Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

QUẢN TRỊ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.63 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ 1 NĂM 2021 – 2022
Đề tài bài tập lớn: đề 4
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Hà

Mã sinh viên

: 1811140225

Lớp

: ĐH8QTDL1

Tên học phần

: Quản trị điểm đến du lịch

Giảng viên hướng dẫn : Đỗ Thị Phương

HÀ NỘI, ngày 17 tháng 12 năm 2021

1


MỤC LỤC


I.LÝ THUYẾT
II. LIÊN HỆ THỰC TẾ
2.1Khái quát về điểm đến du lịch Kiên Giang……………………………………
2.2 Thực trạng……………………………………………………………………..
2.3 Giải pháp ……………………………………………………………………….
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

2


ĐỀ BÀI : Phân tích các cơng cụ xúc tiến điểm đến du lịch. Trên cơ sở đó hãy lựa
chọn một điểm đến du lịch cụ thể tại Việt Nam, đánh giá hoạt động xúc tiến phát
triển du lịch và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch tại điểm
đến đó.
Bài làm
I.
LÝ THUYẾT
- Điểm đến du lịch là điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở
lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài
nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận
-

diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường
xúc tiến điểm đến du lịch là hoạt động tuyêntruyền, quảng bá, vận động nhằm tìm
kiếm thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch (Theo khoản 17 điều 4 luật Du lịch Việt

-

Nam)

Công cụ xúc tiến điểm đến du lịch :
+ Quan hệ công chúng/tuyên truyền:
• Quan hệ cơng chúng là cách thức hoạt động, tạo dựng, duy trì và phát
triển các mối quan hệ với các tầng lớp cơng chúng khác nhau.
• Hoạt động này nhằm tạo ra một ấn tượng tốt,một hình ảnh tốt trong
cơng chúng làm cho cơng chúng u thích doanh nghiệp, qua đó để đính chính
những thơng tin nhiễu và loại bỏ các thơng tin sai lệch.
• Quan hệ cơng chúng được thực hiện thông qua một loạt các công cụ
như báo cáo, các bài thuyết trình, các tài liệu, số liệu, hình ảnh, âm thanh và những
hoạt động dịch vụ khác
+Xúc tiến thương mại :
• Là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hố và cung ứng
dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
và hội chợ, triển lãm thương mại.
• Mục đích của các hoạt động xúc tiến thương mại là tìm kiếm, khai
thác, khuyến khích các khách hàng tiềm năng quan tâm, tìm hiểu và trải nghiệm
sản phẩm. Thúc đẩy sự tiêu dùng mạnh mẽ hơn của khách hàng hiện tại và thu hút
các khách hàng đang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về phía mình
3


+ Mạng internet/phương tiện truyền thơng tương tác
• Là việc sử dụng mạng internet kết hợp với các phương tiện truyền
thơng tích hợp khác để xúc tiến sản phẩm và dịch vụ đến với khách hàng.
• Thuận lợi về khơng gian và thời gian.
• Thơng tin: Lượng thơng tin trên mạng internet ngày càng đa dạng về
cả nguồn cung cấp tin, các mảng thông tin, chiều sâu bề rộng của thơng tin, khách
du lịch có thể tìm hiểu tất cả những thông tin mà họ quan tâm về một điểm
đến như: Các sản phẩm du lịch nổi trội, dịch vụ, giá cả, các tour trọn gói…
• So sánh: Chỉ cần những thao tác đơn giản, khách hàng có thể so

sánh ngay được giá cả, chất lượng của các điểm đến du lịch để đưa ra lựa chọn,
hoặc tham khảo các trải nghiệm của những người từng tham quan du lịch tại điểm
đến đó, tìm hiểu các cẩm nang tư vấn…
+ Quảng cáo (Advertising)
• “Quảng cáo là một nghệ thuật giới thiệu hàng hóa hay dịch vụ
nhắm tới một thị trường mục tiêu nhất định được thực hiện thông qua các phương
tiện truyền thông và phải trả tiền
Như vậy, quảng cáo và các chương trình xúc tiến được tạo ra để
cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết để phân biệt được sự khác biệt
giữa các điểm đến, và gây ảnh hưởng tới sự chọn lựa điểm đến và sản phẩm của họ.
Quảng cáo không chỉ ảnh hưởng tới những lựa chọn đầu tiên của
các du khách tiền năng mà còn ảnh hưởng tới nhận thức và thời gian của việc ở lại điểm
đến đó
II.

