Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ HÀNG TÒN KHO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.08 KB, 85 trang )


sGÂN' HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
------^^©^^------------

TRẦN THỊ HỒNG NHUNG

SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ
HÀNG TÒN KHO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội - Năm 2018


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

TRẦN THỊ HỒNG NHUNG

SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ HÀNG TỒN
KHO

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8.34.03.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ KIM ANH

Hà Nội - Năm 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ bài luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập
của riêng tơi, các số liệu, trích dẫn đuợc nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng.
Ket quả của luận văn là trung thực và chua đuợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Hồng Nhung


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cơ, Giảng viên Trường Học viện Ngân
hàng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích về ngành Ke
tốn trong suốt thời gian tham gia khóa đào tạo thạc sĩ năm 2016-2018.
Đặc biệt, tơi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.Trần Thị Kim Anh,
người đã nhiệt tình hướng dẫn tơi hồn thành tốt luận văn này. Ngồi ra, tơi xin
dành lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã

có những nhận xét đóng góp thiết thực giúp cho bài luận văn của tơi thêm hoàn
chỉnh.


iii

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ....................................................................vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC
TẾ VÀ HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TỐN VIỆT NAM...................................5
1.1. Hệ thống chuẩn mực kế tốn quốc tế ................................................................ 5
1.1.1. Lịch sử hình thành chuẩn mực kế tốn quốc tế..............................................5
1.1.1.1.Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế tốn quốc tế.......................................5
1.1.1.2.............Những rào cản đối với việc hình thành chuẩn mực kế tốn quốc tế
.................................................................................................................................. 7
1.1.1.3.Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo CMKT quốc tế.........8
1.1.1.4.Sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các CMKT quốc tế.............13
1.1.2........................................................................................................................ Q
uy trình soạn thảo các chuẩn mực quốc tế.............................................................. 14
1.1.3. Hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế..................................................... 17
1.2. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam........................................................... 19
1.2.1.Sự hình thành chuẩn mực kế tốn Việt Nam................................................... 19
1.2.2. Cơ chế ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam.....................................20
1.2.3. Vai trị của các chuẩn mực kế tốn đối với nền kinh tế Việt Nam.................23
1.2.3.1. Thu hút vốn đầu tư nước ngồi và góp phần phát triển thị trường chứng
khốn Việt Nam..................................................................................................23
1.2.3.2. Quản lý tài chính ở tầm vĩ mơ của Nhà nước.......................................24
1.2.3.3. Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam........... 24

1.2.4. Hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam..................................................24
1.3. Nhân tố ảnh huởng đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế ở Việt Nam............26
1.3.1. Nhân tố kinh tế............................................................................................. 26
1.3.1.1. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trường.................................................................................................................26
1.3.1.2. Mức độ phát triển của nền kinh tế........................................................26


ιv

1.3.1.4......................Nhu cầu về thơng tin kế tốn chất lượng cao vẫn ở mức thấp
................................................................................................................................ 27
1.3.2. Nhân tố về công nghệ thông tin................................................................... 29
1.3.3. Nhân tố về hệ thống luật.............................................................................. 29
1.3.4. Nhân tố về con người................................................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................31
CHƯƠNG 2: CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
VIỆT NAM VỀ HÀNG TỒN KHO........................................................................32
2.1. Khái quát về chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về
hàng tồn kho............................................................................................................ 32
2.1.1. Tầm quan trọng của chuẩn mực kế tốn về hàng tồn kho............................32
2.1.2. Q trình hình thành và mục đích của chuẩn mực kế tốn quốc tế và chuẩn
mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho...................................................................33
2.2. Cơ sở lý luận về hàng tồn kho...................................................................... 35
2.2.1. Lý luận chung về hàng tồn kho....................................................................35
2.2.2. Phân loại hàng tồn kho................................................................................ 35
2.3.. .Những điểm giống và khác nhau của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực
kế toán Việt Nam về hàng tồn kho...........................................................................38
2.3.1. Những quy định chung................................................................................. 38
2.3.2. Xác định giá gốc hàng tồn kho..................................................................... 41

