Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

BÀI THU HOẠCH CUỐI KỲ MÔN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC & QUẢN LÝ NGÀNH GD-ĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.36 KB, 19 trang )

Tiểu Luận PRO(123docz.net)
1

Đại Học Q uốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
Trường ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn

BÀI THU HOẠCH CUỐI KỲ
MƠN: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
&
QUẢN LÝ NGÀNH GD-ĐT
NĂM 2022
Giảng viên hướng dẫn môn học:
TS. Vũ Thị Lan Hương
Thành phần tham gia thực hiện bài thu hoạch
Họ và tên
Lại Nhật Trường

Điện thoại
0377632601

Email



Tiểu Luận PRO(123docz.net)
Câu 1: Tại sao phải thực hiện cải cách hành chính nhà nước? Phân tích mơ hình quản lý
công mới của thế kỷ 21 trong điều kiện thực tế nước ta. Liên hệ thực tế tại địa phương cơng
tác.
● Tại sao phải thực hiện cải cách hành chính nhà nước?
Cải cách hành chính ở nước ta hiện nay diễn ra trong khuôn khổ của cải cách nhà nước
theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là tiền đề quan trọng để thực


hiện thành công quá trình đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.1 Việc thực hiện cải cách
hành chính là vơ cùng cấp thiết bởi các nguyên nhân sau đây:
1. Nguyên nhân khách quan ngồi bộ máy nhà nước:
-

Q trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường
định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa: Xã hội con người luôn luôn vận động và phát triển,
đặc biệt là sự phát triển ở phương diện kinh tế. Cải cách hành chính nhằm mục đích
hướng tới việc nâng cao hiệu suất hoạt động của bộ máy hành chính, tạo điều kiện
cho quá trình quản lý xã hội của Nhà nước được tốt hơn, trước hết là quản lý nền
kinh tế, định hướng cho nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước.
Trong bối cảnh nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội
Chủ Nghĩa hiện nay, việc tạo lập một hệ thống thể chế vững chắc, đầy đủ, đồng bộ
và phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế này cũng như để quản lý, hỗ trợ,
thúc đẩy được các hoạt động kinh tế - xã hội là việc làm rất cần thiết. Các cơ quan
hành chính của thời đại mới cần phải xóa bỏ tư tưởng của thể chế bao cấp, quan liêu
để chuyển biến sang một nền hành chính kiến tạo, hành động, liêm chính, phục vụ.

-

Quá trình tồn cầu hố và hội nhập quốc tế & khu vực: Không chỉ riêng ở Việt Nam
mà hầu hết tất cả nền hành chính của các nước trên thế giới, ở một mức độ nào đó,
đều chịu tác động từ quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Trong điều kiện kinh tế
mở, mang tính tồn cầu, những yêu cầu tất yếu được đặt ra là phải nhanh chóng tạo
lập đồng bộ thể chế kinh tế, thể chế hành chính phù hợp với thơng lệ chung của thế
giới; bộ máy tinh gọn, được tổ chức khoa học; đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ,
năng lực, đạo đức, góp phần thúc đẩy quốc gia hịa nhập với khu vực và cơng đồng
quốc tế.

1


Bộ Nội Vụ, Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Truy cập từ
/>

Tiểu Luận PRO(123docz.net)
-

Địi hỏi của cơng dân và xã hội đối với Nhà nước ngày càng cao: Đời sống được cải
thiện đồng nghĩa với việc trình độ dân trí tăng lên, hiểu biết của người dân về pháp
luật ngày càng cao, ý thức sâu sắc hơn về vị trí cũng như vai trị là một cơng dân của
mình, từ đó yêu cầu về “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” cũng được đề ra.
Nói cách khác, q trình dân chủ hóa đời sống xã hội của người dân thời hiện đại
ngày càng mạnh mẽ; ngày càng có nhiều người dân quan tâm hơn và muốn đóng góp
vào hoạt động quản lý của nhà nước.

-

Sự phát triển của khoa học-công nghệ: Bước qua cuộc cách mạng công nghiệp thời
đại 4.0 cùng với sự phát triển của Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu
lớn (Big Data) đã không ngừng đem lại những tiến bộ vượt bậc cho nhân loại, mang
tới những khả năng hoàn toàn mới cho con người. Và điều này tác động sâu sắc đến
các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới, buộc các nước phải thay đổi hầu
như tất cả các phương diện bao gồm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, lối
sống, phong cách làm việc, cách thức giao tiếp nhằm đáp ứng được yêu cầu cấp bách
mang tính sống cịn của thời cuộc. Việt Nam ta cũng khơng thể nằm ngồi vịng xốy
phát triển này, đây vừa là thách thức khi nền hành chính Việt Nam cần có những
phản ứng kịp thời về mặt chính sách nhằm thích ứng, vừa là cơ hội để ta tăng cường
năng lực, cải thiện nền hành chính, và kéo theo là nền kinh tế, không bi tụt hậu, giảm
sút.


2. Nguyên nhân chủ quan nằm ở trong bộ máy nhà nước:
-

Nhìn chung, thủ tục hành chính mà rộng hơn là cả thể chế nhà nước vẫn còn khá
phức tạp, cồng kềnh, chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất, gây ra cản
trở không hề nhỏ cho người dân cũng như doanh nghiệp; vẫn mang nặng cơ chế
“xin-cho”; trật tự, kỷ cương chưa nghiêm.

