Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận môn kế toán quốc tế phân tích hệ thống chuẩn mực kế toán singapore và so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.66 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

KẾ TOÁN QUỐC TẾ
Bài tiểu luận chủ đề 16

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
SINGAPORE VÀ SO SÁNH SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ
TOÁN QUỐC TẾ

GVHD: Thầy Phạm Quang Huy
SV thực hiện: Huỳnh Thị Thùy Dung – Lớp Tối thứ 7 – K25

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 8 năm 2016

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS
STT
1.
2.

TỪ VIẾT TẮT
BCTC
SFRS

3.
4.

SE


IASB

5.

GAAP

6.

IASC

7.

IFAC

8.

IFRS

9.

IAS

10.

ASC

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT
Báo cáo tài chính

Singapore financial
Chuẩn mực báo cáo tài chính
reporting standards
Singapore
Small enities
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
International Accounting
Ủy Ban Chuẩn mực kế toán tài
Standards Board
chính quốc tế
Generally Accepted
Những nguyên tắc được chấp
Accounting Principles
nhận chung
International Accounting
Hội đồng chuẩn mực kế toán
Standards Committee
quốc tế
The International Federation Liên đoàn kế toán quốc tế
of Accountants
International Financial
Chuẩn mực báo cáo tài chính
Reporting Standards
quốc tế
International Accounting
Chuẩn mực kế toán quốc tế
Standards
Accounting Standards
Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán
Council

Singapore

MỤC LỤC

Page 2


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS

CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các doanh nghiệp trên thế giới đều thể hiện các họat động tài chính của mình thông qua
các báo cáo tài chính. Hình thức của các bảng báo cáo này là đa dạng tùy theo mỗi quốc gia
và luôn tuân thủ theo những nguyên lý, quy tắc hoặc công ước về môi trường chính trị, luật
pháp, kinh tế, và văn hóa của quốc gia đó. Cũng chính vì lý do này mà những báo cáo tài
chính này thường thiếu sự tòan diện và sự công nhận của quốc tế.
Hiện nay, trước sự tòan cầu hóa của thế giới, những thông tin tài chính càng có tính so
sánh, minh bạch, rõ ràng, độ tin cậy cao sẽ góp phần tạo nền tảng vững chắc cho các doanh
nghiệp có thị trường vốn tòan cầu. Do đó, yêu cầu về một chuẩn mực cho báo cáo tài chính
trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết bởi sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng và quy
mô của các tập đòan đa quốc gia, đầu tư trực tiếp từ nước ngòai, trao đổi hàng hóa giữa các
quốc gia, và việc mua bán cổ phiếu cũng như là số cổ phiếu nước ngòai trên sàn giao dịch
chứng khóan.
Chuẩn mực kế tóan bao gồm tập hợp các nguyên tắc và thông lệ của chính phủ cho hình
thức xử lý các giao dịch tài chính khác nhau. Mục tiêu chính của chuẩn mực kế tóan là thiết
lập sự công nhận, đo lường, trình bày nhằm giải quyết các giao dịch và sự kiện quan trọng
trong những báo cáo tài chính mang mục đích chung. Các báo cáo này thường cung cấp thông
tin về họat động, vị trí và dòng tiền, điều này vô cùng hữu ích cho những cá nhân thực hiện
các quyết định về tài chính. Những cá nhân này có thể là các nhà đầu tư, người lao động,
người cho vay, các nhà cung ứng hiện tại, tiềm năng hay những chủ nợ thương mại, khách

hàng, nhà chức trách khác, các đại lý của họ và công chúng nói chung. Họ sử dụng các báo
cáo tài chính nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau về thông tin.
Mặc dù ở Singapore, chuẩn mực kế tóan được biết đến như Chuẩn mực báo cáo tài
chính Singapore (SFRS) và dựa trên IFRS. Tất cả các công ty có năm tài chính bắt đầu từ
hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 phải tuân thủ và thực hiện theo SFRS. Tuy nhiên giữa
SFRS và IFRS vẫn còn tồn tại những điểm khác biệt cần được làm rõ, do đó tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài : “ CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH SINGAPORE VÀ SO SÁNH
VỚI CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ” với mục đích tìm hiểu những
chuẩn mực báo cáo tài chính của Singapore và những điểm giống và khác nhau giữa các
chuẩn mực ở quốc gia này so với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), từ đó phân tích
bản chất và đưa ra nhận xét nhằm hoàn thiện hơn về SFRS theo hướng hội tụ toàn bộ với
IFRS như kế hoạch của Singapore.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu nguồn gốc sự ra đời, phát triển của SFRS để qua đó thấy rõ
bản chất. Thông qua tìm hiểu những nội dung của các chuẩn mực trong hệ thống chuẩn mực
báo cáo tài chính của Singapore, đề tài sẽ tiến hành phân tích và so sánh những điểm giống và
khác nhau giữa chuẩn mực này với IFRS.
Page 3


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:

Những quy định của hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Singapore và những điểm
giống và khác nhau giữa IFRS và IFRS
 Phạm vi nghiên cứu:

Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Singapore (SFRS)
Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)

4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản, từ những nội dung được hướng dẫn, quy
định trong hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính Singapore, sẽ thực hiện so sánh đối chiếu để
tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa IFRS và IFRS, song song kết hợp phân tích, nhận
định để đưa ra các kết luận, kiến nghị theo ý kiến của cá nhân.
5. Ý nghĩa của đề tài
Sự tất yếu của quá trình hội tụ xuất phát từ lợi ích căn bản mà nó mang lại cho các bên
tham gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Quá trình gắn kết các nền kinh tế trên thế
giới với nhau, đặc biệt là thị trường vốn đòi hỏi các qui định liên quan đến kế toán cần phải
được chuẩn hóa. Quá trình hội tụ kế toán quốc tế mang lại lợi ích tổng thể xét trên phương
diện toàn cầu cho tất cả các bên như nhà đầu tư, công ty niêm yết và các bên liên quan khác
trong nền kinh tế. Hơn nữa, Singapore là một quốc giá dẫn đầu về thể chế mạnh, minh bạch
và hiệu quả, đứng số 1 về sự phát triển thị trường tài chính, là một quốc gia thu hút được
nhiều nguồn vốn đầu tư trên thế giới. Vì vậy, để cung cấp thông tin kinh tế minh bạch, rõ
ràng, đáp ứng nhu cầu thông tin mang tính toàn cầu thì Singapore phải có chuẩn mực kế toán
phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế, Singapore cũng
đã xây dựng một chuẩn mực cho quốc gia. Mặc dù, ở những khía cạnh trọng yếu thì nội dung
phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, nhưng vẫn còn một số nội dung vẫn có sự khác biệt.
Vì vậy việc thực hiện đề tài này ngoài cung cấp những khái quát, quá trình hình thành và
phát triển của chuẩn mực kế toán Singapore mà còn cung cấp một cái nhìn tổng quát về những
điểm giống và khác biệt giữa SFRS và IFRS đang được áp dụng để giúp những ai đang quan
tâm đến vấn đề này có thể tìm hiểu.
CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Sơ lược về SFRS
1.1.

