Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Một số thành tựu và vấn đề đặt ra đối với giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.66 KB, 18 trang )

MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Mậu Hùng*
TĨM TẮT:
Bằng các phương pháp định lượng và định tính cũng như chuyên ngành và liên ngành
từ các số liệu thống kê của các cơ quan chức năng và báo chí, tham luận chỉ ra rằng giáo dục
nghề nghiệp của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự
hào cả về chất lượng lẫn số lượng. Một hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rộng khắp
trong cả nước nước với đủ mọi loại hình, cấp độ, và trình độ đào tạo đã được hình thành.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp ngày càng được bổ sung,
nâng cao, và hoàn thiện. Số lượng tuyển sinh liên tục tăng trong những năm gần đây, trong
khi chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao theo hướng từng bước hội nhập với các
tiêu chuẩn giáo dục nghề nghiệp khu vực và thế giới. Đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
không những được bổ sung về mặt số lượng, mà còn từng bước được nâng cao về mặt chất
lượng. Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học ngày càng đầy
đủ và hiện đại. Số người được đào tạo nghề trong dân số ngày càng tăng. Đa phần người học
sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề đều tìm được việc làm hoặc chí ít cũng thăng tiến
trong cơng việc. Hệ thống các doanh nghiệp cũng tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào công
tác đào tạo nghề. Giáo dục nghề nghiệp trong những năm vừa qua chính vì thế khơng chỉ đã
góp phần cải thiện tỷ lệ lao động được đào tạo trong dân số, mà còn nâng cao chất lượng và
trình độ của người lao động đồng thời cung cấp cho thị trường một nguồn nhân lực số lượng
ngày càng đông trong khi chất lượng ngày càng được nâng lên đáng kể. Mặc dù vậy, hệ thống
giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam cũng phải đối mặt với khơng ít khó khăn và thách thức
trong những năm vừa qua. Tiêu biểu nhất trong số này chính là cơ cấu đào tạo và tuyển
sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn chủ yếu tập trung vào hệ sơ cấp nghề và đào tạo
nghề dưới ba tháng. Chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về cơ bản vẫn
còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ lực lượng lao động được đào
tạo nghề nghiệp vẫn còn tương đối khiêm tốn. Việc tiếp tục nâng cao chất lượng và mở rộng
quy mô đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp chính vì thế khơng chỉ là tất yếu đương
nhiên đến mức không thể khác được, mà cịn hết sức cấp thiết.
Từ khóa: giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hệ thống giáo dục nghề


nghiệp, chất lượng đào tạo, số lượng tuyển sinh.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế cho phù hợp với thực
tiễn cuộc sống cũng như thông lệ quốc tế, giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam
* Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

128


thời gian qua đã góp phần khơng nhỏ vào việc cung cấp một nguồn nhân lực ngày
càng đông đảo về số lượng trong khi chất lượng không ngừng được nâng cao cho
thị trường lao động việc làm. Mặc dù vậy, thực tiễn thị trường lao động việc làm
cũng như nhu cầu nhân lực của nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng đang đặt ra
khơng ít vấn đề khơng hề nhỏ cho cả hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và
giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Bên cạnh vấn đề chất lượng đào tạo cần phải được
nâng cao trong thời gian sớm nhất có thể, mơ hình đào tạo và cơ chế vận hành
của hệ thống giáo dục nghề nghiệp cũng cần phải được cải tiến mạnh mẽ hơn nữa
để vừa hội nhập với các tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc tế vừa nâng tầm chất lượng
nguồn nhân lực lao động chuyên môn kỹ thuật của Việt Nam trong thời gian tới.
Câu hỏi này ít nhiều đã nhận được sự quan tâm của cả giới nghiên cứu lẫn các
bên liên quan trong thời gian qua cả trong lẫn ngoài nước, nhưng thực tế vẫn cịn
nhiều khía cạnh chưa thể giải quyết một cách triệt để và tìm được tiếng nói chung
hoàn toàn. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng như
chuyên ngành và liên ngành để phân tích các số liệu thống kê của bản tin cập nhật
thị trường lao động Việt Nam hàng quý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,
thông báo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội hàng quý, Tổng điều tra dân số và
nhà ở Việt Nam 2009 của Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin
giáo dục và đào tạo và số liệu thống kê giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bài
viết tập trung phân tích một số thành tựu chủ yếu cũng như làm rõ các vấn đề còn

tồn tại đối với giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở
đó, tham luận đưa ra một số đề xuất mang tính hàm ý chính sách và gợi ý mang
tính tham khảo cho các bên liên quan để góp phần nâng tầm hệ thống giáo dục
nghề nghiệp của Việt Nam trong những năm tới đồng thời hy vọng giải quyết càng
sớm càng tốt một trong những vấn đề mấu chốt nhất về nguồn nhân lực có trình
độ chun mơn kỹ thuật chất lượng cao trong các lĩnh vực mang tính thực tiễn cho
nền kinh tế40 của Việt Nam trong quá trình tham gia vào các hiệp định thương mại
quốc tế thế hệ mới.
2. MỘT SỐ KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA
Trong những năm gần đây, giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam đã thực sự
bứt phá, đổi mới, và phát triển với nhiều thành tựu hết sức nổi bật rất đáng trân
trọng.41 Đó trong thực tế là kết quả của một q trình phát triển lâu dài của nhiều
năm trước đó và được thể hiện trên một số phương diện chính yếu như sau:

Xem thêm: Giáo dục nghề nghiệp: Thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trong: />giao-duc-nghe-nghiep-thach-thuc-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te20181219144258037.html
41
Minh Thư (2019), trong: />40

