Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.5 KB, 62 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội, nó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội của từng quốc gia. Văn hóa là từ có nội hàm rất rộng bao trùm cả lĩnh vực
lịch sử, giáo dục, xã hội… Văn hóa giúp cho lịch sử con người nhận thức được
không gian, và mọi vật xã hội tiến tới chân - thiện - mỹ. Trải qua bao biến chuyển
của lịch sử, nếu có một điều đáng tự hào của nhân loại nói chung, đó chính là
thành tựu văn hóa. Lịch sử trên thế giới đã chứng minh: lớp bụi thời gian sẽ làm
phai mờ tất cả, trừ giá trị văn hóa vẫn mãi mãi lưu truyền. Trong thời đại ngày
nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích
lại gần nhau thì văn hóa dân tộc trở thành trung tâm của sự chú ý. Những năm
gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng
của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đồng thời đặt
mục tiêu “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
[21;533].
Đối với từng quốc gia đều có những nét văn hóa rất riêng, rất đặc trưng của
quốc gia dân tộc mình gắn liền với sắc thái văn hóa của tất cả các dân tộc sinh
sống trên quốc gia đó. Đối với từng đơn vị hành chính (tỉnh, huyện) của một quốc
gia, bên cạnh tất cả các sắc thái văn hóa của các dân tộc đang sinh sống còn có
những địa danh, khu di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống… góp phần tạo nên
những nét văn hóa rất đơn nhất, rất đặc sắc của đơn vị hành chính đó. Do đó, nếu
biết phát huy và phát triển các giá trị văn hóa của mỗi con người, của các cộng
đồng dân tộc, của từng khu di tích lịch sử, của từng lễ hội truyền thống một cách
lành mạnh thì càng có điều kiện thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, giải quyết
tốt các vấn đề xã hội.
Việt Nam có 64 tỉnh, thành trải dài từ Bắc chí Nam hầu như nơi nào
cũng có di tích và thắng cảnh. Mỗi di tích và thắng cảnh như mỗi bông hoa rực rỡ
sắc màu trong rừng hoa văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. An Giang
thuộc miền Tây Nam Bộ, vùng đất có lợi thế về thiên nhiên, là vùng đồng bằng


bỗng dưng có núi. Đây còn là vùng đất giàu di tích lịch sử văn hóa. Vùng đất này
trở thành trung tâm du lịch hành hương điển hình biểu tượng của miền Tây; một
Trang
1
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
hình ảnh An Giang trong lòng mọi người. Từ vị trí địa lý đặc biệt của mình, An
Giang xưa đã trở thành trung tâm văn hóa Óc Eo nổi tiếng trong chín tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long. Khi người Việt đến An Giang còn bị hoang hóa và người
Việt đã viết tiếp trang sử của vùng đất này. Người Việt sống cộng cư với các dân
tộc anh em khác và cùng nhau xây dựng nền văn hóa mới, phủ lên vùng đất An
Giang và cả miền Tây Nam Bộ nói chung. Ngày nay, người Việt trở thành chủ thể
của vùng đất này. Trong suốt tiến trình lịch sử, các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa,
Khmer ở An Giang luôn gắn bó học hỏi lẫn nhau cùng phát triển và hình thành
nên một “nền văn hóa sông nước”. Núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế (nay thuộc phường
Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang), một làng mang nhiều nét đặc thù ở
vùng biên thùy Tây Nam Bộ, có núi, có sông, có đồng bằng bát ngát và nhiều di
tích, thắng cảnh. Nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn
hóa cùng hàng trăm chùa, am, miếu và nhiều thắng cảnh đẹp mang dấu ấn một
thời mở đất về phương Nam. Núi Sam có khoảng 142 cơ sở tín ngưỡng, thờ tự
cùng các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu [23]. Ngoài 142 cơ sở tín ngưỡng, thờ
tự, khu vực núi Sam có 5 công trình lịch sử văn hóa tiêu biểu được công nhận là
di tích: đình Vĩnh Tế, chùa Tây An, chùa Hang, Lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu
Bà Chúa Xứ. Những di tích trên có giá trị về mặt lịch sử, tín ngưỡng – tôn giáo,
giá trị về mặt kiến trúc, cảnh quan môi trường và giá trị về mặt hiện vật. Bên cạnh
các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu tại núi Sam, lễ hội là một loại hình văn hóa
đặc sắc của vùng đất. Đặc trưng nhất của nét lễ hội vùng núi Sam là Lễ hội Vía
Bà Chúa Xứ.
Chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến các di tích thắng
cảnh cũng như sinh hoạt truyền thống của các lễ hội, tạo điều kiện trùng tu xây
dựng các di tích lịch sử, nâng cấp các lễ hội, hướng các lễ hội sinh hoạt lành

mạnh theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà
nước. Mặt khác, vẫn tôn trọng những giá trị văn hóa thuộc về truyền thống của
các di tích, cũng như những nét sinh hoạt đặc sắc riêng của các lễ hội.
Các lễ hội núi Sam, có tính đa dạng về loại hình hoạt động và phong phú về
nội dung thờ cúng. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tập tục thờ nữ thần, thờ cúng
Phật, Thánh… xuất phát từ tín ngưỡng đa thần của cư dân nông nghiệp; từ cội
nguồn tâm thức chung của người Việt, luôn sống với đạo lý: “Uống nước nhớ
nguồn”. Qua các nội dung của các lễ hội nêu trên, người ta có thể nhìn nhận rõ
Trang
2
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
nét hơn tính giao lưu tiếp biến văn hóa của tín ngưỡng dân gian bản địa, điển hình
như Chúa Xứ Thánh Mẫu.
Trong những năm qua, mặc dù những nét văn hóa trong Lễ hội Vía Bà Chúa
Xứ núi Sam đã được nhiều tác giả nghiên cứu đến. Tuy nhiên, hầu hết tất cả đều
nêu một cách khái quát về Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, chưa đi sâu tìm hiểu phong
tục sinh hoạt, các nét văn hóa truyền thống độc đáo của lễ hội và đề ra các biện
pháp để giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, một
lễ hội được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 2001.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, giai đoạn hội nhập toàn
cầu, vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ gìn những nét văn hóa độc đáo trong Lễ
hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Quảng bá hình
ảnh độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ cho du khách trong nước
mà còn du khách ngoài nước biết đến, cũng như xóa bỏ những nghi ngờ, những
quan niệm sai lệch xem lễ hội là một hình thức mê tín dị đoan. Đó cũng là vấn đề
đáng quan tâm hiện nay.
Mảng đề tài về văn hóa là lĩnh vực tôi rất tâm đắc, được sinh ra và lớn lên
trên mảnh đất An Giang giàu truyền thống anh hùng, nổi tiếng về nông nghiệp,
với nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh đẹp. Tiếp bước truyền thống đó, tôi cũng
muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào quá trình xây dựng quê

hương An Giang nói riêng, sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung ngày càng
giàu đẹp, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa.
Chính vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của
mình: “Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc ở Lễ hội vía Bà Chúa Xứ
núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang”.
2. Mục đích và nhiệm vụ:
2.1. Mục đích:
Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi
Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Đề xuất một số giải pháp trong việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội
Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ:
Nghiên cứu tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi
Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Trang
3
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi
Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng:
Nghiên cứu nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị
xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận chỉ nghiên cứu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía
Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng:
Phương pháp luận: Duy vật biện chứng.
Phương pháp chuyên ngành:

