Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

1311 phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ va vừa tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh hà nam luận văn thạc sỹ (FILE WORD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.54 KB, 114 trang )


⅛μ................... ,
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

, , IW

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGUYỄN HẢI NAM

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


ỊI


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGUYỄN HẢI NAM



PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NAM

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ HOA

HÀ NỘI - 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế
nghiên cứu tại Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam - Chl
nhánh Hà Nam.
Hà Nam, ngày

tháng

năm 2018

Nguyễn Hải Nam



ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................’.......'....................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 6
1.1. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA......................................................... 6
1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa.....................................................6
1.1.3. Vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế......................10
1.1.4. Các kênh huy động vốn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế
13
1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 15
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa......15
1.2.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa.......15
1.2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa........16
1.3.

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ

VỪA ... 18
1.3.1. Khái niệm phát triển tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa.......18
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng ngân hàng đối với
Doanh nghiệp nhỏ và vừa...............................................................................24
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển tín dụng đối với Doanh nghiệp
nhỏ và vừa.......................................................................................................29
1.4.

KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH


NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM...........................................................................33
1.4.1. Kinh nghiệm về phát triển tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại một số quốc gia..........................................................................................33
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.....................................................35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................36


iii

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NAM.........................37
2.1.

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NAM.........................................37
2.1.1....................................................Quá trình hình thành và phát triển
.........................................................................................................37
38
2.1.3.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại
thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam...........................................................40
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NAM.........................................52
2.2.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Hà Nam.......52
2.2.2. Yếu tố định lượng................................................................................53

2.2.3. Yếu tố định tính................................................................................... 60
2.3.

ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NAM...............61
2.3.1. Kết quả đạt được..................................................................................61
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...........................................................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NAM.......................70
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
HÀ NAM...................................................................................................70


ιv
v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
3.1.1............................................................Phương
hướng hoạt động chung
70
3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa....71
3.2.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP


NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NAM........................................73
3.2.1. Giải pháp về mặt nghiệp vụ.................................................................74
3.2.2. Giải pháp về tổ chức............................................................................82
3.2.3. Giải pháp về công nghệ.......................................................................84
3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực...............................................................86
3.2.5. Giải pháp về phát triển hoạt động marketing...................................... 86
3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NAM.....................89
3.3.1. Đối với chính phủ................................................................................ 89
3.3.2. Đối với Ngân hàng...............................................................................91
3.3.3. Kiến nghị với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.......................................92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................94
KẾT LUẬN....................................................................................................95
THAM NGHĨA
KHẢO.....................................................96
VIẾT TẮT DANH MỤC TÀI LIỆU
NGUYEN
NHTM

Ngân hàng thương mại

TMCP

Thương mại cổ phần

DNNVV
TCTD


Doanh ngiệp nhỏ và vừa
Tổ chức tín dụng



vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNNVV tại Việt Nam..........................................7
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam
- Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2014 - 2017....................................................42
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Hà Nam giai đoạn 2014-2017...............................................................45
Bảng 2.3: Doanh số kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
TMCP
Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2014-2017...............47
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt
Nam - Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2014-2017.............................................48
Bảng 2.5: Báo cáo một số dịch vụ khác tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt
Nam - Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2014-2017.............................................49
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2014-2017.....................................51
Bảng 2.7: Số lượng khách hàng DNNVV của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2014-2017.....................................53
Bảng 2.8: Tình hình doanh số cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2014-2017..............55
Bảng 2.9: Tình hình dư nợ tín dụng DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại

thương
Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2014-2017.....................................57
Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt
Nam - Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2014 - 2017...........................................59


