Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài thu hoạch lý luận dạy đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.39 KB, 11 trang )


Đề bài: Chọn một trong số các phương pháp dạy học đã được học, nghiên cứu
làm rõ bản chất; đặc điểm; nguyên tắc; quy trình; vận dụng trong lĩnh vực chuyên môn
(1 ví dụ cụ thể). Lưu ý học viên có thể tự đề xuất một phương pháp dạy học hiệu quả
đối với lĩnh vực chuyên của mình. Làm rõ các vấn đề lí luận có liên quan và nêu ví dụ
minh họa.
Ngày nay, do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, internet dường
như đã trở thành nguồn thông tin vô tận cho người học, do đó các phương pháp dạy học
cho học viên cũng cần có sự thay đổi để tận dụng và phát huy hiệu quả tối đa của thời
kỳ công nghệ 4.0. Có nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, phù hợp với từng đối
tượng học viên khác nhau, trong đó giảng dạy đại học có thể được xem đóng vai trò rất
quan trọng cho sự phát triển của từng cá nhân học viên. Giảng dạy đại học không dừng
lại ở việc cung cấp kiến thức cho học viên như những bậc giảng dạy khác mà còn phải
tạo sự chủ động, khám phá và phát triển cho các học viên thông qua việc giúp học viên
đủ khả năng tự thực hiện các nghiên cứu, khám phá những vấn đề mới và tìm ra những
tri thức mới.
Có nhiều phương pháp giảng dạy đại học khác nhau có thể kể đến như Dạy học
theo vấn đề; Dạy học hợp tác; Dạy học theo dự án; Dạy học theo mô hình kết hợp
1


(Blended learning); Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom); Dạy
học theo mô hình tự phản ánh (Self reflaction)…Nhìn chung những phương pháp giảng
dạy đại học không chỉ đòi hỏi giảng viên truyền đạt tri thức cho sinh viên mà còn giảng
dạy cho sinh viên biết cách sáng tạo, tự tìm ra tri thức mới. Giảng viên không phải là
người cung cấp thông tin đơn thuần mà là người vận dụng các công nghệ, phương pháp
hiện đại để hướng dẫn tích cực cho các sinh viên tự chủ động học tập, nghiên cứu qua
tài liệu, và các vấn đề trong cuộc sống. Giảng viên giữ vai trò như một nhà cố vấn khoa
học là người chỉ đường cho sinh viên đi.

Mỗi phương pháp giảng dạy đại học đều có những ưu và nhược điểm, do đó


không thể kết luận được phương pháp nào là tối ưu nhất. Điều quan trọng là giảng viên
cần phải xem xét từng tình huống thực tế cũng như những kiến thức cần cung cấp cho
học viên sau đó lựa chọn phương pháp giảng dạy tối ưu nhất cho tình huống cụ thể đó.
Nhìn chung, đối với giảng dạy đại học thì điều quan trọng cần làm cho học viên biết
được cách học như thế nào và tạo niềm say mê học cho học viên. Trong thời đại ngày
nay thì lượng kiến thức có thể đến từ rất nhiều nguồn và cập nhật từng ngày, do đó chỉ
cần học viên biết cách học thì họ sẽ tự thân lĩnh hội được những vấn đề các giảng viên
2


muốn truyền đạt. Vì vậy giảng viên cần giúp học viên biết được cách học và tạo một
môi trường để học viên tự học. Do đó, trong chương trình đào tạo đại học phải chú
trọng kiến thức nền tảng chứ không phải kiến thức về một quy trình cụ thể, vì kiến thức
nền tảng tạo cho người học cái nền vững chắc để tiếp tục học tập những thứ cụ thể khác.
Hay nói cách khác là cần tập trung vào các kỹ năng cơ bản vì nó là công cụ dùng để áp
dụng trong các lĩnh vực khác nhau (như kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng tư duy và giải quyết
vấn đề…) chứ không phải những kỹ năng sử dụng một cái hay thao tác một quy trình cụ
thể. Vì những vấn đề học và nội dung cần học là rất rộng lớn, do đó giảng viên đóng vai
trò quan trọng là người phải biết chọn nội dung, vấn đề để học viên có thể được rèn
luyện năng lực tư duy, được học cách học tốt nhất. Ngoài ra, bằng cách khêu gợi sự tò
mò, bằng cách tạo sự hấp dẫn của tri thức, giảng viên phải tạo nên niềm say mê học tập
cho học viên.