LIÊN HỆ THỰC TẾ

2.1Khái quát về điểm đến du lịch Kiên Giang.
-Kiên Giang là tỉnh nằm trong vùng ồng Bằng Sông Cửu Long, tổng diện tích tự
nhiên là 6.346 km2 , bằng 1,90% diện tích cả nước và 15,78% diện tích vùng BS
L. hiều dài lớn nhất theo hướng ông Nam - Tây Bắc khoảng 120km, chiều rộng
lớn nhất theo hướng đông - đông Tây khoảng 60km. Là tỉnh được thiên nhiên ưu
đãi với nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và tài nguyên nhân văn đa dạng.
4


-Kiên Giang nằm trong khoảng toạ độ: Từ 1010 30' đến 1050 32' kinh độ đông và
từ 90 23' đến 100 32' vĩ độ bắc. Phía đơng Bắc giáp các tỉnh: Kiên Giang, Cần Thơ
và Hậu Giang. Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu. Phía Tây Nam giáp
vịnh Thái Lan, nằm gần các nước ASEAN, cách vùng phát triển công nghiệp và du

lịch nổi tiếng Đông Nam Thái Lan khoảng 500 km, cách vùng phát triển phía ông
Malaysia khoảng 700 km, cách Singapore 1.000 km, kề với cửa ngõ Campuchia
phía Tây Nam.
-Kiên Giang là một tỉnh đặc thù của vùng ĐBSCL có cả đồng bằng, rừng núi, bờ
biển và hải đảo, địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ 0,1 - 1,2m. Xét
trên góc độ địa hình, lãnh thổ Kiên Giang có thể chia làm 4 vùng.
+ Vùng Tứ giác Long Xuyên: Với diện tích khoảng 2.365,8 km2 chiếm
37,3% diện tích tồn tỉnh. Bao gồm các huyện, thị như: Hòn ất, Hà Tiên, Rạch
Giá, Kiên Lương và 1 phần của huyện Tân Hiệp và Châu Thành.
+ Vùng Tây sơng Hậu: Diện tích khoảng 1.334,3 km2 chiếm 21,0% diện
tích tồn tỉnh. Bao gồm huyện Giồng Riềng, 2 phần của huyện Gò Quao và 1 phần
huyện Tân Hiệp, hâu Thành.
+ Vùng U Minh Thượng: Diện tích tự nhiên khoảng 1.879,4 km2 chiếm
26,60% diện tích tồn tỉnh, gồm các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U
Minh Thượng.
+Vùng đồi núi hải đảo: Diện tích khoảng 776,5 km2 chiếm 12,08% diện
tích tồn tỉnh, với các đảo tập trung nhiều ở 2 huyện Kiên Hải, Phú Quốc và một
số đảo thuộc huyện Kiên Lương.
-Với địa hình đa dạng: đồng bằng, rừng núi và hải đảo cùng nhiều cảnh quan độc
đáo và hấp dẫn đã tạo nền cho phong cảnh, một số kiểu địa hình đặc biệt và các di
tích tự nhiên, những thắng cảnh đẹp rất thuận lợi phát triển các sản phẩm, loại hình
dịch vụ du lịch. Trên chiều dài bờ biển khoảng 200km với với những bãi tắm tuyệt
đẹp, rạn san hô, thảm cỏ biển, nhiều loài sinh vật qu hiếm, đặc hữu … Tài nguyên
sinh vật ở đây có giá trị tạo nên những phong cảnh lạ mắt, đặc biệt có điều kiện
tiếp cận khá thuận lợi và có thể khai thác để phát triển du lịch quanh năm như: du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu khoa học…

5



-Kiên Giang là địa phương đứng thứ hai sau Quảng Ninh có số đảo lớn nhiều nhất
trong cả nước với 143 hịn đảo lớn, nhỏ rất có tiềm năng để phát triển du lịch. ảo
Phú Quốc là đảo lớn nhất của Kiên Giang với diện tích 561,65 km2 và các đảo
khác tập trung chủ yếu ở một số quần đảo nổi tiếng như: Thổ Chu, An Thới, Nam
Du, Hải Tặc, Bà Lụa, trong đó khoảng 43 đảo có người dân sinh sống. Kiên Giang
có 02 Vườn Quốc Gia Phú Quốc và U Minh Thượng, là khu vực có diện tích rừng
lớn nhất tỉnh và trữ lượng tài nguyên sinh thái rừng khá đặc sắc về cảnh quan và
hệ sinh thái. Tháng 10 năm 2006, UNESCO đã công nhận Khu dự trữ sinh quyển
ven biển và biển đảo Kiên Giang là khu dự trữ sinh quyển thế giới lớn thứ 2 trong
tổng số 8 khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam và đây cũng là Khu dự trữ sinh quyển
lớn nhất ông Nam Á với hơn 1, 1 triệu ha.
-Với lịch sử ngàn năm văn hiến, Việt Nam nói chung, Kiên Giang nói riêng có
nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đậm đà bản sắc dân tộc, nhiều di tích lịch sử
văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng. Theo thống kê, tỉnh có hơn 200 di
tích, đến năm 2013, tồn tỉnh Kiên Giang đã có 48 di tích được xếp hạng, trong đó
có 22 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 26 di tích xếp hạng cấp tỉnh . Bên
cạnh đó, là một trong những địa phương còn lưu giữ được nhiều nghề, làng nghề
truyền thống có giá trị du lịch như: nghề ni trồng chế tác và mua bán ngọc trai,
nghề sản xuất rượu sim, nước mắm, hồ tiêu Phú Quốc, nghề đan chiếu ở Tà Niên,
nghề nắn nồi ở Hòn Đất, làng nghề đan bàng Phú Mỹ...
-Giai đoạn từ năm 2005 đến nay, có nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành du
lịch Kiên Giang trong việc thực hiện Nghị quyết ại hội VIII ảng bộ tỉnh và thực
hiện Nghị quyết 02-NQ TU của tỉnh ủy về phát triển du lịch đến năm 2010, Nghị
quyết 08-NQ TU của Tỉnh ủy về thực hiện đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 theo Quyết định 178-Q
TTg của Thủ tướng hính phủ, với mục tiêu đưa Phú Quốc trở thành Trung tâm du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch biển tầm cỡ khu vực và quốc tế. Quá trình
thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch trong những năm qua có những thuận lợi cơ
bản về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh ổn định, về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt
6



