Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thích ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169 KB, 9 trang )

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP THÍCH ỨNG CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0
Bùi Văn Hồng*
TÓM TẮT:
Đội ngũ nhà giáo luôn là yếu tố then chốt, quyết định đến chất lượng đào tạo nói
chung và đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nói riêng. Trước những tác
động mạnh mẽ của cuộc công nghiệp công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), thì đội ngũ giáo
viên càng đóng vai trị quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt trình độ chun
mơn, khả năng vận dụng công nghệ và đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) của nhà giáo.
Trên cơ sở phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đến
hệ thống GDNN, yêu cầu năng lực của nhà giáo và thực trạng về đội ngũ nhà giáo GDNN
hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp phát triển nhà giáo GDNN thích ứng cuộc
CMCN 4.0 làm cơ sở định hướng cho việc phát triển đội ngũ giáo viên tại các cơ sở GDNN
trong cả nước.
Từ khóa: nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ trong dạy học, đổi mới
phương pháp dạy học, cách mạng công nghiệp 4.0.

1. Mở đầu
Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và hội
nhập quốc tế là một trong những mục tiêu quan trọng của GDNN hiện nay. Để
hiện thực hóa mục tiêu này, bên cạnh các yếu tố về chương trình đào tạo (CTĐT),
phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện dạy học, thì giáo
viên ln được xem là yếu tố quan trọng và then chốt. Trong những năm qua,
thơng qua các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ nhà giáo GDNN đã phát
triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ nhà giáo này đã góp phần đáng
kể trong cơng tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội.
Trước bối cảnh khoa học – công nghệ ngày càng phát triển, kiến thức ngày
càng gia tăng, nhu cầu học tập của người học ngày càng đa dạng, thì trình độ
chun mơn, khả năng đổi mới và vận dụng PPDH của giáo viên đóng vai trò
quyết định đối với chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, sự tác động


mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 đã làm cho cơ cấu ngành nghề trong xã hội thay đổi,
nhiều ngành nghề mới xuất hiện và một số ngành nghề truyền thống mất đi. Dẫn
đến yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo, những người tham gia
trực tiếp vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực cũng thay đổi để thích ứng. Ngoài
* Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

454


ra, trong hệ thống GDNN, CTĐT được xây dựng theo định hướng module tích
hợp. Nên để triển khai CTĐT, địi hỏi giáo viên không chỉ giỏi về chuyên môn kỹ
thuật, nghiệp vụ sư phạm, mà còn phải giỏi về kỹ năng thực hành nghề. Vì vậy,
trong bối cảnh hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ đổi và nâng cao chất lượng GDNN,
việc nghiên cứu giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN cả về quy mơ, trình
độ chun mơn, kỹ năng thực hành nghề, khả năng đổi mới phương pháp và vận
dụng cơng nghệ trong dạy học có tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn cao.
Với mục tiêu đề xuất giải pháp phát triển nhà giáo GDNN thích ứng cuộc
CMCN 4.0, bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về tác động của cuộc CMCN 4.0
đến hệ thống GDNN, yêu cầu năng lực của nhà giáo, thực trạng về đội ngũ nhà
giáo GDNN hiện nay và một số giải pháp phù hợp với bối cảnh hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tác động của nền cuộc CMCN 4.0 đến hệ thống GDNN
Cuộc CMCN 4.0 dựa trên sự tích hợp của hàng loạt cơng nghệ mới, như: trí
tuệ nhân tạo, IoTs (Internet of things), dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây
(Icloud), … đang phát triển rất nhanh và có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của
đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực GDNN [1]. Với những phát triển
mang tính đột phá về công nghệ, cuộc cách mạng này sẽ làm thay đổi nhanh cơ
cấu ngành nghề trong tương lai. Khi đó, sẽ có nhiều ngành nghề biến mất và cho ra
đời nhiều ngành nghề mới khác. Điều này ảnh hưởng đến việc thay đổi về cơ cấu
và danh mục ngành nghề đào tạo trong cả hệ thống GDNN. Đặc biệt, với sự phát