2.3.3. Giá trị thuần có thể thực hiện được và trường hợp giảm giá trị HTK.........44
2.3.4. Phươngpháp tính giá trị hàng tồn kho......................................................... 46
2.3.5. Phương pháp hạch tốn mức dự phịng và đối tượng lập dự phịng............49
2.3.6. Cách tính tốn và trình bày......................................................................... 50
2.4. Những uu điểm và hạn chế của chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho
so
với chuẩn mực kế toán quốc tế................................................................................50
2.4.1. Ưu điểm.......................................................................................................50
2.4.2. Hạn chế........................................................................................................ 51
2.5. Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán về hàng tồn kho tại doanh nghiệp....52
2.5.1. Mục tiêu khảosát.......................................................................................... 52
2.5.2. Phương phápkhảo sát.................................................................................. 52


v

2.5.3. Đánh giá kết quả khảo sát........................................................................... 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ ĐƯA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ
HÀNG TỒN KHO VỀ GẦN VỚI CHUẨN MỰC KẾ TỐN QUỐC TẾ..............57
3.1. Đưa chuẩn mực kế tốn Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế - xu
thế tất yếu................................................................................................................57
3.2. Giải pháp nhằm đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho về gần với
chuẩn mực kế tốn quốc tế......................................................................................58
3.2.1. Hồn thiện cơ chế soạn thảo chuẩnmực...................................................... 60
3.2.2. Hồn thiện chuẩn mực kế tốn.................................................................... 61
3.2.3. Hồn thiện hệ thống tài khoản kế tốn........................................................ 63
3.3. Một số kiến nghị nhằm đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho
về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế..............................................................64
3.3.1. Đối với Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan..........................64

3.3.2. Đối với các doanh nghiệp............................................................................ 67
3.3.3. Đối với nhân viên kế toán............................................................................ 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................7
KẾT LUẬN.............................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................76


vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU:
Bảng 1: Sơ đồ cấu trúc IASB
Bảng 2: Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế tốn quốc tế.
Bảng 3: Quy trình đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán
quốc tế.


Vll

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASC: Accounting Standards Committee (Cơ quan soạn thảo chuẩn mực quốc gla)
FASB: Financial Accounting Standards Board (Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài
chính)
FIFO: First In - First Out (Nhập truớc - xuất truớc)
IACPA: American Institute Certified Public Accountants (Viện kế tốn cơng chứng
Mỹ)
IAS: International Accounting Standards (Chuẩn mực kế toán quốc tế)
IASB: International Accounting Standard Board (Hội đồng Chuẩn mực kế toán
quốc tế)
IASC: International Accounting Standard Committee (Ủy Ban Chuẩn mực kế toán
quốc tế)

IFAC: International Federation of Accountant (Liên đồn kế tốn quốc tế)
IFRS: International Financial Reporting Standards (Chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế)
IOSCO: International Organization of Securities Commissions (Tổ chức thế giới
các ủy ban chứng khoán)
LIFO: Last In- First Out (Nhập sau- xuất truớc)
SAC: Standing Advisory Committee (Hội đồng cố vấn chuẩn mực)
SEC: Security and Exchange Commission (Ủy ban chứng khoán Mỹ)
VAA: Vietnamese Association of Accountants and Auditors (Hội Kế toán và Kiểm
toán Việt Nam)
VAS: Vietnamese Accounting Standard (Chuẩn mực kế toán Việt Nam)
HTK: Hàng tồn kho
DN: Doanh nghiệp
CMKT: Chuẩn mực kế toán
BCTC: Báo cáo tài chính


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế.
Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế chung này. Thế nhung q trình hội nhập
đâu chỉ có cơ hội mà cịn có nhiều thử thách và khó khăn buộc chúng ta phải kiên trì
và nỗ lực vuợt qua.
Một trong những thử thách của q trình hội nhập là việc hồn thiện hệ thống
chuẩn mực kế tốn để có thể hồn thiện khn khổ pháp lý cho hoạt động kế tốn
của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nuớc có nền kinh tế thị
truờng và quan trọng hơn là tạo môi truờng pháp lý cho hội nhập kinh tế, quốc tế và
khu vực.

Các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay đang đuợc xây dựng trên cơ sở các
chuẩn mực kế toán quốc tế để tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam đuợc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của
Việt Nam mà việc áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế vào thực tiễn
hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là chua thể thực hiện đuợc. Chính nguyên nhân
đó đã khiến cho các chuẩn mực kế tốn Việt Nam dù đuợc xây dựng trên cơ sở các
chuẩn mực kế tốn quốc tế vẫn có nhiều điểm khác biệt mang tính trọng yếu.
Hàng tồn kho khơng chỉ là một đối tuợng kế toán quan trọng trên bảng cân đối
kế tốn mà cịn là một tu liệu lao động quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Do đó,
sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế tốn quốc tế về
hàng tồn kho sẽ có ảnh huởng lớn tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Chính
vì những ngun nhân trên mà tơi đã chọn đề tài “So sánh chuẩn mực kế toán
quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho” làm luận văn nghiên
cứu cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc xem xét nghiên cứu những điểm khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán
Việt Nam và các chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết trong nhiều mục đích.

