Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ CÔNG SUẤT 120 M3 NGÀY.ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 100 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

PHẠM THỊ THU

MSV:63773

LỚP KMT56ĐH

TRẦN MINH NGỌC

MSV:63726

LỚP KMT6ĐH

ĐẶNG THỊ NGỌC ANH

MSV:63704

LỚP KMT56ĐH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI Y TẾ CÔNG SUẤT 120 M3 / NGÀY.ĐÊM

HẢI PHÒNG – 2019



BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

PHẠM THỊ THU

MSV:63773

LỚP KMT56ĐH

TRẦN MINH NGỌC

MSV:63726

LỚP KMT6ĐH

ĐẶNG THỊ NGỌC ANH

MSV:63704

LỚP KMT56ĐH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y
TẾ CÔNG SUẤT 120 M3 / NGÀY.ĐÊM


NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: D520320

Người hướng dẫn: GV. Nguyễn Thị Hồng Yến

HẢI PHỊNG – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, chúng em xin cảm ơn tất cả các giảng viên của bộ môn Kỹ thuật
Môi trường, những người đã dành nhiều thời gian đào tạo và giúp đỡ chúng em
trong quá trình học tập tại trường Đại học Hàng Hải Việt Nam.
Hơn nữa, chúng em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến
cơ Nguyễn Thị Hồng Yến, người hướng dẫn của chúng em và dạy chúng em nhiệt
tình để hồn thành đồ án này.
Lời cuối cùng chúng em chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe hạnh phúc và hơn
hết là giúp sự nghiệp trồng người ngày càng thành công. Chúc Viện Môi Trường
ngày càng gặt hái được nhiều thành tựu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, tháng 11 năm 2019
Sinh viên thực hiện:
- Đặng Thị Ngọc Anh
- Trần Minh Ngọc
- Phạm Thị Thu
.


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi:

- Đặng Thị Ngọc Anh
- Trần Minh Ngọc
- Phạm Thị Thu
Xin cam đoan:
Chúng tôi xin cam đoan rằng đồ án này là tác phẩm của riêng chúng tôi,
không được sao chép từ bất kỳ tác phẩm nào của người khác (đã xuất bản hoặc
chưa được công bố) và trước đó chưa được gửi để đánh giá tại Đại học Hàng hải
Việt Nam hoặc ở nơi khác.
• Mọi sự tham khảo và sử dụng trích dẫn để hồn thành bài đồ án này đều
được trích dẫn các nguồn tài liệu và danh mục tài liệu tham khảo;
• Mọi sự sao chép không hợp lệ và vi phạm quy định của nhà trường, chúng
tôi xin chịu trách nhiệm trước bộ môn và nhà trường.
Sinh viên thực hiện:
- Đặng Thị Ngọc Anh
- Trần Minh Ngọc
- Phạm Thị Thu


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

AOX

Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ


BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ Tài ngun Mơi trường

COD

Nhu cầu oxy sinh học

DO

Lượng oxy hòa tan trong nước

NTYT

Nước thải y tế

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SS

Chất rắn lơ lửng

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

TDS

Tổng chất rắn hòa tan

TS

Tổng chất rắn

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UASB

Bể xử lý sinh học dịng chảy ngược qua tầng bùn kỵ
khí


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH ẢNH


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu cuộc sống của con người cũng ngày
càng được cải thiện. Việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về mặt vật chất cũng như về

