Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

ỨNG DỤNG PHET vào mô PHỎNG một số THÍ NGHIỆM TRONG vật lí 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 19 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số ……………………………
1. Tên sáng kiến: “Ứng dụng PhEt để mô phỏng một số thí nghiệm trong
giảng dạy trực tuyến mơn Vật lí 11”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Vật lí
3. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong q trình giảng dạy mơn vật lý, tơi nhận thấy các em ít phát biểu xây
dựng bài, nhiều em khơng có hứng thú, thiếu tập trung vào bài học vì đa phần tiết
học chỉ mang tính chất lí thuyết, tưởng tượng và học sinh tiếp thu kiến thức một
chiều từ giáo viên. Đặc biệt vào thời gian đại dịch covid 19 diễn ra, học sinh phải
học trực tuyến nên việc thực hiện thí nghiệm thực tế khơng thể diễn ra. Vậy làm
thế nào để giúp các em yêu thích, hứng thú với mơn học?
Ngồi việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi nhận thấy rằng những tiết dạy
giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm sẽ giúp
học sinh hiểu rõ bản chất, tự lĩnh hội kiến thức, đồng thời phát huy tính tích cực, tư
duy sáng tạo ở học sinh từ đó giúp học sinh nhớ được lâu hơn. Chính vì thế, để có
một tiết dạy thành cơng, giáo viên phải chuẩn bị kỹ càng từ nội dung kiến thức đến
hình thức tổ chức dạy học để học sinh có hứng thú, tập trung và tích cực tham gia
vào hoạt động học. Tuy nhiên, việc thường xuyên tổ chức các tiết học có thí
nghiệm đối với giáo viên cịn gặp rất nhiều khó khăn về thời gian, cũng như cơ sở
vật chất ở nơi công tác. Đặc biệt trong năm học 2021-2022, đại dịch Covid 19
bùng phát buộc tạm dừng việc học ở trường chuyển sang hình thức dạy – học trực
tuyến lại gặp nhiều khó khăn hơn nữa.
Trước tình hình thực tế trên, cùng với việc thực hiện các yêu cầu đổi mới
của nền giáo dục, dạy học theo hướng phát triển phẩm chất - năng lực, quan tâm
đến người học làm được gì, hiểu được gì sau quá trình học tập. Một trong những


phương pháp tôi sử dụng và đạt hiệu quả khả quan nhất và phù hợp nhất trong thời
điểm này đó là ứng dụng PhET vào tiết dạy thay cho các thí nghiệm thực tế. Sau
q trình nghiên cứu, tôi rút ra được một số kinh nghiệm về việc sử dụng phần
mềm này thông qua đề tài “Ứng dụng PhET để mơ phỏng một số thí nghiệm
trong giảng dạy trực tuyến môn Vật lý 11”.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1 Mục đích của giải pháp
Đẩy mạnh việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong đổi mới nội dung,
phương pháp dạy học để nâng cao năng lực của người giáo viên trong q trình
dạy học trực tuyến hoặc trực tiếp.
Góp phần cho tiết dạy được sinh động, thu hút sự học tập của học sinh hơn.
3.2.2 Điểm mới của giải pháp


2

Sử dụng PhET giúp học sinh có hình ảnh trực quan về các hiện tượng, định
luật khó hoặc khơng quan sát, tưởng tượng được thơng qua “thí nghiệm ảo”, hiểu
được bản chất của sự vật, hiện tượng bên cạnh lý thuyết thông thường, mang lại sự
trải nghiệm thú vị hơn cho học sinh.
Học sinh có thể tự định hướng việc học, theo dõi và thậm chí tham gia vào
các thí nghiệm mà các em muốn tìm hiểu để giải đáp được các thắc mắc do chính
các em đặt ra trong q trình học tập.
3.2.3 Giải pháp được thực hiện thơng qua các bước sau
 Sơ lược về cách sử dụng PhET
-PhEt là gì ?
PhET Interactive Simulations là dự án do nhà Vật lý đoạt giải Nobel, Carl
Wieman, sáng lập năm 2002 tại Đại học Colorado Boulder với mục đích giúp
người học hiểu sâu sắc hơn các khái niệm, hiện tượng, định luật...Các mô phỏng
được viết bằng Java, Flash hay HTML5 và có thể chạy trực tiếp trên web hay tải về

