Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

THU HOẠCH lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong tác phẩm “đấu tranh giai cấp ở pháp 1848 1850” của mác ý nghĩa trong cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.18 KB, 39 trang )

THU HOẠCH-Lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong
tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở pháp 1848 - 1850” của mác-ý
nghĩa trong cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay

1. Bối cảnh lịch sử của tác phẩm:
Tình hình cách mạng thế giới, đặc biệt là tình hình cách mạng
Pháp, Đức những năm 1848-1850 diễn biến hết sức sôi động và
phức tạp. Đây là giai đoạn mà giai cấp tư sản làm cách mạng lật đổ
chế độ quân chủ lập lên chế độ cộng hoà. Lúc này cuộc đấu tranh
giai cấp diễn ra hết sức gay go và quyết liệt. Kết thúc giai đoạn này
là cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, LuiBôlapáctơ thua trận và bị lật đổ.
Công xã Pa ri ra đời, nhưng sau một thời gian thì thất bại.
Tình hình từ năm 1848-1850 diễn biến như sau:
Thời kỳ 1848-1849, đây là thời kỳ đặc biệt quan trọng, bước
ngoặt trong lịch sử xã hội. Đó là, sự ra đời tác phẩm “Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản” đánh dấu sự chín muồi của chủ nghĩa Mác. Sau
cách mạng tháng 2 năm 1848 ở Pháp đã tác động mạnh mẽ đến
phong trào công nhân; đồng minh những người cộng sản được tổ
chức lại, Mác được bầu làm chủ tịch.
Tháng 3 năm 1848, ở Đức phong trào đòi thống nhất đất nước
cho chủ nghĩa tư bản phát triển trở nên hết sức sôi nổi, song lúc này


phong trào cơng nhân cịn q yếu, chưa có tổ chức chặt chẽ và kém
giác ngộ chính trị. Chính vì thế, những người tiên tiến của giai cấp
vô sản phải cộng tác với những người dân chủ tư sản với tư cách là
nhóm cánh tả. Đối với lực lượng này, Mác luôn chú ý đến hai điểm:
một là, phải đấu tranh phê phán tư tưởng giao động của họ; hai là,
khơng được lãng qn mục đích cuối cùng của mình. Cách mạng
dân chủ tư sản chỉ được coi là một bước nối tiếp của q trình cách
mạng mà thơi, để làm được việc đó giai cấp vơ sản phải tổ chức lại


hội thợ thuyền, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng.
Tháng 2 năm 1848 cách mạng dân chủ tư sản nổ ra, giai cấp vô
sản là động lực của cách mạng. Sau 4 tháng (tháng 6 năm 1848)
cuộc khởi nghĩa do giai cấp vô sản lãnh đạo (Mác đánh giá đây là
cuộc nội chiến đầu tiên của giai cấp vô sản và tư sản). Sau một số
ngày thì cơng nhân bị thất bại, giai cấp tư sản ngóc đầu dậy đàn áp
phong trào. Lúc này cuộc khởi nghĩa của công nhân ở một số nước
cũng nổ ra nhưng cuối cùng đều thất bại.
Mùa xuân 1849, các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân tiếp
tục nổ ra, song không được sự ủng hộ của giai cấp tiểu tư sản, giai
cấp công nhân nhận thấy, cần phải cắt đứt với giai cấp tiểu tư sản,
phải có tổ chức độc lập. Trong điều kiện đó, Mác-Ăngghen đã tổng
kết kinh nghiệm để đề ra sách lược đấu tranh cho giai cấp công
nhân, đặc biệt là tư tưởng cách mạng không ngừng, làm cách mạng
dân chủ tư sản sau đó phải tiến lên cách mạng vô sản.

2


Sau năm 1849, thời kỳ thế lực phản động thắng thế ở châu Âu,
chúng ra sức đàn áp phong trào cách mạng. Nghiên cứu tình hình
cách mạng ở châu Âu nói chung và tình hình đấu tranh giai cấp ở
Pháp nói riêng, Mác và Ăngghen đã đi đến kết luận: trong hoàn
cảnh lịch sử mới, kinh tế tư bản phát triển rất mạnh, thế lực phản
động được củng cố, chúng sẽ liên hệ chặt chẽ với nhau, vì thế trong
một thời gian tới chưa có khủng hoảng kinh tế, dẫn tới chưa có
khủng hoảng chính trị và như vậy, cách mạng chưa thể nổ ra và
giành thắng lợi được. Cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sản cần có sự
thay đổi về chiến lược, sách lược và các hình thức đấu tranh cho
phù hợp, phải chuẩn bị lực lượng một cách bền bỉ và thận trọng.

Từ tình hình nói trên Mác viết tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở
Pháp 1848-1850” nhằm tổng kết phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân và đề xuất đường lối cách mạng của giai cấp vô sản.
Năm 1850, tác phẩm này được đăng trên báo thành hàng loạt
bài; năm 1895, tác phẩm được Ăngghen cho xuất bản lại với nhan
đề “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850” và kèm theo lời mở đầu
chi tiết trong đó, và bổ xung thêm phần thứ tư dưới nhan đề: “việc
huỷ bỏ quyền phổ thông đầu phiếu”.
Tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850” Mác đã phân
tích một giai đoạn khá dài và hết sức sôi động của lịch sử nước
Pháp, đã khái quát một cách tài tình về mặt lý luận cũng như những
kinh nghiệm quan trọng của cuộc cách mạng 1848-1849 và những
kết quả của nó. Trong tác phẩm này, Mác đã tiếp tục phát triển học

3


thuyết mác xít về giai cấp và đấu tranh giai cấp; làm rõ hồn cảnh,
vai trị, địa vị của các giai cấp, đặc biệt là giai cấp nơng dân; tính tất
yếu của liên minh công nông trong đấu tranh cách mạng; mối quan
hệ kinh tế và chính trị; chuyên chính của giai cấp công nhân; về bạo
lực cách mạng; về nhà nước và cách mạng; mối quan hệ giữa cá
nhân và lãnh tụ và một số vấn đề khác về chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2. Kết cấu của tác phẩm: Tác phẩm gồm 4 phần
Phần thứ nhất: Với tiêu đề “Thất bại tháng Sáu năm 1848”,
Phần thứ hai: Với tiêu đề “Ngày 13 tháng Sáu 1849”,
Phần thứ ba: Với tiêu đề “Hậu quả của sự kiện ngày 13 tháng
Sáu 1849”,
Phần thứ tư: Với tiêu đề “Việc huỷ bỏ chế độ phổ thông đầu
phiếu vào năm 1850” (do Ăngghen viết bổ sung).

Tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850” của Mác
được in trong C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1993 (từ trang 15 đến trang 150).
3. Nội dung:
Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850”, Mác
trình bày nhiều nội dung về chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó, lý
luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp là một trong những nội dung
lớn, chiếm vị trí quan trọng trong tác phẩm.
Những nội dung chủ yếu về lý luận giai cấp và đấu tranh
giai cấp trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850”.

4


Một là, Mác đã phê phán giai cấp tư sản quan niệm về giai
cấp.
Giai cấp tư sản quan niệm về giai cấp, họ cho rằng nền cộng
hồ là vì hồ bình, cùng nhau sống để hưởng hồ bình: “Đó chẳng
qua chỉ là do một sự hiểu lầm nên mới có sự phân chia thành giai
cấp”1. Rõ ràng chính phủ cộng hồ đã ru ngủ giai cấp vơ sản, làm
cho giai cấp vô sản hiểu lầm và lẫn lộn bọn quý tộc với giai cấp tư
sản. Mác viết: “Như vậy là trong quan niệm của những người vô sản
thường hay lẫn lộn bọn quý tộc tài chính với giai cấp tư sản” 2. Mác
đã chỉ rõ, nguồn gốc, quyền lực thống trị của giai cấp thuộc về lực
lượng xã hội nào có sức mạnh về kinh tế: “Sự thiếu hụt về tài chính,
ngay từ đầu, đã làm cho nền Quân chủ tháng Bảy lệ thuộc vào tầng lớp
trên của giai cấp tư sản”3. Do đó “Khơng phải giai cấp tư sản Pháp
thống trị, mà thống trị là một bộ phận của giai cấp ấy: bọn chủ ngân
hàng, bọn vua sở giao dịch, bọn vua đường sắt, bọn chủ các mỏ than và
mỏ sắt, bọn chủ rừng và một bộ phận của giai cấp địa chủ cấu kết với

những bọn nói trên, tức là với những bọn mà người ta thường gọi là
giới quý tộc tài chính”4. Địa vị của các giai cấp phụ thuộc vào đại vị
kinh tế của họ. Sở dĩ giai cấp tư sản công nghiệp và các giai cấp khác
mâu thuẫn gay gắt với chính phủ cũng là do nguyên nhân kinh tế quyết
định. Sau cách mạng tháng Bảy, thống trị xã hội Pháp là một bộ phận
của giai cấp tư sản: bọn chủ ngân hàng, bọn vua sở giao dịch, bọn vua
đường sắt, bọn chủ các mỏ than, mỏ sắt, bọn chủ rừng và một bộ phận
1
2
3
4

C.Mác
C.Mác
C.Mác
C.Mác






Ph.
Ph.
Ph.
Ph.

Ăngghen,
Ăngghen,
Ăngghen,

Ăngghen,

Toàn
Toàn
Toàn
Toàn

tập,
tập,
tập,
tập,

tập
tập
tập
tập

7,
7,
7,
7,

Nxb
Nxb
Nxb
Nxb

5

CTQG,

CTQG,
CTQG,
CTQG,

H.1993,
H.1993,
H.1993,
H.1993,

tr
tr
tr
tr

31.
31.
19.
18.


của giai cấp địa chủ cấu kết với các bọn nói trên, người ta thường gọi
chúng là bọn quý tộc tài chính. Dưới sự thống trị của bọn này nước
Pháp thực sự đi vào con đường bế tắc, khơng có cơ hội phát triển. Biểu
hiện cụ thể: Giai cấp tư sản công nghiệp, giai cấp công nhân và cả các
tầng lớp tiểu tư sản không phát triển được. Sự thống trị của chúng làm
nẩy sinh các tệ nạn tiêu cực xã hội.
Mác phê phán thái độ nhu nhược, ảo tưởng của một bộ phận không
thừa nhận đối kháng giai cấp: “Cái thái độ nhu nhược không muốn
thừa nhận những đối kháng giai cấp, cái lối điều hồ một cách tình cảm
những lợi ích giai cấp mâu thuẫn nhau, cái ảo tưởng muốn vượt lên trên

đấu tranh giai cấp”5. Và giai cấp tư sản muốn lập ra một chính phủ mới
chấm dứt sự hiểu lầm giữa các giai cấp với nhau, Mác cho rằng đó là
điều giả dối: “Một chính phủ đang chấm dứt sự hiểu lầm đáng sợ ấy
giữa các giai cấp khác nhau”6. Đó là điều khơng bao giờ xảy ra.
Khi bàn về giai cấp chính Mác cũng cho rằng, ông không phải
là người phát hiện ra giai cấp, mà trước đó các nhà tư tưởng đã bàn
đến và do chính thực tiễn nó xuất hiện giai cấp. Nhưng cái mới của
Mác khi bàn về vấn đề này đó là: sự tồn tại của giai cấp gắn với nền
sản xuất vật chất; cuộc đấu tranh của giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến
chun chính vơ sản; bản thân nền chun chính vơ sản là bước q
độ thủ tiêu giai cấp và xã hội khơng cịn giai cấp.
Hai là, về mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vơ
sản.
5
6

C.Mác và Ph. Ăngghen, Tồn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 31.
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 31.