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm đổi mới, kinh tế xã hội Việt Nam đã có một bước
chuyển mình rõ rệt cả về chất và lượng với những thành tựu đáng ghi nhận
trên nhiều lĩnh vực. Một trong số đó phải kể đến những thay đổi đáng ghi
nhận của nền kinh tế mà điểm nhấn là tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa tạo nên một môi trường kinh tế năng động, đa dạng về thành phần kinh tế
với một lực lượng các doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực như hiện nay. Với
đặc thù của một nước đang phát triển với nguồn lực về vốn, con người, khoa
học kĩ thuật cịn non yếu thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỉ lệ đa số
trong nền kinh tế, là lực lượng doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định tới sự
phát triển chung của nền kinh tế. Khuyến khích sự năng động của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa được coi là vấn đề ưu tiên trong số các mục tiêu phát triển
kinh tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa là động cơ chính để tạo cơng ăn việc làm và
tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, một bài toán lớn được đặt ra là làm sao để giúp
thành phần kinh tế này phát triển một cách bền vững, hiệu quả khi mà nguồn
lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ chưa thực sự ổn định chủ yếu là
từ vốn tự có hoặc vay từ bạn bè, người thân hay các tổ chức cho vay khơng
chính thức, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng cịn chiếm tỉ trọng khá hạn
chế. Điều này mở ra cơ hội to lớn về một thị trường tiềm năng cho các tổ chức
tín dụng tại Việt Nam mà đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà

nước nắm vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng hiện nay.
Tại Việt Nam, các NHTM còn cầm chừng khi tiếp cận thị trường này vì
những lo ngại về năng lực quản lí và sử dụng vốn, cũng như rủi ro cao của các
doanh nghiệp. Đồng thời, các văn bản pháp luật, chính sách liên quan cịn
chưa thống nhất đồng bộ, giữa các ban ngành cản trở quá trình tiếp cận vốn
ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, khó khăn thách thức cịn


2

hiện hữu với các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên
trên tất cả đây thực sự là miếng bánh lớn mà các ngân hàng thương mại Việt
Nam cần cùng nhau chia sẻ để khai thác giá trị mà nó mang lại. Xuất phát từ
những nhìn nhận này cùng với q trình cơng tác tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam, một trong những ngân hàng hàng đầu
triển khai chiến lược thâm nhập sâu rộng thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa,
tơi đã chọn đề tài “Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam ” để
nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài:
Hiện nay, đã có nhiều đề tài và cơng trình nghiên cứu về phát triển tín
dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để học hỏi và rút kinh nghiệm từ các
cơng
trình nghiên cứu trước, tác giả đã tham khảo một số cơng trình như sau:
Bài viết “Nhu cầu tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh
Sóc Trăng” của tác giả TS. Phạm Lê Thông - Trường đại học Cần Thơ và
Trần Thị Tố Như - Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Long đăng trên tạp chí
Cơng nghệ Ngân hàng, số 80 tháng 12/2012 trang 42-49 phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Sóc
Trăng. Thơng qua việc sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập từ 200 doanh

nghiệp nhỏ và vừa ở địa bàn nghiên cứu. Mơ hình lựa chọn nhị phân Probit
được dùng để phân tích quyết định vay vốn ngân hàng và mơ hình Tobit để
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn muốn vay ngân hàng của
doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp muốn vay vốn
là 76%. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và nông
nghiệp có nhu cầu vay vốn cao hơn những doanh nghiệp khác. Các doanh
nghiệp tận dụng được nguồn vốn tín dụng thương mại và có tỷ suất lợi nhuận
của vốn cao, muốn vay ít hơn trong khi những doanh nghiệp có quy mô tài