1


2

Mục đích thứ nhất là để giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
hoạt động ở Việt Nam có thể thấy được những sự khác biệt căn bản giữa hai hệ
thống chuẩn mực kế tốn, từ đó mà doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện sự
chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sang báo cáo theo chuẩn
mực kế toán quốc tế (phục vụ cho mục đích báo cáo tập đồn) một cách dễ dàng
hơn.
Mục đích thứ hai là khi nghiên cứu những khác biệt của chuẩn mực kế toán

Việt Nam so với chuẩn mực kế tốn quốc tế, chúng ta có thể rút ra được những vấn
đề mà cần bổ sung, sửa đổi trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam để từ đó hồn
thiện hơn hệ thống các chuẩn mực kế tốn Việt Nam phục vụ cho mục đích hội
nhập kinh tế.
Mục đích thứ ba là nghiên cứu những sự khác biệt giữa các hệ thống chuẩn
mực cũng góp phần cho cơng tác nghiên cứu và tìm hiểu về xu thế hài hịa hóa các
quy định kế tốn đang diễn ra trên thế giới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
> Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những điểm
giống và khác nhau giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực quốc
tế.
> Phạm vi nghiên cứu: Bài luận văn này chỉ tập trung vào nghiên cứu
sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế tốn quốc
tế có liên quan trực tiếp tới hàng tồn kho: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số
2(VAS 02) “Hàng tồn kho” so với Chuẩn mực kế toán quốc tế số 2 (IAS 02)
“Inventories”
Đồng thời luận văn đề xuất một số giải pháp để phát triển chuẩn mực kế toán Việt
Nam về hàng tồn kho theo hướng chuẩn mực kế toán quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
để nghiên cứu các vấn đề một cách vừa ở tính tồn diện vừa ở tính cụ thể, đảm bảo
tính logic của vấn đề nghiên cứu.

2


3

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp qui nạp, diễn
giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh để phân tích

vấn đề, so sánh, đánh giá và rút ra vấn đề.
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát các doanh nghiệp về vận dụng CMKT
hàng tồn kho.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn bao
gồm :
Chương 1: Tổng quan về hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống chuẩn
mực kế toán Việt Nam.
Chương 2: Chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn
kho.
Chương 3: Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho về gần
với chuẩn mực kế toán quốc tế.
6. Tổng quan nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: “So sánh chuẩn mực kế toán quốc
tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho”, tôi đã nghiên cứu một số đề
tài như:
- TS. Trần Đình Khơi Ngun (2010): “Bàn về mơ hình các nhân tố ảnh hưởng
đến vận dụng chế độ kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Nghiên cứu cho
thấy trình độ của nhân viên kế toán cùng với sự tác động của hệ thống pháp luật đã
ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng chế độ kế tốn, cơng tác kế toán tại các
doanh nghiệp chỉ chú trọng cho mục đích kê khai thuế, sự thay đổi về cơ chế quản
lý của DN từ cơ quan thuế cũng được xem là nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
chế độ kế tốn, chi phí cho cơng việc kế tốn vẫn chưa được đánh giá cao trong việc
ảnh hưởng đến chất lượng thông tin và năng lực hạn chế của nhân viên kế toán cũng
ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán.
- Đặng Thanh Phương (2010): “So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn
mực kế toán Việt Nam về Tài sản cố định”. Nghiên cứu đã nêu ra những điểm giống
và khác nhau giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về

3



4

TSCĐ về các chỉ tiêu như: xác định giá trị ban đầu, điều kiện ghi nhận TSCĐ,
phương pháp đánh giá lại, phương pháp khấu hao, trình bày báo cáo tài chính.
- Nguyễn Thị Thúy An (2013): “Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán
hàng tồn kho tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nằng”. Nghiên cứu
đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc việc vận dụng CMKT hàng tồn kho bao
gồm: các nhân tố thuộc về xây dựng, ban hành CMKT (Đặc thù kinh tế- xã hội, Sự
phức tạp của CMKT, Ảnh hưởng của cơng tác kiểm tốn và u cầu cơng bố thơng
tin), nhân tố thuộc về DN (Nhận thức của nhà quản trị, Trình độ của kế tốn viên;
Qui mơ doanh nghiệp).
Các nghiên cứu trên chỉ mới nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng chế độ kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc nghiên cứu những
điểm giống và khác nhau giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán
Việt Nam về TSCĐ hay nghiên cứu việc vận dụng CMKT Hàng Tồn Kho, chứ chưa
có nghiên cứu nào so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán
quốc tế về hàng tồn kho. Do vậy, đây cũng là một khoảng trống nghiên cứu để tôi
lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình.