Phương pháp tiếp cận văn hóa: logic-lịch sử, khảo sát thực tế.
Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống.
Phương pháp điền giả
5. Đóng góp của khóa luận:
Khóa luận góp phần làm sáng tỏ thêm về văn hóa dân tộc nói chung, và một
số nét văn hóa độc đáo (Văn hóa tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu) của Lễ hội Vía Bà
Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang hiện nay nói riêng.
Đề ra một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa
Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang trong giai đoạn hội nhập của đất
nước hiện nay.
Quảng bá hình ảnh văn hóa độc đáo của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam
không chỉ cho du khách trong cả nước mà còn cho du khách nước ngoài biết đến,
cũng như xóa bỏ những nghi ngờ, những quan niệm sai lệch về Lễ hội.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm nguồn tư liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về văn hóa, cũng như nét văn hóa dân tộc
trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Góp phần cung cấp những cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách,
chủ trương của chính quyền địa phương về công tác văn hóa, tư tưởng thị xã
Châu Đốc, tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay.
Trang
4
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
6. Kết cấu khóa luận:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm 2 chương.
Chương 1
Văn hóa tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng thờ Mẫu trong nền
văn hóa Việt Nam
1.1. Văn hóa và văn hóa tín ngưỡng dân gian
1.1.1. Khái niệm văn hóa

1.1.2. Văn hóa tín ngưỡng dân gian
1.1.3. Tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về văn
hóa
1.1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
1.1.3.2. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa
1.1.3.3. Đường lối, chính sách của Đảng bộ An Giang về văn hóa
1.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu trong nền văn hóa Việt Nam
1.2.1. Thờ Mẫu trong lịch sử người Việt
1.2.2. Về kiến trúc, bày trí điện thần và lễ thức của tín ngưỡng thờ Mẫu
Chương 2
Giữ gìn nét văn hóa ở Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã
Châu Đốc, tỉnh An Giang
2.1. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang
2.1.1. Vị trí địa lý và tình hình kinh tế - xã hội thị xã Châu Đốc hiện nay
2.1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành thị xã Châu Đốc
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Châu Đốc hiện nay
2.1.2. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang
2.2. Tác động của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam đến đời sống người
dân
2.2.1. Ý thức người dân đối với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam
2.2.2. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam tác động đến người dân
2.3. Một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa ở Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi
Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang
2.3.1. Một số vấn đề tồn tại trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam
2.3.2. Một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi
Sam
Trang
5
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
2.3.2.1. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và nâng cao nhận

thức về giữ gìn nét văn hóa ở Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam
2.3.2.2. Phát huy nét đẹp, điều đúng ở Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam
2.3.2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và biện pháp quản lý của
Nhà nước đối với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Trang
6
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
Văn hóa tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng thờ
Mẫu trong nền văn hóa Việt Nam
1.1. Văn hóa và văn hóa tín ngưỡng dân gian
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Tiến trình lịch sử của nhân loại cho thấy, ngay từ thuở sơ khai, văn hóa đã là
nền tảng, là động lực của quá trình phát triển của toàn thể cộng đồng nói chung và
từng cá thể thành viên của cộng đồng nói riêng. Văn hóa đã trở thành một chủ đề
thu hút sự quan tâm chung của toàn thể cộng đồng nhân loại chứ không còn là
vấn đề riêng của giới nghiên cứu học thuật nữa.
Trong tiếng Việt, văn hóa là danh từ có nội hàm khá rộng và phức tạp.
Người ta có thể hiểu văn hóa như là một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng
cũng có thể hiểu văn hóa như lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn
hóa như trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong lý lịch công
chức của mình.
Đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, tùy thuộc vào những không
gian, thời gian khác nhau và những tác giả khác nhau. Điều đó chứng tỏ tính đa
dạng phong phú và tính luôn luôn biến đổi của văn hóa. Bản thân thực thể văn
hóa đã trở thành đối tượng cho nhiều nhà nghiên cứu, văn hóa không còn giới hạn
trong khuôn khổ của một khoa học mà là sự đa chiều của nhiều khoa học. Điều
này đã dẫn đến việc có quá nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa được đề cập

đến ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Quả thật, văn hóa là một khái niệm có
nội dung rất phong phú và đa dạng, qua đó cho thấy việc xác định khái niệm văn
hóa không đơn giản bởi các tác giả khác nhau thường hiểu nội dung của nó khác
nhau tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và tùy thuộc vào việc xuất phát từ cứ liệu
riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu.
Trong quyển “Nhân chủng học Văn hóa”, giáo sư Richley H.Crapo cho
rằng, hai nhà khoa học Mỹ A.L.Krober và Kluckhôn đã khảo sát 158 định nghĩa
về văn hóa. Năm 1967, Abraham Moles, nhà Văn hóa học Pháp cho rằng, có 250
định nghĩa về văn hóa. Nhà nghiên cứu văn hóa Trung Hoa Từ Hồng Hưng cho
rằng, có đến “hàng nghìn định nghĩa về văn hóa” [31;10]. Theo tác giả Đoàn Văn
Trang
7
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
Chúc trong sách “Xã hội học văn hóa” thống kê cho đến nay có tới 256 định
nghĩa khác nhau về văn hóa [13;21]. Năm 1994, trong công trình Văn hóa Việt
Nam và cách tiếp cận mới, Phó Giáo Sư Phan Ngọc cho biết: “Một nhà dân tộc
học Mỹ đã dẫn ngót bốn trăm định nghĩa về văn hóa khác nhau” [22;19].
Ngược dòng thời gian, ở phương Tây, từ văn hóa xuất hiện sớm trong đời
sống ngôn ngữ. Nhà ngôn ngữ học người Đức W.Wundt cho rằng: Văn hóa là
một từ có căn gốc Latinh: Colere, sau trở thành Cultura nghĩa là cày cấy, gieo
trồng. Từ nét nghĩ này về sau dẫn đến nghĩa rộng hơn là sự hoàn thiện, vun trồng
tinh thần, trí tuệ. Thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, nhà hùng biện thời La Mã
Cicéron có câu nói nổi tiếng: “Triết học là văn hóa tinh thần” [17;13]. Quay sang
phương Đông, ở Trung Quốc, từ văn hóa đã xuất hiện trong đời sống ngôn ngữ ở
thời Tây Hán (206 trước Công nguyên - 220 sau Công nguyên), hai từ văn và hóa
đã được kết hợp lại thành văn hóa, và nhìn chung có hàm nghĩa: Dung, Thi, Thư,
Lễ, Nhạc, điển chương, chế độ… để giáo hóa dân chúng. Trong quyển sách
Thuyết uyển bài Chỉ vũ của Lưu Hướng viết: Thánh nhân cai trị thiên hạ, trước
dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực. Như vậy, trong cách nghĩ của Lưu Hướng,
từ văn hóa được hiểu như một cách giáo hóa đối lập với vũ lực, văn hóa gần

