Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.51 MB, 20 trang )

Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM
Khoa Môi Trương Và Tài Nguyên

Báo Cáo
Ứng dụng GIS và Viễn thám trong
quản lý tài nguyên và môi trường

Chủ đề: Ứng dụng viễn thám trong phân tích đánh giá sự cố tràn
dầu và thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu

Nhóm: 9
Thành viên nhóm:

STT

Họ Tên

MSSV

01

Đinh Hồ Quốc Duy

1811702

02

Nguyễn Duy Sơn

1813850


03

Huỳnh Lê Mỹ Quyên

1914871


MỤC LỤC
I/ Giới thiệu về dầu thô
1/ Khái niệm:
2/ Thực trạng sự có tràn dầu:
II/ Phương pháp phân tích
Cơng nghệ viễn thám kết hợp GIS trong phân tính đánh giá sự cố tràn dầu trên biển

III/ Bản đồ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu
1/ Yếu tố xây dựng:
1.1/ Chỉ số phơi nhiễm
1.2/ Chỉ số tổn thương
2/ Thành lập bản đồ nhạy cảm:
2.1/ Các thành phần liên quan đến tính phơi nhiễm
2.2/ Các thành phần liên quan đến tính dễ tổn thương
Cơ sở dữ liệu ESI và các lớp thông tin địa lý
Kết luận và kiến nghị


I/ Giới thiệu về dầu thô:
1. Khái niệm:
Dầu mỏ hay cịn gọi là dầu thơ là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu mỏ tồn tại
trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái đất. Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể
lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon với nhiều thành phần chưa được loại bỏ

như lưu huỳnh, nitơ và nhiều kim loại nặng. Khi dầu loang, làm giame ánh sáng xuyên vào trong
nước, hạn chế khả năng quang hợp của thực vật biển, làm ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh
thái.

2. Thực trạng sự cố tràn dầu:
Hiện nay, sự cố tràn dầu đang là mối hiểm họa tiềm tàng đối với các quốc gia ven biển.
Tràn dầu được xem là một dạng tai biến có nguồn gốc con người và gây ra những tác hại cực kỳ
nghiêm trọng. Các tác hại điển hình của tràn dầu có thể kể đến như: gây ô nhiễm môi trường nước,
gây ô nhiễm và mất cảnh quan các khu vực bờ, gây tác động đến các loài sinh vật làm giảm đa dạng
sinh học vv..., khơng chỉ dừng ở đó, các tác hại kể trên còn kéo theo nhiều tác hại khác như làm giảm
năng suất nuôi trồng thủy hải sản, làm giảm sản lượng cá đánh bắt và làm giảm tiềm năng du lịch ở
những đường bờ bị ô nhiểm dầu. Các vụ tràn dầu lớn trên thế giới có thể kể đến như vụ tràn dầu do
tàu Exxon Valdez ở vịnh Alaska năm 1989, thảm họa bồn chứa Amoco Haven ở Địa Trung Hải (Ý)
hay gần đây nhất là thảm họa tràn dầu ở Vịnh Mexico.
Ở Việt Nam trong khoảng 20 năm trờ lại đây cũng đã xảy ra nhiều vụ tràn dầu nghiêm trọng như
vụ tràn dầu ở vùng biển Vũng Tàu, vụ tràn dầu ở Đà Nẵng vv… Ngoài ra, các vụ tràn dầu trên sông
cũng đã và đang diễn ra với mật độ ngày càng cao. Các vụ tràn dầu trên sơng có thể kể đến như: vụ
tràn dầu trên sông Trà Khúc do công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi gây ra với lượng dầu đen (FO)
của nhà máy tràn ra sông Trà Khúc khoảng 14,5 tấn; vụ tràn dầu trên sông Vàm Cỏ Đông do va chạm
tàu thuộc địa phận xã Tân Chánh, huyện Cần Đước tỉnh Long An ngày 08/01/2008; vụ tràn dầu trên
sông Đồng Nai do đường ống dẫn dầu trên xà lan của Công ty TNHH Vận tải Đằng Giang bị hỏng
gây tràn dầu trên sông hay mới đây nhất vụ tràn dầu ngày 10/02/2012, trên sông Đồng Nai (đoạn giáp
ranh xã Phú Hữu, H.Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và xã Phú Xuân, H.Nhà Bè, TP.HCM) do tai nạn
giao thông đường thủy giữa 3 tàu, làm 8.000 lít dầu đã tràn ra sơng.