máy tính để sử dụng.
Các thí nghiệm mơ phỏng của PhET minh họa bài học một cách trực quan,
học sinh có thể tương tác trực tiếp trên màn hình bằng thao tác kéo - thả thanh
trượt hoặc nút chọn, có thể điều chỉnh các thông số hoặc lựa chọn dụng cụ đo
tương tự trên thực tế như: thước, đồng hồ, bấm giờ, volt kế, nhiệt kế... để tìm hiểu
các quá trình mang tính định lượng.
-Các bước để sử dụng PhET trên máy tính
Bước 1: Giáo viên có thể truy cập vào địa chỉ />trên trình duyệt để thao tác trực tiếp, hoặc tải mơ phỏng và chèn vào powerpoint để
trình chiếu cho học sinh. Học sinh cũng có thể sử dụng phịng máy tính của nhà
trường để truy cập hoặc tải ứng dụng PhET trên các thiết bị di dộng, Ipad...
Giao diện PhET gồm có các tab lệnh:
+ Các mơ phỏng/ Simulations: Thầy/Cơ có thể chọn mơn học mình muốn mơ
phỏng. Ví dụ: tơi chọn “Vật lý” (“Physics”).
+ Giảng bài/ Teaching: ở tab này sẽ cho Thầy/Cô biết được thông tin về PhET và
các thủ thuật khi sử dụng PhET.
+ Nghiên cứu/ Research: sẽ cho Thầy/Cơ biết được mục đích, quá trình nghiên
cứu, phát triển PhET và trả lời những câu hỏi thường gặp của người dùng khi sử
dụng PhET.
+ Khả năng phán đốn/ Accessibility: cho biết thơng tin của các mơ phỏng có tính
tiện dụng trong PhET.
Bước 2: Thầy/Cơ click vào thẻ Simulations và chọn mô phỏng tương ứng
với nội dung nghiên cứu.
Bước 3: Tìm kiếm và lựa chọn mô phỏng cần sử dụng trong danh sách mô
phỏng được liệt kê. Phía bên trái là các “chủ thể” của từng mơn học. Phía bên phải


3

là các nội dung, các bài mô phỏng liên quan đến chủ đề thuộc lĩnh vực đã chọn. Ví
dụ ở chủ thể Vật lý bao gồm (cơ học, âm học và sóng, cơng, năng lượng & cơng

suất, nhiệt & nhiệt động lực học, ánh sáng & bức xạ, điện, từ & mạch điện….).
Người dùng chọn chủ thể nào thì dấu tick xanh sẽ được đánh dấu ở chủ thể đó, còn
các chủ thể khác sẽ được thu gọn lại. Ở phạm vi của sáng kiến này liên quan đến
chương I: “Điện tích và điện trường” và chương II: “Dịng điện không đổi”. Nên
tôi chọn vào chủ đề “Điện, Từ & Mạch điện” phía bên trái, lúc đó phía bên phải
xuất hiện “25 kết quả” cho chủ đề này và người dùng lựa chọn bài mô phỏng phù
hợp với nội dung bài dạy.
Bước 4: Điều chỉnh các thông số và click vào nút Play trên phần mềm mô
phỏng để bắt đầu thực hiện mô phỏng. Kéo thả các công cụ trong thư viện mô
phỏng để tiến hành lấy số liệu dưới dạng con số hoặc đồ thị với một số loại mơ
phỏng có tùy chọn đặc biệt.
 Sử dụng PhET để mơ phỏng một số thí nghiệm trong việc xây dựng
kiến thức mới cho học sinh

Hình 1. Giao diện mơ phỏng của PhET

- Định luật Cu-Lông
Khi dạy nội dung về định luật Cu - Lông tôi chọn mô phỏng “Định luật Cu - Lông” ở
tab kết quả. Học sinh tự thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của Giáo viên:


4

+ Giữ cố định khoảng cách và thay đổi độ lớn của 2 điện tích

Hình 2. Giao diện mơ phỏng “Định luật Cu - Lông”

Học sinh tiến hành thao tác kéo thanh trượt ngang bên dưới điện tích q1 và q2 (2) để
tăng hoặc giảm giá trị của 2 điện tích, giữ cố định khoảng cách (1).
Yêu cầu học sinh quan sát về chiều, độ lớn của lực điện F (3) và ghi nhận lại các giá

trị |q1.q2|, F theo mẫu.
r = const

|q1.q2|

F

Lần 1
Lần 2
Lần 3
+ Giữ cố định độ lớn của 2 điện tích và thay đổi khoảng cách
Học sinh có thể thay đổi khoảng cách giữa 2 điện tích bằng cách di chuyển điện tích
(1) ra xa hoặc lại gần so với ban đầu.
Yêu cầu học sinh quan sát về chiều, độ lớn của lực điện F(3) và ghi nhận lại các giá
trị r , F theo mẫu.


5

|q1q2| const

r2

F

Lần 1
Lần 2
Lần 3
Thơng qua kết quả 2 thí nghiệm học sinh đã thực hiện. Yêu cầu học sinh rút ra mối
liên hệ giữa 3 đại lượng |q1.q2|, r, F từ đó phát biểu Định luật Cu - Lơng.

Như vậy, việc sử dụng mô phỏng PhET trong hoạt động dạy nội dung về Định luật
Cu - Lơng có rất nhiều ưu điểm đáng kể:
+ Học sinh có thể ơn lại kiến thức về định luật III Niu - Tơn.
+ Học sinh nhận biết được nhanh chóng và chính xác mối liên hệ định tính giữa lực
điện và độ lớn 2 điện tích, khoảng cách.
+ Sự sinh động, trực quan giúp học sinh tập trung hơn, hứng thú hơn, và học sinh có
thể tự thao tác để nhớ kiến thức lâu hơn.
+ Giáo viên dễ dàng thực hiện một “thí nghiệm” và học sinh có thể quan sát được rõ
bản chất của định luật thay vì phải tưởng tượng xem các đại lượng sẽ thay đổi như thế
nào.
- Mô phỏng thí nghiệm khi dạy nội dung về điện trường.
Giáo viên chọn vào tab “Điện tích và điện trường” ở mục kết quả.

Hình 3. Giao diện mơ phỏng “Điện tích và điện trường”


6

Để thực hiện thí nghiệm ảo học sinh có thể di chuyển điện tích cần quan sát trong
khung màu đỏ vào giữa màn hình. Ngồi ra, học sinh có thể di chuyển điện tích ở
những vị trí khác nhau để quan sát.
Yêu cầu học sinh quan sát hình dạng, hướng của đường sức điện xung quanh các điện
tích.
Thơng qua việc sử dụng mô phỏng PhET trong hoạt động dạy nội dung về điện
trường có nhiều ưu điểm:
+ Bằng hình ảnh trực quan, học sinh có thể quan sát được rõ bản chất của
đường sức từ thay vì phải tưởng tượng. Từ đó, giải thích được mối liên hệ giữa
hướng đường sức điện và dấu, độ lớn của điện tích.
+ Học sinh có thể quan sát và tự giải thích được sự tương tác giữa hai điện
tích.

+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới cường độ và hướng của điện trường đối
với các phân bố điện tích khác nhau.
- Mơ phỏng thí nghiệm khi dạy nội dung về tụ điện.
Giáo viên chọn vào tab “Tụ điện” ở mục kết quả. Học sinh có thể thực hiện mơ phỏng
theo sự hướng dẫn giáo viên: Trên màn hình sẽ xuất hiện 3 tab (giới thiệu tụ điện,
điện môi, tụ điện ghép) giúp học sinh tìm hiểu 3 vấn đề của tụ điện. Ở tab giới thiệu
tụ điện, học sinh có thể đánh dấu check vào các yếu tố muốn hiển thị ở góc trên bên
phải màn hình. Sau đó, học sinh kéo thanh trượt để thay đổi giá trị của pin. Yêu cầu
học sinh quan sát điện dung của tụ điện, điện tích bản, năng lượng tích lũy sẽ thay đổi
như thế nào khi thay đổi giá trị của pin.