là du lịch biển, đảo là điều kiện để ngành du lịch tỉnh thu hút nhiều du khách đến
tham quan du lịch, nghỉ dưỡng; tạo việc làm, tăng thu nhập xã hội, từng bước trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Về tổng lượt khách du lịch: tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh trong giai đoạn
2005 - 2013 là 9%, đối với khách quốc tế là 12%, khách nội địa là 16%. Năm 2005
đón được 1,721,782 lượt, trong đó đón khách quốc tế là 54,586 lượt và đến năm
2013 là 3,587,994 lượt, đón được 152,839 lượt khách quốc tế. Nhìn chung, tổng
lượt khách quốc tế và khách nội địa tăng đều qua các năm,. Riêng năm 2013,
lượng khách khách quốc tế 152,839 lượt, giảm 5,8 % so với cùng kỳ, đạt 84,1% so
với năm 2012 một phần do số liệu thống kê lượt khách quốc tế đến với Kiên Giang
hằng năm nêu trên phản ánh chưa chính xác với số lượng thực tế, nguyên nhân chủ
yếu trong giai đoạn này các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành không đủ điều kiện
đăng k cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng chuyên phục vụ khách
quốc tế nên không báo cáo đầy đủ số liệu khách quốc tế, vì e ngại cơ quan quản l
nhà nước về du lịch xử phạt. Lượng khách lưu trú rất ít, chỉ 30% tổng lượng
khách. Một lượng khách lớn tới Kiên Giang chủ yếu để trung chuyển, tham gia lễ
hội, vui chơi giải trí hoặc tham quan trong ngày. Khách du lịch quốc tế đến Phú
Quốc chiếm 80% tổng khách quốc tế đến toàn tỉnh, đa phần đến nghỉ dưỡng biển
tại Phú Quốc. Các thị trường chính là 54 khách Pháp, ức, Mỹ, Úc, Anh, Nga…
Khách đi tự do, đi đôi hoặc gia đình có con cái, lưu trú dài ngày và chi trả trung
bình cao .Tốc độ tăng trưởng trung bình về ngày khách giai đoạn 2005 - 2013 là
16%, cụ thể: năm 2005, tồn tỉnh Kiên Giang đón được 550.170 ngày khách, trong
đó khách du lịch quốc tế đón được 98,288 ngày khách. Năm 2013, tồn tỉnh Kiên
Giang đón được 2.119.097 ngày khách, trong đó khách du lịch quốc tế đón được
367.141 ngày khách.
- Về doanh thu du lịch: Trong giai đoạn 2005 - 2013 thì doanh thu du lịch trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang mức độ tăng trưởng đạt 22 %. Năm 2005, doanh thu du lịch
tỉnh đạt 187,242 triệu đồng, trong đó doanh thu từ khách du lịch quốc tế đạt

48,700 triệu đồng, chiếm 13,3%. Năm 2013, doanh thu đạt 877,469 triệu đồng
7


tăng gấp 2 hơn lần so với năm 2005, trong đó doanh thu từ khách du lịch quốc tế
đạt 291,007 triệu đồng, chiếm 33,84%; doanh thu từ khách du lịch nội địa là
586,462 triệu đồng, chiếm 66,16%. Như vậy, nguồn thu chính vẫn là từ khách du
lịch nội địa. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch trung bình giai
đoạn của Kiên Giang cao nhưng vẫn cịn khiêm tốn so với các điểm đến du lịch
các tỉnh, thành phố trong nước và khu vực khác so với tiềm năng, lợi thế du lịch
Kiên Giang.
- Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch:
+ Kinh doanh lưu trú: Du lịch tỉnh Kiên Giang đã tích cực tập trung
đầu tư khai thác phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh đã có
nhiều chuyển biến tích cực, có nhiều cơ sở lưu trú du lịch mới hình thành được
xây dựng với quy mơ lớn, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia như: Sài GònPhú Quốc, Blue Lagoon, La Veranda, Thiên Hải Sơn, hensea, Eden, Hòa Giang,
River… đáp ứng được một phần nhu cầu ngày càng cao của du khách. Kinh doanh
lữ hành: Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của tỉnh tăng nhanh về số lượng và
chất lượng. Tuy nhiên, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế rất hạn chế do
ngại tiền kí quỹ 250 triệu và phần lớn thiếu 03 hướng dẫn viên có thẻ quốc tế nên
đa phần có nhiều doanh nghiệp lớn chỉ đang k cấp giấy phép kinh doanh lữ hành
nội địa,.
+ Kinh doanh vận chuyển khách du lịch: Dịch vụ vận chuyển trên
địa bàn Kiên Giang không ngừng tăng về số lượng và chất lượng để phục vụ
khách du lịch gồm các loại vận chuyển bằng đường khơng, đường thủy, đường bộ.
Kiên Giang có 02 sân bay là sân bay Rạch Giá và sân bay quốc tế Phú Quốc, vào
ngày 14/2/2014, Phú Quốc đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ hãng hàng không
Liên bang Nga, mở ra nhiều cơ hội thu hút khách quốc tế và hợp tác đầu tư mới
cho huyện đảo Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung. Kinh doanh dịch
vụ ăn uống: Cơ sở dịch vụ về ăn uống trên địa bàn Kiên Giang bao gồm quán ăn,