129


2.1.1. Về mặt quản lý nhà nước và tổ chức hệ thống
Luật Giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa 13 thơng qua ngày 27 tháng 11 năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2015. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã
xây dựng và ban hành được 63 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành
Luật giáo dục nghề nghiệp tính đến ngày 1 tháng 3 năm 2019. Trong đó có 46 văn
bản, gồm: 5 nghị định, 7 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 30 thơng tư, và 4
thông tư liên tịch, liên quan trực tiếp đến giáo dục nghề nghiệp.42 Hệ thống các

văn bản pháp luật này khơng những đã góp phần hình thành nên một hệ thống
giáo dục nghề nghiệp, mà còn tạo ra các hành lang pháp lý và cơ sở pháp luật cho
các hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh đã có nhiều thay
đổi so với trước đây.43 Các hoạt động giáo dục nghề nghiệp từ đó trở thành một
hệ thống riêng nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, kể cả các chương trình đào tạo nghề
của trường đại học và cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước đây. Việc thay
đổi để thích ứng với tình tình mới khơng chỉ là tất yếu đương nhiên, mà cịn vơ
cùng cần thiết để vừa giải quyết bài toán nhân lực của Việt Nam trong thời gian
tới vừa từng bước hội nhập với các tiêu chuẩn giáo dục nghề nghiệp khu vực và
thế giới.
Về mặt số lượng, trong những năm qua mạng lưới các cơ sở dạy nghề phát
triển tương đối nhanh. Năm 2005, cả nước có 1.691 cơ sở giáo dục có đào tạo nghề
bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau.44 Năm 2013, cả nước có 1.339 cơ sở
dạy nghề.45 Đến cuối năm 2015, cả nước có 1,467 cơ sở dạy nghề.46 Tính đến ngày
30 tháng 10 năm 2016, cả nước đã có 1,972 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.47 Đến
cuối năm 2018, Việt Nam có tổng cộng 1.954 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong
cả nước.48 Đến đầu năm 2019, cả nước đang có gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề
nghiệp.49 Đầu năm 2019, cả nước hiện có 1.948 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong

42

Trong: />
Xem thêm: (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
43

44
Tổng cục Thống kê (2005), Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2005, trong: />aspx?tabid=621&ItemID=3966 (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019).

Trịnh Thu Nga và Nguyễn Ngọc Bình (2015), Hệ thống dạy nghề ở Việt Nam và phát triển nghề nghiệp cho người lao động,

trong: />(truy cww.ilssa.org.vn/vi năm 2019).
45

46
Tổng cục Thống kê (2015), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, trong: />aspx?tabid=621&ItemID=15507 (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019).
47
National Institute for Vocational Education and Training (2018), Vietnam Vocational Education and Training Report 2016,
Hanoi, p. 45.

Tổng cục Thống kê (2018), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, trong: />aspx?tabid=621&ItemID=19037 (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
48

130


đó: 397 trường cao đẳng, 519 trường trung cấp, và 1.032 trung tâm giáo dục nghề
nghiệp. Điều đó có nghĩa là mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không chỉ
đã phủ rộng khắp tất cả các tỉnh thành trong cả nước,50 mà rất nhiều địa phương
cịn có nhiều hơn một cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục nghề nghiệp
ngày càng cao cho lực lượng lao động cịn trẻ về tuổi đời và đơng về số lượng của
Việt Nam hiện nay.
Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2015 đã quy định có 3 hình thức sở hữu đối
với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm: cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ
sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, có 320 trường cơng lập (178 trường
trung cấp nghề và 142 trường cao đẳng nghề), 149 trường tư thục (102 trường
trung cấp nghề và 47 trường cao đẳng nghề), 1 trường cao đẳng nghề có vốn đầu
tư nước ngoài cùng với 997 trung tâm dạy nghề (344 ngồi cơng lập).51 Đến ngày
30 tháng 10 năm 2016, trong tổng số 1,972 cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt
Nam, có 1,307 (66.3%) cơ sở cơng lập52 và 665 (33.7%) ngồi cơng lập (cả tư thục

lẫn đầu tư nước ngồi).53 Đến đầu năm 2019, cả nước có 1.954 cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, trong đó: hơn 1.500 trường trung cấp và cao đẳng thuộc diện công lập.54
Đến đầu năm 2019, Việt Nam có một mạng lưới các cơ sở dạy nghề cơ bản
bao phủ rộng khắp tất cả các địa phương với 1.948 cơ sở giáo dục nghề nghiệp55 ở
đều khắp cả nước.56 Tất cả các tỉnh thành trực thuộc trung ương đều đã có các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Mặc dù vậy,
việc phân phố mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn còn nhiều bất cập,
chưa phân bố hợp lý giữa các vùng, miền, chưa quy hoạch tới từng ngành, nghề,
cấp trình độ đào tạo.57 Cho đến năm 2013, về cơ bản các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
vẫn chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị, các khu công nghiệp tập trung, và
các vùng kinh tế trọng điểm. Trong khi đó, vùng nông thôn rộng lớn và tập trung
49
Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao, trong: />50

Thanh Hùng (2019), />
51

Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 46.

National Institute for Vocational Education and Training (2018), Vietnam Vocational Education and Training Report 2016,
Hanoi, p. 46.
52

53
National Institute for Vocational Education and Training (2018), Vietnam Vocational Education and Training Report 2016,
Hanoi, p. 47.
54
Xem thêm: (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
55


Thanh Hùng (2019), />
Lương Thị Tâm Uyên (2019), Gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động và việc
làm, trong: (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
56

57

Trong: />
131


đa số dân cư của cả nước lại thiếu vắng hẳn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chất
lượng.58 Sự bất hợp lý trong quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,
vấn đề chồng chéo các ngành nghề đào tạo giữa các trường nghề cũng làm cho tình
trạng cạnh tranh trong tuyển sinh cịn căng thẳng59 và cơ hội việc làm của người
học lại giảm đi, trong khi tình trạng thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng vẫn là một
câu hỏi lớn đối với toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
Về năng lực đào tạo, năm 2013, Việt Nam có tổng cộng 33.270 nhà giáo đang
làm công tác giảng dạy nghề nghiệp trong các trường cao đẳng, trung cấp nghề, và
trung tâm dạy nghề. Ngồi ra, cịn có gần 16 nghìn nhà giáo thuộc nhiều loại hình
cơ sở giáo dục khác nhau tham gia dạy nghề trong nhiều chương trình và khóa
học đào tạo nghề nghiệp dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.60 Chính vì
vậy, đội ngũ nhà giáo dạy nghề trải qua một quá trình phát triển tương đối thiếu
ổn định. Số lượng giáo viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có xu hướng
giảm trong những năm 2013-2015. Cụ thể, năm 2013: 42,126, 2014: 40,615, 2015:
39,152, nhưng tại tăng năm 2016.61 Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, cả nước
có 67,686 giáo viên dạy nghề, tăng 11.35% (6,902 người) so với năm 2015.62
Chất lượng đội ngũ nhà giáo dạy nghề không ngừng được nâng lên trong
những năm gần đây. Theo báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển
dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020: 100% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ chun mơn