-

Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, thiếu khoa học, cịn máy móc, cứng
nhắc. Việc phân cấp còn nhiều hạn chế giữa các cấp trung ương và địa phương,
nhiều thủ tục giết chết sự kịp thời, tính chủ động cũng như sáng tạo, linh hoạt trong
quản lý của địa phương trên địa bàn của mình.

-

Đội ngũ cán bộ cơng chức cịn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm,
năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; tác phong làm việc cịn bảo thủ, chậm


Tiểu Luận PRO(123docz.net)
chạp, ngại thay đổi; tệ nạn quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn luôn
thường trực diễn ra.
-

Chế độ quản lí tài chính cơng cịn chưa phù hợp, đồng bộ với cơ chế thị trường. Sử
dụng, quản lí nguồn tài chính cơng cịn chưa chặt chẽ, gây lãng phí và kém hiệu quả.

● Phân tích mơ hình quản lý công mới của thế kỷ 21 trong điều kiện thực tế nước ta

1. Sơ lược về mơ hình quản lý công mới
Thuật ngữ “Quản lý công mới” (New Public Management - NPM) lần đầu tiên được
Christopher Hood nhắc đến trong cuốn sách “A Public Management for all Seasons” vào
năm 1991. Ơng mơ tả Quản lý cơng mới như một 'Cuộc hôn nhân của các mặt đối lập'. Tiếp
theo sau Quản lý công mới, một số thuật ngữ như nhà quản lý, nhà cung cấp dịch vụ, khách
hàng, v.v., đã bắt đầu trở nên quan trọng hơn trong các cuộc thảo luận về quản trị công.2
Cơ chế quản lý cơng mới thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong việc vay mượn các ý
tưởng và mơ hình quản lý từ khu vực tư nhân làm cho khu vực công trở nên giống doanh
nghiệp hơn, từ đó nâng cao hiệu suất và hiệu quả. Quản lý công mới nhấn mạnh vai trị
trung tâm của cơng dân cũng chính là những khách hàng của khu vực cơng. Nói cách khác,
Quản lý công mới là một cách tiếp cận nhằm xây dựng một nền hành chính bằng cách thực
hiện tính linh hoạt, minh bạch, giảm thiểu sự can thiệp của Chính phủ, giảm quan liêu, phân
quyền, định hướng thị trường dịch vụ cơng và tư nhân hóa.3
2. Những nội dung cơ bản của mơ hình quản lý cơng mới
- Xã hội hóa dịch vụ công: Cụm từ “dịch vụ công” dùng để chỉ các dịch vụ mà chủ thể
là nhà nước và tư nhân cung cấp vì lợi ích chung của xã hội. "Cơng" ở đây có nghĩa là cơng
cộng chứ khơng phải công quyền, không phải chỉ do các cơ quan nhà nước thực hiện, bao
gồm: dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế, an ninh, môi trường…); dịch vụ công cộng (cung cấp
điện, nước, bưu chính viễn thơng, xử lý rác…); dịch vụ hành chính cơng gồm: hồ sơ, đăng
ký (khai sinh, khai tử, kết hôn, hộ khẩu…) và hoạt động công chứng.4 Khủng hoảng, đặc
biệt là khủng hoảng tài chính cơng, ép các chính phủ chỉ được lựa chọn một trong hai con
2

Biswas, Avijit (2020,) "New Public Management: Meaning, 10 Principles, And Features," School of Political Science.
Truy cập từ />3
Nđd.
4
Nguyễn, Thị Hồng Hải (2014,) “Một số xu hướng thay đơi của hành chính cơng trong thế kỷ 21.” Trích từ nguồn:
.



Tiểu Luận PRO(123docz.net)
đường: áp thuế cao hơn để bù đắp thiếu hụt (với hậu quả hiển nhiên là tạo nên phản ứng tiêu
cực từ người dân), hoặc thu hẹp các lĩnh vực hoạt động của mình - tức là đẩy mạnh q
trình xã hội hố dịch vụ cơng. Xã hội hóa dịch vụ cơng nhằm chia sẻ gánh nặng tài chính
của nhà nước, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà thầu dịch vụ, từ đó mang lại các
dịch vụ tốt và hiệu quả hơn, là nội dung quan trọng nhất trong mơ hình quản lý cơng mới ở
các nước phát triển.
- Điều chỉnh mối quan hệ giữa trung ương và địa phương: Nói cách khác đây là q
trình phân cấp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa các cấp chính
quyền trong một địa phương với nhau. Nhiều nước đã áp dụng nguyên tắc "tự quản" trong
các địa phương của mình, tức là cho phép tự quyết định các vấn đề liên quan tới cơng việc
của địa phương mình và chỉ cần tới sự can thiệp của chính phủ khi gặp các khó khăn, bất
cập không thể giải quyết được. Giảm yếu tố tập trung, đẩy mạnh phân quyền giúp địa
phương tối đa sức sáng tạo trong nhiệm vụ quản lý, quyết định việc thực hiện các chỉ thị từ
trung ương thực tế hơn, đơng thời các nhà quản lý ở trung ương cịn có thể tập trung nhiều
hơn vào các nhiệm vụ quốc gia.
- Phi tập trung hóa, phi quy chế hóa trong quản lý: Phân cấp trong lập kế hoạch, quản
lý nhân sự và quản lý các nguồn lực, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người quản lý,
tạo điều kiện cho nhà quản lý phát triển tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo, đưa tới mục tiêu
quản lý hiệu quả, đạt được mục tiêu của tổ chức. Tăng quyền tự chủ trong việc ra quyết
định cho các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước, đồng nghĩa với việc phải giảm tải
các quy định, quy trình thủ tục hành chính cứng nhắc, phức tạp. Tựu chung tất cả các hành
động trên là q trình phi quy chế hóa.
- Tổ chức bộ máy hành chính hoạt động theo nhu cầu: Tập trung thay thế bộ máy
hình tháp như trước đây bằng bộ máy theo chiều ngang, ví dụ như xây dựng các nhóm
chuyên gia để cố vấn, đưa ra giải pháp cho các vấn đề về tổ chức.
- Cải cách chế độ công vụ, công chức: Một số giải pháp cơ bản trong cải cách cơng vụ,
cơng chức có thể kể đến bao gồm: Các nhà quản lý được chủ động trong việc tuyển dụng, sa
thải, thăng tiến, thuyên chuyển, duy trì và trả lương cho cơng chức; th mướn nhân lực trên

