Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 121 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

LÊ THỊ HƯỜNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH

Hà Nội - năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng em. Các số liệu được sử
dụng trong bài luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên
cứu trong luận văn được tập hợp tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Hải Dương và chưa từng được cơng khai trong bất cứ cơng
trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 2019
Tác giả luận văn



Lê Thị Hường


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI......................................................................................................6
1.1 Khái quát về rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân
hàng thương mại.................................................................................................... 6
1.1.1 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại.................6
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng............................................................... 8
1.1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay......................................................10
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân.......................... 13
1.2.1. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại....................................... 13
1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân..........16
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách
hàng cá nhân...........................................................................................................21
1.3. Nhân tố tác động đến cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
khách hàng cá nhân..............................................................................................24
1.3.1. Nhân tố chủ quan......................................................................................... 24
1.3.2. Nhân tố khách quan..................................................................................... 25
Tiểu kết chương 1...................................................................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI
NHÁNH HẢI DƯƠNG.........................................................................................28
2.1. Giới thiệu khái quát về Agribank chi nhánh Hải Dương..........................28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................................... 28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................. 28

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh........................................................................ 32
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân
tại
Agribank chi nhánh Hải Dương...........................................................................35


2.2.1. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng và mơ hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng
của Agribank Hải Dương........................................................................................35
2.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Hải Dương.......................... 38
2.2.3.
Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi
nhánh Hải
Dương.....................................................................................................................46
2.3. Đánh giá chung cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh
Hải Dương.............................................................................................................. 53
2.3.1. Những kết quả đạt được...............................................................................53
2.3.2. Một số vấn đề tồn đọng............................................................................... 55
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn đọng............................................................... 56
Tiểu kết chương 2....................................................................................................59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 60
TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI
NHÁNH HẢI DƯƠNG.........................................................................................60
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và định hướng cơng tác quản
trị
rủi ro tín dụng cá nhân tại Agribank chi nhánh Hải Dương..............................60
3.1.1. Định hướng phát triển chung hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Hải
Dương..................................................................................................................... 60
3.1.2. Định hướng công tác quản trị rủi ro tại Agribank chi nhánh Hải Dương.....61
3.2. Giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
khách hàng cá nhân cho Agribank chi nhánh Hải Dương.................................61

3.2.1. Đảm bảo việc thực hiện đầy đủ và đúng quy trình tín dụng.........................62
3.2.2. Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định và quản lý nợ
cho vay ................................................................................................................... 62
3.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng..................................63
3.2.4. Tăng cường cơng tác kiểm tra giám sát tín dụng, nâng cao hiệu quả cơng tác
kiểm tra, kiểm sốt nội bộ....................................................................................... 64
3.2.5. Sử dụng các cơng cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay.................................... 65
3.2.6. Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề..................................................... 66


3.3. Một số kiến nghị...........................................................................................66
DANH MỤC VIẾT TẮT
3.3.1. Đối với chính phủ........................................................................................ 66
3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước....................................................................... 68
3.3.3. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam............69
Tiểu kết chương 3....................................................................................................70
KẾT LUẬN............................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