quán cà phê, nhà hàng, bar... với chất lượng cũng rất khác nhau; nếu so với các
trung tâm du lịch lớn trên cả nước thì dịch vụ này cịn thiếu và yếu cả về số lượng

8


và chất lượng, các cơ sở có chất lượng tương đối thường tập trung tại Rạch Giá,
Hà Tiên và Phú Quốc.
+ Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí: cơ sở dịch vụ vui chơi giải
trí phục vụ khách du lịch số lượng cịn rất ít, chất lượng cịn hạn chế, chỉ mới dừng
lại vào loại hình tại các cơng viên công cộng, các dịch vụ văn nghệ, câu cá, bơi
thuyền, thể thao biển, lặn ngắm san hơ... khơng có các dịch vụ vui chơi giải trí hấp
dẫn mới lạ, trị chơi có thưởng nên ảnh hưởng đến mức độ thu hút khách du lịch,
cũng như việc kéo dài ngày lưu trú và khả năng chi tiêu của khách.
- Nguồn nhân lực: Ngành du lịch đã chú trọng đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ
lao động của các thành phần kinh tế. Thời gian qua, Trung tâm Xúc tiến đầu tư,
Thương mại và Du lịch đã mở được 31 lớp chuyên ngành du lịch đào tạo có 1.230
người tham gia. Thực hiện bằng nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách và xã hội hóa.
56 Theo thống kê tồn ngành năm 2013 có gần 8759 lao động trực tiếp, với tổng
số nhân lực chuyên ngành khác khoảng 6046 lao động chiếm 69%, nhân lực
chuyên ngành du lịch 2713 lao động chiếm 31%. Về trình độ ch un mơn nghiệp
vụ, ngoại ngữ và ngoại ngữ hiếm của nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế, là trở
ngại lớn của ngành du lịch Kiên Giang. Do đó, trong thời gian tới, cần phải xây
dựng chiến lược lâu dài với sự tham gia của nhiều ngành liên quan để chuẩn bị có
đội ngũ lao động có tay nghề, chun mơn nghiệp vụ và giao tiếp tốt ngoại ngữ
đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch. ây là nguồn lực có nghĩa đối với chất
lượng và hiệu quả xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư du lịch.
- Tình hình đầu tư du lịch Tổng số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển
du lịch đã được cấp phép và có chủ trương đầu tư là 229 dự án với tổng số vốn là
138.160,94 t đồng trên diện tích là 8.216,02 ha. Dự án đầu tư tại Phú Quốc có 174

dự án, Hà Tiên có 27 dự án, Rạch Giá có 10 dự án, U Minh Thượng có 01 dự án,
Kiên Lương có 09 dự án, Vĩnh thuận có 01 dự án và Giang Thành có 01 dự án. Dự
án đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch chủ yếu là hệ thống cơ sở lưu trú tập trung vào
Phú Quốc, Rạch Giá, Hà Tiên, Kiên Lương đều được các chủ đầu tư quan tâm
triển khai, nhất là các dự án hạ tầng có nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương đều được
giải ngân hết. ác dự án cơ sở hạ tầng du lịch thời gian qua góp phần thúc đẩy phát
9


triển kinh tế - xã hội và ngành du lịch. Dự án đầu tư cho các sản phẩm du lịch như:
khách sạn, resort, nhà hàng ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và vận chuyển du
lịch tuy đã có sự quan tâm chú trọng nhưng vốn đầu tư không nhiều. Kiên Giang
thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư theo Nghị định 108 2006 N -CP, được hưởng các chính
sách ưu đãi cao nhất theo địa bàn, cùng với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
vừa và nhỏ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch vùng nông thôn, sinh thái đầu tư
như Nghị định 210 2014 N - P về chính sách ưu đãi nơng thơn. Riêng Phú Quốc
khi được phê duyệt là đặc khu hành chính kinh tế thì sẽ có cơ chế, chính sách ưu
đãi hấp dẫn các nhà đầu tư và công tác hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch của tỉnh
vượt trội so với các vùng khác của cả nước và khu vực. Tuy nhiên, các dự án đầu
tư du lịch khi triển khai cịn chậm trong khâu lập dự án và thi cơng, nhiều dự án
phải điều chỉnh nhiều lần, giải quyết thủ tục đầu tư, hạn chế nhất là quy trình thu
hồi đất cịn gặp rất nhiều khó khăn từ chủ đầu tư và cơ quan quản l nhà nước, việc
quản l đầu tư phát triển du lịch còn lúng túng, bất cập, không theo kịp nhu cầu
phát triển làm ảnh hưởng chất lượng thúc đẩy triển khai các dự án của các nhà đầu
tư trong và ngoài nước, cũng như phục vụ du lịch và hạn chế nhiều đến việc thu
hút đầu tư
2.2 Thực trạng
-Trong những năm qua, hoạt động xúc tiến du lịch được đẩy mạnh qua sự phối hợp
với các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương: Báo Du lịch Việt Nam, Báo Kiên
Giang, các tạp chí văn hóa, văn nghệ, du lịch, Tạp chí người làm báo, đặc sản Văn hóa,