3

sản cố định lớn lại muốn vay nhiều hơn. Tuy nhiên bài viết chưa đứng ở góc
nhìn của ngân hàng - đơn vị cấp vốn để đánh giá chính xác các tồn tại trong
việc phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, từ đó
đưa ra giải pháp hiệu quả.
Luận văn thạc sỹ: “Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây” (2011) của
tác giả Nguyễn Thị Hoàn - trường đại học kinh tế quốc dân đã nêu được lý
luận cơ bản về phát triển tín dụng, cũng như thực trạng tín dụng đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, từ đó chỉ ra
được các điểm đạt được và hạn chế trong cơng tác phát triển tín dụng tại đây.
Tuy nhiên bài viết chưa chỉ ra các chỉ tiêu phân tích định tính và định lượng
cần thiết để có thể đánh giá chính xác được thực trạng và giúp đưa ra giải phát
phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với ngân hàng đầu tư
và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây.
Luận văn thạc sỹ “ Phát triển cho vay tín chấp doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Trung Hịa Nhân Chính”
(2016) của tác giả Nguyễn Thị Lệ - Trường đại học Kinh tế, đại học quốc gia
Hà Nội đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa,

tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả nghiên cứu tập trung chủ
yêu vào cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhro và vừa. Song, nội dung
phân tích chưa sâu, dàn trải và chưa toàn diện. Một số chỉ tiêu chưa được sử
dụng như: cơ cấu cụ thể các khoản vay nợ, các khoản mục hạch tốn khác có
giá trị lớn của các công ty không được luận văn đề cập, phân tích.
Các đề tài trên đều đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, một số phương
pháp, chỉ tiêu để phục vụ đánh giá thực trạng và phát triển tín dụng đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên chưa cơng trình nào nghiên cứu cơng tác
phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Nam


4

và tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Xét về nội dung, phương
pháp,
cách tiếp cận đề tài không trùng lặp với các cơng trình, đề tài khác trước đây.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và phát triển tín
dụng đối với doanh nghiệp nhro và vừa của ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại ngân hàng TMCP Ngoại thương việt Nam - Chi nhánh Hà Nam. Từ
đó

đưa

ra những đánh giá nhận xét về kết quả đạt được, nguyên nhân, hạn chế.
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại thương việt Nam Chi
nhánh Hà Nam
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa của ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển tín dụng đối
với
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Hà Nam.
+ Về thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động
tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam - Chi nhánh Hà Nam giai đoạn từ 2014 đến 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, phân tích


5

6. Kết cấu của Luận văn
Bao gồm phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung gồm 3
chương với các phần chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ

vừa của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp
nhỏ


Quy


Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

76

Tại Việt Nam ngày 11/3/2018
phủ đã đưa ra nghị định
CHƯƠNG chính
1
39/2018/NĐ-CP
giúpVỀ
phát
triểnTRIỂN
DNNVV.
đóĐỐI
chỉ VỚI
rõ, DNNVV là
LÝ LUẬNvề
CƠtrợBẢN
PHÁT
TÍNTrong
DỤNG
cơDOANH
sở kinhNGHIỆP
doanh đãNHỎ
đăngVÀ
ký VỪA

kinh CỦA
doanhNGÂN
theo quy
mơ THƯƠNG
tổng nguồnMẠI
vốn (tổng
HÀNG
nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế tốn
của doanh
nghiệp)
hoặcNHỎ
số lao
1.1.
DOANH
NGHIỆP
VÀđộng
VỪAbình qn năm (tổng nguồn vốn là tiêu
chí ưu Khái
tiên) hoặc
doanh
thu, cụ
thểvànhư
1.1.1.
niệmtổng
Doanh
nghiệp
nhỏ
vừasau:
Trước Bảng
khi đi1.1:

tìm Tiêu
hiểu về
ta cần
được khái niệm về DN
chíDNNVV
xác địnhchúng
DNNVV
tại nắm
Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường. Theo luật DN năm 2014 thì: “Doanh nghiệp là tổ chức
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập thep quy định
của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Có thể nói DN là một chủ thể kinh tế
tiến hành các hoạt động kinh tế theo một kế hoạch nhất định nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận. DN được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình DN
có đặc trưng riêng từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp.
Trên thế giới, khái niệm DNNVV đã được đề cập tới từ những năm đầu
của thế kỉ XX. Để đưa ra khái niệm về DNNVV đã có rất nhiều ý kiến khác
nhau. Các tiêu chí được sử dụng để xác định DNNVV cũng rất phong phú
như: số lao động, vốn đầu tư, doanh thu, năng lực sản xuất.. .Song hầu hết các
quốc gia đều coi trọng tiêu chí về số lao động trong DN.
Tại Nhật Bản: DN sản xuất có số lượng lao động dưới 300 người và số
vốn đăng kí dưới 100 triệu n; DN bán bn có số lao động dưới 100 người
và vốn đăng kí là dưới 30 triệu yên; DN bán lẻ và dịch vụ có dưới 50 người
và số vốn đăng kí là dưới 10 triệu yên.
Tại Hàn Quốc: DN kinh doanh và khai thác có dưới 300 lao động và có
số vốn đăng kí dưới 600.000 USD; DN bán bn có dưới 50 lao động và số
vốn dưới 500.000 USD; DN bán lẻ có dưới 50 người và số vốn dưới 250.000
USD thì được coi là DNNVV.
Tại Mỹ: DN có dưới 1000 lao động và có số vốn đăng kí dưới 3 triệu USD.



Tổng
doanh
thu
Không Không
quá 3 quá 3
ý
ý
đồng
đồng

Số lao
động

Không Không
quá 3 quá 3
ý
ý
đồng
đồng

10
người
trở
xuống

Từ trên
3 tỷ
đồng
đến 20

tỷ đồng

ĩĩĩ.
Không Không
Thương quá 3 quá 10
mại và
ý
ý
dịch vụ đồng
đồng

10
người
trở
xuống

Từ trên
3 tỷ
đồng
đến 50
tỷ đồng


ĩ
Nông,
lâm
nghiệp
và thủy
sản
II

Công
nghiệp
và xây
dựng

Tổng
nguồn
vốn

10
người
trở
xuống

Tổng
nguồn
vốn
Từ trên
3 tỷ
đồng
đến 20
tỷ đồng

Tổng
Số lao
Tổng
Tổng
động
doanh
nguồn doanh

thu
vốn
thu
Từ 3 tỷ Từ trên Từ trên
Từ
đồng
10
20 tỷ
trên
đến 50 người
đồng
50 tỷ
tỷ
đến 100
đến
đồng
đồng
người
100 tỷ
đến
đồng
200 tỷ
đồng
Từ 3 tỷ Từ trên Từ trên
Từ
đồng
10
20 tỷ
trên
đến 50 người

đồng
50 tỷ
tỷ
đến 200
đến
đồng
đồng
người
100 tỷ
đến
đồng
200 tỷ
đồng
Từ 10 Từ trên Từ trên
Từ
tỷ
10
50 tỷ
trên
đồng
người
đồng
100 tỷ
đến
đến 50
đến
đổng
100 tỷ
người
100 tỷ

đến
đồng
đồng
300 tỷ
đồng

Số lao
động
Từ
trên
100
người
đến
200
người
Từ
trên
100
người
đến
200
người
Từ
trên
50
người
đến
100
người



(Nguồn: Điêu 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018)


8

Sự khác nhau về tiêu chí xác định DNNVV của các nước là khách quan
và hợp lý, vì mỗi nước có trình độ kinh tế khác nhau cũng như có các chính
sách, biện pháp hỗ trợ và định hướng phát triển các DNNVV của mình. Tiêu
chí xác định DNNVV ở mỗi nước cũng có thể thay đổi phù hợp với chiến
lược phát triển của từng thời kì.
1.1.2.