Agribank

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam

DPRR

Dự phịng rủi ro


DPRRTD
HĐQT

Dự phịng rủi ro tín dụng
Hội đồng quản trị

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

PGĐ

Phó giám đốc

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng


RRTD

Rủi ro tín dụng

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tơ chức tín dụng

TĐ&QLNCV

Thâm định và quản lý nợ cho vay

TGĐ

Tổng giám đốc

TSBĐ

Tài sản bảo đảm


UTĐT

Ủy thác đầu tư


XLRR

Xử lý rủi ro



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng.........................................................................9
Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức ngân hàng Agribank chi nhánh HảiDương................29
Sơ đồ 2.2: Quy trình xếp hạng tín dụng cá nhân tại Agribank...............................39
Sơ đồ 2.3: Quy trình xử lý các khoản nợ khó có khả năng thu hồi........................46
Sơ đồ 3.1: Hệ thống thơng tin nội bộ tồn hệ thống...............................................70
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân biệt các quan điểm về quản trị RRTD............................................14
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh
Hải Dương giai đoạn 2016-2018.............................................................................33
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Hải Dương...............33
Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng và theo thời hạn cho..........vay
35
Bảng 2.4: Xếp hạng đo lường rủi ro tín dụng chung của Agribank........................40
Bảng 2.5: Xếp hạng tài sản bảo đảm.....................................................................41
Bảng 2.6: Tỷ lệ trích lập dự phịng..........................................................................45
Bảng 2.7: Thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu đối với nhóm KHCN qua các năm.........49
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình nợ xấu trong cho vay phân theo nhóm khách hàng tại
Agribank Hải Dương ............................................................................................. 50
Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ xấu trong cho vay KHCN phân theo nhóm nợ tín dụng. 51
Biểu đồ 2.3: Tình hình trích lập DPRR tại Agribank Hải Dương............................52



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Q trình thương mại hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới làm
cho hệ thống ngân hàng ngày càng mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng. Sự
phát triển của hệ thống ngân hàng đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nền
kinh tế. Trong quá trình kinh doanh, hầu hết các nghiệp vụ của ngân hàng đều chứa
đựng rủi ro. Bởi lẽ hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền
kinh tế xã hội đều nhanh chóng tác động đến hoạt động ngân hàng và có thể gây ra
những biến đổi tiêu cực cho ngân hàng.
Tín dụng là hoạt động truyền thống và giữ vai trò hết sức quan trọng trong
hoạt động của ngân hàng, đó cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro; do đó, trong
q trình hoạt động của mình, các ngân hàng đều phải đối mặt với rủi ro và đưa ra
biện pháp dự báo cũng như hạn chế rủi ro ngày một trở nên bức thiết. Trong thời
gian vừa qua, các ngân hàng thường có xu hướng chuyển đổi từ ngân hàng bán
buôn sang ngân hàng bán lẻ. Điều đó cho thấy tín dụng cá nhân ngày càng được coi
trọng hơn. Tuy nhiên rủi ro tín dụng bao trùm lên toàn bộ hoạt động của ngân hàng
nên hoạt động cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng cá nhân cũng khơng ngoại lệ.
Khi tỷ trọng tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân ngày một tăng cao thì việc
quản trị rủi ro tín dụng với đối tượng này ngày một cấp thiết hơn. Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong lộ trình tái cơ
cấu của Agribank nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chất lượng hoạt động của các
chi nhánh, việc chú trọng vào công tác quản trị rủi ro càng trở nên bức thiết. Chính
vì tầm quan trọng của việc dự báo và hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân của ngân hàng
nên em quyết định lựa chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
chi nhánh Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách

hàng cá nhân của NHTM.


2

- Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách
hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank chi nhánh Hải Dương.
- Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường cơng tác quản trị
rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Hải
Dương.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách
hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Tại Agribank chi nhánh Hải Dương
- Thời gian: Giai đoạn 2016-2018.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu,
chủ yếu là các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chú trọng
phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để phân tích, đánh giá
cơng tác QTRRTD đối với cho vay KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam chi nhánh Hải Dương. Luận văn kế thừa những nhân tố hợp
lý của các cơng trình khoa học đã được nghiên cứu, tiến hành phân tích, lựa chọn tri
thức để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:
+ Thu thập thông tin: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết
hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2016-2018.Tổng
hợp các thông tin và số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các tài liệu tham
khảo, các quy định liên quan đến QTRRTD trong cho vay KHCN của các NHTM.
+ Phân tích thơng tin: Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin liên quan tới nội

dung đề tài nghiên cứu, cần phải sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp biểu
mẫu để phân tích, đánh giá dữ liệu. Dựa trên trên lý thuyết từ các giáo trình, sách,
báo,.. ..kết hợp với việc tham khảo các nguồn dữ liệu từ khảo sát thực tế tại đơn vị,
quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp


3

thống kê; Phương pháp phân tích, so sánh; Phương pháp tổng hợp, đánh giá để đưa
ra kết luận, đề xuất để đạt được mục đích nghiên cứu.
5. Tổng quan nghiên cứu:
Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại khơng cịn là một vấn
đề mới, đặc biệt trong giai đoạn các ngân hàng đang chạy đua chuẩn hóa Basel II.
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả khác nhau về lĩnh vực này, tuy nhiên trong
quá trình nghiên cứu, em đã tham khảo một số đề tài nghiên cứu, một số giáo trình
về quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro cũng như một số tài liệu tham khảo khác. Có
thể
kể đến một số nghiên cứu và tài liệu tham khảo sau:
Giáo trình Tín dụng ngân hàng; giáo trình quản trị ngân hàng thương mại;
giáo trình quản trị rủi ro tín dụng của Học viện ngân hàng. Ngoài ra, em cũng tham
khảo thêm một số tài liệu có tính thực tiễn hơn, bao gồm : Luật các tổ chức tín dụng
2010, Thơng tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/213; Các báo cáo thường niên
Agribank tỉnh Hải Dương, quy trình, văn bản, chế độ chính sách do Agribank ban
hành; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 - 2018 của Agribank
tỉnh Hải Dương cũng là nguồn tài liệu quan trọng giúp tác giả tập hợp số liệu viết đề
tài.
Tác giả Phạm Thị Thanh Tâm (năm 2012), trong nghiên cứu “Giải pháp
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển
nơng thôn Viêt Nam - chi nhánh Thăng Long”, đã chỉ ra lý thuyết về các rủi ro
trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, đồng thời chỉ ra các hoạt động

quản trị mà ngân hàng thương mại có thể áp dụng trong việc hạn chế rủi ro trong
hoạt động tín dụng tại ngân hàng mình. Qua đó, tác giả áp dụng các lý thuyết vào
trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thăng Long. Luận văn chủ yếu nghiên
cứu, phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh theo yếu tố tài sản đảm bảo.
Tác giả Hoàng Sơn Nam (năm 2012), trong nghiên cứu “Giải pháp phòng
ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay tại NHTMCP Việt Nam thịnh
vượng” đã trình bày các lý thuyết cũng như những kinh nghiệm thực tiễn quý báu


4

trong hoạt động quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại tại Mỹ, Hàn Quốc và
Trung Quốc. Những kinh nghiệm trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của quốc
gia trên là một tài liệu tham khảo quan trọng trong việc xây dựng giải pháp cho
Vpbank. Bên cạnh đó, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu áp dụng mơ hình điểm tín
dụng khách hàng, vận dụng thang chấm điểm rủi ro tín dụng tại Vpbank.
Tác giả Lâm Hồng Quân (năm 2015), trong nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín
dụng tại Agribank chi nhánh Ninh Giang Hải Dương” bên cạnh việc đưa ra lý
thuyết về quản trị rủi ro tín dụng, tác giả cịn đưa ra phân tích định lượng rủi ro tín
dụng tại 4 khách hàng doanh nghiệp tiêu biểu của chi nhánh từ đó đưa ra kết luận
chung về thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng như đưa ra nguyên nhân,
đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
Tác giả Đinh Đức Nam (năm 2016), trong nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh
huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ” đã trình bày các lý thuyết cũng như những kinh
nghiệm thực tiễn quý báu trong hoạt động quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương
mại trong và ngồi nước. Có thể kể đến kinh nghiệm của ngân hàng Vietinbank,
ngân hàng HSBC, ngân hàng Citibank...
Các bài viết đều đưa ra những lý luận cơ bản về RRTD và QTRRTD của

NHTM nhằm làm rõ bản chất, nhân tố tác động đến RRTD và QTRRTD. Tuy nhiên
các bài viết mới chỉ tập trung phân tích RRTD hay QTRRTD theo hướng chuyên
biệt (về tài sản bảo đảm hay hệ thống chấm điểm khách hàng), phân tích tổng thể
cơng tác QTRRTD nói chung hoặc với đối tượng khách hàng doanh nghiệp chứ
chưa có bài viết nào đi sâu vào nhóm khách hàng cá nhân; đặc biệt phân tích cơng
tác QTRRTD trong cho vay KHCN tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2018 là chưa từng được
nghiên cứu. Chính vì vậy, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài này.
6. Ket cấu luận văn:
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của bài nghiên cứu được chia làm 3
chương như sau:


5

Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách
hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Hải Dương
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách
hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Hải Dương.