Hình 4. Giao diện mô phỏng “Tụ điện”


7

Thông qua việc sử dụng mô phỏng PhET trong hoạt động dạy nội dung về tụ điện sẽ
trả lời được những câu hỏi sau:
+ Xác định mối liên hệ giữa điện tích và hiệu thế giữa hai bản.
+ Xác định năng lượng của tụ điện.
+ Giải thích mối liên hệ giữa hiệu thế, điện tích, năng lượng tích luỹ và điện dung.
+ Tiên đoán sự thay đổi của tụ điện khi diện tích các bản và khoảng cách giữa chúng
thay đổi.
Tương tự với tab điện mơi, học sinh có thể tự chọn môi trường điện môi ứng
với hằng số điện môi. Quan sát các đại lượng sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi
điện mơi.

Hình 5. Giao diện mơ phỏng “Điện môi”

Thông qua việc sử dụng mô phỏng PhET để làm thí nghiệm ảo học sinh sẽ trả lời

được những câu hỏi sau:
+ Khảo sát tác dụng của điện môi đặt giữa hai bản tụ.
+ Khi thay đổi một trong ba yếu tố (khoảng cách, diện tích bản, độ dời…) thì điện
dung sẽ như thế nào.
Với giao diện tụ điện ghép này, học sinh có thể click chọn một trong các
cách ghép tụ điện thành bộ. Thay đổi giá trị của điện dung C1, C2 bằng cách kéo
thanh trượt lên hoặc xuống. Quan sát các giá trị điện dung bộ tụ, điện tích, năng
lượng sẽ thay đổi như thế nào ứng với từng cách ghép khác nhau. Ngoài ra, học
sinh có thể lựa chọn dụng cụ đo volt kế đặt vào bất kì tụ nào để đo hiệu điện kế ở
hai đầu tụ.


8

Hình 6. Giao diện mơ phỏng “Tụ điện ghép”

Thay vì phải vẽ mạch hoặc phải tưởng tượng cách ghép các tụ điện. Thông qua việc
sử dụng mô phỏng PhET để làm thí nghiệm ảo học sinh sẽ quan sát được hình ảnh
trực quan của từng cách ghép, xác định điện dung tương đương của bộ tụ điện ghép
nối tiếp và song song.
Với giao diện “đèn trịn” giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi để học sinh
thực hành thí nghiệm và tự khám phá tìm câu trả lời sau:
+ Điện tích chuyển năng lượng từ tụ điện vào bóng đèn như thế nào ?
+ Tụ tích điện và xả điện hoạt động như thế nào ?
+ Công dụng của tụ điện trong đời sống được dùng để làm gì ?
+ Điện dung thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
+ Đo hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện như thế nào ?


9


Hình 7. Giao diện mơ phỏng “Tụ điện”

- Mơ phỏng bài tập giải thích các thí nghiệm trong chương II: Dịng điện
khơng đổi.
Hiện nay, việc dạy học dựa trên phương pháp đặt vấn đề trong thực tế giúp học
sinh hứng thú, tích cực hơn, nên khi dạy xong chương II: Dịng điện khơng đổi, giáo
viên có thể đặt ra các vấn đề để học sinh giải quyết. Từ đó, các em sẽ nắm được nội
dung của bài lâu hơn, kết quả dạy - học đạt chất lượng hơn.
Tuy nhiên, những học sinh nhạy bén, linh hoạt khi gặp các vấn đề có liên quan,
các em sẽ nhanh chóng lập luận và đưa ra được lời giải đáp, còn những em chậm tiếp
thu hơn thì buộc người giáo viên phải có một cách nào đó để gợi mở cho học sinh đi
đến kết quả cuối cùng của vấn đề. Trong quá trình nghiên cứu, tơi thấy việc mơ
phỏng các thí nghiệm bằng PhET đưa ra những giả định hoặc học sinh có thể thử
nghiệm để tìm ra phương án, sẽ giúp học sinh thấy rõ được bản chất của vấn đề và có
thể giải quyết nhanh chóng.
Trong q trình giảng dạy, thực nghiệm tại lớp 11A3 năm học 2021-2022 tôi đã
vận dụng một số tình huống như sau:
* Tình huống 1