nghĩa với giáo hóa [17;14]. Trong phong trào “Minh trị duy tân” khởi xướng vào
năm 1868, Nhật Bản đã dịch rất nhiều sách của phương Tây, hai từ văn hóa đã
được Nhật Bản dùng để dịch những từ có cùng gốc Latinh Cultura.
Mặc dù có mặt sớm trong đời sống ngôn ngữ phương Tây cũng như phương
Đông như vậy, nhưng phải đến thế kỷ XVIII, từ văn hóa mới được đưa vào khoa
học, sử dụng như thuật ngữ khoa học. Năm 1774, từ này mới được xuất hiện
trong thư tịch và ghi vào từ điển năm 1783 ở Đức. Người đầu tiên sử dụng từ văn
hóa trong khoa học là Pufendorf, người Đức. Ông cho rằng văn hóa là toàn bộ
những gì được tạo ra do hoạt động xã hội, nghĩa là văn hóa đối lập với trạng thái
tự nhiên. Trong khi nhà triết học H.Kant lại cho rằng văn hóa là sự phát triển,
bộc lộ các khả năng, năng lực và sức mạnh của con người [17;14]. Cùng với các
nhà triết học Đức, nhà triết học Vico người Ý cho rằng, văn hóa là một từ chỉ
phức thể gồm: khoa học, nghệ thuật, kinh tế, chính trị.
Đến năm 1855, khi Klemm công bố công trình Khoa học chung về văn hóa
thì người ta mới coi khoa học về văn hóa hình thành và thực sự phát triển. Năm
1871, E.B.Tylor công bố công trình Văn hóa nguyên thủy ở Luân Đôn. Lúc này,
ngành khoa học về văn hóa mới chính thức được khẳng định, bởi E.B.Tylor đã
Trang
8
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
xác lập được đối tượng nghiên cứu của ngành văn hóa học. Trên cơ sở này,
E.B.Tylor đã đề xuất một định nghĩa đầu tiên về văn hóa và khá nổi tiếng: “Văn
hóa, hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và những khả năng và tập quán khác
mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội” [10;19]. Như
vậy, E.B.Tylor cho rằng con người có được văn hóa với tư cách là một thành viên
xã hội, không có cộng đồng nào không có văn hóa và cũng không có văn hóa nào
tồn tại ngoài cộng đồng. Đi sâu tìm hiểu định nghĩa này, có thể thấy, E.B.Tylor đã
nhấn mạnh về mặt tinh thần của văn hóa. Định nghĩa này cũng nêu gộp mọi bình
diện, cấp độ của văn hóa, do đó chưa nêu được bản chất văn hóa, vì vậy chỉ là

định nghĩa mang tính chất mô tả và văn hóa không đơn giản là sự hiểu biết. Đây
được xem là định nghĩa đầu tiên, cổ điển, tiêu biểu về văn hóa, dù chưa phải là
hay nhất và đầy đủ nhất. Đến giữa những năm 60 của thế kỷ này, Abraham
Moles, một nhà văn hóa học Pháp, lại quan niệm: “Văn hóa - đó là chiều cạnh trí
tuệ của môi trường nhân tạo, do con người xây dựng nên trong tiến trình đời
sống xã hội của mình” [13;21]. Các Pốp nhà văn hóa thuộc Liên Xô cũ thì định
nghĩa: “Văn hóa là toàn bộ của cải vật chất và tinh thần, kết quả của những hoạt
động có tính chất xã hội và lịch sử của xã hội loài người” [19;21].
Như đã nói trên, bản thân thực thể văn hóa đã trở thành một đối tượng được
nhiều chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn quan tâm đi sâu
nghiên cứu, trước kia là khoa học nhân học và hiện nay là chuyên ngành văn hóa
học. Cùng với thời gian, hàm nghĩa văn hóa không ngừng được mở rộng, ngày
càng thêm phong phú, chuẩn xác, nhưng “văn hóa là gì?” vẫn là một vấn đề luôn
được đặt ra để đón nhận những lời giải đáp ngày càng thấu đáo và đầy đủ hơn.
Những năm thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, vấn đề văn hóa được quan
tâm, được xem là yếu tố có vị trí quan trọng để vừa bảo tồn dân tộc, vừa phát
triển dân tộc. Quan điểm của UNESCO là: văn hóa bao gồm tất cả những gì làm
cho dân tộc này khác dân tộc khác. Rất nhiều cuộc hợp bàn về văn hóa dưới sự
chủ trì của Liên hiệp quốc đã được tổ chức, qua đó nhiều định nghĩa về văn hóa
đã được đề xuất. Tại lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa tổ chức tại
Paris ngày 21/1/1988, Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor lại đưa ra định
nghĩa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt
của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ và cũng như đang diễn ra
trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên hệ thống các giá trị,
Trang
9
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản
sắc riêng của mình” [13;22].
Bên cạnh đó, trong các bộ Từ điển bách khoa và các từ điển chuyên ngành

của các nước, từ văn hóa cũng có một vị trí xứng đáng với những lời giải thích
khá đầy đủ và sâu sắc: “Văn hóa theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn
ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ … những hiểu biết kĩ thuật cũng như toàn bộ việc
tổ chức môi trường con người… những công cụ, nhà ở… và nói chung toàn bộ
công nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hệ và ứng xử của một
nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó…” (Bách khoa toàn thư Pháp)
[10;35].
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, văn hóa bắt nguồn từ lao động.
C. Mác viết: Chúng ta buộc phải bắt đầu bằng việc xác định tiền đề đầu tiên
của mọi sự tồn tại con người, và do đó tiền đề của mọi lịch sử, đó là người ta phải
có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì
trước hết phải có thức ăn, nước uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác. Như
vậy hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất những tư liệu để thỏa mãn những nhu
cầu ấy, việc sản xuất ra đời sống vật chất. Hơn nữa, đó là một hành vi lịch sử, một
điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà (hiện nay cũng như hàng ngàn năm về trước)
người ta phải thực hiện hàng ngày, hàng giờ, chỉ để nhằm duy trì đời sống con
người [31;10-11]. Từ đây Mác cho rằng, khởi điểm của hành vi lịch sử đầu tiên là
văn hóa. Văn hóa như là sự thăng hoa của quá trình sản xuất vật chất, là cái để
con người khẳng định mình. Và do vậy, bản chất con người luôn sáng tạo theo
quy luật của cái đẹp. Quan niệm của Mác, Ăngghen về văn hóa đã được
V.I.Lênin kế thừa và phát triển. Với V.I.Lênin, văn hóa luôn gắn liền với phát
triển và hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội [31;11].
Thuật ngữ văn hóa xuất hiện rất lâu trong ngôn ngữ Hán, du nhập vào Việt
Nam từ hơn 2000 năm trước [3;10]. Cho đến nay có rất nhiều khái niệm khác
nhau được các giáo sư, các nhà văn hóa học Việt Nam nêu lên. Căn cứ vào nghĩa
gốc của từ Culture trong tiếng Latinh, Giáo sư Vũ Khiêu, nhà văn hóa học Việt
Nam, cho rằng: “Văn hóa thể hiện trình độ vun trồng của con người, của xã hội…
Văn hóa là trạng thái của con người ngày càng tách khỏi giới động vật, ngày
càng xóa bỏ những đặc tính của động vật, để khẳng định những đặc tính của con
người” [13;21].

Trang
10
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
P. Giáo Sư, Viện sĩ Trần Ngọc Thêm cũng đưa ra khái niệm về văn hóa:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [25;10]. Theo ông, văn hóa có bốn
đặc trưng cơ bản: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh.
Ngày nay, văn hóa thường được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp, văn hóa
nói chung và các nền văn hóa cụ thể. Văn hóa hiểu theo cách khái quát nhất và
rộng nhất có thể coi văn hóa là để chỉ toàn bộ những sáng tạo của con người về
vật chất, về tinh thần và về ứng xử, đó là những sáng tạo và hoạt động có ích cho
cuộc sống con người, cho xã hội loài người và cho thế giới xung quanh trong mối
quan hệ với môi trường tự nhiên, quần thể cộng đồng và thế giới tâm linh. Còn
văn hóa hiểu theo nghĩa riêng, chính là đặc trưng đời sống mang tính chung cho
cộng đồng người, đồng thời là bản sắc riêng khi đối sánh, phân biệt văn hóa với
cộng đồng người khác.
Nhìn chung, tuy có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa nhưng mọi
khái niệm văn hóa đều thống nhất những đặc điểm sau:
Một là, văn hóa bao gồm văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất chứ không
chỉ là văn hóa tinh thần hay văn hóa nghệ thuật;
Hai là, văn hóa không chỉ có nghĩa là văn học nghệ thuật như thông thường
người ta thường nói. Văn học nghệ thuật chỉ là một bộ phận cao nhất trong lĩnh
vực văn hóa;
Ba là, văn hóa là sự sáng tạo của con người hướng tới giá trị chân – thiện –
mỹ. Do vậy, nó trở thành dấu hiệu tộc loại để phân biệt con người với động vật
khác;
Bốn là, văn hóa xuất hiện do sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức
của con người với tự nhiên nên văn hóa cũng là kết quả của sự thích nghi đó;
Năm là, nói đến văn hóa là nói đến tính hệ thống với chức năng tổ chức xã