4


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHUẨN Mực KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ HỆ
THỐNG CHUẨN Mực KẾ TOÁN VIỆT NAM
1.1. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế:

1.1.1. Lịch sử hình thành chuẩn mực kế tốn quốc tế
1.1.1.1 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế tốn quốc tế
a. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế tốn quốc tế
Với xu hướng tồn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế, sự hình thành hàng
loạt các cơng ty đa quốc gia, thị trường tài chính quốc tế và các hoạt động thương
mại ngoài thế giới, các nhà đầu tư không chỉ hoạt động trong phạm vi khu vực mà
cịn mở rộng hoạt động ra phạm vi tồn thế giới. Hoạt động kế tốn khơng cịn là
vấn đề mang tính quốc gia mà cần phải được giải quyết ở tầm cỡ và quy mơ quốc tế.
Nhu cầu này địi hỏi phải xúc tiến q trình hài hịa, thống nhất chuẩn mực kế toán
các quốc gia, nhằm tạo ra một ngơn ngữ chung về kế tốn, nâng cao tính khách
quan và tính có thể tin cậy được của thơng tin tài chính, giúp cho thơng tin được
trình bày trên báo cáo tài chính có thể hiểu và so sánh được. Muốn được như vậy
đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống chuẩn mực chung, vì vậy hệ thống chuẩn mực
kế tốn quốc tế được hình thành.
b. Lợi ích của việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế
> Lợi ích đối với các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư, cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, sẽ có thể so sánh
các kết quả tài chính của các cơng ty khác nhau nằm ở các nước khác nhau trên toàn
thế giới cũng như đưa ra các quyết định đầu tư quốc tế một cách dễ dàng hơn và tốn
kém ít chi phí hơn.
> Lợi ích đối với các công ty đa quốc gia
- Các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng kêu gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư
nước ngoài hơn.

5


6

-


Quản lý cũng dễ dàng hơn với các công ty này do cùng được soạn thảo trên một
chuẩn mực kế tốn chung làm cho các thơng tin tài chính được truyền tải giữa
công ty con và công ty mẹ dễ dàng hơn.
- Việc thâu tóm và sáp nhập các cơng ty nước ngồi cũng dễ dàng hơn. Các cơng
ty đa quốc gia cũng có thể tuân thủ theo các yêu cầu về báo cáo của các sở giao
dịch chứng khoán ở nước ngoài được thuận lợi hơn.
- Việc soạn thảo các báo cáo hợp nhất cấp tập đồn sẽ khơng phải trải qua nhiều
bước chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế tốn quốc gia nơi cơng ty con
đóng trụ sở sang báo cáo theo chuẩn mực kế toán nơi cơng ty mẹ đóng trụ sở.
- Phí kiểm tốn sẽ được giảm bớt do khi các báo cáo cùng được lập trên cùng một
cơ sở thì sẽ tạo điều kiện cho kiểm toán kiểm tra nhanh hơn dẫn đến tốn ít thời
gian và chi phí hơn.
- Việc điều chuyển các nhân viên kế toán từ nước này sang nước khác sẽ trở nên
dễ dàng hơn.
Lợi ích đối với các nước đang phát triển
Chính phủ của các nước đang phát triển cũng sẽ tiết kiệm đươc thời gian nếu họ
có thể sử dụng ln các chuẩn mực kế tốn quốc tế thay vì phải soạn thảo các chuẩn
mực kế tốn riêng cho quốc gia mình. Nếu các quốc gia này sử dụng các chuẩn mực
kế tốn quốc tế thì họ có thể kiểm sốt tốt hơn hoạt động của các công ty đa quốc
gia đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của nước mình. Các cơng ty này khơng
thể viện lý do là họ không thể hiểu bản chất của các chuẩn mực kế tốn quốc gia
nên khơng lập các báo cáo tuân theo các chuẩn mực.
Lợi ích đối với các cơ quan thuế
Việc tính thuế cho các khoản thu nhập có nguồn gốc nước ngồi của các nhà đầu
tư hay của các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng hơn.
Lợi ích đối với việc xúc tiến thương mại trong khu vực
Các tổ chức kinh tế khu vực có thể đẩy mạnh giao thương trong một khu vực địa
lý nhất định nhờ có các chuẩn mực kế tốn chung làm nền tảng cho việc lập và cung
cấp các thơng tin kế tốn được thống nhất. Các nước trong khu vực khu tham gia

