Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp và giải pháp tăng cường gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.27 KB, 6 trang )

CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUA ĐÀO TẠO
NGHỀ NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GẮN KẾT
GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH NGHIỆP
Vi Thị Hồng Minh*
TÓM TẮT:
Gắn kết giữa nhà trường - doanh nghiệp được xác định là giải pháp chiến lược để
nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nhằm cải thiện năng suất
lao động qua đào tạo nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên
trường quốc tế. Bài viết dưới đây đưa ra các nhận định, đánh giá chung về chất lượng nguồn
nhân lực của Việt Nam qua đào tạo nghề hiện nay và phân tích vai trị của doanh nghiệp
trong phát triển GDNN. Bên cạnh đó, từ đánh giá thực trạng gắn kết giữa nhà trường và
doanh nghiệp trong GDNN, bài viết đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh sự gắn kết
giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Từ khóa: chất lượng, nguồn nhân lực, gắn kết, nhà trường, doanh nghiệp, giáo dục
nghề nghiệp.

1. Chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề
Quy mô lao động đang làm việc/có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2007-2017 có
diễn biến giống với lực lượng lao động nói chung, ngày càng mở rộng nhưng với tốc
độ chậm hơn, đây là diễn biến phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước
(tăng trưởng một số ngành tạo thêm việc làm, đồng thời cũng thể hiện dấu hiệu già
hóa dân số của Việt Nam).
Chất lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp đã được cải thiện trong giai
đoạn 2012-2017, thể hiện qua tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắn
hạn đã giảm đi, trong khi tỷ lệ lao động được đào tạo ở các trường đại học, trường
cao đẳng đã tăng thêm. Cụ thể, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo trong khu vực doanh
nghiệp đã giảm từ 24% năm 2012 xuống còn 20% năm 2017, tỷ lệ lao động qua đào
tạo ngắn hạn khơng có chứng chỉ thì giảm mạnh từ 25% xuống cịn 20%. Trong khi
đó tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng đã tăng từ 7% lên 8%, lao động có trình độ đại
học tăng từ 15% lên 18%. Tuy nhiên, việc tỷ lệ lao động trong doanh nghiệp chưa qua
đào tạo vẫn chiếm tới 1/5 lực lượng lao động phản ánh phần nào những yêu cầu trong


việc đạo tạo lao động của các doanh nghiệp khi tuyển dụng, kéo theo gia tăng chi phí
kinh doanh.
Theo báo cáo đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI - VCCI) năm
2014, khi các DN FDI ít hài lịng về chất lượng đào tạo nghề của địa phương, họ phải
* Văn phòng Giới sử dụng lao động, VCCI

247


chi nhiều hơn cho đào tạo lại lao động khi mới tuyển vào. Năm 2014 chứng kiến sự
sụt giảm đột ngột trong đánh giá xếp hạng chất lượng đào tạo nghề của doanh nghiệp
FDI và sự tăng đột biến trong chi phí đào tạo nội bộ của họ. Tình hình khơng có nhiều
biến chuyển kể từ thời điểm đó cho đến nay. Đánh giá của các doanh nghiệp FDI cũng
trùng với đánh giá của doanh nghiệp nói chung về chất lượng giáo dục dạy nghề tại
các tỉnh. Dù chất lượng giáo dục dạy nghề tại các tỉnh đã có xu hướng cải thiện trong
năm 2016-2017, tuy nhiên nếu so với các năm 2012-2013 thì tỷ lệ các doanh nghiệp
đánh giá chất lượng giáo dục dạy nghề tại tỉnh là tốt đã giảm đi. Điều này không hẳn
là do chất lượng giáo dục dạy nghề đi xuống mà là do yêu cầu về lao động của doanh
nghiệp ngày càng cao, trong khi giáo dục dạy nghề vẫn chưa theo kịp các u cầu này.
Chính vì chất lượng lao động chưa làm hài lịng doanh nghiệp đang có xu hướng tăng
lên, khiến tỷ lệ chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp phải dành cho đào tạo lao động
cũng tăng lên. Điều này sẽ khiến chi phí doanh doanh của doanh nghiệp tăng theo,
tăng áp lực về tài chính cho doanh nghiệp, tác động nhất định tới hoạt động động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế cần có những thay đổi trong giáo
dục dạy nghề để chất lượng lao động qua đào tạo nghề có thể đáp ứng tốt yêu cầu sử
dụng của doanh nghiệp. Giải pháp cho thực trạng này chính là thu hút sự tham gia
của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề, thúc đẩy mối liên kết giữa doanh
nghiệp và các trường dạy nghề.
2. Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển giáo dục nghề nghiệp
2.1. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường trong hoạt động giáo dục