II/ Phương pháp phân tích:
Cơng nghệ viễn thám kết hợp GIS trong phân tính đánh giá sự cố tràn dầu trên biển:
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp với GIS phục
vụ giám sát sự cố ô nhiễm dầu tràn là một giải pháp hữu hiệu và khả thi. Dầu loang khiến độ nhám của

mặt biển, sơng thay đổi, do đó khi sử dụng ảnh radar có thể thấy được sự khác biệt và nhận biết được các
vệt dầu. Tùy từng nguyên nhân khác nhau mà hình thái của các vệt dầu cũng khác nhau, dựa vào việc
phân tích thời gian, địa điểm hình thái ghi nhận vệt dầu có thể xác định đươc nguồn gốc của chúng .
Tính ưu việt của công nghệ viễn thám là khả năng bao quát rộng, thu nhận hình ảnh nhanh, đa
thời gian và xác định tính chất của các đối tượng trên mặt đất thơng qua việc phân tích suy giải ảnh vệ
tinh radar.
Để có thể phát hiện nguyên nhân tràn dầu và độ loang tỏa cần sử dụng các loại tư liệu viễn thám
đa thời gian bao gồm ảnh radar và ảnh quang học.

* Ảnh viễn thám radar có các tính chất:
– Sóng radar cịn gọi là vi sóng (microwave), là một dải sóng của quang phổ điện từ, có bước sóng khác
nhau trong khoảng 0.8 cm – 1.0 m với giải tần số khác nhau từ 1.000 – 125.000 MHZ cho các kênh: Ku,
Ka, X, C, S, L, P.
– Độ phân giải: 7 m, 10 m, 12.5 m…, 100 – 300 m.
– Sóng radar có thể truyền qua mọi điều kiện khí quyển như sương mù, mưa nhẹ, tuyết và khói, khơng bị
ảnh hưởng ở điều kiện thời tiết Việt Nam nhiều mây, có khả năng xun qua mặt đất, thu thơng tin về các
vật gần mặt đất, đo độ gồ ghề…
Do có bước sóng và tần số khác nhau vì vậy ảnh radar rất nhạy cảm với môi trường nhám và
nhẵn. Các vệt dầu loang trên biển được thể hiện là màu đen trên ảnh radar vì dầu cản sóng, làm cho bề
mặt nhẵn hơn. Tuy nhiên khi sử dụng ảnh radar cần kết hợp với các thông tin khác như cường độ của gió,
độ cao của sóng biển, trường nhiệt…


Một số hình ảnh Radar


* Ảnh viễn thám quang học có các tính chất:
– Đa phổ (kênh phổ từ dải sóng nhìn thấy đến hồng ngoại nhiệt); Một số loại ảnh có khả năng lập thể; độ
phân giải có nhiều loại: cao 0.61 m – 2.50 m, trung bình và thấp; Bị ảnh hưởng bởi thời tiết nhiều mây
như ở Việt Nam.

Trên thế giới đã có một số nước nghiên cứu thành cơng ứng phó với sự cố tràn dầu chủ yếu là xác
định vị trí sự cố trên cơ sở ứng dụng tư liệu ảnh vệ tinh radar như các loại ảnh: ENVISAT ASAR, ALOS
PALSAR, RADARSAT…

Để có thể phát hiện nguyên nhân sự cố ô nhiễm dầu trên biển và sự loang tỏa của nó cần sử dụng
nhiều loại tư liệu ảnh viễn thám đa thời gian (đặc biệt là ảnh radar không bị ảnh hưởng ở điều kiện thời
tiết Việt Nam nhiều mây như ENVISAT ASAR (Phân giải 25 – 1000 m; Độ phủ 50 – 500 km), ALOS
PALSAR (Phân giải 10 – 1000 m; Độ phủ 100 – 350 km), RADARSAT (Phân giải 10 – 100 m; Độ phủ
100 – 350 km), và đã chụp các khu vực nhạy cảm trên biển như: các mỏ khai thác dầu, các điểm khoan
thăm dị dầu khí và khu vực hoạt động của các tàu chở dầu.