buôn bán với nhau trong khu vực khơng phải mất thời gian và chi phí tìm hiểu,

6


7

nghiên cứu về chuẩn mực kế toán của nuớc kia và cũng khơng tốn chi phí phải
chuyển đổi báo cáo từ chuẩn mực của nuớc này sang chuẩn mực của nuớc khác.
1.1.1.2. Những rào cản đối với việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế
Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống chuẩn mực đề cập những vấn
đề mang tính nền tảng, khn mẫu, những ngun tắc, phuơng pháp có tính chất cơ
bản đuợc chấp nhận rộng rãi trên tồn thế giới, có thể áp dụng ngay ở những quốc
gia phát triển và ở những quốc gia chua phát triển. Tuy nhiên, con đuờng quốc tế
hóa kế tốn khơng hề đơn giản, do sự khác nhau về qui định và cách thức hạch toán
kế toán ở các nuớc cộng thêm sự khác biệt về hệ thống kinh tế và điều kiện thuơng
mại dẫn đến sự khác nhau về mơ hình và phuơng pháp kế tốn giữa các quốc gia.
Sự khác nhau này tạo nên nét đặc trung của hệ thống kế toán mỗi quốc gia, tuy
nhiên nó cũng đem đến những rào cản đối với việc hình thành chuẩn mực kế tốn
quốc tế, cụ thể là:
(a) Sự khác biệt trong mục đích sử dụng báo cáo tài chính giữa các nuớc : ở một số
nuớc báo cáo tài chính chỉ đơn thuần đuợc lập cho mục đích tính thuế, cịn ở
nuớc khác là để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của nhà đầu tu. Điều đó sẽ
khiến cho u cầu trình bày báo cáo chi tiết đến mức độ nào và chi tiết những
khoản mục nào là khác nhau giữa các nuớc.
(b) Do hệ thống pháp luật khác nhau dẫn đến sự hạn chế của một số hoạt động kế
toán và điều này đuơng nhiên sẽ đuợc phản ánh trong các chuẩn mực kế tốn.
(c) Mỗi nuớc có một quan điểm khác nhau về nguời sử dụng báo cáo tài chính và
tầm quan trọng của họ. Nhu ở Mỹ thì nhà đầu tu và các tổ chức tín dụng đuợc
đặt uu tiên lên hàng đầu trong khi ở Châu Âu thì nguời lao động lại đuợc quan

tâm nhiều hơn.
(d) Các nuớc đang phát triển hiển nhiên đang chậm chân hơn so với các nuớc đã
phát triển trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế tốn. Có những quy tắc và
những chuẩn mực cơ bản đã đuợc ban hành từ lâu ở các nuớc đã phát triển thì
nay mới chỉ đuợc các nuớc đang phát triển tiến hành soạn thảo.
(e) Chủ nghĩa quốc gia cũng góp phần ngăn cản việc sử dụng các chuẩn mực kế
toán của nuớc khác.

7


8

(f) Sự khác biệt về văn hóa khiến cho mục tiêu của hệ thống kế toán khác nhau giữa
các nuớc.
(g) Một vài nuớc phải ở vào trong những hoàn cảnh đặc biệt nhu siêu lạm phát, nội
chiến, hạn chế luu thông tiền tệ,... tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội
cũng nhu ảnh huởng lớn tới các công ty khiến cho họ không thể lập đuợc các
báo cáo theo các tiêu chuẩn bình thuờng.
(h) Một số nuớc khơng có một tổ chức kế tốn độc lập đủ vững mạnh để tạo áp lực
du luận giúp cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán tốt hơn và thúc đẩy sự
hài hịa về các ngun tắc kế tốn giữa các quốc gia.
1.1.1.3. Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo CMKT quốc tế
a. Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC)
Ra đời năm 1973 ở London, nước Anh:
Năm 1973, Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) đã ra đời tại
London, nuớc Anh với tu cách là tổ chức soạn thảo chuẩn mực quốc tế đầu tiên trên
thế. Sự ra đời của IASC là kết quả của một thỏa thuận giữa các hiệp hội nghề
nghiệp của các nuớc Australia, Canada, Pháp, Đức, Nhật, Mexico, Phần Lan, Anh,
Ireland và Mỹ (bài viết international accounting standards committee)

IASC đuợc thành lập trong một thời kỳ chứng nhiều biến động trong quy định
kế toán. Ở Mỹ, hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính (FASB) vừa mới đuợc thành
lập. Ở Anh, cơ quan soạn thảo chuẩn mực quốc gia đầu tiên ra đời (accounting
Standads committee - ASC). Trong khi đó, EU đang soạn thảo những điểm chính
trong kế hoạch hài hịa hóa hệ thống kế tốn của riêng mình (đuợc đánh dấu bởi sự
ra đời của chỉ thị số bốn (fourth directive) ban hành ngày 25/7/1978 bởi hội đồng
liên minh Châu Âu ). UN và OECD tại thời điểm này cũng vừa mới thành lập hội
đồng kế tốn của riêng mình.
Giai đoạn nỗ lực để tồn tại như một tổ chức độc lập với IFAC và duy trì vai
trị là tổ chức duy nhất soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế
Đến năm 1977, Liên đồn kế tốn quốc tế (IFAC) đuợc thành lập. IASC đã phải
đấu tranh quyết liệt để kháng cự lại những nỗ lực muốn biến IASC thành thành viên
của IFAC. Cuối cùng, IASC phải đi đến một nhuợng bộ là dù cho IASB vẫn tồn tại