6

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân

hàng thương mại
1.1.1 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
a. Khái niệm:
Cho vay (còn gọi là tín dụng) là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn
tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay); trong đó bên đi vay sẽ hồn trả tài chính
cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt
động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay
gọi là con nợ. Do đó, tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - một bên là
người cho vay và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ
chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả.
Cho vay cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho
khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định
theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
b. Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân:
Cho vay KHCN là một trong những nội dung quan trọng nhất trong hoạt
động cho vay của NHTM, nó có một số đặc trưng cơ bản sau:
- Đặc trưng về khoản vay: Các khoản cho vay đối với KHCN thường là
những khoản vay có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay là rất lớn.
- Đặc trưng về chất lượng khoản vay: Chất lượng các khoản vay thường khá
tốt. Tuy nhiên các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân chỉ có chất lượng tốt
khi khơng có những biến cố từ phía khách hàng. Các khoản vay thường có tính rủi
ro cao nên các Ngân hàng áp dụng với mức lãi suất cao nhất khi cho vay.


7

- Đặc trưng về thời hạn khoản vay: Các khoản vay thường là ngắn hạn, một
phần nhỏ là trung hạn và dài hạn. Điều này giải thích một phần nào lý do Ngân hàng
sử dụng hình thức cho vay với mức lãi suất cao nhất.
c. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân:

- Theo mục đích vay vốn của KHCN:
+ Cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng bao gồm các khoản cho vay nhằm tài
trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây
là nguồn tài chính quan trọng giúp họ trang trải cho nhu cầu trong cuộc sống. Cho
vay tiêu dùng còn đáp ứng các chi tiêu cho giáo dục, y tế, du liclι....Clιo vay tiêu
dùng bao gồm: vay mua nhà, vay mua xe, vay cầm cố chứng từ có giá, thấu chi tài
khoản cá nhân.
+ Cho vay sản xuất kinh doanh: Cho vay sản xuất kinh doanh là hình thức cấp
tín dụng cho các KHCN để bổ sung. đầutư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Theo thời hạn hạn vay, cho vay KHCN bao gồm:
+ Tín dụng ngắn hạn: Loại tín dụng này có thời hạn dưới 12 tháng và được sử
dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu
ngắn hạn của cá nhân.
+ Tín dụng trung hạn và dài hạn: Theo quy định hiện nay của NHNN Việt
Nam, tín dụng trung hạn và dài hạn có thời hạn từ 1 năm trở lên. Tín dụng trung hạn
chủ yếu được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công
nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mơ nhỏ và thời
gian thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn thường cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài
hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị. phương tiện vận tải có quy mơ lớn, xây dựng
các xí nghiệp mới.
- Phân loại cho vay KHCN theo loại tiền:
+ Cho vay KHCN bằng nội tệ: Là loại tiền mà Ngân hàng cho khách hàng vay
bằng Việt Nam Đồng và khách hàng chịu lãi vay bằng tiền Việt Nam được quy
định tại thời điểm vay vốn. Đây là loại chiếm tỷ trọng chủ yếu của khối lương vốn
cho vay của các NHTM ở Việt Nam.


