Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Skkn nâng cao hiệu quả các tiết thực hành môn tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.01 KB, 15 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÁC TIẾT THỰC HÀNH MÔN TIN HỌC.
 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Qua nhiều năm giảng dạy môn Tin học bản thân tôi nhận thấy rằng
phần lớn thái độ học tập của học sinh trong các tiết thực hành là thiếu tích
cực. Học sinh thường khơng tự giác mà chỉ thực hiện nhiệm vụ khi có sự giám
sát chặt chẽ của giáo viên, thông thường các tiết thực hành các em thích chơi
hơn là học (Các phần mềm học tập vừa chơi vừa học) và nhất là học sinh khối
7, khối 8 do chương trình học của khối khơ khan và khó hiểu đối với các em.
- Qua thời gian giảng dạy tôi thấy rằng việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau là
một trong những cách làm hiệu quả giúp học sinh tự giác, tích cực tham gia
thực hiện nhiệm vụ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm “ nâng cao hiệu
quả các tiết thực hành môn Tin học”.
2. NỘI DUNG:
a. Thực trạng

skkn


- Đã có rất nhiều giáo viên đã nghiên cứu đến việc sử dụng hình thức
học sinh hỗ trợ lẫn nhau trong việc thu hút sự tham gia của học sinh trong
một lớp học như có nhiều sáng kiến kinh nghiệm nói về vấn đề học tổ học
nhóm, hay hoạt động nhóm trong giờ học. Các giáo viên đã tìm hiểu về chủ đề
này trên đối tượng học sinh với số lượng lớn và nhỏ khác nhau nhưng cốt lõi
họ đều đề cao khả năng của tập thể và theo dõi tiến bộ của học sinh  trong
một năm học cũng như trong nhiều năm học.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau có hiệu
quả đối với tất cả học sinh, bao gồm cả những học sinh có vấn đề trong việc
chú ý, tìm hiểu nội dung bài học và những vấn đề về cảm xúc và hành vi. Kết
quả là hành vi của học sinh được cải thiện, học sinh có lịng tự tôn và động


lực cao hơn cũng như được tăng cường các kỹ năng xã hội như giao tiếp, các
học sinh cá biệt cũng dần cải thiện được hành vi và năng lực học tập của
mình. Cách làm này đảm bảo học sinh ln tích cực tham gia và thực hiện
nhiệm vụ vì nó tạo điều kiện cho học sinh nhận được nội dung phản hồi tức
thời từ bạn cùng học với cường độ vừa phải phù hợp với từng đối tượng. Bản
thân tôi cũng áp dụng phương pháp này nhưng chỉ với một số lượng nhỏ,

skkn


khoản từ 5 – 6 học sinh có năng lực tốt nhất ( nhóm hỗ trợ ) trong lớp và từ 5
– 6 học sinh có năng lực thấp nhất lớp ( nhóm nhận hỗ trợ ). Khi áp dụng đề
tài này trước hết người giáo viên cần phải nói rõ cho hai đối tượng học sinh
là đối tượng hỗ trợ và đối tượng nhận hỗ trợ biết vai trò của hai nhóm và vào
đầu giờ của mỗi tiết thực hành giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh một
cách thật kỹ càng để nhóm đối tượng hỗ trợ nắm kiến thức kỹ càng để có thể
làm nhiệm vụ của mình, đồng thời nhóm nhận hỗ trợ cũng đã nắm được các
kiến thức cơ bản của buổi thực hành.
- Việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau có thể giúp nâng cao kết quả học tập
của học sinh, đặc biệt là cịn có khả năng cả thiện dần hạnh kiểm của học
sinh. Sự tiến bộ của cả học sinh hỗ trợ và học sinh nhận hỗ trợ đều đạt kết
quả học tập tốt hơn, trong đó ảnh hưởng thể hiện rõ rệt với khả năng tự tìm
tịi kiến thức của nhóm hỗ trợ.
- Tuy nhiên, việc hướng dẫn cho học sinh trước khi thực hiện hỗ trợ
bằng cách giải thích mục đích, lý do và những phương pháp học tập hợp tác
là rất quan trọng. Trong đó nhấn mạnh sự hợp tác cùng tiến bộ hơn là ganh
đua ghen ghét, dạy học sinh thực hiện tốt vai trò của người hỗ trợ và người