Một số ảnh quang học


* Các bước tiến hành như sau:
• Phân tích, thu thập thông tin các cảnh ảnh trong khu vực cần quan tâm, tra cứu thơng tin ảnh hiện có từ
các website của các nhà cung cấp ảnh, lựa chọn loại ảnh, Mode thu nhận, độ phân giải không gian và thời
điểm đặt ảnh;
• Thu thập tài liệu, số liệu bản đồ, vị trí các dàn khoan có trong vùng Biển Đơng, các báo về giám sát mơi
trường biển;
• Xử lý thông tin nhanh từ các cảnh ảnh QuickLook thu nhận được, phát hiện dấu hiệu tương đối
• Xử lý lọc nhiễu thô để áp dụng các phương pháp tự động phát hiện các đối tượng có giá trị phản xạ thấp
hoặc các đối tượng nghi ngờ khác;
• Nghiên cứu ứng dụng các thuật toán để xử lý ảnh radar, tự động dị tìm các đối tượng, phân loại ảnh;
• Phân tích các đối tượng thu nhận được trên cơ sở kết hợp với các thông tin tư liệu khác như khí tượng,
thủy văn…
• Tổng hợp, đánh giá, hồn thiện q trình suy giải ảnh;
• Thành lập bản đồ và xây dựng CSDL khu vực có dầu loang;
• Lập báo cáo tổng hợp kết quả.


Kết quả đạt được từ vệ tinh ảnh viễn thám gồm có:
+ Bản đổ hiện trạng vị trí các vết ơ nhiễm dầu từ IS.
+ Vị trí các vết ô nhiễm dầu, nguồn gây ô nhiễm dầu trên ảnh vệ tinh radar.
+ Bảng tổng hợp kết quả vị trí, diện tích các vết dầu loang, nguồn gây ô nhiễm dầu vùng biển Việt Nam
(theo ảnh ENVISAT ASAR và ALOS PALSAR).
+ Các thơng tin về gió, dịng chảy, nhiệt độ thu thập được bằng phương pháp viễn thám vùng biển Việt
Nam từ IS.


III/ Bản đồ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu:
1. Các yếu tố xây dựng bản đồ nhạy cảm
Chỉ số ESI (Environmetal Sensitivity Index) được xây dựng bởi Tổ chức Đại dương và Khí
quyển của Mỹ. Bản đồ ESI bao gồm chỉ số phơi nhiễm và các tài nguyên dễ bị tổn thương do sự
cố tràn dầu.
Hệ thống chỉ số nhạy cảm môi trường được xây dựng trên cơ sở tham khảo, so sánh các tài
liệu trong và ngồi nước tại các khu vực có cùng đặc điểm với khu vực nghiên cứu. Đồng thời
việc tham khảo ý kiến chuyên gia kết hợp khảo sát thực địa vùng nghiên cứu để từ đó xây dựng
bản đồ nhạy cảm.
Chỉ số nhạy cảm môi trường (ESI) đối với sự cố tràn dầu được tính theo cơng thức:
ESI = Chỉ số phơi nhiễm + Chỉ số tổn thương




Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ nhạy cảm đường bờ sơng trên đại
bàn nhằm ứng phó sự cố tràn dầu

Yếu tố tự nhiên


Dạng
đường bờ

Độ cong
đường bờ

Yếu tố kinh tế- xã hội

Mật độ
thủy hệ

Hiện trạng
sử dụng đất

Tàinguyên
nhân sinh

Chỉ số phơi nhiễm
Chỉ số tổn thương
Bản đồ nhạy cảm môi
trường theo độ cong
Bản đồ nhạy cảm môi
trường theo mật độ thủy
Bản đồ nhạy cảm mơi
trường theo loại hình SDĐ

Bản đồ chỉ số nhạy cảm
theo tính tổn thương của
loại đường bờ
Bản đồ chỉ số nhạy cảm

theo tính tổn thương của
tài nguyên nhân sinh

Bản đồ chỉ số nhạy cảm
theo tính phơi nhiễm của
tài nguyên nhân sinh

Bản đồ nhạy cảm đường bờ sông trên địa bàn
nhằm ứng phó sự cố tràn dầu

Sơ đồ khối thành lập bản đồ nhạy cảm sự cố tràn dầu.