8

+ Cho vay KHCN bằng ngoại tệ: Là loại tiền mà Ngân hàng cho khách hàng

vay bằng ngoại tệ và khách hàng trả lãi vay cho Ngân hàng theo quy định lãi vay
ngoại tệ. Các loại ngoại tệ như chủ yếu được sử dụng là: USD, EUR.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
a. Khái niệm:
Tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, diễn ra thường xuyên với
khoản mục cho vay chiếm tỷ lệ cao, do đó, khi có tổn thất xảy ra thì mức rủi ro
cũng cao. Thêm vào đó, RRTD tác động đến việc đánh giá năng lực trả nợ của
khách hàng. Việc đánh giá khá khó khăn do mang nhiều yếu tố định tính, trong khi
đó ngân hàng có thể dễ dàng dự tính trước các rủi ro khác. Vì vậy RRTD là rủi ro
chính trong hoạt động ngân hàng.
“RRTD trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi do khách hàng khơng thực
hện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình
theo cam kết. ”1 [10]
Như vậy, có thể nói rằng RRTD xuất hiện trong mối quan hệ kinh tế trong đó
ngân hàng là chủ nợ và khách hàng đi vay thực hiện không đúng cam kết trả nợ đã
được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
b. Phân loại:
RRTD có thể được chia thành 2 dạng rủi ro chính, đó là rủi ro danh mục và
rủi ro giao dịch. Cụ thể là:
Thứ nhất, “rủi ro giao dịch” có thể hiểu là rủi ro liên quan đến một khoản vay
riêng lẻ, do những hạn chế trong quá tình giao dịch, xét duyệt và đánh giá khách
hàng. Trong rủi ro giao dịch có thể chia thành rủi ro lựa chọn (có thể lựa chọn sai
khách hàng, bỏ qua khách hàng tốt và cho vay khách hàng xấu); rủi ro đảm bảo (do

1

Theo khoản 1, điều 3 của quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi
ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi ban hành theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013



9

tài sản đảm bảo có tranh chấp, khó định giá, thiệt hại về giá trị, biến động giá cả
hoặc khó bán...); rủi ro nghiệp vụ (xảy ra khi không thu hồi được nợ).
Thứ hai, “rủi ro danh mục” là rủi ro liên quan đến tất cả các khoản vay, do
những hạn chế trong quản lý các danh mục tín dụng của ngân hàng. Rủi ro danh
mục được chia thành rủi ro nội tại (rủi ro xảy ra trong NHTM do chính sách hay
quy trình tín dụng, khẩu vị rủi ro khơng phù hợp, nói cách khác đó là do khung
quản trị rủi ro không phù hợp); rủi ro tập trung (rủi ro xảy ra khi tập trung vào một
nhóm khách hàng nhất định. Tập trung càng cao thì rủi ro càng cao).
Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng

c. Nguyên nhân gây ra RRTD:
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan: bao gồm các ngun nhân về chính trịpháp luật, mơi trường kinh tế, nguyên nhân về xã hội và nguyên nhân về cơng nghệ.
Các nhân tố này tác động chính đến nguồn trả nợ, từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả
nợ của khách hàng thông qua nhiều phương diện, dẫn đến gây ra RRTD.
Thứ hai, nguyên nhân xuất phát từ khách hàng: Nguyên nhân chính do các
nhân tố liên quan đến đầu vào và đầu ra của khách hàng không ổn định như nhà
cung cấp không giao hàng, giao hàng chậm hay hàng hóa dưới tiêu chuẩn tác động


10

đến yếu tố đầu vào của khách hàng vay tiền dẫn đến khách hàng chậm giao hàng
cho đối tác, không giao hàng hay hàng hóa dưới tiêu chuẩn, vì vậy đối tác có thể
khơng thanh tốn tiền hàng-nguồn trả nợ của khách hàng bị ảnh hưởng dẫn đến
RRTD.
Thứ ba, nguyên nhân từ phía ngân hàng: đây được xem như nguyên nhân

quan trọng nhất do nguyên nhân này được xem xét dưới giác độ của nhà quản trị.
Nguyên nhân xuất phát từ ngân hàng có thể do chính sách tín dụng khơng phù hợp;
vấn đề trong thẩm định, giám sát tín dụng; rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng và
vấn đề trong áp dụng các cơng cụ phịng chống RRTD.
Thứ tư, nguyên nhân từ phía bảo đảm tín dụng: do biến động giá cả thị
trường, TSBĐ khó định giá, tính khả mại thấp hoặc có tranh chấp về pháp lý dẫn
đến rủi ro về TSBĐ. Khi khách hàng không trả được nợ và ngân hàng đã sử dụng
dự phòng chung nhưng không đủ để bù đắp thiệt hại mà khoản vay gây ra, ngân
hàng sẽ thực hiện việc phát mại tài sản để xử lý tiếp. Nếu bảo đảm tín dụng có rủi ro
cao sẽ dẫn đến việc khơng thu hồi được khoản vay, gây ra RRTD.
1.1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
a. Khái niệm:
Tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, diễn ra thường xuyên với
khoản mục cho vay chiếm tỷ lệ cao, do đó, khi có tổn thất xảy ra thì mức rủi ro
cũng cao. Thêm vào đó, RRTD tác động đến việc đánh giá năng lực trả nợ của
khách hàng. Việc đánh giá khá khó khăn do mang nhiều yếu tố định tính, trong khi
đó ngân hàng có thể dễ dàng dự tính trước các rủi ro khác. Vì vậy RRTD là rủi ro
chính trong hoạt động ngân hàng.
“RRTD trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi do khách hàng khơng thực
hện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình
theo cam kết.”2 [10]