Giới thiệu chung về SFRS

1.2. Chuẩn mực kế toán ở Singapore (SFRS)
1.2.1 Khái quát

Ở Singapore, chuẩn mực kế tóan được biết đến như Chuẩn mực báo cáo tài chính
Singapore (SFRS) và dựa trên IFRS. Tất cả các công ty có năm tài chính bắt đầu từ hoặc sau
ngày 01 tháng 01 năm 2003 phải tuân thủ và thực hiện theo SFRS.
Page 4


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS
Kế tóan dồn tích là một trong những nguyên tắc chính của chuẩn mực kế tóan Singapore.
Báo cáo tài chính đựơc lập trên cơ sở dồn tích của kế toán.
Theo cơ sở này, những ảnh hưởng từ các giao dịch và các sự kiện sẽ được ghi nhận khi
chúng xảy ra (chứ không phải khi tiền mặt hay các giá trị tương đương được nhận hoặc chi
trả). Những giao dịch này sẽ được ghi nhận lại trong sổ sách kế tóan và báo lại trong báo cáo
tài chính của các kì có liên quan. Các báo cáo tài chính dựa trên cơ sở dồn tích không những
thông báo cho người dùng những giao dịch trong quá khứ có liên quan đến việc thanh tóan và
nhận tiền mặt, mà còn nhắc nhở nghĩa vụ chi trả và các nguồn tiền được nhận trong tương lai.
Ban đầu khi ban hành chuẩn mực kế toán ở Singapore gồm 39 tiêu chuẩn khác nhau, mỗi
tiêu chuẩn được đặt tên theo FRS X, ví dụ: FRS 1. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm một chủ đề cụ thể
như trình bày báo cáo tài chính, ghi nhận doanh thu, kiểm kê hàng tồn kho,.. v/v..
1.2.2 Nội dung cơ bản của SFRS
SFRS đã thay đổi nhiều lần nhằm mục đích thay đổi chuẩn mực kế toán của quốc gia theo
dự án hội tụ với IFRS. Lần thay đổi mới nhất của SFRS có hiệu lực áp dụng cho năm tài
chính thông thường bắt đầu từ ngày 01/01/2016 với 41 chuẩn mực. Nội dung cơ bản của
SFRS được chia thành những nội dung cơ bản sau đây:
a) Luật kế toán và những chuẩn mực chung










Áp dụng lần đầu SFRS - FRS 101
Trình bày BCTC – FRS 1
Thay đổi chính sách, ước tính kế toán hay sai sót – FRS 8
Trình bày công cụ tài chính – FRS 32
Công bố công cụ tài chính – FRS 107
Ghi nhận và đo lường công cụ tài chính - FRS 39
Hợp đồng bảo hiểm - FRS 104
Ảnh hưởng thay đổi tỷ giá ngoại tệ - FRS 21

b) Báo cáo thu nhập và các chú ý liên quan







Doanh thu – FRS 18
Lợi ích của nhân viên – FRS 19
Chi trả dựa trên cổ phiếu – FRS 102
Kế toán và báo cáo lợi ích hưu trí – FRS 26
Lãi cơ bản trên cổ phiếu - FRS 33
Lãi vay – FRS 23

c) Bảng cân đối kế toán và các chú ý liên quan









Tài sản cố định vô hình – FRS 38
Tài sản, thiết bị, nhà máy – FRS 16
Tài sản đầu tư – FRS 40
Tổn thất tài sản – FRS 36
Thuê tài chính – FRS 17
Hợp đồng xây dựng – FRS 11
Hàng tồn kho – FRS 2
Page 5


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS




d)

Sự kiện sau ngày kết thúc niên độ - FRS 10
Dự phòng các khoản nợ không chắc chắn, dự phòng giảm giá hàng tồn kho – FRS 37
Tài sản nắm giữ chờ để bán hay không tiếp tục hoạt động – FRS 105
Tài khoản điều chỉnh hoãn lại – FRS 114
Báo cáo tài chính hợp nhất, chia, tách







Báo cáo tài chính khi chia, tách – FRS 27
Hợp nhất kinh doanh – FRS 103
Các khoản đầu tư vào công ty liên kết, công ty con – FRS 28
Thuế thu nhập – FRS 12

e) Các vấn đề khác









Trình bày các bên liên quan – FRS 24
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - FRS 7
Báo cáo giữa niên độ - FRS 34
Báo cáo bộ phận – FRS 108
Báo cáo tài chính hợp nhất kinh doanh – FRS 110
Trình bày lợi ích của chủ sở hữu khác – FRS 112
Trình bày đo lường giá trị hợp lí – FRS 113
Sắp xếp kinh doanh – FRS 111

f)


Những vấn đề về ngành nghề đặc biệt






Nông nghiệp – FRS 41
Thăm dò và đánh gía nguồn khóang sản – FRS 106
Kế toán cho các đơn vị hành chính sự nghiệp – FRS 20
Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát –FRS 29

1.3 . Chuẩn mực kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SFRS for SE)
1.3.1. Khái quát chung
Trước sự thay đổi không ngừng của thế giới , các chuẩn mực kế tóan đang ngày càng trở
nên phức tạp hơn. Điều này gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp nhỏ để họ cảm thấy tự
tin rằng mình đã tuân thủ đúng. Áp dụng SFRS (đầy đủ) sẽ gây khó khăn cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, khi họ nhận thấy các yêu cầu vượt quá khả năng và nguồn lực của mình.
Trong khi đó, cũng như ở nhiều nước khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chiếm phần lớn
các công ty đang hoạt động tại Singapore.
Như một biện pháp để giải quyết các nhu cầu cụ thể của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
quốc tế, IASB ban hành một IFRS đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2009.
Theo đó, Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán (ASC) của Singapore cũng đã công bố việc ban hành
Chuẩn mực báo cáo tài chính Singapore (SFRS) cho các doanh nghiệp vừa & nhỏ vào tháng
11 năm 2010.
SFRS cho các doanh nghiệp nhỏ là một khung sườn thay thế cho SFRS (đầy đủ) cho các
công ty, đơn vị đủ điều kiện tại Singapore. SFRS được liên kết chặt chẽ với IFRS cho các
doanh nghiệp nhỏ, và nó đã được ban hành sau khi tham khảo ý kiến với các bên liên quan.
Page 6



Phân tích và so sánh SFRS và IFRS
Nó cung cấp một tiêu chuẩn báo cáo tài chính bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhỏ có kỳ
hạn báo cáo bắt đầu từ hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2011.
Mục tiêu của SFRS cho doanh nghiệp nhỏ là cung cấp một số hỗ trợ cho các doanh
nghiệp nhỏ trong việc tuân thủ SFRS một cách đầy đủ mà vẫn đảm bảo chất lượng, tính minh
bạch và sự tương quan, điều này không những đem lại lợi ích cho cộng đồng đầu tư mà còn
cho những cá nhân sử dụng báo cáo tài chính khác.
Một công ty thành lập tại Singapore hay chi nhánh của một công ty nước ngoài tại
Singapore có đủ điều kiện để áp dụng "SFRS cho doanh nghiệp nhỏ" với các điều kiện sau :







Trách nhiệm giải trình không cần công khai.
Ban hành báo cáo tài chính với mục đích chung dành cho người sử dụng bên ngoài doanh
nhgiệp.
Phải là một doanh nghiệp nhỏ. Một doanh nghiệp sẽ được coi là doanh nghiệp nhỏ nếu
nếu đáp ứng ít nhất hai trong ba tiêu chuẩn sau đây:
Tổng doanh thu hàng năm không nhiều hơn S$ 10.000.000
Tổng tài sản không nhiều hơn S$ 10.000.000
Tổng số lao động không quá 50 người.