nghề nghiệp
Sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường là mối liên kết chặt chẽ không thể
thiếu trong giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Nhà trường đào tạo theo nhu cầu của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp tham gia sâu vào quá trình đào tạo của nhà trường.
Trong q trình tham gia, doanh nghiệp sẽ góp ý cho cho nhà trường về chương trình
đào tạo để phù hợp với thực tiễn công việc của doanh nghiệp. Nhà trường giảm chi
phí đào tạo, chi phí nguyên vật liệu, máy móc, mơ phạm trong q trình đào tạo, đồng
thời dần hồn thiện chương trình đào tạo của mình để phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Mối tương quan này tạo ra môi trường tuyệt vời cho người học, nhà trường đảm bảo
đầu ra cho sinh viên, doanh nghiệp chủ động được nguồn cung lao động.
Chính vì vậy, doanh nghiệp là một trong ba nhân tố tạo nên sự đột phá lớn cho
GDNN hiện nay. Với phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, lao động trong
một số lĩnh vực ngành nghề sẽ được cắt giảm. Lao động giản đơn sẽ được thay thế
bằng máy móc thì việc chuẩn bị cho thị trường lao động một đội ngũ lao động tinh
anh, tay nghề cao sẽ là bước đà cho Việt Nam hồ nhập nhanh chóng, khơng bị tụt hậu
so với các nước phát triển trong cuộc cách mạng này. Điều này cũng phụ thuộc nhiều
vào sự chủ động của doanh nghiệp, trường nghề trong việc tạo liên kết chặt chẽ, xây
dựng được mối tương quan đồng nhất, tạo ra mô hình chuẩn hố, có thể nhân rộng
mơ hình, tạo việc làm bền vững cho người lao động.
248


2.2. Vai trò của tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc phối hợp với
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các đối tác liên quan tham gia vào các hoạt
động đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN
Hiện nay, chúng ta đã có Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nghị định số 48/2015/NĐCP ngày 15/5/2015 quy định về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt
động GDNN, Thông tư số 29/2017/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết doanh nghiệp,
nhà trường tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. Theo đó, doanh nghiệp có quyền
và trách nhiệm trong việc đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp của mình, phối hợp với
cơ sở GDNN để cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo, đồng thời trực tiếp tham gia vào các

hoạt động đào tạo như xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy, đánh giá kết
quả học tập của người học nghề.v.v…). Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông
tin về nhu cầu việc làm cho các cơ sở GDNN, đồng thời thường xuyên có thông tin
phản hồi cho cơ sở GDNN về mức độ hài lòng đối với “sản phẩm” đào tạo giúp cơ sở
GDNN điều chỉnh quá trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt những quy định này thì sự gắn kết giữa cơ sở GDNN và doanh
nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nhân lực
lao động trực tiếp phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước. Trong thời gian qua,
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng Cục Giáo dục dạy nghề,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp rất tích cực trong hoạt động kết
nối giữa doanh nghiệp và nhà trường trong lĩnh vực GDNN và đạt được một số kết
quả bước đầu như sau:
Cơ chế phối hợp ba bên: Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp đang bắt đầu
hình thành và vận hành tốt thơng qua việc ký kết chương trình phối hợp cơng tác
giữa Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với Tổng Cục Giáo dục
nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tăng cường gắn kết giữa
GDNN với các doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đẩy mạnh hợp tác giữa GDNN với
các doanh nghiệp; tham gia xây dựng góp ý các nội dung liên quan đến chính sách
GDNN trong dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi và các văn bản pháp luật khác liên quan
đến GDNN.
Tham gia vào quá trình tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội thành lập Tổ công tác gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc
làm bền vững (Quyết định số 885/QĐ-LĐTBXH ngày 10/7/2018 Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội về việc thành lập Tổ công tác gắn kết GDNN với thị
trường lao động và việc làm bền vững). Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu và thúc
đẩy các hoạt động gắn kết GDNN với doanh nghiệp, gắn đào tạo với việc làm. Có thể
nói việc thành lập Tổ công tác là khẳng định sự quan tâm đặc biệt trong công tác quản
lý điều hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện giải pháp
gắn với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng GDNN;
Phối hợp với Tổng Cục Giáo dục dạy nghề có Thư gửi các doanh nghiệp (bao

gồm cả các doanh nghiệp FDI) đề nghị tham gia hoạt động GDNN, trong đó chỉ rõ
249