10

Đặt vấn đề
Cho mạch điện như hình 8: R1 = 5 Ω, R2 = 25 Ω, E1 =
10V, E2= 20V như hình vẽ. Hãy lắp mạch điện và tính
giá trị U2 ?
Hình 8

Giải quyết vấn đề

- Sử dụng PhET tạo điều kiện học sinh tự lắp ráp mạch điện từ sơ đồ đã cho, mang
lại cho học sinh tính trực quan và dễ hình dung kiến thức. Ngồi ra học sinh có thể
di chuyển volt kế đến bất kì vị trí khác để đo hiệu điện thế của cơng cụ đó.
- Học sinh trả lời:
Tính tốn thơng thường

Sử dụng PhET

R1 nt R2  RAB = R1 + R2 = 5 + 25 = 30 - Từ sơ đồ mạch điện đã cho, học sinh

kéo thả cơng cụ ở góc trên bên trái màn
E1 nt E2 E12 =E1 nt E2 =10 + 20 hình vào giữa để tạo dựng mạch điện
theo yêu cầu đề bài.
=30V
I = I1 = I2 =

E12 30

 1A
R 12 30

- Học sinh sử dụng volt kế kéo thả vào
2 đầu của điện trở R2 để hiển thị kết quả
U2 = 25V.

U2 = I2. R2 = 25 V

Hình 9: Bộ lắp ráp mạch điện hình 8

* Tình huống 2



11

Đặt vấn đề
Cho mạch điện như hình 10:   12V , Đ1 (12V-6W), Đ2
(6V-4,5W) và một biến trở Rb.
- Phải thay đổi biến trở đến giá trị nào để Đ1 và Đ2 sáng
bình thường ?
- Nếu biến trở đạt giá trị cực đại hiện tượng gì sẽ xảy ra?
- Nếu biến trở đạt giá trị cực tiểu hiện tượng gì sẽ xảy ra ?

Hình 10

Giải quyết vấn đề
- Sử dụng PhET tạo điều kiện học sinh tự lắp ráp mạch điện từ sơ đồ đã cho, giúp
học sinh nhận định được như thế nào là ghép song song hoặc ghép nối tiếp, và mô phỏng
từng trường hợp của vấn đề giúp học sinh hiểu rõ hơn và dễ hình dung kiến thức.
- Học sinh trả lời:
Tính tốn thơng thường

Sử dụng PhET

+ Cường độ định mức I1, I2 của dòng - Từ sơ đồ mạch điện đã cho, học sinh
điện chạy qua mỗi đèn khi các đèn kéo thả công cụ ở góc trên bên trái
sáng bình thường lần lượt là:
màn hình vào giữa để tạo dựng mạch
điện theo yêu cầu đề bài.
P
P

6
6
I1  1 
 0,5 A , I 2  2 
 0,75 A
U1 12
U 2 4,5
- Học sinh kéo thanh trượt để điều
chỉnh giá trị của biến trở đến khi 2
+ Điều chỉnh biến trở Rb để đèn Đ1,
đèn sáng bình thường thì dừng lại và
ĐĐ2 sáng bình thường thì phải thỏa
nhận được giá trị Rb= 8 Ω.
các đđiều kiện sau:
- Học sinh kéo thanh trượt đến giá trị
Ib = I2 = 0,75A
cực đại của biến trở để quan sát. Nhận
Ub = U1 – U2 = 12 – 6 = 6 V
thấy đèn 2 không sáng.
Rb 

Ub
6

 8
Ib
0,75

- Học sinh kéo thanh trượt đến giá trị
cực tiểu của biến trở để quan sát.

Nhận thấy đèn 2 sáng hơn đèn 1.