đào tạo. Trong khi số người có trình độ sau đại học khơng ngừng tăng lên, thì số
người có trình độ từ đại học trở xuống cũng liên tục giảm một cách tương ứng.
Năm 2015, đội ngũ nhà giáo dạy nghề có trình độ sau đại học tăng lên thành
11.039 người so với năm 2014 chỉ mới 5.417 người.63 Ngày 31 tháng 12 năm 2016,
hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 67,686 người (năm 2015 có 60,784
người). Số người có bằng sau đại học tăng 2.07% so với năm 2015.64 Phần lớn đội
ngũ cán bộ quản lý của hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam đều có trình
độ cao đẳng và đại học trở lên (93,43%).65 Về cơ bản, chất lượng đội ngũ nhà giáo

Trịnh Thu Nga và Nguyễn Thu Nga, trong: (truy cww.ilssa.org.vn/vi/news/he-th
58

59

Thanh Hùng (2019), />
Trịnh Thu Nga và Nguyễn Ngọc Bình (2015), Hệ thống dạy nghề ở Việt Nam và phát triển nghề nghiệp cho người lao động,
trong: />(truy cww.ilssa.org.vn/vi/news/h19).
60

61
National Institute for Vocational Education and Training (2018), Vietnam Vocational Education and Training Report 2016,
Hanoi, p. 59.
62
National Institute for Vocational Education and Training (2018), Vietnam Vocational Education and Training Report 2016,
Hanoi, p. 58.
63

Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 59.

National Institute for Vocational Education and Training (2018), Vietnam Vocational Education and Training Report 2016,

Hanoi, p. 65.
64

132


giáo dục nghề nghiệp đã được cải thiện đáng kể trong những năm vừa qua, nhưng
các số liệu cho thấy vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giáo dục
nghề nghiệp và tương ứng với chi phí đầu tư của nhà nước cũng như đáp ứng được
mong đợi của xã hội.
2.1.2. Quy mô đào tạo
Quy mô quyển sinh và đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không
ngừng tăng lên trong thời gian vừa qua. Cụ thể, trong năm 2005, hệ thống các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp cả nước chỉ mới tuyển được khoảng 230.000 học sinh
học nghề dài hạn, 66nhưng đến năm 2010, đã tuyển sinh trên 1.748.000 người.67
so với cùng kỳ năm trước. Số lượng tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 của cả nước tăng lên 1.979.199 người (92,1% kế
hoạch).68 Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, cả nước đã có 2.367.654 tham gia
các khóa học nghề tập trung trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.69 Năm 2018, các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước đã tuyển sinh70 được 2.210.000 người.71 Con số
này đạt 100,5% so với kế hoạch đã đề ra cho năm 2018.72 Đây là năm thứ hai liên
tiếp công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp có nhiều tín hiệu tích cực.73 Năm
2019 dự kiến tuyển mới tổng cộng ít nhất khoảng 2.260.000 người tham gia các
khóa học giáo dục nghề nghiệp bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau. 74 Tuy
nhiên, về cơ bản giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa thể là một phương án lựa chọn
ưa thích đối với những người muốn xác định tương lai nghề nghiệp cho mình. Cơ
cấu đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam hiện nay vẫn cịn
nhiều khía cạnh chưa hợp lý. Phần lớn các cơ sở dạy nghề mới chỉ tập trung vào
các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng. Trong khi
đó, tỷ lệ học sinh học tham gia các chương trình đào tạo ở trình độ cao đẳng nghề

và trung cấp nghề vẫn còn rất thấp.75 Năm 2018, phần lớn người học mới tuyển
65

Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 67.

Tổng cục Thống kê (2005), Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2005, trong: />aspx?tabid=621&ItemID=3966 (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019).

66

67
Tổng cục Thống kê (2010), Tình hình kinh tế- xã hội năm 2010, trong: />aspx?tabid=621&ItemID=10835 (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019).
68

Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 50.

National Institute for Vocational Education and Training (2018), Vietnam Vocational Education and Training Report 2016,
Hanoi, p. 50.
69

Xuân Anh (2018), Nhtap-trung-cao-do-cho-gáo dục nghề nghiệp năm 2018, trong: />item/38752802-nhung-net-noi-bat-cua-giao-duc-nghe-nghiep-nam-2018.html (truy cwww.nhandan.com.vn/xahoi/item/
70

71
Tổng cục Thống kê (2018), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, trong: />aspx?tabid=621&ItemID=19037 (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
72
Lương Thị Tâm Uyên (2019), Gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động và việc
làm, trong: (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).