triển của trí tuệ nhân tạo và robot thơng minh, máy móc tự động sẽ dần dần thay
thế con người trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp [1]. Do đó, để đảm bảo vị trí việc
làm, người lao động phải chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn phù
hợp với u cầu của cơng việc trong tình hình mới. Vì vậy, CTĐT, phương pháp
đào tạo của các cơ sở GDNN cũng phải thay đổi theo hướng mở, linh hoạt tương
ứng để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học.
2.2. Năng lực nhà giáo GNDD thích ứng CMCN 4.0
Dưới sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đến GDNN như hiện nay, nhu cầu về
nhà giáo GDNN sẽ có nhiều thay đổi trong tương lai cả về cơ cấu và chất lượng.
Cùng với việc ứng dụng công nghệ IoTs trong phát triển dạy học số (Dital Pedagogy)
và công nghệ thực tế - ảo vào trong dạy học. Vai trò của giáo viên sẽ chuyển dần
từ truyền thụ kiến thức, sang hướng dẫn học sinh phát hiện kiến thức mới. Đồng
thời, các lớp học số, lớp học ảo sẽ phát triển mạnh. Người học sẽ quen dẫn với việc
học tập qua mạng internet, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên ảo. Đây là thành
xu hướng phát triển tất yếu trong hoạt động đào tạo GDNN. Để thích ứng CMCN
4.0, thì năng lực của nhà giáo GDNN là sự tích hợp của năng lực chun mơn kỹ
thuật, phương pháp sư phạm, kỹ năng thực hành nghề, khả năng vận dụng công
455


nghệ số vào dạy học và những kỹ năng cốt lõi của thế kỷ 21, cụ thể như sau:
(1) Năng lực cốt lõi chung;
(2) Năng lực chuyên môn kỹ thuật;
(3) Năng lực thực hành kỹ năng nghề;
(4) Năng lực sử dụng phương pháp dạy học;
(5) Năng lực ứng dụng công nghệ trong dạy học.
Trong đó:
- Năng lực cốt lõi chung: là năng lực cốt lõi của thế kỷ 21 mà tất các sinh viên
cần thiết phải trang bị bao gồm: Năng lực hợp tác, truyền thơng, sử dụng CNTT,
văn hóa và xã hội; Năng lực sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề [2]. Đây

được xem là nhóm năng lực bắt buộc của giáo viên cơng nghệ trong bối cảnh hội
nhập quốc tế hiện nay tại Việt Nam;
- Năng lực chuyên môn Kỹ thuật: là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng
Kỹ thuật và Công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn của giáo viên để giảng dạy cho
người học trong giáo dục GDNN như: Kỹ thuật Điện – Điện tử, Kỹ thuật cơ khí,
Cơng nghệ Ơ tô, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ sinh học, …;
- Năng lực thực hành Kỹ năng nghề: là những nội dung thực hành để phát
triển tay nghề cho người học phù hợp với từng vị trí nghề nghiệp của nhà giáo
GDNN theo tiêu chuẩn Kỹ năng nghề quốc gia. Ví dụ: Nghề Điện cơng nghiệp,
Nghề Lắp đặt điện và điều khiển công nghiệp, Nghề Cắt gọt kim loại, ….;
- Năng lực sử dụng phương pháp dạy học: là khả năng sử dung linh hoạt
phương pháp và chiến lược dạy học của giáo viên để tổ chức hoạt động học cho
học sinh trong GDNN. Đặc biệt là khả năng đổi mới và vận phương pháp dạy học
số theo mơ hình dạy học kết hợp (Blended Learning) và lớp học đảo ngược (Flip
– Flopped Classroom); học tập theo dự án (Project based Learning); học tập thơng
qua thực hành tích cực (Learning by doing)…;
- Năng lực ứng dụng công nghệ trong dạy học: là khả năng sử dụng công
nghệ thành thạo của giáo viên trong lớp học, bao gồm các kỹ năng sử dụng thành
thạo máy tính, cơng cụ cơng nghệ và những ứng dụng công nghệ trong dạy học
như: Vận hành công nghệ cơ bản, sử dụng công nghệ của cá nhân, những vấn đề
về đạo đức và xã hội và việc áp dụng cơng nghệ trong dạy học [3]. Ngồi ra, năng
lực cơng nghệ cịn bao gồm khả năng ứng dụng STEM và lập trình ứng dụng các
sản phẩm STEM trong dạy học.
Như vậy, năng lực của nhà giáo GDNN được thể hiện thơng qua sự tích
456


