Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường góp phần xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong môn giáo dục công dân lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.46 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Trang
2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên đề tài:

2

2. Lý do chọn đề tài

2

3. Những căn cứ để viết sáng kiến.

3

4. Mục tiêu của đề tài

4

5. Phạm vi thực hiện đề tài

4

PHẦN II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

4

1. Đặc điểm mơn học


4

2. Những quan điểm và tình hình thực tế trường THCS Vũ Lễ.

4

PHẦN III. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN:

6

1. Bảo vệ môi trường:

6

2. Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực (gồm 5 nhiệm vụ)

6

3. Mục đích, yêu cầu của việc tích hợp giáo dục mơi trường:

6

4. Các bài cần tích hợp trong chương trình GDCD lớp 8

7

5. Dung lượng tích hợp bảo vệ mơi trường:

8


7. Nội dung tích hợp bảo vệ môi trường:

8

8. Bài áp dụng: Ứng dụng trong bài dạy

8

PHẦN IV. KIỂM NGHIỆM LẠI SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP.
1. Kết quả:

14

2. Điều kiện hiệu quả.

15

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN.

15

1. .Kết luận: 

15

2. Đề xuất

15

Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy


skkn1

Năm học 2013 - 2014


Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“ Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường góp phần xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực trong mơn Giáo dục công dân lớp 8’’

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tên sáng kiến:
“Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường góp phần xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực trong môn Giáo dục công dân lớp 8’’
  

 2. Lý do chọn sáng kiến.
Hiện nay, mơi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Nếu để ý chúng ta thấy

rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường,
suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên
diện rộng… Đó là các vấn đề về mơi trường mà tồn nhân loại đã và đang đối mặt. Con
người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài
nguyên, thải nhiều chất độc làm cho mơi trường khơng cịn khả năng tự phân hủy.
Ở Việt Nam tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong 10 năm qua cùng với
quá trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên đã tạo
ra những áp lực đáng kể đối với mơi trường. Sự suy thối không ngừng của môi trường
đang là rào cản cho tăng trưởng và phát triển.
Mỗi người dân đều ý thức được những ảnh hưởng do mơi trường. Chính vì thế con
người đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong

thời kỳ công nghiệp hố hiện đại hố. Do đó Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung
bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động tới quá trình nhận thức của học
sinh đồng thời góp phần đẩy mạnh mục tiêu xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cực. Giáo dục mơi trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xun và liên tục. Vì
nó hình thành và phát triển kĩ năng hành động trong môi trường học sinh, từ đó tạo lên
một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với nhiên nhiên.
Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy

skkn2

Năm học 2013 - 2014


3. Những căn cứ để viết sáng kiến.
Căn cứ vào quyết định số 1363/QĐ – TTG ngày 17 /10/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo
dục quốc dân’’. Quyết định số 256/2003 QĐTTG ngày 02/12/2003 của Thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho những nỗ lực quyết tâm bảo vệ
môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. Nghị quyết
số 41/NQTW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường cơng tác bảo vệ mơi
trường trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước.
Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về
phát động phong trào thi đua và Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của
Bộ Giáo dục và đào tạo về kế hoạch triển khai “Xây dựng trường học thân thiện - Học
sinh tích cực” trong các trường phổ thơng.
Các trường phổ thơng trên toàn quốc đã triển khai kế hoạch hành động cụ thể để
thực hiện cuộc vận động này. Tuy nhiên để thực hiện nội dung tích hợp giáo dục mơi
trường vào môn học, đặc biệt là môn giáo dục công dân có hiệu quả, giáo viên phải có
trách nhiệm xây dựng bài giảng có chất lượng, giúp học sinh nhận thức đúng về môi

trường trong thời đại mới.
Ở tuổi 13 – 14 các em trải qua giai đoạn phát triển về nhận thức. Do đó chúng ta
khơng chỉ giúp các em phát triển khả năng đưa ra ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình về
một vấn đề hay bất cứ tình huống nào. Nếu có đủ thơng tin về vấn đề cần tìm hiểu thì
các em sẽ có quyết định đúng đắn, chính xác hơn. Vì vậy thơng qua các bài dạy tích hợp
với mơi trường học sinh sẽ nhận thức được vai trị của mơi trường cũng như sự tác động
tiêu cực của con người với môi trường và chắc chắn các em sẽ quyết định được những
hành vi của mình đối với mơi trường, cụ thể là trường học của mình. Song song với giáo
dục về môi trường chúng ta cũng sẽ giúp các em thực hiện tốt nội dung xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực. Qua đó rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ đối với con người thì vấn
đề môi trường ngày càng được quan tâm, giáo dục cũng góp phần bảo vệ mơi trường.
Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy

skkn3

Năm học 2013 - 2014


Học sinh cần hiểu rõ để có một cuộc sống bền vững thì con người cần bảo vệ mơi
trường. Vì vậy lồng ghép giáo dục môi trường vào các bài giảng môn Giáo dục công dân
ở các trường THCS là rất quan trọng. Nó sẽ góp phần xây dựng trường học thân thiện
học sinh tích cực. Với lý do trên tơi viết sáng kiến: Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ
mơi trường góp phần xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong mơn
Giáo dục cơng dân lớp 8.
4. Mục tiêu của đề tài:
Hưởng ứng cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống
thực tiễn dành cho học sinh trung học”
Giúp học sinh hiểu được vai trị của  mơi trường, tài ngun thiên nhiên đối với đời
sống con người. Biết được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, tài nguyên

thiên nhiên.
Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn
cùng thực hiện; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
5. Phạm vi thực hiện đề tài:
Học sinh khối lớp 8 trường THCS.
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP.
1. Đặc điểm môn Giáo dục công dân:
Trước đây trong các giờ học môn Giáo dục công dân, giáo viên và học sinh thường
chỉ chú trọng phần kiến thức bài học, thông qua phần đặt vấn đề, phần nội dung bài học:
các khái niệm, đặc điểm, biểu hiện của vấn đề. Giáo viên chưa tích hợp nhiều kiến thức
liên môn, nhất là kiến thức thực tế tại địa phương. Nhiều bài phần tích hợp mới chỉ ở
phần lý thuyết, phần thực tiễn còn mờ.
2. Những quan điểm và tình hình thực tế trường THCS Vũ Lễ.
Hiện nay nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nó khơng chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần
thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là mọi người có thói quen hành vi ứng xử
văn minh, lịch sự với môi trường.  Điều này phải được hình thành trong một quá trình
lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ. Học sinh THCS chính là một trong những
Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy

skkn4

Năm học 2013 - 2014


lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong cơng tác tun truyền bảo vệ mơi trường cho
gia đình, cộng đồng dân cư. Trong nhà trường học sinh được tiếp xúc với khung cảnh
thiên nhiên xanh, sạch đẹp an toàn. Được tham gia tổ chức các hoạt động tập thể vui
tươi, lành mạnh. Được tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.   

Qua các tiết dạy giáo viên muốn trạng bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về
mơi trường. Học sinh hiểu vai trị và giá trị của môi trường đối với đời sống, với con
người. Học sinh cũng thấy rõ thực trạng đáng báo động về môi trường ở nước ta, ở ngay
địa phương mình hiện nay.
Học sinh tích cực cùng chung tay bảo vệ môi trường bảo vệ cảnh quan thiên nhiên,
cây xanh, cây cảnh, bồn hoa các trang thiết bị trong khn viên nhà trường. Cùng các
đồn thể trong xã tích cực tham gia vệ sinh môi trường tại địa phương hàng tháng, xây
dựng làng văn hoá, khu dân cư văn hoá.
Trong nhiều năm qua trường THCS Vũ Lễ là đơn vị được tỉnh, huyện cơng nhận là
đơn vị Văn hố. Trường được công nhận trường Chuẩn quốc gia giai đoạn I (2005 –
2010) và giai đoạn II (2011 – 2015). Việc giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 8 tích
hợp với giáo dục mơi trường sẽ góp phần tích cực giữ vững đơn vị Văn hố, thực hiện
có hiệu quả mục tiêu xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
Tuy nhiên mơi trường tại địa bàn xã Vũ Lễ cũng là một môi trường ô nhiễm. Năm
2013 đài PT và truyền hình Tỉnh Thái Bình đã có phóng sự thơng qua ý kiến phản ánh
của người dân về hiện tượng này. Đó là việc người dân xã Vũ Lễ và Vũ Sơn đổ rác
thải bừa bãi ra địa phận giáp danh giữa hai xã ( Khu vực thơn Man Đích ) gây ơ
nhiễm nặng nề nguồn nước, bầu khơng khí, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hộ
dân cư lân cận, làm mất cảnh quan khu vực.
Vì vậy ngồi phần tích hợp liên mơn trong q trình giảng dạy chính khố ở các
bài học giáo viên có thể kết hợp các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tìm
hiểu thêm về mơi trường ở địa phương.
Thông qua các buổi lao động cụ thể tại trường giáo dục học sinh tính tự giác, ý
thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy

skkn5

Năm học 2013 - 2014



Học sinh khối lớp 8 trong trường THCS Vũ lễ thường xuyên tham gia các hoạt
động về môi trường như chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, vệ sinh quang cảnh trường, phịng
thí nghiệm, sân bãi tập, trồng cây xanh…
Nhà trường thường xuyên phối kết hợp với các đoàn thể trong xã, trong trường tổ
chức cho học sinh tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường tại địa phương: Diệt trừ
ốc bươu vàng, diệt chuột, tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, hưởng ứng tết trồng cây.
Đặc biệt ở địa phương xã Vũ Lễ có phong trào thu dọn đường làng ngõ xóm vào
ngày 24 hàng tháng, nhà trường chúng tơi rất tích cực tham gia phong trào này: chia học
sinh về các thơn cùng tham gia với thơn xóm, phân cơng nhóm trưởng mỗi thơn có
nhiệm vụ quản lí và báo cáo hiệu quả công việc với Tổng phụ trách Đội. …
III. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN:
1. Bảo vệ môi trường:
Bảo vệ thiên nhiên, và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, khỏi
bị ô nhiễm, làm giàu thêm các tài nguyên thiên nhiên, cải tạo tình trạng của mơi trường,
giữ gìn và bảo tồn các phong cảnh, các di tích văn hóa lịch sử…
2. Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực (gồm 5 nhiệm vụ)
- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa
phương, giúp các em tự tin trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn
hóa, cách mạng ở địa phương.
3. Mục đích, u cầu của việc tích hợp giáo dục mơi trường:
- Mục đích lồng ghép kiến thức mơi trường và giáo dục môi trường thông qua các
bài dạy giáo dục công dân ở lớp nhằm giúp các em:

Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy


skkn6

Năm học 2013 - 2014


+ Thu nhận được những thông tin, những kiến thức cơ bản về môi trường và hiểu
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con người và môi trường, về mối quan hệ giữa
con người và môi trường.
+ Phát triển những kỹ năng bảo vệ và giữ gìn mơi trường, kỹ năng dự đốn,
phịng tránh và giải quyết những vấn đề mơi trường nẩy sinh.
+ Tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và giữ gìn mơi
trường.
+ Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ con
người, với chất lượng cuộc sống của chúng ta, phát triển thái độ tích cực với mơi
trường….
+ Phân tích được những vấn đề môi trường chứa đựng trong bài học, liên hệ
được với tình hình mơi trường cảu nước ta, của từng địa phương nơi các em học tập. Từ
đó giáo dục cho các em ý thức, trách nhiệm và hành vi bảo vệ mơi trường.
4. Các bài cần tích hợp trong chương trình Giáo dục cơng dân lớp 8
STT

Tuần

Tiết

Bài
3

1


3

3

2

7

7

3

9

9

4

10

10

5

11

11

6


12

12

7

13,14

13,14

8

23

22

15

9

25

24

17

7
8
9
10

11
12

Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy

Tên bài
Tôn trọng người khác.
Hoạt động ngoại khố: tích cực tham gia các
hoạt động chính trị xã hội
Tơn trọng và học hỏi các dân tộc khác
Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng
đồng dân cư.
Tự lập
Lao động tự giác và sáng tạo
Quyền và nghĩa vụ của cơng dân trong gia đình
Phịng ngừa ta nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất
độc hại.
Nghĩa vụ tơn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và
lợi ích cơng cộng.

skkn7

Năm học 2013 - 2014


5. Dung lượng tích hợp bảo vệ mơi trường:
Phần tích hợp với môi trường phải đảm bảo tỉ lệ dung lượng cân đối với nội dung
bài học tránh lan man, phá vỡ mạch giảng và kiến thức trọng tâm của bài.
Giáo viên phải biết chon lựa điểm cần tích hợp, tích hợp ở phần nào? Tích hợp để
làm gì? Tích hợp đó hỗ trợ như thế nào đối với bài học.