6


Về mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, Mác
cho rằng giai cấp vô sản và giai cấp tư sản cùng tồn tại trong
phương thức sản xuất tư bản, nó là sự thống nhất của hai mặt đối
lập. Mác viết: “Khơng có lao động làm th thì khơng có tư bản,
khơng có giai cấp tư sản, khơng có xã hội tư sản”7.
Khi phân tích mối quan hệ giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư
sản, Mác cho rằng sự phụ thuộc lẫn nhau trong nền sản xuất, đồng
thời cũng nói nên vai trị của giai cấp tư sản. Mác viết: “Nói chung,

sự phát triển của giai cấp vô sản công nghiệp được quy định bởi sự
phát triển của giai cấp tư sản công nghiệp. Chỉ có sự thống trị của
giai cấp này thì sự tồn tại của giai cấp vô sản công nghiệp mới có
được một quy mơ tồn quốc, khiến nó có thể nâng cuộc cách mạng
của nó lên một cuộc cách mạng tồn quốc; chỉ có như thế thì bản
thân giai cấp vơ sản cơng nghiệp mới có thể tạo ra những tư liệu sản
xuất hiện đại, tức là những thứ đều trở thành những phương tiện để
thực hiện sự nghiệp giải phóng cách mạng của nó. Chỉ có sự thống
trị của giai cấp tư sản cơng nghiệp là có thể nhổ được hết gốc rễ vật
chất của xã hội phong kiến và san bằng miếng đất duy nhất trên đó
một cuộc cách mạng vơ sản có thể thực hiện được”8.
Mặt khác, giai cấp tư sản khơng thể sống khi khơng có giai cấp
vô sản, giai cấp vô sản là lực lượng hùng hậu trong nền đại công
nghiệp, họ làm ra của cải vật chất cho xã hội và chính họ tạo ra giá
trị thặng dư mà nhà tư bản bóc lột. Mác viết: “Ln ln chăm chú
7
8

C.Mác và Ph. Ăngghen, Tồn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 28.
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 29.

7


nhìn vào kẻ thù đầy vết sẹo, khơng khoan nhượng và không thể
đánh bại được, - không thể đánh bại được vì sự tồn tại của nó là
điều kiện sống cịn của chính bản thân giai cấp tư sản” 9. Khi phân
tích mối quan hệ này Mác đã nhận thấy rằng mặc dù giai cấp tư sản
muốn thủ tiêu giai cấp vơ sản, song chính giai cấp tư sản khơng thể
thủ tiêu được giai cấp vơ sản bởi vì chính giai cấp vơ sản là điều

kiện sống cịn của chính bản thân giai cấp tư sản.
Ba là, về vấn đề mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc.
Khi bàn về vấn đề mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, Mác
thấy rằng giai cấp tư sản luôn luôn đặt lợi ích giai cấp lên trên lợi
ích dân tộc. Mác viết: “Người Hunggari, người Balan, người Italia
đều không thể có tự do, nếu cơng nhân vẫn cịn là nơ lệ!” 10. Mặt
khác khi phân tích tình hình ở nước Pháp, có đại biểu trong chế độ
cộng hồ đã thẳng thừng tun bố rằng lợi ích của dân tộc khơng là
gì khi lợi ích giai cấp bị xâm hại: “Tơi không sợ quân Phổ xâm lược
bằng sợ những người cách mạng lưu vong lại được trở về nước
Pháp”11. Rõ ràng giai cấp tư sản vẫn đặt lợi ích giai cấp lên trên lợi
ích dân tộc. Khi lợi ích giai cấp bị đe doạ thì họ sẵn sàng gạt lợi ích
dân tộc sang một bên để giữ cho được lợi ích giai cấp.
Bốn là, tính tất yếu của đấu tranh giai cấp.
Khi bàn về đấu tranh giai cấp, Mác cho rằng đấu tranh giai cấp
không lệ thuộc vào bất cứ một lực lượng chính trị- xã hội nào,
9

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 48.
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 49.
11
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 101.
10

8


khơng phụ thuộc vào ý chí của giai cấp nào- đấu tranh giai cấp là tất
yếu khi xã hội có giai cấp và ở đó mâu thuẫn lên tới tột đỉnh. Phân
tích tình hình ngày 22 tháng 6 năm 1848 cơng nhân tổ chức cuộc

khởi nghĩa lớn, nhưng khơng có lãnh tụ, khơng có kế hoạch hành
động, khơng có vũ khí v.v. nên nhanh chóng thất bại. Mác viết:
“Cơng nhân khơng cịn có con đường nào để mà lựa chọn nữa: hoặc
chịu chết đói, hoặc phải tiến hành đấu tranh. Ngày 22 tháng Sáu, họ
đã đáp lại bằng một cuộc khởi nghĩa rất lớn, trong đó trận chiến lớn
đầu tiên đã diễn ra giữa hai giai cấp đối lập trong xã hội hiện đại.”12.
Mác đã phân tích và chỉ ra thực chất của đấu tranh giai cấp, đó
là sự duy trì hoặc là để sự tồn tại của giai cấp tư sản mà thơi. Ơng
nêu các sự kiện như ngày 04 tháng 5 năm 1848 Quốc hội lập hiến
họp, (phái cộng hoà tư sản chiếm ưu thế) là ngày khởi đầu của nền
cộng hoà Pháp. Nền cộng hoà này về thực chất là sự thiết lập lại chế
độ tư sản về mặt chính trị, là sự củng cố xã hội tư sản về mặt chính
trị. Và khi nền cộng hồ tư sản đã được thiết lập thì ngay lập tức nó
liền gạt ngay các đại biểu của giai cấp vơ sản ra khỏi các cơ quan
quyền lực, nó tuyên bố: vấn đề hiện nay chỉ là đưa lao động trở về
những điều kiện cũ của nó. Trước tình hình đó Mác đã nhận định:
“Trước kia, nền Cộng hoà tháng Hai với những sự nhượng bộ của
nó trước những người xã hội chủ nghĩa, đã cần đến một cuộc chiến
đấu của giai cấp vô sản liên minh với giai cấp tư sản để chống lại
nền quân chủ, thì bây giờ cũng thế, cũng cần phải có một cuộc chiến
đấu thứ hai nữa để cho nền cộng hồ thốt khỏi những sự nhượng
12

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 45.

