Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NHOM 4 - KIEM TRA GIUA KY CH7QTKD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.53 KB, 8 trang )

1. TÊN NHÓM:
NHÓM 04
2. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA (SỐ THỨ TỰ, HỌ VÀ TÊN)
21. TRẦN QUANG LỢI
- MSHV: 020307210021
34. CHÂU PHI PHỤNG
- MSHV: 020307210034
43. VÕ VĂN TÍN
- MSHV: 020307210043
44. LƯƠNG MINH TOÀN
- MSHV: 020307210044
45. TRẦN THỊ THẢO TRANG
- MSHV: 020307210045
46. HUỲNH THỊ THÙY TRANG
- MSHV: 020307210046
47. NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG - MSHV: 020307210047
48. HUỲNH NHẬT TRƯỜNG
- MSHV: 020307210048
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Phần I (5 điểm)
Câu 1: Anh/chị trình bày sự khác biệt giữa chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100%
vốn nước ngoài
Trả lời:
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

- Là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước
ngoài được thành lập ở nước ngoài theo quy
định của pháp luật nước ngồi.


- Khơng có tư cách pháp nhân, được ngân
hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm
về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại
Việt Nam.
- Là đơn vị tự chủ về tài chính, tự chịu trách
nhiệm về hoạt động kinh doanh, thực hiện
nghĩa vụ và các cam kết của mình theo quy
định của pháp luật Việt Nam, chấp hành đầy
đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về
quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định của
pháp luật khác có liên quan.

- Là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam
với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước
ngồi, trong đó phải có một ngân hàng nước
ngồi sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân
hàng mẹ).
- Là pháp nhân Việt Nam được thành lập dưới
hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, có trụ
sở chính tại Việt Nam.
- Là một tổ chức tín dụng nước ngồi đã được
cấp phép thành lập và vận hành với tư cách là
ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
tại Việt Nam.


Câu 2: Phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định và vốn tự có của ngân hàng thương mại?
Trả lời:
Vốn điều lệ


Vốn pháp định

Vốn tự có

- Vốn điều lệ là khoản vốn
được hình thành khi ngân
hàng được thành lập. Vốn
điều lệ luôn lớn hơn hoặc
bằng vốn pháp định.
- Trong các ngân hàng thương
mại cổ phần thì vốn điều lệ
được thành lập từ sự đóng
góp của các cổ đơng sáng lập
(tổ chức hoặc cá nhân) khi
thành lập ngân hàng thông
qua việc mua cổ phần
và/hoặc được bổ sung thông
qua việc phát hành thêm cổ
phiếu. Đây là điểm riêng biệt
khi so sánh các ngân hàng
thương mại cổ phần với các
ngân hàng thương mại như
ngân hàng thương mại quốc
dân thì vốn điều lệ do Nhà
nước cấp.

Vốn pháp định là mức vốn tối
thiểu mà ngân hàng phải có
đủ khi đăng ký ngành kinh
doanh có điều kiện để được

thành lập do pháp luật quy
định.

- Vốn tự có được hình thành
từ các quỹ thuộc sở hữu của
ngân hàng. Quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ là quỹ được
dùng với mục đích tăng
cường vốn tự có ban đầu.
Mức tối đa của quỹ này
không vượt quá mức vốn
điều lệ của ngân hàng
thương mại.
- Vốn tự có cịn được hình
thành trong quá trình hoạt
động của ngân hàng theo
nhiều phương thức khác
nhau tùy thuộc vào điều kiện
cụ thể như: các khoản chênh
lệch do đánh giá lại tài sản,
chênh lệch tỷ giá theo quy
định của pháp luật, thặng dư
vốn cổ phần, lợi nhuận chưa
phân phối…

Câu 3: Giải thích tại sao Ngân hàng được gọi là doanh nghiệp “đặc biệt”?
Trả lời:
- Ngân hàng là một doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế nghĩa là ngân hàng hoạt động trong
một ngành kinh tế, có cơ cấu tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp, ngân hàng bình đẳng trong
quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác.

- Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực
“đặc biệt” vì trước hết nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời
sống kinh tế - xã hội. Chất liệu kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, mà tiền tệ là công cụ được nhà
nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế, nó quyết định đến sự phát triển hoặc suy thối của
cả một nền kinh tế, do đó chất liệu này được nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ.


- Là một doanh nghiệp, nhưng nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng sử dụng trong kinh doanh là vốn
huy động từ bên ngồi, trong khi đó vốn riêng của ngân hàng lại chiếm tỷ trọng rất thấp trong
tổng nguồn vốn kinh doanh.
- Trong tổng tài sản của ngân hàng, tài sản hữu hình chiếm tỷ trọng rất thấp, mà chủ yếu là tài sản
vơ hình. Nó tồn tại dưới hình thức các tài sản tài chính, chẳng hạn như các loại kỳ phiếu, cổ phiếu,
hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ và các loại giấy tờ có giá trị khác.
- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại chịu sự chi phối rất lớn bởi chính sách tiền tệ
của ngân hàng trung ương. Một ngân hàng thương mại không thể mở rộng hoạt động kinh doanh
khi ngân hàng trung ương đang áp dụng chính sách đóng băng tiền tệ, hạn chế lạm phát và ngược
lại. Do đó, việc ngân hàng thương mại mở rộng hay thu hẹp hoạt động kinh doanh của mình đều
phải chịu sự chi phối bởi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
- Ngân hàng thương mại là một trung gian tín dụng, đóng vai trị một tổ chức trung gian đứng ra
tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, biến nó thành
nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành
kinh tế, nhu cầu vốn tiêu dùng của toàn xã hội. Như vậy, có thể nói ngân hàng thương mại là nhịp
cầu nối liền những chủ thể thừa vốn (các cá nhân có thu nhập nhưng chưa có nhu cầu sử dụng,
các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vừa tiêu thụ được sản phẩm nhưng chưa có nhu cầu nhập vật
tư, hàng hóa) với các chủ thể thiếu vốn (những cá nhân phát sinh nhu cầu nhưng thu nhập lại
chưa có, hay các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đang cần nhập vật tư, nguyên liệu nhưng chưa
tiêu thụ được sản phẩm).

Câu 4: Trình bày các nguyên nhân phát sinh rủi ro hoạt động? Cho ví dụ minh hoạ
Trả lời:

- Rủi ro hoat động là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân nội bộ (như quy trình, hệ thống,
nhân viên vận hành không tốt, không đầy đủ) hoặc do các nguyên nhân khách quan bên ngoài.
Rủi ro trong hoạt động trong ngân hàng là một vấn đề phức tạp. Để một ngân hàng phát triển bền
vững, phải quản lý được rủi ro trong hoạt động của nó. Để nhận biết được những rủi ro trong
hoạt động của ngân hàng cần quan sát các hoạt động mà các ngân hàng đang thực hiện và phân
tích những rủi ro trong q trình hoạt động đó. Các hoạt động của ngân hàng có thể tóm lược qua
các cơng việc chủ yếu sau: nhận gửi và chi trả hộ, thực hiện tài trợ, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn,
cung cấp các dịch vụ.
- Nguyên nhân dẫn đến rủi ro hoạt động của ngân hàng và các ví dụ:
+ Do quy trình: quy trình của ngân hàng lỏng lẽo, có lỗ hổng khiến cho người của nhân hàng và
khách hàng dựa vào đó để gây ra các hành vi trục lợi, bộ phận kiểm soát rủi ro và tuân thủ của
ngân hàng làm việc không hiệu quả…


+ Do các sự kiện bên ngoài: tài sản cầm cố khi vay của khách hàng nằm ở các khu vực dễ bị xảy ra
thiên tai hoặc cho vay ở các quốc gia dễ xảy ra các sự kiện bất khả kháng như chiến tranh, đình
cơng, bạo loạn…
+ Do con người: nhân viên ngân hàng thông đồng với khách hàng vay vốn khi nâng khống giá trị
tài sản đảm bảo, lập các chứng từ khống như sổ tiết kiệm, hồ sơ vay vốn…
+ Do hệ thống công nghệ thông tin: khách hàng rút tiền khơng có nhưng tài khoản của khách hàng
vẫn ghi nợ, máy ATM bị kẻ gian đột nhập gắn skimming lấy trộm thông tin của khách hàng và
thực hiện rút tiền từ tài khoản của khách hàng…