8


9

độc lập với IFAC nhưng các thành viên của IFAC tự động trở thành viên của IASC
và IFAC có thể đề cử thành viên cho cơ quan soạn thảo các CMKT quốc tế.
Cả UN và OECD trong giai đoạn những năm 70 của thế kỷ 19 đều rất tích cực
soạn thảo những nguyên tắc kế toán quốc tế. Thế nhưng, IASC đã thành công trong
việc thuyết phục UN và OECD hãy để IASC soạn thảo những nguyên tắc quốc tế về
ghi nhận và xác định giá trị của các đối tượng kế tốn.
Như vậy, IASC đã thành cơng trong việc duy trì vai trị của mình là tổ chức soạn
thảo chuẩn mực kế toán quốc tế duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, IASC lại gặp khó
khăn trong việc thuyết phục mọi người sử dụng các chuẩn mực do chính mình soạn
thảo ra. Dù cho các thành viên của IASC đã cam kết thúc đẩy việc sử dụng các
chuẩn mực kế toán quốc tế ở mỗi quốc gia nhưng trên thực tế thì một số hiệp hội

nghề nghiệp thành viên lại ít có ảnh hưởng trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế
toán quốc gia, một số hiệp hội thành viên lại ưa chuộng chuẩn mực kế toán của
quốc gia mình hơn là những chuẩn mực kế tốn do IASC soạn thảo và ban hành.
>
Những nỗ lực tìm kiếm sự tiếp nhận của cộng đồng
thế giới đối với những chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC:
Năm 1987 đánh dấu một bước chuyển mới trong nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng
các chuẩn mực quốc tế của IASC. Được sự ủng hộ và khích lệ từ ủy ban chứng
khốn Mỹ (US SEC), tổng thư ký IASC, ông David Cairns, đã ký một thỏa thuận
với tổ chức thế giới các ủy ban chứng khốn (IOSCO). Theo đó, IASC sẽ xem xét
sửa đổi các chuẩn mực kế tốn quốc tế hiện có của mình để có thể thỏa mãn nhu cầu
của IOSCO là cần có một tập hợp các chuẩn mực làm cơ sở chung cho việc lập và
trình bày báo cáo tài chính của các cơng ty muốn được niêm yết trên thị trường
chứng khốn nước ngồi.
IASC đã hồn thành việc sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế vào năm 1993.
Thế nhưng, IOSCO đã đưa ra một quyết định làm cho IASC vơ cùng thất vọng.
Thay vì sử dụng tồn bộ bộ chuẩn mực kế tốn quốc tế do IASC soạn thảo, IOSCO
chỉ lựa chọn một số chuẩn mực để áp dụng.
Đến năm 1995, IASC với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới đã tiến hành xem xét
và sửa đổi một lần nữa các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành với mong

9


10

muốn khắc phục những khiếm khuyết trong các chuẩn mực kế tốn đó. Lần này, với
rất nhiều nỗ lực và nhuợng bộ, bộ chuẩn mực kế toán quốc tế đã đuợc sửa đổi của
IASC đã đuợc IOSCO chấp nhận vào phút chót nhung đó chỉ mới là sự chấp nhận
tạm thời.