Giá trị
Tài nguyên
nhân sinh


1.1. Chỉ số phơi nhiễm
Chỉ số phơi nhiễm đánh giá khả năng bị tác động bởi dầu loang, được xác đinh bởi các yếu tố:

1.1.1. Yếu tố kinh tế - xã hội:

a) Tài ngun nhân sinh
Các loại cơng trình cầu, cảng, khu ni trồng thủy sản có đặc điểm nằm gần mép nước nên có tính
phơi nhiễm cao hơn các loại cơng trình khác. Việc lên danh sách và xác định vị trí của các dạng tài
nguyên nhân sinh được thực hiện qua việc khảo sát thực địa và tham khảo tài liệu. Cụ thể như sau:
+ Tài liệu về các dạng cơng trình nhân sinh như Di tích văn hóa – lịch sử hay Khu vui chơi giải trí
được thu thập từ trang Web của Sở Văn hóa Thể thao và du lịch các tỉnh trong khu vực nghiên cứu.
+ Thông tin về các dạng tài nguyên nhân sinh khác như Khu vực nuôi trồng thủy sản, Cảng, Kho
xăng dầu được thu thập từ quá trình thực địa, định vị GPS.


b) Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất cũng là một yếu tố kinh tế - xã hội xác định tính phơi nhiễm. Những loại
hình sử dụng đất liên quan chặt chẽ đến sử dụng nước thì có tính phơi nhiễm cao hơn với sự cố tràn dầu.

1.1.2. Yếu tố đặc điểm tự nhiên

a) Mật độ dòng chảy
Khu vực có mật độ dịng chảy nhánh như kênh, rạch cao thì có khả năng cao bị thiệt hại bởi sự cố
tràn dầu vì vết dầu loang có thể theo triều len vào sâu bên trong. Hiện tượng này cũng gây khó khăn cho
việc thu gom dầu loang.
Việc tính mật độ dòng chảy trong một khu vực được thực hiện bằng phần mềm GIS. Lớp dữ liệu
thủy hệ của khu vực nghiên cứu được tách từ dữ liệu sử dụng đất. Thủy hệ sau đó được chia theo ranh
giới phường xã. Diện tích mặt nước liên quan đến thủy hệ trong một đơn vị phường, xã sau đó được tính
sử dụng cơng cụ thống kê trên GIS.

b) Độ cong của đường bờ
Độ cong đường bờ cũng là một yếu tố đóng góp đáng kể trong việc xác định tính phơi nhiễm.
Những khu vực có độ cong đường bờ thấp thì vết dầu loang thường ít tập trung do tác động của dịng
chảy, nên ít có tính phơi nhiễm với những tác hại của dầu loang.
Độ cong đường bờ được xác định bằng chiều dài cong của đường bờ (chiều dài thực) chia chiều
dài thẳng (chiều dài của đoạn thẳng nối liền điểm đầu và điểm cuối của đường bờ).
Đường bờ được tách từ lớp thủy hệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, sau đó sử dụng cơng cụ
GIS để chia đường bờ theo từng đơn vị hành chính (phường, xã).


Chiều dài thẳng của đường bờ được tính bằng cơng thức Pythagore với đầu vào là kinh độ và vĩ
độ của điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường bờ được xét:
d=


( x2 − x1)2 + (y2- y1)2

Trong đó:
d: chiều dài thằng
x1, x2: kinh độ của điểm đầu, điểm cuối
y1, y2: vĩ độ của điểm đầu, điểm cuối

Chiều dài cong (chiều dài thực) của đường bờ được tính bằng cơng cụ GIS, chiều dài thực của
đường bờ thực chất là tổng chiều dài thẳng của từng đoạn (Segment) được giới hạn bởi 2 điểm (Vertex).

1.2. Chỉ số tổn thương
Chỉ số tổn thương được tính dựa trên giá trị kinh tế xã hội. Chỉ số này được xác định dựa trên các
yếu tố sau:

1.2.1. Các dạng đường bờ
Loại đường bờ trong được chia làm 2 loại là Đường bờ cơng trình và Đường bờ tự nhiên. Đường
bờ cơng trình có giá trị kinh tế cao hơn đường bờ tự nhiên, đồng thời nó cũng là loại cơng trình đi liền với
các hoạt động kinh tế - xã hội hay tài nguyên nhân sinh có giá trị.