2

Theo khoản 1, điều 3 của quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi
ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi ban hành theo thơng tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013



11

Như vậy, có thể nói rằng RRTD xuất hiện trong mối quan hệ kinh tế trong đó
ngân hàng là chủ nợ và khách hàng đi vay thực hiện không đúng cam kết trả nợ đã
được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
b. Phân loại:
RRTD có thể được chia thành 2 dạng rủi ro chính, đó là rủi ro danh mục và
rủi ro giao dịch. Cụ thể là:
Thứ nhất, “rủi ro giao dịch” có thể hiểu là rủi ro liên quan đến một khoản vay
riêng lẻ, do những hạn chế trong quá tình giao dịch, xét duyệt và đánh giá khách
hàng. Trong rủi ro giao dịch có thể chia thành rủi ro lựa chọn (có thể lựa chọn sai
khách hàng, bỏ qua khách hàng tốt và cho vay khách hàng xấu); rủi ro đảm bảo (do
tài sản đảm bảo có tranh chấp, khó định giá, thiệt hại về giá trị, biến động giá cả
hoặc khó bán...); rủi ro nghiệp vụ (xảy ra khi không thu hồi được nợ).
Thứ hai, “rủi ro danh mục” là rủi ro liên quan đến tất cả các khoản vay, do
những hạn chế trong quản lý các danh mục tín dụng của ngân hàng. Rủi ro danh
mục được chia thành rủi ro nội tại (rủi ro xảy ra trong NHTM do chính sách hay
quy trình tín dụng, khẩu vị rủi ro khơng phù hợp, nói cách khác đó là do khung
quản trị rủi ro khơng phù hợp); rủi ro tập trung (rủi ro xảy ra khi tập trung vào một
nhóm khách hàng nhất định. Tập trung càng cao thì rủi ro càng cao).


12

Sơ đồ 1.2: Phân loại rủi ro tín dụng

c. Nguyên nhân gây ra RRTD:
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan: bao gồm các ngun nhân về chính trịpháp luật, mơi trường kinh tế, nguyên nhân về xã hội và nguyên nhân về cơng nghệ.
Các nhân tố này tác động chính đến nguồn trả nợ, từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả
nợ của khách hàng thông qua nhiều phương diện, dẫn đến gây ra RRTD.

Thứ hai, nguyên nhân xuất phát từ khách hàng: Nguyên nhân chính do các
nhân tố liên quan đến đầu vào và đầu ra của khách hàng không ổn định như nhà
cung cấp không giao hàng, giao hàng chậm hay hàng hóa dưới tiêu chuẩn tác động
đến yếu tố đầu vào của khách hàng vay tiền dẫn đến khách hàng chậm giao hàng
cho đối tác, không giao hàng hay hàng hóa dưới tiêu chuẩn, vì vậy đối tác có thể
khơng thanh tốn tiền hàng-nguồn trả nợ của khách hàng bị ảnh hưởng dẫn đến
RRTD.
Thứ ba, nguyên nhân từ phía ngân hàng: đây được xem như nguyên nhân
quan trọng nhất do nguyên nhân này được xem xét dưới giác độ của nhà quản trị.
Nguyên nhân xuất phát từ ngân hàng có thể do chính sách tín dụng khơng phù hợp;