hợp các năng lực thành phần như: năng lực cốt lõi chung của thế kỷ 21, năng lực
về chuyên môn Kỹ thuật, năng lực thực hành Kỹ năng nghề, năng lực về phương
pháp sư phạm, năng lực vận dụng công nghệ trong dạy học. Nhóm năng lực của

giáo viên được hình thành và phát triển thơng qua q trình đào tạo, bồi dưỡng
và tự học.
2.3. Thực trạng về đội ngũ nhà giáo GDNN
2.3.1. Về số lượng
- Tính đến tháng 6 năm 2018, cả nước có khoảng 86.350 nhà giáo giảng
dạy tại các cơ sở GDNN, trong đó ở các trường cao đẳng có 37.826 nhà giáo, các
trường trung cấp có 18.198 nhà giáo, các cơ sở GDNN khác có 14.845 nhà giáo [4].
- Theo chiến lược phát triển hệ thống GDNN, đến năm 2020 cả nước cần có
khoảng 148.500 nhà giáo, trong đó, có khoảng 61.500 giáo viên dạy CĐ, 69.000
giáo viên dạy TC và 18.000 giáo viên dạy sơ cấp (Hình 1) [5].
Hình 1. Số lượng nhà giáo GDNN dự kiến đến 2020

Như vậy, mặc dù số lượng đội ngũ nhà giáo GDNN đã tăng trong thời gian
qua. Tuy nhiên, so với yêu cầu của chiến lược phát triển hệ thống GDNN, thì số
lượng nhà giáo GDNN đến năm 2020 vẫn còn thiếu, đặc biệt những ngành nghề
mới, ngành nghề đào tạo nguồn nhân lực thích ứng cuộc CMCN 4.0.
2.3.2. Về chất lượng
a. Năng lực chuyên môn:
Thực trạng về năng lực chuyên môn của nhà giáo GDNN được minh họa ở
hình 2 như sau:
457


Hình 2. Năng lực chun mơn nhà giáo GDNN

Trong đó:
- Trình độ đào tạo: 100% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ chun mơn đào tạo,
trong đó, tỷ lệ nhà giáo có trình độ trên đại học chiếm 29,4%; trình độ đại học, cao
đẳng chiếm 57,8%; trình độ khác chiếm 12,8% [4];
- Về Kỹ năng nghề: có khoảng 60% nhà giáo đạt chuẩn về kỹ năng nghề, trong

đó có khoảng 41% nhà giáo giảng dạy được tích hợp [4];
- Về trình độ ngoại ngữ, tin học: có khoảng 19,1% nhà giáo có trình độ ngoại
ngữ B trở lên, trong đó, trình độ B1 Châu Âu hoặc tương đương trở lên chiếm
khoảng 3,7%; 100% giáo viên có trình độ A tin học trở lên [4];
b. Năng lực sư phạm:
Có 92,6% nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, 85,9% nhà giáo dạy trình độ trung
cấp và 81% nhà giáo dạy dạy tại các trung tâm GDNN đạt chuẩn về nghiệp vụ sư
phạm [4].
c. Năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học:
Khoảng 70% đạt chuẩn về năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu
khoa học [4].
Nhận xét:
So với chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ nhà giáo GDNN được quy định tại
Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội [6], thì phần lớn đội ngũ nhà giáo đạt yêu cầu. Tuy nhiên, trình độ
458


kỹ năng nghề cịn hạn chế. Trình độ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm của nhà
giáo còn thấp so với yêu cầu hội nhập quốc tế và tự học tập nâng cao trình độ [4].
Dưới sự tác động của cuộc CMCN 4.0, ngồi trình độ chun mơn và nghiệp
vụ, nhà giáo GDNN phải có khả năng đổi mới PPDH như sau:
- Chuyển đổi vai trò giáo viên từ truyền thụ kiến thức, sang hướng dẫn học
sinh học tập, nghiên cứu để phát hiện kiến thức mới;
- Đổi mới PPDH, đặc biệt là vận phương pháp dạy học số theo mơ hình dạy
học kết hợp (Blended Learning) và lớp học đảo ngược (Flip – Flopped Classroom);
học tập theo dự án (Project based Learning); học tập thông qua thực hành tích cực
(Learning by doing)… ;
- Tích hợp việc trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sáng
tạo kỹ thuật với việc phát triển năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm; giáo dục đạo

đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp.
2.4. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo GDNN
- Hiện nay cả nước có 06 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (SPKT) và khoảng
05 khoa SPKT thuộc các trường Đại học Sư phạm tham gia đào tạo, bồi dưỡng
phát triển nhà giáo GDNN. Song, chủ yếu vẫn là 05 trường Đại học SPKT truyền
thống, với quy mô đào tạo lớn và cơ cấu ngành nghề đa lĩnh vực, bao gồm: (1) Đại
học SPKT TP.HCM, (2) Đại học SPKT Hưng Yên, (3) Đại học SPKT Vĩnh Long,
(4) Đại học SPKT Vinh, (5) Đại học SPKT Nam Định.
- Tính đến năm 2017, cùng với các trường Đại học SPKT khác trong cả nước,
trường Đại học SPKT TP.HCM có 12 ngành SPKT đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo
GDNN trong cả nước, bao gồm các ngành sau:
(1) Ngành SPKT Công nghiệp;
(2) Ngành SPKT Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử;
(3) Ngành SPKT Công nghệ Kỹ thuật điện, tử truyền thông;
(4) Ngành SPKT Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử;
(5) Ngành SPKT Công nghệ Thông tin;
(6) Ngành SPKT Công nghệ Kỹ thuật Ơ tơ;
(7) Ngành SPKT Cơng nghệ Chế tạo máy;
(8) Ngành SPKT Công nghệ Kỹ thuật nhiệt;
(9) Ngành SPKT Công nghệ Kỹ thuật Cơng trình xây dựng;
459


(10) Ngành.SPKT Công nghệ Thực phẩm;
(11) Ngành SPKT Công nghệ may;
(12) Ngành SPKT Công nghệ Kỹ thuật môi trường.
Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo GDNN, các trường
Đại học SPKT đã chủ động nâng cao chất lượng đào tạo thơng qua việc chuyển đổi
mơ hình, đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá, kiểm định CTĐT,... Nên chất lượng
đào tạo nhà giáo GDNN luôn được đảm bảo và khơng ngừng nâng cao.

Tuy nhiên, vẫn cịn một số hạn chế trong công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà
giáo GDNN hiện nay như sau:
- Chương trình bồi dưỡng nhà giáo GDNN chưa được xây dựng hợp lý; năng
lực đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục tham gia bồi dưỡng chưa đồng đều;
- Chưa chú trọng đến bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đặc biệt là
kỹ năng thực hành nghề, khả năng dạy tích hợp và đổi mới PPDH, khả năng sáng
tạo và phát huy năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho học sinh;
- Nguồn lực đầu tư từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho các trường,
khoa SPKT không trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội còn hạn chế,
chưa tương xứng với những đóng góp của các trường cho hệ thống GDNN.
2.5. Giải pháp phát triển nhà giáo GDNN thích ứng CMCN 4.0
Từ kết quả phân tích thực trạng và yêu cầu năng lực nhà giáo GDNN cho
thấy, việc phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN trong thời gian tới sẽ chịu tác động
bởi những xu hướng sau [7]:
- Nhu cầu về số lượng nhà giáo GDNN tăng;
- Cơ cấu ngành nghề nhà giáo GDNN thay đổi theo cơ cấu ngành nghề đào
tạo nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cuộc CMCN 4.0;
- Trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng thực hành nghề, năng
lực ngoại ngữ và kỹ năng mềm của nhà giáo GDNN được xem là vai trò then chốt
để hiện thực hóa mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;
- Khả năng vận dụng các PPDH theo hướng tích cực hóa người học và dạy
học số của giáo viên là xu thế tất yếu trong đổi mới PPDH của nhà giáo GDNN.
Vì vậy, trong bối cảnh GDNN chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN
4.0, công tác phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN đáp ứng nhiệm vụ đổi mới và
nâng cao chất lượng GDNN cần chú trọng đến các vấn đề sau:
460


