Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thơ thiếu nhi Thừa Thiên Huế 1975-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.74 KB, 7 trang )

THƠ THIẾU NHI THỪA THIÊN HUẾ 1975 - 2015
TRẦN THỊ ÁI NHI
Khoa Giáo dục Mầm non
Tóm tắt: Trước năm 1975, trên phạm vi cả nước, thơ thiếu nhi chưa thực sự
được quan tâm. Nhưng sau năm 1975 đến nay, mảng thơ này đã dần được chú
ý nhiều hơn. Tại Thừa Thiên Huế, thành tựu thơ thiếu nhi gắn liền với tên tuổi
của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Đỗ Văn Khoái, Nguyễn Loan, Nguyễn Lãm
Thắng. Những tập thơ của các tác giả đã thật sự là” phù sa” nuôi dưỡng mảnh
đất thơ thiếu nhi giữa lúc khô cằn. Tiếng thơ hướng về trẻ em, về thiên nhiên
con người xứ Huế nói riêng và quê hương đất nước nói chung đã có chỗ đứng
ổn định trong lịng độc giả thơng qua hình thức biểu đạt sáng tạo. Vì thế, thành
tựu thơ thiếu nhi Thừa Thiên Huế giai đoạn 1975 – 2010 là điều khơng thể
phủ nhận.
Từ khóa: Thơ thiếu nhi, thành tựu Thừa Thiên Huế 1975 – 2010, hình thức
biểu đạt, Lâm Thị Mỹ Dạ, Đỗ Văn Khoái, Nguyễn Lãm Thắng…

1. MỞ ĐẦU
Sau năm 1975, trong sự vận động của văn học Cố đơ có một dịng chảy lặng lẽ nhưng lại
có sức sống mãnh liệt, đó chính là thơ thiếu nhi của những tác giả hoặc sinh ra hoặc đang
công tác, sinh sống tại vùng đất cổ kính này. Văn học thiếu nhi Thừa Thiên Huế giai đoạn
này vận động trong những biến động kinh tế, chính trị lớn. Ngày 26/3/1975, Thừa Thiên
Huế được giải phóng hồn tồn, góp phần quan trọng vào cơng cuộc giải phóng miền
Nam, thống nhất Tổ quốc, cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 15/7/1989, tỉnh
Thừa Thiên Huế được tái lập, trên cơ sở tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên, sau mười ba năm
sát nhập. Những biến động đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự xáo trộn đội ngũ sáng
tác cho các em. Phần lớn những tác giả gốc ở Quảng Bình hay Quảng Trị ln ấp ủ mong
ước được trở về xây dựng nền văn nghệ quê hương. Nay, họ đã có cơ hội để thực hiện
ước mơ ấy. Góp nhặt lại cũng chỉ cịn một số tác giả tự nguyện ở lại gắn bó với cơng cuộc
đổi mới văn thơ tại Thừa Thiên Huế. Các tập thơ thiếu nhi của họ ra đời là kết quả của
tình yêu, trách nhiệm với trẻ thơ và được độc giả các thế hệ trân quý. Những điểm nhấn
trên hành trình 40 năm qua có thể kể đến Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Dạ Thi với tập thơ Mẹ


và con, Đỗ Văn Khối với tập thơ Phía ngồi ơ cửa và Nguyễn Lãm Thắng với tập thơ
Giấc mơ buổi sáng.
2. NỘI DUNG
2.1. Đội ngũ sáng tác
Trên chặng đường 40 năm sáng tác, đội ngũ viết cho thiếu nhi tại Thừa Thiên Huế có sự
chuyển biến về số lượng cũng như chất lượng. Giai đoạn 1975 – 1986, xuất hiện với vai
trò khai sáng mảng thơ thiếu nhi tại Thừa Thiên Huế có thể kể đến các tác giả như Phùng
Quán, Lâm Thị Mỹ Dạ. Hai tác giả này bắt đầu viết thơ thiếu nhi từ những ngày đầu của
208