Cần lưu ý rằng SFRS cho doanh nghiệp nhỏ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 và
để đủ điều kiện cho SFRS đơn giản này, một doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chí cho mỗi năm
trong hai năm liên tiếp trước đó. Một doanh nghiệp có đủ điều kiện cho các tiêu chí trên có
thể áp dụng các tiêu chuẩn SRFRS đơn giản này cho đến khi nó vượt ra khỏi ngưỡng kích

thước trong hai kỳ báo cáo liên tiếp và trong trường hợp đó các công ty bắt buộc tuân theo
SFRS một cách toàn diện.
Công ty con của một công ty cổ phần đang sử dụng SFRS (đầy đủ) vẫn có thể áp dụng
SFRS cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng nó phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định
đã được liệt kê ở trên.
SFRS đã thay đổi nhiều lần để phù hợp với dự án hội tụ với IFRS, lần thay đổi mới nhất
của SFRS có hiệu lực ngày 01/01/2016 gồm 41 chuẩn mực.
1.3.2. Những nội dung thay đổi so với SFRS
So với SFRS thì SFRS cho SE đã có những thay đổi đáng kể phù hợp cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ để chuẩn bị trình bày báo cáo tài chính. Những thay đổi đó giúp cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ có thể trình bày BCTC phù hợp với quy mô doanh nghiệp của mình đồng thời vẫn
đảm bảo cung cấp thông tin đáng tin cậy cho người sử dụng thông tin trên BCTC. Với ngôn
ngữ xúc tích và rõ ràng nhằm đơn giản hoá quy trình chuẩn bị báo cáo tài chính, những thay
đổi đó được thể hiện ở những điểm dưới đây:



Loại bỏ những hoạch toán kế toán không liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cắt giảm những yêu cầu báo cáo bằng cách loại bỏ chủ đề kế toán nhất định và yêu cầu
công bố mà không có liên quan đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Page 7


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS
Với những nội dung cơ bản nêu trên, SFRS của SE đã bỏ bớt một số chuẩn mực đối với
những nội dung không liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những chủ đề sau đây đã
được bỏ khỏi SFRS for SE



Lãi cơ bản trên cổ phiếu (FRS 33)



Báo cáo tài chính giữa niên độ (FRS 34)



Báo cáo bộ phận (FRS 108)



Kế toán cho tài sản nắm giữ chờ bán hay không tiếp tục hoạt động (FRS 105)



Hợp đồng bảo hiểm (FRS 104)

Ngoài ra, đối với những chuẩn mực còn lại, thì nội dung cũng đã được chỉnh sửa lại cho
phù hợp hơn với quy mô của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những điểm khác biệt chủ yếu trong
yêu cầu trình bày và công bố BCTC là những khác biệt sau đây:
Section 4: Đòi hỏi phải có hợp đồng bán hàng để thanh lý tài sản lớn và phân tích sâu
hơn về cán cân thương mại và cán cân thanh toán khác được yêu cầu, nhưng không bao gồm
các công cụ tài chính mà FRS 1 yêu cầu công bố đặc biệt
Puttable Instruments là công cụ tài chính cho phép người nắm giữ quyền trả lại các công
cụ tài chính lại cho tổ chức phát hành để lấy tiền mặt hoặc một tài sản tài chính khác hoặc
được tự động đưa trở lại để tổ chức phát hành khi xảy ra một sự kiện không chắc chắn trong
tương lai hoặc chủ sở hữu công cụ chết hoặc nghỉ hưu
Section 5: Có 3 loại tổng thu nhập đặc biệt sau đây:





Lãi và lỗ phát sinh từ chuyển đổi tiền tệ trong hoạt động nước ngoài.
Lãi , lỗ thật từ lợi ích việc làm
Thay đổi giá trị hợp lí của công cụ Hedging

Section 3 & 6: cho phép công ty để trình bày báo cáo đơn cho thu nhập và lợi nhuận giữ
lại. Miễn trình bày được báo cáo thu nhập tổng hợp và báo cáo của vốn chủ sở hữu nếu các
báo cáo thu nhập tổng hợp bao gồm các chỉ tiêu sau đây:




Lãi/lỗ
Cổ tức được chia
Sai sót của năm trước

Section 11 & 12: mang lại cho công ty một tùy chọn áp dụng Mục 11 & 12 hoặc FRS 39.
Nếu bạn áp dụng chuẩn mực dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có yêu cầu trình bày
theo giá trị hợp lý của từng loại tài sản tài chính và nợ phải trả và trình bày quản lý rủi ro.
Section16: Yêu cầu tài sản đầu tư (FRS 40) đang hạch toán như PPE theo Section 17.
Đươc yêu cầu không trình bày giá trị hợp lý của tài sản đó là cần thiết trước khi chuyển giao.

Page 8


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS
Section 27: Trình bày ít hơn cần thiết cho sự tổn thất của tài sản phi tài chính (FRS 36).
Không cần phải trình bày các sự kiện và hoàn cảnh dẫn đến sự công nhận hoặc đảo ngược sự

tổn thất này.
Section 29: thuế thu nhập (FRS 12) công bố không bao gồm tác động của đầu tư, ngưng
hoạt động và chi trả cổ tức. Công bố thông tin bổ sung về mức độ không chắc chắn cơ quan
thuế sẽ chấp nhận các quy định về báo cáo thuế. Giống như trường hợp pháp luật, chúng ta
cần phải sử dụng số tiền trung bình xác suất-trọng
Section 33: Giao dịch với những bên liên quan (FRS 24) chỉ yêu cầu công bố thông tin
giao dịch từ các đơn vị nơi các nhà quản lý có kiểm soát (định nghĩa cũ) và các khoản bồi
thường cho những quản lý chủ chốt.
Đối với một số chuẩn mực nội dung được thay đổi cho phù hợp với quy mô doanh
nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên những thay đổi đó ảnh hưởng đến xác định lợi nhuậ n của doanh
nghiệp. Những thay đổi ảnh hưởng đến lợi nhuận cụ thể như sau:
Một là, đối với các khoản đầu tư cho công ty liên kết được niêm yết trên thi
trường chứng khoán
Section 14: yêu cầu các khoản đầu tư vào Công ty liên kết được đo lường theo giá trị
hợp lý thông qua lãi và lỗ trong khi đó FRS 28 đo lường bằng cách sử dụng phương pháp vốn
chủ sở hữu
Hai là, đối với các khoản đầu tư vào công ty con được niêm yết trên thi trường
chứng khoán
Section 15: yêu cầu các khoản đầu tư vào công ty con sẽ đươc đo lường bằng giá trị
hợp lí thông qua lãi lỗ trong khi đó FRS 31 đo lường nó bằng cách sử dụng phương pháp vốn
chủ hay phương pháp hợp nhất
Hoạch toán công ty con theo FRS 31 bao gồm việc đánh giá sự tham gia của các bên
trong dự án. Nếu bị động, phải được hoạch toán như các chủ thể đầu tư khác (AFS) để đánh
giá công bằng.
Ba là, đối với các tài sản đầu tư với giá tri hợp lí đáng tin cậy
Section 16: yêu cầu các tài sản đầu tư sau khi ghi nhận giá trị ban đầu được đo lường
theo giá trị hợp lí thông lãi, lỗ
Trong khi đó FRS 40 đưa cho công ty một sự lựa chọn giữa giá trị hợp lí và giá gốc
Bốn là, cách xác đinh thời gian hữu ích của lợi thế thương mại và tài sản vô hình
khác

Section 18 & 19: yêu cầu công ty phân bổ lợi thế thương mại và tài sản vô hình khác
theo thời gian hữu ích được ước tính. Nếu thời gian ước tính không xác định được thì ước tính
là 10 năm cộng với xem xét tổn thất
Page 9


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS
Trong khi đó FRS 36 & 38 yêu cầu kiểm tra sự tổn thất. Đối với lợi thế thương mại, nó
phải được trình bày theo giá trị hợp lí. Làm thế nào để đo lượng gía trị hợp lí
Năm là, chi phí phát triển (tài sản vô hình)
Section 18 ghi nhận tất cả chi phí phát triển ngay vào thu nhập và chi phí
Trong khi FRS 38 vốn hoá chi phí nếu có thoả mãn 6 điều kiện sau đây:







Tính khả thi công nghệ
Dự định hoàn thành để sử dụng hay để bán
Có thể sử dung hay bán
Có bằng chứng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai hoặc cải tiến năng suất khi sử dụng
Đủ tài chính và những nguồn khách để hoàn thành sự phát triển
Chi phí được xác định đáng tin cậy
Sáu là, Thay đổi hướng dẫn cách ghi nhận chi phí lãi vay
Section 25 ghi nhận như chi phí ngay vào trong lãi, lỗ
FRS 23 yêu cầu chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài
sản đó tạo ra thu nhập trong tương lai. Những lợi ích được tính vào giá trị của tài sản và khấu
hao theo thời gian hữu dụng theo phương pháp đường thẳng

Bảy là, Thay đổi hướng dẫn các ghi nhận các khoản lãi lỗ thực hiện trên kế hoạch
lợi ích được xác đinh
Section 28 ghi nhận ngay vào lãi lỗ trong kỳ
FRS 19 cung cấp một vài sự lựa chọn dưới đây





Cách tiếp cận hàng ngang
Cách tiếp cận hệ thống
Kỳ xảy ra thu nhập khác
(Xem tất cả các section của SFRS cho SE ở bảng phụ lục đính kèm)
1.4 . Chọn lựa giữa SFRS hay SFRS cho SE
Trong mấy năm gần đây, hầu hết các công ty/đơn vị đăng ký tại Singapore, bất kể kích
thước, đều đã áp dụng SFRS (đầy đủ). Hiện nay, SFRS phiên bản đơn giản phù hợp cho các
doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, các công ty đủ điều kiện cho SFRS tiêu chuẩn mới nên xem xét
vài điểm quan trọng trước khi áp dụng SFRS cho doanh nghiệp mình.
Công ty cũng nên xem xét lại kế hoạch tăng trưởng và bản chất của kinh doanh trước khi
áp dụng các tiêu chuẩn này. Một số vấn đề cần phải được xem xét như là:





Chi phí vận chuyển - chi phí đào tạo, hệ thống và phần mềm kế tóan
Kế hoạch tương lai - Kế hoạch IPO, xác suất của các doanh nghiệp vượt quá ngưỡng kích
thước
Xem xét tập hợp nhóm – những ảnh hưởng cho các công ty cổ phần
Page 10



Phân tích và so sánh SFRS và IFRS


Tài chính - tổ chức tài chính và những người cho vay luôn tìm kiếm ưu tiên những báo cáo
theo hình thức SFRS bản đầy đủ.
Công ty biên - những công ty chuẩn bị nâng tầm quy mô – tốt hơn hết là áp dụng SFRS
(đầy đủ), mà không cần do dự về các tiêu chuẩn. Tương tự như vậy, các công ty đã sử dụng
quen SFRS (đầy đủ), những công ty thuộc cùng một nhóm hoặc được lập bởi công ty mẹ đã
áp dụng theo SFRS (đầy đủ), những công ty sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực từ SFRS phiên bản đơn
giản, phải hạn chế việc áp dụng SFRS cho doanh nghiệp nhỏ.
Tóm lại "SFRS cho các doanh nghiệp nhỏ" sẽ là lý tưởng cho các công ty mới thành lập
và những công ty gặp khó khăn với SFRS (đầy đủ) hoặc những công ty mà báo cáo tài chính
không được sử dụng bởi người dùng ngoài doanh nghiệp.
2. Giới thiệu chung về IFRS
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Để có thể so sánh giữa SFRS và IFRS, chúng ta cần tìm hiểu tổng quan quá trình hình
thành, sửa đổi của IFRS để có thể hiểu được IFRS đã hình thành như thế nào, đã thay đổi ra
sao để có thể trở thành hệ thống chuẩn mực nền tảng cho tất cả các nước trên thế giới
Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế có tên tiếng Anh là The International Accounting
Standards Committee, viết tắt là IASC. Là một tổ chức tư nhân độc lập (independent private
sector body) có mục tiêu là đạt được sự thống nhất về các nguyên tắc kế toán (uniformity in
the accounting principles) giữa các doanh nghiệp và các tổ chức khác về mặt báo cáo tình
hình tài chính (financial reporting). Được thành lập năm 1973 giữa các tổ chức nghề nghiệp
kế toán của Australia, Canada, France, Germany, Japan, Mexico, the Netherlands, the United
Kingdom and Ireland và the United States of America. Đến năm 1983 IASC bao gồm tất cả
các hội viên của tổ chức Liên Đoàn Kế Toán Quốc Tế (the International Federation of
Accountants) gọi tắt là IFAC.
Tính đến tháng 1/1998, đã có trên 122 hội viên của 91 nước, trong đó có cả Việt Nam. IASC

được điều hành bởi một Hội đồng (Board) gồm các tổ chức nghề nghiệp kế toán của các nước
hội viên do IFAC bổ nhiệm. Nhiệm kỳ Hội đồng bắt đầu từ 1/1/98 có 13 nước: Úc, Canada,
Pháp, Đức, Ấn độ, Nhật bản, Malaysia, Mexico, Hà lan, Nam Phi, Anh, Mỹ, Bắc Âu. Cho đến
năm 1998 IASC đã ban hành tất cả 34 chuẩn mực kế toán quốc tế
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế: đến năm 2001 IASC được thay thế bằng IASB, tức
International Accounting Standards Board, văn phòng đặt tại London. Nhiệm vụ của IASB là
phát triển một bộ chuẩn mực kế toán toàn cầu, có chất lượng cao (a high quality, global
accounting standards) đòi hỏi thông tin minh bạch và so sánh được trong các BCTC. Để đạt
mục tiêu này, IASB phối hợp với các tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán ở các nước để đạt
được sự hội tụ các chuẩn mực kế toán. IASB có 14 thành viên, trong đó 12 làm việc toàn thời
gian, của 9 nước, và một số chuyên gia khác. Nguồn kinh phí hoạt động của IASB do tổ chức
có tên gọi là International Accounting Standards Committee Foundation (IASC Foundation)
cung cấp. IASC Foundation là tổ chức bao gồm các công ty kiểm toán quốc tế, các định chế
tài chính tư nhân, các công ty công nghiệp, các ngân hàng trung ương và ngân hàng phát triển,
… trên toàn thế giới.
Page 11


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS
IASB ban hành các chuẩn mực kế toán bằng một loạt công bố gọi là International
Financial Reporting Standards, gọi tắt là IFRS, tạm dịch Chuẩn mực Báo cáo Tình hình Tài
chính Quốc tế. Thuật ngữ IFRS ngày nay bao gồm tất cả các IAS trước đây cũng như những
IFRS ban hành sau này. Tính đến cuối năm 2005, IASB đã ban hành tất cả 42 chuẩn mực báo
cáo tình hình tài chính quốc tế hay nói theo thói quen là 42 chuẩn mực kế toán quốc tế
Cho đến nay, IASC và IASB đã điều chỉnh và ban hành được 41 chuẩn mực kế toán quốc tế
IAS và 16 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Các chuẩn mực này áp dụng cho mọi
loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên 16 IFRS ra đời có một số IFRS thay thế cho IAS.