Đặc điểm của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động sản xuất

kinh doanh
1.1.2.1. Những đặc điểm thuận lợi
- Về vốn: Do điều kiện để thành lập DNNVV khơng địi hỏi cần số
vốn lớn nên hầu hết các DNNVV ở Việt Nam có quy mơ vốn tự có nhỏ.
So với các doanh nghiệp quy mơ lớn, DNNVV thường có hiệu suất sử
dụng vốn cao hơn do lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu hướng tới
phục vụ trực tiếp đời sống xã hội, nhằm vào những sản phẩm có sức mua
cao. Ngồi ra, chu kì sản xuất kinh doanh ngắn hạn lại diễn biến theo mùa
nên tốc độ quay vịng vốn nhanh từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
doanh nghiệp.
- Về bộ máy tổ chức quản lý của DNNVV: cơ cấu tổ chức thường nhỏ
gọn, ít cấp bậc và khơng bị chồng chéo, vì thế đã đem lại hiệu quả điều hành
hết sức linh hoạt và tích cực trong quản trị doanh nghiệp.
- DNNVV tồn tại và phát triển ở mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh
tế và hoạt động trong lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả trong lĩnh vực mà

DN lớn không muốn tham gia hoặc không thể vươn tới hết. DNNVV chiếm
tới hơn 90% số DN nước ta, tạo ra một lượng hàng hóa dịch vụ đáp ứng đầy
đủ và kịp thời mọi nhu cầu dù là nhỏ nhất của tất cả các tầng lớp xã hội.
- Về lao động: DNNVV có quy mơ lao động nhỏ, chủ yếu sử dụng lao
động đơn giản trình độ tay nghề chưa cao do đó có thể tận dụng nguồn nhân
lực dồi dào của nước ta.


9

1.1.2.2. Những đặc điểm bất lợi
- Vốn chủ sở hữu nhỏ
DNNVV được thành lập với số vốn ban đầu chủ yếu là của chủ DN tự
bỏ ra và vay thêm của gia đình, bạn bè nên nguồn vay này thường không lớn.
Đây cũng là một điểm bất lợi trong trường hợp kinh tế suy thối, khi đó vốn
chủ sở hữu là lá chắn hữu hiệu chống lại sự phá sản của doanh nghiệp.
- Khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng còn hạn chế.
Do vốn chủ sở hữu nhỏ nên các DN phải tìm cách huy động từ các
nguồn khác. Trong đó, vốn vay từ ngân hàng là cách mà hầu hết các doanh
nghiệp đều sử dụng. Nhưng hiện nay, nhiều DNNVV đang gặp khó khăn
trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng. Nguyên nhân từ cả hai phía:
các DNNVV khơng hiểu rõ về cơ chế tín dụng, ngại vay mượn khi thủ tục
rườm rà, phương án sản xuất kinh doanh sơ sài.. ..Còn về ngân hàng thì chính
sách tín dụng và các thủ tục vay vốn nên đơn giản hơn, các hình thức bảo đảm
tín dụng cần đa dạng hơn để thích ứng với đặc điểm của DNNVV.
- Trình đơ cơng nghê, thiết bị lạc hậu.
Khả năng tài chính của các DNNVV cịn hạn hẹp nên khơng có đủ
nguồn lực đầu tư cho thiết bị hay công nghệ. Đa phần các DNNVV đều sử
dụng những công nghệ thiết bị lạc hậu nên chất lượng sản phẩm khơng cao,
giảm tính cạnh tranh trên thị trường.

- Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp chưa cao.
Trình độ quản lý DNNVV hiện nay cũng là môt bất cập. Chính điều
này cũng một phần hạn chế sự phát triển mang tính bền vững của DN. Hơn
nữa đa số các chủ doanh nghiệp ngay cả những người có trình độ học vấn từ
cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo kiến thức về kinh tế
và quản trị kinh doanh.
- Hạn chế về nguồn nhân lực.