Thể thao và Du lịch Kiên Giang, website của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch,... cịn có các cơ quan thường trú
của Thông tấn xã Việt Nam, Báo tuổi trẻ, đài tiếng nói Việt Nam, Báo nhân dân... Với
nhiều bài báo viết những phóng sự nói về vẻ đẹp của vùng đất, con người Kiên Giang,
các loại hình và sản phẩm, dịch vụ du lịch những sự kiện lễ hội văn hóa du lịch, những
phong tục tập quán đa sắc thái của các dân tộc trên địa bàn tỉnh... được đăng tải quảng bá,
giới thiệu, mời gọi du khách gần xa đến trải nghiệm, khám phá và tận hưởng. Thông qua
10


các bài tin, phóng sự hình ảnh du lịch Kiên Giang hiện lên khá hấp dẫn với những ngơn
từ, hình ảnh minh họa sống động tạo cho du khách có ấn tượng và cảm nhận được một
phần hình ảnh đang hiện ra, thu hút, gây sự tò mò, khiến họ muốn một lần đến khám phá
du lịch Kiên Giang. Ngành Du lịch đã phối hợp với Báo Kiên Giang trong công tác tuyên
truyền quảng bá về du lịch dành hẳn một chuyên trang dưới tiêu đề “Góc du lịch” đăng
tải các bài viết về chủ đề du lịch, cập nhật, chủ động đưa thông tin đến với du khách. ối
với báo Kiên Giang xuất bản 5 kỳ trên tuần và các tin liên quan đến du lịch đều được
đăng tải ở trang nhất (đối với tin sự kiện) còn lại các bài viết ở trang 4 hoặc trang 5. Nội
dung các bài đăng đều giới thiệu nhiều điểm đến của du lịch Kiên Giang, các chương
trình tour, loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch, sự kiện du lịch, công tác quản l nhà nước
về du lịch, tuyên truyền nhận thức về du lịch với cộng đồng dân cư địa phương... thường
xuyên giới thiệu quảng bá hình ảnh du lịch Kiên Giang trên các trang báo khác như qua
ấn phẩm Trang vàng du lịch Việt Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam.... đã góp phần thực hiện
tốt việc tuyên truyền, giới thiệu du lịch Kiên Giang. ác bài đưa tin và bài viết với nội
dung chủ yếu là giới thiệu về quê hương, con người Kiên Giang, phong tục tập quán,
những điểm đến hấp dẫn của tỉnh, những lễ hội diễn ra trong năm tại địa phương, tuyên
truyền về loại hình du lịch và sản phẩm du lịch, chủ trương, chính sách về phát triển du
lịch, những thành tích đã đạt được trong hoạt động du lịch của tỉnh và liên kết du lịch với
cái nhìn tổng thể, chi tiết cho các bài báo như: Phú Quốc hòn ngọc giữa biển khơi, đến
với Bà Lụa – quần đảo của thiên nhiên, Hành trình 1 năm ngành VHTTDL KG, mục tiêu

chung là quy hoạch phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2015 trở thành 1 trong những
trung tâm du lịch của BS L, có cơ sở vật chất kỹ thuật cao, sản phẩm du lịch độc đáo, là
điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, liên kết nhu cầu tất yếu trong phát triển,
“Một điểm đến bốn địa phương ”... Qua các bài viết trên báo, tạp chí đã chỉ ra vẻ đẹp của
vùng đất con người Kiên Giang, các điểm đến hấp dẫn như mời gọi du khách đến.
Thường xuyên cung cấp đến các cơ quan truyền thơng về hình ảnh, điểm đến du lịch
Kiên Giang để biên soạn, phát hành sách về du lịch như: “Di tích, danh thắng và địa danh
Kiên Giang, Món Ngon vùng đất Kiên Giang,...”. Sở thực hiện in các chương trình, bản
đồ, tập gấp, tờ quảng cáo nhằm giới thiệu tiềm năng du lịch Kiên Giang.
11