2.2. Các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS
Các quy định và hướng dẫn những điều kiện ghi nhận, cách thức ghi nhận, đo lường, trình bày

trong báo cáo tài chính đều được thể hiện trong IFRS. Từ khi ban hành, có nhiều lần sửa đổi,
bổ sung và có một số IFRS mới ra đời để thay thế cho IAS. Dưới đây là bảng những chuẩn
mực kế toán quốc tế còn có hiệu lực đến ngày 01/01/2016
Tên viết
tắt

Tên đầy đủ tiếng anh

Tên đầy đủ tiếng Việt

Ngày hiệu
lực

IAS 1

Presentation of Financial Statements

Trình bày báo cáo tài chính

01/01/2009

IAS 2

Inventories

Hàng tồn kho

01/01/2005

IAS 7


Statement of Cash Flows

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ

01/01/1994

IAS 8

Accounting Policies, Changes in
Accounting Estimates and Errors

Chính sách kế toán, thay
đổi ước tính kế toán và các
sai sót

01/01/2005

IAS 10

Events after the Reporting Period

Sự kiện sau ngày kết thúc
kỳ kế toán

01/01/2005

IAS 11

Construction Contracts


Hợp đồng xây dựng

01/01/1995

IAS 12

Income Taxes

Thuế thu nhập doanh
nghiệp

01/01/1998

IAS 16

Property, Plant and Equipment

TSCĐ hữu hình

01/01/2005

IAS 17

Leases

Thuê tài sản

01/01/2005


IAS 18

Revenue

Doanh thu

01/01/1995

Phúc lợi cho người lao
động

01/01/1999

IAS 19

Employee Benefits

IAS 20

Accounting for Government
Grants and
Disclosure of Government Assistance

Kế toán các khoản trợ cấp
của chính phủ và trình bay
các khoản hỗ trợ của chính
phủ

01/01/1984


IAS 21

The Effects of Changes in Foreign
Exchange Rates

Ảnh hưởng của việc thay
đổi tỷ giá hối đoái

01/01/2005

IAS 23

Borrowing Cost

Chi phí đi vay

01/01/2009

IAS 24

Related Party Disclosures

Thông tin về các bên liên

01/01/2011

Page 12


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS

quan
IAS 26

Accounting and
Retirement
Benefit Plans

Reporting

by

IAS 27

Consolidated and
Financial Statements

IAS 28

Investments in Associates

IAS 29

Financial
Reporting
Hyperinflationary
Economie

IAS 31

Interests in Joint Ventures


Trình bày bổ sung Báo cáo 01/01/2005
tài chính của các ngân hàng
và tổ chức tài chính tương


IAS 32

Financial Instruments: Presentation

Công cụ tài chính: Trình
bày

01/01/2005

IAS 33

Earnings per Share

Lãi trên cổ phiếu

01/01/2005

IAS 34

Interim Financial Reporting

Báo cáo tài chính giữa niên
độ


01/01/1999

IAS 36

Impairment of Assets

Tổn thất tài sản

31/12/2004

IAS 37

Provisions, Contingent Liabilities and
Contingent Assets

Các khoản dự phòng, tài
sản và nợ tiềm tàng

01/07/1999

IAS 38

Intangible Assets

Tài sản cố định vô hình

31/12/2004

IAS 39


Financial Instruments: Recognition
and Measurement

Công cụ tài chính: Ghi
nhận và xác định giá trị

01/01/2005
(Được thay
thế bởi
IFRS 9 có
hiệu lực
01/01/2013)

IAS 40

Investment Property

Bất động sản đầu tư

01/01/2005

IAS 41

Agriculture

Nông nghiệp

01/01/2003

IFRS 1


First-time Adoption of International
Financial Reporting Standards

Lần đầu áp dụng các Chuẩn 01/07/2009
mực báo cáo tài chính quốc
tế

IFRS 2

Share-based Payment

Thanh toán trên cơ sở cổ
phiếu

01/01/2005

IFRS 3

Business Combinations

Hợp nhất kinh doanh

01/07/2009

IFRS 4

Insurance Contracts

Hợp đồng bảo hiểm


01/01/2005

IFRS 5

Non-current Assets Held for Sale and

Tài sản dài hạn nắm giữ để

01/01/2005

Separate

in

Page 13

Kế toán và báo cáo quỹ
hưu trí

01/01/1988

Báo cáo tài chính hợp nhất
và Báo cáo tài chính riêng

01/01/2005

Kế toán các khoản đầu tư
vào công ty liên kết


01/01/2005

Báo cáo tài chính trong
điều kiện nền kinh tế siêu
lạm phát

01/01/1990


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS
Discontinued Operations

bán và hoạt động không
liên tục

IFRS 6

Exploration for and Evaluation of
Mineral Resources

Thăm dò và đánh giá tài
nguyên khoáng sản

01/01/2006

IFRS 7

Financial Instruments: Disclosures

Công cụ tài chính: Trình

bày

01/01/2007

IFRS 8

Operating Segments

Bộ phận kinh doanh

01/01/2009

IFRS 9

Financial Instruments

Công cụ tài chính

01/01/2013

IFRS 10

Consolidated Financial Statements

Báo cáo tài chính hợp nhất

01/01/2013

IFRS 11


Joint Arrangements

Sắp xếp kinh doanh

01/01/2013

IFRS 12

Disclosure
Entities

IFRS 13

Fair Value Measurement

Đo lường giá trị hợp lí

IFRS 14

Regulatory Deferral Accounts

Tài khoản điều chỉnh hoãn
lại

IFRS 15

Revenue from
Customers

IFRS 16


Leases

of

Interest

in

Contracts

Other

with

Trình bày lợi ích các bên
liên quan

Doanh thu từ hợp đồng với
khách hàng
Thuê tài chính

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH VẤN ĐỀ SFRS và IFRS
SFRS được xây dựng trên cở sở IFRS, nên nội dung cơ bản của SFRS là hoàn toàn phù
hợp với nội dung của IFRS. Tuy nhiên, mỗi quốc giá có điều kiện, môi trường khác nhau về
kinh tế, văn hóa, chính trị , pháp luật,... vì vậy nên có một số nội dung của SFRS khác với
IFRS. Những nội dung khác biệt chủ yếu khác nhau về thời điểm áp dụng chuẩn mực, điều
kiện ghi nhận để phù hợp cho chuẩn mực quốc giá. Sau những lần điều chỉnh của IFRS thì
SFRS cũng đã thay đổi và điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo phù hợp với IFRS ở những khía
cạnh trọng yếu. Những điểm giống nhau và khác nhau trên nội dung SFRS và IFRS được thể

hiện trong bảng so sánh sau đây:
BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG GIỮA SFRS VÀ IFRS
Có hiệu
lực từ
01.01 nếu
không có
quy đinh
nào khác
2007

FRS 1

Trình bày
báo cáo tài
chính

IAS 1

Trình bày
báo cáo tài
chính

2005

FRS 2

Hàng tồn kho

IAS 2


Hàng tồn

SFRS

IFRS

Page 14

So sánh giữa SFRS và
IFRS
FRS 1 phù hợp với IAS 1
(có hiệu lực từ 2007) ở
tất cả các khía cạnh.
Năm 2009 IAS 1 được
điều chỉnh thành IFRS 1
FRS 2 phù hợp với IAS 2


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS

2003

FRS 7

2005

FRS 8

2005


FRS 10

2003

FRS 11

2003

FRS 12

2003

FRS 14
FRS 14 sẽ
được thay
thế bằng
FRS 108
từ ngày
01/01/200
9

Báo cáo lưu
chuyển tiền
tệ
Thay đổi
chính sách,
ước tính kế
toán hay sai
sót
Sự kiện sau

ngày kết thúc
niên độ
Hợp đồng
xây dựng
Thuế thu
nhập

Báo cáo bộ
phận

IAS 7
IAS 8

IAS 10
IAS 11
IAS 12

IAS 14
Được thay
thế bằng
IFRS 8

Page 15

kho
Báo cáo lưu
chuyển tiền
tệ
Thay đổi
chính sách,

ước tính kế
toán hay sai
sót
Sự kiện sau
ngày kết
thúc niên độ
Hợp đồng
xây dựng
Thuế thu
nhập

Báo cáo bộ
phận

ở tất cả các khía cạnh.
FRS 7 phù hợp với IAS 7
ở tất cả các khía cạnh.
FRS 8 phù hợp với IAS 8
ở tất cả các khía cạnh.

