương quyết, mạnh mẽ của Nhà
nước nhằm chống lại các hành vi gây mất ổn định chính trị, vi phạm pháp luật, xâm hại
đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và cơng dân. Vì vậy, cùng với việc đổi mới, tăng cường
hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, Nhà nước cần tăng cường bộ máy
cưỡng chế để đảm bảo an ninh, an toàn cho xã hội và cho từng cá nhân con người.
- Tính thời đại của Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước ta là một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện thiết chế của nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nhà nước ta hiện nay đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đồng thời thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội. Nhà nước ta thừa nhận nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là phương tiện để đạt mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh
tế, Nhà nước Việt Nam còn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng
phát triển giáo dục, y tế, văn hóa…
Tính thời đại của Nhà nước ta cịn được thể hiện sinh động trong chính sách đối
ngoại với phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Nhà
nước Việt Nam thực hiện chính sách hịa bình, hữu nghị, hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc
lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào nội bộ của nhau.
2. KHÁI NIỆM, THUỘC TÍNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT?
THUỘC TÍNH CƠ BẢN NÀO CỦA PHÁP LUẬT LÀ ĐẶC ĐIỂM QUAN
TRỌNG ĐỂ PHÂN BIỆT PHÁP LUẬT VỚI CÁC QUY PHẠM XÃ HỘI
KHÁC? LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ CHỨC NĂNG
CỦA PHÁP LUẬT?
2.1. Khái niệm, thuộc tính và chức năng của pháp luật?
a) Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là
thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo bằng các biện pháp giáo
dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai
cấp mình.
d) Thuộc tính của pháp luật?
Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của pháp luật, nhằm phân biệt
chúng với các quy phạm xã hội khác;quy phạm đạo dức, quy phạm tơn giáo được thể
hiện qua các thuộc tính cơ bản sau đây:
- Tính quy phạm phổ biến:
8



Là hệ thống quy phạm pháp luật – hệ thống xử sự chung do, nhà nước thiết lập và là
khuôn mẫu là tiêu chuẩn cho hành vi và cách xử sự của con người với nhau. Bắt buộc
phải tuân theo đối với mọi đối tượng thuộc phạm vi quản lý của nhà nước, bất kể thuộc
dịng họ, giới tính, dân tộc, tôn giáo nào… Áp dụng với mọi người, nhiều lần, trong phạm
vi cả nước, thể hiện tính chủ quyền của nhà nước.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
Nội dung pháp luật được thể hiện bằng những hình thức xác định: Thể hiện qua các
văn bản quy phạm pháp luật, ấn lệ, tập quán pháp được nhà nước thừa nhận. Nội dung
của các quy tắc pháp lý; lời văn ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể, không đa nghĩa, cấu trúc chặt
chẽ, có thể áp dụng trực tiếp. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo
quy định chặt chẽ của pháp luật.
- Tính được đảm bảo bằng nhà nước:
Pháp luật do nhà nước ban hành, là phương tiện thể hiện và thực hiện quyền lực nhà
nước, có tính bắt buộc chung đối với mọi chủ thể trong xã hội và được nhà nước bảo đảm
thực hiẹn bằng các công cụ, biện pháp của nhà nước.
Nhà nước đảm bảo tính hợp lí về nội dung cho quy phạm pháp luật.
Nhà nước đảm bảo việc thực hiện pháp luật một cách hiệu quả trên thực tế bằng
những biện pháp đảm bảo về kinh tế, tư tưởng, phương diện tổ chức và hệ thống các biện
pháp cưỡng chế nhà nước.
e) Chức năng của pháp luật?
Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật
phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật.
Pháp luật có ba chức năng:
- Chức năng điều chỉnh: Là sự tác động trực tiếp của pháp luật tới các quan hệ xã
hội cơ bản, quan trọng và tạo lập hành lang pháp lý để hướng các quan hệ xã hội phát
triển trong trật tự và ổn định theo mục tiêu mong muốn. Đây là hướng tác động tích cực
và là chức năng cơ bản của pháp luật.
- Chức năng bảo vệcủa pháp luật: Pháp luật quy định những phương tiện bảo vệ các
quan hệ xã hội giữ vai trò cơ sở, nền tảng của xã hội trước các vi phạm có thể xảy ra: Lợi