- Quảng cáo truyền thanh, truyền hình: Hằng năm, Sở kí hợp đồng với Đài Phát thanh
Truyền hình Kiên Giang 1 tháng phát sóng 2 kỳ chuyên mục Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, trong 24 chuyên đề có 16 tin, bài trong đó, có 52 phóng sự chiếm 80% số bài trong
chuyên đề. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch kí hợp đồng với đài phát
sóng 1 năm 12 kỳ chuyên mục xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch nhằm đưa tin hoạt
động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của các doanh nghiệp trong tỉnh và tuyên
truyền các chủ trương chính sách của ảng và nhà nước về lĩnh vực đầu tư du lịch. Bên
cạnh đó, phát hành bản tin ầu tư, Thương mại và Du lịch mỗi tháng 1 kỳ với số lượng 400
bản kỳ, bản tin gồm 12 trang phản ánh tình hình hoạt động của các đơn vị kinh doanh về
công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của tỉnh. Ngoài ra, phối hợp với báo đầu
tư – Bộ Kế hoạch và ầu tư thực hiện chuyên trang xúc tiến đầu tư vào BS L trong hội
nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL tại thành phố Rạch Giá năm 2010. Hiện nay, diện
phủ sóng của Đài Phát thanh Truyền hình Kiên Giang phát sóng thêm trên vệ tinh Vinasat
và kênh truyền hình SCTV đây cũng là cơ hội để tuyên truyên quảng bá du lịch Kiên
Giang đến du khách trong và ngoài nước. Phối hợp với ài mỗi tháng phát 6 lần chuyên
mục “Văn hóa, thể thao và Du lịch và 2 lần chuyên mục “ đầu tư – Thương mại và Du
lịch” với thời lượng khá lớn, các bài đăng quảng bá hình ảnh du lịch Kiên Giang chủ yếu
là tập trung tuyên truyền những thành tựu, những điểm đến hấp dẫn, tuyên truyền nâng

cao nhận thức về phát triển du lịch cho cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, cũng thường
xuyên phối hợp với đài Truyền hình Kiên Giang triển khai thực hiện việc quảng bá du
lịch tỉnh qua chuyên mục “Ấn tượng miền Tây Nam”; đối thoại trực tiếp chủ đề “Biện
pháp phát triển Du lịch Kiên Giang”, “Sự cần thiết kích cầu du lịch Kiên Giang”…. Tuy
nhiên, thơng tin mà chuyên mục truyền tải đến du khách chưa thực sự phong phú, cải tiến
và đa dạng. Nhìn chung, hoạt động quảng cáo du lịch Kiên Giang trên báo chí, đài truyền
thanh truyền hình phần lớn tập trung trên các báo, tạp chí trong tỉnh, nên quảng bá chủ
yếu đến khách du lịch trong tỉnh, riêng với khách ngoài tỉnh và quốc tế còn hạn chế về
kênh phân phối. ồng thời, chương trình quảng bá giới thiệu du lịch của tỉnh chưa có định
hướng thị trường và cơng chúng mục tiêu. Bên cạnh đó, việc quảng cáo du lịch Kiên
Giang trên truyền hình trung ương, ngành du lịch Kiên Giang đã thường xuyên phối hợp
12


cùng các đài truyền hình trung ương thực hiện các chuyên mục du lịch, các bộ phim
phóng sự, chuyên đề về du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực,… được xây dựng, phát sóng
trên các kênh truyền hình trung ương (VTV1, VTV2), truyền hình cáp (V TV1), kỹ thuật
số (V TV). trên các kênh truyền hình lớn như HTV7, HTV9, giới thiệu quảng bá hình ảnh
du lịch Kiên Giang. Tuy nhiên, việc chọn các kênh quảng cáo này chưa phù hợp thu hút
người xem vì thường phát sóng lúc 6 giờ sáng. Các chương trình quảng cáo du lịch trên
sóng truyền hình cũng đã tạo được ấn tượng và sự chú của đông đảo công chúng và du
khách trong nước bởi các hình ảnh, chương trình du lịch độc đáo, mới lạ và hấp dẫn. Cụ
thể vừa qua, Sở đã phối hợp với Ban Thể thao - Giải trí - Thơng tin Kinh tế ghi hình
hương trình “ Cà phê sáng với VTV3” tại Phú Quốc, thực hiện Chương trình “ Đi là đến”
với VTVcabKênh 17 tại thành phố Rạch Giá, Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc của ài
truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí để phục vụ công tác xúc tiến du
lịch về công cụ quảng cáo du lịch rất hạn hẹp, hầu như khơng có nên việc thực hiện các
chương trình quảng cáo của tỉnh chủ yếu là trên tinh thần phối hợp và hỗ trợ đồn làm
phim, phóng sự về cung cấp thơng tin tài liệu, chi phí ăn, nghỉ, đi lại, và cử cán bộ ngành
du lịch hướng dẫn đoàn trong thời gian đồn làm việc tại địa phương. Do thiếu kinh phí

đầu tư quảng bá du lịch trên các kênh báo đài nên hoạt động quảng cáo chưa được thực
hiện tốt, nhất là các kênh truyền hình thành phố, Hà Nội và nước ngoài chưa thể tiếp cận
để xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Kiên Giang và kêu gọi thu hút đầu tư các dự án du
lịch trọng điểm.
- Hoạt động quảng bá xúc tiến trên internet: Ngành du lịch tỉnh đã xác định rõ một
phương pháp xúc tiến du lịch, hiệu quả và ít tốn kém hiện nay đang được quan tâm khai
thác tối đa đó là xúc tiến qua các công cụ truyền thông internet. Là một phương tiện hữu
hiệu kết nối toàn cầu, giúp khách du lịch có thể truy cập, tìm kiếm thơng tin du lịch
nhanh chóng, có thể được tư vấn, dịch vụ trực tuyến… Chính vì vậy, ngành du lịch của
tỉnh đã tập trung vận dụng tốt công cụ truyền thông được trang bị các trang website phục
vụ cho công tác xúc tiến du lịch là: website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với tên
miền () và đăng k từ khóa “kiengiang” trên hệ thống tìm kiếm
13