9


bộ trước những người xã hội chủ nghĩa, để chính thức xác lập sự
thống trị của nền cộng hoà tư sản. Giai cấp tư sản cần phải cầm vũ

khí trong tay để gạt bỏ những yêu sách của giai cấp vơ sản” 13. Mác
viết tiếp: “Đó là cuộc đấu tranh để duy trì, hoặc để tiêu diệt chế độ
tư sản. Tấm màn nguỵ trang cho nền cộng hoà bị xé toang” 14. Ơng
cho rằng khi mà giai cấp vơ sản và giai cấp tư sản có sự xung đột về
lợi ích tới đỉnh điểm thì diễn ra đấu tranh giai cấp và khơng thể điều
hồ được. Mác viết: “Biểu hiện thật sự, xác thực, phàm tục của nó là
nội chiến, một cuộc nội chiến dưới hình thức khủng khiếp nhất của
nó- tức là cuộc chiến tranh giữa lao động và tư bản”15.
Mác phân tích sự kiện ngày 22 tháng 6 năm 1848 công nhân tổ
chức cuộc khởi nghĩa lớn, trong cuộc này giai cấp tư sản đã giết hại
hơn 3000 tù binh. Cảm nhận của mình về sự kiện đó, Mác viết:
“Cuộc cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng đẹp, một cuộc cách
mạng mà mọi người đều biểu đồng tình vì những mâu thuẫn đã
bùng nổ lúc bấy giờ chống lại chính quyền nhà vua thì hãy cịn ngủ
n bên cạnh nhau, trong trạng thái phơi thai, vì cuộc đấu tranh xã
hội cấu thành bối cảnh của những mâu thuẫn ấy chỉ mới đạt tới một
sự tồn tại mơ hồ, sự tồn tại của những câu chữ, những ngôn từ mà
thôi. Ngược lại, cuộc cách mạng tháng Sáu là cuộc cách mạng ghê
tởm, một cuộc cách mạng đáng ghét, bởi vì hành động đã thay thế
cho lời nói, vì nền cộng hoà đã để lộ trần cái đầu của con quái vật
ra, bằng cách đã vứt bỏ cái vương niệm đã che chở và nguỵ trang
13

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 44.

14

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 45.
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 46.


15

10


nó”16. Đây thực chất là cuộc đấu tranh giai cấp có lợi ích đối lập
nhau.
Năm là, về liên minh giai cấp.
Khi bàn về liên minh giai cấp, Mác đánh giá cao vai trị của liên
minh giai cấp, ơng viết: “Cơng nhân Pháp không thể tiến lên được
một bước nào và cũng khơng thể đụng đến một sợi tóc nào của chế
độ tư sản, trước khi đông đảo nhân dân đứng giữa giai cấp vô sản và
giai cấp tư sản, tức là nông dân và giai cấp tiểu tư sản, nổi dậy
chống chế độ tư sản, chống sự thống trị của tư bản chưa bị tiến trình
của cách mạng buộc phải đi theo những người vô sản, coi là đội tiền
phong của mình. Cơng nhân chỉ có thể mua được thắng lợi đó bằng
sự thất bại ghê gớm hồi tháng Sáu mà thơi”17.
Mác phân tích việc giải tán nội các liên minh, xác lập nội các
tay sai, tất yếu đưa đến việc phục hồi địa vị của tầng lớp quý tộc tài
chính. Dưới sự lũng đoạn của bọn này, đất nước Pháp đã rối loạn
lại càng rối loạn hơn. Kinh tế kém phát triển, thuế má gia tăng, đời
sống của người lao động đặc biệt là công nhân và nông dân ngày
càng khổ cực. Sự liên minh giai cấp, xu hướng ngả dần về với giai
cấp vô sản ngày càng được khẳng định nhằm chống lại chế độ độc
tài, giai cấp nơng dân đã có sự giác ngộ từng bước. Mác viết: “Cũng
như hồi tháng Hai, đây là một khối liên minh chung chống lại giai
cấp tư sản và chính phủ. Nhưng lần này thì giai cấp vơ sản đứng đầu
khối liên minh cách mạng”18.
16
17

18

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 46- tr 47.
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 30.
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 128.

11


Khi bàn về điều kiện liên minh giai cấp vô sản và giai cấp tư
sản, Mác cho rằng chừng nào lợi ích của giai cấp tư sản chưa bị phá
hoại thì chừng đó giai cấp tư sản cịn liên minh với giai cấp vơ sản.
Ơng viết: “Tình hữu ái chỉ tiếp tục chừng nào mà lợi ích của giai
cấp tư sản gắn với lợi ích của giai cấp vơ sản”19. Mác phê phán sự
ảo tưởng của giai cấp công nhân tin tưởng vào giai cấp tư sản để có
thể tự giải phóng mình. Ơng viết: “Cơng nhân đã tin rằng sát cánh
với giai cấp tư sản, họ có thể tự giải phóng mình, thì cũng vậy, họ
tưởng rằng sát cánh với giai cấp tư sản ở các nước khác, họ có thể
thực hiện được một cuộc cách mạng vơ sản trong phạm vi dân tộc
của nước Pháp”20.
Mác đã phân tích và chỉ ra đặc điểm của các giai cấp cụ thể:
Đối với tầng lớp vô sản lưu manh, giai cấp tư sản đã tận dụng,
sử dụng triệt để tính chất “lưu manh” của họ, sử dụng họ như công
cụ đắc lực của giai cấp tư sản. Mác viết: “Họ là đám người khác hẳn
với giai cấp vô sản công nghiệp, là miếng đất ươm những kẻ trộm
cắp và những kẻ tội phạm đủ loại, những kẻ sống bằng cơm thừa
canh cặn của xã hội, những kẻ không nghề nghiệp rõ ràng, những kẻ
du đãng...Vì chính phủ lâm thời tuyển mộ họ trong lứa tuổi rất trẻ,
cho nên họ có tính chất rất khơng ổn định, có khả năng lập những
thành tích hết sức anh dũng và hy sinh đầy nhiệt tình, nhưng đồng

thời cũng có thể có những hành vi cướp bóc hết sức sấu xa và tính
vụ lợi hết sức đê tiện”21.
19
20
21

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 46.
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 28.
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 38.