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018

năm 1975. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ có rất nhiều bài thơ viết cho thiếu nhi, in trong nhiều
tập thơ khác nhau như: Trái tim nỗi nhớ (1974), Bài thơ không năm tháng (1983), Hái
tuổi em đầy tay (1988). So với Lâm Thị Mỹ Dạ, thì lượng thơ mà tác giả Phùng Quán viết
thơ cho thiếu nhi không nhiều. Tuy nhiên, những bài thơ như Cây cọ, Cây dứa, Cây xương
rồng, Hoa cứt lợn... cũng là những đóng góp đáng kể của tác giả tự truyện Tuổi thơ dữ
dội. Tiếp nối hành trình sáng tác thơ thiếu nhi cịn có tác giả Đỗ Văn Khối. Là một họa
sĩ nhưng tác giả lại thành công ngay ở tập thơ đầu tay Phía ngồi ơ cửa (1996) với giải
thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ II. Tập thơ đã làm nên tên tuổi của tác giả trên
mảnh đất mà thơ thiếu nhi còn vắng hoe. Cùng thời với Đỗ Văn Khối cịn có các nhà thơ
khác như Hồng Vũ Thuật, Hải Kỳ, Lê Đình Ty, Đỗ Hồng, Lê Thị Mây, Mai Văn Hoan,
Nguyễn Quang Lập…
Trong giai đoạn 1986 – 2015, đội ngũ sáng tác thơ thiếu nhi mang những sắc màu tươi mới.
Tiêu biểu là tác giả Nguyễn Lãm Thắng với tập thơ Giấc mơ buổi sáng. 345 bài thơ thiếu
nhi của nhà thơ – nhà giáo này đã cho ta một cái nhìn đa chiều về thế giới tuổi thơ ngây
thơ, trong sáng. Tác giả Nguyễn Loan lại đằm thắm, giản dị và chan chứa ân tình nhưng
khơng kém phần sinh động trong hai tập thơ Chàng ca sĩ bình minh và Trong vườn cổ tích.
Khơng chỉ vậy, thơ thiếu nhi giai đoạn này cịn có sự góp mặt của một số gương mặt khác

như Võ Quê, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Trương Khánh Thi, Nguyễn Hoàng Anh Thư…
Kế tiếp những thành tựu đã có, thơ thiếu nhi Thừa Thiên Huế tiếp tục vươn lên mạnh mẽ,
cùng với đó là những tác phẩm thơ đáng được ghi nhận.
2.2. Quan niệm sáng tác
Ý thức được cái chất non tơ cần có trong thơ viết cho trẻ, các tác giả Thừa Thiên Huế như
cùng tựu về với quan điểm: “Thơ dành cho trẻ con nên hạn chế bớt yếu tố chính trị vì nó
có thể làm mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ cũng như khó đọng lại trong lòng trẻ”.
Thật vậy, những vần thơ mà các tác giả viết riêng cho trẻ tuyệt nhiên không nhắc đến yếu
tố chính trị nào. Tác giả Đỗ Văn Khối đã từng bộc bạch: “Những yếu tố chính trị khơ
cứng, có phần nặng nề và rõ ràng không phù hợp với trẻ. Trẻ non nớt nên chỉ hợp với
những gì tươi mới, ngộ nghĩnh, sáng trong”. Hưởng ứng với tâm tình đó, tác giả Nguyễn
Lãm Thắng cũng chia sẻ: “Yếu tố chính trị rõ ràng là không phù hợp với trẻ, tôi khơng
sử dụng hoặc nếu sử dụng thì cũng rất hạn chế”. Các nhà thơ thiếu nhi Thừa Thiên Huế
đều hướng đến sự phù hợp giữa thế giới nghệ thuật thơ với đặc điểm tâm lý trẻ. “Viết cho
thiếu nhi trước hết phải hiểu và đón được tâm lí lứa tuổi, phải đặt mình vào vị trí của trẻ
để có được những rung động, tâm tư, tình cảm, suy luận…mà chỉ trẻ mới có từ đó nói hộ
trẻ những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng”. Chỉ khi người sáng tác hiểu rõ tâm hồn, nhận
thức của trẻ thơ thì họ mới làm thơ bằng chính tiếng lịng của các em. Điều đó khơng hề
dễ dàng bởi như nhà thơ Nguyễn Loan thì: “Viết cho người lớn đã khó, viết cho các em
càng khó hơn. Ngồi sự sáng tạo, ta cần biết “nhập vai” khéo léo vào thế giới trẻ thơ để
hiểu rõ tâm lý và tình cảm của các em” [10]. Cách nhập vai giản dị và thành cơng nhất
chính là hồi cố lại ấu thơ của mình và những người thân u. Như Đỗ Văn Khối từng
bộc bạch: “Mình viết cho các em nhỏ bằng tất cả những gì mình đã từng trải nghiệm và
yêu thương” [6, tr.11]. Nếu nhất quán được với quan niệm: “Viết cho thiếu nhi cũng là
209