skkn



nhận hỗ trợ, nên chỉ ra các điều kiện cần để đảm bảo có được hoạt động học
sinh hỗ trợ lẫn nhau hiệu quả: học sinh hỗ trợ sẽ có những trợ giúp phù hợp
được phân tích kỹ càng vào đúng thời điểm và dễ hiểu cho học sinh nhận hỗ
trợ. Học sinh hỗ trợ cần tạo cơ hội cho học sinh nhận hỗ trợ sử dụng thông
tin mới tiếp nhận và ứng dụng liền vào bài thực hành, đồng thời học sinh
nhận hỗ trợ cần tận dụng cơ hội để khai thác kiến thức từ học sinh hỗ trợ.
- Tơi đã tìm cách thu hút học sinh tham gia và chịu trách nhiệm cho
việc học tập của chính mình, bắt đầu bằng việc liệt kê các cách làm có thể cải
thiện hành vi thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Đối với hoạt động học sinh hỗ
trợ lẫn nhau trong lớp học, mỗi học sinh được phân theo cặp với một bạn
khác. Trong giờ học, những em học sinh có khả năng học tập tốt hơn sẽ đóng
vai người hỗ trợ, có nhiệm vụ giải thích và đặt câu hỏi cho bạn học sinh nhận
hỗ trợ và đưa ra phản hồi trong thời điểm thích hợp. Hoạt động học sinh hỗ
trợ lẫn nhau là cách làm cho tất cả học sinh để nhận được hỗ trợ bạn-giúpbạn và có đủ thời gian học tập và thực hành.
b. Nội dung
- Trong nghiên cứu này, tơi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau đây:

skkn


          + Học sinh hỗ trợ lẫn nhau có ích lợi như thế nào trong việc đảm bảo
thực hiện nhiệm vụ trong các giờ học thực hành môn Tin học, nó có góp phần
nâng cao kết quả học tập của học sinh không?
          + Bằng cách nào để học sinh hỗ trợ lẫn nhau góp phần đảm bảo thực
hiện nhiệm vụ trong giờ thực hành môn Tin học và đặc biệt là học sinh lớp 7,
lớp 8 của khối THCS.
          + Học sinh có cảm thấy việc hỗ trợ lẫn nhau có tác động tích cực hay
khơng trong giờ thực hành và trong quá trình học tập của mình?
          + Việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau có lợi ích rất lớn cho cả hai đối tượng

học sinh: học sinh hỗ trợ sẽ được đặt ra những câu hỏi để củng cố lại kiến
thức, đó như là một hình thức kiểm tra bài. Còn đối với học sinh nhận hỗ trợ
lại có tác dụng lớn hơn việc hỗ trợ lẫn nhau giúp các em có thể biết được kiến
thức mà các em chưa hiểu cũng như vá lại mạch kiến thức bị lủng đoạn.
          + Để học sinh có thể làm việc với nhau tốt giáo viên cần phải sắp xếp các
em ngồi cùng máy hợp lý, nói rỏ vai trị của hai đối tượng và tạo ra khơng khí
học tập thoải mái.

skkn


          + Giáo viên và học sinh cần nhìn nhận lại quá trình áp dụng đề tài để
thấy được những ưu khuyết điểm trong qua trình thực hiện, từ đó phát huy
ưu điểm và khắc phục nhược điểm.
- Nghiên cứu được thực hiện trên lớp 7B, 8B tại trường THCS Nguyễn
An Ninh. Học sinh được phân thành từng cặp theo khả năng và tính cách của
các em. Học sinh có năng lực cao hơn sẽ trở thành người hỗ trợ cho học sinh
có năng lực yếu hơn. Giáo viên hướng dẫn nhiệm vụ của học sinh hỗ trợ và
học sinh nhận hỗ trợ trước khi tác động. Dữ liệu được thu thập từ các bộ câu
hỏi thực hiện trước và sau bài học cũng như các bài kiểm tra trước và sau tác
động. Kết quả quan sát giờ học về hành vi của học sinh và các số liệu của
nguyên cứu do chính tơi thu thập quan sát.
- Phương pháp phân cặp học sinh là xếp hạng học sinh theo thứ tự khả
năng rồi phân làm hai nhóm. Những học sinh trong danh mục 1 sẽ được phân
cặp với các học sinh trong danh mục 2, tránh trường hợp khả năng của 2 học
sinh cùng cặp quá chênh lệch nhau.

skkn



+ Thứ tự xếp hạng của học sinh 2 lớp được thực hiện dựa trên kết quả
thi cuối năm của năm học trước và kết quả bài kiểm tra trên lớp trước khi
bắt đầu nghiên cứu để phân cặp cho lớp thực nghiệm.
Học sinh hỗ trợ