cơ sở hợp đồng thay thế cho việc bổ nhiệm theo nhiệm kỳ trong các tổ chức công; tuyển
dụng và đề bạt trên cơ sở cạnh tranh và tài năng; tăng tiền lương, tiền thưởng theo mức tăng
của khu vực tư, v.v.


Tiểu Luận PRO(123docz.net)
- Vận dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý doanh nghiệp vào quản lý khu vực
công: Một số phương pháp quản lý có hiệu quả của khu vực tư được áp dụng trong khu vực
công như quản lý theo mục tiêu (Management by Objectives - MBO), Quản lý chất lượng
toàn diện (Total Quality Management - TQM), đấu thầu, phát triển cạnh tranh…
- Tăng cường sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước:
Ở nhiều nước phát triển như Mỹ, mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là vấn đề rất
được quốc gia quan tâm trong tiến trình cải cách hành chính. Cụ thể hơn, họ cải cách hành
chính theo nguyên tắc Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management - TQM)
mà ở đó mọi hoạt động đều phải tập trung vào khách hàng (ở đây là người dân), tập trung
vào việc cải tiến một cách nhất quán hoạt động kinh doanh; đảm bảo tất cả các nhân viên
làm việc trong bộ máy đều phải hướng tới các mục tiêu chung là nâng cao chất lượng dịch
vụ; nhấn mạnh vào việc ra quyết định dựa trên thực tế, sử dụng các thước đo hiệu suất để
theo dõi tiến độ; khuyến khích giao tiếp trong tổ chức, bộ máy nhằ, duy trì sự tham gia và
tinh thần dân chủ v.v.5
- Cải cách tài chính cơng: Cấp ngân sách theo từng chương trình, dự án cụ thể thay cho
mơ hình cấp phát ngân hàng hàng năm như trước đây; xây dựng các chỉ số đánh giá mức độ
hiệu quả của các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị hành chính và các doanh nghiệp
nhà nước nhằm mục tiêu tăng tính năng suất, tiết kiệm ngân sách nhà nước.
3. Mơ hình quản lý cơng mới của thế kỷ 21 trong điều kiện thực tế nước ta
Cải cách hành chính nhà nước phải lấy thực tiễn của chính quốc gia mình làm điểm xuất
phát. Nó cịn phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và cả truyền
thống, văn hóa, lịch sử… của chính quốc gia đó. Và mặc dù việc học tập, nghiên cứu và đúc
kết kinh nghiệm cải cách của các nước để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm là việc
làm rất cần thiết đối với Việt Nam hiện nay, việc áp dụng một cách triệt để các nội dung của

mơ hình quản lý cơng mới ở Việt Nam vẫn chưa thể thực thi được vì những lý do sau:
-

Mặc dù những bổ sung, sửa đổi về mặt thể chế trong những năm qua rất tích cực về
mặt số lượng và cả chất lượng, nhưng trong hiện thực thực hiện các thay đổi này vẫn
cịn có tính chắp vá, thiếu cục bộ, thiếu ăn khớp, thiếu đồng bộ và vẫn còn bị ảnh
hưởng bởi thể chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp.

5

Truy cập từ: />s%E1%BA%A3n%20xu%E1%BA%A5t


Tiểu Luận PRO(123docz.net)
-

Khoa học về tổ chức về quản lý trong các hoạt động hành chính nhà nước, về quản
trị cơng hay gọi là hành chính cơng vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình
trạng nhiều thủ tục hành chính vẫn rườm rà làm khổ người dân và doanh nghiệp; nền
hành chính cơng vụ nhiều khó khăn vướng mắc, trên bảo dưới khơng nghe, có hiện
tượng "sinh con rồi mới sinh cha" trong xây dựng luật.6 Một ví dụ điển hình là khi
Quốc hội xem xét thơng qua Luật cán bộ công chức, Luật viên chức, Luật thanh tra
rồi nhưng vấn đề thanh tra công vụ vẫn chưa được quy định ở đâu; xây dựng các luật
có quy định về tài chính cơng, tài sản cơng nhưng lại thiếu một đạo luật quy định về
hành chính cơng, quản trị cơng. Thêm một ví dụ theo báo cáo của Ngân hàng thế
giới, Việt Nam là nước tốn nhiều thời gian nộp thuế nhất khu vực.7 Và mặc dù đến
nay việc nộp thuế tại các tổ chức tín dụng, đặc biệt là 36 ngân hàng thương mại phối
hợp thu với Tổng cục Hải quan đã phát huy khá hiệu quả, hỗ trợ cho việc nộp tiền
của người nộp thuế, và tỷ lệ thanh toán, nộp tiền điện tử qua ngân hàng phối hợp thu,
Kho bạc Nhà nước năm 2016 tương đối cao (chiếm khoảng 90% tổng thu ngân sách