TRẦN THỊ ÁI NHI

viết về kí ức tuổi thơ của chính mình”, thơ thiếu nhi của những nhà thơ đã xa độ tuổi này

sẽ rất sinh động và chân thật. Lâm Thị Mỹ Dạ từng tâm sự: “Thơ là con đường quay về
với chính mình, tự thú với chính mình – hạnh phúc cũng như nỗi khổ” [7, tr.20] và “Muốn
có thơ hay phải sống thật với chính mình” [9], vậy nên khơng khó để nhận thấy, những
năm tháng làm mẹ cũng như những năm tháng tuổi thơ của con mình đã được tác giả thể
hiện rất chân thật, rất xúc động trong thơ.
Bên cạnh đó, các tác giả cịn quan tâm đến ý nghĩa giáo dục của thơ thiếu nhi. Cùng
hướng tới quan điểm của viện sĩ Vavilov: “Khi con trẻ đánh hơi thấy mùi giáo huấn
chúng sẽ bỏ chạy thật xa” [8], các nhà thơ Thừa Thiên Huế không bao giờ đặt nặng chức
năng giáo huấn, cũng như không bao giờ muốn gột bỏ những xúc cảm hồn nhiên của trẻ
thơ. Tuy nhiên, các tác giả luôn mong muốn trẻ sẽ hoàn thiện hơn nhân cách, tâm hồn khi
tiếp xúc với thơ. Nguyễn Lãm Thắng nhấn mạnh:“Giáo dục cho trẻ là giáo dục từ những
điều nhỏ nhặt, cơ bản và cần thiết nhất cho trẻ”. Đỗ Văn Khoái lưu ý rằng: “Điều cần
thiết là giáo dục cho trẻ những phẩm chất tốt đẹp để làm người”. Tác giả Lâm Thị Mỹ
Dạ thì như muốn nhắn nhủ: “Phải giáo dục trẻ với những gì chân thật nhất, gắn với thực
tiễn cuộc sống”.
Có thể thấy các tác giả Thừa Thiên Huế đã có những điểm tương đồng thú vị trong quan
niệm sáng tác thơ thiếu nhi. Điều đó minh chứng cho sự thống nhất của thơ thiếu nhi giai
đoạn này.
2.3. Nội dung sáng tác
Thơ của các nhà thơ Thừa Thiên Huế phản ánh nhiều đề tài khác nhau. Mỗi đề tài đều có
sức hút riêng của mình. Trước hết là đề tài về thế giới tâm hồn trẻ thơ. Thế giới tâm hồn trẻ
thơ được phản ảnh qua các mối quan hệ của trẻ với thiên nhiên, con người xung quanh trẻ.
Thế giới tâm hồn trẻ thơ cũng rất hồn nhiên, rất ngây thơ và cũng rất bay bổng với những
tưởng tượng của mình: Dãy núi của em/ Trời chung sắc áo/ Xịe bao đơi cánh/ Vỗ cùng
trăng sao/ Mưa – núi xa tít/ Nắng – núi đến gần/ Nhịp nhàng uốn lượn/ A – núi hành quân!...
(Dãy núi của em – Lâm Thị Mỹ Dạ). Trong trí tưởng tượng bay bổng đó, trẻ thấy dãy núi
như bức rèm màu xanh uốn lượn quanh chân trời, nó cịn đưa nắng đi ngủ khi mặt trời lặn
nữa. Dãy núi của em khơng đứng n mãi trên mặt đất mà cịn “xịe bao đôi cánh, vỗ cùng
trăng sao” để bay lên vũ trụ bao la. Dãy núi của em còn đi hành quân nữa. Núi cứ gần rồi
lại xa, cứ nhịp nhàng uốn lượn như những chú bộ đội hành quân, trong cả ngày nắng lẫn

