Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CHUYÊN đề 1 văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.75 KB, 7 trang )

Ngày dạy:
CHUYÊN ĐỀ 1: ÔN TẬP TIẾNG ViỆT
( Rút gọn câu, Câu đặc biệt)
I.Mục tiêu:
- Kiến thức:Củng cố những kiến thức các loại câu: câu rút gọn, câu đặc biệt đã
học.
- Kĩ năng: Nhận biết các loại câu, tác dụng. Rèn luyện cách sử dụng các kiểu câu
khi nói và viết.
- Thái độ : GD cho HS ý thức sử dụng từ ngữ chuẩn mực.
II. Chuẩn bị:
- GV: soạn bài, một số BT.
- HS: Ơn tập.
III. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra chữa đề cho tuần trước.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 – NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài : 14/4- 22/4( 8h sáng 22/4 nộp bài)

Câu 1. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của
chúng:
a) Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn.
(Thế Lữ)
b) Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung,
can


đảm, cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của con
người Việt Nam.
(Thép Mới)
Câu 2. Tìm câu rút gọn, khơi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác
dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau:


a) Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế! Mãi không về!
(Nguyên Hồng)
b)Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như
vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…
(Lí Lan)
Câu 3. Nêu điểm khác nhau giữa câu rút gọn và câu đặc biệt.
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Đói
cho sạch, rách cho thơm. Trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn hoặc câu đặc
biệt (gạch chân và chú thích).
Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây. Trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn hoặc câu đặc biệt
(gạch chân và chú thích rõ).


----- HẾT -----

Đáp án: Đề ôn tập ngữ văn
Câu 1
Câu đặc biệt : Buồn ơi !
Tác dụng : dùng để gọi và bày tỏ cảm xúc
b.Câu đặc biệt : cây tre Việt Nam !
Tác dụng :Thông báo sự vật, bày tỏ cảm xúc yêu quý của tác giả đối với cây tre
Việt Nam
2. a. Câu rút gọn : Mãi không về => khôi phục lại : Mẹ mãi không về
Tác dụng : Làm cho câu văn gắn gọn, thông tin nhanh, tránh lặp lại từ đã có ở câu
trước
b. Câu rút gọn : Cứ nhắm mắt lại là dường như lại vang bên tai tiếng đọc bài trầm
bổng. => Khôi phục lại : Mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như lại vang bên tai tiếng
đọc bài trầm bổng.
Tác dụng: truyền đạt thơng tin một cách nhanh chóng; tránh lặp thơng tin đã có

phía trước

3. Khác nhau
Câu rút gọn : Về bản chất, câu rút gọn là câu đơn có đầy đủ thành phần nhưng khi
sử dụng, người ta lược bỏ đi một số thành phần như CN, VN hoặc cả CN, cả VN.
- Dựa vào hoàn cảnh sử dụng có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn làm
thành phần gì trong câu


- Có thể khơi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu đâỳ đủ thành phần.
Câu đặc biệt : là câu khơng được cấu tạo theo mơ hình CN-VN.
- Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu, không thể xác
định được đó là thành phần CN hay VN.
- Khơng thể khơi phục lại các thành phần được.
4. Đã từ lâu, ca dao, tục ngữ là kho tàng lưu giữ biết bao kinh nghiệm bổ ích của
con người. Câu tục ngữ " Đói cho sạch,rách cho thơm " chính là một trong những
câu tục ngữ hay mang đến cho chúng ta bài học bổ ích về việc phải giữ lấy nhân
cách của mình trong bất cứ hồn cảnh nào. Trước hết, ta có thể hiểu câu tục ngữ là
một lời khuyên về việc ăn, cách mặc của con người. Đó là dù bản thân có đói đến
đâu chăng nữa thì ta cũng phải biết ăn uống cho hợp vệ sinh – "đói cho sạch"; quần
áo tuy có cũ nhường nào nhưng vẫn cịn sử dụng được thì ta phải chú ý ăn mặc sao
cho sạch sẽ, tinh tươm – "rách cho thơm". Nhưng sâu xa trong câu tục ngữ này,
ngoài việc nhắc nhở cháu con trong cách ăn, mặc, cha ông ta còn nhắn nhủ một lời
khuyên quý báu về lối sống, về cách gìn giữ đạo đức, nhân cách của bản thân con
người thơng qua lối nói ẩn dụ. Cặp hình ảnh " đói – rách" là nói về hồn cảnh sinh
sống của con người cịn rất khó khăn, thiếu thốn nhiều về mặt vật chất.; còn "sạch
– thơm" là cặp hình ảnh nói về nhân cách, đạo đức và phẩm chất của con người.
Như vậy, ta có thể khẳng định được rằng, nguyên cả câu tục ngữ là một lời khuyên
cho mọi người về việc gìn giữ nhân phẩm bản thân trong bất kì hồn cảnh nào của
cuộc sống.