10

Với số lượng lao động ít (< 300 người), các DNNVV sẽ gặp rất nhiều
khó khăn trong q trình sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất. Thêm vào
đó, do cơ hội phát triển thấp nên một số lượng lao động có tay nghề cao
khơng muốn gắn bó với khu vực này. Bản thân lao động trong các doanh
nghiệp cũng ít được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn do kinh phí hạn hẹp,
dẫn đến tay nghề cũng khơng cao.
- Khả năng tiếp cận thị trường kém.
Vì thiếu thơng tin, thêm vào đó các DNNVV có cơng nghệ lạc hậu, nên
các doanh nghiệp này chỉ cung cấp các sản phẩm thơng dụng, chưa có những
sáng tạo để cạnh tranh và kích thích người tiêu dùng. Ít doanh nghiệp có thể
đi tiên phong trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang tham gia. Bên cạnh đó
việc có quy mơ nhỏ nên năng lực sản xuất, khả năng tiếp thị sản phẩm chư a
cao, nên các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh trong mơi trường
tồn cầu hóa.
- DNNVV chịu ảnh hưởng nhanh và mạnh trong nền kinh tế có những
biến động xấu.
Được đánh giá là đơn vị hoat động linh hoạt, năng động nhưng với
những hạn chế vốn có thì DNNVV là những đơn vị chịu ảnh hưởng đầu tiên
khi nền kinh tế có những biến động xấu. Nếu bản thân doanh nghiệp khơng có

những điều chỉnh kịp thời, khơng có những sự hỗ trợ về vốn, về thị trường từ
phía nhà nước và các tổ chức, hiệp hội, các DNNVV sẽ rất dễ rơi vào tình
trạng thua lỗ dẫn tới phá sản.
1.1.3.

Vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế.
DNNVV có vị trí, vai trị vơ cùng quan trọng và không thể thiếu trong

nền kinh tế của mỗi nước kể cả những nước có trình độ phát triển cao. Vị trí,
vai trị của các DNNVV được thể hiện qua những đặc điểm sau:
Thứ nhất, DNNVV góp phần giải quyết các mục tiêu kinh tế xã hội


11

+ Vai trị của các DNNVV khơng chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát
triển kinh tế của đất nước, quan trọng hơn và có ý nghĩa then chốt là nó tạo ra
cơng ăn việc làm cho người dân lao động. DNNVV là thành phần kinh tế tạo
ra một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động mà phần lớn là
chưa qua đào tạo, giúp người lao động có điều kiện làm việc, có thu nhập ổn
định và có điều kiện để cải thiện cuộc sống. Hiện nay các doanh nghiệp này
đang sử dụng trên 50% lao động trong xã hội.
Theo đánh giá của ngân hàng thế giới, các DNNVV đang chiếm khoảng
60% GDP và 70% lực lượng lao động tại những nước có tổng thu nhập quốc
dân (GNP) từ 100-500 USD/năm/người, đóng góp 50% GDP và chiếm 65%
lực lượng lao động tại các nước thuộc Tổ chức Phát triển kinh tế (OECD).
Còn ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì mỗi năm các
DNNVV tạo ra khoảng 47% GDP của cả nước.
+ Khai thác và phát huy tốt nguồn lực tại chỗ, góp phần quan trọng trong
việc thu hút vốn đầu tư trong dân cư. Thực tế cho thấy DNNVV có mặt ở hầu

hết các vùng, địa phương từ đó tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế hợp lý,
chuyên mơn hóa và tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng của cả nước.
+ Góp phần khai thác tiềm năng cho các ngành nghề truyền thống ở các
nước từ đó tăng nguồn hàng xuất khẩu cho các sản phẩm truyền thống, đóng
góp đáng kể vào sự phát triển và ổn định kinh tế của mỗi nước.
Thứ hai, DNNVV cung cấp một khối lượng lớn về sản phẩm.
DNNVV có quy mơ nhỏ nhưng có số lượng rất lớn trong nền kinh tế.
Theo thống kế mới nhất, cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp nhỏ và
vừa, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp
này có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau của nền kinh tế:
từ sản xuất, kinh doanh, chế biến, thương mại, dịch vụ, du lịch trong tất cả các
lĩnh vực của nền kinh tế như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp,