ngày mưa. Thế giới tâm hồn trẻ thơ trong thơ của các tác giả Thừa Thiên Huế cũng rất giản
dị, đơn sơ và chân thật. Trẻ nhìn nhận, so sánh, đánh giá thế giới bằng cảm xúc thật của
chính mình. Những nhìn nhận, so sánh, đánh giá đó có lúc rất đơn thuần, giản dị. Tâm hồn
trẻ thơ chân thật và giản dị, thế nên trẻ dễ dàng bộc bạch ra những tình cảm, suy nghĩ của
mình với người khác. Qua bài thơ Bố là tất cả của tác giả Đỗ Văn Khối ta có thể thấy được
điều đó. Người bố được tái hiện bằng những so sánh với những sự vật thân thuộc quanh trẻ
và được trẻ yêu thương: Bố là tàu lửa/ Bố là xe hơi/ Bố là con ngựa/ Em cưỡi em chơi…
Với trẻ, người bố được ví là những gì thân thương nhất, như là xe hơi trẻ lái, con ngựa gỗ
trẻ cưỡi lúc mà bố chơi cùng trẻ. Và rồi bố là những “giấc mơ” của trẻ là những gì mà trẻ
mơ ước có được, ví như bố là thuyền nan để vượt sóng, là sơng rộng để em bơi : Bố là
210


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018

thuyền nan/ Cho em vượt sóng/ Bố là sơng rộng/ Cho thuyền em bơi… Nhưng, có những
lúc bố mệt vì những vất vả của cơng việc thì bố trở về với ý nghĩa vẹn toàn nhất: Bố là tất
cả/ Bố ơi ! Bố ơi !/ Nhưng lúc bố mệt/ Bố là bố thơi. Có thể thấy, bằng những diễn đạt ngây
ngơ trẻ đã thể hiện tình u thương của mình dành cho bố một cách chân thật. Bố có thể
làm tất cả mọi thứ đấy, nhưng khi bố mệt, bố hãy là bố thôi. Trẻ biết đồng cảm với những
lúc mệt mỏi của bố như khi bố dùng mọi khả năng của mình để thỏa mãn niềm vui cho con.
Có thể thấy, giữa con và bố có sự gắn kết mật thiết về tình cảm.
Thiên nhiên, con người xứ Huế cũng đi vào thơ thiếu nhi của các tác giả Thừa Thiên Huế.
Thiên nhiên có lúc trầm mặc với dáng vẻ cổ kính trước những nắng mưa, có lúc lại xanh
trong đầy những mơ mộng. Vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế mang dấu ấn riêng khó có thể
nhầm lẫn được khi mà các tác giả lột tả rất chân thật và cụ thể. Con người với ân tình
đằm thắm mà thiết tha, với giọng nói ngọt ngào cũng được tác tác giả tinh tế gợi lên trong
thơ. Cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế đẹp mộng mơ, dịu ngọt và trầm lắng. Như trong lời bài
hát có nhắc: Đã đã đơi lần đến với Huế mộng mơ/ Tôi ôm ấp một tình u dịu ngọt/ Vẻ
đẹp Huế chẳng nơi nào có được/ Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư… Huế được các nhà thơ