search engine của google và yahoo, đăng kí từ khóa “sovhttdl.kiengiang.gov.vn” trên hệ
thống tìm kiếm quản l nhà nước với lượng truy cập khá lớn đến tháng 6 năm 2014 có
7.542.498 lượt và website của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và Du lịch với tên
miền () có lượng truy cập đến hết tháng 6 năm 2014 có 735.640
lượt. Riêng website của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và Du lịch có 2 ngơn ngữ
Việt– Anh. Dung lượng lưu trữ trang Web của Sở được tăng lên 150 GB, dung lượng
băng thông rộng với tốc độ đường truyền là cáp quang VNPT đã nâng cao tốc độ truy
cập. Các trang web hiện nay là địa chỉ đáng tin cậy của nhiều công ty du lịch lữ hành,
khách du lịch, nhà đầu tư truy cập tìm hiểu, phản hồi các thông tin cần nắm bắt. ác trang
website đều có tổ quản trị mạng nên mỗi lần cập nhật tin bài, hình ảnh, thay đổi banner
được quan tâm cập nhật. Từ đó, đã thường xuyên được cập nhật tin bài, hình ảnh, trung
thực với những bài tin đăng về quản l nhà nước, thủ tục hành chính, thơng tin các dự án
kêu gọi đầu tư và cung cấp thơng tin để đang tải lên trang website của Phịng Thương mại
Công nghiệp Việt Nam () nhằm kêu gọi đầu tư.
Với sự hiện đại của tốc độ truy cập thông tin nhanh của các trang web, giao diện đơn

giản, dễ sử dụng, hình ảnh sống động được cập nhật thay đổi nên tạo cảm giác bớt gây
nhàm chán cho người xem. Bên cạnh đó, trang website đã kết nối với nhiều đường link
của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm quảng bá rộng rãi điểm đến du lịch Kiên
Giang. Mặc dù hoạt động quảng bá du lịch trên trang thông tin điện tử du lịch Kiên Giang
đã được nhiều chuyên gia, cơ quan quản l du lịch, hãng lữ hành đánh giá cao. Tuy nhiên,
kết quả hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch trên mạng internet và website du lịch Kiên
Giang vẫn chưa đủ tầm mang tính chuyên nghiệp so với yêu cầu hội nhập hiện nay, vẫn
còn một số hạn chế chính là do: khối lượng thơng tin đăng tải lớn nên thông tin quảng bá
du lịch không tập trung nhiều, dễ bị nhiễu thông tin; định hướng và nội dung quảng bá du
lịch còn chưa rõ ràng, cụ thể cho từng thị trường mục tiêu, thông điệp quảng bá còn sử
dụng chung cho tất cả các đối tượng khách truy cập vào trang web. hưa tạo bản đồ du lịch
về điểm đến du lịch Kiên Giang trên trang website để phục vụ khách du lịch nắm bắt
thông tin điểm đến một cách dễ dàng và khoa học; nội dung các bài tin, ảnh của các cộng
tác viên, nhất là chuyên gia du lịch còn hạn chế, nên hầu như chưa có bài viết của các
14


chuyên gia. Do đó, chất lượng chưa cao, chuyên sâu về lĩnh vực du lịch, quảng bá xúc
tiến du lịch, giới thiệu tiềm năng du lịch… Đặc biệt, là thiếu nguồn kinh phí để thuê chỗ
đặt banner liên kết với các trang web lớn và chi phí việc chi trả nhuận bút cho chuyên gia
còn hạn hẹp. Ban biên tập mạng cịn mỏng và yếu về chun mơn nên việc quảng bá du
lịch trên các trang website chưa được biên tập chỉnh sửa nội dung các bài đăng chuyên
nghiệp.
- Quảng cáo ngoài trời và quảng cáo trực quan Biển quảng cáo du lịch tấm lớn: Các năm
qua toàn tỉnh đã xây dựng 06 panô quảng bá du lịch, trên địa bàn Rạch Giá có 1 bảng, vị
trí nằm dưới chân ầu Rạch Sỏi (gần trung tâm thành phố Rạch Giá) được hoàn thành cuối
năm 2011 với 1 mặt được gắn hình ảnh giới thiệu, quảng bá hình ảnh lễ hội k niệm ngày
hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, mặt còn lại cho doanh nghiệp kinh
doanh du lịch thuê quảng bá cùng với các biểu tượng đều có logo và sologan của ngành
du lịch Việt Nam nằm phía trên. Tuy nhiên, panơ này sắp tới phải tháo gỡ để phục vụ giao