12

thủy sản và hoạt động cả ở khu vực thành thị cũng như nơng thơn, miền núi.
Do đó, các sản phẩm của DNNVV hết sức phong phú, ngày càng đáp ứng
được mọi nhu cầu của xã hội.
Thứ ba, DNNVV có vai trò đối với sự phát triển kinh tế địa
phương, khai thác tiềm năng và thế mạnh của vùng.
Do quy mô doanh nghiệp là vừa và nhỏ nên các DN có thể đặt văn
phịng, nhà xưởng, kho bãi khắp nơi trên đất nước nhằm khai thác tiềm năng
và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động của từng vùng nhất là các
ngành nông - lâm - hải sản và ngành cơng nghiệp chế biến nơng, lâm, hải
sản.. .Chính vì thế, trong những năm qua Đảng ta đã rất chú trọng đến việc
phát triển các DNNVV như đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
trang trại ở vùng núi phía Bắc, vùng cao nguyên Nam Trung Bộ và các làng
nghề truyền thống. nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở địa phương.
Thứ tư, DNNVV làm tăng hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền

kinh tế.
Sự ra đời của các DNNVV đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Với sự tồn tại của nhiều DN hoạt động cùng một ngành, một lĩnh vực làm
giảm tính độc quyền và buộc các DN phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục
đổi mới để có thể tồn tại và phát triển. Với tính linh hoạt của mình, các
DNNVV cũng sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh thậm chí với cả cơng ty lớn. Vì thế,
có thể nói DNNVV đã góp phần xây dựng một nền kinh tế sơi động hơn.
Thứ năm, DNNVV góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Phát triển DNNVV sẽ chuyển biến hết sức quan trọng về cơ cấu kinh
tế, từ nền sản xuất thuần nông là chủ yếu sang một nền kinh tế công nghiệp
phát triển mạnh, làm tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp trong cơ cấu kinh tế
quốc dân. Sự phát triển của các doanh nghiệp này ở các vùng nông thôn tạo


13

điều kiện cho công nghiệp phát triển đồng thời thúc đẩy các ngành thương
mại dịch vụ tiểu thương phát triển. Tỷ trọng nơng nghiệp trong nền kinh tế
quốc dân vì thế mà có thể được thu hẹp dần. Ngồi ra, các DNNVV thúc đẩy
q trình đơ thị hóa, thu hút và tập trung dân cư và các vùng trọng điểm. Từ
đó thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
Ngồi ra DNNVV cịn có vai trị quan trọng trong q trình sản xuất,
lưu thơng hàng hóa, cung ứng dịch vụ, là các vệ tinh gắn kết, hỗ trợ, thúc đẩy
sự phát triển của doanh nghiệp lớn. DNNVV còn là tiền đề tạo ra các doanh
nghiệp lớn, với những doanh nghiệp thành công, quy mô của các doanh
nghiệp được mở rộng và nhiều doanh nghiệp trong số này dần trở thành
những doanh nghiệp lớn.
Với những vai trò quan trọng như vậy thì yêu cầu phát triển DNNVV là
nhiệm vụ vơ cùng cấp thiết. Để góp phần thực hiện thành cơng nhiệm vụ đó

chúng ta cần quan tâm tới việc hỗ trợ vốn cho DNNVV, nhất là nguồn vốn tín
dụng ngân hàng.
1.1.4.

Các kênh huy động vốn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền

kinh tế
Vốn là nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu cho doanh nghiệp
khi bắt đầu hoạt động, vốn được sử dụng trong tất cả các khâu của q trình
sản xuất. Ngồi vốn tự có từ doanh nghiệp cịn có thể tận dụng các nguồn tài
trợ từ bên ngồi như sau:
* Nguồn phi chính thức
- Vay gia đình và bạn bè: Họ là những người tin tưởng vào chủ doanh
nghiệp, đây là nguồn vốn dễ tiếp cận thứ hai sau vốn tự có. Tuy nhiên lượng
vốn huy động khơng nhiều và khơng có sẵn mọi lúc cần thiết.
- Vay thông qua mua hàng trả chậm, chiếm dụng vốn của bạn hàng,
khách hàng.