Thừa Thiên Huế khắc họa qua những thắng cảnh trong thơ, ví như Hương giang xanh
mát, hiền hịa bên núi Ngự Bình hùng vĩ thơng reo: Mời bạn về thăm xứ Huế/ Có núi Ngự
Bình thơng reo/ Có dòng Hương Giang thơ mộng/ Thuyền ai nhẹ lướt mái chèo… (Mời
bạn về thăm xứ Huế - Nguyễn Lãm Thắng). Hay cầu Tràng Tiền với nét đẹp lãng mạn,
nét thơ xứ Huế, Đại Nội cổ kính bình lặng, chùa Thiên Mụ yên tĩnh và trầm mặc và cả
chợ Đông Ba tấp nập với những đặc sản nổi danh cả nước… cũng được nhắc đến với
những lời gọi chào thắm thiết: Mời bạn về thăm xứ Huế/ Qua cầu Tràng Tiền nắng xanh/
Êm êm con đường Thành Nội/ Nghe con chim hót trên cành/ Mời bạn về thăm xứ Huế/
Thăm chùa Linh Mụ cổ xưa/ Chợ Đông Ba đông đúc thế/ Mắm tơm, mè xửng tìm mua…
(Mời bạn về thăm xứ Huế - Nguyễn Lãm Thắng). Với lối điệp cú pháp tác giả như muốn
nhấn mạnh lời mời gọi chân thành của mình đến với độc giả - Mời bạn về thăm xứ Huế.
Sử dụng thủ pháp liệt kê kết nhợp với ngơn từ chọn lọc, có thể thấy, những thắng cảnh
cũng như vẽ đẹp của những thắng cảnh được tái hiện khá đầy đủ. Từ đó, độc giả sẽ một
phần cảm nhận được nét đẹp của vùng đất cố đô này. Những danh lam thắng cảnh nổi
tiếng của Huế lần lượt hiển hiện với những nét đẹp rất đặc trưng, nét nào ra nét đó, cụ thể
và thực tế.
Bên cạnh đó, quê hương đất nước tươi đẹp cũng hiện hữu trong thơ của tác giả với mn
hình vạn trạng. Vẻ đẹp từ mộc mạc, gần gũi đến hùng vĩ, bao la từ mọi miền của đất nước
được các tác giả lột tả một cách chân thật, cụ thể và đầy mỹ cảm. Ví dụ như bài thơ: Em
yêu tổ quốc của em/ Có đồng lúa biếc, có miền dừa xanh/ Có hoa thơm, có trái lành/ Có
dịng sơng, soi bóng vành trăng yêu/ Bờ tre cõng tiếng sáo diều/ Khúc dân ca lại đặt dìu
lời ru/ Bốn mùa là bốn câu thơ/ Ngọt ngào, nồng ấm giữ bờ ca dao… (Em yêu tổ quốc
của em – Nguyễn Lãm Thắng). Bức tranh của quê hương được thêu dệt lên thật đẹp đẽ,
thật bao la và cũng rất gần gũi thân thuộc: có đồng lúa, có miền dừa xanh, dịng sơng
trăng, bờ tre, sáo diều,... Những điều tưởng chừng như nhỏ bé và quá đỗi thân thuộc đã
đi vào thơ của Nguyễn Lãm Thắng thi vị và ngọt ngào.