12

Hình 11: Bộ lắp ráp mạch mạch điện hình 10

* Tình huống 3
Đặt vấn đề
- Tìm hiểu về hiện tượng đoản mạch.
- Tác hại của hiện tưởng đoản mạch.
- Giáo dục ý thức về vấn đề an tồn điện, phịng chống cháy nổ.
Giải quyết vấn đề
- Sử dụng PhET để lắp ráp mạch điện mơ phỏng như hình bên dưới. Trong đó có
lắp cầu dao để mở.
- Học sinh: chỉ cần click vào để đóng cầu dao, mạch điện lúc này được nối tắt về
nguồn, xảy ra hiện tượng đoản mạch.
+ Quan sát và nhận thấy cường độ dòng điện tăng đột ngột thông qua ampe kế
được lắp trên mạch và ngọn lửa xuất hiện ở nguồn điện.
+ Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch cường độ dòng điện tăng rất lớn và đồng thời
sinh ra nhiệt lượng dẫn đến nguồn điện (Pin) bị bốc cháy.
- Kết luận hiện tượng đoản mạch có thể gây nên các tai nạn về điện, cháy nổ,thậm
chí gây hậu quả chết người. Để phịng chóng cháy nổ và an tồn điện cần bố trí lắp
đặt cầu dao điện, và sử dụng các loại dây đảm bảo chất lượng.


13

Hình 12. Cơng tắc MỞ mạch hoạt động bình thường, chưa xảy ra hiện tượng đoản mạch


Hình 13: Cơng tắc ĐĨNG, xảy ra hiện tượng đoản mạch, đèn tắt.

* Tình huống 4
Đặt vấn đề
- Tìm hiểu về khả năng dẫn điện, cách điện của các vật dụng thường gặp trong đời
sống.
- Tìm hiểu về mối quan hệ giữa điện trở và khả năng dẫn điện của các vật dụng.


14

Giải quyết vấn đề
- Sử dụng PhET để lắp ráp mạch điện mơ phỏng có 2 đầu dây để hở và một số vật
dụng thông thường như kẹp giấy, đồng tiền, bút chì,….
- Học sinh: chỉ cần kéo các vật dụng lắp vào 2 đầu dây đang để hở, sau đó quan sát
hiện tượng. Nếu bóng đèn phát sáng, chứng tỏ vật đó có khả năng dẫn điện và
ngược lại.
+ Tiếp theo học sinh sẽ click vào vật dụng để thay đổi giá trị điện trở của vật dụng
đó, sau đó quan sát độ sáng của đèn, từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giữa điện
trở và khả năng dẫn điện.
+ Để tăng khả năng định lượng, học sinh có thể sử dụng đồng hồ đo hiệu điện thế
đi qua bóng đèn trong từng trường hợp.

Hình 14: Bộ lắp ráp mạch mạch điện

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp được áp dụng không chỉ riêng mơn Vật lý mà các mơn Tốn, Hóa
học, Sinh học…đều có thể áp dụng.
3.4. Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp
Trong q trình tơi thực hiện sáng kiến này, quan sát hai lớp 11A3 và 11A4

có trình độ tương đương nhau, một lớp có sử dụng PhET trong dạy học (lớp thực
nghiệm), một lớp không sử dụng PhET (lớp đối chứng). Cụ thể:
Lớp

Sỉ số

Lớp thực nghiệm

11A3

44

Lớp đối chứng

11A4

45

Ghi chú


15

Do trong thời điểm tôi thực hiện sáng kiến này vào học kỳ 1 năm học 20212022 trùng với đợt bùng phát đại dịch Covid-19, phải thực hiện dạy học trực tuyến
nên tôi tiến hành đánh giá ở hai đối tượng này qua việc đánh giá định tính (thái độ,
tinh thần khi tham gia học) và đánh giá định lượng (bài kiểm tra cuối chương). Kết
quả như sau:
3.4.1. Đánh giá định tính
Đối với lớp đối chứng 11A4: Trong giờ học trực tuyến, khơng sử dụng
PhET để mơ phỏng thí nghiệm chủ yếu dạy học theo hướng vấn đáp và quan sát thí