hội, tính giá trị với chức năng điều tiết xã hội, tính lịch sử với chức năng giáo
dục, tính nhân bản với chức năng giao tiếp;
Sáu là, văn hóa về bản chất là một quá trình phát triển mang tính người, nó
là cái đặc trưng cho một cộng đồng dân tộc.
Tóm lại, điểm qua một vài định nghĩa xưa và nay, trong và ngoài nước về
văn hóa, có thể thấy rằng trên cả hai bình diện chính trị và khoa học thì những
quan điểm hoặc định nghĩa về văn hóa là rất khác nhau nhưng không vì thế mà
Trang
11
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
chúng ta không thấy điểm chung trong các định nghĩa, quan niệm về văn hóa (văn
hóa thuộc về con người và có tính giá trị). Tất nhiên, ở mọi cộng đồng người khác
nhau do những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau thì những giá trị này không
đồng nhất mà chúng hết sức khác nhau thậm chí đối nghịch nhau.
Bên cạnh khái niệm văn hóa, còn có những khái niệm gần gũi, có liên quan
song không đồng nhất với nó. Đó là các khái niệm văn minh, văn hiến, văn vật.
Văn hóa là một khái niệm bao trùm, có chứa cả giá trị vật chất lẫn tinh thần.
Văn hóa luôn mang tính lịch sử, tính dân tộc. Khái niệm văn hóa và các nền văn
hóa cổ đại đều xuất phát từ các nước phương Đông có nền kinh tế nông nghiệp
trồng lúa nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập, … Nền văn hóa phương
Tây xuất hiện sớm nhất là văn hóa Hy lạp và La Mã cùng có nguồn gốc từ
phương Đông, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của nền văn hóa Ai Cập -
Lưỡng Hà. Các trung tâm văn hóa cổ đại phương Đông đều hình thành ở những
lưu vực có con sông lớn - là những nơi sản xuất nông nghiệp từ xưa đến nay.
Văn minh (văn là vẻ đẹp, minh là sáng) là một từ có nguồn gốc trong tiếng
Hán được Hán Việt hóa, được ghép bằng hai từ Văn và Minh. Trong các tiếng
Anh, Pháp, Đức, Nga, Latinh cùng có một nguồn gốc là Civilisation là để chỉ sự
khai hóa, làm cho con người thông tuệ lên. Như vậy, quan niệm của phương
Đông và phương Tây thì có sự đồng nhất trong khái niệm văn minh, đó là làm
cho con người tân tiến hơn cả về vật chất, về tinh thần, về ứng xử, cũng có nghĩa

là làm cho xã hội ngày càng phát triển. Nếu như văn hóa là toàn bộ những sáng
tạo từ đầu đến cuối của nhân loại thì văn minh là để chỉ mỗi một nấc thang, từng
cấp độ của sự phát triển trong đó có văn hóa. Văn minh chỉ cho ta trình độ phát
triển nhất định của văn hóa; nó là một đặc trưng của thời đại và có tính quốc tế,
đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại. Một dân tộc có trình độ
văn minh cao song có khi nền văn hóa lại rất nghèo nàn. Ngược lại một dân tộc
còn lạc hậu có khi lại có nền văn hóa phong phú.
Văn hiến là một khái niệm của phương Đông, theo nghĩa gốc là “sách vở,
điển chương chế độ, người hiền tài”.Văn hiến là khái niệm thiên về các giá trị
tinh thần. Nếu văn hóa là tổng thể những sáng tạo về văn hóa, văn minh là các
cấp độ, nấc thang cao thấp của sáng tạo văn hóa; văn hiến lại ghi nhận, khẳng
định cho sáng tạo của nền văn hóa - văn minh. Muốn xác lập một nền văn hiến
cho một quốc gia phải có đủ các tiêu chuẩn: chữ viết và những quy định bằng văn
Trang
12
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
bản (chữ viết, bản đồ, các loại hình mã hóa trên cơ sở của chữ viết) khắp các lĩnh
vực hoạt động của đất nước đó.
Văn vật có nghĩa hẹp hơn, là khái niệm bộ phận của văn hóa, chỉ khác văn
hóa ở độ bao quát các giá trị. Văn vật là truyền thống văn hóa thiên về các giá trị
văn hóa vật chất ở một vùng đất. Nó biểu hiện ở việc có nhiều nhân tài, nhiều di
tích, công trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử.
Tóm lại, văn hóa là một khái niệm có nội dung rất phong phú và phức tạp.
Các tác giả khác nhau thường hiểu nội dung của nó khác nhau tùy thuộc vào góc
độ tiếp cận của từng người. Cùng với lịch sử, nội hàm văn hóa ngày càng mở
rộng và chuẩn hóa thêm, số lượng khái niệm văn hóa tăng lên ngày một nhiều,
nhưng câu hỏi văn hóa là gì? luôn đặt ra và luôn chờ những lời giải thích. Tùy
thuộc vào góc độ, khía cạnh khác nhau mà chúng ta tìm hiểu về khái niệm văn
hóa khác nhau.
1.1.2. Văn hóa tín ngưỡng dân gian

Từ khi có loài người đã có tín ngưỡng. Các tín ngưỡng xa xưa ấy đều là bái
vật giáo, đa thần giáo theo quan niệm sơ khai của nhân loại là vạn vật hữu linh.
Cùng với sự tiến bộ của nhân loại, các tôn giáo lớn ra đời dần thay thế các tín
ngưỡng sơ khai. Tuy nhiên, nhiều bộ tộc, nhiều dân tộc của các quốc gia, kể cả
các quốc gia có nền văn hóa sớm phát triển, vẫn duy trì tín ngưỡng đa thần giáo.
Theo Đào Văn Tập trong Tự điển Việt Nam phổ thông: “Tín ngưỡng là lòng
tin, ngưỡng mộ một tôn giáo hay một chủ nghĩa” [27;95].
Trong Hán – Việt tự điển, Đào Duy Anh đã giải thích: “Tín ngưỡng là lòng
ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hay một chủ nghĩa” [27;95].
Tín ngưỡng là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái những thần thánh, vật
thiêng hoặc linh hồn người chết do con người tưởng tượng ra hoặc do con người
suy tôn, gán cho những phẩm chất siêu phàm. Tín ngưỡng là một thành tố của văn
hóa tổ chức cộng đồng, thuộc phạm vi đời sống cá nhân, được hình thành tự phát,
nhưng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người.
Tín ngưỡng của người Việt thể hiện ở các mặt: tín ngưỡng phồn thực, tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Ra đời trên nền tảng
xã hội nông nghiệp cổ truyền, tố chất nông dân mạnh về tư duy tổng hợp, thiếu tư
duy phân tích nên tín ngưỡng của người Việt là tín ngưỡng dân dã đang ở giai
đoạn hình thành mầm móng của tôn giáo sơ khai; nghĩa là tín ngưỡng Việt Nam
chưa chuyển được thành tôn giáo.
Trang
13
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
Cũng như các thành tố khác của văn hóa Việt Nam, tín ngưỡng Việt Nam
phản ánh rất rõ những đặc trưng nông nghiệp lúa nước của nền văn hóa Việt
Nam. Đó là: sự tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên (tín ngưỡng sùng bái
tự nhiên); là sự phản ánh đậm nét nguyên lý Âm – Dương (từ đối tượng thờ cúng
như Trời – Đất, Chim – Thú, Rừng – Nước, cơ quan sinh dục Nam – Nữ… cho
đến cách thức giao lưu giữa con người và thần linh, trần gian và cõi linh thiêng);
là khuynh hướng đề cao nữ tính với hàng loạt nữ thần được thờ cúng ở mọi làng