6. Nội dung tích hợp bảo vệ mơi trường:
Nội dung tích hợp cần sát thực, phù hợp với mục tiêu yêu cầu của bài, phù hợp
với tình hình thực tế của địa phương và khả năng tiếp nhận cũng như giải quyết vấn đề
của học sinh. Nội dung tích hợp cũng phải là những tình huống cụ thể, tình huống có
tính giáo dục cao, gây hứng thú cho học sinh.
7. Phương pháp tích hợp :
Giáo viên có thể tích hợp ngang. Tích với các nội dung cụ thể trong bài. Có thể tích
hợp dọc với kiến thức liên mơn như mơn địa lý, mơn ngữ văn, mơn hoạ, lịch sử.…cũng
có thể gợi mở để học sinh tự tích hợp, liên hệ thực tế. Tuỳ từng nội dung bài dạy, tuỳ
tình huống cụ thể mà giáo viên linh hoạt lựa chọn phương pháp tính hợp sao cho bài
giảng đạt hiệu quả cao nhât.
8. Bài áp dụng: Ứng dụng trong bài dạy
GDCD Lớp 8
Tuần 25 – Tiết 24

TIẾT: Bài 17:
NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
VÀ LỢI ÍCH CƠNG CỘNG
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
- Hiểu thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích cơng cộng.
- Nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi
ích cơng cộng.

Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy

skkn8

Năm học 2013 - 2014



- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích cơng
cộng.
- Tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích cơng cộng có ý nghĩa như thế nào
trong đời sống.
- Tích hợp với bảo vệ mơi trường và cơng trình cơng cộng của nhà nước.
2/ Kĩ năng:
- Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ tài sản nhà nước
và lợi ích cơng cộng.
3/ Thái độ hành vi:
- Có ý thức tơn trọng tài sản nhà nước và lợi ích cơng cộng ; tích cực tham gia giữ gìn
tài sản nhà nước và lợi ích cơng cộng.
- Phê phán những hành vi, việc làm gây thiệt hại đến tài sản nhà nước và lợi ích cơng
cộng.
- Tun truyền vận động bạn bè người thân tôn trọng tài sản của nhà nước và lợi ích
cơng cộng.
B/ CHUẨN BỊ:
Tài liệu và phương tiện:

- SGK, SGV, GDCD 8

- Hiến pháp 1992, Bộ luật Hình sự, Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Mẩu chuyện về những tấm gương dũng cảm đấu tranh bảo vệ tài sản nhà nước.
- Một vài hình ảnh bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích cơng cộng.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân ?
(Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà em chọn)
a/ Tiền lương, tiền công lao động.

b/ Xe máy, tivi cá nhân trúng thưởng.
c/ Cổ vật được tìm thấy khi đào móng làm nhà.
d/ Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng nhà nước.
Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy

skkn9

Năm học 2013 - 2014


- Em hiểu quyền sở hữu tài sản của công dân là gì ?
- Hãy nêu những tài sản em được sở hữu.
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nêu một tấm gương về tinh thần trách nhiệm và lòng dũng cảm đấu tranh của cán
bộ kiểm lâm chống lâm tặc để bảo vệ rừng. Hoặc tấm gương của các lực lược quân đội,
an ninh làm nhiệm vụ khắc phục những hậu quả sau bão lũ...
Hoạt động của thầy
I/ Đặt vấn đề:
? Hãy kể những tài sản của nhà nước mà
em biết.
- GV liệt kê các ý kiến của HS lên bảng –
hướng dẫn HS lựa chọn những ý đúng và
chốt lại đâu là tài sản của nước.
? Những tài sản trên thuộc sở hữu của
những ai?
II/ Nội dung bài học:
1/ Thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích
cơng cộng ?
? Em hiểu thế nào là tài sản của nhà

nước ? Nêu ví dụ.
? Tài sản nhà nước khác tài sản của công
dân như thế nào ?
(GV gọi HS đọc điều 17 của Hiến pháp
1992)
?Theo em thế nào là lợi ích cơng cộng ?
Nêu ví dụ.