FRS 10 phù hợp với IAS
10 ở tất cả các khía cạnh.
FRS 11 phù hợp với IAS
11 ở tất cả các khía cạnh.
FRS 12 phù hợp với IAS
12 ở tất cả các khía cạnh.
Ngoại trừ kế toán của
khoản thu nhập nước
ngoài không chưa nộp
Theo hướng dẫn Kế toán

thực hành (RAP) 8 do
Viện Kế toán công chứng
công cộng của Singapore
(ICPAS), không có thuế
thu nhập hoãn lại được
hạch toán chênh lệch tạm
thời phát sinh từ thu nhập
nước ngoài chưa nộp vào
Singapore nếu:
(a) Các tổ chức có khả
năng kiểm soát thời gian
hoàn nhập khoản chênh
lệnh tạm thời; và
(b) Có khả năng khoản
chênh lệch tạm thời sẽ
không được hoàn nhập
trong tương lai gần.
Theo IAS 12, thuế hoãn
lại phải được hạch toán
chênh lệch tạm thời phát
sinh từ thu nhập nước
ngoài chưa nộp.
FRS 14 phù hợp với IAS
14 ở tất cả các khía cạnh.


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS
2005

FRS 16


Tài sản, đất
đai, thiết
bị(PPE)

IAS 16

Tài sản, đất
đai, thiết
bị(PPE)

2005

FRS 17

Thuê tài
chính

IAS 17

Thuê tài
chính

Page 16

FRS 16 phù hợp với IAS
16 ở tất cả các khía cạnh
ngoại trừ những điểm
sau:
Đối với một doanh

nghiệp trong đó có: đánh
giá lại PPE của doanh
nghiệp đó trước ngày 01
tháng 1 năm 1984 (theo
chuẩn mực kế toán hiện
hành tại thời điểm đó);
hoặc thực hiện bất kỳ
một lần đánh giá lại PPE
của doanh nghiệp đó
giữa ngày 01 tháng 1
năm 1984 và ngày 31
tháng mười hai năm
1996. Sẽ không có nhu
cầu cho các doanh
nghiệp để định giá lại tài
sản theo quy định tại
khoản 29 của FRS 16.
"Đánh giá lại một lần" có
nghĩa là bất kỳ trường
hợp mà PPE được đánh
giá lại một lần giữa ngày
01 tháng 1 năm 1984 và
ngày 31 tháng 12 năm
1996.
Trường hợp mà PPE đã
được đánh giá lại nhiều
hơn một lần trong thời
gian này, công ty nên:
(a) Giải thích lý do tại
sao các mục cụ thể của

PPE phải được miễn; và
(B) Có được sự đồng ý
của kiểm toán viên về lời
giải thích.
IAS 16 không bao gồm
việc miễn trên.
FRS 17 phù hợp với IAS
17 ở tất cả các khía cạnh
ngoại trừ FRS 17 có loại
bỏ đoạn sau:
“…Một đặc trưng của đất
là nó thường có một đời
sống kinh tế không xác
định và nếu tiêu đề
không kỳ vọng sẽ đưa


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS

2003

FRS 8

Doanh thu

IAS 8

Page 17

Doanh thu


bên đi thuê vào cuối thời
hạn thuê, bên thuê
thường không nhận được
đáng kể tất cả những rủi
ro và phần thưởng gắn
liền với sự sở hữu, trong
trường hợp cho thuê đất
sẽ là thuê hoạt động. Một
thanh toán được thực
hiện hoặc có được hợp
đồng thuê được hạch
toán là thuê hoạt động
thể hiện cho một khoản
thanh toán tiền thuê trả
trước được phân bổ trong
thời hạn thuê theo mô
hình của các lợi ích được
cung cấp
Điều này cho phép hợp
đồng thuê đất được coi là
thuê tài chính và tài sản
thuê tài chính được ghi
nhận là một khoản mục
tài sản, nhà máy, thiết bị
hoặc tài sản đầu tư. Tài
sản đó được mua về
được đánh giá lại theo
giá trị hợp lý.
Theo IAS 17, hợp đồng

thuê đất như vậy được
coi là khoản chi phí thuê
trả trước mà sau đó
không được đo lường lại
và tiến hành đánh giá lại
theo giá trị hợp lý.
FRS 18 phù hợp với IAS
18 ở tất cả các khía cạnh
ngoại trừ ghi nhận doanh
thu tài sản dỡ dang đem
bán trước
Theo FRS 8 lợi ích của
chủ sở hữu về tài sản dở
dang được coi là đã được
chuyển tài sản đó dần
dần sang người mua, từ
thời điểm bán và hợp
đồng mua được đưa vào
để hoàn thành tài sản đó.
Theo đó, doanh thu và
giá vốn hàng bán trên tài


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS

2006

FRS 19

Lợi ích của

nhân viên

IAS 19

Lợi ích của
nhân viên

2003

FRS 20

IAS 20

2006

FRS 21

2003

FRS 23

Kế toán cho
các đơn vị
hành chính
sự nghiệp và
công bố các
khoản tài trợ
của chính
phủ
Ảnh hưởng

thay đổi tỷ
giá ngoại tệ
Lãi vay

Kế toán cho
các đơn vị
hành chính
sự nghiệp và
công bố các
khoản tài trợ
của chính
phủ
Ảnh hưởng
thay đổi tỷ
giá ngoại tệ
Lãi vay

2006

FRS 24

Trình bày các
bên liên quan

IAS 24

2003

FRS 26


Kế toán và
báo cáo cho
các kế hoạch
lợi ích hưu trí

IAS 26

2005

FRS 27

Báo cáo hợp
nhất, chia,
tách

IAS 27
Năm 2009
đã được
chỉnh sửa

IAS 21
IAS 23

Page 18

Trình bày
các bên liên
quan
Kế toán và
báo cáo cho

các kế hoạch
lợi ích hưu
trí
Báo cáo hợp
nhất, chia,
tách

sản đó được ghi nhận
theo tỷ lệ phần trăm của
cơ sở hoàn thành.
Theo IFRS, doanh thu
như vậy thường được ghi
nhận sau khi tài sản được
hoàn thành và chuyển
giao cho người mua
FRS 19 phù hợp với IAS
19 ở tất cả các khía cạnh
ngoại trừ không đề cập
đến những nội dung
được đề cập IFRIC 14
FRS 20 phù hợp với IAS
20 ở tất cả các khía cạnh

FRS 21 phù hợp với IAS
21 ở tất cả các khía cạnh
FRS 23 phù hợp với IAS
23 ở tất cả các khía cạnh
FRS 24 phù hợp với IAS
24 ở tất cả các khía cạnh
FRS 26 phù hợp với IAS

26 ở tất cả các khía cạnh

FRS 27 phù hợp với IAS
27 ở tất cả các khía cạnh
ngoại trừ một điều kiện
miễn hợp nhất
FRS 27 yêu cầu các công
ty mẹ nắm giữ toàn bộ
hoặc bất cứ công ty mẹ
nắm giữ ít hơn 100%
quyền kiểm soát mà tìm
kiếm miễn hợp nhất để
lập báo cáo tài chính hợp
nhất sẵn sàng cho công
chúng sử dụng. Các báo
cáo tài chính hợp nhất
không cần tuân theo bất
kỳ khuôn mẫu kế toán