Câu 5: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM cần tuân thủ những nội dung gì?
Trả lời:
- Tỷ lệ về khả năng chi trả: Tỷ lệ này cho biết khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại
khi đáp ứng tổng nợ phải trả tại tất cả các kì hạn. Tỷ lệ này càng cao thì nguy cơ rủi ro thanh
khoản càng giảm, và ngược lại. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngân hàng thương mại
phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả bao gồm hai nhóm: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu (được
tính theo tỷ lệ phần trăm giữa tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng nợ phải trả): 10%; và Tỷ

lệ khả năng chi trả trong 30 ngày (được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa tài sản có tính thanh khoản
cao trên dịng tiền ra rịng trong 30 ngày tiếp theo): đối với đồng Việt Nam: 50%; đối với ngoại
tệ: 10%.
- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn: Tỷ lệ này nhằm
hạn chế sự bất cân xứng về kì hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ, vốn được coi là nguyên nhân
chính dẫn đến rủi ro thanh khoản cũng như rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại. Theo
quy định của pháp luật, tính đến hết ngày 31/12/2016, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn ngân
hàng thương mại được sử dụng cho vay trung và dài hạn là 60%. Tỷ lệ này sẽ giảm theo lộ trình,
cụ thể, từ 01/01/2017 đến 31/12/2017: 50%; từ 01/01/2018: 40%. Đồng thời, từ ngày
01/07/2016, ngân hàng thương mại được mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn
ngắn hạn bình quân của tháng liền kề trước đó với tỷ lệ tối đa 25% dành cho ngân hàng thương
mại nhà nước (thay vì 15% theo quy định Thông tư 36/2014/TT-NHNN), và 35% dành cho ngân
hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngồi.
- Giới hạn cấp tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi:
Với mục đích đảm bảo thanh khoản cũng như an toàn cho hệ thống ngân hàng, ngân hàng nhà
nước quy định giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng, trường
hợp khơng được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần. Cơ bản, những
nội dung này là sự hướng dẫn từ quy định của Luật các Tổ chức tín dụng 2010. Thêm vào đó, ngân
hàng thương mại phải thực hiện tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo đồng Việt
Nam là 90%.


- Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản Có rủi ro: Pháp luật hiện hành quy định, ngân hàng thương mại
phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ
và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất ở mức 9%. Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu được tính theo tỷ lệ
phần trăm giữa vốn tự có và tổng tài sản có đã được điều chỉnh theo hệ số rủi ro. Hệ số rủi ro của
tài sản có được chia theo 5 mức: 0%, 20%, 50%, 100% và 150%. Đến ngày 01/01/2017, bổ sung
thêm mức hệ số rủi ro là 200% đối với các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản.

Phần II (5 điểm)

Câu 1:
NHTMCP Sumito dự kiến huy động tăng 6.000 triệu đồng. Ngân hàng sau khi đáp ứng dự trữ vượt
mức 550 triệu, dự trữ bắt buộc và bảo hiểm (nếu có). Cịn lại sẽ đầu tư vào tài sản sinh lãi.
Chi phí lãi và phi lãi của các nguồn vốn như sau:
Nguồn vốn
Chi phí lãi (%)
Chi phí phi lãi (%)
Chứng chỉ phát hành tiền gửi
Trả lãi ngay khi phát hành
6,5
0,25
Trả lãi 1 lần cuối kỳ
7
0,25
Vay liên ngân hàng
10,2
0.33
Chiết khấu tại NHTW
9,8
0.25
Hãy tính tỷ lệ chi phí thực tế từng loại nguồn mà NHTMCP Sumito phải chịu khi sử dụng từng nguồn
vốn trên và đưa ra lời khuyên cho ngân hàng nên sử dụng nguồn vốn nào?
Biết rằng với chứng chỉ tiền gửi:
Dự trữ bắt buộc là
6%
Phí bảo hiểm
0.12%
Chi phí phi lãi chưa bao gồm phí bảo hiểm.