thông xây dựng nâng cấp cầu Rạch Sỏi; huyện Hịn đất có 1 bảng trước ban hỉ huy quân
sự huyện đang được sử dụng; huyện Phú Quốc có 02 bảng vị trí trước khách sạn Sao Mai
và ngã 3 số 10 Hàm Nghi hiện đang sử dụng; thị xã Hà Tiên có 02 bảng tại cổng chính
khu du lịch Mũi Nai và cạnh UBND xã Mỹ Đức hiện vẫn cịn bỏ trống chưa thiết kế, bố
trí quảng cáo theo đúng mục đích đề ra. Năm 2012 ngành du lịch cũng đã xây dựng xong
và đưa vào hoạt động 02 trạm thông tin du lịch tại Rạch Giá, Phú Quốc nhằm hỗ trợ cung
cấp thông tin phục vụ cho khách du lịch nhưng chỉ hoạt động được một thời gian ngắn thì
cả 2 quầy thơng tin này lại rơi tình trạng khơng hoạt động nữa. Nhìn chung, hoạt động
quảng cáo ngoài trời và trực quan đã tạo được ấn tượng về hình ảnh du lịch Kiên Giang
chào đón khách du lịch trong và ngồi nước khi mới đến Kiên Giang. Tuy nhiên, hình
ảnh du lịch Kiên Giang còn chưa được thể hiện nhiều trên các biển quảng cáo du lịch tấm
lớn trong khi còn 02 pano đang bị bỏ trống và khơng có sự theo dõi, kiểm tra sát xao về
hoạt động của 02 trạm thông tin du lịch đã gây ra sự lãng phí khá lớn trong công tác phục
vụ hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh, việc cung cấp thông tin, truyền tải thông tin du
lịch của tỉnh bằng bảng biển ngoài trời đến khách du lịch cịn rất ít hoặc nếu có chỉ là các
15


bảng tên hoặc bảng chỉ hướng tại một số địa điểm du lịch và các danh lam thắng cảnh
đang khai thác, các biển hộp quảng cáo nhỏ trên các trục đường đa phần cho các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch thuê nên chủ yếu là hình ảnh của các doanh nghiệp quảng cáo
giới thiệu về đơn vị mình.
2.3 Giải pháp :
-Trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch, ấn phẩm, tài liệu thông tin du lịch là
phương tiện tốt để truyền tải thông tin về điểm đến cần thiết, công cụ mang thông tin
quan trọng nên việc xây dựng và hồn thiện hệ thống ấn phẩm, tài liệu thơng tin du lịch
thực sự có chất lượng về hình thức lẫn nội dung phải tạo ra ấn phẩm khác biệt và khó
quên. ác ấn phẩm phải chứa đựng một lượng thơng tin du lịch nhất định, có giá trị sử
dụng khác nhau với mục đích chung là giúp khách du lịch nắm được thông tin điểm đến
du lịch của địa phương có phù hợp với nhu cầu, sở thích và điều kiện của mình để có thể

lựa chọn địa điểm du lịch. Hình thức thiết kế của các ấn phẩm, tài liệu thông tin du lịch
đa dạng với chất liệu và ngôn ngữ khác nhau như: Việt, Anh, Nga, Trung, phổ biến trên
các phương tiện: sách hướng dẫn du lịch, tập gấp, tờ rơi, tranh ảnh, poster, báo, tạp chí và
các ấn phẩm khác như : lịch, ấn phẩm điện tử, băng đĩa VCD, DVD.... Về nội dung các
hình ảnh giới thiệu, hấp dẫn về điểm đến, với lời thuyết minh hướng dẫn trong ấn phẩm,
những thông tin cơ bản và tổng quát về đất nước con người, tài nguyên thiên nhiên, tiềm
năng du lịch, lịch sử văn hóa, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và sản phẩm, dịch vụ, các
yếu tố liên quan trực tiếp đến du lịch như văn hoá, xã hội, kinh tế và các yếu tố khác như
đảm bảo an toàn cho du khách, môi trường, nguồn nhân lực, địa điểm đầu tư và đưa ra
những thông tin kêu gọi đầu tư dự án,… cần được chọn lọc kỹ lưỡng, cơ động, xúc tích
và có giá trị thu hút. Song song đó, việc cung cấp các ấn phẩm phải phù hợp với đối
tượng, cần phân loại đối tượng tiếp nhận thơng tin dưới hình thức đơn giản và dễ tiếp cận
khách du lịch trọng điểm và tiềm năng để tăng hiệu quả của hoạt động tuyên truyền
quảng bá. ồng thời, phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc sử dụng các ấn phẩm thông tin
du lịch với các hình thức phương tiện, kênh truyền thơng phân phối, cung cấp các ấn
phẩm theo nhiều cấp độ và địa điểm khác nhau. ác ấn phẩm, tài liệu thông tin du lịch
16


quảng bá được phát miễn phí tại nhiều điểm là các quầy thông tin, các bến tàu, bến xe,
cảng hàng khơng, cửa khẩu, khu điểm du lịch, văn phịng du lịch hoặc thông qua các cơ
quan đơn vị, hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh
phân phát tại các hội nghị, hội thảo, chợ triển lãm, sự kiện văn hóa du lịch, đặc biệt là
công nghệ thông tin với mạng internet trên website, email,... đang rất phổ biến hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình mơn Quản trị điểm đến du lịch
2. Báo cáo hoạt động du lịch.2007-2013. Trung tâm Xúc tiến ầu tư Thương mại
và Du lịch Kiên Giang
3. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030.

4. Kế hoạch Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang. Trung
tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch

17



×