Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Vinh_danh_huyen_thoai_Viet_Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.94 KB, 9 trang )

Nếu một ngày để gọi tên các Huyền Thoại VCS, ai sẽ được gọi tên?
Vào ngày 2/4 vừa qua, trận chung kết LCK mùa xuân là kỉ niệm tròn 10 năm của
giải đấu. Tuy nhiên việc T1 giành được danh hiệu quốc nội thứ 10 về phòng truyền
thống của đội tuyển cũng như danh hiệu LCK thứ 10 trong sự nghiệp của Faker đã
chiếm hết spotlight của giải đấu và làm mờ nhạt đi một chi tiết rất đáng chú ý của
buổi lễ khai mạc, đó chính là buổi lễ tri ân 24 huyền thoại của giải đấu từ thuở sơ
khai đến tận bây giờ. Trong những cái tên trên đó, có những cái tên đã trở thành
những biểu tượng của Liên Minh Huyền Thoại thế giới như inSec,Flame; có
những cái tên đã trở nên vô cùng quen mặt với khán giả hâm mộ như Bang, Wolf,
MaRin, Pray, Gorilla… Nhưng trong khơng khí bồi hồi nhớ về những huyền thoại
của giải đấu ở xứ sở Kim Chi, mình bất giác nhận ra, VCS mùa xuân năm sau nữa
cũng chính là kỉ niệm 10 năm chính thức của giải đấu VCS (ở đây bỏ qua giai đoạn
2012-2013 vì lúc này giải đấu chưa có tên chính thức cũng như chưa thành VCS
như chúng ta ngày nay). Với màn tri ân của LCK đối với các huyền thoại, mình
cũng tự hỏi rằng, vào VCS mùa xuân năm sau, liệu BTC có tri ân các huyền thoại
của giải đấu và rồi những ai sẽ được vinh danh như những chứng nhân lịch sử của
giải đấu nước nhà. Lục lại trong trí nhớ của mình, dưới đây là 20 cái tên mà mình
thấy rằng có sự ảnh hưởng vơ cùng lớn đến sự phát triển của giải đấu.
1. Archie.
Có lẽ khơng cần phải nói quá nhiều về chàng mập đang là HLV tại đội tuyển Team
Secret, anh chính là thành viên đời đầu của đội tuyển Saigon Joker huyền thoại
năm nào với chiến tích đánh bại Dignitas của những scarra, IWDominate,
imaqtpie. Với chiến công lịch sử đầu tiên đó vào thời kì mà VCS cịn chưa có tên
gọi chính thức thì việc cùng Boba Marines lên ngôi vô địch VCSA 2015 là một
trong những chiến tích tuy khơng lớn nhưng đủ để ta thấy Muội Mập chính là một
trong những người đã đặt nền móng và ghi tên mình trong lịch sử giải đấu nước
nhà. Sau khi cùng BM vơ địch DCSA năm đó, tuy cùng với GBM tụt dốc ở những
năm sau đó, nhưng với chức vô địch VCS, GPL 2017 (xuân và hè) đã một lần nữa,
Muội Mập cho thấy tầm quan trọng của mình trong nền Liên Minh Huyền Thoại
nước nhà. Sau đó cùng với GAM ghi dấu ấn của đội tuyển LoL Việt Nam đã giúp
VCS được tách khỏi giải đấu GPL và có cơ hội trở thành Major Region sau này.


Sau khi giải nghệ, Archie vẫn tiếp tục gắn bó với giải đấu nước nhà, nhưng lần này
là với cương vị HLV của hai đội tuyển CES trước đây, và bây giờ là. Thật khơng
q để nói, từng bước phát triển của giải đấu VCS đều in dấu chân của chàng mập
này.