quê (Mẹ Trời, Mẹ đất, nữ thần Mây, Mưa…) là tính tổng hợp thể hiện ở tính đa
thần, tính cộng đồng.
Một số tín ngưỡng dân gian tiêu biểu của người Việt:
Tín ngưỡng thờ vua Hùng
Vua Hùng là vị Vua Tổ của người Việt, người có công sáng lập ra nước Văn
Lang và mở ra thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam (từ khoảng thế kỷ
thứ VII đến thế kỷ thứ III Tr. CN). Tương truyền, Vua Hùng (Hùng Vương thứ
nhất) là con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, cháu đời thứ 6 của Thần Nông.
Theo thần thoại, Âu Cơ lấy Lạc Long Quân, sinh ra bọc có 100 trứng, nở thành
100 con trai. Một nửa theo Cha xuống bể, một nửa theo Mẹ lên non. Đến đất
Phong Châu (vùng Việt Trì – Phú Thọ ngày nay) Mẹ Âu Cơ cùng các con tôn
người con trưởng làm vua nước Văn Lang. Mảnh đất Phong Châu nơi đóng đô
của các Vua Hùng trở thành vùng Đất Tổ. Ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm
được lấy làm ngày giỗ Tổ.
Thờ cúng Vua Hùng mang một ý nghĩa thiêng liêng cao cả hướng về cội
nguồn, tưởng nhớ những người có công trong việc tạo lập non sông đất nước, xây
dựng cuộc sống ngày nay trong mỗi người dân và để mong tổ tiên phù hộ cho
cuộc sống của con cháu. “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước” là lời của Bác Hồ căn dặn các thế hệ người Việt
Nam phải đoàn kết để xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc này. Và “Dù ai đi
ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba” là điều mà mỗi người Việt
Nam hằng tâm niệm.
Tín ngưỡng phồn thực
Tín ngưỡng phồn thực là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái sự sinh tồn
nảy nở của tự nhiên và con người (phồn = nhiều; thực = nảy nở). Tín ngưỡng
phồn thực hình thành từ xa xưa trong lịch sử, trên cơ sở tư duy trực quan, cảm
tính của cư dân nông nghiệp trước sự sinh sôi để duy trì cuộc sống con người (là
Trang
14
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh

kết quả hành vi giao phối Đực – Cái, Nam – Nữ); trước sự sinh sôi để duy trì sự
sống của cây trồng (cây lúa…), vật nuôi. Họ nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức
mạnh siêu nhiên và sùng bái các hiện vật – hiện thực đó như thần thánh. Như vậy,
bản chất của tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng cầu sinh nở và no đủ.
Ở nước ta, tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, dưới hai
dạng biểu hiện: thờ cơ quan sinh dục nam nữ và thờ bản thân hành vi giao phối.
Thứ nhất, thờ cơ quan sinh dục nam nữ, được gọi là thờ sinh thực khí (sinh
= đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ). Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng
phồn thực, nó phổ biến ở các nền văn minh nông nghiệp trên thế giới. Thuật ngữ
của ngành dân tộc học trên thế giới gọi sinh thực khí là Linga (Cơ quan sinh dục
nam) và Yoni (Cơ quan sinh dục nữ).
Ở Việt Nam, việc thờ sinh thực khí được gọi là thờ cúng nõ nường, những
tên chỉ sinh thực khí là Nõ (nêm) tượng cho bộ phận sinh dục nam, Nường (nang,
mo nang) tượng cho bộ phận sinh dục nữ. Ngoài ra, còn có các biến thể của việc
thờ cơ quan sinh dục nam nữ như: thờ cột đá tự nhiên, thờ các kẻ đá nứt tự nhiên,
tạc các bộ phận của các công trình kiến trúc có hình dáng như bộ phận sinh dục
nam, nữ.
Thứ hai, thờ hành vi giao phối, một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, đặc
biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam.
Ở Việt Nam, có những biểu hiện của tín ngưỡng này như: tượng bốn đôi
nam nữ đang giao hợp được đúc bằng đồng, gắn trên nắp thạp đồng Đào Thịnh
(Yên Bái, niên đại 500 năm Tr.CN). Ở thân thạp Đào Thịnh khắc chìm hình
những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc trước, khiến cho hai con cá sấu – rồng
được gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan.
Trên nắp trống đồng Hoàng Hạ (Hà Sơn Bình) có khắp những cặp chim ngồi trên
lưng nhau trong tư thế đạp mái; tượng cóc giao phối; điệu múa “tùng – dí” trong
lễ hội làng các vùng trung Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ, với thanh niên nam nữ
từng đôi múa, cầm trong tay những vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ,
cứ mỗi khi nghe trống đánh (tùng), họ lại giơ hai vật đó chạm vào nhau (dí);
Tượng nam nữ với bộ phận sinh dục quá cỡ thường xuyên có mặt ở các nhà mồ

Tây nguyên;…
Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng
những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời cho rằng
Trang
15
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
có chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người (như: trời
đất, sông nước, núi rừng,…); thờ những thái hậu, hoàng hậu, công chúa là những
người khi sống tài giỏi, có công với dân với nước, khi mất hiển linh phù trợ cho
người an vật thịnh. Các vị nữ thần này được tôn vinh với các chức vị: Thánh Mẫu
(Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu, Thượng
Ngàn Thánh Mẫu…), Quốc Mẫu (như Quốc Mẫu Âu Cơ…), Vương Mẫu (như
người mẹ của Thánh Gióng được tôn vinh là Vương Mẫu…).
Tục thờ Mẫu ra đời trên cơ sở tục thờ nữ thần. Các thánh Mẫu đều là nữ
thần. Các vị được thờ trong các đền, chùa, miếu, điện; đặc biệt là có Thánh Mẫu
Liễu Hạnh được thờ trong một loại hình kiến trúc riêng là phủ: phủ Giày, phủ
Tây Hồ. Hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển khá sâu rộng trên cả nước,
được nhiều người Việt ở nước ngoài thờ phụng. Ở mỗi địa phương khác nhau,
Tín ngưỡng thờ Mẫu có sắc thái riêng, do ảnh hưởng của quá trình tiếp xúc và
giao lưu văn hóa.
Ngoài ra, người Việt Nam còn có tín ngưỡng: thờ cúng tổ nghề, thờ cúng tổ
tiên, tục thờ nữ thần, tín ngưỡng Tứ bất tử, tục thờ thần Nông,…
Bên cạnh đó, các tín ngưỡng dân gian thường gắn với lễ hội dân gian cổ
truyền, sao cho phù hợp với tín ngưỡng đó. Lễ hội dân gian cổ truyền là sinh hoạt
văn hóa cộng đồng đáp ứng nhu cầu sáng tạo, thưởng thức, giao lưu văn hóa và
tín ngưỡng trong sinh hoạt tinh thần của con người. Phần lớn các lễ hội dân gian
đều được cấu tạo thành hai phần chính: “Lễ” và “Hội”. Lễ là phần nghi thức tế lễ
diễn ra trong thần điện, thể hiện quan hệ Người - Thần của đời thiêng. Hội là hoạt
động văn hóa, vui chơi – hội hè, thể hiện quan hệ Người – Người của đời thường,