Đường bờ được tách từ lớp thủy hệ của dữ liệu hiện trạng sử dụng đất. Loại đường bờ được xác
định bằng phương pháp giải đoán ảnh vệ tinh (Google Earth, Landsat) kết hợp với khảo sát thực địa.
Việc nhận dạng đường bờ cơng trình trên ảnh vệ tinh được thực hiện với các khóa giải đốn:

-

Đường bờ dạng tuyến

-


Thường đi kèm với các khu vực dân cư hay các khu công nghiệp, cảng

Màu sáng so với màu sẫm của đường bờ tự nhiên

1.2.2. Tài nguyên nhân sinh
Giá trị tài ngun nhân sinh thì các đối tượng như Khu cơng nghiệp hay Cảng là những tài nguyên
có giá trị kinh tế cao.

2. Thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường:
2.1. Các thành phần liên quan đến tính phơi nhiễm
Các thành phần liên quan đến tính phơi nhiễm được chia thành 2 nhóm là nhóm yếu tố điều kiện
tự nhiên và nhóm yếu tố kinh tế - xã hội.
2.1.1. Nhóm yếu tố tự nhiên
Nhóm yếu tố tự nhiên bao gồm Mật độ dòng chảy và Độ cong đường bờ.

a) Mật độ dịng chảy
Mật độ dịng chảy ở đây được tính bằng diện tích mặt nước chia tổng diện tích một đơn vị hành
chính (phường, xã).

b) Độ cong đường bờ
Độ cong đường bờ được xác định bằng chiều dài cong của đường bờ (chiều dài thực) chia chiều
dài thẳng (chiều dài của đoạn thẳng nối liền điểm đầu và điểm cuối của đường bờ).
Kết quả càng nhỏ thì chiều dài thẳng của đường bờ càng gần giá trị chiều dài thực nên độ cong
của đường bờ càng nhỏ và ngược lại. Các khu vực cù lao, do có đặc trưng đường bờ khép kín nên khơng
thể tính được chiều dài thẳng, độ cong đường bờ được mặc định cho giá trị lớn nhất cho các khu vực này.
Điều này hợp lí trong nghiên cứu tính nhạy cảm với tràn dầu vì cù lao thực tế có tính phơi nhiễm cao với
vết dầu loang.
2.1.2. Nhóm yếu tố Kinh tế - Xã hội
Nhóm yếu tố Kinh tế - Xã hội bao gồm Sử dụng đất và Tài nguyên nhân sinh
a) Sử dụng đất

Đối với yếu tố sử dụng đất, do đặc trưng nghiên cứu tính nhạy cảm với tràn dầu, nên các các loại
sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: Sử dụng đất liên quan trực tiếp đến sử
dụng tài nguyên nước và Sử dụng đất không liên quan đến sử dụng tài nguyên nước.


Nhóm sử dụng đất liên quan đến sử dụng tài ngun nước chủ yếu là các nhóm đất nơng nghiệp
và ni trồng thủy sản và đất cơng trình thủy lợi.
Nhóm sử dụng đất ít liên quan đến sử dụng tài ngun nước như các loại hình đất phi nơng
nghiệp.
Tính phơi nhiễm của từng khu vực được xác định bằng diện tích sử dụng đất liên quan đến tài
nguyên nước của khu vực đó.
b) Tài nguyên nhân sinh
Đối tượng phơi nhiễm được xét đến ở đây là các dạng tài nguyên nhân sinh hay các hoạt động
kinh tế - xã hội có độ phơi nhiễm cao với ơ nhiễm do dầu tràn. Phổ biến các loại hình tài ngun nhân
sinh có mức độ phơi nhiễm cao như Cảng, Khu nuôi trồng thủy sản do hoạt động gắn liền với tài nguyên
nước.
Để tính ESI, mỗi loại tài nguyên nhân sinh được gán trọng số thành phần khác nhau tùy theo tính
phơi nhiễm.