Cùng thời gian đó, IASC cũng quan tâm xem xét tới việc tổ chức lại cơ cấu của
mình. Trong vịng 25 năm kể từ khi IASC đuợc thành lập, mô hình soạn thảo chuẩn
mực kế tốn mà theo đó việc soạn thảo các chuẩn mực là do các hội nghề nghiệp
đảm trách, đã và đang dần đuợc thay thể bởi mơ hình mới. Đó là mơ hình mà việc
soạn thảo các chuẩn mực kế toán đuợc giao cho một hội đồng quốc gia chuyên trách
và độc lập thay vì cho một hội nghề nghiệp kế toán đảm trách. Sự chuyển đổi này
có thể thấy ở Anh và Mỹ. Ở Mỹ, việc soạn thảo chuẩn mực kế toán đuợc giao cho
hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính (FASB) thay vì cho hiệp hội kế tốn cơng
chứng Mỹ (AICPA). Cịn ở Anh là giao cho ủy ban chuẩn mực kế toán (ASC) sau
đổi thành hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) thay vì cho hiệp hội kế tốn cơng
chứng Anh (ACCA).
> Mốc son năm 2000:
Năm 2000 có thể nói là một năm có nhiều biến động với IASC. Tháng 5 năm
2000, các thành viên IOSCO đã bỏ phiếu chấp nhận chính thức tất cả các chuẩn
mực kế toán quốc tế của IASC. Đây là một buớc tiến đáng kể sau rất nhiều nỗ lực
kiên trì và bền bỉ của các thành viên IASC với hai lần sửa đổi chuẩn mực kế toán kế
toán quốc tế vào năm 1993 và 1995. Giấc mơ về một bộ chuẩn mực kế toán chung
đuợc sử dụng rộng rãi trên tồn thế giới đã có cơ hội đuợc trở thành hiện thực bất
chấp rất nhiều khó khăn và rào cản. IASC cuối cùng đã nhận đuợc sự hậu thuẫn của
các cơ quan quản lý chứng khoán tồn cầu thơng qua IOSCO.
Tháng 6 năm 2000, Cao Ủy Châu Âu đua ra tuyên bố sẽ đua việc sử dụng các
chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC trong việc lập trình và trình bày báo cáo tài
chính làm điều kiện cho các cơng ty có ý định niêm yết chứng khoán tại bất kỳ nuớc
thành viên nào của Liên Minh Châu Âu (EU). Đây là một thành công ngồi sự
mong đợi của IASC. Kể từ thời điểm đó, EU đã trở thành một tổ chức có ảnh huởng
mạnh mẽ đối với tiến trình thúc đẩy sự tiếp nhận của cộng đồng thế giới đối với các

10



11

chuẩn mực kế toán quốc tế. Quả thực, sự hậu thuẫn từng một thời là cứu cánh của
IOSCO đối với IASC nay đã giảm bớt tầm quan trọng truớc tuyên bố trên của Cao
Ủy Châu Âu.
Tiếp đó, tháng 7 năm 2000, các thành viên của IASC đã bỏ phiếu tán thành
chuyển đổi cơ cấu từ chỗ dựa trên các hiệp hội nghề nghiệp thành một hội đồng
soạn thảo chuẩn mực kế toán chuyên trách và độc lập với các hội nghề nghiệp. Ủy
ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) chính thức đổi tên thành Hội đồng
kế tốn quốc tế (IASB).
Để tập trung sức mạnh từ các hệ thống kế toán quốc gia tiến tới một hệ thống
chuẩn mực kế tốn quốc tế hồn thiện hơn, IASC phải cơ cấu lại tổ chức của mình.
Vì vậy, tháng 3/2001 IASC Foundation đuợc thành lập gồm hai bộ phận chính là
hội đồng thành viên (Trustees) và IASB thực hiện mục tiêu chính của IASC là:
- Xây dựng hệ thống chuẩn mực kế tốn dựa trên lợi ích cộng đồng, có
chất luợng cao, dễ hiểu, dễ áp dụng để có đuợc các báo cáo tài chính trung thực,
có thể so sánh và đặc biệt quan trọng là cung cấp thông tin hữu ích cho thị
truờng tài chính, tiền tệ thế giới và các quyết định kinh tế khác.
Giám sát tình hình áp dụng các chuẩn mực.
- Phát huy tối đa hiệu quả của các hệ thống kế toán
quốc gia.
b. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)
Đến năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB - International
Accounting Standards Board) ra đời thay thế IASC và tồn tại cho đến ngày nay. Cấu
trúc của IASB có những cơ quan nhu sau:
Đứng đầu là Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC
foundation). Đây là một pháp nhân độc lập gồm hai bộ phận - các ủy viên quản trị
(trustee) và IASB. Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế là cơ
quan nắm giữ bản quyền của các chuẩn mực kế toán quốc tế và các văn bản khác
của IASB.


11


12

Các ủy viên quản trị chỉ định các thành viên của IASB, thực hiện việc giám sát
và gây quỹ cần thiết. Cịn IASB có tồn bộ trách nhiệm đối với việc soạn thảo các
chuẩn mực kế tốn .
Ngồi ra, cơ cấu của IASB còn bao gồm hai cơ quan nữa là Hội đồng tư vấn
chuẩn mực (Standards Advisory Council -SAC) và ủy ban giải thích các chuẩn mực
kế tốn quốc tế (International Financial Reporting Interpretations Committee IFRIC)