gắn bó với lễ về nội dung, không gian và thời gian. Lễ hội là kết quả của sự vận
động của sự hội nhập giữa “Lễ” và “Hội” diễn ra trong tiến trình lịch sử đời sống
tinh thần của cộng đồng xã hội. Cũng có thể hiểu: lễ hội là sinh hoạt văn hóa tín
ngưỡng của cộng đồng làng xã, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và
phát triển cho cả cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, niềm hạnh phúc cho
từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi của gia súc, sự bội thu
của mùa màng từ bao đời nay đã quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “Nhân
Khang Vật Thịnh”. Đó là mục đích và yêu cầu của lễ hội dân gian truyền thống.
Một quan niệm đúng đắn về bản chất của lễ hội sẽ là cơ sở quan trọng để từ đó
nhìn nhận, đánh giá thực trạng hiện nay của chúng ta và đưa ra hướng giải quyết
thích hợp.
Trang
16
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
1.1.3. Tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về văn hóa
1.1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận thiên tài của cách
mạng Việt Nam. Toàn bộ tư tưởng di sản của Người là một kho báu văn hóa của
dân tộc, hàm chứa nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, đặc sắc và sáng tạo, rất
trí tuệ và rất nhân văn. Trong đó tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là một hệ thống các quan điểm lý luận
mang tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt
Nam. Nó chắc lọc, tổng hợp và kết tinh được những giá trị văn hóa của phương
Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế trong đó cốt
lõi là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với tinh hoa và bản sắc dân tộc Việt
Nam [18;13].
Nét đặc sắc nổi bật trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài
hòa giữa dân tộc với quốc tế, giai cấp với nhân loại, truyền thống với hiện đại,

trên cơ sở một chủ nghĩa nhân văn tất cả vì hạnh phúc của con người, tất cả vì sự
hoàn thiện con người. Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là một di sản vô giá, là
những giá trị vĩnh cửu, mà Người để lại cho dân tộc mình và cho nhân loại.
Những tư tưởng ấy không chỉ nằm trong những bài nói, mà còn nằm trong toàn
bộ hoạt động thực tiễn, trong cuộc sống, trong con người Hồ Chí Minh, và quan
trọng hơn là trong phong trào cách mạng của cả một dân tộc, trong sự nghiệp vĩ
đại mà Người cùng với dân tộc mình tạo dựng nên trong thế kỷ XX, trong sự lay
động con tim khối óc của hàng triệu, hàng triệu con người trên thế giới.
Năm 1923, nhà thơ Xô-viết Ô-xíp Man-đen-xtam, với cái nhìn sắc xảo của
mình đã thấy: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa không phải văn hóa
châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai” [2;91]. Chủ tịch Hồ Chí Minh là
đại diện cho khát vọng dân tộc, tự do cho mỗi nhân cách; là hiện thân khát vọng
của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa của mình.
Người đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
trên phạm vi toàn thế giới. Với những đóng góp to lớn ấy, nhân kỷ niệm 100 năm
ngày sinh của Người (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Ủy ban khoa học -
Giáo dục - Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là anh hùng giải phóng
dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tiến sĩ M. Ác-mét, giám đốc UNESCO khu
Trang
17
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
vực châu Á - Thái Bình Dương, đại diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO
phát biểu về Hồ Chí Minh: “Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải
phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là nhà hiền triết hiện đại đã
mang lại viễn cảnh và hi vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan
nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này” [2;93].
Với nhân cách, tư tưởng, đạo đức, ý chí và tài năng trên nhiều lĩnh vực, Hồ
Chí Minh xứng đáng là biểu tượng của một nền văn hóa, văn minh tương lai,
xứng đáng bậc trượng phu người quân tử, nhà triết học vĩ đại, nhà thơ lớn, nhà
văn hóa lỗi lạc, uyên thâm. Người đã để lại cho đời biết bao công trình và tác

phẩm đặc sắc, mẫu mực trên nhiều lĩnh vực, để lại nhiều nhiều quan điểm, tư
tưởng của mình về văn hóa và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Thắm nhuần
sâu sắc chủ nghĩa Mác – Lênin, tinh hoa văn hóa thế giới và các giá trị văn hóa
dân tộc, tắm mình trong hoạt động thực tiễn phong phú của nhân dân, Hồ Chí
Minh đã nhận rõ ý nghĩa lớn lao và vị trí đặc biệt của văn hóa.
Người nói: “Văn hóa có liên lạc với chính trị rất mật thiết. Phải làm thế nào
cho văn hóa vào sâu trong tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được
tham nhũng, được lười biếng, phù hoa xa xỉ. Tâm lý của ta lại muốn lấy tự do,
độc lập làm gốc. Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc
lập, tự do… Số phận dân ta ở trong tay ta. Văn hóa phải biết soi đường cho quốc
dân đi” [2;137-138]. Chúng ta thấy rõ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
văn hóa và chiến lược phát triển văn hóa. Những tư tưởng đó không chỉ còn
nguyên giá trị của nó mà có thể nói, hơn lúc nào hết cần được quán triệt trong giai
đoạn đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, việc xây dựng một nền
văn hóa mới đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặt ra như một trong
những nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Những ngày đầu tháng 9/1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã cho thành lập Ủy ban văn hóa lâm thời Bắc bộ. Trong buổi
tiếp đại biểu của Ủy ban này ngày 7/9/1945, Người nói: “Tôi mong rằng các ngài
trong giới văn hóa nhận thấy rõ nhiệm vụ của các ngài trong lúc này là củng cố
nền độc lập Việt Nam, sửa soạn gây dựng cho đất nước một nền văn hóa mới”
[11;415]. Khi miền Bắc bước vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí
Minh đã nêu rõ: “… để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn
hóa phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về văn hóa” [11;416].
Trang
18
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám (1945), cuộc kháng chiến dân tộc ta
bước vào thời kỳ quyết liệt. Trên cơ sở nắm vững được vị trí vai trò của văn hóa,

Hồ Chí Minh đã đề ra khẩu hiệu: “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng
chiến”. Với khẩu hiệu trên, văn hóa đã thật sự “ở trong kinh tế và chính trị” hoặc
“Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mật trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận
ấy” [2;139].
Trong khi các nhà văn hóa trên thế giới còn bàn cãi về khái niệm văn hóa,
đưa ra hàng trăm định nghĩa khác nhau, thì mấy ai biết từ năm 1942, Chủ tịch Hồ
Chí Minh có một định nghĩa rất đúng về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [11;409].
Đây là một định nghĩa đúng nhất về khái niệm văn hóa, được ghi nhận trong trang
cuối của bản thảo Nhật kí trong tù, không quá rộng, cũng không quá hẹp mà hoàn
toàn thích hợp với con người ở những trình độ phát triển khác nhau, ở những xã
hội chưa có điều kiện phát triển cao, cũng như xã hội có cuộc sống cao.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cần phải xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ
tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa: “… Văn hóa là một kiến trúc
thượng tầng; nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến
thiết được và có đủ điều kiện phát triển được” [11;412]. Tư tưởng văn hóa Hồ
Chí Minh đặc biệt quan tâm tới địa chỉ đích thực, diện mạo và bản sắc của văn
hóa, đó là tính dân tộc. Trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, Người thường nói đến
“cốt cách dân tộc”, “đặc tính dân tộc”. Người đã viết rằng: “Mỗi dân tộc phải
chăm lo đặc tính dân tộc của mình trong văn nghệ” [12;93]. Văn hóa phải biết kết
hợp với văn minh. Trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, văn minh không hoàn
toàn trùng khít lên văn hóa. Coi văn minh là một trình độ, một cơ cấu kĩ thuật của
xã hội và văn hóa là trình độ người, là giá trị người của các quan hệ xã hội
[12;96].
Xuất phát từ quan niệm đúng đắn đó về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn

luôn phấn đấu vì một xã hội có văn hóa, phấn đấu cho mọi người được hưởng văn
hóa, phấn đấu cho cả dân tộc phải có văn hóa ngang tầm thời đại. Cho nên khi nói
Trang
19
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
đến việc chống giặc dốt, Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”
[2;141]. Khi nói đến Đảng ta, Người đòi hỏi: “Đảng là đạo đức là văn minh”
[2;141]. Nếu Đảng không có đạo đức, không văn minh thì làm sao có thể lãnh đạo
cả một dân tộc chiến thắng được những tên đế quốc lớn như Mỹ và Pháp. Đó
chính là bí quyết về sức mạnh văn hóa mà kẻ thù không sao hiểu nổi. Ngày nay,
trong xây dựng đất nước, Đảng không có đạo đức thì làm sao đưa đất nước đi vào
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hồ Chí Minh chỉ ra tính chất, đặc trưng của nền văn hóa mới mà chúng ta
cần xây dựng, đó là nền văn hóa dân tộc, hiện đại và nhân văn. Người nói nhiều
đến việc xây dựng đời sống mới, chăm lo phát triển văn hóa từ việc nhỏ đến việc
lớn, quan tâm đến đời sống văn hóa của mọi người, mọi nhà. Đặc biệt, Chủ tịch
Hồ Chí Minh nói nhiều đến đạo đức và xây dựng con người toàn diện có cả đức
lẫn tài. Ngày nay, trong bối cảnh xã hội mới, được chứng kiến nhiều hiện tượng
xuống cấp đạo đức đến mức báo động, chúng ta càng thấy rõ những điều dạy của
Người về đạo đức cách mạng là vô cùng sáng suốt.
Không chỉ nói đến văn hóa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương,
một ví dụ tiêu biểu của một con người văn hóa, không chỉ thể hiện ở tài năng,
phẩm chất, đức độ mà cả cách ứng xử, tác phong. Đó là một con người rất
nghiêm khắc trong việc chống cái xấu, cái ác nhưng rất bao dung với mọi người.
Như vậy, các quan điểm, tư tưởng cơ bản nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về văn hóa đã và đang là định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triển nền văn
hóa nước ta. Những lời dạy của Người không chỉ có tầm chiến lược mà còn có ý
nghĩa chỉ đạo cụ thể trong công việc hằng ngày của chúng ta. Nó mãi mãi là ánh
sáng soi đường cho công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta.
1.1.3.2. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về văn

hóa
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam rất coi trọng công tác văn
hóa, xác định công tác văn hóa là một bộ phận của cách mạng Việt Nam. Sự lãnh
đạo của Đảng trên bình diện văn hóa văn nghệ hơn bảy thập kỷ qua có thể chia
làm bốn thời kỳ lớn:
Thời kỳ thành lập Đảng (1922 -1930) với tiêu điểm là Luận cương chính trị
năm 1930.
Thời kỳ từ 1930 – 1960: đáng chú ý có Đề cương văn hóa (1943), văn kiện
Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam (1948) của cố Tổng Bí thư Trường Chinh và
Trang
20
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ II của Đảng (1951).
Thời kỳ 1960 – 1985: quan điểm của Đảng thể hiện qua các Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, IV, V.
Thời kỳ từ năm 1986 đến nay: quan điểm của Đảng ta được thể hiện trong
các Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X và các
Nghị quyết của Bộ chính trị, của Ban Bí thư khóa VI, VII và Ban Chấp hành
Trung ương khóa VII kỳ hợp thứ tư, khóa VIII kỳ hợp thứ năm.
Nhìn lại từng thời kỳ, chúng ta sẽ thấy sự phát triển trong đường lối của
Đảng ta về văn hóa - văn nghệ. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
về vấn đề văn hóa - văn nghệ, nắm vững hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, Đảng ta có một đường lối về văn hóa - văn nghệ rất nhất quán, sau nhiều
lần điều chỉnh bổ sung và phát triển.
Nếu như trong Luận cương chính trị 1930, Đảng ta chỉ mới đặt ra vấn đề
giải phóng dân tộc, nâng cao dân trí và tự do báo chí thì Đề cương văn hóa 1943
chính thức đặt vấn đề văn hóa một cách rộng hơn. Với 5 phần: Cách đặt vấn đề
(phần I); Lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam (phần II); Nguy cơ của văn hóa
Việt Nam dưới ách phát xít Nhật – Pháp (phần III); Vấn đề cách mạng văn hóa

Việt Nam (phần IV); Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mác xít Đông
Dương và nhất là những nhà văn hóa mác xít ở Việt Nam (phần V). Đề cương
văn hóa 1943 của Đảng ta do đồng chí Trường Chinh chấp bút thực sự là văn kiện
lớn có giá trị lịch sử, đánh dấu quan điểm của Đảng ta về văn hóa - văn nghệ. Xác
định “phạm vi vấn đề văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật”, bản
Đề cương văn hóa 1943 khẳng định: “Thái độ cộng sản Đông Dương đối với vấn
đề văn hóa:
a. Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa), ở
đó người cộng sản phải hoạt động.
b. Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn
hóa.
c. Có lãnh đạo được phong trào văn hóa Đảng mới ảnh hưởng được dư
luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả” [21;517].
Trên cơ sở ấy, bản Đề cương văn hóa 1943 khẳng định: nền văn hóa mà
cuộc cách mạng văn hóa Đông Dương phải thực hiện sẽ là văn hóa xã hội chủ
Trang
21
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
nghĩa và chỉ ra ba nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hóa: dân tộc hóa,
đại chúng hóa và khoa học hóa.
Đến nay, nhiều quan điểm văn hóa, nhiều phạm trù khoa học, nhiều phương
châm hành động được nêu lên trong bản Đề cương văn hóa 1943 đã đi vào cuộc
sống và trở nên quá quen thuộc với mọi người, “nếu đặt bản Đề cương vào thời
điểm 50 năm trước thì đó lại là đỉnh cao trí tuệ đương thời, là nhận thức sắc bén
về tình hình, là dự báo khoa học về tương lai, là sức mạnh tinh thần to lớn mà đất
nước đang cần” [17;22]. Nói cách khác, ngay từ đầu, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã thấy vai trò quan trọng của văn hóa, định hướng xây dựng nền văn hóa Việt
Nam.
Nối tiếp Đề cương văn hóa 1943, năm 1948, đồng chí Trường Chinh công
bố tác phẩm Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam ở Hội nghị văn hóa toàn quốc