Một vấn đề quan trọng khác là học viên cần phát huy sự chủ động, đó có thể xem
là tiêu chí về phẩm chất quan trọng cần tập trung phát huy khi dạy và học ở đại học.
Cụm từ lấy người học làm trung tâm hoặc hướng vào người học được sử dụng như là
phương châm giảng dạy đại học trong thời gian qua. Đây là quan điểm rất đúng đắn vì
3



nó phát huy tính chủ động của người học. Mỗi học viên có những khả năng và niềm
đam mê khác nhau, do đó một khi được cá nhân hóa thì việc học mới có thể mang lại
hiệu quả tối đa cho từng học viên.
Trong quá trình dạy học thì có thể phân chia thành ba thành tố đó là người học,
người dạy và môi trường. Mục tiêu quan trọng cần làm sao để người học là người đi học
chứ không phải là người được dạy (nhấn mạnh tính tính tự nguyện và chủ động của
người học) vì vai trò của người học là vai trò chủ đạo trong mối quan hệ người học,
người dạy và môi trường. Bên cạnh đó nhiệm vụ của giảng viên là giúp đỡ người học,
chỉ lối cho người học để làm nảy sinh tri thức ở người học. Đối với môi trường đó là
các môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh và bên trong người học, ảnh hưởng đến
việc dạy và học. Đây cũng là một vấn đề cần lưu tâm tại các trường học, người học sẽ
được kích thích sự ham muốn học khi trường học có đầy đủ các cơ sở hạ tầng giáo dục
như thư viện, hệ thống hạ tầng tốt (cơ sở thư viện điện tử, máy tính…), không gian yên
tĩnh phù hợp cho việc học…
Hiện nay tôi đang công tác tại …………… Thỉnh thoảng tôi có tham gia một số
lớp tập huấn để cung cấp, cập nhật kiến thức cho các đồng nghiệp ở các tuyến. Trong
những lần này vì thời gian có hạn (1 – 2 ngày) nên phương pháp giảng dạy tôi thường
4


áp dụng là thuyết trình và sau đó chia nhóm để làm thảo luận nhóm. Phương pháp này
có thể được xem là phương pháp dạy học hợp tác.

Nhìn chung thì phương pháp dạy học hợp tác là cách dạy học mang tính tập thể
gồm nhiều cá nhân khác nhau. Trong đó, mọi người hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau dể đạt mục
tiêu chung. Dạy học hợp tác giúp người học tiếp thu kiến thức qua các hoạt động tương
tác đa dạng như giữa người học với người học, giữa người dạy với người học, giữa
người học và môi trường.

Mục đích của phương pháp dạy học hợp tác là giúp các học viên trong nhóm có

cơ hội giao tiếp, trao đổi tốt hơn. Từ đó thúc đẩy giao tiếp, mối liên hệ giữa các thành
viên với nhau. Bên cạnh đó phương pháp này còn giúp học viên có cơ hội trình bày vấn
đề của mình cho những thành viên khác cùng biết giúp củng cố cho việc học kiến thức
hiệu quả hơn. Học viên cũng có thể tham khảo các ý tưởng, ý kiến đóng góp từ những
thành viên khác cùng giải quyết vấn đề sẽ hiệu quả hơn so với suy nghĩ của một người.

5


Bản chất của phương pháp dạy học hợp tác là học tập dựa vào trao đổi và chia sẻ.
Phương pháp dạy học hợp tác là giúp cho tất cả học viên tham gia có thể chủ động đóng
góp hoạt động, trí tuệ của mình vào quá trình học tập vì mục tiêu chung của cả nhóm,
tạo cơ hội cho mỗi học viên chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức và ý kiến của bản
thân trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung chủ đề của bài học mà
giáo viên đưa ra. Đồng thời, các học viên có cơ hội được học hỏi lẫn nhau, học hỏi
những điểm tốt, những ưu điểm từ các học viên khác cũng như giao lưu, hợp tác để giải
quyết những nhiệm vụ chung của nhóm.
Đặc điểm của phương pháp dạy học hợp tác là giải quyết các vấn đề chung, học
và dạy lẫn nhau và qua đó phát triển năng lực học tập. Phương pháp dạy học hợp tác
không chỉ đơn thuần là học theo từng nhóm nhỏ với nhiệm vụ cho từng học viên mà còn
đề cao tính hợp tác giữa các thành viên nhóm. Do đó, mỗi học viên phải ý thức được
rằng mình là một thành viên trong nhóm, là một bộ phận hợp thành nhóm, cùng làm
việc với nhau hướng tới một mục đích học tập chung. Do đó, thành công hay thất bại
của nhóm sẽ là thành quả của từng thành viên đóng góp cùng. Thành quả sẽ được chia
đều cho mọi thành viên trong nhóm. Muốn hoàn thành mục đích học tập của nhóm tốt
nhất, tất các các thành viên tham
6


gia trong nhóm sẽ phải trao đổi với nhau, động viên nhau cùng thảo luận tất cả các vấn