Băng Châu (2019), Giáo dục nghề nghiệp có những thay đổi tích cực, trong: />73


74

Minh Thư (2019), />
133


được chủ yếu tham gia các khóa học ở học trình độ sơ cấp và các chương trình đào
tạo nghề nghiệp dưới 3 tháng (75%). Trong khi đó, các chương trình đào tạo nghề
nghiệp ở trình độ cao đẳng và trung cấp chỉ tuyển được khoảng 545.000 người
(25%).76 Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp lại không thể tuyển được và tuyển đủ
số người theo học các ngành nghề nặng nhọc độc hại.77
Để đảm bảo cho công tác giáo dục nghề nghiệp hồn thành được vai trị,
chức năng, và sứ mệnh của mình trong bối cảnh mới, trong những năm qua nhà
nước đã có rất nhiều chính sách ưu đãi đối với cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
lẫn người học. Một loạt các chương trình đào tạo kỹ năng nghề và dự án giáo dục
nghề nghiệp cho những người lao động đã được triển khai thực hiện thời gian qua.
Một trong những chương trình như thế là Đề án đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020, được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 11 năm 2009, dự kiến được thực hiện trong vòng 11 năm (20102020) với mục tiêu: dạy nghề cho khoảng 10,6 triệu lao động nông thôn, trong đó:
hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 6,54 triệu người theo chính sách của Đề án. Đào tạo
và bồi dưỡng cho khoảng 1,1 triệu lượt cán bộ và công chức cấp xã. 78 Trong 5 năm
(2010-2014), cả nước đã có 2.169.562/3,2 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ
học nghề theo chính sách của Đề án.79 Năm 2015, ngân sách nhà nước cũng dành
5 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho 350.000 lao động nghèo học nghề miễn phí, trong khi
10.000 lao động thuộc các huyện nghèo được đào tạo nghề và giáo dục định hướng
nghề nghiệp hoặc đi làm việc ở nước ngoài.80
Trong giai đoạn những năm 2007-2013, tổng số người học tốt nghiệp các
chương trình đào tạo nghề là hơn 7 triệu người.81 Trong 5 năm (2010-2014), cả
nước đã có gần 3,2 triệu lao động nông thôn được học nghề.82 Trong 6 năm (20102015) thực hiện Đề án 1956, chỉ đào tạo nghề cho trên 4,1 triệu lao động nông
thôn.83 Sau 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020,

đã có 9,2 triệu lượt người được đào tạo nghề.84 Năm 2016, có tổng cộng 1,974,193
người tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghề.85 Năm 2017 có 1.983.960 người tốt
75
Trịnh Thu Nga trong: />76

Thanh Hùng (2019), />
Trịnh Thu Nga trong: />77

78

Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 108.

79

Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 56-57.

Tổng cục Thống kê (2015), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, trong: />aspx?tabid=621&ItemID=15507 (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019).
80

81
Trịnh Thu Nga trong: />82

Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 56-57.

83

Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 57.

134



nghiệp cao đẳng và trung cấp nghề.86 Năm 2018, số học sinh tốt nghiệp các lớp đào
tạo nghề là 2.100.000 người.87 Năm 2019, chỉ tiêu đề ra là khoảng 2.195.000 người
tốt nghiệp học nghề.88 Tuy nhiên, phần lớn những người tốt nghiệp các chương
trình đào tạo nghề hàng năm từ các khóa học dạy nghề dưới 3 tháng (53%) và
trình độ sơ cấp (39%). 89
Giai đoạn những năm 2010-2014, tỷ lệ người có việc làm sau khi học nghề
đạt 78,7%.90 Năm 2015, có đến khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự
tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ
này đạt trên 90%.91 Năm 2016, số người đã từng tham gia các khóa đào tạo nghề
tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp lên đến 70%.92 Năm 2017, 79% số sinh viên
cao đẳng và 82% học sinh trung cấp nghề ra trường có việc làm.93 Tính trung bình
chung, năm 2018 tỷ lệ học sinh và sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng và trung
cấp có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt khoảng 85%.94
Mặc dù cơng tác giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực trong
thời gian gần đây. Năm 2003, lực lượng lao động có chun mơn kỹ thuật mới chỉ
chiếm 21,22%, thì đến năm 2009, mới chỉ có 1,6% số người trong độ tuổi lao động
tốt nghiệp cao đẳng, 4,2% tốt nghiệp đại học, và 0,21% tốt nghiệp sau đại học.95
Tính chung cả năm 2015, trong tổng số 54,6 triệu người trong lực lượng lao động
từ 15 tuổi trở lên (78,8% dân số), mới chỉ có 11,02 triệu người (20,2% lực lượng

Tổng cục Thống kê (2015), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, trong: />aspx?tabid=621&ItemID=15507 (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019).
84

National Institute for Vocational Education and Training (2018), Vietnam Vocational Education and Training Report 2016,
Hanoi, p. 54.
85

86
An Nhiên (2018), />87

Tổng chục Thống kê (2018), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, trong: />aspx?tabid=621&ItemID=19037 (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
88

Minh Thư (2019), />
89

Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 55.

90

Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 109-110.

91

Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 19-20, 57.

National Institute for Vocational Education and Training (2018), Vietnam Vocational Education and Training Report 2016,
Hanoi, p. 56.
92

93
An Nhiên (2018),
nghiep/781158.antd

/>
Anh Quang (2019), 85% sinh viên cao đẳng, trung cấp trường nghề có việc làm ngay sau tốt nghiệp, trong: http://giáo dục
nghề nghiệp.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/newsid/37228/seo/85-sinh-vien-cao-dang-trung-cap-truong-nghe-coviec-lam-ngay-sau-tot-nghiep/Default.aspx (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
94

95

Tổng cục Thống kê (2011), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích các chỉ số chủ
yếu, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr. 53.