Quan điểm truyền thống

14
13
Quan điểm hiện nay

Các khoản vay không có tính thanh
Các khoản vay có tính thanh khoản và mua
khoản (khơng thể
bán
được.
vấnmua
đề Mục
trongđược)
thẩm
giám
sát
tín ro

dụng;
ro vực
đạo dịch
đức của
cánchính
bộ tín
dụngphải

tiêu
củađịnh,
việcbán
quản
trị rủi
trongrủilĩnh
vụ tài
khơng
vấn
đề
trong
áp
dụng
các
cơng
cụ
phịng
chống
RRTD.
là để ngăn chặn những người chấp nhận rủi ro mà là cho phép mọi người hiểu và
bảohọ
đảm

do biến
động
thị
quản lýThứ
theotư,
cácnguyên
tối ưu nhân
nhữngtừrủiphía
ro mà
có tín
thể dụng:
chấp nhận
và tối
ưu giá
hóa cả
những
trường,
địnhDogiá,
khảtrịmại
hoặchiểu
có tranh
pháp
dẫnro
thu
nhập TSBĐ
mà họ khó
tạo ra.
đó,tính
“quản
rủithấp

ro được
là qchấp
trìnhvềtiếp
cậnlýrủi
đến cách
rủi rokhoa
về TSBĐ.
Khi diện
kháchvàhàng
khơng
trảnhằm
được nhận
nợ vàdạng,
ngân hàng
sử phịng
dụng
một
học, tồn
có hệ
thống
kiểm đã
sốt,
dự
phịng
chung
nhưng
khơng
đủ
để


đắp
thiệt
hại

khoản
vay
gây
ra,
ngân
ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.”
[3]
hàngđósẽcó
thực
việc
để xử
lý tiếp.
đảmhạn
tín chế
dụngtổn
có thất
rủi rotừ
Qua
sự hiện
chuẩn
bị phát
sẵn mại
sàngtài
cácsảnhoạt
động
thíchNếu

hợpbảo
nhằm
caorủi
sẽ ro
dẫnđóđến
việcthấp
khơng
thu hồi được khoản vay, gây ra RRTD.
các
ở mức
nhất.
1.2. Quản
trị rủi
ro tín
chohoạt
vay động
kháchngân
hàng hàng,
cá nhân
RRTD
là rủi
ro dụng
chínhtrong
trong
nên khái niệm về
1.2.1.
Quản
trị
rủi
ro

tín
dụng
tại
ngân
hàng
thương
mại
QTRRTD phải tn theo quản trị rủi ro nói chung. Do vậy “QTRRTD là q trình
Quan
quản
rủirủi
ro tín
nhậna.biết
vàđiểm
đánhvề
giá
mứctrịđộ
ro, dụng:
thực thi các biện pháp hạn chế khả năng xảy
Tổ chức
Analytics,
quản
trị[3]
RRTD là một quá trình thực hiện
ra rủi roTheo
và giảm
thiểuMoody’s
tổn thất khi
RRTD xảy
ra.”

các biện
pháp
giảm
thấtquan
bằngđiểm
cách về
hiểu
một cáchđó
đầy
về điểm
vốn và
dự phịng
Hiện
nay
tồn tổn
tại hai
QTRRTD,
là đủ
quan
truyền
thống
RRTD
trong
một
khoảng
thời
gian
nhất
định.
Với

quan
điểm
này
thì
quản
trị
RRTD
và quan điểm hiện nay.
thực chất là việc nhà quản trị có những biện pháp để quản lý vốn và dự phòng cho
RRTD.
Ủy ban Basel cho rằng, quản trị RRTD là việc thực hiện các biện pháp tối đa
hóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo RRTD bằng cách duy trì số dư tín dụng trong
phạm vi các tham số cho phép. Khái niệm về quản trị RRTD của Ủy ban Basel đã
làm rõ được vấn đề đó là mục đích của quản trị RRTD là tối đa hóa lợi nhuận dựa
trên cơ sở đảm bảo tổn thất do RRTD gây ra nằm trong giới hạn mà ngân hàng có
thể chấp nhậnBảng
được.1.1: Phân biệt các quan điểm về quản trị RRTD
Theo khung quản trị RRTD của ngân hàng Standard Charter (năm 2012),
quản trị RRTD là q trình quản lý RRTD thơng qua thiết lập khung các chính sách
và thủ tục, nhằm kiểm soát việc đo lường và quản lý RRTD. Trong khi đó, tài liệu
hướng dẫn quản trị RRTD của MAS (Singapore) cho biết, quản trị RRTD là quá
trình nhận diện, đo lường, đánh giá, giám sát, kiểm soát và báo cáo RRTD thơng
qua thiết lập khung các chính sách và thủ tục, nhằm kiểm soát việc đo lường và
quản lý RRTD.