211



TRẦN THỊ ÁI NHI

2.4. Một số đặc sắc nghệ thuật
Các tác giả Thừa Thiên Huế thật sự đã thành công trong việc sử dụng ngơn ngữ thơ. Đó
là ngơn ngữ mang đậm tính nhạc. Cùng với thanh điệu, vần và nhịp cũng góp phần quan
trọng trong việc tạo tính nhạc cho ngơn ngữ thơ ca. Chính vì thế nhiều bài thơ của các tác
giả Thừa Thiên Huế được phổ nhạc, trở thành những “bài ca đi cùng năm tháng” như bài
hát Khúc hát ru của người mẹ trẻ được phổ nhạc từ bài thơ Trắng trong của tác giả Lâm
Thị Mỹ Dạ: Đơi làn mơi con/ Nghiêng về phía mẹ/ Như cây lúa nhỏ/ Nghiêng về phù sa/
Như hương hoa thơm/ Nghiêng về ngọn gió/ Đơi làn mơi con/ Ngậm đầu vú mẹ/ Như búp
hoa huệ/Ngậm tia nắng trời… Âm điệu nhẹ nhàng của bài thơ được tạo nên bởi những
câu thơ 4 tiếng không ngắt nhịp tạo nên âm hưởng nhịp nhàng như những khúc hát ru.
Không những vậy, ngôn ngữ thơ của các tác giả Thừa Thiên Huế cịn giàu hình tượng, biểu
cảm và đa thanh. Các nhà thơ luôn muốn đem những cảm xúc mới, những nguồn cảm hứng
mới đến cho bạn đọc, bởi vậy ln tìm tịi, sáng tạo ra những ngơn từ, hình ảnh thơ đẹp,
mới mẻ, hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của bạn đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc trong
lịng bạn đọc. Ví như thơ Đỗ Văn Khối khơng chỉ giàu hình ảnh mà cịn rất gợi tả đem đến
cho ta cái nhìn đầy mỹ cảm về thế giới xung quanh. Khơng khó để thấy được những ngơn
từ giàu tính tượng hình trong thơ của tác giả được tạo nên từ những hình ảnh so sánh, ẩn
dụ: Chim con há mỏ/ Chim mẹ mớm mồi/ Con nằm trong tổ/ Chiếc võng đưa nơi… (Chim
mẹ chim con). Hai hình ảnh chim mẹ, chim con được tác giả mượn để diễn tả giữa đứa trẻ
ngây thơ, ngộ nghĩnh bên cạnh người mẹ ân cần, chu đáo. Hình ảnh thơ này rất tinh tế và
sáng tạo, để lại ấn tượng rõ nét trong lịng bạn đọc.
Ngơn ngữ thơ của các nhà thơ Thừa Thiên Huế giàu hình tượng, gợi cảm nhưng khơng
phải vì thế mà trở nên quá cầu kì kiểu cách. Các nhà thơ luôn giữ được sự mộc mạc, giản
dị gần gũi với trẻ - bạn đọc chính của thơ thiếu nhi. Nguyễn Lãm Thắng cứ như đứng từ
vị trí của trẻ để viết ra những gì mà mình cảm nhận, nắm bắt được theo cách tự nhiên nhất
nên ngôn ngữ thơ của tác giả tựa như lời của trẻ vậy: Ai bảo anh bù nhìn/ Là đồ vơ tích
sự/ Em khơng tin, khơng tin/ Cịn thương anh nữa chứ/ Cánh đồng dù mưa nắng/ Ngày
đêm anh đứng canh/ Lúa an tâm vào hạt/ Không sợ chim, chuột càn… (Anh bù nhìn).

Ngồi nét đặc sắc trong ngơn ngữ thơ, giọng điệu nghệ thuật thơ thiếu nhi Thừa Thiên
Huế cũng rất phong phú. Cách tiếp cận đời sống đa dạng, không bị khuôn vào một hướng
duy nhất giúp các nhà thơ thể hiện được nhiều sắc thái khác nhau của cuộc sống. Có thể
kể đến giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên; giọng tinh nghịch hóm hỉnh; giọng điệu ngợi ca;
giọng điệu tâm tình, thủ thỉ; giọng điệu suy tư, triết lí. Bên cạnh đó, các nhà thơ Thừa
Thiên Huế cũng khơng ngừng khẳng định bản lĩnh riêng qua sự đặc trưng trong giọng
điệu. Họ đã cố gắng tìm tịi để tạo nên chất riêng trong giọng điệu của mình, khơng nh
lẫn. Ví như, giọng điệu trong thơ của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ gieo vào lịng người chất
ngọt ngào, xót xa, thương cảm. Trong khi đó, giọng điệu thơ của tác giả Đỗ Văn Khoái
lại nổi bật với cái chất hóm hỉnh, trữ tình. Và giọng điệu trong thơ của tác giả Nguyễn
Lãm Thắng lại phản phất cái chất mộc mạc, ngây ngô, đáng yêu. Với sự chân thật và sáng
tạo, các tác giả đã khẳng định thương hiệu riêng cho mình về giọng điệu, khơng nhịe lẫn,
chẳng hịa tan.
212