135


lao động) có chun mơn kỹ thuật và bằng cấp chứng chỉ trong các khóa đào tạo
nghề từ 3 tháng trở lên. Trong số này, 4,84 triệu người có trình độ đại học trở
lên (43,9%), hơn 1,47 triệu người có trình độ cao đẳng (13,3%), khoảng 180.000
người có trình độ cao đẳng nghề (1,6%), gần 2,14 triệu người có trình độ trung
cấp chun nghiệp (19,4%), 710.000 người có trình độ trung cấp nghề (6,4%), và
1,68 triệu người có trình độ sơ cấp nghề (15,3%).96 Năm 2018, tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo đạt khoảng 58,6%, trong đó: tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 23
-23,5%.97 Đến quý 1 năm 2019, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước
là 55,4 triệu người, nhưng trong độ tuổi lao động là 48,8 triệu người. Trong số này,
số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 54,3, nhưng - lao động có việc làm đã qua
đào tạo từ trình độ sơ cấp nghề trở lên chỉ là 12,1 triệu người, chiếm 22,2% tổng
số lao động có việc.98
Theo số liệu điều tra vào quý 4 năm 2013 của Tổng cục Thống kê, trong số
những người đã qua đào tạo nghề, có 280.000 người (9,8%) đang làm các công việc
giản đơn và 88.000 người (3,1%) chưa tìm được việc làm.99 Đến q 1 năm 2016,
có tới hơn 32,3% số lao động thất nghiệp của Việt Nam là lao động đã qua đào
tạo chuyên nghiệp hoặc đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên. Trong số này, lao động có
trình độ từ đại học trở lên chiếm khoảng 38,6% tổng số lao động chưa tìm được
việc làm.100 Q 4 năm 2018, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là
135.800 người, giảm 15.900 nghìn người, trình độ trung ấp là 68.800 người, giảm
1.500 người so với q 3 năm 2018. Ngược lại, nhóm trình độ cao đẳng có 81.400
người thất nghiệp, tăng 6.200 người. Nhóm trình độ sơ cấp nghề có 27.000 người
thất nghiệp, tăng 1.600 người so với quý 3 năm 2018.101 Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
vẫn ở nhóm có trình độ cao đẳng (4,1%), tiếp đến là trung cấp (2,61%), đại học trở

lên (2,57%), sơ cấp nghề (1,51%).102 Như vậy, mặc dù một số lượng không nhỏ lực
lượng lao động của Việt Nam vẫn chưa qua đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và trình
độ chun mơn dưới bất cứ hình thức và mức độ nào, nhưng tỷ lệ những người
có bằng cấp chứng chỉ chưa kiếm được việc làm vẫn còn cao, trong khi khơng ít

96

Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 133-134.

Lý H Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề n (truy cneconomy.vn/tap-trung-cao-do97

98
Tổng cục Thống kê (2019), Thơng cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm quý I năm 2019, trong: .
vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19136 (truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019).
99
Ngọc Bình (2015), Hệ thống dạy nghề ở Việt Nam và phát triển nghề nghiệp cho người lao động, trong: sa.
org.vn/vi/news/he-thong-day-nghe-o-viet-nam-va-phat-trien-nghe-nghiep-cho-nguoi-lao-dong-144
100

Tổng cục Thống kê (2017), Báo cáo điều tra lao động việc làm Quý 1 năm 2017, Hà Nội, tr. 14.

101

Tổng cục Thống kê (2018), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, Số 20, Quý 4 năm 2018, Hà Nội, tr. 4.

102

Tổng cục Thống kê (2018), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, Số 20, Quý 4 năm 2018, Hà Nội, tr. 5.

136



doanh nghiệp không thể tuyển đúng và tuyển đủ đội ngũ nhân lực cần thiết cho
sản xuất kinh doanh của mình.
2.1.3. Chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Mặc dù bức tranh tổng thể cũng như tình hình cụ thể của các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp đang phải đối diện với khơng ít vấn đề, nhưng có một điều chắc chắn
rằng chất lượng giáo dục nghề nghiệp không ngừng được nâng cao trong những
năm vừa qua. Cùng với đó, hiệu quả đào tạo của giáo dục nghề nghiệp cũng đã
có những chuyển biến tích cực và trong thực tế cũng đã đạt được nhiều kết quả
đáng trân trọng. Đào tạo nghề đã chuyển dần từng bước từ những gì mình có sang
những gì thị trường lao động cần. Đi đơi với các thành công này là công tác dự báo
nguồn nhân lực có những bước tiến vững chắc, trong khi sự tham của các doanh
nghiệp đóng một vai trị khơng hề nhỏ.
Để hoàn thành mục tiêu tổng quát là phải đổi mới một cách căn bản và tồn
diện cũng như khơng ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, công tác
kiểm định giữ một vị trí then chốt. Trong năm 2015, các hoạt động kiểm định và
đảm bảo chất lượng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp có những bước phát triển
hết sức cơ bản. Số lượng các cơ sở dạy nghề thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy
nghề tăng trong năm 2015 hơn so với các năm trước. Tính đến ngày 31 tháng 12
năm 2015, có 343 (23,4%) cơ sở dạy nghề thực hiện tự kiểm định, trong đó: 107
trường cao đẳng nghề (56,3%), 72 trường trung cấp nghề (25,8%), và 164 trung
tâm dạy nghề (16,4%), cao hơn so các năm trước (2013: 275, 2014: 212), nhưng
vẫn còn 1.123 (76,6%) cơ sở dạy nghề chưa thực hiện tự kiểm định chất lượng. Kết
quả kiểm định cho thấy đã có 22 cơ sở dạy nghề được cơng nhận đạt cấp độ 3 và
1 trường đạt cấp độ 2. 25 trường tham gia thí điểm kiểm định chương trình đào
tạo.103 Tuy nhiên, đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, mới chỉ có 263/1,502 (17.51%)
cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai đánh giá nội bộ, trong đó cơng lập 248/1,010
(24.6%) và ngồi cơng lập 15/492 (3%), cao đẳng 111 (58.7%), trung cấp nghề 60
(21.5%), và trung tâm dạy nghề 92 (8.9%). 104

Bên cạnh kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp là kiểm định chương trình
đào tạo của các ngành nghề. Từ năm 2012, có 25/45 trường (55,6%) đã tham gia
thí điểm kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. Hầu hết các trường này có
ít nhất một chương trình đào tạo được thí điểm kiểm định.105 Cùng với đó, việc

103

Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 21, 92.

National Institute for Vocational Education and Training (2018), Vietnam Vocational Education and Training Report
2016, Hanoi, p. 74.
104

105

Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 94-95.