12


Đối với giai cấp tiểu tư sản, khơng có lập trường rõ ràng, tính
chất cách mạng khơng triệt để, dễ dao động khi có những biến cố xã
hội. Trong những ngày tháng sáu, giai cấp tiểu tư sản là giai cấp đấu
tranh mạnh nhất. Vì, giai cấp vơ sản mới thất bại, giai cấp tiểu tư
sản là giai cấp bị bóc lột nặng nề sau giai cấp vơ sản. Mác viết:
“Giai cấp tiểu tư sản chỉ có thể giữ được một lập trường cách mạng
chống lại giai cấp tư sản chừng nào có giai cấp vơ sản đứng sau
nó”22. Mác viết tiếp: “Những người tiểu tư sản kinh hãi nhận ra rằng
họ đánh giai cấp công nhân, như thế là họ đã tự nộp mình cho bọn
chủ nợ mà khơng hề chống cự lại”23.
Đối với giai cấp nông dân, bằng cú pháp ngữ pháp chuẩn mực,
ơng đã phân tích và chỉ rõ bản chất, đặc điểm của giai cấp nông dân
một cách chính xác, giai cấp nơng dân cũng khơng có lập trường rõ
ràng, khơng có đường lối cương lĩnh riêng, họ tun chiến với nước
ngồi và địi thực hiện những lợi ích giai cấp của mình ở trong
nước; họ đả đảo bọn nhà giàu, địi xố bỏ thuế khố, đả đảo chế độ
cộng hồ, nhưng lại hơ hồng đế mn năm và đi bỏ phiếu cho chế

độ cộng hồ của những người giàu. Mác viết: “Cái biểu tượng nói
lên sự tham gia của nông dân vào phong trào cách mạng, cái biểu
tượng vừa vụng về vừa ranh mãnh, vừa gian xảo vừa ngây thơ, vừa
trì độn vừa cao thượng, đồng thời là sự mê tín có tính tốn, sự khơi
hài bi ai, sự lỗi thời vừa tài tình vừa ngu ngốc, trò tinh nghịch của
lịch sử thế giới, thứ văn tự tượng hình khó hiểu đối với lý trí của
22
23

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 50.
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 54.

13


những người văn minh,- cái biểu tượng đó mang dấu vết không thể
lầm lẫn được của giai cấp đại biểu cho sự dã man ngay trong lòng
nền văn minh”24.
Đối với giai cấp tư sản, Mác phân tích và chỉ ra sự bóc lột của
giai cấp tư sản với giai cấp nơng dân chẳng khác gì việc bóc lột giai
cấp vơ sản cơng nghiệp, chỉ có điều là sự bóc lột đó khác nhau về
hình thức mà thơi. Mác viết: “Rõ ràng là việc bóc lột nơng dân chỉ
khác việc bóc lột giai cấp vơ sản cơng nghiệp về hình thức mà thơi.
Kẻ bóc lột vẫn là một: đó là tư bản”25. Ơng chỉ ra con đường giải
phóng nơng dân thốt khỏi sự bóc lột đó là đánh đổ chủ nghĩa tư
bản, phải đi theo giai cấp vô sản tiến hành cách mạng chống lại giai
cấp tư sản, xoá bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì giai
cấp nơng dân mới được giải phóng. Mác viết: “Chỉ có sự sụp đổ của
tư bản mới có thể nâng được nơng dân lên; chỉ có một chính phủ
chống chủ nghĩa tư bản, một chính phủ vơ sản mới có thể giải thốt

nơng dân khỏi tình trạng khốn cùng về mặt kinh tế và thối hố về
mặt xã hội”26.
Khi phân tích đặc điểm của các giai cấp khác, Mác đã chỉ ra
tính chất nửa vời của giai cấp tiểu tư sản, thiếu kiên quyết và không
triệt để. Mác viết: “Nông dân cũng ở vào một tình trạng giống như
tình trạng của những người tiểu tư sản,...tất cả các tầng lớp trung
đẳng của xã hội, trong chừng mực bị lôi cuốn vào phong trào cách
mạng...thì những người được đẩy lên hàng đầu trước hết phải là
24
25
26

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 62.
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 118.
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 119.

14


những người cải lương nửa bảo thủ, nửa cách mạng và hồn tồn
khơng tưởng theo kiểu ấy”27.
Ơng đã chỉ ra đặc điểm, vai trị của giai cấp tư sản cơng nghiệp,
nó tạo ra những tư liệu sản xuất hiện đại, là phương tiện để giải
phóng giai cấp cơng nhân, là điều kiện cho việc xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Mác viết: “Chỉ có sự thống trị
của giai cấp này thì sự tồn tại của giai cấp vơ sản cơng nghiệp mới
có được một quy mơ tồn quốc, khiến nó có thể nâng cuộc cách
mạng của nó lên một cuộc cách mạng tồn quốc; chỉ có như thế thì
bản thân giai cấp vơ sản cơng nghiệp mới có thể tạo ra những tư liệu
sản xuất hiện đại, tức là những thứ đều trở thành những phương tiện

để thực hiện sự nghiệp giải phóng cách mạng của nó”28. Đánh giá về
vai trị của giai cấp tư sản trong việc phát triển lực lượng sản xuất
tạo ra của cải cho xã hội Ông viết: “Giai cấp tư sản, trong quá trình
thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng
sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các
thế hệ trước kia gộp lại”29. Có thể nói rằng điều kiện kinh tế xã hội
mà trực tiếp là nền sản xuất vật chất xã hội và đấu tranh giai cấp là
những yếu tố trực tiếp chi phối đến sự phân công lao động xã hội.

Mác phân tích sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với tồn xã hội,
khơng trừ bất cứ giai cấp, tầng lớp nào và ơng đã chỉ ra vai trị của
27
28
29

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 87- tr 88.
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 29.
C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, Tập 4, tr 603.