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018

Hệ thống hình tượng cũng là một thành tựu của thơ thiếu nhi Thừa Thiên Huế. Có thể thấy,
hình tượng nghệ thuật trong thơ thiếu nhi Thừa Thiên Huế rất đa dạng với các hình tượng
con người, cây cối, đồ vật, con vật, các hiện tượng tự nhiên… Hình tượng trẻ thơ thì ngộ
nghĩnh, đáng yêu, vui tươi, rạng rỡ: Cùng ông thăm lúa trên đồng/ Cháu vui, vui giữa mênh
mông đất trời/ Bồng bềnh mây trắng êm trôi/ Tiếng chim ríu rít gọi mời hân hoan/ Theo
ơng, cháu biết bao điều/ - Có hạt cơm phải mất nhiều cơng lao/ Nói gì mà lúa rì rào?/ Hình
như lúa bảo: - Sắp vào mùa vui… (Cùng ông thăm lúa – Nguyễn Lãm Thắng). Hình tượng
người mẹ được phản ánh đa chiều, có lúc hiện ra với những khát khao níu giữ thanh xuân,
có lúc trầm tư sâu lắng, có lúc lại gắn với sự khắc khoải với cuộc sống lam lũ, nặng gánh
âu lo. Mẹ lo nhiều điều, nhưng mẹ lo nhiều nhất là sự ngây thơ, trong sáng của con giữa
cuộc đời đầy chông gai, cạm bẫy: Chao! Con gái của tơi/ Đời – cịn bao niềm vui/ Cịn bao
cạm bẫy/ Sao con cười hồn nhiên đến vậy… (Gửi Bê Lim – Lâm Thị Mỹ Dạ). Mẹ ngày đêm

lo lắng, nhớ nhung về con, muốn âu yếm, vỗ về con bởi tình yêu thương, cử chỉ nồng ấm
thiết tha: Bây giờ con đang ở rất xa/ Muốn cầm tay con khơng được/ Muốn vuốt tóc con
khơng được/ Mẹ làm sao bây giờ!… (Gửi Bê Lim – Lâm Thị Mỹ Dạ). Hình tượng khơng
gian thiên nhiên có lúc trong biếc, mơ mộng; có lúc rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh. Ví
như bài thơ Biển gọi bình minh của Nguyễn Lãm Thắng là một ví dụ: Đàn hải âu tung cánh/
Kéo mặt trời lên cao/ Nắng vàng thêm óng ánh/ Con sóng xơ dạt dào… Một bức tranh thiên
nhiên hiện ra với những sắc màu tươi sáng của biển, mặt trời, sóng, con người…cùng với
những âm thanh như sóng biển vỗ dạt dào, tiếng cười hạnh phúc của ngư dân… Sử dụng
ngôn từ tinh tế, chắt lọc kết hợp với những hình ảnh thiên nhiên lung linh như “đàn hải âu”,
“mặt trời”, “nắng vàng”… tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên trong lành và nên
thơ đến lạ. Hình tượng các hiện tượng tự nhiên cũng là một điểm chấm phá trong thơ của
các tác giả Thừa Thiên Huế. Tập thơ Giấc mơ buổi sáng của tác giả Nguyễn Lãm Thắng
đã đề cập nhiều đến các hiện tượng tự nhiên trong một số bài thơ như: Bão, Cái nắng đi
chơi, Gió, Giọt mưa, Giọt sương đêm, Hạt nắng dễ thương… Các hiện tượng tự nhiên cũng
được gán cho những tính cách thật trẻ con như ham chơi, la cà... trở nên thật nhí nhảnh,
đáng yêu và rất vơ tư. Ví như trong bài thơ “Trách mây”, sử dụng thủ pháp nhân hóa, tác
giả đã tạo nên hình tượng mây vơ ưu vơ lo, thỏa thích tung tăng: Mây đang ở trên rừng/
Lửng lơ cùng khe suối?/ Hay mây ra bờ sơng/ Tung mình mà tắm gội?/ Sao mây không
thương mẹ?/ La cà đâu hở mây?/ Về mau! Về mây nhé!/ Kẻo bé giận đây này!... Mỗi hình
tượng là một sự độc đáo trong thơ của các tác giả Thừa Thiên Huế, chúng tạo nên một cấu
trúc đa tầng, đa diện và đa sắc cho thế giới hình tượng thơ của các tác giả Thừa Thiên Huế.
Thơ của các tác giả Thừa Thiên Huế còn thu hút bởi không gian nghệ thuật. Những tập
thơ của các tác giả Thừa Thiên Huế phản ánh sự đa chiều của không gian. Các tác giả có
sự tận dụng các khơng gian thân thuộc, gần gũi với cuộc sống của trẻ như: trong nhà,
ngoài sân, mảnh vườn, trường học... cho đến những khơng gian bao la, rộng lớn của thế
giới bên ngồi như không gian núi rừng, biển cả hay ruộng đồng... Tiếp xúc với các tác
phẩm của các tác giả Thừa Thiên Huế ta có thể đắm chìm vào những khơng gian tuyệt
đẹp hoặc cũng có thể xót xa với những tan hoang, đổ nát. Có khơng gian hiện hữu rất
chân thật, rất ấm cúng và cũng có khơng gian khiến ta say mê, thỏa trí tưởng tượng trong
sự bao la, rực rỡ. Bằng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, tinh tế, các tác giả đã thực sự