2. Safety (Yuna)
Có lẽ ngày nay khi nhắc tới tuyển thủ đi rừng huyền thoại của đội tuyển SAJ khi
xưa thì sẽ cịn ít ai nhớ tới anh với cái tên Safety mà thường nhớ tới cái tên Yuna
của anh khi đã vào làm việc tại VETV. Không quá phô trương, cũng khơng q ồn
ào, nhưng những đóng góp của Yuna trong giải đấu Liên Minh Huyền Thoại nước
nhà là vô cùng to lớn. Khi là tuyển thủ, anh không khác gì Michael Ballack của
VCS khi mà từ khi giải đấu đổi tên thành VCS thì gần như anh hồn tồn khơng
thể có nổi cho mình bất kì một danh hiệu nào nữa mà chỉ có thể có được 3 lần về
nhì và cịn đắng cay hơn khi anh vừa giải nghệ và vào làm cho VETV thì đội tuyển
SAJ lại vươn mình mạnh mẽ và có liền 4 chức vô địch CCCS xuân 2015, GPL
xuân 2015, MDCS hè 2015, GPL hè 2015. Sau này, khi ngừng công tác tại VETV,
Yuna trở thành phân tích viên, HLV cho các đội tuyển thì anh mới giành được
những chức vơ địch dành cho mình như 1 chức vơ địch,1 lần về nhì VCS cùng
GAM đồng thời cùng GAM bước ra CKTG 2019. Rồi mới đây, anh cùng đội tuyển
CES lên ngôi vô địch trong giải đấu kì lạ nhất trong lịch sử giải đấu VCS mùa
đông 2021. Thế mới thấy Yuna tuy khơng q nổi bật, nhưng những đóng góp của
anh đều mang những dấu ấn rất riêng và không thể nào khơng cơng nhận rằng, anh
chính là một huyền thoại, một nhân vật có ảnh hưởng to lớn đến giải đấu nước nhà.
3. NIXWATER
Với những ai theo dõi Liên Minh Huyền Thoại nước nhà trong giai đoạn 20172018 thì có lẽ sẽ vô cùng ấn tượng với vị HLV với mái tóc xoăn dài của FFQ khi
đó. Và đó khơng chỉ là một dị nhân, một HLV xuất sắc mà còn là một chứng nhân
lịch sử của giải đấu. Giống như các người anh em cùng đội tuyển SAJ huyền thoại,
ấn tượng đầu tiên mà người ta nhắc tới Nix cũng chính là chiến tích đánh bại
Dignitas tại CKTG 2012, tuy nhiên khi VCS được thành lập, người anh cả đội

tuyển ấy đã 28 tuổi, độ tuổi mà gần như không còn tuyển thủ nào thi đấu, thế
nhưng anh vẫn thi đấu chuyên nghiệp thêm 2 năm nữa, và chỉ chấp nhận giải nghệ
khi đã chạm tới đầu 3 của độ tuổi, tuy giải nghệ sớm, thế nhưng dưới vai trò mới là
phân tích viên, và sau này là HLV, anh gần như tham gia mọi giải đấu VCS từ
trước đến nay và đạt được nhiều thành tích đáng nể và đóng góp to lớn vào thành
cơng của giải đấu nước nhà. Đến đầu năm 2021, anh chuyển sang công tác ở bộ
môn Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến, nhưng những gì anh để lại cho giải đấu
là đủ để người ta tôn anh lên làm huyền thoại.