15


cách mạng xã hội. Mác khẳng định: “Các cuộc cách mạng đều là
những đầu tàu của lịch sử”30.
Tóm lại, khi bàn về kết cấu giai cấp và vị trí vai trò của các giai
cấp trong xã hội, Mác đi từ kinh tế, ông đã làm rõ kết cấu giai cấp, vai
trò vị trị của các giai cấp trong xã hội Pháp lúc đó. Phân tích và đi đến
khẳng định tính tất yếu của đấu tranh giai cấp cũng như tính tất yếu của
chun chính vơ sản. Mác đã đề cập đến tư tưởng cách mạng không
ngừng trong đấu tranh cách mạng. Mác đã dùng phương pháp lịch sử

để phân tích một giai đoạn lịch sử nước Pháp, từ đó đi đến kết luận:
chiều hướng cách mạng đi xuống là tất yếu, do điều kiện thực tế lúc đó
quy định, từ đó tìm ra sách lược đấu tranh phù hợp cho giai cấp vô sản.
Lần đầu tiên Mác đưa ra chuyên chính của giai cấp cơng nhân,
ơng phân tích cách mạng tháng Sáu: giai cấp vô sản Pari đã đột
nhập vào quốc hội với âm mưu giải tán quốc hội lập hiến; thành lập
một chính phủ lâm thời mới. Hành động cách mạng này đã bị thất
bại, các lãnh tụ của giai cấp đã bị bắt. Và từ đây các đạo luật cấm
hội họp, đóng cửa các câu lạc bộ dân chủ đã được ban hành. Mác đã
đánh giá cuộc cách mạng tháng Sáu và ông đi đến kết luận trên
những nội dung cơ bản sau:
Một là, chính giai cấp tư sản đã buộc giai cấp vô sản phải làm
cách mạng.
Điều đó quyết định sự thất bại của giai cấp vơ sản. Khơng phải
những nhu cầu trước mắt có ý thức của họ đã đẩy họ đến chỗ muốn
30

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 119.

16


dùng vũ lực để đánh đổ giai cấp tư sản; họ chưa đủ sức để làm việc
đó. Trước tình hình xuất hiện hai sự biến kinh tế có ý nghĩa thế giới
đã đẩy nhanh tình thế bất mãn chung nổ ra nhanh chóng và khiến
cho làn sóng bất bình càng phát triển thành khởi nghĩa, đó là: Bệnh
khoai tây và nạn mất mùa năm 1845 và năm 1846 và cuộc tổng
khủng hoảng thương nghiệp và công nghiệp ở Anh đã ảnh hưởng
vào nước Pháp, do đó cuộc cách mạng tháng Hai đã nổ ra. Ngày 24
tháng Hai, Chính phủ lâm thời ra đời thay thế cho nền quân chủ

tháng Bẩy. Giai cấp vơ sản đã buộc chính phủ lâm thời phải tuyên
bố thành lập chế độ cộng hoà. Ngày 25 tháng Hai 1848 Nền cộng
hồ Pháp chính thức được cơng bố, do nhiều giai cấp tham gia (đặc
biệt là giai cấp vơ sản với tính cách là động lực của cách mạng) nên
lúc đầu thành phần chính phủ có đại diện của các giai cấp như: tư
sản vô sản, tiểu tư sản. Ngày 17/3/48 và 16/4/48 đã diễn ra những
trận giao chiến đầu tiên giữa hai giai cấp vô sản và tư sản trong trật
tự của nền cộng hoà tư sản. Từ những sự kiện trên, Mác viết:
“Chính giai cấp tư sản đã buộc giai cấp vô sản Pari phải làm cuộc
khởi nghĩa tháng Sáu. Nguyên điều đó đã quyết định sự thất bại của
giai cấp vô sản. Không phải những nhu cầu trước mắt có ý thức của
họ đã đẩy họ đến chỗ muốn dùng vũ lực để đánh đổ giai cấp tư sản;
họ chưa đủ sức để làm nhiệm vụ đó” 31. Cách mạng tháng Sáu tuy
thất bại, song giai cấp vơ sản đã buộc nền cộng hồ tư sản phải lộ
ngun hình.
Hai là, giai cấp vơ sản phải thực hiện chun chính của mình.
31

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 47.

17


Thất bại tháng sáu đã cho công nhân một bài học đó là: mong
mỏi một sự cải thiện hết sức nhỏ trong đời sống của họ cũng vẫn là
một điều khơng tưởng trong phạm vi nền cộng hồ tư sản. Để có
được điều đó thì phải lật đổ giai cấp tư sản, chun chính của giai
cấp cơng nhân. Qua đó, Mác yêu cầu giai cấp công nhân phải thực
hiện chuyên chính của mình, phải táo bạo hơn nữa, phải tự vũ trang
cho mình. Mác viết: “Bây giờ được thay thế bằng một khẩu hiệu táo

bạo, khẩu hiệu đấu tranh cách mạng: Lật đổ giai cấp tư sản! Chuyên
chính của giai cấp công nhân!”32. Mác viết tiếp: “Do những thất bại
vật chất nặng nề hồi tháng Sáu buộc phải vươn mình lên bằng
những thắng lợi tinh thần; và do sự phát triển của các giai cấp khác,
vẫn cịn chưa có khả năng đoạt lấy chuyên chính cách mạng, nên
buộc phải rơi vào tay những kẻ khống luận về sự giải phóng giai cấp
vơ sản...”33.
Mác đã chỉ ra vai trị của chun chính vơ sản, là một trong
những điều kiện để xố bỏ áp bức bóc lột, xố bỏ giai cấp. Trong tác
phẩm này, Mác đã có sự phát triển lý luận hết sức quan trọng. Nếu như
trong tác phẩm “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” Ơng mới có những
kết luận con hết sức mơ hồ “giai cấp vô sản cần phải chiếm lấy bộ máy
nhà nước” thì đến đây Ơng đã có kết luận hết sức rõ ràng. Giai cấp vơ
sản phải lật đổ giai cấp tư sản, phải thiết lập chun chính vơ sản” 34.
Mác viết tiếp: “Giai cấp vơ sản càng ngày càng tập hợp xung quanh
chủ nghĩa xã hội cách mạng, xung quanh chủ nghĩa cộng sản...Chủ
32
33
34

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 48.
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 87.
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 47.