Hoạt động của trị

- Cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà ga,
trạm điện, rừng, biển, đất đai...
- Thuộc sở hữu toàn dân.
- Tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu
của toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm
quản lí.
Ví dụ như: đất đai, sơng, hồ, vùng trời, vùng
biển, tài nguyên trong lòng đất…
- Khác ở chỗ nó là tài sản thuộc sở hữu tồn
dân, do nhà nước chịu trách nhiệm quản lí)

- Lợi ích cơng cộng là những lợi ích chung
dành cho mọi người và xã hội.
Ví dụ như: lợi ích do các cơng trình cơng
cộng (cơng viên, vườn hoa, cầu đường, sân
vận động, cung văn hố…)
? Tài sản nhà nước và lợi ích cơng cộng - Tài sản nhà nước và lợi ích cơng cộng có
có tầm quan trọng như thế nào ?
vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh
(GV phân tích và đưa ví dụ chứng minh) tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

Bệnh viện: Khám chữa bệnh cho mọi của nhân dân.
người.
Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy

10
skkn

Năm học 2013 - 2014


Trường học: dạy tri thức, đạo đức, cách
ứng xử cho học sinh.
GV: Tích hợp :
- Đất đai, sơng, hồ, vùng biển ở một số
nơi hiện nay đang trong tình trạng nào?
2/ Nghĩa vụ của công dân:
Cho HS thảo luận 2 tình huống
Tình huống 1: Trên đường đi học, Lâm
phát hiện thấy có mấy người đang cưa
trộm cây trong rừng. Họ đe doạ Lâm
khơng được nói cho ai biết, nếu khơng sẽ
biết tay.
Theo em Lâm làm gì trong tình huống
đó ? Vì sao ?
Tình huống 2: Nhân ngày 26 tháng 3,
lớp Nam tổ chức đi cắm trại ở đồi thông.
Trong lúc cùng nhau đốt lửa sưởi, chẳng
may Nam và các bạn sơ ý để lửa cháy lan
sang cả mấy cây bên cạnh. Nam và các
bạn lúng túng rồi bỏ chạy....Em có đồng

tình với việc làm của Nam và các bạn
khơng ? Theo em các bạn ấy phải làm gì
khi đó? Vì sao ?

? Cơng dân có nghĩa vụ tơn trọng, bảo vệ
tài sản nhà nước và lợi ích cơng cộng
như thế nào ?

Gv cho HS liên hệ bản thân.
( Tích hợp GDMT)
? Là HS em bảo vệ tài sản nhà nước và
lợi ích cơng cộng như thế nào ?
Gv: Nhấn mạnh: Cơng dân có nghĩa vụ
tơn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi
Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy

- Có nơi ơ nhiễm nặng nề.
- Có nơi bị khai thác cạn kiệt
+ Dịng sơng bị khai thác cát : lở đất..
+ Cánh rừng bị chặt phá: lũ lụt, xói mịn...
- Lâm nên tìm cách báo cho kiểm lâm, cơng
an hoặc chính quyền địa phương biết để
ngăn chặn.

- Học sinh đọc.

- Khơng.
- Nam phải bình tĩnh. Nam và các bạn cần
phải khẩn trương dập tắt lửa, không để xảy
ra cháy rừng, gây thiệt hại cho tài sản

chung.
- Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng
vào mục đích cá nhân tài sản nhà nước và
lợi ích cơng cộng.
- Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng
phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có
hiệu quả, khơng tham ơ, lãng phí..
- Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản
trong lớp học như bàn ghế, cửa sổ, bóng
điện, quạt…
- Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi
công cộng
- Đấu tranh chống những hành vi xâm phạm

11
skkn

Năm học 2013 - 2014


ích công cộng. Đây là nghĩa vụ pháp lí
của công dân được quy định tại Điều 78
của Hiến pháp 1992 mà mọi người đều
phải làm theo và tự giác chấp hành.
3/ Trách nhiệm của Nhà nước:
? Nhà nước bảo vệ tài sản nhà nước và
lợi ích cơng cộng bằng cách nào ?
Cho HS liên hệ về việc bảo vệ tài sản nhà
nước và lợi ích cơng cộng ở địa phương
theo các câu hỏi sau:

- Việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích
cơng cộng ở địa phương em hiện nay như
thế nào ?
- Ở địa phương em có hiện tượng vi
phạm, xâm hại các tài sản nhà nước và
lợi ích công cộng không ? Cụ thể như thế
nào ?

tài sản nhà nước
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường,
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Ban hành và tổ chức thực hiện các quy
định của pháp luật về quản lí và sử dụng tài
sản thuộc sở hữu tồn dân.
- Tuyên truyền, giáo dục mọi công dân thực
hiện nghĩa vụ tơn trọng, bảo vệ tài sản nhà
nước và lợi ích công cộng.
- Thực hiện khá tốt. Các cơ quan trường
học, trạm xá được xây dựng khang trang, vệ
sinh sạch sẽ,
- Vất rơm rạ xuống kênh mương máng làm
tắc cống rãnh ô nhiễm môi trường, Đào đất,
gây phá vỡ mặt bằng đất canh tác. đốt rơm
rạ sau vụ mùa gây khói , ơ nhiễm bầu khơng
khí. Lấn chiếm vỉ hè lịng đường làn nơi
buôn bán.cắt dây điện thoại, trộm cắp vặt....
- Chính quyền địa phương có biện pháp - Xử phạt hành chính, tịch thu tang vật,
nào để xử lí các vi phạm đó.
tuyên truyền vận động nhắc nhở nguời dân

có ý thức trong cuộc sống.
III/ Bài tập:
- Việc làm của các bạn Nam lớp 8B là sai vì
Bài 1:
khơng biết bảo vệ tài sản của nhà trường,
? Đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài không nhận sai lầm để đền bù cho nhà
tập
trường mà bỏ chạy.
Bài 2:
- Việc làm đúng của ông là sau khi dùng
? Đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài xong ông biết lau chùi và bảo vệ máy.
tập
- Việc làm chưa đúng của ông Tám là.
+ Máy Photo của nhà trường la máy dùng
chung cho tập thể, ơng khơng có quyền
dùng riêng cho mình. Hơn nữa ơng lại chỉ là
bảo vệ.
+ Ông thường xuyên cất gữi bài kiểm tra
của các bạn để Phơto thu nhỏ trong các kì
kiểm tra là vi phạm pháp luật: tiếp tay cho
học sinh vi phạm quy chế thi.
Liên hệ với học sinh:
Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy

12
skkn

Năm học 2013 - 2014



- Sau khi học xong các buổi học trên lớp
các em thường làm gì?( Tích hợp
GDMT)
- Ở địa phương, gia đình em đã góp phần
boả vệ tài sản nhà nước và lợi ích cơng
cộng như thế nào?
*Củng cố:

- Trực nhật, tắt điện, quạt, đóng cửa sổ..
- Tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm
hàng tuần, hàng tháng.
- Tham gia nạo vét kênh mương máng thuỷ
lợi.. Tham gia trồng cây...

- Đọc điều 17 của Hiến pháp 1992)
Câu hỏi 1:Em đồng ý với ý kiến nào sao đây:
+Điện nước của nhà trường thì khơng cần tiết kiệm.
+Đi tham quan phải biết bảo vệ di sản.
+Họp lớp bàn về tài sản là khơng cần thiết.
+Giúp đỡ các chú kiểm lâm bảo vệ rừng.
- Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.
* Dặn dò:
- Học bài phần nội dung bài học
- Thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích cơng cộng và nhắc
nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện.
* Hướng dẫn về nhà:


Hướng dẫn chuẩn bị: Bài 18




Tìm  hiểu  một  vấn  đề  hoặc  thể  nghiệm  những  hành  động,  những  thái  độ,  

những việc làm thơng qua một trị chơi nào đó.