Học sinh được hỗ trợ

Lớp

Tiêu Thị Như Ý

Nguyễn Khánh Băng

7B

Nguyễn Thị Hương Duyên

Nguyễn Kim Chi

7B

Trần Văn Khiêm

Huỳnh Chí Lượng

7B

Nguyễn Chí Tặng

Tiêu Hồng Nghiệp


7B

Trần Minh Thư

Lê Thanh Tính

7B

Võ Sĩ Bel

Phạm Văn Thịnh

8B

Quách Thiên Vẹn

Lê Chí Thành

8B

Trương Tuyết Nghi

Võ Hoàng Khiêm

8B

Mai Thị Rán

Mai Thanh Hướng


8B

Trần Thùy Linh

Lê Phúc Khang

8B

skkn


 
- Sau đó học sinh được nghe giáo viên giới thiệu về hoạt động của
người hỗ trợ và người nhận hỗ trợ.
- Hoạt động khảo sát trước tác động được thực hiện nhằm thu thập
thông tin về nhận thức và hành vi của học sinh trong các giờ học thực hành
mơn Tin học. Sau đó giáo viên thực hiện 18 đến 20 tiết học, các hoạt động
hướng dẫn cho học sinh hỗ trợ và học sinh nhận hỗ trợ làm việc cùng nhau
trong 9-10 tuần. Sau một hai tiết học, GV ghi lại quan sát của mình và nhìn lại
quá trình để tìm cách cải thiện cho bài dạy tiếp theo, cũng như cảm nhận về
sự giúp ích của học sinh hỗ trợ. Sau đó, tiến hành khảo sát sau tác động để
tìm hiểu nhận thức của học sinh về những thay đổi hành vi của bản thân
trong các giờ học thực hành môn Tin học.
          - Tiến hành khảo sát học sinh bằng cách cho học sinh hai nhóm kiểm tra
kiến thức bằng các bài kiểm tra thông thường trên lớp để thu thập dữ liệu để
đo kiến thức.

skkn



- Tiến hành khảo sát học sinh bằng một mẫu trắc nghiệm đúng sai để
thu thập dữ
- Lớp học thường bao gồm những học sinh có khả năng học tập khác
nhau. giáo  viên không thể hỗ trợ mọi học sinh cùng một lúc. Mặt khác, hầu
hết học sinh thường rất phụ thuộc vào giáo viên. Nếu các em không được
giáo viên quan tâm, chú ý thì các em thường từ bỏ nhiệm vụ, không cố gắng
giải quyết vấn đề. Học sinh thường tỏ ra chán nản mệt mỏi, thiếu tập trung,
khơng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, thậm chí có em bỏ cả nhiệm vụ thực hành
để mở những chương trình cho chơi (game). Do đó, các em thường đạt kết
quả thấp trong các bài kiểm tra và các kỳ thi thực hành, cuối cùng là mất đi
hứng thú đối với môn học.
- Tuy nhiên cũng không bỏ qua những yếu tố khách quan như gia đình
ở nơng thơn các em cũng ít có điều kiện để tiếp xúc với máy vi tính như các
bạn ở thành thị.
c. Kết quả đạt được

skkn


- Qua khảo sát học sinh nhận thấy hoạt động hỗ trợ lẫn nhau là một
cách làm hiệu quả đảm bảo cho các em tham gia tích cực và thực hiện nhiệm
vụ trong các giờ học thực hành môn Tin học.
- Qua trao đổi  học sinh sau mỗi bài thực hành càng khẳng định việc
học sinh hỗ trợ lẫn nhau có thể mang lại tác động tích cực đối nhiệm vụ học
tập trong giờ học thực hành.
- Sau vài tuần, các em có dấu hiệu tích cực hơn. Các em thích làm việc
cùng nhau và chủ động hơn trong việc tìm kiếm và tự nguyện hỗ trợ khi được
giao nhiệm vụ làm việc theo cặp.
- Những học sinh nhận hỗ trợ nhận thấy nhờ có hỗ trợ của bạn, các em

đã tập trung hơn trong giờ học và có cải thiện trong kết quả mơn học. Các em
khơng cịn lãng phí thời gian chờ sự hỗ trợ của GV nữa.
- Đối với các bạn hỗ trợ thì như được kiểm tra bài, có thời gian củng cố
lại kiến thức và tìm ra chỗ hổng của kiến thức mà tự khắc phục hoặc nhờ sự
giúp đỡ của thầy cô.