(1) Xây dựng cơ chế chính sách theo hướng mở, cơ cấu đội ngũ nhà giáo

GDNN, ưu tiên phát triển đội ngũ nhà giáo phù hợp với xu hướng của cuộc
CMCM 4.0;
(2) Cơ sở GDNN chủ động liên kết doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân
lực, có chính sách mời gọi cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp tham gia giảng dạy
và tăng cường thời lượng thực tập cho học sinh tại doanh nghiệp;
(3) Có chính sách đặt hàng các trường ĐHSPKT tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
nhà giáo GDNN;
(4) Có chính sách bồi dưỡng và đánh giá chất lượng bồi dưỡng thường xuyên
đội ngũ nhà giáo GDNN;
(5) Các trường ĐHSPKT chủ động đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo,
bồi dưỡng nhà giáo GDNN;
(6) Cơ sở GDNN chủ động kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
2.6. Đề xuất – Kiến nghị
- Xây dựng danh mục ngành nghề phục vụ CMCN 4.0 và đặt hàng các trường
ĐHSPKT đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo;
- Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ trong phát triển dạy học số và dạy
học trực tuyến cho giáo viên;
- Tăng cường nội dung và thời gian thực tập tại doanh nghiệp cho các giáo
sinh (nhà giáo GDNN tương lai);
- Cần có sự liên thông trong đào tạo nhà giáo GDNN giữa Bộ GD&ĐT và Bộ
LĐTB&XH trong đào tạo các chương trình sư phạm kỹ thuật;
- Mời gọi chuyên gia từ các doanh nghiệp và doanh nghiệp số tham gia
giảng dạy;
- Đánh giá lại năng lực khoa Sư phạm dạy nghề trong các trường cao đẳng.
3. Kết luận
Dưới sự tác động trực tiếp và sâu sắc của các thiết bị Công nghệ và công nghệ
IoTs như hiện nay đã làm thay đổi nhanh chóng NCHT của người học, đặc biệt là
lĩnh vực GDNN. Vì vậy, nhà giáo GDNN ngày nay vừa phải giỏi về chuyên môn
Kỹ thuật và nghiệp vụ SPKT, vừa phải giỏi về kỹ năng thực hành nghề, khả năng
ứng dụng cơng nghệ và đổi mới PPDH. Vì vậy, năng lực của nhà giáo GDNN là sự

tích hợp của năng lực cốt lõi chung, năng lực chuyên môn Kỹ thuật, năng lực thực
hành Kỹ năng nghề, năng lực dạy học Kỹ thuật, năng lực ứng dụng Công nghệ và
đổi mới PPDH.
461


Trên cơ sở phân tích tác động của cuộc CMCN 4.0 đến hệ thống GDNN,
phân tích thực trạng đội ngũ nhà giáo GDNN hiện nay, bài viết đã đề xuất một
số giải pháp phát triển nhà giáo, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng
GDNN trong bối cảnh hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. (2018). Dự thảo Đề án thí điểm đào tạo, đào tại lại
người lao động thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Hà Nội, 8/2018.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tp. HCM. (2017). Thông tư quy định chuẩn về
chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN, Số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017.
3. Đỗ Văn Dũng. (2018). Các giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN, Tài liệu tọa đàm
kho học về quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDNN và phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN, Hội
đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Tiểu ban GDNN, Hải Phòng, 11/2018,
tr. 11 – 19.
4. Okworo Gibson Samuel, Caleb E. E, Touitou Tina C. (2016). The Technical Teacher,
Teaching and Technology: Grappling with the Internationalization of Education in Nigeria,
International Journal of Scientific Research in Scienceand Technology, ISSN: 2395-602X,
Volume 2, Issue 4, pp. 256 – 265.
5. Teemu Valtonen, Erkko Sointu, Jari Kukkonen, Sini Kontkanen, Matthew C. Lambert, Kati
Mäkitalo-Siegl. (2017). TPACK updated to measure pre-service teachers’ twenty-first century
skills, Australasian Journal of Educational Technology, 2017, 33(3), pp. 15 – 31.
6. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. (2018). Thực trạng và giải pháp tổ chức đánh giá kỹ năng
nghề để chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo GDNN, Tài liệu Hội nghị Sơ kết hoạt động đánh giá, cấp
chứng chỉ Kỹ năng nghề quốc gia, Đà Lạt, tháng 10 năm 2018.

7. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. (2017). Định hướng xây dựng và phát triển đội ngũ nhà
giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GDNN, Tổng cục GDNN, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

462



×