4. Violet
Lại một thành viên nữa trong đội hình SAJ huyền thoại năm ấy được gọi tên trong
danh sách này. Nhưng biết sao được, khi mà chính những chứng nhân lịch sử ấy
không chỉ dừng lại ở giải đấu năm nào mà đã có ảnh hưởng to lớn đến nền thể thao
điện tử nước nhà nói chung và giải đấu VCS nói riêng. Có lẽ ngày nay người ta
nhớ đến anh với cái tên thầy Quyền nhiều hơn là Violet vì những ấn tượng của anh
trong vai trị HLV từ EVOS tới STBC sau này. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng trong
lịch sử, thầy Quyền ốm yếu của chúng ta ngày nay cũng là một tuyển thủ vô cùng
cứng cáp và là chỗ dựa cho đàn em ở đội tuyển Full Louis – một trong những biểu
tượng của Liên Minh ở miền Bắc. Khi còn là tuyển thủ, anh có thể chơi ở bất kì vai
trị nào, miễn là đội tuyển cần anh. Mặc dù là tuyển thủ, anh khơng có được những
thành tích ấn tượng trừ chiến tích cùng SAJ năm nào và những lần về nhì và ba
cùng với Full Louis, nhưng khi thay đổi vai trò của mình thành HLV, người ta ln
nhắc đến anh như một trong những HLV xuất sắc khi lập những chiến cơng to lớn
cùng EVOS. Cịn khi về làm HLV ở SBTC, người ta lại nhớ đến anh như một ông
thầy ốm yếu, bất lực trước những đứa học trò và rời đi khi giải VCS mùa xuân
2021 kết thúc. Chính vì những điều trên, chúng ta khơng thể nào loại Violet ra khỏi
danh sách những huyền thoại ghi dấu trong lịch sử giải đấu nước nhà.
5. QTV
Nhắc đến Top Laner huyền thoại năm nào, người ta lại nhớ đến một trong những

tuyển thủ có lối chơi già dơ nhất trong lịch sử giải đấu. Tuy vào giai đoạn Liên
Minh trở nên phổ biến và thi đấu onlan sau này thì người ta khơng cịn được chứng
kiến đỉnh cao của lối chơi dơ của QTV và thường nhớ tới anh là một tuyển thủ bắt
đầu biết tạo ra tiếng cười trước khi khai mở và làm chủ rạp xiếc trung ương FFQ
sau này, nhưng ở thời đỉnh cao, QTV là cái tên mà gần như khơng có ai vượt qua
được, dù sau này đã qua thời đỉnh cao nhưng anh vẫn kịp giành lấy vinh quang khi
vô địch VCS A 2015 cùng BM. Sau này, khi làm chủ rạp xiếc trung ương FFQ, dù
không ghi dấu ấn bằng những pha xử lí ấn tượng nhưng anh vẫn biết cách làm
người ta nhớ đến tên mình bằng những pha xử lí tấu hài và tạo ra tiếng cười lớn
cho người xem. Khi khơng cịn có mặt trong đội tuyển FFQ, anh thành lập ra QG
và giành được quyền tham dự VCS. Tuy thành tích về sau này của anh khơng cịn
tốt nhưng những gì mà anh đóng góp cho giải đấu là vô cùng to lớn và không thể
chối cãi.


6. Junie
Là thành viên cuối cùng trong đội tuyển SAJ huyền thoại năm nào, Junie là tuyển
thủ được rất nhiều tuyển thủ nể trọng vì cách sống của mình. Nếu để đếm số danh
hiệu VCS của Junie thì chỉ có chiếc cup vô địch duy nhất cùng với tập thể BM ở
VCS hè 2015. Nhưng nếu lật lại lịch sử, chúng ta có thể thấy anh đã 3 lần lên ngôi
ở Đấu Trường Danh Vọng và cũng 3 lần lên ngơi ở Dell Invitation Cup. Chính anh
là người đã đặt những nền móng đầu tiên cho giải đấu. Sau khi giải nghệ, anh có
thời gian ngắn làm cơng tác huấn luyện ở FFQ nhưng khơng thể dẫn dắt đội tuyển
có được danh hiệu mà chỉ ngậm ngùi với hai lần về 3. Dù giờ đây khơng cịn làm
việc trong mơi trường thể thao điện tử nhưng những đóng góp của anh trước đó là
khơng thể phai nhạt và xứng đáng với danh xưng Huyền Thoại của eSport Việt
Nam và của giải đấu VCS khi tinh thần chiến đấu của anh là vơ cùng đáng khen.

