Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.29 KB, 5 trang )

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2
HỌC PHẦN: GIÁO DỤC STEN
Lớp: Tiểu học K21BC – Hà Nam
Danh sách thành viên trong nhóm
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Họ và tên
Nguyễn Thị Doan
Hoàng Thị Thu Hiền
Trần Thị Thanh Huyền
Phạm Thị Lan
Bùi Thị Láng
Đỗ Thị Lương
Nguyễn Thị Bích Phượng
Lê Thị Thắm
Đỗ Thị Huyền Trang
Hồng Thị Hồng Hạnh
Tơ Thị Hiền

Câu 1: Tại sao phải đưa giáo dục STEM vào chương trình GDPT và


chương trình giảng dạy của nhà trường?
Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, giáo dục STEM đã được
chú trọng thơng qua các biểu hiện: Chương trình giáo dục phổ thơng mới có đầy
đủ các mơn học STEM. Đó là các mơn Tốn học; Khoa học tự nhiên; Cơng
nghệ; Tin học.
Vị trí, vai trị của giáo dục tin học và giáo dục cơng nghệ trong chương
trình giáo dục phổ thông mới đã được nâng cao rõ rệt. Điều này không chỉ thể
hiện rõ tư tưởng giáo dục STEM mà còn là sự điều chỉnh kịp thời của giáo dục
phổ thông trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giáo dục STEM thơng qua
hoạt động ngồi giờ lên lớp cần hướng tới việc cung cấp cho học sinh các tình
huống, bối cảnh đa dạng và phong phú đòi hỏi sự phát triển, vận dụng nhiều tri
thức kĩ năng, cho phép học sinh tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề theo các
cách khác nhau nhằm đạt được kết quả tốt hơn; cung cấp cho học sinh cơ hội
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.
Giáo dục STEM thông qua dạy học các môn thuộc về lĩnh vực STEM, ở
nội dung này tuỳ theo quy mơ của chủ đề mà có thể được thiết kế để dạy trong
một tiết hoặc nhiều tiết trong đó giáo viên sẽ phân chia thời gian để học sinh
tham gia các hoạt động: thiết lập vấn đề; tìm kiếm các giải pháp hay cách thức


để giải quyết vấn đề; thu thập thông tin, bằng chứng và cuối cùng là tổng kết, rút
ra các kiến thức
Khi áp dụng STEM, chúng ta được nhiều thứ.
Thứ nhất, giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp
cận liên môn (interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy
bốn mơn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành
một mơ hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh
vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào
thực tiễn.
Thứ hai, giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng

lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học
sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan
đến các kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tịi,
nghiên cứu những kiến thức thuộc các mơn học có liên quan đến vấn đề (qua
sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng
chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.
Thứ ba, giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người
học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà
phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị;
phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng
cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.
Câu 2: STEM có vai trị gì đối với học sinh tiểu học?
Theo chuyên gia giáo dục, STEM phù hợp với chương trình giáo dục tiểu
học để giúp học sinh được tiệm cận sớm với giáo dục trong thời đại mới và phát
triển tồn diện về trí tuệ, thể chất. Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là
trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các
lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng
này (gọi là kỹ năng STEM) phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau
giúp học sinh không chỉ hiểu biết về ngun lý mà cịn có thể áp dụng để thực
hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày.
Khoa học (science): học sinh được trang bị những kiến thức về các khái niệm,
nguyên lý, định luật và cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học. Thông qua giáo
dục khoa học, học sinh có khả năng liên kết các kiến thức này để thực hành và
có tư duy để sử dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong thực
tế.


Ở tiểu học, kỹ năng này được hình thành và phát triển chủ yếu qua môn tự nhiên
và xã hội lớp 1, 2, 3 và khoa học lớp 4, 5.
Công nghệ (technology): học sinh có khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết, và

truy cập được công nghệ, từ những vật dụng đơn giản như cái bút, chiếc quạt
đến những hệ thống phức tạp như mạng Internet, máy móc. Học sinh tiểu học
chủ yếu được trang bị kỹ năng này qua môn tin học và công nghệ.
Kỹ thuật (engineering): học sinh được trang bị kỹ năng sản xuất ra đối tượng và
hiểu được quy trình để làm ra nó. Vấn đề này địi hỏi học sinh phải có khả năng
phân tích, tổng hợp và kết hợp để biết cách làm thế nào để cân bằng các yếu tố
liên quan (như khoa học, nghệ thuật, cơng nghệ, kỹ thuật) để có được một giải
pháp tốt nhất trong thiết kế và xây dựng quy trình. Ngồi ra, học sinh cịn có khả
năng nhìn nhận ra nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan
đến kỹ thuật.
Toán học (math): học sinh có khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trị của
tốn học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới. Ngoài các kiến thức, học sinh
cịn tích lũy kỹ năng tốn học, khi đó học sinh sẽ có khả năng thể hiện các ý
tưởng một cách chính xác, có khả năng áp dụng các khái niệm và kỹ năng toán
học vào cuộc sống hàng ngày.
Những học sinh học theo cách tiếp cận giáo dục STEM đều có những ưu
thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ và tốn học chắc chắn,
khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập, làm việc vượt trội và có cơ
hội phát triển các kỹ năng mềm tồn diện hơn, đồng thời khơng hề gây cảm giác
nặng nề, quá tải đối với học sinh.
Ở cấp tiểu học, các kiến thức về STEM thuộc các mơn như “Cuộc sống
quanh ta”, “Tìm hiểu tự nhiên”, “Thế giới cơng nghệ”, “Tìm hiểu cơng nghệ”.
Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tháng 7/2017, tên các môn học
nêu trên đã được thay thành “Tự nhiên và xã hội” lớp 1, 2, 3, “Khoa học” lớp 4,
5, “Tin học và công nghệ” lớp 3, 4, 5. Các kiến thức của các môn học này đều
được ứng dụng phổ biến trong thực tiễn nên việc ứng dụng phương pháp giáo
dục STEM sẽ thuận lợi và mang lại hiệu quả trong việc hình thành và phát triển
năng lực của học sinh, cụ thể là các năng lực khoa học như năng lực tìm hiểu và
khám phá tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, năng lực vận dụng tổng hợp
các kiến thức khoa học để giải quyết vấn đề trong cuộc sống; năng lực thiết kế;