Nhà nước của ngành hải quan), việc nộp thuế qua ngân hàng phối hợp thu vẫn chưa
hỗ trợ cho người nộp thuế chuyển tiền ngoài giờ giao dịch, tức là sau giờ làm việc và
ngày nghỉ Thứ bảy, Chủ Nhật, ngày lễ. Bên cạnh đó, chưa thuận tiện khi giao dịch
nộp tiền, chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của nộp thuế điện tử là mọi lúc, mọi
nơi, mọi phương tiện. Đồng thời, vẫn phụ thuộc vào hoạt động giao dịch trực tiếp
giữa người nộp thuế với nhân viên hải quan, kho bạc, ngân hàng; chưa rút ngắn thời
gian nộp thuế cho tất cả các giao dịch nộp tiền.8 Và vì thế mà doanh nghiệp vẫn tốn
rất nhiều thời gian cho việc nộp thuế thay vì tập trung kinh doanh tìm kiếm lợi
nhuận.

-

Chưa có quy định pháp lý cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan
hành chính cũng như của từng cán bộ, cơng chức, và cũng vì thế nên khi có sai sót
vẫn chưa có biện pháp xử lý hay chế tài phù hợp với các bên liên quan. Một ví dụ cụ
thể: năm 2014, dịch sởi xảy ra khiến cho 108 trẻ em phải chết,9 tuy nhiên với tư cách
là người đứng đầu Bộ Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn không có trách

6

Nđd.
World Bank Group. Truy cập từ: />8
Thùy Dương (2017,) "Rút ngắn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp qua ngân hàng 24/7," vietnamplus.vn. Truy cập
từ />9
Trọng Thành (2014,) "Sởi gây tử vong ở Việt Nam : Trách nhiệm của Bộ Y tế?" rfi. Truy cập từ:
/>7


Tiểu Luận PRO(123docz.net)
nhiệm gì mặc dù đã có nhiều lời kêu gọi từ chức. Hay như, kỳ thi tuyển sinh Đại học

2015 kéo dài hơn 20 ngày khiến người dân và thí sinh mệt mỏi, tốn kém,10 tuy nhiên
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lúc bấy giờ là Phạm Vũ Luận chỉ nhận trách
nhiệm thiếu sót.
-

Bộ máy hành chính Nhà nước, từ Chính phủ đến chính quyền địa phương cịn ơm
đồm q nhiều việc thuộc lĩnh vực quản lý sản xuất, kinh doanh và hoạt động dịch
vụ. Chẳng hạn như lĩnh vực điện năng, tập đoàn điện lực Việt Nam là công ty trực
thuộc và chịu sự quản lý của Bộ Cơng thương có chức năng kinh doanh trong thị
trường điện lực, tuy nhiên lại chịu sự quản lý hành chính của Bộ Cơng thương, chịu
ảnh hưởng bởi nhiều mệnh lệnh hành chính khiến cho giá điện của Việt Nam luôn ở
mức cao, thị trường độc quyền thiếu sự cạnh tranh. Đó là do nhà nước ơm đồm luôn
việc quản lý, sản xuất và kinh doanh khiến thị trường méo mó.

-

Mơ hình tổ chức chính quyền địa phương chưa có sự đổi mới, cải cách đáng kể; về
cơ bản vẫn như cũ, cả 3 cấp tỉnh – huyện – xã đều có HĐND và UBND với chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn gần giống nhau, trùng nhau dẫn đến bộ máy hành chính
cồng kềnh.

-

Phương thức quản lý điều hành của bộ máy hành chính các cấp chậm được đổi mới;
chế độ làm việc tập thể, quyết định theo đa số trong Chính phủ và UBND các cấp
mặc dù có nhiều hạn chế, nhược điểm nhưng chậm được thay đổi.

-

Nhìn chung, chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn nhiều mặt chưa đáp ứng được

yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước, mặc dù công tác đào tạo bồi dưỡng những năm
qua được tăng cường đáng kể nhưng do nội dung và phương pháp đào tạo chậm đổi
mới một cách cơ bản và do ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc học
tập, bồi dưỡng chưa cao nên nhìn chung trình độ, năng lực thực tế, nhất là về kiến
thức quản lý hành chính và kỹ năng thực thi cơng vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học của
đội ngũ cán bộ cơng chức cịn nhiều hạn chế, bất cập trước yêu cầu cải cách, mở cửa,
hội nhập hiện nay.

-

Công tác kiểm tra, thanh tra công vụ và xử lý cán bộ cơng chức có vi phạm pháp luật
tiến hành chưa thật sự nghiêm minh, thiếu khách quan, công bằng.

10

Theo VOV (2015,) “Xét tuyển đại học, cao đẳng 2015: Mệt mỏi và phiền phức.” Truy cập từ
/>

Tiểu Luận PRO(123docz.net)
-

Cơ chế quản lý ngân sách, tài sản cơng cịn nhiều yếu kém, bất hợp lý, chưa khuyến
khích tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân thụ hưởng ngân
sách; chưa đổi mới cơ bản theo hướng quản lý dựa trên kết quả đầu ra như yêu cầu
của chương trình cải cách hành chính tổng thể, đồng thời lại tạo nhiều kẽ hở cho tình
trạng lãng phí, tham nhũng phổ biến, tràn lan, chậm được khắc phục.