************************************************************

IV. KIỂM NGHIỆM LẠI SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP.

Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy

13
skkn

Năm học 2013 - 2014


1. Kết quả:
Qua thời gian tiến hành nghiên cứu từ giữa học kỳ I đến giữa học kỳ II. Tôi thấy
rằng với việc thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong mơn GDCD đã góp
phần xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, và kết quả học tập của học sinh
được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
  *  Thống kê kết quả cụ thể 
- Về mức độ hứng thú:
Mức độ

Hứng thú
Số


Lớp – sĩ số

%

lượng

Bình thường

Không hứng thú

Số lượng

Số lượng

%

%

8A

- 24

20

83%

5

17%


0

0

8B

- 25

18

72%

8

28%

0

0

8C

- 26

20

76,9

5


24%

0

0

- Về chất lượng học tập:
Chất lượng

Giỏi
Số

Khá
%

Số

%

Trung bình

Yếu

Số

Số

%

%


Lớp– sĩ số

lượng

8A

- 24

16

66%

5

17

3

12%

0

0

8B

- 25

15


60%

6

24

4

16%

0

0

8C

- 26

15

57,7% 6

23

5

19%

0


0

lượng

lượng

lượng

2. Điều kiện hiệu quả.
Học sinh đã hiểu được bản chất của mơi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt
nhiều chiều, cũng như tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Học sinh
nhận thức được ý nghĩa, rầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực
để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia, quốc tế. Từ
đó có thái độ tình cảm u q, tơn trọng mơi trường – tơn trọng cảnh quan nhà trường,
có tình u q hương đất nước, tơn trọng di sản văn hố, có thái độ thân thiện với mơi
Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy

14
skkn

Năm học 2013 - 2014


trường và ý thức được hành động trước vấn đề mơi trường nảy sinh, có ý thức quan tâm
đến mơi trường sống của gia đình, cộng đồng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo
vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, khơng khí, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao
động, ủng hộ và chủ động tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán
hành vi gây hại cho môi trường.
*Tồn tại:

Do thời gian có hạn, nên cũng có vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo, cặn kẽ. Có
biệt trong giờ học cịn có học sinh chưa thật tập trung xây dựng bài.                         
V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN.
    1.Kết luận: 
Giáo dục mơi trường là một q trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và
quan tâm trước những vấn đề môi trường, bao gồm kiến thức, thái độ. hành vi, trách
nhiệm và kỹ năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn
đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài. Chính vì vậy giáo dục tích hợp với mơi
trường trong mơn Giáo dục cơng dân góp phần hình thành nhân cách một người lao
động mới, người chủ trong tương lai của đất nước. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu
thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp. 
Giáo dục bảo vệ môi trường là một hoạt động giáo dục liên ngành. Vì vậy giáo dục
môi trường cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối
của các phương pháp đặc trung bộ mơn, nhưng nó cũng có những phương pháp mang
tính đặc thù. Vì vậy ngồi các phương pháp được nêu, giáo dục bảo vệ mơi trường có
thể vận dụng nhiều phương pháp khác như : Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát,
thí nghiệm, hoạt động thực hành ngoại khoá, thảo luận...
2. Đề xuất:
Trên đây là kết quả q trình nghiên cứu của bản thân tơi, chỉ là những kinh
nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy nên cịn có thể có nhiều hạn chế, rất mong được
sự đóng góp của đồng nghiệp, của Hội đồng khoa học giáo dục để việc dạy học tích hợp
với bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục công dân đạt chất lượng cao hơn và học sinh
càng yêu thích hơn.
Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy

15
skkn

Năm học 2013 - 2014



Là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, tôi kính mong các cấp lãnh đạo các ban
ngành ln quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa về mọi mặt để việc dạy và học môn Giáo
dục công dân ở trường THCS, đặc biệt là các giờ dạy có nội dung tích hợp báo vệ mơi
trường ln đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất đúng như tầm quan trọng của nó.
PHẦN PHỤ LỤC - TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Tài liệu GDCD khối 8 – Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập.
- Tài liệu bảo vệ môi trường – ngày 25/12/2001.
- Luật môi trường ngày 29/11/2005
- Tài liệu bảo vệ mơi trường chống biến đổi khí hậu ngày 17/7/2013.
- Sách dạy học tích hợp liên mơn – Nhà xuất bản GD – 2012.
- Bài tập thực hành kỹ năng sống khối 8,9 – Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
- Cổng thông tin của Bộ GD về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Vũ lễ ngày 26 tháng 3 năm 2014

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Thuỷ

Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy

16
skkn


Năm học 2013 - 2014


     

Người thực hiện: Gv Nguyễn Thị Thủy

17
skkn

Năm học 2013 - 2014



×