những lợi ích của doanh nghiệp, nhất là các chính sách ưu đãi về thuế khi doanh
nghiệp tham gia hoạt động GDNN (Thư gửi doanh nghiệp ngày 20/3/2018 bằng tiếng
Việt và Anh);
Thu hút sự tham gia của các tổ chức quốc tế như Liên đoàn giới chủ Nauy (NHO),
ILO, Australia, Đức, Tây Ban Nha… với chiến lược tiếp cận tất cả các đối tác chính ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và hỗ trợ triển khai các mô hình đào tạo nghề
gắn kết doanh nghiệp và nhà trường; hỗ trợ thành lập Ban điều phối cấp tỉnh thực hiện
chương trình kết nối giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN trong đào tạo, sử dụng lao
động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; mơ hình Ban Tư vấn Chất lượng ngành cơ
khí ơ tơ, Ni trồng thuỷ sản, Ban Tư vấn Đào tạo ngành nghề Logistics… Tổ chức các
khóa đào tạo TOT và khoá đào tạo kỹ năng nâng cao tay nghề cho người lao động tại
một số ngành cơ khí ơ tơ, du lịch khách sạn, ni trồng thủy sản;
Thông qua các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, các doanh nghiệp đã
tích cực chủ động tìm đến trường nghề bắt tay hợp tác, bước đầu đã tạo nên sự đột phá
về chất lượng GDNN, nâng cao năng suất lao động cho thị trường việc làm hiện nay.
3. Thực trạng và giải pháp tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường
3.1. Thực trạng gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường
Trước thực trạng khan hiếm nguồn lao động chất lượng cao, nhiều doanh nghiệp
đã chủ động “bắt tay” với trường nghề đặt hàng nguồn nhân lực ngay từ khi cịn ngồi
trên ghế nhà trường thơng qua việc ký kết hợp tác trong việc tuyển sinh, tổ chức đào
tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. Nhiều trường cũng
mời doanh nghiệp tham dự lễ tốt nghiệp để ký kết hợp đồng tuyển dụng trực tiếp với
học sinh, sinh viên tốt nghiệp. Một số trường tổ chức ngày hội giới thiệu việc làm cho
học sinh, sinh viên; cam kết giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp. Tính
trung bình, năm 2018 tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp
có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt khoảng 85%, trong đó tỷ lệ sinh viên cao đẳng

ra trường có việc làm đạt 87%, trung cấp đạt 82%. Mức lương khởi điểm bình quân
của sinh viên cao đẳng sau khi tốt nghiệp đạt 6,0 triệu đồng/tháng, học sinh trung cấp
sau khi tốt nghiệp đạt 5,5 triệu đồng/tháng. Một số ngành, nghề có mức lương khá
cao, có những nghề ở một số trường sinh viên tốt nghiệp ra trường có mức lương lên
đến 10 - 15 triệu đồng/tháng. Gắn kết doanh nghiệp và nhà trường mang lại hiệu quả
cho các bên song cịn khơng ít khó khăn khiến liên kết này chưa phát triển mạnh bởi
một trong những nguyên nhân sau:
Các quy định chính sách pháp luật liên quan đến GDNN chưa thực sự rõ ràng,
cơ chế, chính sách ưu đãi chưa hấp dẫn. Hiện nay, chưa có quy định về hình thức đào
tạo tại chỗ của doanh nghiệp, đội ngũ giảng viên tại doanh nghiệp, tiêu chuẩn, chứng
nhận, quan hệ lao động, hợp đồng lao động đối với nhóm lao động này… Hợp đồng
đào tạo và nghĩa vụ cụ thể các bên khi doanh nghiệp đặt hàng với cơ sở GDNN để đào
tạo, hoặc nhà trường tuyển và đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp.
250


Một số quy định có thể sẽ hạn chế sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động
GDNN như quy định người hướng dẫn tại doanh nghiệp phải có chứng chỉ nghiệp vụ
sư phạm, chưa quy định chế độ rõ ràng cho người được phân công giảng dạy ở doanh
nghiệp khi tiếp nhận sinh viên thực tập chương trình chất lượng cao hay quy định chế
độ đóng BHXH, ký hợp đồng lao động cho lao động từ 1 tháng trở lên… Quy định
người học nghề là từ 14 tuổi trở lên, 2 bên phải ký hợp đồng đào tạo nghề. Tuy nhiên,
độ tuổi lao động lại từ 15 tuổi trở lên (nếu 14 tuổi, học nghề mấy tháng, học xong sẽ…
làm gì khi chưa đến tuổi lao động); chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về hợp đồng
đào tạo nghề về thời hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên.
Chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia hoạt động
GDNN, thành lập trung tâm đào tạo được doanh nghiệp thành lập, chế độ rõ ràng
cho người được phân công giảng dạy ở doanh nghiệp khi tiếp nhận sinh viên thực tập
chương trình chất lượng cao…
Trách nhiệm của người lao động khi được đào tạo, quy định các chế tài ràng