7. Optimus
Là một tuyển thủ có nhiều fan những đồng thời cũng có nhiều antifan bậc nhất của

giải đấu. Nhưng có lẽ chẳng có ai dám phủ nhận những đóng góp của anh Cường
Bải Lúi cho nền Liên Minh Huyền Thoại nước nhà. Từ khi còn là tuyển thủ của
SF5 anh đã lên ngôi vô địch VCS xuân 2015 và GPL xuân 2015 trước khi gia nhập
BM và lên ngôi vô địch cùng những người anh thân thiết từ thời ở SAJ. Sau khi
BM tách ra và trở thành GAM, Optimus tiếp tục giành được vinh quang với GAM
khi tạo ra kì tích ở CKTG 2017 sau khi trở thành bá vương tại giải đấu quốc nội và
GPL. Sau khi rời GAM, anh vẫn giành được những thành công nhất định trong sự
nghiệp khi dẫn dắt những lứa tuyển thủ trẻ thành những tuyển thủ xuất sắc sau này
nhưng lại khơng có thêm lần nào bước lên ngôi vị cao nhất của nền thể thao điện tử
nước nhà. Sau đó anh làm chủ của đội tuyển Overpower eSport nhưng không thu
được thành công như mong muốn. Tuy bị vướng vào nhiều lùm xùm rắc rối như
việc xin thi đấu cho một đội tuyển khác đội tuyển chủ quản với lí do “vì nền thể
thao điện tử nước nhà”, hay report hai anh em nhà Global Ban, và sau này là vụ
việc cá độ cũng như bán độ của PHT, nhưng không thể phủ nhận những tâm huyết
của anh với Liên Minh khi mà nhìn vào sự quyết liệt của anh trong những hành
động này vì mong muốn nền eSport vững mạnh hơn. Chính những đóng góp này
và sự quyết liệt của anh khiến anh có một chân trong ngôi đền huyền thoại của giải
đấu.
8. 3RB


Có lẽ chúng ta đã khơng có q nhiều điều để nói về ơng thầy quốc dân này trong
nền thể thao điện tử nước nhà khi mà những gì anh có thể làm được khi cịn là
tuyển thủ và dưới cương vị HLV đã được ộng thầy này khoe hết trên stream. Thế
nhưng sau những gì có thể đóng góp trực tiếp vào giải đấu dưới cương vị tuyển thủ
hay HLV, việc trở thành streamer vẫn không thể ngăn cản những mong muốn đóng
góp cho giải đấu khi anh trở thành người đồng sáng lập đội tuyển SBTC eSport và
trở thành một gương mặt thân thuộc mỗi khi nhắc về giải đấu. Cùng với đó, anh trở
thành một trong số ít những streamer được phép live stream giải đấu trong q
trình diễn ra. Những đóng góp này giúp giải đấu được lan tỏa đến cộng đồng và sẽ

không sai nếu coi anh như một trong những người đóng góp vơ cùng nhiều cho giải
đấu VCS và xứng đáng có một vị trí cần vinh danh khi giải đấu này trịn 10 tuổi.