137


xây dựng các bộ tiêu chí trên từng lĩnh vực cụ thể cũng góp phần khơng nhỏ vào
việc nâng cao chất lượng cho các hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đến cuối năm
2015, đã có 195 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được xây dựng và 36 trung
tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được thành lập và cấp giấy phép hoạt động.106
Năm 2018, Tổng cục Dạy nghề đã thí điểm xây dựng bộ tiêu chí chuẩn đầu
ra thống nhất trong cả nước. Trên nền tảng đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự
thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo107 sao cho sát hợp với thực tiễn và năng
lực đào tạo của đơn vị mình, nhưng đồng thời cũng mở đường cho quá trình hội
nhập với hệ thống giáo dục nghề nghiệp cả nước và từng bước tiệm cận với các
tiêu chuẩn quốc tế. Dựa trên cơ sở đó, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã triển khai

xây dựng được 160 chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo nghề trình độ cao
đẳng và trung cấp. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng đã ban hành được 9 bộ
định mức kinh tế kỹ thuật đào tạo và xây dựng được 58 bộ danh mục thiết bị đào
tạo trình độ cao đẳng và trung cấp108 làm mục tiêu định hướng cho các hoạt động
đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong cả nước.
Cùng với việc ban hành các bộ tiêu chuẩn đầu ra, các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp cũng triển khai thực hiện chiến lược đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn của
thị trường lao động và đời sống kinh tế hàng ngày của đất nước. Một trong những
khâu trọng tâm và có tính chất quyết định trong chiến lược phát triển này chính là
sự tham gia của các doanh nghiệp vào trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Ngoài việc tăng cường các mối quan hệ lệ thuộc lẫn nhau giữa hai bên, việc các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trực tiếp tham gia
vào các hoạt động đào tạo và giáo dục nghề nghiệp của các trường nghề sẽ góp
phần gắn kết các cơ sở dạy nghề với hơi thở của cuộc sống hàng ngày. Một trong
những hướng đi có tính đột phá trên phương diện này chính là phải chuyển mạnh
sang cơ chế đào tạo theo đơn đặt hàng của thị trường lao động và chuẩn đầu ra của
các cơ quan chức năng. Muốn làm được điều này, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
buộc phải có các chương trình đào tạo tiên tiến để có thể thu hút người học thuộc
đủ mọi nguồn gốc, thành phần, và trình độ đào tạo. Mặc dù vậy, một trong những
nguồn cung cấp người học và cũng chính là đối tượng cần thu hút nhiều nhất của
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chính là các học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
và trung học phổ thơng có đam mê và năng khiếu kỹ năng nghề nghiệp hơn học
thuật hàn lâm.
106

Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 20.

Hà Nội Giáo dục nhập quốc tế, trong: (truy cdantri.com.vn/tuyen-sinh/giao107

108

Xuân Anh (2018), />
138


Tóm lại, về chất lượng, giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam trong những
năm qua đã có những chuyển biến hết sức tích cực. Kỹ năng nghề nghiệp của
người học sau khi tốt nghiệp các trường nghề đã được nâng lên đáng kể.109 Mặc
dù vậy, xét một cách tổng thể, kỹ năng nghề và năng lực nghề nghiệp của đa phần
lao động Việt Nam vẫn còn một khoảng cách tương đối lớn so với các nước phát
triển trong khu vực và trên thế giới.110 Chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp của Việt Nam hiện nay còn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu
cầu của nền kinh tế.111 Phần lớn người lao động sau khi tốt nghiệp học nghề vẫn
còn tương đối yếu về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác. Cùng lúc đó, các tiêu
chuẩn kỹ năng nghề quốc gia chưa được ban hành kịp thời, chất lượng đào tạo
của hệ thống giáo dục nghề nghiệp về cơ bản chưa thể đáp ứng yêu cầu của doanh
nghiệp và thị trường lao động.112 Việc đảm bảo điều kiện chất lượng để đào tạo
đội ngũ nhân lực tham gia vào thị trường lao động thời hội nhập chính vì thế vẫn
cịn là một thách thức khơng nhỏ đối với khơng ít cơ sở giáo dục nghề nghiệp113
của Việt Nam hiện nay.
3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT MANG TÍNH THAM KHẢO
Dựa trên các kết quả phân tích ở trên, bài viết mạnh dạn đề ra một số giải
pháp mang tính tham khảo cho các bên liên quan như sau:
Trên phương diện quản lý nhà nước, trước hết phải xây dựng cho được một
chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp dài hơn dựa trên cơ sở nhu cầu thực
tiễn về nhân lực nghề nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới cũng như khả năng
đáp ứng của hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam hiện nay. Từ
chiến lược phát triển dựa trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam theo hướng hội nhập
toàn diện và sâu rộng với các tiêu chuẩn của giáo dục nghề nghiệp khu vực và thế
giới, các bên liên quan đưa ra các chương trình và đề án phát triển cho ngành, địa
phương, và từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, việc nghiên cứu

và phát triển các chiến lược dài hơi thường đòi hỏi nhiều thời gian, trước mắt các
cơ quan chức năng cần phải tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ, đồng thời nâng
cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, tập
trung ưu tiên bổ sung, cụ thể hóa, và tiến tới hồn thiện hệ thống các văn bản quy
109
Trong: />110
Trịnh Thu Nga và Nguyễn Thu Nga và Nguy15), trong: />111

Trong: />
Giáo dục nghề nghiệp (2017), Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội, tr. 55.Giáo dục nghề nghiệp://www.
molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=26182
112