lần thứ hai. Với bảy phần: Văn hóa và xã hội, lập trường văn hóa mácxít, văn hóa
Việt Nam xưa và nay, tính chất và nhiệm vụ văn hóa dân chủ mới Việt Nam, mặt
trận văn hóa thống nhất trong mặt trận dân tộc thống nhất, văn hóa Việt Nam
trong mặt trận văn hóa dân chủ thế giới và mấy vấn đề cụ thể trong văn học và
nghệ thuật nước ta hiện nay. Tác phẩm này có giá trị như Lời giới thiệu của Nhà
xuất bản Sự thật trong lần in thứ ba: “Từ đó đến nay, 26 năm đã trôi qua. Xã hội
Việt Nam, cách mạng Việt Nam, văn hóa dân tộc Việt Nam đã có nhiều biến đổi
sâu sắc và phát triển mạnh mẽ theo đường lối của Đảng.
Những ý kiến của đồng chí Trường Chinh nêu trong bản báo cáo về mối
quan hệ giữa văn hóa và xã hội, về lập trường văn hóa mácxit, về ưu điểm và
nhược điểm văn hóa dân tộc, về tính chất và nhiệm vụ văn hóa dân chủ mới Việt
Nam, về mặt trận văn hóa thống nhất, v.v… vẫn giữ nguyên giá trị, soi sáng bước
đường văn hóa của nước ta” [17;23]. Trong tác phẩm, khái niệm văn hóa được
đồng chí Trường Chinh mở rộng hơn: đó là một vấn đề rất lớn, bao gồm cả văn
hoc, nghệ thuật, khoa học, triết học, phong tục, tôn giáo… Lĩnh vực mà Đảng ta
quan tâm nhiều hơn cả lúc bấy giờ khi nói về văn hóa là đời sống tinh thần và lối
sống dân tộc, đặc biệt đối với văn học nghệ thuật – hay nghệ thuật nói chung, bao
gồm cả nghệ thuật ngôn từ, bởi đây là lĩnh vực có nhiều đặc thù mà các lĩnh vực
khác không có.
Từ tính chất của nền văn hóa mới Việt Nam mà Đề cương văn hóa 1943
trình bày: “Văn hóa mới Việt Nam là một thứ văn hóa có tính chất dân tộc về
hình thức và dân chủ về nội dung” [17;23]. Sau này, Đảng ta khẳng định nền văn
Trang
22
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
hóa Việt Nam là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và hình thức dân tộc.
Đó là một bước cụ thể hơn trong việc xác định tính chất của nền văn hóa Việt
Nam.
Từ năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã đề ra
đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh

vực văn hóa. Tiếp nối những văn kiện về văn hóa đã được công bố trước đây, Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa VI ra nghị quyết 05 chuyên về văn
hóa văn nghệ (tháng 11-1987). Tháng 6-1988, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương khóa VI và sau đó tháng 11-1988 Bộ Chính trị ra nghị quyết và
kết luận về công tác văn hóa văn nghệ. Ngày 8-6-1989, Ban Bí thư ra chỉ thị số
62 – CT/TW về đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình văn học nghệ thuật.
Ngày 21-6-1990, Ban Bí thư ra chỉ thị số 61 – CT/TW về công tác quản lý văn
hóa nghệ thuật và ngày 25-7-1990 ra chỉ thị số 63 – CT/TW về tăng cường sự
lãnh đạo đổi mới trong tư duy lý luận về văn hóa của Đảng. Quan điểm của Đảng
cũng được thể chế hóa trong văn bản nhà nước. Hiến pháp 1992 của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thể chế hóa những quan điểm ấy. Trong
chương III của Hiến pháp (1992) với nhan đề Văn hóa, giáo dục, khoa học, công
nghệ, từ điều 30 đến điều 34 đề cập đến vấn đề văn hóa ở các khía cạnh:
Một là, Nhà nước chủ trương bảo tồn phát triển nền văn hóa Việt Nam, các
di sản văn hóa dân tộc, những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư
tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại,
cấm truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, đồi trị, bài trừ mê tín, hủ tục.
Hai là, Văn hóa có chức năng góp phần bồi dưỡng nhân cách và tinh thần
cao đẹp của con người Việt Nam, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ
nghĩa, có tinh thần quốc tế chân chính, hữu nghị và hợp tác, có thuần phong mỹ
tục, xây dựng gia đình có văn hóa, hạnh phúc.
Ba là, Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa; nghiêm cấm các hoạt
động văn hóa tổn hại cho lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối
sống tốt đẹp của người Việt Nam.
Tháng 1-1993, Ban chấp hành Trung ương khóa VII họp hội nghị lần thứ tư
dành riêng một nghị quyết về một số nhiệm vụ văn hóa văn nghệ những năm
trước mắt. Trong lời phát biểu khai mạc hội nghị, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười
nói: mọi sự phát triển xã hội phải “gắn liền với việc kế thừa và phát huy những
truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc
Trang

23
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
thì nhất định sẽ rơi vào nguy cơ tha hóa. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa
đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh
mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác của dân tộc khác”
[17;25]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương khóa
VII, đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội” [17;25]. Tiếp đó, Bộ Chính trị ra nghị
quyết 09 về các định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, xác định văn
hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển,
là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội. Trong 6 định hướng về công tác tư
tưởng, có một định hướng lớn là phát triển văn hóa với hai nội dung cơ bản: phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều đó
chứng tỏ quan điểm đúng đắn về văn hóa và vai trò của văn hóa đối với phát
triển.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng lại tiếp tục khẳng định rõ
hơn quan điểm này. Đại hội xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,
vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” [7;110].
Năm 1998, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII họp Hội nghị lần thứ năm
đề ra Nghị quyết Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. Bản Nghị quyết gồm ba phần:
Phần thứ nhất đề cập về thực trạng văn hóa nước ta: những thành tựu, những
mặt yếu kém, những nguyên nhân chủ yếu. Phần thứ hai đề cập phương hướng,
nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa; năm quan điểm chỉ đạo cơ bản; những
nhiệm vụ cụ thể với 10 nhiệm vụ và những nhiệm vụ cấp bách đến năm 2000.
Phần thứ ba là những giải pháp lớn xây dựng và phát triển văn hóa, gồm bốn giải
pháp: mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước
và phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng, ban
hành luật pháp và các chính sách văn hóa; nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng
trên lĩnh vực văn hóa.

Cần phải nhận thấy rằng, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn văn hóa, Đảng ta
đã nhận thức rất rõ sự cần thiết của việc ban hành một nghị quyết riêng về văn
hóa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
thực sự là một sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng và phản ánh ý nguyện toàn dân, ở
diện rộng, chiều sâu và tầm cỡ lớn lao hơn. Điểm mới thể hiện tầm nhìn chiến
lược của Đảng trong việc xây dựng nhiệm vụ của văn hóa một cách toàn diện,
Trang
24
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
một nghị quyết mang tính định hướng chiến lược lâu dài, đồng thời đưa cả những
giải pháp để giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt. Điểm mới này, một mặt
thể hiện rất rõ ở những quan điểm chỉ đạo cơ bản về văn hóa, trong đó đặc biệt là
5 quan điểm chỉ đạo cơ bản về xây dựng và phát triển văn hóa:
Thứ nhất, Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ ba, Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Thứ tư, Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng
lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng.
Thứ năm, Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự
nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận
trọng. [21;533-534-535].
Mặt khác, còn thể hiện khá cụ thể ở những nhiệm vụ, những giải pháp lớn để
xây dựng và phát triển văn hóa. Nghị quyết lần này đã nhìn nhận vai trò văn hóa,
vị thế văn hóa một cách toàn diện, từ quan niệm văn hóa với nội hàm rộng đến
việc xác lập trọng tâm công tác văn hóa những năm trước mắt; từ quan điểm gắn
kết văn hóa với phát triển, sự thấm sâu của văn hóa đến đời sống xã hội đến hình
thành một phong trào, một cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hóa; từ việc đề cao các giải pháp và chính sách về văn hóa đến việc nhấn
mạnh đời sống văn hóa Đảng và tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng
viên…
Tiếp theo đến Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tiếp
tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyền
thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”
[8;115]. Văn kiện Đại hội X khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng
cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Gắn kết chặt chẽ
văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh
vực đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách người Việt Nam
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [9;284].
Như vậy, từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn xác định văn hóa là mặt
trận mà Đảng phải lãnh đạo. Đường lối về văn hóa văn nghệ của Đảng đến Nghị
Trang
25

×