9. Uzi (Lê Thanh Hà)
Sẽ thật lạ khi nêu tên của Uzi trong danh sách này khi anh đã giải nghệ từ khá lâu
và cũng công tác ở vai trị ít ai biết trong VETV. Nhưng nếu nhìn ngược dịng lịch
sử giải đấu và những gì mà Uzi đã đạt được thì chúng ta mới thấy việc giải nghệ
của anh khi đang ở độ tuổi đỉnh cao đáng tiếc đến nhường nào khi trong sự nghiệp,
khi anh đi đến đội tuyển nào thì đội tuyển đó đều có chức vơ địch cho mình. Anh ở
Full Louis thì Full Louis giành được chức vơ địch Hành trình huyền thoại và Đấu
trường danh vọng mùa 4 (giải đấu tiền thân của VCS trước khi trở thành hệ thống
giải đấu như ngày nay). Sau đó khi chuyển đến SF5 thì anh liên tiếp vô địch VCS
xuân và GPL xuân 2015. Sau khi giải nghệ, anh chuyển vào cơng tác trong VETV
và có thời gian làm caster để đóng góp vào việc xây dựng chất lượng giải đấu. Nếu
như để nói Uzi trở thành huyền thoại thì khơng hẳn do thời gian thi đấu ngắn ngủi
của anh, nhưng để nêu tên và vinh danh như một trong những người có cơng lao to
lớn trong việc xây dựng giải đấu lớn mạnh như ngày nay thì điều đó là điều cần
phải làm.
10.Sergh
Nếu như để nói về sự nghiệp tuyển thủ của Sergh thì có lẽ khơng có q nhiều điều
để nói khi mà xun suốt sự nghiệp anh gần như không quá nổi bật khi gần như
khơng có danh hiệu nào, tuy từng được đánh giá là hỗ trợ top 3 của VCS trong giai
đoạn thăng hoa nhất của sự nghiệp nhưng vinh quang dưới thời làm tuyển thủ vẫn


cứ là thứ lảng tránh thầy Liêu của chúng ta. Cho đến khi dấn thân vào con đường
huấn luyện, Sergh mới cho thấy những sự khởi sắc trong sự nghiệp làm eSport khi
bất ngờ đưa con tàu đắm Adonis thành đội tuyển ngựa ơ và về nhì ở VCS hè 2018.
Tiếp nối sự thành công trên con đường huấn luyện vào VCS mùa xuân và hè 2020,
thầy Liêu đã dẫn dắt Team Flash lên ngôi vô địch khi đều đánh bại GAM với cùng

tỉ số 3-2 đầy nghẹt thở. Giờ đây, tuy không thấy được ánh sáng của hào quang năm
nào ở đội tuyển mới nhưng những gì thầy Liêu đã thể hiện đã cho thấy tiềm năng
của một sự nghiệp huấn luyện lẫy lừng trong tương lai (nếu rời SBTC).
11. Warzone
Có lẽ ít ai biết rằng Cụ Tổ của chúng ta chính là thành viên của đội tuyển Xgame
lên ngôi vô địch tại VCS Winter 2013, giải đấu đầu tiên của hệ thống VCS. Sau đó,
khi chuyển đến thi đấu ở SF5 và giành được liên tiếp 2 danh hiệu là GPL xuân
2015, VCS xuân 2015. Tiếp sau đó, khi được chuyển lên đội tuyển chị em là SAJ,
Warzone tiếp tục có được trọn bộ các danh hiệu từ quốc nội đến khu vực cả hai
mùa giải xuân và hè. Trải qua năm 2017 đầy sóng gió khi SAJ giải thể, Warzone
khơng thể kiếm về cho mình bất kì danh hiệu nào trong năm này. Thế nhưng với
cái duyên ở giải mùa xuân, Warzone đã lên ngôi vô địch VCS mùa xuân 2018 và
cùng EVOS tham chiến tại MSI 2018, nơi mà đã sinh ra câu nói mà có lẽ là khơng
ai theo dõi VCS có thể qn được. Với số danh hiệu đồ sộ, cùng dấu mốc là một
trong những người đầu tiên giành được chức vô địch VCS thêm câu nói để đời ở
thế giới, chắc chắn sẽ chẳng có ai phản đối việc Cụ Tổ được xướng tên trong danh
sách này.
12. Ren
Kể từ khoảnh khắc FNC Ren xuất hiện thì có lẽ ngồi VCS cần vinh danh Ngài
Ren thì có lẽ việc đưa Ren vào danh sách có lẽ cũng giúp VCS nhận thêm một
phần hỗ trợ về tài chính từ BTC của LEC khi anh giúp Liên Minh phương Tây
nâng tầm với lối chơi 6vs4. Tuy nói là vậy, nhưng những đóng góp của Ren trong
lịch sử giải đấu là không thể chối cãi khi anh đã lần lượt kinh qua nhiều đội tuyển
khác nhau trong suốt thời gian làm tuyển thủ. Tiếc thay thành công lớn nhất của
Ren khi làm tuyển thủ lại chỉ là vị trí Á quân VCS hè 2017 và Á quân GPL hè
2017 cùng với tấm vé seed 2 của khu vực GPL tham dự vòng play-in chung kết thế
giới dưới màu áo của YG. Tiếc rằng tại đây, chúng ta vẫn chưa thể chứng kiến có 2
đội tuyển Việt Nam ở vịng bảng CKTG khi mà ngày hơm đó Ren người Việt đã bị
FNC bắt cóc và để cho FNC Ren vào thi đấu thay khiến YG ngậm ngùi dừng bước
ở play-in. Hết mùa giải năm đó, Ren quyết định giải nghệ và theo nghiệp huấn