-

Lịng tin của cơng chúng vào cơ quan công quyền và sự tham gia của người dân và

các tổ chức xã hội dân sự vào quản lý nhà nước còn chưa được đảm bảo tuyệt đối.

Dù sao, với các quan điểm rõ ràng trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2021-2030 của Nghị quyết 76/NQ-CP, cùng với các nội dung, mục tiêu,
nhiệm vụ cụ thể khá tương tự với các nội dung cơ bản của mơ hình quản lý cơng mới, bao
gồm:
-

Cải cách thể chế

-

Cải cách thủ tục hành chính

-

Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước

-

Cải cách chế độ công vụ

-

Cải cách tài chính cơng

ta nhận thấy Việt Nam vẫn có thể tiếp tục đẩy mạnh cải cách theo các nội dung sau:
-

Đẩy mạnh phân cấp giữa trung ương và địa phương: Cần phân cấp ở một mức độ

mạnh hơn giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương cũng như giữa
chính quyền địa phương các cấp với nhau; thực hiện nguyên tắc “tự quản địa
phương”, tự quyết định các vấn đề liên quan tới công việc của địa phương mình,
tránh tình trạng nhà nước can thiệp quá mức cần thiết vào công việc của các địa
phương. Một đơn cử ví dụ về thành cơng của q trình phân cấp này được thể hiện
rõ thông qua cuộc đại dịch Covid-19 vừa qua, khi mà các địa phương gần như "tự
quản" trong hầu hết thời gian của các đợt dịch và cũng đã có những sáng kiến cũng
như kết quả phịng chống dịch tích cực.

-

Đẩy mạnh tư nhân hóa trong cung ứng dịch vụ công: Song song với đẩy mạnh tư
nhân hóa cung ứng dịch vụ cơng, cần tăng cường trách nhiệm của nhà nước trong
kiểm tra, giám sát, chống tham nhũng. Nhà nước thực hiện ký hợp đồng cung ứng
dịch vụ công một cách công khai và công bằng thông qua kết quả đấu thầu. Trong


Tiểu Luận PRO(123docz.net)
những năm gần đây, nhà nước đã cho tư nhân mở dịch vụ công chứng, xây dựng
trường học, bệnh viện tư, xây dựng đường sá, nhà máy thủy điện… Mặc dù tư nhân
hóa, cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước hiện nay vẫn đang gặp khó khăn, tốc
độ tư nhân hóa, cổ phần hóa cịn chậm, chưa hồn tồn đạt mục tiêu, khía cạnh này
trong mơ hình quản lý công mới đã và đang dần được áp dụng, đồng thời dần gặt hái
được những kết quả tích cực.
-

Cơ cấu lại các đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước
ta đã thành công trong việc tái cơ cấu những đơn vị hành chính sự nghiệp cồng kềnh,
kém hiệu quả sang các đơn vị kinh tế tự chủ. Ví dụ như chuyển sang mơ hình hội
đồng quản trị, giao quyền tự chủ cho các bệnh viện, trường học, các cơ sở nghiên

cứu…; ký giao tài sản nhà nước cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp linh hoạt trong phát triển sản xuất, kinh doanh; tự chủ hơn trong việc mua
sắm, sử dụng hoặc bán các tài sản không cần thiết.

-

Cải cách chế độ công vụ, công chức:11 Cần phân định rõ cán bộ, công chức, viên
chức trong các cơ quan nhà nước và các cơ quan đảng, các tổ chức chính trị - xã hội.
Theo đó xác định rõ luật điều chỉnh: cán bộ, công chức nhà nước được điều chỉnh
theo luật cán bộ, công chức; viên chức nhà nước làm việc trong các đơn vị hành
chính sự nghiệp được điều chỉnh hoàn toàn theo luật viên chức; cán bộ, công chức
trong các cơ quan đảng và các tổ chức chính trị - xã hội được hưởng lương từ ngân
sách nhà nước, có quyền lợi, nghĩa vụ theo quy chế cán bộ chính trị do Đảng và các
tổ chức chính trị - xã hội quy định. Bên cạnh đó, đổi mới chế độ tuyển dụng và quản
lý công chức. Đây là vấn đề quan trọng cần được triển khai thực hiện tích cực, bao
gồm:
+ Áp dụng chế độ thi tuyển cơng chức hành chính tập trung cho tất cả các bộ, ngành
trung ương (giao cho một cơ quan của Chính phủ thực hiện).
+ Các nhà quản lý được chủ động trong việc tuyển dụng, sa thải, thăng tiến, thuyên
chuyển, duy trì và trả lương cán bộ, cơng chức. Việc trả lương cán bộ, công chức gắn
chặt với năng lực và kết quả làm việc của cán bộ, cơng chức.