113
/>te20181219144258037.htm

139


phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp một cách đồng bộ và thống nhất.114
Về sắp xếp mạng lưới, sau một thời gian thực hiện luật Giáo dục nghề nghiệp
năm 2015, Việt Nam đã có được một mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
rộng khắp trong cả nước. Tuy nhiên, tình hình phân bố của nhiều cơ sở dạy nghề
cịn bất hợp lý. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để rà soát và sắp xếp lại mạng
lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở dự báo nguồn nhân lực theo lĩnh
vực sản xuất, trình độ đào tạo, và địa bàn quản lý theo hướng giảm dần các đầu
mối không cần thiết, tăng quy mô tuyển sinh đầu vào, và nâng cao chất lượng cũng
như hiệu quả đào tạo của công tác dạy nghề. Về phương diện số lượng, hạn chế
thành lập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà hiện nay thị trường lao động chưa có
nhu cầu đồng thời chú trọng phát triển các các cơ sở dạy nghề đa ngành với nhiều

loại hình và trình độ đào tạo. Song song với đó là đẩy mạnh quy hoạch lại mạng
lưới các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo dạy nghề dựa trên cơ sở điều kiện
kinh tế - xã hội cụ thể của từng vùng miền và địa phương. 115
Công tác tự chủ được xem là một trong những khâu đột phá trong quá trình
tiến hành đổi mới và sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt
Nam thời gian tới. Chính vì vậy, việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quyền
tự quyết định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm trên cơ sở điều kiện về số lượng, chất
lượng đội ngũ nhà giáo, và cơ sở vật chất và trong thiết bị kỹ thuật phục vụ đào tạo
là yếu tố then chốt. Cùng lúc đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần được tự tuyển
sinh nhiều lần trong năm, được tổ chức xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét
tuyển với thi tuyển. Bên cạnh đó, cơng tác tự chủ cũng đòi hỏi các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp cần phải tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình đào tạo
theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mơ-đun hoặc tín chỉ tùy thuộc vào
điều kiện cụ thể của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng như năng lực, điều kiện,
và hoàn cảnh của người học, nhưng bắt buộc phải theo chuẩn kiến thức và kỹ năng
nghề nghiệp tối thiểu của từng chương trình đào tạo để đảm bảo liên thơng thuận
lợi giữa các trình độ đào tạo trong cùng một ngành nghề hoặc với các ngành nghề
liên quan hoặc liên thơng lên các trình độ đào tạo cao hơn trong hệ thống giáo
dục quốc dân.116 Tuy nhiên, có một điều cần hết sức lưu ý là việc trao quyền tự chủ
cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải gắn liên với trách nhiệm giải trình, cơ
chế đánh giá độc lập, sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, và khả năng giám

Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp giúp tăng năng suất lao động, trong: />
114

115
Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, Số 20, Quý 4 năm 2018, Hà Nội và hội nhập của đất nước, trong: http://
www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=26182

Chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước, trong: />vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=2618

116

140


sát của xã hội.117 Tự chủ trong giáo dục nghề nghiệp chính vì thế phải đi liền với
tự chịu trách nhiệm.
Vấn đề đảm bảo số lượng, mặc dù công tác tuyển sinh đầu vào của hệ thống
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cải thiện trong hai năm trở lại đây. Tuy
nhiên, vẫn cịn khơng ít hạn chế mà thời gian tới các cơ sở dạy nghề cần phải khắc
phục. Cho dù số lượng tuyển sinh đầu vào của giáo dục nghề nghiệp liên tục tăng
và thậm chí vượt mức chỉ tiêu từ năm 2017, nhưng chủ yếu vẫn tuyển sinh cho các
chương trình đào tạo sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng. Chính vì vậy, phải tiếp
tục tăng cường công tác truyền thông và hướng nghiệp để nâng cao chỉ tiêu tuyển
sinh cho các hệ cao đẳng và trung cấp nghề.118 Muốn đạt được mục tiêu đó, trước
hết phải tiến hành phân luồng người học càng sớm chừng nào tốt chừng đó. 119
Chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển tích
cực trong những năm qua, nhưng thực tế cho thấy vẫn cịn khơng ít vấn đề cần giải
quyết. Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở dạy nghề
trong những năm tới là tập trung nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến
năm 2021 và định hướng đến năm 2030.120 Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng
nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp cũng chính là nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động121 của nền kinh tế quốc dân. Muốn
vậy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải coi hợp tác đào tạo với doanh nghiệp là
ưu tiên số 1 và là nhiệm vụ sống còn để phát triển nhà trường và nâng cao chất
lượng đào tạo.122 Cùng lúc đó, sự tham gia của các hiệp hội nghề nghiệp cũng như
đơn vị sử dụng lao động trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp cũng góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao
động và khả năng đào tạo123 của các cơ sở dạy nghề.
4. KẾT LUẬN

Tóm lại, giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam trong những năm gần đây đã
đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào và có những bước tiến vượt bậc cả về
chất lượng lẫn số lượng. Bước đầu đã hình thành được một hệ thống các cơ sở
/>117

Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp giúp tăng năng suất lao động, trong: />
118

119

/>
Minh Thư (2019), trong: />html
120

121
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr. 53.9, Giáo dục ở Việt Nam />122
An Nhiên (2018): Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp g cho sinh viên tốt nghiệp, trong: />truong-nghe-manh-dan-cam-ket-viec-lam-cho-sinh-vien-tot-nghiep/781158.antd
123
Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, Số 20, Quý 4 năm 2018, Hà Nội, tr. 5. />bo-truong-dao-ngoc-dung-day-manh-giao-duc-nghe-nghiep-giup-tang-nang-suat-lao-dong-thap-20180826232003178.htm

141


giáo dục nghề nghiệp rộng khắp trong cả nước nước với đủ mọi loại hình, cấp
độ, và trình độ đào tạo. Mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục phát
triển theo hướng đa dạng về loại hình đào tạo và mơ hình hoạt động.124 Hệ thống
quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp ngày càng được bổ sung, nâng cao,
và hoàn thiện. Số lượng tuyển sinh liên tục tăng trong những năm gần đây, trong
khi chất lượng không ngừng được nâng cao để từng bước hội nhập với các tiêu
chuẩn của giáo dục nghề nghiệp khu vực và thế giới. Quy mô và khả năng đào tạo