đề.
Nguyên tắc chung của phương pháp dạy học hợp tác là tạo sự phụ thuộc tích cực
giữa các học viên và tạo trách nhiệm cá nhân, thúc đẩy tương tác, quản lí xung đột và có
quy tắc làm việc nhóm. Quy trình của phương pháp này là kết hợp hài hòa giữa làm
việc cá nhân, giữa các nhóm nhỏ và các nhóm lớn hơn.
Phương pháp dạy học hợp tác sở hữu một số ưu điểm như giúp học viên học
được các kỹ năng hợp tác, cộng tác tốt với nhau trên nhiều phương diện. Học viên có
thể nêu lên quan điểm, ý tưởng riêng của mình đóng góp vào công việc chung của cả
nhóm cũng như có thể lắng nghe những quan điểm, ý kiến riêng của từng thành viên
khác trong nhóm để tham khảo, lựa chọn. Đồng thời, mỗi học viên được bàn bạc, trao
đổi các ý kiến khác nhau, có thể là trái ngược, sau đó lựa chọn giải pháp, ý kiến tối ưu
sao cho phục vụ tốt nhất nhiệm
vụ mà nhóm được giao hoàn thành. Như vậy, kiến thức mà học viên tiếp nhận được sẽ
mang tính khách quan khoa học hơn, hạn chế bớt tính chủ quan, phiến diện của bản
thân, đồng thời có thể phát triển tư duy phê phán trong mỗi học sinh. Học viên có cơ hội
chia sẻ những suy nghĩ, thắc mắc cũng như kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của bản
7


thân một cách tự do, bình đẳng để cùng nhau xây dựng nhận thức và học hỏi những ưu
điểm, khắc phục những nhược điểm từ những thành viên khác tốt hơn. Khi kiến thức
được học từ nhiều ý kiến khác nhau sẽ giúp các học viên hiểu vấn đề sâu sắc hơn, ghi
nhớ tốt và lâu bền hơn.
Mỗi học viên sẽ được học hỏi, giao lưu tương tác giữa các thành viên khác cũng như
tham gia trao đổi, thảo luận và trình bày vấn đề được nêu ra. Từ đó, mỗi học viên tham
gia sẽ hào hứng đóng góp ý kiến của bản thân vào sự thành công chung của cả lớp. Do
tất cả các học viên tham gia đều có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình một cách cởi mở tạo
cơ hội tốt cho những học viên nhút nhát, ít nói trở nên mạnh dạn hơn, học hỏi được kỹ
năng giao tiếp, cách trình bày ý kiến từ các học viên khác nên sẽ giúp những học viên
này hòa nhập với nhóm, có hứng thú trong học tập và sinh hoạt nhóm trên lớp cũng như

tự tin vào bản thân hơn. Dạy học hợp tác giúp các học viên nâng cao hơn kiến thức, sự
hiểu biết và kinh nghiệm xã hội cho mình từ nhiều ý kiến đóng góp khác nhau của các
thành viên khác. Các học viên cũng rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác
với những thành viên khác để cùng phát triển.
Tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm. Đầu tiên là vì dạy
học theo nhóm nhiều học viên nên có những học viên vì nhút nhát hay vì lý do nào đó
8


không muốn tham gia vào hoạt động chung của nhóm. Do đó, vai trò của giáo viên
trong phân nhóm hợp lý rất quan trọng. Nếu phân công không hợp lý có thể khiến một
vài học viên nhanh nhẹn được tham gia còn đa số các học viên khác không chịu hoạt
động hay tương tác, bày tỏ ý kiến của mình. Ý kiến đóng góp của mỗi học viên trong
nhóm có thể có sự trái ngược, phân tán thậm chí là gay gắt với nhau. Nhược điểm khác
của phương pháp học tập này là thời gian học tập có thể phải kéo dài hơn. Phương pháp
này cũng khó khả thi nếu lớp học có đông học viên, không gian lớp học chật.

Áp dụng một cách cụ thể phương pháp này trong những lớp tập huấn mà tôi có
tham gia, tôi thường thực hiện theo quy trình sau. Đầu tiên tôi dành khoảng 1/3 đến 1/2
thời gian của chương trình tập huấn để giới thiệu những kiến thức chung của chương
trình, những nội dung cập nhật mới. Sau đó tôi sẽ tổ chức các nhóm, các nhóm thường
được nhóm từ các thành viên có liên quan với nhau về một số đặc điểm cụ thể (có thể là
cùng lĩnh vực công tác, hoặc cùng địa phương…), mỗi nhóm thường 5 – 7 thành viên
và mỗi lớp thường có 4 – 5 nhóm. Kế tiếp tôi sẽ đưa ra những bài tập tình huống hoặc
nhiệm vụ cụ thể, quy định thời gian cụ thể, và phân công vị trí cụ thể cho mỗi nhóm để
thực hiện bài tập. Đối với nội bộ nhóm, nhóm sẽ cử nhóm trưởng để điều phối, sau đó
9


nhóm sẽ tự phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên ứng với yêu cầu của bài tập,

sau đó nhóm thảo luận để giải quyết vấn đề. Khi hết thời gian làm việc nhóm thì đại
diện nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe và đưa ra các bình
luận, chất vấn, bổ sung ý kiến với nhóm đang trình bày. Cuối cùng tôi sẽ nêu ý kiến
nhận xét và tổng kết.

10



×