18


nghĩa xã hội này là lời tuyên bố cách mạng khơng ngừng, là chun
chính giai cấp của giai cấp vơ sản, coi đó là giai đoạn quá độ tất yếu
để đi đến xoá bỏ những sự khác biệt giai cấp nói chung, xố bỏ tất

cả những quan hệ sản xuất làm cơ sở cho những sự khác biệt ấy, xoá
bỏ tất cả những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản
xuất đó, để đi đến cải biến tất cả nhữnh tư tưởng nảy sinh ra từ
những quan hệ sản xuất đó”35. Và đến đây, chính phủ đã lộ ngun
hình là cơng cụ thống trị xã hội của một giai cấp: đó là giai cấp tư sản.
Chính quyền đã đoạn tuyệt ngay với những ảo tưởng của cách mạng
tháng hai; nó dứt khốt tun bố nền cộng hồ tư sản và chỉ có nền
cộng hồ tư sản mà thơi. Nó liền gạt ngay các đại biểu của giai cấp vô
sản ra khỏi Uỷ ban chấp hành mà nó đã cử ra. Nó đã nhìn thấy, giai cấp
vơ sản chính là lực lượng duy nhất có thể tiêu diệt nó, vì thế nó tìm mọi
thủ đoạn để chiến đấu với giai cấp vơ sản. Chính vì lẽ đó, Mác đã cảnh
báo cho giai cấp vô sản không được mơ hồ giai cấp. Trông chờ vào một
sự cải thiện hết sức nhỏ nhoi trong đời sống của mình từ phía giai cấp
tư sản đó là một điều khơng tưởng. Muốn giải phóng mình khơng có
con đường nào khác là phải lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, thiết
lập chun chính vơ sản.
Sáu là, về bạo lực cách mạng.
Mác phân tích và chỉ ra rằng giai cấp tư sản luôn luôn dùng bạo
lực phản cách mạng đàn áp cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
bằng “lưỡi kiếm” và do vậy giai cấp vô sản không thể không sử
dụng bạo lực cách mạng. Sau tháng Sáu, quốc hội lập hiến vẫn chỉ
35

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 126.

19


đại biểu cho chủ nghĩa cộng hồ tư sản. Vì cuộc chiến đấu hồi đó do
phái cộng hồ của giai cấp tư sản lãnh đạo, tất nhiên chuyên chính

nhà nước thuộc về nó. Sau khi chiến thắng giai cấp cơng nhân, phái
cộng hồ tư sản cắt ln cả quan hệ với phái cộng hoà dân chủ
(những người cộng hoà tiểu tư sản, mà trong quốc hội là phái Núi),
hạ họ xuống thành tơi tớ của mình (mặc dù trong thời gian trước hai
phái này đã liên kết với nhau đề chống giai cấp vô sản). Khủng bố
những người cách mạng tháng Sáu. Thành lập Uỷ ban điều tra để
thanh trừ nội bộ, gạt những người cách mạng ra khỏi quốc hội. Khôi
phục lại một số quy định cũ như: thủ tiêu đạo luật hạn chế ngày làm
việc 10 giờ; ban hành trở lại chế độ bỏ tù vì nợ; chế độ ký quỹ với
báo chí được phục hồi; quyền lập hội bị thu hẹp lại. Để hoàn thiện sự
thống trị của mình, đảng trật tự đã huỷ bỏ chế độ đầu phiếu phổ
thơng. Mác đã chỉ rõ, thực chất xố bỏ chế độ đầu phiếu phổ thông,
cái mà từ trước đến nay nó vẫn dùng để che thân, cái đã đem lại cho
nó quyền vạn năng thì như vậy là giai cấp đó đã thú nhận thẳng thắn
rằng: cho đến nay, nền chuyên chính của chúng ta sở dĩ được giữ
vững là nhờ ý chí của nhân dân, bây giờ chúng ta phải củng cố nền
chuyên chính ấy để chống lại ý chí của nhân dân.
Mác phân tích và chỉ ra rằng chỉ có dùng bạo lực cách mạng mới
giành được thắng lợi của cách mạng. Ông viết: “Nhưng lần này, công
nhân kiên quyết không dung thứ một sự lừa bịp giống như sự lừa bịp
hồi tháng Bảy năm 1830 nữa. Họ sẵn sàng chiến đấu một lần nữa và
dùng vũ lực để giành lấy chế độ cộng hoà”36.
36

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 25.

20


Bảy là, về lực lượng của cách mạng.

Về lực lượng của cách mạng, trong tác phẩm này, Mác không chỉ
khẳng định sự cần thiết phải liên minh giữa các giai cấp bị bóc lột trong
cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, mà cịn vạch ra tính tất yếu của sự
liên minh đó. Một khi nền chun chính tư sản đã được chính thức thừa
nhận, thì các tầng lớp trung đẳng trong xã hội tư sản, tức là tầng lớp
tiểu tư sản và nơng dân, chừng nào mà tình cảnh của họ càng trở nên
nặng nề và sự đối lập của họ với giai cấp tư sản càng trở nên găy gắt, sẽ
càng phải liên minh với giai cấp vô sản. Ngược lại, Mác cũng khẳng
định: công nhân Pháp không thể tiến lên được một bước nào và cũng
không thể đụng đến một sợi tóc nào của chế độ tư sản, trước khi đông
đảo nhân dân nằm giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, tức là nông
dân và giai cấp tiểu tư sản nổi dậy chống chế độ tư sản, chống sự thống
trị của tư bản, chưa bị tiến trình của cách mạng buộc phải đi theo những
người vơ sản, coi là đội tiền phong của mình.
4. ý nghĩa của tác phẩm đối với cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta
hiện nay
Thơng qua phân tích “đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848- 1850”, Mác
đã phát triển triết học của mình lên một trình độ mới, đặc biệt là lý luận
về chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhất là học thuyết về giai cấp và đấu tranh
giai cấp, vấn đề bạo lực, nhà nước và cách mạng, vấn đề kinh tế và
chính trị...
Ngày nay, những nội dung trong tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị,
nó vẫn là cơ sở lý luận, phương pháp luận trong nhận thức và hoạt

21


động thực tiễn của chúng ta, qua đó để các đảng cộng sản có đường lối
chiến lược, sách lược đúng đắn trong xây dựng và phát triển đất nước.
Những nội dung trong tác phẩm là cơ sở khoa học, kim chỉ nam để