nghiệm trong sách giáo khoa nên đa số học sinh có cảm giác chán và thụ động
nhiều trong quá trình học tập.
Đối với lớp thực nghiệm 11A3: Trong giờ học trực tuyến, có sử dụng PhET
để mơ phỏng thí nghiệm, tôi nhận thấy các em tập trung hơn, hứng thú hơn với
phần mơ phỏng thí nghiệm và tích cực hơn trong việc tiếp nhận kiến thức mới.
Thường xuyên thắc mắc các vấn đề trong bài bằng cách học sinh đặt lại những câu
hỏi tại sao?
3.4.2 Đánh giá định lượng
Tôi tiến hành cho học sinh các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm cùng
một bài kiểm tra với thời lượng 20 phút.
* Nội dung đề kiểm tra

Câu 1. Lực tĩnh điện F12 là lực đẩy giữa hai điện tích nếu:

A. q1 < 0 và q2 > 0

B. q1 > 0 và q2 < 0

C. q1 < 0 và q2 < 0

D. Cả ba đều có thể xảy ra

Câu 2. Chỉ ra công thức đúng của định luật Cu-lông trong chân không:
qq
qq
qq
qq
A. F  k 1 2
B. F  k 1 2 1
C. F  k 1 2 2

D. F  1 2 2
r
r
r
r
Câu 3. Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường

về:
A. Điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
B. Tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
C. Thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
D. Tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
Câu 4. Điện trường là:

A. Mơi trường khơng khí quanh điện tích.
B. Mơi trường chứa các điện tích.
C. Mơi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dung lực điện lên các
điện tích khác đặt trong nó.
D. Mơi trường dẫn điện.


16
Câu 5. Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm

khơng phụ thuộc:
A. độ lớn điện tích thử.
B. độ lớn điện tích đó.
C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
D. hằng số điện môi của của môi trường.
Câu 6. Khi tăng đồng thời độ lớn của 2 điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng


lên 3 lần thì lực tương tác giữa chúng:
A. Tăng 3 lần

B. Giảm 3 lần

C. Tăng 9 lần

D. Không thay đổi

Câu 7. Cho 5 tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép song song với nhau

thành một bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện Cb đó là
A. 5C

B.

C
5

C. 2,5C

D.

C
2

Câu 8. Một học sinh thử nghiệm đưa hai điện tích điểm q1 = -3 μC; q2 = -3 μC; đặt

trong khơng khí cách nhau một khoảng r = 3cm. Khi đó, lực tương tác giữa hai

điện tích đó là:
A. Hút nhau một lực 90 N.
C. Hút nhau một lực 60 N.
B. Đẩy nhau một lực 90N.

D. Đẩy nhau một lực 60 N.

Câu 9. Nếu hiệu điện thế giữ hai tấm kim loại phẳng đặt song song với nhau tăng 4

lần, còn khoảng cách giữa hai tấm giảm 2 lần thì cường độ điện trường trong hai
tấm sẽ
A. tăng hai lần B. giảm bốn lần C. tăng tám lần
D. giảm tám lần
Câu 10. Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một
tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. C tỉ lệ thuận với Q.

B. C tỉ lệ nghịch với U.

C. C phụ thuộc vào Q và U.

D. C không phụ thuộc vào Q và U.

Câu 11. Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi

nguồn, giảm điện dung xuống cịn một nửa thì điện tích của tụ
A. không thay đổi.

B. tăng gấp đôi. C. Giảm một nửa. D. giảm đi 4 lần.


Câu 12. Cường độ điện trường là đại lượng

A. véctơ
B. vơ hướng, có giá trị dương.
C. vơ hướng, có giá trị dương hoặc âm.
D. vectơ, có chiều ln hướng vào điện tích


17
Câu 13. Hai bản của một tụ điện phẳng được nối với hai cực của một acquy.

Nếu dịch chuyển để bản ra xa nhau thì trong khi dịch chuyển?
A. khơng có dịng điện đi qua acquy.
B. có dịng điện đi từ cực âm quy acquy sang cực dương
C. có dịng điện đi từ cực dương qua acquy sang cực âm.
D. lúc đầu dòng điện đi từ cực âm sang cực dương, sau đó dịng điện có chiều
ngược lại
Câu 14. Một tụ điện có điện dung 2000 pF mắc vào hai cực của nguồn điện hiệu