Bài làm câu 1:

Nguồn vốn

1. Chứng chỉ
phát hành
tiền gửi
- Trả lãi ngay
khi phát hành
- Trả lãi 1 lần
cuối kỳ
2. Vay liên
ngân hàng
3. Chiết khấu
tại NHTW

Chi
phí
lãi
(%)

Chi
Chi
phí
phí
lãi
phi lãi
(triệu
(%)
đồng)


Dự
trữ
bắt
buộc
(triệu
đồng)

Dự
trữ
vượt
mức
(triệu
đồng)

Phí
bảo
hiểm
(triệu
đồng)

Vốn huy
động có
thể sử
dụng
(triệu
đồng)

Tổng
chi phí

(triệu
đồng)

Tỷ lệ
chi
phí
(%)

6.5

0.25

390

360

550

7.2

4,692.8

412.20

8.78

7

0.25


0

360

550

7.2

5,082.8 442.20

8.7

10.2

0.33

0

0

550

0

5,450

631.80

11.59


9.8

0.25

0

0

550

0

5,450

603.00

11.06

Trong đó, áp dụng cách tính như sau:
- Tổng vốn huy động (triệu đồng) = 6,000 (triệu đồng) theo đề bài cho.
- Chi phí lãi (triệu đồng) của từng nguồn vốn = Chi phí lãi (%) x Tổng vốn huy động (triệu đồng),
áp dụng cho nguồn vốn “Chứng chỉ phát hành tiền gửi – loại hình trả lãi ngay khi phát hành” với
lãi suất trả ngay là 6.5% theo đề bài cho. Các nguồn vốn cịn lại thì chi phí lãi bằng khơng do khơng
phát sinh trả lãi ngay ở thời điểm huy động nguồn vốn.
- Dự trữ bắt buộc (triệu đồng) của từng nguồn vốn = Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (%) x Tổng vốn huy
động (triệu đồng), áp dụng cho nguồn vốn “Chứng chỉ phát hành tiền gửi – loại hình trả lãi ngay
khi phát hành” và “Chứng chỉ phát hành tiền gửi – trả lãi 1 lần cuối kỳ” do theo quy định của
NHNN, với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 6% theo đề bài cho. Các nguồn vốn cịn lại khơng áp dụng dự
trữ bắt buộc theo quy định của NHNN.
- Dự trữ vượt mức (triệu đồng) của từng nguồn vốn = 550 (triệu đồng) theo đề bài cho, áp dụng

cho tất cả các nguồn vốn.
- Phí bảo hiểm (triệu đồng) của từng nguồn vốn = Tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi (%) x Tổng vốn huy
động (triệu đồng), áp dụng cho nguồn vốn “Chứng chỉ phát hành tiền gửi – loại hình trả lãi ngay
khi phát hành” và “Chứng chỉ phát hành tiền gửi – trả lãi 1 lần cuối kỳ” do theo quy định của
NHNN, với tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi là 0.12% theo đề bài cho. Các nguồn vốn cịn lại khơng áp
dụng phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định của NHNN.


- Vốn huy động có thể sử dụng (triệu đồng) của từng nguồn vốn = Tổng vốn huy động (triệu đồng)
– [Chi phí lãi (triệu đồng) + Dự trữ bắt buộc (triệu đồng) + Dự trữ vượt mức (triệu đồng) + Phí
bảo hiểm (triệu đồng)], tính theo từng nguồn vốn.
- Tổng chi phí (triệu đồng) của từng nguồn vốn = [Chi phí lãi (%) + Chi phí phi lãi (%)] x Tổng vốn
huy động (triệu đồng) + Phí bảo hiểm (triệu đồng), tính theo từng nguồn vốn.
- Tỷ lệ chi phí (%) của từng nguồn vốn = Tổng chi phí (triệu đồng) / Vốn huy động có thể sử dụng
(triệu đồng), tính theo từng nguồn vốn.
Tất cả giá trị được làm tròn thành 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy. Sau khi tính tốn, đề xuất
NHTMCP Sumito chọn nguồn vốn “Chứng chỉ phát hành tiền gửi – trả lãi 1 lần cuối kỳ” vì có tỷ lệ
chi phí thấp nhất là 8.7% so với các nguồn vốn còn lại.
Câu 2:
Bảng cân đối kế toán của NHTMCP Fujii đến ngày 31/12/2020 như sau:
Tài sản có
Tiền mặt
Tiền gửi tại NHNN
Tiền gửi tại các TCTD khác
Tín dụng
Đầu tư góp vốn vào DN khác
Cơ sở vật chất thiết bị
Tài sản khác
Tổng cộng