đấu tranh với các quan điểm sai trái về các vấn đề mà tác phẩm đã đề
cập, đặc biệt là lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong tình hình
hiện nay.
Như chúng ta đã biết, sự khủng hoảng và tan rã của hệ thống xã
hội chủ nghĩa trong những năm vừa qua đã làm nảy sinh nhiều vấn đề
phức tạp về lý luận và đây cũng là thời cơ cho sự ra đời rất nhiều luận
điểm phản kích lại chủ nghĩa Mác- Lênin, đặc biệt là lý luận về giai cấp
và đấu tranh giai cấp. Chính vì vậy, nhận thức đúng đắn về lý luận giai
cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác- Lênin, hiểu đúng vấn đề
giai cấp và đấu tranh giai cấp trong công cuộc đổi mới hiện nay là yêu
cầu lý luận và thực tiễn cấp bách.
Đối với nước ta, một nước đang trên con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp là ở cuộc đấu
tranh giữa hai con đường phát triển tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa, cả hai con đường này đều ở điểm xuất phát của nó. Điều đó cho
thấy, cuộc đấu tranh này rất phức tạp, khó khăn, phải trải qua nhiều giai
đoạn với một thời gian rất dài. Sự khác biệt căn bản của cuộc đấu tranh
giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta với các nước đã trải qua chủ
nghĩa tư bản là ở chỗ, ngoài việc ngăn chặn khuynh hướng tự phát tư
bản chủ nghĩa, chống lại các lực lượng thù địch (nội dung này giống
như các nước khác), chúng ta còn phải xây dựng từ đầu cả về cơ sở vật

22


chất lẫn kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa, tiến hành cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước. Để tiến tới chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh
này phải sử dụng, phát triển các nhân tố kinh tế trung gian, quá độ,
thậm chí phải phát triển chủ nghĩa tư bản trong một “giới hạn” có lợi
về kinh tế nhằm tạo tiền đề về vật chất- kỹ thuật để đi lên chủ nghĩa xã

hội. Cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ đòi hỏi
phải trải qua một quá trình phát triển vừa rút ngắn vừa đẩy nhanh, vừa
“bỏ qua” vừa không thể “bỏ qua” chủ nghĩa tư bản nhằm tạo lập
những tiền đề kinh tế khách quan cho chủ nghĩa xã hội. Để giải quyết
nhiệm vụ cách mạng lớn lao và phức tạp này, đòi hỏi phải tăng cường
vai trò lãnh đạo và chất lượng lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam,
phát huy cao độ tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân và đặc
biệt, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi giai tầng trong xã hội vì
mục tiêu phát triển kinh tế, chuyển từ nền kinh tế lạc hậu lên nền kinh
tế hiện đại theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trong cuộc đấu
tranh này, cần tránh cả sự q tả và q hữu, dập khn máy móc, giáo
điều.
Lênin đã chỉ ra các hình thức cụ thể và các giai đoạn quá độ, ông
đã phê phán tư tưởng đối lập giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã
hội. Đấu tranh giai cấp giữa chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cần
phải trải qua các biện pháp trung gian q độ, thậm chí có cả những
bước nhượng bộ có nguyên tắc. Lê nin viết: “Những đường lối, thể
thức, thủ đoạn và phương sách trung gian cần thiết để chuyển từ những
quan hệ tiền tư bản chủ nghiã lên chủ nghĩa xã hội "37. Đấu tranh có thể
37

V.I. Lê nin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1978, tập 43, tr.264.

23


gồm nhiều hình thức phong phú, uyển chuyển, đa dạng xoay quanh
thực chất của vấn đề là vì sự vững mạnh, phát triển và thắng lợi của chủ
nghĩa xã hội.
Hiện nay ở nước ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai khuynh

hướng vận động trái ngược nhau đó là:
Một là, khuynh hướng vận động của các nhân tố tiền tư bản chủ
nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Đây là khuynh hướng vận động mang tính
tự phát. khuynh hướng thứ hai, vận động của những nhân tố có khuynh
hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là khuynh hướng vận động khách quan
mang tính tự giác.
Hai là, khuynh hướng tư bản chủ nghĩa và những nhân tố tiền tư
bản chủ nghĩa bao hàm tất cả các nhân tố do xã hội cũ để lại, do tác
động của cuộc đấu tranh quốc tế giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư
bản làm nảy sinh ở nước ta, cũng như các nhân tố phát sinh ngay trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Mỗi khuynh hướng tập hợp nhiều nhân tố, nhiều lực lượng kinh
tế- xã hội hợp thành. Do điểm xuất phát của nước ta thấp lại bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa, nên các nhân tố khơng hồn tồn chỉ là những
nhân tố tàn dư. Cuộc đấu tranh này diễn ra hết sức gay go phức tạp bởi
vì nhà nước ta còn tạo điều kiện cho một số nhân tố tiền tư bản chủ
nghĩa vận động, phát triển trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật, mục
đích là làm tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở vật chất vững chắc cho chủ
nghĩa xã hội, nhưng không cản trở định hướng xã hội chủ nghĩa. Đúng
như Lê nin đã chỉ huấn: “Trong một nước tiểu nông trước hết các đồng

24


chí phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua chủ nghĩa tư
bản nhà nước tiến lên chủ nghĩa xã hội” 38. Với quan niệm đó, tại Đại
hội IX, Đảng ta xác định các thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước;
kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế
tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu kinh tế
quá độ ở nước ta hiện nay.

Mục tiêu cao nhất của con đường xã hội chủ nghĩa là dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Chủ nghĩa MácLênin đã chỉ rõ: “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là
một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện
thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong
trào hiện thực, xoá bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong
trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra” 39. Để thực hiện mục
tiêu ấy, khơng có con đường nào khác ngồi chủ trương phát triển
mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của Nhà nước- nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Chính yếu tố này tất yếu tồn tại cơ cấu xã hội- giai
cấp trong thời kỳ quá độ. Kinh tế nhiều thành phần bản thân tự nó phát
triển lên tư bản chủ nghĩa. Hơn nữa trong bối cảnh tồn cầu hố, mà
thực chất là tồn cầu hố tư bản chủ nghĩa như hiện nay vì vậy khuynh
hướng tự phát lên chủ nghĩa tư bản là không thể xem thường.
Đấu tranh giai cấp trong nền kinh tế nhiều thành phần mang tính
tất yếu khách quan, vì nó tồn tại những xu hướng lợi ích vừa thống
38
39

V.I.Lênin, Tồn tập, Nxb Tiến bộ, M.1978, tập 44, tr 189.
C. Mác và Ph. Ănghen, Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tập 3, tr 51.

25


×