nhu cầu về mặt chăm sóc là hết sức quan trọng đối với mỗi người. Vì vậy, nhu cầu
khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng, dẫn đến sự quá tải ở các bệnh viện
lớn. Các phòng khám tư nhân được thành lập để giảm bớt sức ép cho ngành y tế.
Chất thải y tế phát sinh ra từ các cơ sở y tế được xem là một trong những loại
chất thải nguy hại tác động đến sức khỏe con người và mơi trường xung quanh. Vì
vậy, các loại chất thải y tế phải được kiểm soát, quản lý và xử lý đúng cách. Đây là
nhiệm vụ cấp bách của ngành y tế cũng như cách ngành liên quan, giúp đảm bảo
sức khỏe cho con người, bảo vệ môi trường.
Đặc trưng của nước thải y tế tương tự như nước thải sinh hoạt. Nhưng trong
nước thải y tế chứa nhiều vi trùng gây bệnh, các hóa chất và chất tẩy rửa. Điều
đáng nói là việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải khá tốn kém, nên các chủ phòng
khám ở các bệnh viện tư cũng khó khăn về mặt tài chính trong quá trình đầu tư. Vì
vậy việc đầu tư, thiết kế. xây dựng một hệ thống xử lý nước thải y tế là vấn đề nan
giải của các cơ sở y tế. Việc thiết kế sao cho các hệ thống xử lý nước thải y tế có
hiệu quả cao, khơng chiếm diện tích mặt bằng của các cơ sở y tế là điều quan trọng
để giúp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng cũng như bảo vệ môi trường sống của
chúng ta.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Nước thải y tế (NTYT) nếu chưa qua xử lý chứa nhiều thành phần gây ô
nhiễm, vi khuẩn gây hại tác động đến môi trường xung quanh và sức khỏe của
người dân sống xung quanh nguồn thải. Chính vì vậy mà việc thiết kế và xây dựng
hệ thống xử lý nước thải y tế cho các cơ sở y tế là một việc hết sức cần thiết để đảm
bảo nồng độ các chất gây ô nhiễm đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra ngồi
mơi trường.
Trang 9


3. Mục tiêu của đề tài
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện với công suất 120 m 3/ngày
đêm đạt quy chuẩn mới nhất về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT.

4. Nội dung nghiên cứu
• Tổng quan về nguồn gốc phát sinh nước thải y tế, thành phần, tính chất của nước
thải y tế cũng như những tác động của nước thải y tế đến môi trường và đời sống
con người.
• Tính tốn các cơng trình thiết kế hệ thống xử lý nước thải y tế với cơng suất 120.
• Tính tốn được chi phí xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế cơng
suất 120 .
• Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý đảm bảo kỹ thuật an tồn và
phịng ngừa sự cố cho hệ thống xử lý nước thải y tế công suất 120 m3 / ngày.đêm.
5. Phương pháp nghiên cứu
• Tìm hiểu và tra cứu tài liệu
• Nghiên cứu tư liệu: Tổng hợp về nguồn gốc phát sinh, đặc trưng nước thải, tính
chất, thành phần ơ nhiễm, công suất hệ thống xử lý và các công nghệ xử lý nước
thải y tế hiện nay.
• Tính tốn thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn đề ra .

Trang 10


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ
1.1. Khái niệm nước thải y tế

“Nước thải y tế là dung dịch thải ra từ các cơ sở khám, chữa bệnh. Nguồn tiếp
nhận nước thải là các nguồn: nước mặt, vùng nước biển ven bờ, hệ thống thoát
nước, nơi mà nước thải y tế thải vào.”[1]
Nước thải y tế cũng là một dạng chất ơ nhiễm có trong danh mục chất thải
nguy hại vì nó có chứa các loại vi trùng, vi khuẩn, các mầm bệnh sinh học,… trong
dịch cơ thể bệnh nhân như dịch máu, dịch đờm, chế phẩm điều trị, các chất phóng
xạ từ khu bệnh điều trị đặc biệt.
Ngoài các thành phần như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thì

trong nước thải cịn chứa các chất khống nhiễm bẩn, hữu cơ có tính đặc thù như
chất khử trùng, dung môi hữu cơ, chế phẩm thuốc, …. trong quá trình khám và điều
trị bệnh.
1.2. Nguồn phát sinh nước thải y tế

Nước thải sinh hoạt và nước thải y tế là hai nguồn phát sinh chính từ các cơ sở
y tế:


Nước thải y tế:
Hàm lượng ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, chất hữu cơ có hàm lượng BOD và
COD, chất rắn lơ lửng phát sinh từ các khu khám và điều trị bệnh thường cao hơn
trong nước thải sinh hoạt.
Nhìn chung NTYT đặc trưng là chứa nhiều mầm bệnh đặc biệt là các bệnh
truyền nhiễm.
Nước thải khu vực giải phẫu chứa nhiều mầm bệnh, dịch máu, dịch cơ thể,
ngồi ra cịn có chất khử trùng như formaldehyt.
Nước thải khu xét nghiệm: chứa nhiều vi trùng gây bệnh khác nhau.
Trang 11


Ngồi ra nước thải cịn có khả năng nhiễm xạ từ các khu X-Quang, rửa phim.
Hiện nay chỉ tập trung xứ lý tính chất sơ bộ trong tồn bộ q trình xử lý
NTYT mà khơng nhắc đến loại nước thải nhiễm phóng xạ do q trình phân hủy
chất phóng xạ tốn nhiều thời gian và khó khăn, gây tốn nhiều chi phí.
Nước thải khu điều trị vật lý: chứa nhiều hợp chất hữu cơ halogen hóa (AOX).
Khoa truyền máu, huyết thanh học, khoa sản,…thì trong nước thải chứa nhiều
huyết thanh và bệnh phẩm, hóa chất vơ cơ kim loại nặng (Hg), chất oxy hóa, dầu
mỡ…
Khu nghiên cứu phát sinh ra nước thải chứa nhiều:

- Chất oxy hóa tẩy trùng mơi trường: H2O2.
- KLN trong các thuốc thử phân tích.
- Các dung môi hữu cơ, huyết thanh và dịch cơ thể, thuốc tẩy.
Hàm lượng BOD5 và COD trong nguồn nước này thấp hơn khu khám và điều
trị nhưng vượt quá mức trung bình của nước thải sinh hoạt.


Nước thải sinh hoạt:
Nước thải phát sinh ra từ khu vực nhà vệ sinh người bệnh, căng tin, nhà bếp
của cơ sở y tế,… Nước thải có thành phần gần giống với nước thải sinh hoạt ở các
khu dân cư nhưng chỉ tiêu BOD và COD, hàm lượng N, P, lượng vi trùng, vi khuẩn
gây bệnh đều vượt quá các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép gây ô nhiễm hữu cơ,
giảm lượng DO là các yếu tố vốn rất quan trọng trong đời sống thủy sinh tại nguồn
tiếp nhận nước thải.
Khu vực thực hiện giặt các loại chăn, ga trải giường, quần áo bệnh nhân, áo
phịng thí nghiệm, khăn lau phát sinh ra nước thải chứa các thành phần chính như là
chất vơ cơ, chất béo, thuốc tẩy gây biến đổi các đặc tính như pH trong nước…
Trang 12


1.3. Thành phần, tính chất của nước thải y tế

Các thành phần chính của nước thải y tế như sau:
-

Hợp chất hữu cơ
Các chất dinh dưỡng của Nitơ và Photpho
Các chất rắn lơ lửng
Các loại vi khuẩn gây bệnh: Shigella, các loại vi rút đường ruột, các loại vi


-

trùng, tụ cầu ,nấm,…
Các mầm bệnh chứa trong máu, dịch, đờm,… của các bệnh nhân.
Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất

-

phóng xạ.
Nước thải từ các cơ sở y tế thì 80% nước thải có tính chất tương tự như nước
thải sinh hoạt, chỉ 20% nước thải chứa các yếu tố gây hại từ dịch máu, hóa
chất dùng để điều trị bệnh, các loại chế phẩm thuốc điều trị các bệnh hiểm
nghèo, u bướu, ung thu hoặc các sản phẩm chuyển hóa của nó. Nếu nguồn
nước thải từ các cơ sở y tế không được xử lý đúng cách xả trực tiếp ra mơi
trường có thể gây bệnh cho những người tiếp xúc với chúng.