11

Hồng, Xn Hạnh (2020,) "Ứng dụng các yếu tố của mơ hình quản lý cơng mới trong cải cách hành chính ở việt
nam." Truy cập từ />

Tiểu Luận PRO(123docz.net)
+ Thực hiện mơ hình nhân sự theo chức nghiệp đối với viên chức nhà nước và theo
chế độ theo việc làm đối với công chức lãnh đạo, quản lý. Tuyển dụng và đề bạt

công chức lãnh đạo trên cơ sở cạnh tranh và tài năng.
+ Thuê mướn nhân lực trên cơ sở hợp đồng thay thế cho việc bổ nhiệm theo nhiệm
kỳ ở các cơ quan hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước.
+ Tính toán chế độ tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ, công chức theo mức tăng của
khu vực tư.
-

Tăng cường sự tham gia của nhân dân: Tạo điều kiện để công dân và tổ chức tiếp cận
thông tin một cách dễ dàng, chính xác và kịp thời. Đơn giản hóa thủ tục hành chính
và hiện đại hóa nền hành chính. Tất cả các giao dịch hành chính đều thơng qua cổng
thơng tin điện tử; mọi cơ quan hành chính nhà nước đều được đưa lên mạng. Đề cao
vai trị của cơng dân, tổ chức trong việc hoạch định chính sách, ra quyết định quản lý
và đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước bằng hình thức đối thoại
trực tiếp và trưng cầu ý dân.

-

Cải cách quản lý tài chính cơng: Áp dụng mơ hình quản lý tài chính cơng mới thay
cho mơ hình cấp phát ngân sách hằng năm như trước đây.

● Liên hệ thực tế tại địa phương công tác
Đang công tác tại khối các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập, em có các nhân định và liên hệ
sau đây:
-

Nhà nước đã chấp nhận và rất ủng hộ cũng như tạo điều kiện cho các nhà đầu tư
nước ngoài mở các trường quốc tế và áp dụng chương trình giảng dạy của nước
ngồi ở cả 3 khối tiểu học, trung học cơ sở và phổ thơng, khác hồn tồn với chương
trình học của ta. Điều này cho thấy việc đẩy mạnh tư nhân hóa trong cung ứng dịch
vụ công ở nước ta đã và đang được thực hiện rất tích cực.


-

Chia sẻ từ các thầy cô công tác tại đồng thời cả 2 cở sở giáo dục công lập và tư thục,
các thầy cô cho biết lương và chế độ đãi ngộ họ nhận được khơng có q nhiều sự
chênh lệch giữa cơ sở cơng lập và cơ sở tư thục, và sự chênh lệch này ngày càng
được rút ngắn hàng năm. Ta có thể thấy ở đây nhà nước cũng đã và đang tích cực
thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chức, tăng tiền lương, tiền thưởng theo mức


Tiểu Luận PRO(123docz.net)
tăng của khu vực tư, mặc dù các thay đổi này là chưa thật sự đáng kể do nhiều yếu tố
khách quan.

Câu 2: Từ nhận thức của bản thân và trải nghiệm thực tế, hãy cho biết những thành tựu và
bất cập của GD-ĐT trong thời gian qua. Theo anh/chị cần làm gì để GD-ĐT nước ta phát
triển trong thời gian đến.
● Những thành tựu của Giáo dục - Đào tạo ở nước ta trong thời gian qua
-

Hệ thống giáo dục – đào tạo: Hiện nay, hệ thống giáo dục Việt Nam đã tương đối
hoàn chỉnh, thống nhất và da dạng hố với việc hình thành đầy đủ các cấp học và
trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học, bao gồm: giáo dục mầm non; giáo dục
phổ thông; giáo dục trung học cơ sở; giáo dục trung học phổ thông; giáo dục nghề
nghiệp; giáo dục đại học; giáo dục sau đại học. Từ xuất phát điểm là một hệ thống
giáo dục chỉ có các trường cơng lập và chủ yếu đào tạo loại hình chính quy tập trung,
đến nay đã xuất hiện có các trường ngồi cơng lập, có nhiều loại hình khơng chính
quy, có các trường tư thục, có phương thức đào tạo từ xa, phương thức liên kết đào
tạo với nước ngoài, v.v... Đây là một trong những thành tựu lớn nhất mà nền giáo
dục nước ta đã đạt được.


-

Quy mô giáo dục - đào tạo: Quy mô phát triển giáo dục tăng nhanh ở các ngành học
và các cấp học. Trước hết thể hiện ở số lượng người học, cùng với đó, quy mơ giáo
dục cịn được đánh giá qua mạng lưới trường học theo địa bàn dân cư, số lượng nhà
giáo, trang thiết bị dạy học. Nhìn chung, số học sinh trong tồn bộ hệ thống giáo dục
khơng ngừng được tăng lên, số học sinh trong các trường ngồi cơng lập tăng nhanh.

-

Chất lượng giáo dục: Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ
phận học sinh, sinh viên được nâng cao; giáo dục trung học phổ thơng chun đạt
trình độ cao của khu vực và thế giới, số học sinh phổ thông đạt giải quốc gia và quốc
tế ở một số môn học ngày càng tăng. Chất lượng đào tạo của một số ngành khoa học
cơ bản và khoa học công nghệ đã được nâng cao một bước. Giáo dục đại học đã từng
bước vươn lên, đào tạo được một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật từ cử
nhân, thạc sỹ cho đến tiến sĩ, đã và đang công tác trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế,
xã hội.