Câu 5
Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn
trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu
tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với
chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh
khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những
người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên
chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo
ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, cịn
“trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng
thụ.Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang
ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông
cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã
dạy.


3.Bài mới.
I.Ơn tập lí thuyết.
1.Rút gọn câu
a.Thế nào là rút gọn câu: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần
câu, tạo thành câu rút gọn.
b.Mục đích:
-Làm cho câu ngắn gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp từ
ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước
-Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ
chủ ngữ)
c.Cách dùng câu rút gọn
+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu khơng đầy đủ
nội dung câu nói
+ Khơng biến câu nói thành câu cộc lốc, khiếm nhã

2.Câu đặc biệt.
Câu đặc biệt là câu khơng có cấu tạo theo mơ hình chủ ngữ- vị ngữ.
Câu đặc biệt thường dùng để:
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói tới trong đoạn
- Liệt kê, thơng báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
- Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp
II. Bài tập vận dụng
1.Bài Rút gọn câu

Bài 1: Xác định các câu rút gọn và cho biết tác dụng của chúng.
a, Cuộc bắt nhái trời mưa đã vãn. Ai nấy ra về. Anh Duyên xách giỏ về trước. Thứ
đến chị Duyện.
b, Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đi mừng để lấy lịng chủ. Lão Hạc nạt to hơn
nữa:
- Mừng à? Vẫy đi à? Vẫy đi thì cũng giết! Cho cậu chết!
c, Cụ Bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng
bởi cái cười:


- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con
ngóe đâu? Lại say rồi phải không?
Gợi ý
Câu rút gọn
a.Thứ đến chị Duyện.
b, Mừng à? Vẫy đi à? Vẫy đi thì cũng giết! Cho cậu chết!
c, Lại say rồi phải không?
Tác dụng:
Mục đích:
-Làm cho câu ngắn gọn hơn, vừa thơng tin được nhanh, vừa
tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.


Bài 2: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5- 7 câu) tả cảnh quê em trong ngày Tết, trong
đó có sử dụng câu rút gọn.
Gợi ý
Vào những ngày cuối năm, khơng khí Tết đến với ngơi làng của chúng tôi thật tự
nhiên như những cánh hoa đến mùa rộ nở. Nào hoa cúc, hồng, dơn, nào hoa đào,
quất được mọi người chuẩn bị chưng ba ngày Tết. Con đường làng được dọn dẹp
sạch sẽ…. Có lẽ vui nhất chính là những đứa trẻ ở quê tôi. Được sắm quần áo mới,
được chạy đây đó cùng chúng bạn. Đi chúc Tết họ hàng, thầy cô. Tết trên quê tôi
đâu đâu cũng vui vẻ, náo nức, và rộn rã tiếng cười.
-Câu rút gọn: Được sắm quần áo mới, được chạy đây đó cùng chúng bạn.
Đi chúc Tết họ hàng, thầy cơ.
2.Bài Câu đặc biệt
Bài 1: Xác định các câu đặc biệt và tác dụng của nó trong các ví dụ dưới đây:
a, Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra
chạy theo. Song càng đuổi thì càng mất hút. Nhẫn lại tức điên lên.
b, Đói và lạnh! Mệt và sợ. Nó hớt hãi chạy băng qua khỏi cánh rừng đầy khói lửa
bom đạn.
c, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
d, Học ăn, học nói, học gói, học mở.


e, Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhụy trong vườn. Một phút… hai phút… ba
phút.. rồi bốn phút… Nhiều q!
g, Tơi dậy từ canh tư. Cịn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo.

Gợi ý
Câu đặc biệt:
Một phút… hai phút… ba phút.. rồi bốn phút… Nhiều quá!


III.Bài tập về nhà:
-Làm lại bài tập 1 trang 29 sgk.
- Viết đoạn văn (5-6 câu) tả cảnh quê hương em có sử dụng câu đặc biệt.
4.Củng cố, hướng dẫn: GV hận xét nhắc nhở HS.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×