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS
nào.
Trong khi đó, IAS 27
yêu cầu các công ty mẹ
nắm giữ toàn bộ hoặc
bất cứ công ty mẹ nắm
giữ ít hơn 100% quyền
kiểm soát mà tìm kiếm
miễn hợp nhất để lập báo
cáo tài chính hợp nhất

sẵn sàng cho công chúng
sử dụng va tuân theo
IFRS.
2005

FRS 28

Đầu tư vào
công ty liên
kết

IAS 28
Năm 2009
đã được
điều chỉnh

Đầu tư vào
công ty liên
kết

FRS 28 phù hợp với IAS
28 ở tất cả các khía cạnh
ngoại trừ một trong
những điều kiện miễn kế
toán vốn chủ sở hữu
Sự khác nhau được xác
định trong FRS 27

2003


FRS 29

FRS 31

IAS 29
Năm 2009
đã được
điều chỉnh
IAS 31
Năm 2009
đã được
điều chỉnh

Báo cáo tài
chính trong
nền kinh tế
siêu lạm phát
Đầu tư vào
công ty con

FRS 29 phù hợp với IAS
29 ở tất cả các khía cạnh
trọng yếu

2005

Báo cáo tài
chính trong
nền kinh tế
siêu lạm phát

Đầu tư vào
công ty con

2007 cho
các công ty
niêm yết
2008 cho
các công ty
không niêm
yết
2005

FRS 32

Trình bày
những công
cụ tài chính

IAS 32

Trình bày
những công
cụ tài chính

FRS 33

Lãi trên cổ
phần

IAS 33


Lãi trên cổ
phần

2003

FRS 34

BCTC giữa
niên độ

IAS 34

BCTC giữa
niên độ

01/07/2004

FRS 36

Tổn thất tài
sản

IAS 36
2009 đã
được điều

Tổn thất tài
sản


Page 19

FRS 31 phù hợp với IAS
31 ở tất cả các khía cạnh
trọng yếu ngoại trừ một
trong những điều kiện để
được miễn hợp nhất
tương ứng hoặc kế toán
vốn chủ sở hữu. Sự khác
nhau được xác định trong
FRS 27.
FRS 32 phù hợp với IAS
32 ở tất cả các khía cạnh
trọng yếu

FRS 33 phù hợp với IAS
33 ở tất cả các khía cạnh
trọng yếu
FRS 34 phù hợp với IAS
34 ở tất cả các khía cạnh
trọng yếu
FRS 36 phù hợp với IAS
36 ở tất cả các khía cạnh
trọng yếu ngoại trừ ngày


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS
chỉnh

2003


FRS 37

Dự phòng, nợ
tiềm tàng và
tài sản không
chắc chắn

IAS 37

01/07/2004

FRS 38

Tài sản vô
hình

IAS 38

2006

FRS 39

Công cụ tài
chính
Ghi nhận và
đo lường

Công cụ tài
chính

Ghi nhận và
đo lường

2007

FRS 40

Tài sản đầu


IAS 39
2009 đã
được điều
chỉnh
Được thay
thế IFRS 9
có hiệu lực
01/01/201
3
IAS 40

2003

FRS 41

Nông nghiệp

IAS 41

Nông nghiệp


2004

FRS 101

IFRS 1

2005

FRS 102

Lần đầu áp
dụng chuẩn
mực báo cáo
tài chính
Chi trả trên
cổ phiếu

Lần đầu áp
dụng chuẩn
mực báo cáo
tài chính
Chi trả trên
cổ phiếu

IFRS 2

Page 20

Dự phòng,

nợ tiềm tàng
và tài sản
không chắc
chắn
Tài sản vô
hình

Tài sản đầu


chuyển tiếp dưới đây
IAS 36 là áp dụng đối
với lợi thế thương mại và
tài sản vô hình được mua
trong hợp nhất kinh
doanh mà ngày thỏa
thuận là vào sau ngày 31
tháng 3 năm 2004 và tất
cả các tài sản vô hình
khác hồi tố bắt đầu từ
niên độ đầu tiên hoặc sau
ngày 31 tháng 3 năm
2004
FRS 36 được áp dụng hồi
tố bắt đầu từ niên độ đầu
tiên hoặc sau ngày 1
tháng 7 năm 2004
FRS 37 phù hợp với IAS
37 ở tất cả các khía cạnh
trọng yếu

FRS 38 là phù hợp với
IAS 38 trong tất cả các
khía cạnh trọng yếu,
ngoại trừ cho những
ngày chuyển tiếp như mô
tả trong FRS 36 ở trên.
FRS 38 là phù hợp với
IAS 38 trong tất cả các
khía cạnh trọng yếu,
ngoại trừ những ảnh
hưởng khác nhau của
ngày chuyển tiếp

FRS 40 là phù hợp với
IAS 40 trong tất cả các
khía cạnh trọng yếu
FRS 41 là phù hợp với
IAS 41 trong tất cả các
khía cạnh trọng yếu
FRS 101 là phù hợp với
IFRS 1 trong tất cả các
khía cạnh trọng yếu
FRS 102 là phù hợp với
IFRS 2 trong tất cả các
khía cạnh trọng yếu, trừ


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS

2006


FRS 103

Báo cáo hợp
nhất

IFRS 3

Báo cáo hợp
nhất

2006

FRS 104

Hợp đồng
bảo hiểm

IFRS 4

Hợp đồng
bảo hiểm

2005

FRS 105

Tài sản dài
hạn nắm giữ
chờ để bán

hoặc không
tiếp tục hoạt
động

IFRS 5

Tài sản dài
hạn nắm giữ
chờ để bán
hoặc không
tiếp tục hoạt
động

Page 21

ngày có hiệu lực cho các
công ty không niêm yết.
Đối với các công ty
không niêm yết, FRS 102
có ảnh hưởng trong năm
tài chính bắt đầu từ hoặc
sau ngày 01 tháng một
năm 2006, trong khi
IFRS 2 là có ảnh hưởng
trong năm tài chính bắt
đầu từ hoặc sau ngày 1
tháng 1 năm 2005
Ngoài ra, IFRS 2 sẽ áp
dụng đối với:
(a)Các giao dịch thanh

toán dựa trên cổ phiếu
đã được cấp vào hoặc sau
ngày 07 Tháng 11 năm
2002 và chưa được trao
trước ngày 01 Tháng 1
năm 2005; và
(b) Các giao dịch thanh
toán dựa trên cổ phiếu
thực hiện trước ngày 07
tháng 11 năm 2002, mà
sau đó đã được sửa đổi.
FRS 103 là phù hợp với
IFRS 3 trong tất cả các
khía cạnh trọng yếu, trừ
ngày có hiệu lực.
FRS 103 có ảnh hưởng
cho các hợp nhất kinh
doanh diễn ra trong
khoảng thời gian niên độ
từ hoặc sau ngày 1 tháng
7 năm 2004, trong khi
IFRS 3 là ảnh hưởng cho
các hợp nhất kinh doanh
với ngày ký hợp đồng
vào ngày hoặc sau ngày
31 tháng 3 năm 2004.
FRS 104 là phù hợp với
IFRS 4 trong tất cả các
khía cạnh trọng yếu
FRS 105 là phù hợp với

IFRS 5 trong tất cả các
khía cạnh trọng yếu


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS
2006

FRS 106

2007 cho
các công ty
niêm yết
2008 cho
các công ty
không niêm
yết
2009

FRS 107

FRS 108

Khai thác
hoặc đánh giá
lại nguồn
khoáng sản
Công cụ tài
chính: Công
bố


IFRS 6

FRS 106 là phù hợp với
IFRS 6 trong tất cả các
khía cạnh trọng yếu

IFRS 7

Công cụ tài
chính : công
bố

FRS 107 là phù hợp với
IFRS 7 trong tất cả các
khía cạnh trọng yếu
ngoại trừ ngày có hiệu
lực đối với các công ty
không niêm yết