213


TRẦN THỊ ÁI NHI

đem đến cho độc giả những cảm nhận mới mẻ, thú vị về những khoảng không gian vừa
có nét thân thuộc và có nét lạ lẫm. Mỗi khơng gian mang một vẻ đẹp riêng giúp cho trí
tưởng tượng, hồi tưởng của bạn đọc được bay cao và bay xa.
3. KẾT LUẬN
Nhìn chung, thơ thiếu nhi Thừa Thiên Huế giai đoạn 1975 – 2015 đã có những biến
chuyển nổi bật về nội dung cũng như hình thức. Các nhà thơ như Lâm Thị Mỹ Dạ, Đỗ
Văn Khoái và Nguyễn Lãm Thắng… đã có những đóng góp to lớn cho nền thơ thiếu nhi
Thừa Thiên Huế cũng như nền thơ thiếu nhi của nước nhà với nhiều tập thơ đặc sắc được
độc giả đồng tình đón nhận. Từ quan niệm nghệ thuật nghiêm túc và đúng đắn, các nhà
thơ đã nhập vai tài tình để có được những vần thơ trong trẻo, hồn nhiên và đáng yêu dành
cho trẻ. Các tác giả đã góp một cái nhìn tinh tế về vẻ đẹp thế giới tâm hồn trẻ thơ trẻ,
thiên nhiên và con người xứ Huế cũng như quê hương đất nước Việt Nam. Chúng tôi
nhận thấy, các tác giả khi viết cho thiếu nhi đều có những điểm chung, đồng điệu với
nhau. Bên cạnh đó, mỗi nhà thơ đều có những điểm nhấn riêng trong những sáng tác của
mình. Chính vì thế, thơ Thừa Thiên Huế giai đoạn 1975 – 2015 có sự phát triển thống
nhất trong đa dạng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]

[9]

[10]

Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thanh Tâm (2014), Giáo trình văn học 1, NXB Đại học Huế.
Bùi Thanh Truyền, Trần Thị Quỳnh Nga (2010), Đặc trưng thơ thiếu nhi sau 1986, Tạp
chí Nghiên cứu văn học, Số 2.
Đỗ Văn Khối (1997), Phía ngồi ơ cửa, NXB Thuận Hóa, Huế.
Minh Phước (2011), Tuyển tập Lâm Thị Mỹ Dạ, NXB Hội Nhà văn.
Nguyễn Lãm Thắng (2017), Giấc mơ buổi sáng, NXB Văn học.
Võ Thị Quỳnh Nhi (2017), Đặc điểm thơ thiếu nhi của Đỗ Văn Khoái, Luận văn, Huế.
Phạm Thị Thúy Vinh (2008), Đặc trưng nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Luận văn Thạc
sĩ Ngữ văn Đại học Vinh, Vinh.
Lưu Văn Khuê (2012), Khi được sống giữa thế giới trẻ thơ, 03/06/2012, 7g49,
/>Mốt (2006), Lâm Thị Mỹ Dạ: Muốn có thơ hay phải sống thật với chính mình,
29/03/2006, 13g25
/>Tâm Vũ (2010), Thơ Nguyễn Loan, 10/11/2010, 22g59,
/>
TRẦN THỊ ÁI NHI
SV lớp GDMN 4D, khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
ĐT: 0963. 201525, Email:

214



×