skkn


- Sau khi áp dụng được một thời gian ở lớp thực nghiệm thì thái độ của
học sinh đã có sự cải thiện.
          - Thái độ học tập của học sinh có sự thay đổi đã kéo theo kết quả học tập
của học sinh có sự cải thiện ở lớp thực nghiệm, thể hiện qua điểm số của bài
kiểm tra trước và sau tác động.
d. Khả năng ứng dụng triển khai của sáng kiến kinh nghiệm
          - Bản thân tôi thấy rằng sáng kiến này không chỉ áp dụng đối với mơn
Tin học mà cịn có thể áp dụng được với nhiều mơn học khác như: Lí, Hóa,
Sinh… bởi dù giáo viên có bao qt lớp học tơt đến đâu thì cũng khơng được
thường xun và liên tục bằng những người bạn ngồi bên cạnh nhau. Nếu
chúng ta biết lựa chọn vị trí ngồi phù hợp giữa học sinh khá với học sinh yếu
thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn rất nhiều đặc biệt là trong các tiết thực
hành.
3. KẾT LUẬN:
3.1. Kết luận trong quá trình nghiên cứu

skkn


Tóm lại, các kết quả trong nghiên cứu trong thời gian ngắn cho thấy
việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau là một hoạt động hữu ích, đảm bảo học sinh

thực hiện nhiệm vụ trong các giờ học thực hành. Học sinh được phân cặp với
một học sinh khác để cùng học tập và có thể tìm kiếm hỗ trợ và phản hồi tức
thời một cách dễ dàng từ bạn mình. Học sinh hỗ trợ thực hiện nghiêm túc vai
trò của mình cũng cố gắng chú ý hơn trong giờ học để sẵn sàng trợ giúp bạn
mình.
Tơi đã quan sát thấy hầu hết học sinh thích được tạo cơ hội liên kết và
hợp tác với nhau. Hành vi trong lớp học của các em được cải thiện dần, các
em trở thành những người học tập độc lập hơn theo thời gian.
Khi thực hiện hoạt động này, giáo viên cũng nhận thức tốt hơn nhu cầu
áp dụng phù hợp mơ hình hỗ trợ, đó là hướng dẫn học sinh tự tìm ra câu trả
lời bằng cách đặt ra yêu cầu cho học sinh tự tìm ra đáp án thay vì đưa ra đáp
án quá vội vàng. Do đó, học sinh học cách thảo luận với nhau và suy nghĩ kỹ
hơn chứ không chỉ tìm đến câu trả lời của giáo viên.

skkn


Nghiên cứu của tôi dựa trên việc đổi mới phương pháp dạy và học
ngày nay, dạy học ngày nay là tự người học khám phá tri thức thông qua các
vấn đề của giáo viên đặt ra.
Học sinh hỗ trợ lẫn nhau là một phương pháp thu hút sự tham gia của
học sinh phù hợp với đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay “Dạy ít, học
nhiều”. Những học sinh học tốt hơn có vai trị là học sinh hỗ trợ sẽ giải thích
khi cần thiết, đặt câu hỏi và đưa ra phản hồi tại thời điểm thích hợp làm cho
học sinh nhận hỗ trợ sẽ dễ hiểu hơn. Học sinh nhận hỗ trợ được hưởng lợi
nhờ được giải thích và khuyến khích đặt câu hỏi cho học sinh hỗ trợ mà
khơng sợ bị lúng túng trước lớp, thay vào đó HS có thể trao đổi với nhau mà
khơng sợ trả lời sai. HS được tạo cơ hội để thảo luận về việc học và phối hợp,
hợp tác với nhau cũng như trao đổi về kinh nghiệm học tập.
3.2. Kiến nghị, đề xuất

- Để có kết quả tốt hơn trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm này, chúng ta cần làm tốt các công việc sau:

skkn


          + Để đạt hiệu quả tốt trong hoạt động học sinh hỗ trợ lẫn nhau, giáo
viên nên linh hoạt trong việc sắp xếp học sinh theo cặp
          + Khuyến khích học sinh đưa ra phản hồi tức thời về hoạt động của bạn
học sinh trong cặp. Dựa vào những phản hồi này, giáo viên có thể sắp xếp lại
hợp lý các cặp học sinh hỗ trợ và học sinh nhận hỗ trợ.
          + Giáo viên nên triển khai thật kỷ những yêu cầu trước khi bước vào cho
học sinh thực hành.
          + Việc thảo luận trao đổi của học sinh không thể tránh khỏi gây ra tiếng
ồn ào do đó nên chọn các phịng, các địa điểm áp dụng phù hợp, nếu có thể
nên có phịng chun dụng.
          + Nếu có được phịng thực hành chun dụng hơn thì hiệu quả cao hơn,
học sinh có thể hỗ trợ và nhận hỗ trợ dễ dàng hơn.
Ninh Thạnh Lợi A, ngày 11 / 11 / 2020
Người thực hiện
 
 

skkn


 
Lê Quang Hạ
 
Tài liệu tham khảo


skkn



×