năng lực sáng tạo và một số năng lực chung. Như vậy, STEM không phải là một
mơn học cụ thể nào mà giáo viên có thể tổ chức các hoạt động về STEM cho
học sinh ở các môn học liên quan hay trong môn “Hoạt động trải nghiệm sáng


tạo”, vì định hướng giáo dục của STEM phù hợp với nội dung định hướng giáo
dục của các môn học nêu trên.
Lợi ích của giáo dục STEM đối với Tiểu học
Theo phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là người cung cấp
kiến thức qua thuyết trình hay giảng giải, còn trẻ là người nghe, ghi nhớ và làm
theo. Bởi vậy, người học rất thụ động, ghi nhớ máy móc, bị hạn chế năng lực tư
duy logic và phản biện, sự hiếu kỳ tự nhiên của trẻ cũng bị giảm đi do phương
pháp tiếp cận cấu trúc một cách máy móc. Phương pháp học như vậy từ khi cịn
bé sẽ ngăn cản trẻ phát huy khả năng tư duy và sự sáng tạo của mình. Chính vì
vậy, việc áp dụng giáo dục STEM đối với Tiểu học là cần thiết để trẻ có thể
thoải mái phát triển và khám phá bản thân.
Phát huy năng lực sáng tạo, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề
Giáo dục STEM đề cao tính thực tiễn, trẻ sẽ được trải nghiệm thực hành
liên quan tới bài học, thường ra tạo ra sản phẩm, lắp ghép dựa trên các kiến thức
vừa được học. Các giáo cụ chủ yếu là những con robot giáo dục, các mơ hình.
Khi trẻ tiếp cận với những chú robot trẻ sẽ được tiếp cận với lập trình, kích thích
tư duy sáng tạo của mỗi trẻ.
Bên cạnh đó, STEM đề cao cung cấp những kỹ năng giải quyết tình
huống cho người học. Chính vì vậy mỗi bài giảng học sinh sẽ đưa ra một vấn đề
thực tế cần giải quyết thông qua những kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề
đó, học sinh sẽ phải tìm tịi, nghiên cứu những kiến thức các mơn học có liên
quan qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, đồ cơng nghệ,… để tìm ra
câu trả lời cuối cùng.
Việc này sẽ rèn luyện cho bé khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề
qua việc nghiên cứu, tìm tịi, khám phá, làm tiền đề để phát triển tốt hơn trong

tương lai.
Cung cấp kiến thức đa dạng, nâng cao kỹ năng mềm
Giáo dục STEM trang bị cho các em những kỹ năng mềm như tư duy
phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp,….Thơng qua các trị
chơi đồng đội, các hoạt động đội nhóm các bé sẽ được thầy cơ hướng dẫn và
khuyến khích bé thực hành.
Sau mỗi một sản phẩm, một thí nghiệm hồn thành. Các bé sẽ cùng suy
nghĩ cách trình bày, thuyết trình để sản phẩm của mình hấp dẫn, cuốn hút và
thuyết phục thầy cơ cùng bạn bè trong lớp. Việc này giúp bé gắn kết và đồn kết
với bạn bè, giúp bé thích nghi hơn với môi trường Tiểu học đầy mới mẻ.


Khơi gợi sự hứng thú trong học tập làm tiền đề cho các bậc học cao
hơn
Thay vì tiếp xúc với giáo trình và bài vở khơ khan như giáo dục truyền
thống, với chương trình STEM các mơn học được tích hợp lại, sau khi học xong
chương trình cơ bản thì trẻ sẽ được thực hành thực tế. Khi được chơi với các
dụng cụ thực tế, trẻ sẽ hào hứng hơn trong mỗi giờ học. Sự kết hợp giữa hoạt
động học và chơi này sẽ giúp cho những bé vừa mới vào lớp 1 dễ dàng làm quen
hơn và không cảm thấy áp lực với môi trường học tập.
Trải nghiệm giáo dục STEM khi cịn nhỏ khiến các bé có nền tảng tốt về
tư duy, khả năng sáng tạo, các kỹ năng mềm… làm tiền đề tốt để các em có thể
phát triển toàn diện trong tương lai.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×