luận. Chính từ đây, tên tuổi Ren mới được người hâm mộ Việt Nam công nhận là
người châu Âu luôn biết cách huấn luyện tốt khi mà anh đã dẫn dắt PVB ngày đó
khơng có đối thủ ở quốc nội và lần lượt tham dự CKTG 2018 và MSI 2019. Sau đó
PVB suy tàn. Ren cũng mất tích trong giải mùa xuân 2021, tuy nhiên sau này với
kinh nghiệm làm việc trong đội tuyển tồn sao của PVB ngày đó đã cho Ren những
kĩ năng để tạo ra đội tuyển hiếm thấy từ trước đến nay trong giải đấu khi mà HLV
bất kì lúc nào cũng là người có tiếng nói nhất trong nội bộ. Chính những điều này
đã mang dấu ấn riêng của Ren trong việc huấn luyện. Việc đưa Ren vào danh sách
này có lẽ sẽ là điều chắc chắn và không cần bàn cãi.

13. Stark
Không cần phải nói nhiều về sự thành cơng khi thi đấu của Stark khi trong suốt
thời gian thi đấu, đội tuyển của Stark ln nằm trong top 4 của bất kì giải quốc nội
nào mà Stark tham gia, có lẽ đây là luận điểm rõ ràng nhất cho lí do mà người ta
gọi anh là Minh May Mắn. Khởi đầu sự nghiệp khi ngay lập tức được thi đấu cho
GAM, đội tuyển vơ cùng mạnh ở thời điểm bấy giờ, nhưng có vẻ như Stark không
gặp bất cứ áp lực nào khi phải thi đấu ở một đội tuyển lớn và một giải đấu lớn khi
ngay trong lần debut của mình. Stark đã khiến mọi người nhớ đến tên mình và
khiến hàng vạn con tim yêu Liên Minh phải gọi anh bằng Đại Đế khi anh có màn
trình diễn xuất sắc ở GPL xuân 2017 và sau đó là MSI. Nghỉ một mùa hè vì lí do tư
tưởng cá nhân, Stark trở lại mạnh mẽ vào mùa xuân 2018 và ngay lập tức đưa
EVOS lên ngôi vô địch và một lần nữa đến với MSI. Sau này, khi khơng cịn đỉnh
cao phong độ nhưng Stark vẫn kịp giành thêm 2 danh hiệu VCS xuân và hè 2020
cùng tập thể Team Flash. Dù giờ đây đã chuyển sang công tác huấn luyện và chưa
gặt được nhiều thành quả cùng lứa trẻ hiện tại của TF nhưng với tư duy cũng như
sự may mắn của anh, tôi tin trong ngày không xa, anh cũng sẽ có danh hiệu cho
riêng mình ở cương vị HLV.
14. Slay