-

Công bằng xã hội và nhân đạo trong giáo dục: Trong nhiều năm qua, các trường và
các địa phương đã có nhiều biện pháp giúp đỡ, nhằm tạo điều kiện học tập cho các


Tiểu Luận PRO(123docz.net)
học sinh nghèo vượt khó, các học sinh thuộc đồng bào dân tộc thiểu số. Nhìn chung,
cơng bằng xã hội và nhân đạo trong giáo dục về cơ bản được đảm bảo. Cả nước đã
hồn thành cơng tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổ

cập trung học cơ sở. Về có bản, nước ta đã đạt được sự bình đẳng nam nữ trong giáo
dục.
-

Đổi mới trong phương pháp và công cụ giảng dạy, chương trình giảng dạy: Đây là
hai vấn đề rất nổi cộm và được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây. Thứ nhất
là đổi mới trong phương pháp và công cụ giảng dạy: nước ta đã từng bước rõ ràng áp
dụng được các phát triển công nghệ trong lớp học, ví dụ như sử dụng bảng tương tác,
ipad, máy chiếu, loa, TV, máy tính v.v. kết hợp với các bài giảng được tối ưu hóa để
giảng dạy trên các thiết bị điện tử, sử dụng không chỉ cơng cụ chữ viết mà cịn có
cơng cụ hình ảnh, âm thanh để truyền đạt kiến thức cho học viên học sinh. Ta có thể
thấy rõ ràng nhất qua cuộc đại dịch Covid-19, việc áp dụng các nền tảng hội họp
online như Google Meet, Zoom, Skype v.v. để dạy trực tuyến trong bối cảnh cách ly
toàn xã hội và sử dụng các công cụ hỗ trợ dạy học như bảng từ, phần mềm Microsoft
Powerpoint thay cho lớp học, bảng đen vật lý là hồn tồn có thể và đã mang lại
những kết quả không quá thua kém một lớp học truyền thống, đảm bảo cơ bản được
lượng kiến thức mà học sinh, sinh viên cần có. Thứ hai là chương trình giảng dạy,
đặc biệt là chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông, các
thế hệ trẻ học sinh sau này đang được học giáo trình sách giáo khoa từ năm 2018
được cập nhật phù hợp hơn với thời đại, khả năng người học.

● Những bất cập của Giáo dục - Đào tạo ở nước ta trong thời gian qua
-

Chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo: Mặc dù chất lượng và hiệu quả trong giáo
dục ở nước ta đã được cải thiện rất nhiều trong thời gian gần đây, minh chứng là
trong giáo dục phổ thông, các em đã được giảm tải bớt lượng kiến thức phải học và
thi lấy điểm, thay vào đó là các cách đánh giá thoải mái hơn giúp giảm áp lực; ở khối
giáo dục đại học và sau đại học, kiến thức đã được chuẩn hóa so với các quy chuẩn
của quốc tế. Nhưng khi đề cập đến khía cạnh thực tế, thực hành kiến thức trong thực

tiễn cuộc sống, thực tiễn công việc, khả năng thích nghi, khả năng hội nhập của học
sinh, sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn còn hạn chế, cả về năng
lực, tư duy sáng tạo, về kỹ năng thực hành, về khả năng thích ứng nghề nghiệp. Bên


Tiểu Luận PRO(123docz.net)
cạnh đó kiến thức phổ thơng đại trà còn thấp... Hiệu quả hoạt động giáo dục tổng thể
chưa thật sự cao. Tỷ lệ học sinh sinh viên đậu đại học, cao đẳng cao nhưng lại không
tỷ lệ thuận với năng lực thật lực của lực lượng lao động này sau khi tốt nghiệp. Tỷ lệ
lao động đã qua đào tạo còn hạn chế, nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra
trường chưa có việc làm.
-

Về cơ cấu giáo dục – đào tạo: Cơ cấu vùng miền cịn chưa cân bằng. Đơn cử ví dụ,
giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tập trung quá nhiều vào các thành phố lớn,
khu công nghiệp lớn, nhiều tỉnh khơng có trường đại học, hoặc nếu có chỉ là một vài
trường cao đẳng sư phạm để đào tạo giáo viên phổ thơng cho địa phương đó. Cơ cấu
đào tạo vẫn cịn mang nặng tư tưởng thành tích, điểm số, chưa xem trọng giá trị thật
sự của giáo dục – định hướng mà vẫn chú trọng đến việc vạch sẵn và ép buộc, chưa
chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp, chưa gắn bó chặt
chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội cũng như nhu cầu của người
học, chưa kể đến những nhũng nhĩu của cơ cấu quản lý đằng sau bệnh thành tích,
bằng cấp giả, mua bán bằng cấp, chạy trường cho con v.v.

-

Đội ngũ nhà giáo: Nhìn chung đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và thấp về chất
lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô vừa phải đảm bảo và
nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo. Các giáo viên, giảng viên giỏi hầu
như tập trung công tác ở các thành phố lớn; trình độ chun mơn cũng như nghiệp vụ

sử phạm của các giáo viên ở các vùng sâu vùng xa, tỉnh lẻ vẫn chưa được đảm bảo.

-

Ngân sách giáo dục và đào tạo: Ngân sách dành cho giáo dục của Việt Nam còn rất
thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù đã cố gắng nhiều, song
ngân sách nhà nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo
dục - đào tạo. Bên cạnh đó, việc phân bổ ngân sách giữa các bậc học, giữa các địa
phương không hợp lý đã tạo nên sự mất cân đối trong phát triển giáo dục ở các bậc
học và các vùng.