Báo cáo bộ
phận

IFRS 8

Báo cáo bộ
phận

FRS 108 là phù hợp với
IFRS 8 trong tất cả các
khía cạnh trọng yếu


CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

1. Nhận xét
Theo như những nội dung đã tìm hiểu, phân tích và so sánh được ở trên cho thấy SFRS ra
đời, qua nhiều lần điều chỉnh, và quan trọng là nội dung trọng yếu phù hợp với chuẩn mực kế
toán quốc tế.
Một là, Chuẩn mực kế toán Singapore cung cấp đầy đủ, chi tiết trên khuôn mẫu ký thuyêt
kế toán để hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong việc ghi nhận, trình bày và công bố các
khoản mục trên báo cáo tài chính. Việc thể hiện đầy đủ các nguyên tắc ghi nhận, trình bày,
công bố làm cho thông tin trên BCTC được minh bạch, rõ ràng. Điều này làm cho các nhà đầu
tư có nhiều thông tin hữu ích để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.
Hai là, SFRS có nội dung phù hợp với IFRS, được điều chỉnh và bổ sung theo sự điều
chỉnh, bổ sung và cải thiện của IFRS. Điều này làm cho các công ty đa quốc gia thuận lợi thực
hiện hoạt động đầu tư tại Singapore, làm cho nền kinh tế của Singapore thu hút nhiều vốn đầu
tư từ những tập đoàn lớn trên thế giới.
Ba là, SFRS cũng có chuẩn mực dành riêng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nội
dung chuẩn mực lược bỏ một số nội dung không thể áp dụng hay không được áp dụng các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều đó làm cho công tác kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
đơn giản hơn phù hợp với quy mô nhỏ và khả năng hạn chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2. Giải pháp hoàn thiện
Đối với người sử dụng báo cáo tài chính: Một trong những đối tượng có vai trò quan
trọng trong việc sử dụng các thông tin BCTC đó là các chuyên gia phân tích tài chính. Đây là
đối tượng có khả năng đưa ra ý kiến tư vấn cho các nhà đầu tư và đồng thời cũng là cầu nối
giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư. Ngoài ra, người sử dụng BCTC phải là những người đầu
tiên ý thức được tầm quan trọng của thông tin vì nó phục vụ cho lợi ích của họ. Nhiều nhà đầu
tư còn quyết định dựa vào kinh nghiệm và hiệu ứng đám đông hơn là phân tích kỹ lưỡng các

Page 22



Phân tích và so sánh SFRS và IFRS
thông tin tài chính. Điều đó dẫn đến các khoản đầu tư sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro đồng nghĩa với
việc thị trường dễ biến động khi có tin đồn không chính xác.
Đối với ban giám đốc doanh nghiệp: Ban giám đốc là người quyết định các thông tin
được trình bày trong BCTC. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc chuyển đổi theo khuôn mẫu
lý thuyết kế toán mới, đây cũng là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ với công tác kế
toán đơn giản và quy mô nhỏ khó có thể tiếp cận, hay việc chuyển đổi gặp khó khăn . Đồng
nghĩa với việc các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, khẳng định được vị thế của mình trên
thị trường sẽ sẳn sàng minh bạch các thông tin tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin
trên toàn cầu. Muốn hoàn thiện SFRS theo IFRS cần thay đổi quan điểm và cách suy nghĩ của
ban giám đốc về công bố và minh bạch thông tin. Ban giám đốc cần thấy được tầm quan trọng
của thông tin mà BCTC mang lại, việc công bố đầy đủ thông tin làm cho BCTC của doanh
nghiệp trở nên minh bạch và rõ ràng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tạo
được niềm tin cho nhà đầu tư, ngân hàng và các đối tượng sử dụng BCTC khác giúp doanh
nghiệp thuận lợi hơn trong việc huy động vốn, vay vốn ngân hàng, nhận đầu từ từ các nhà đầu
tư lớn trên thế giới để phát triển kinh doanh. Để thực hiện được điều đó cần có sự tác động từ
nhiều đối tượng khác như cơ quan ban hành luật, công ty chứng khoán, công ty kiểm toán, các
cổ đông góp vốn, nhà đầu tư tài chính, hiệp hội nghề nghiệp. Được biết các thông tin tài
chính một cách minh bạch và đầy đủ là một trong những quyền lợi quan trọng nhất của nhà
đầu tư.
Đối với bộ máy kế toán doanh nghiệp: Trình bày BCTC theo khuôn mẫu lý thuyết kế
toán mới theo IFRS đòi hỏi các doanh nghiệp phải trang bị phương tiện và đội ngũ kế toán
theo dõi các hoạt động riêng lẽ. Hệ thống kế toán ngoài việc ghi sổ và lập BCTC còn phải xây
dựng hệ thống cấu trúc báo cáo được theo dõi và phân bổ cho từng lĩnh vực kinh doanh và
từng khu vực địa lý khác nhau. Có khả năng phân tích tài chính theo từng trung tâm chi phí,
doanh thu, lợi nhuận để đo lường kết quả hoạt động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú trọng
công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho bộ phận kế toán tài chính. Đây sẽ là
những người nắm rõ nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp để tư vấn cho ban giám đốc

trong việc ra quyết định trình bày BCTC. Ban giám đốc cần tạo điều kiện cho nhân viên kế
toán tham gia các khóa học cập nhật kiến thức chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng công
việc. Bộ phận kế toán cần thiết phải nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn để đáp ứng
với việc chuyển đổi sang hướng hội tụ toàn bộ với IFRS.

KẾT LUẬN
Theo như Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Singapore (ASC) đã thông báo rằng tất cả các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore phải áp dụng khuôn mẫu báo cáo tài
chính chuẩn mực mới theo IFRS năm 2018.
Page 23


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS
Như vậy, Singapore đã gần như đạt được sự hội tụ toàn bộ với chuẩn mực kế toán quốc
tế. Thông qua bài nghiên cứu cho cái nhìn tổng quan về chuẩn mực kế toán Singapore, qua đó
phân tích những điểm phù hợp và khác biệt còn tồn tại giữa chuẩn mực kế toán Singapore và
chuẩn mực kế toán quốc tế. Qua đó, theo như lộ trình hoàn thiện chuẩn mực kế toán
Singapore theo hướng hội tụ toàn bộ với chuẩn mực kế toán quốc tế, đã đưa ra những giải
pháp nhằm hoàn thiện hơn cho chuẩn mực kế toán Singapore.
Bài nghiên cứu mong được sự đóng góp ý kiến đóng góp của các Bạn và Quý Thầy cô để
hoàn thiện đề tài. Trân trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Deloitte, (2015). Changes to the financial reporting framework in Singapore

Deloitte,(2015). Illustrative Financial Statements
PricewaterhouseCoopers (2008). Singapore Financial Reporting Standards-Pocket guide
, Finanial Reporting Standards
www.iasplus.com, SFRS for Small Enties (2012)

Page 24


Phân tích và so sánh SFRS và IFRS

PHỤ LỤC
TỔNG QUÁT CỦA SFRS for SME


Section 1 – Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ



Section 2 – Các khái niệm và nguyên tắc



Section 3 – Trình bày báo cáo tài chính



Section 4 – Bảng cân đối kế toán




Section 5 – Báo cáo thu nhập thuần



Section 6 –Báo cáo thay đổi của vốn chủ sỡ hữu



Section 7 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ



Section 8 – Thuyết minh báo cáo tài chính
Page 25


×