Nếu để tìm ra một người có thể tự hào vỗ ngực rằng bản thân là vua của VCS cho
đến hiện tại thì có lẽ khơng có ai xứng đáng hơn Slay khi anh đã có 6 lần lên ngơi
ở giải đấu này. Tuy chưa bao giờ được đánh giá trong trong các đội hình mà anh
tham gia, nhưng có vẻ giống như Ghost của DWG 2020, Slay luôn âm thầm đóng


góp cho team với lối đánh nhẫn nhịn và farm late và đánh nhau khi có đủ đồ.
Chính vì thế mà ở các đội tuyển anh từng kinh qua đều có được những thành cơng
nhất định (trừ SBTC). Và đối với người đang nắm giữ nhiều chức vô địch nhất của
giải đấu thì khơng có cớ gì để khơng gọi Slay là huyền thoại của VCS.
15. NaVy
Tiếp theo trong danh sách này là một cái tên sẽ vô cùng xa lạ đối với những ai
không theo dõi Liên Minh từ những ngày đầu. NaVy là một người anh vô cùng
được tơn kính. Là thành viên trong đội tuyển Xgame vơ địch mùa giải VCS đầu
tiên của giải. Đồng thời, anh còn là tuyển thủ Việt Nam đầu tiên xuất ngoại khi thi
đấu ở Thái Lan trong màu áo đội tuyển BKT và đạt được những thành công nhất
định. Khi giải nghệ, anh mở bán shop phụ kiện liên quan đến thể thao điện tử là
Navy Shop để truyền bá đam mê đến cộng đồng. Sau này anh tham gia làm eSport
ở các đội tuyển FFQ, Lowkey, Team Secret dưới vai trị quản lí. Chính vì là người
tiên phong cho các tuyển thủ sau này, sẽ không quá khi gọi anh một tiếng huyền
thoại và dành cho anh những sự vinh danh xứng đáng nếu VCS có những buổi lễ
tơn vinh dành cho những người có cơng đóng góp cho VCS.
16.NoWay
Tiếp tục là một cái tên đã từng xuất ngoại thi đấu và cũng là màu áo ASC( tiền
thân là BKT), anh là tuyển thủ đầu tiên có được danh hiệu ở một giải đấu quốc nội
mà không phải là Việt Nam. Sau khi có được những thành cơng ở đất Thái Lan,
anh về Việt Nam và gia nhập đổi tuyển GAM eSport và ngay lập tức có được hai
danh hiệu VCS hè và GPL hè 2017 đồng thời giành vé đến CKTG 2017. Tại đây,
anh đã đem đến những ấn tượng cho bạn bè thế giới về con Tristana NoPen của
mình. Sau khi trở về, dù vẫn tiếp tục thi đấu đến 2019 nhưng dấu ấn duy nhất của

anh chỉ là lần về nhì ở VCS mùa xuân 2018. Dù không phải quá thành công, nhưng
với việc là tuyển thủ hiếm hoi xuất ngoại mà có được chức vơ địch.
17. ChiChi
Cuối cùng trong danh sách có lẽ sẽ là cái tên có khả năng gây tranh cãi rất nhiều
khi mà thành tích thi đấu của ChiChi là rất tệ, và số trận thi đấu của nữ tuyển thủ
này cũng là rất ít. Nhưng ChiChi là nữ tuyển thủ hiếm hoi được đăng kí trong danh
sách của các đội tuyển VCS từ trước đến nay và là tuyển thủ nữ DUY NHẤT từng
có trận đấu chính thức ở VCS. Trong trận đấu duy nhất mà ChiChi thi đấu, cơ thậm
chí cịn có được pha cướp Baron để đời với vị tướng Sona. Có lẽ so sánh với những
tuyển thủ nam ở trên sẽ là khập khiễng, nhưng việc là tuyển thủ nữ duy nhất từng


ra trận thì việc vinh danh ChiChi và tinh thần chiến đấu khơng ngần ngại của cơ có
lẽ sẽ là điều hợp lí để động viên các bạn nữ về sự bình đẳng trong eSport



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×