ích tồn quốc, chế độ chính trị... quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cơng dân...
Các vi phạm pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế ghi trong phần chế tài của
quy phạm pháp luật
- Chức năng giáo dục của pháp luật: Pháp luật tác động vào ý thức của con người,
làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp
luật. Pháp luật hướng con người đến những hành vi, cách xử sự phù hợp với lợi ích của
xã hội, nhà nước, tập thể và cá nhân.
2.2. Thuộc tính cơ bản nào của pháp luật là đặc điểm quan trọng để phân biệt pháp luật
với các quy phạm xã hội khác?
9


Thuộc tính cơ bản của pháp luật là đặc điểm quan trọng để phân biệt pháp luật với
các quy phạm xã hội khác là thuộc tính nhà nước đảm bảo bằng nhà nước. Vì:
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn đánh giá hành vi của
con người.
- Quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.
- Quy phạm pháp luật có nội dung xác định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham
gia quan hệ xã hội được nó điều chỉnh.
- Quy phạm pháp luật có tính phổ biến, bắt buộc chung đối với tất cả mọi người
tham gia vào mối quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.
2.3. Liên hệ thực tiễn Việt nam hiện nay về chức năng của pháp luật?
- Chức năng điều chỉnh của pháp luật: Phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngày càng
được mở rộng. Trong thời kỳ đổi mới, nhà nước ta đã xây dựng một khung pháp lý mới
trong mọi lĩnh vực quan hệ xã hội. Nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng
cường pháp chế đã được thể hiện và thực hiện. Trong thời gian tới, công tác xây dựng
pháp luật cầ tập trung vào những lĩnh vực quan hệ xã hội quan trọng như: xây dựng
khung pháp lý cần thiết cho sự hình thành đồng bộ các thiết chế thị trường, đơn giản hóa
thủ tục hành chính: xóa bỏ cơ chế “xin – cho”…
- Chức năng bảo vệ: Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều

thành tựu về đảm bảo, bảo vệ các quyền con người bằng hệ thống pháp luật và cơ chế
pháp lý – xã hội thực hiện. Pháp luật ghi nhận và có cơ chế bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của cơng dân trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Các quy định pháp luật
về quyền khiếu nại, tố cáo, quyền trong lĩnh vực giáo dục, học tập, hưởng thụ các giá trị
văn hóa tinh thần, quyền tự do cá nhân: bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, chỗ ở, bí
mật đời tư…được tâm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nhà nước ta cần quan tâm hơn để
hoàn thiện các văn bản pháp luật về hình thức, thủ tục và cơ chế thực hiện các quyền con
người.
- Chức năng giáo dục của pháp luật ở nước ta hiện nay được thực hiện bằng nhiều
hình thức, phương pháp khác nhau như phổ biến pháp luật, tư vấn và trợ giúp pháp luật,
thông qua hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Để có
hiệu quả giáo dục, cần đổi mới các hình thức, phương pháp, nội dung giáo dục pháp luật
phù hợp với trình độ, điều kiện và nhu cầu của các đối tượng giáo dục pháp luật. Xây
dựng mơi trường văn hóa pháp luật, sự tuân thủ pháp luật từ phía các cơ quan công quyền
và các nhân viên của họ, đảm bảo tính đúng đắn của các quyết định áp dụng pháp luật.

Tham Khảo
10


[1] />%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BA%A7n%20Ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20x
%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20khoa%20h%E1%BB%8Dc%20(K)%20Tr
%2067%20-Tr144.pdf
[2] Giáo trình pháp luật đại cương chương I.
[3] Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Đại học Luật Hà Nội

11




×