QLRRTD mang tính thụ động

QLRRTD mang tính chủ động-linh hoạt


Các khoản vay tất tốn khi bên vay
hồn thành nghĩa vụ.

Sử dụng các cơng cụ tài chính hiện đại:
chứng khốn hóa và các sản phẩm phái
sinh từ tín dụng.

b. Sự cần thiết của hoạt động
QTR

RTD trong cho vay KHCN:


Rủi ro tín dụng ln gây tổn thất cho các NHTM. Ở mức độ thấp, rủi ro tín
dụng làm giảm lợi nhuận, thậm chí cịn làm giảm nguồn vốn tự có của các ngân
hàng. Nếu rủi ro tín dụng khơng được kiểm soát tốt sẽ làm cho tỷ lệ các khoản cho
vay mất vốn tăng lên quá cao, các NHTM sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Theo nghiên cứu của Corsetti (1998), một trong những nguyên nhân quan trọng
nhất gây nên cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 là tỷ lệ nợ quá hạn tại các


15

NHTM tăng cao. Ngay trước khủng hoảng, tỷ lệ nợ quá hạn tại các NHTM Thái
Lan là 13%, Indonesia là 13%, Phillipines là 14%, Malaysia là 10%.
Tiếp đó, rủi ro tín dụng lại một lần nữa gây nên cuộc khủng hoảng tài chính
tồn cầu năm 2007 - 2009, với điểm xuất phát là sự sụp đổ của hệ thống tài chính
Mỹ. Theo cơng bố của cục dự trữ liên bang Mỹ, trong năm 2008 có tổng cộng 26
ngân hàng phá sản, thế nhưng năm 2009, con số này đã lên tới 140 với hàng loạt vụ
phá sản của các định chế tài chính có lịch sử lâu đời và tiềm lực tài chính bậc nhất

thế giới.
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, trong thời gian gần đây số lượng
khủng hoảng trung bình mỗi năm ngày càng tăng với hậu quả ngày càng nặng nề
hơn.
Điều này chứng tỏ xu hướng kinh doanh ngân hàng đang ngày càng chứa đựng nhiều
rủi ro hơn. Nguyên nhân của thực tế này là do xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và
đề
cao cạnh tranh ngày càng trở nên phổ biến. Xu hướng này đã chứng tỏ hiệu quả nhất
định của nó trong việc thúc đẩy nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp phát triển và
hồn thiện, nhưng ở một khía cạnh khác, nó lại thể hiện mức độ rủi ro tăng lên, khi

các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt với nhau làm cho chênh lệch lãi suất biên
ngày
càng giảm xuống, họ buộc phải mở rộng quy mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm
về
lợi nhuận, đồng thời điều này cũng làm giảm khả năng bù đắp rủi ro nội tại của chính
họ. Mặt khác, hội nhập kinh tế cịn làm xuất hiện nhiều nguy cơ rủi ro mới. Các sản
phẩm dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ như thẻ tín dụng, tín dụng cá
nhân,
tín dụng tiêu dùng... ln chứa đựng những rủi ro mới.
Như vậy có thể nhận thấy rủi ro tín dụng ngày càng đe dọa sự tồn tại và
phát triển của các NHTM. Riêng đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước
đang trong q trình chuyển đổi, mơi trường kinh doanh khơng ổn định, thị trường
tài chính kém phát triển, mức độ minh bạch thông tin thấp. làm gia tăng mức độ
rủi ro đối với hoạt động ngân hàng thì nhu cầu phải quản trị rủi ro một cách hiệu
quả càng trở nên cấp thiết. Với thực tế tại các NHTM tại Việt Nam hiện nay đều
hướng tới hình thức ngân hàng bán lẻ thì cho vay KHCN đóng vai trị quan trọng,
do đó, cơng tác QTRRTD trong cho vay KHCN cần được chú trọng hơn bao giờ hết.



×