buộc trách nhiệm của người lao động khi được doanh nghiệp đào tạo, đào tạo lại hoặc
cử đi đào tạo ở nước ngoài và trách nhiệm sau khi đào tạo xong.
Bên cạnh đó là các các nguyên nhân như thiếu đội ngũ chuyên gia, trang thiết
bị đào tạo chưa đáp ứng, chương trình đào tạo chưa cập nhật…
3.2. Giải pháp tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường
a) Hồn thiện chính sách pháp luật và cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt
động GDNN
Để gắn kết được sự tham gia hiệu quả của doanh nghiệp vào GDNN cần quy
định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên là doanh nghiệp, nhà trường, người học
và người lao động. Đặc biệt là thống nhất giữa các bộ luật, điều luật và các văn bản
hướng dẫn.Mỗi hoạt động mà doanh nghiệp có thể tham gia trong công tác đào tạo
nghề phải kèm quy định về cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện.
b) Đổi mới hơn nữa phương thức đào tạo gắn liền với doanh nghiệp
Đổi mới phương pháp giảng dạy tại các trường và doanh nghiệp nhằm phát huy
tính tích cực của người học; phương pháp kết hợp giảng dạy lý thuyết, thực hành cơ
bản ở trường với thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp, nghiên cứu và áp dụng
mơ hình “đào tạo kép” phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo tại trường và đào tạo tại doanh
nghiệp, thường xuyên mời các chuyên gia từ doanh nghiệp đến trường để chia sẻ kinh
nghiệp nghề nghiệp cập nhật cho giáo viên và sinh viên các kỹ năng mới, công nghệ
mới. Kết hợp giảng dạy chính khóa với các hoạt động ngoại khóa (đi tham quan các cơ
sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, tổ chức các cuộc thi, thành lập các câu lạc bộ,...) để
tạo sân chơi, cơ hội cho người học trao đổi, tiếp cận với thực tế sản xuất nhằm nâng
cao trình độ, nhận thức của người học về lĩnh vực được đào tạo, gắn kết đào tạo với
doanh nghiệp để giải quyết việc làm.
251


c) Tăng cường sự hợp tác của các cơ quan, tổ chức liên quan trong hoạt động GDNN
Thông qua các hoạt động gắn kết GDNN với doanh nghiệp, cơ chế phối hợp 3
bên: Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp bắt đầu hình thành và vận hành khá tốt

trong thực tiễn. Do đó cần tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động các mơ hình như
Tổ cơng tác gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững, Ban điều
phối cấp tỉnh thực hiện chương trình kết nối giữa doanh nghiệp với cơ sở GDNN
trong việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,
Ban tư vấn chất lượng, Hội đồng kỹ năng nghề… nhằm thúc đẩy các hoạt động gắn
kết GDNN với doanh nghiệp, gắn đào tạo với việc làm.
d) Tăng cường hoạt động tuyên truyền Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản
liên quan cho doanh nghiệp và người sử dụng lao động
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thơng về chính sách, pháp luật về GDNN; khen
thưởng kịp thời những doanh nghiệp và cơ sở GDNN có thành tích tốt trong hoạt
động GDNN./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (2018). Công văn số 768/LĐTBXH-TCGDNN ngày
2/3/2018 về việc gắn kết GDNN với doanh nghiệp
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. (2018). Quyết định số 885/QĐ-LĐTBXH ngày
10/7/2018 về việc thành lập Tổ công tác gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động
và việc làm bền vững.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. (2017). Thông tư số 29/2017/TT-BLĐTBXH quy
định về liên kết doanh nghiệp, nhà trường tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
4. Chính phủ. (2019). Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 1/2/2019 quy định chi tiết về một
số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp.
5. Quốc hội. (2014). Luật Giáo dục nghề nghiệp.
6. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam. (VCCI) & Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa
Kỳ (USAID). (2014). Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2014 công bố tại Hội
nghị tổ chức ngày 16/4 tại Hà Nội.
7. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.(2019). Báo cáo Hội nghị tuyển sinh năm 2018 tại Hội nghị
tổ chức ngày 10.3.2019.
8. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. (2018). Công văn số 589/TCGDNN-ĐTCQ ngày 29/3/2018
về việc đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp />chat-luong-lao-dong-chua-lam-hai-long-doanh-nghiep.htm


252



×