của hệ thống giáo dục nghề nghiệp ngày càng được mở rộng và nâng lên đáng kể
trong những năm qua. Đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp không những được
bổ sung về mặt số lượng, mà cịn khơng ngừng được nâng cao về mặt chất lượng.
Số người được đào tạo nghề trong dân số ngày càng tăng. Đa phần người học sau
khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề đều tìm được cơng ăn việc làm hoặc chí ít
cũng thăng tiến trong công việc. Hệ thống các doanh nghiệp cũng tham gia ngày
càng sâu rộng hơn vào công tác đào tạo nghề. Giáo dục nghề nghiệp trong những
năm vừa qua chính vì thế khơng chỉ đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo trong dân số, mà cịn nâng cao chất lượng và trình độ của người lao động
đồng thời cung cấp cho thị trường một nguồn nhân lực số lượng ngày càng đông
trong khi chất lượng ngày càng được cải thiện đáng kể. Giáo dục nghề nghiệp vì
thế khơng chỉ đóng một vai trị ngày càng quan trọng trong phát triển nguồn nhân
lực và ổn định tình hình kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ hội nhập,125 mà cịn
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia.126 Mặc dù vậy,
khó khăn và thách thức trong những năm tới cũng không phải là nhỏ. Hệ thống
quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp không chỉ cần phải được cụ thể hóa
và cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tế đang biến đổi từng ngày của thời
cuộc, mà nhiều lĩnh vực của giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa được điều chỉnh hoặc
hướng dẫn bởi các quy phạm pháp luật chi tiết và cụ thể. Mạng lưới các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp phân bố vẫn còn chưa hợp lý. Cơ cấu đào tạo và tuyển sinh của
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn chủ yếu tập trung vào hệ sơ cấp nghề và đào
tạo nghề dưới ba tháng. Sự tham gia của các doanh nghiệp vào trong các hoạt động
giáo dục nghề nghiệp vẫn dừng lại ở mức độ hình thức và mang tính biểu tượng
là chủ yếu. Chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn còn một
khoảng cách tương đối xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ lực
lượng lao động được đào tạo nghề nghiệp trong dân số vẫn còn tương đối thấp.
Việc tiếp tục nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo của hệ thống giáo
dục nghề nghiệp chính vì thế khơng chỉ là tất yếu đương nhiên đến mức khơng thể
khác được, mà cịn hết sức cấp thiết.
Tổng chục Thống kê (2018), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, trong: />aspxtabid=621&ItemID=19037 (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019)

124

125
Thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trong: />126
Tổng chục Thống kê (2018), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, trong: />aspx?tabid=621&ItemID=19037 (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019)

142


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An Nhiên. (2018). Trường nghề mạnh dạn cam kết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp,
trong: (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
2. An Nhiên. (2018). Trường nghề mạnh dạn cam kết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp,
trong: (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
3. Anh Quang. (2019). 85% sinh viên cao đẳng, trung cấp trường nghề có việc làm ngay
sau tốt nghiệp, trong: http://giáo dục nghề nghiệp.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/
newsid/37228/seo/85-sinh-vien-cao-dang-trung-cap-truong-nghe-co-viec-lam-ngay-sautot-nghiep/Default.aspx (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
4. Băng Châu. (2019). Nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp có những thay đổi tích
cực, trong: (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
5. Đào Ngọc Dung. (2016). Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu
cầu phát triển và hội nhập của đất nước, trong: />aspx?IDNews=26182 (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
6. Hoàng Mạnh. (2018). Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp giúp tăng
năng suất lao động, trong: />(truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
7. Hoàng Mạnh. (2018). Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao?, trong:
(truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
8. (truy cập ngày 21 tháng 6 năm
2019).
9. (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
10. Lê Thị Hồng Điệp. (2014). Những hạn chế về lao động và việc làm trên thị trường lao
động ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số

4, tr. 48-49.

143


11. Lệ Thu. (2018). Giáo dục nghề nghiệp: Thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
trong: (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
12. Lương Thị Tâm Uyên. (2019). Gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với nhu cầu của doanh
nghiệp, thị trường lao động và việc làm, trong: />(truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
13. Lý Hằng. (2019). Tập trung cao độ cho giáo dục nghề nghiệp, trong: http://vneconomy.
vn/tap-trung-cao-do-cho-giao-duc-nghe-nghiep-20190427132941444.htm (truy cập ngày
21 tháng 6 năm 2019).
14. National Institute for Vocational Education and Training. (2018). Vietnam Vocational
Education and Training Report 2016, Hanoi.
15. Thanh Hùng. (2019). Chưa hết lo với tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, trong: http://www.
sggp.org.vn/chua-het-lo-voi-tuyen-sinh-giao-duc-nghe-nghiep-586115.html (truy cập ngày
21 tháng 6 năm 2019).
16. Tổng chục Thống kê. (2018). Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, trong: .
gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19037 (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).
17. Tổng cục Thống kê. (2005). Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2005, trong:
(truy cập ngày 22 tháng 6
năm 2019).
18. Tổng cục Thống kê. (2010). Tình hình kinh tế- xã hội năm 2010, trong: .
gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=10835 (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019).
19. Tổng cục Thống kê. (2011). Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Giáo dục ở Việt
Nam:
Phân tích các chỉ số chủ yếu, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
20. Tổng cục Thống kê. (2015). Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, trong: .
gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15507 (truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019).
21. Tổng cục Thống kê. (2017). Báo cáo điều tra lao động việc làm Quý 1 năm 2017,

Hà Nội.
22. Tổng cục Thống kê. (2018). Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, Số 20, Quý 4
năm 2018, Hà Nội.
23. Tổng cục Thống kê. (2018). Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, trong: .
gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19037 (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).

144


24. Tổng cục Thống kê .(2019). Thơng cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm quý I năm
2019, trong: (truy
cập ngày 23 tháng 6 năm 2019).
25. Trịnh Thu Nga và Nguyễn Ngọc Bình. (2015). Hệ thống dạy nghề ở Việt Nam và phát
triển nghề nghiệp cho người lao động, trong: (truy cập ngày 21
tháng 6 năm 2019).
26. Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp. (2017). Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam
2015, Hà Nội.
27. Xuân Anh. (2018). Những nét nổi bật của giáo dục nghề nghiệp năm 2018, trong: https://
www.nhandan.com.vn/xahoi/item/38752802-nhung-net-noi-bat-cua-giao-duc-nghenghiep-nam-2018.html (truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019).

145



×