2.2. Các thành phần liên quan đến tính dễ tổn thương
Các thành phần liên quan đến tính dễ tổn thương bao gồm yếu tố Loại đường bờ (Nhóm yếu tố tự
nhiên) và Tài nguyên nhân sinh (Nhóm yếu tố kinh tế xã hội).
2.2.1. Nhóm yếu tố tự nhiên (Loại đường bờ)
Đường bờ khu vực nghiên cứu được chia làm 2 loại là Đường bờ tự nhiên và Đường bờ có cơng
trình xét đến tính dễ tổn thương. Đường bờ có cơng trình như đê, kè, bờ bao thường gắn liền với những tài
nguyên nhân sinh có giá trị cao như các khu dân cư, nghỉ dưỡng, ngược lại với đường bờ tự nhiên thường
đi kèm với các bãi triều nhỏ hay các loại hình sử dụng đất ít có giá trị.
2.2.2. Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội (Tài nguyên nhân sinh)
Tính tổn thương liên quan đến cơng trình nhân sinh được xác định bằng giá trị kinh tế của dạng
tài nguyên nhân sinh. Các đối tượng như Khu công nghiệp, Cảng, Kho xăng dầu có giá trị kinh tế cao hơn

với các đối tượng Khu vực nuôi trồng thủy sản, Vui chơi giải trí và Di tích văn hóa lịch sử nên có trọng số
thành phần cao hơn.
→Bằng phương pháp GIS, các đoạn đường bờ với những thuộc tính khác nhau về cấu tạo, độ
công, mật độ thủy hệ, các yếu tố kinh tế - xã hội như sử dụng đất, tài nguyên nhân sinh, đa dạng sinh
học…. được xây đựng. Sử dụng công cụ chồng lớp trên ArcGIS và gán giá trị cho từng trọng số ta xây
dựng được bản đồ nhạy cảm do sự cố tràn dầu trên biển.


Bản đồ chỉ số nhạy cảm nhánh sông Đồng Nai phục vụ ứng phó sự cố tràn dầu


Bản đồ chỉ số nhạy cảm nhánh sơng Sài Gịn phục vụ ứng phó sự cố tràn dầu


Cơ sở dữ liệu ESI có thể được chia thành 7 lớp cơ bản bao gồm:

-

Lớp ESI
Lớp đường bờ
Lớp công trình nhân sinh
Lớp tài nguyên sinh vật
Lớp thủy hệ
Lớp sử dụng đất
Lớp ranh giới hành chính
Lớp phân mảnh bản đồ 1/50.000

Các lớp thơng tin địa lý này có quan hệ với các bảng thuộc tính bao gồm:

-


Bảng nguồn dữ liệu
Bảng thơng tin về cơng trình nhân sinh
Bảng thơng tin sử dụng đất


•Kết

luận :

Chỉ số nhạy cảm môi trường (ESI) được xây dựng dựa trên chỉ số phơi nhiễm và chỉ số tổn
thương đối với sự cố tràn dầu. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính nhạy cảm đường bờ bao gồm những
thuộc tính khác nhau về cấu tạo đường bờ, độ cong đường bờ, mật độ thủy hệ, các yếu tố kinh tế xã hội
như sử dụng đất, tài nguyên nhân sinh và giá trị tài nguyên nhân sinh, đa dạng sinh học.

•Kiến nghị :
Để việc ứng cứu sự cố tràn dầu hiệu quả và có tính khả thi cao, cần thiết phải dựng và thực hiện
việc chạy mơ hình tràn dầu cho khu vực nghiên cứu để có thể dự đoán đường đi của dầu theo mùa, dưới
ảnh hưởng của triều, những khu vực ven bờ nào có khả năng bị dầu tấp vào nhất. Ngoài ra, cần thực hiện
việc đánh giá nguy cơ mơi trường Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học Xây dựng bản đồ nhạy cảm
đường bờ sơng trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm ứng phó sự cố tràn dầu 42 (Environmental Risk
Asessment) khi xảy ra sự cố tràn dầu trong đó ngồi việc thiết lập bản đồ nhạy cảm, mơ hình tràn dầu cịn
cần thực hiện việc tính tốn xác suất xảy ra rủi ro, đánh giá những hậu quả có thể xảy ra do dầu.
Cần xác định rõ dữ liệu tài nguyên sinh học, đặc biệt xác định được không gian phân bố cũng như
tập tính của lồi.



×