Số tiền
200.500
350.000
27.050
2.575.678
89.500
45.560
24.300
3.312.588

TSN và nguồn

Đơn vị: triệu đồng
Số tiền

Tiền gửi của các NH khác
Tiền gửi của KH
Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu
Vay TCTD khác
Nợ khác
Tổng TSN
Vốn tự có

345.212
1.685.578
527.000
154.321
24.578
2.736.689
575.899

3.312.588

Tài sản ngoại bảng:
Bảo lãnh thanh tốn 450 triệu, trong đó khách hàng thế chấp bằng giấy tờ có giá do chính ngân
hàng phát hành.
NH xác nhận L/C 200 triệu, khách hàng ký quỹ 50%
Yêu cầu tính hệ số CAR
Biết rằng: trong các khoản tín dụng có:
10% chiết khấu thương phiếu; 25% cho vay có đảm bảo bằng bất động sản; 15% cho vay kinh
doanh bất động sản; 5% cấp TCTD khác; cịn lại tín dụng khơng có bảo đảm.


Bài làm câu 2:

1. Tiền mặt (khoản mục 1)
2. Tiền gửi NHTW (khoản mục 3)
3. Tiền gửi tại TCTD khác (khoản mục 24)
4. Tín dụng
Chiết khấu thương phiếu (theo mục 5.3)
Cho vay có đảm bảo bằng bất động sản
(khoản mục 23)
Cho vay kinh doanh bất động sản (khoản
mục 32)
Cấp TCTD khác (khoản mục 18)
Tín dụng khơng có bảo đảm (khoản mục
26)
5. Đầu tư góp vốn vào DN khác (khoản mục
24)
6. Cơ sở vật chất thiết bị (khoản mục 25)
7. Tài sản khác (khoản mục 26)

Tổng cộng

Tài sản ngoại bảng
1. Bảo lãnh thanh tốn có thế chấp
(khoản mục 45)
2. Ngân hàng xác nhận LC
Khơng ký quỹ (khoản mục 41)
Có ký quỹ (khoản mục 41)
Tổng cộng

Tỷ lệ rủi ro
quy đổi
(%)
0
0
20

Số tiền
(triệu đồng)

Tài sản có nội bảng

200,500
350,000
27,050
2,575,678
257,568

100


643,920

50

386,352

200

128,784

20

1,159,054

100

89,500

100

45,560
24,300
3,312,588

100
100

257,568
321,960
772,704

25,757
1,159,054
89,500
45,560
24,300
2,701,813

Hệ số
chuyển
đổi
(%)

Tỷ lệ
rủi ro
quy đổi
(%)

450

100

0

200
100
100
650

20
20


100
0

Số tiền
(triệu đồng)

Tài sản rủi ro
quy đổi
(triệu đồng)
0
0
5,410

Tài sản rủi ro
quy đổi
(triệu đồng)
0
20
0
20

Trong đó, áp dụng cách tính như sau:
- Tổng tài sản có rủi ro quy đổi của NHTMCP Fujii (triệu đồng) = Tài sản rủi ro quy đổi có nội bảng
(triệu đồng) + Tài sản rủi ro quy đổi ngoại bảng (triệu đồng) = 2,701,813 + 20 = 2,701,833 (triệu
đồng)
- Hệ số CAR (%) = Vốn tự có (triệu đồng) / Tổng tài sản có rủi ro quy đổi của NHTMCP Fujii (triệu
đồng) = 575,899 / 2,701,833 = 21.32 (%)




×