-

Còn tồn tại yếu kém trong quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo: Tư duy quản lý
giáo dục – đào tạo chậm được đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước
trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; việc phân cấp quản lý giáo dục có nhiều chồng
chéo; cơng cụ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo đó là pháp luật, tuy


Tiểu Luận PRO(123docz.net)
nhiên việc ban hành cũng như thực thi nó cịn nhiều hạn chế; quản lý nhà nước về
chất lượng giáo dục chưa được coi trọng, cịn bng lỏng quản lý v.v.
● Giải pháp để phát triển và hội nhập
-

Thay đổi và làm rõ lại triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục cho tất cả các khối ngành
giáo dục – đào tạo: giáo dục phải mang tính chất định hướng chứ không phải ép
buộc, chú trọng đến nhu cầu và cảm xúc của người học hơn là giáo án và nhiệm vụ
được phân công.


-

Đổi mới tư tưởng, cơ chế, cung cách quản trị mới, chun mơn hóa, lấy hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu xã hội là mục tiêu, tiêu chí hàng đầu.

-

Có kế hoạch cụ thể xây dựng văn hóa chất lượng vào từng trường đại học. Mỗi
trường đại học có một hiệu phó phụ trách về chất lượng đào tạo, về kiểm định chất
lượng đào tạo.

-

Kiểm soát chất lượng của các giáo viên, giảng viên trên phương thức kết hợp lấy ý
kiến từ học sinh sinh viên, dự giờ chuyên môn, đánh giá người học sau buổi dự giờ,
sự ứng dụng kiến thức của học sinh sinh viên sau mỗi mơn học, mỗn tiết học. Bên
cạnh đó là nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức quản lý giáo dục nói
riêng và quản lý nhà nước nói chung; việc tuyển dụng cán bộ, cơng chức ngồi các
phương pháp truyền thống, có thể áp dụng phương pháp tuyển dụng theo vị trí việc
làm.

-

Có nhiều chế độ ưu đãi, đãi ngộ, lương hưu phù hợp và ưu ái hơn đối với giáo viên
giảng dạy cũng như các cán bộ quản lý giáo dục.

-

Bao quát hơn nữa là phải hoàn thiện thể chế pháp luật, bao gồm: hệ thống hóa văn

bản quy phạm pháp luật về giáo dục - đào tạo; khắc phục các quy định pháp luật lỗi
thời, mâu thuẫn và những lỗ hổng của pháp luật; làm cho nội dung của pháp luật phù
hợp với những yêu cầu của đời sống xã hội; nâng cao trình độ trong hoạt động lập
pháp, lập quy, trình độ pháp lý, chất lượng luật pháp, tính khả thi của pháp luật về
giáo dục – đào tạo.

-

Thay đổi tư duy cũ, xóa bỏ cơ chế “xin-cho” theo kiểu áp đặt mà từ trước đến nay
vẫn làm; đồng thời nhà nước cần phải hoàn thiện các quy định về phân cấp giáo dục
- đào tạo và nâng cao nhận thức về tính pháp chế của pháp luật trong giáo dục - đào
tạo của các chủ thể quản lý cũng như các đối tượng bị quản lý.


Tiểu Luận PRO(123docz.net)
-

Mở rộng quan hệ quốc tế trong vấn đề cải cách hành chính.


Tiểu Luận PRO(123docz.net)
Danh sách tài liệu tham khảo
Avijit Biswas (2020.) "New Public Management: Meaning, 10 Principles, And Features,"
School of Political Science. Truy cập từ />Thùy Dương (2017.) "Rút ngắn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp qua ngân hàng 24/7,"
vietnamplus.vn. Truy cập từ />Hoàng, Xuân Hạnh (2020.) "Ứng dụng các yếu tố của mơ hình quản lý cơng mới trong cải
cách hành chính ở việt nam." Truy cập từ />Trọng Thành (2014.) "Sởi gây tử vong ở Việt Nam : Trách nhiệm của Bộ Y tế?" rfi. Truy
cập từ: />Nguyễn, Thị Hồng Hải (2014.) “Một số xu hướng thay đôi của hành chính cơng trong thế kỷ
21.” Trích từ nguồn:
Chính phủ Việt Nam (2020.) Nghị quyết 76 NQ-CP ban hành Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2020 – 2030.

Chính phủ Việt Nam (2011.) Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 về việc ban hành
chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
Huges, Owen E. (2012.) “Public magnagement or administration - An Introdustion” (4th.
Ed.). Hamsphire, UK: Palerave Macmillan, USA.


Tiểu Luận PRO(123docz.net)
(2014.) “VN vẫn thấp trong bảng xếp hạng tham nhũng.” Trích nguồn nguồn
/>Campo, Schiavo & Sundaram, p. (2001.) “To Serve and to Preserve: Improving Public
Administration

in

a

Competitive

World.”

Manila:

ADB.

Truy

cập

từ

/>Đoàn, Văn Dũng (2010.) “Quản lý công mới và việc ứng dụng vào nền hành chính Việt Nam”

Bộ Nội Vụ, Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Truy cập từ
/>Nguyễn, Đức Lợi (2008.) "Giáo trình Khoa học Quản lý.” NXB. Tài Chính.
World

Bank

Group.

Truy

cập

từ:

/>Theo VOV (2015.) “Xét tuyển đại học, cao đẳng 2015: Mệt mỏi và phiền phức.” Truy cập
từ
/>Vũ, Thị Lan Hương (2021.) “Giáo trình Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Và Quản Lý
Ngành Giáo Dục Và Đào Tạo.” Đại học KHXH&NV.


Tiểu Luận PRO(123docz.net)
1
Danh sách tài liệu tham khảo



×