điện thế 5000V. Tích điện cho tụ rồi ngắt khỏi nguồn, tăng điện dung tụ lên hai lần
thì hiệu điện thế của tụ khi đó là:
A. 2500V

B. 5000V

C. 10 000V

D. 1250V

Câu 15. Trên hình 15 có vẽ một số đường sức của hệ


thống hai điện tích. Các điện tích đó là
A. hai điện tích dương.
B. hai điện tích âm.
C. một điện tích dương, một điện tích âm.
D. khơng thể có các đường sức có dạng như thế.

Hình 15

Câu 16. Đặt điện tích thử q1 tại P ta thấy có lực điện F1 tác dụng lên q1. Thay điện

tích thử q1 bằng điện tích thử q2 thì có lực F 2 tác dụng lên q2 nhưng F 2 khác F1 về
hướng và độ lớn. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Vì khi thay q1 bằng q2 thì điện trường tại P thay đổi.
B. vì q1, q2 ngược dấu nhau.
C. Vì q1, q2 có độ lớn khác nhau
D. Vì q1, q2 có dấu khác nhau và độ lớn khác nhau
Câu 17. Câu phát biểu nào sau đây chưa đúng?

A. Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức.
B. Các đường sức của điện trường không cắt nhau.
C. Đường sức của điện trường bao giờ cũng là đường thẳng.
D. Đường sức của điện trường tĩnh khơng khép kín.
Câu 18. Sẽ khơng có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện mơi của

A. hắc ín (nhựa đường).

B. nhựa trong.

C. thủy tinh.


D. nhôm.

Câu 19. Cho một điện tích điểm –Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có

chiều:


18

A. hướng về phía nó.

B. hướng ra xa nó.

C. phụ thuộc độ lớn của nó.

D. phụ thuộc vào điện mơi xung quanh

Câu 20. Một điện tích -1 μC đặt trong chân khơng sinh ra điện trường tại một điểm

cách nó 1m có độ lớn và hướng là
A. 9000 V/m, hướng về phía nó.

B. 9000 V/m, hướng ra xa nó.

C. 9.109 V/m, hướng về phía nó.

D. 9.109 V/m, hướng ra xa nó.

* Đáp án:

Đáp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
án C C B C A D A B C D A A B A C A D D A A
*Kết quả kiểm tra
Bảng thống kê điểm kiểm tra của hai lớp

Lớp

Điểm số

Số
học sinh

0,0 – 3,4

3,5 – 4,9

5,0
6,49

-

6,5 -7,9

8,010,0

Thực
nghiệm

11A3 44


0

0

1

27

16

Đối
chứng

11A4 44

1

8

20

4

11

Bảng phân phối tần suất

Lớp

Số


Số % học sinh đạt mức điểm

học sinh

0,0
3,4

– 3,5
4,9

– 5,06,49

6,5 -7,9

Thực
nghiệm

11A3

44

0

0

Đối
chứng

11A4


44

2.27%

18.19% 45.45% 9.09%

2.27%

8,0
10,0

61.37% 36.36%
25.00%




19

Hình 16: Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra

Như vậy, dựa vào bảng số liệu điểm kiểm tra, ta thấy kết quả học tập nói
chung và khả năng hiểu, vận dụng vào giải các bài tập nói riêng, kết quả bài kiểm
tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Cho thấy, việc sử dụng
PhET để mơ phỏng một số thí nghiệm trong chương I: Điện tích điện trường và
chương II: Dịng điện khơng đổi - Vật lý 11 là có hiệu quả, giúp học sinh học tập
dựa trên phần mềm mơ phỏng PhET có thể cải thiện khả năng tư duy khoa học của
học sinh hơn khi dạy theo phương pháp truyền thống.
3.5. Tài liệu kèm theo: />Phú An Hòa, ngày tháng năm 2022




×