Bảng 1 : Sơ đồ cấu trúc IASB
(Nguồn: Barry J. Epstein và Eva K. Jermakowicz, Wiley IFRS 2009)
Các ủy viên quản trị (trustees) bao gồm một nhóm 20 người đến từ những khu
vực địa lý khác nhau và có những kinh nghiệm hoạt động khác nhau. Các ủy viên
quản trị bổ nhiệm thành viên của IASB, IFRIC, SAC. Bên cạnh việc giám sát IASC
để đảm bảo hoạt động hiệu quả của ủy ban này và gây quỹ, các ủy viên quản trị còn

12


13

phê chuẩn ngân sách của IASC và chịu trách nhiệm xem xét những thay đổi trong
điều lệ hoạt động của hội đồng.
Các ủy viên quản trị đuợc bầu sao cho có 6 nguời đến từ Bắc Mỹ, 6 nguời đến
từ Châu Âu, 4 nguời đến từ Châu Á Thái Bình Duong và 3 đến từ các khu vực khác
để đảm bảo sự cân bằng địa lý.

Hội đồng tu vấn chuẩn mực (Standards Advisory Council - SAC) tạo ra một cầu
nối chính thức giúp cho các tổ chức và cá nhân khác, những nguời mà đến từ những
khu vực địa lý khác nhau và có nền tảng học vấn đa dạng, đuợc đua ra những ý kiến
góp ý cho hội đồng và cũng có thể là tu vấn cho các ủy viên quản trị. Hội đồng này
bao gồm 15 thành viên và gặp nhau ít nhất 3 lần một năm. Hội đồng này đuợc tham
vấn bởi IASB trong những dự án quan trọng. Hội đồng cũng tu vấn cho IASB về
những uu tiên trong lịch trình hoạt động và tác động của các chuẩn mực đuợc đề
xuất có ảnh huởng đến nguời sử dụng và nguời lập báo cáo tài chính.
Ủy ban giải thích chuẩn mực kế tốn quốc tế (IFRIC) đua ra những chỉ dẫn về
cách áp dụng và giải thích các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế. Ủy ban này chịu
trách nhiệm về những vấn đề báo cáo tài chính mới xuất hiện mà chua đuợc nêu ra
trong các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế hoặc những vấn đề mà chua có cách
giải thích phù hợp hoặc có những sự giải thích trái nguợc.
Trong q trình hoạt động, hội đồng này đã sửa đổi, bổ sung một số chuẩn mực
kế toán cũ, thay thế chuẩn mực kế toán cũ bằng những những chuẩn mực kế tốn
bằng trình bày báo cáo tài chính và ban hành một số chuẩn mực kế toán mới về
những vấn đề chua đuợc đề cập truớc đó.
1.1.1.4. Sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế tốn quốc tế.
Ngồi hệ thống chuẩn mực kế tốn quốc tế, mỗi quốc gia lại cho sự lựa chọn
riêng để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế tốn của mình. Có quốc gia vận dụng
100% các chuẩn mực kế tốn quốc tế mà không cần sự sửa đổi, bổ sung (nhu Nam
Phi, Mơng Cổ, Thụy Sỹ,...); có quốc gia tuy vận dụng 100% chuẩn mực kế tốn
quốc tế nhung có thêm phụ lục để bổ sung hoặc bớt đi một số nội dung (nhu
Malaysia, Singapore,.); có quốc gia vận dụng có chọn lọc các nội dung của chuẩn
mực kế tốn quốc tế và sửa đổi bổ sung thêm để phù hợp với đặc điểm của nền kinh

13


14


tế quốc gia mình (như Anh, Pháp,Việt Nam...) và có quốc gia tự xây dựng hệ thống
chuẩn mực riêng không sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (như Mỹ, Thái Lan,..).
1.1.2. Quy trình soạn thảo các chuẩn mực kế tốn quốc tế
Chuẩn mực kế tốn quốc tế được hình thành qua một hệ thống các quy trình
chuẩn và được sự tham vấn rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo một chuẩn mực kế toán quốc tế gồm các
bước sau:
Bước 1: Các nhân viên của IASB sẽ nhận diện, xem xét và đề xuất các vấn đề mà
có thể làm cho hội đồng quan tâm. Hội đồng sẽ thảo luận về các dự án tiềm năng và
quyết định để theo đuổi một dự án phải được đưa ra trong một cuộc họp hội đồng
công khai. Trước khi đi đến một quyết định như vậy, IASB sẽ tham vấn SAC để lên
một lịch trình hoạt động và đặt ra các ưu tiên.

14


15

Bảng 2: Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế
(Nguồn: Barry J. Epstein và Eva K. Jermakowicz, Wiley IFRS 2009)
Bước 2: Khi đưa một dự án vào một lịch trình hoạt động, IASB sẽ quyết định có
thực hiện dự án đó một mình hay là sẽ hợp tác với các tổ chức soạn thảo chuẩn mực
khác.

15


×