14

- Vay từ những người cho vay nặng lãi, không cần tài sản thế chấp, có
thể đáp ứng đủ kịp thời nhưng lãi suất cao.
* Các nguồn chính thức
- Các chương trình của chính phủ: nhiều chính phủ và chính quyền địa
phương có các chương trình xúc tiến DNNVV. Ví dụ: ở Mỹ, Cục quản lý
doanh nghiệp nhỏ (SBA) hỗ trợ nhiều doanh nghiệp nhỏ bằng các bảo lãnh
cho các khoản vay từ các tổ chức tư nhân cho những người bình thường
khơng có đủ tài sản thế chấp cho khoản vay thương mại. Cịn ở nước ta thì
chủ yếu thông qua hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển và ngân hàng chính

sách xã hội.
- Các chương trình tín dụng của tổ chức và chính phủ nước ngồi như:
Quỹ phát triển DNNVV của Cộng đồng Châu Âu SMEDF, tín dụng hỗ trợ
của ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JBIC, cơng ty tài chính quốc tế tại
Việt Nam IFC..
- Nguồn huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua việc
niêm yết và phát hành cổ phiếu trái phiếu. Tuy nhiên, khơng phải DNNVV
nào cũng có thể đáp ứng được các điều kiện niêm yết, phát hành hết sức chặt
chẽ trên TTCK.
- Thuê tài chính: Việc cho thuê tài chính rất hữu ích và cho các
DNNVV thơng qua việc cung cấp thiết bị để nâng cao chất lượng và năng
suất sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. Ở Việt Nam, hình thức này chưa
phát triển tương xứng với tiềm năng.
- Vay vốn từ các TCTD hiện hành bao gồm NHTM nhà nước, NHTM
cổ phần, ngân hàng liên doanh hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngồi.. ..Theo
Ơng Tơ Hồi Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam: hiện chỉ có khoảng 32% doanh nghiệp nhỏ và vừa có
khả năng tiếp cân và được vay vốn thường xuyên, còn lại phần lớn rất khó


15

hoặc khơng thể tiếp cận tín dụng ngân hàng.
1.2.
1.2.1.

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Khái niệm tín dụng ngân hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời, tồn tại và phát


triển cùng với sự ra đời tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, điều
hịa vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế từ nơi thừa sang nơi thiếu.. ..nhằm
đáp ứng được yêu cầu về vốn của nền kinh tế.
Theo C.Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị
từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay trở
về với một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
Xét trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín
dụng ngân hàng được hiểu như sau: “Tín dụng ngân hàng là một quan hệ giao
dịch về tài sản giữa hai chủ thể trong đó một bên là người cho vay (ngân
hàng) chuyển giao một lượng giá trị (tiền hoặc hàng hóa) cho người đi vay (cá
nhân, doanh nghiệp, và các chủ thể khác) sử dụng trong một thời gian nhất
định theo thỏa thuận đồng thời bên đi vay phải cam kết hoàn trả vốn gốc kèm
theo một khoản lãi khi đến hạn thanh tốn”.
Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV là hoạt động cấp tín dụng cho đối
tượng khách hàng là DNNVV.
1.2.2.

Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

❖ Các đặc điểm của tín dụng ngân hàng nói chung:
- Tín dụng ngân hàng được thiết lập trên cơ sở lòng tin.
- Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn có thời hạn, nếu khơng có
thời hạn thì khơng gọi là quan hệ tín dụng hồn chỉnh.
- Tín dụng ngân hàng mang tính hồn trả cả gốc và lãi.
- Hoạt động tín dụng ngân hàng ln chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro.
Đó là những khoản lỗ tiềm năng mà ngân hàng phải gánh chịu khi đến hạn mà


×