Trang 13


1.4. Các thông số ô nhiễm cơ bản của nước thải y tế

Bảng 1.1. Thông số ô nhiễm cơ bản của nước thải y tế

Ghi chú:
“ KPHĐ – không phát hiện được.
Mức A: Cột A quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm
cơ sở tính tốn giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các
nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Trang 14



Mức B: Cột B quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm
cơ sở tính tốn giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn
nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. ”[1]
1.4.1. Các chất rắn trong nước thải y tế (TS, TSS và TDS):
“ Thành phần vật lý cơ bản trong nước thải y tế gồm có: tổng chất rắn (TS);
tổng chất rắn lơ lửng (TSS); tổng chất rắn hòa tan (TDS). Chất rắn hịa tan có ích
thước hạt 10-8 - 10-6 mm, khơng lắng được. Chất rắn lơ lửng có kích thước hạt từ
10-3 - 1 mm và lắng được. Ngoài ra trong nước thải cịn có hạt keo (kích thước hạt
từ 10-5 - 10-4 mm) khó lắng.
Theo báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học Bộ Xây dựng: “Xây dựng TCVN:
Trạm xử lý nước thải y tế - Các yêu cầu kỹ thuật để thiết kế và quản lý vận hành”,
Hà Nội, 2008, trong nước thải từ bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác, hàm lượng
cặn lơ lửng dao động từ 75 mg/L đến 250 mg/L. Hàm lượng của các chất rắn lơ
lửng trong nước thải phụ thuộc vào sự hoạt động của các bể tự hoại trong cơ sở y
tế.” [2]
1.4.2. pH:
Hàm lượng ion H+ là một chỉ tiêu quan trọng trong nước và nước thải. Trong
phương pháp xử lý nước thải bằng hóa học hay sinh học thì hàm lượng H + là một
yếu tố quan trọng. Nước thải có thể là nước thải trung tính, nước thải mang tính
kiềm, nước thải mang tính axit, điều này phụ thuộc vào độ pH trong nước thải :
+ pH = 7: dịng thải trung tính.
+ pH > 7: dịng thải mang tính kiềm.
+ pH < 7: dịng thải mang tính axit.
Trong đó dịng thải cơng nghiệp thường có pH > 5 hoặc pH < 1.
Trang 15


1.4.3. Các chỉ tiêu hữu cơ của nước thải y tế (BOD5, COD):

“BOD5 gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm do các chất có khả năng bị oxy hóa
sinh học, mà đặc biệt là các chất hữu cơ. BOD 5 thường được xác định bằng phương
pháp phân hủy sinh học trong thời gian 5 ngày nên được gọi là chỉ số BOD 5. Có thể
phân loại mức độ ơ nhiễm của nước thải thông qua chỉ số BOD5 như sau:
– Mức ơ nhiễm thấp : dưới 200 mg/lít.
– mức độ ơ nhiễm trung bình : trong khoảng từ 350 mg/l đến 500 mg/lít.
– mức độ ơ nhiễm cao : trong khoảng từ 500 - 750 mg/lít.
– mức độ ơ nhiễm rất cao : trên 750 mg/lít.
COD là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải kể cả chất hữu cơ dễ
phân hủy và khó phân hủy sinh học. Đối với nước thải, hàm lượng ô nhiễm hữu cơ
được xác định gián tiếp thông qua chỉ số COD. Có thể phân loại mức độ ơ nhiễm
thơng qua chỉ số COD như sau:
– mức độ ô nhiễm thấp : dưới 400 mg/lít.
– mức độ ơ nhiễm trung bình : trong khoảng 400 - 700 mg/lít.
– mức độ ơ nhiễm cao : nằm trong khoảng 700 - 1500 mg/l.
– mức độ ơ nhiễm rất ca : trên 1500 mg/lít.” [2]
1.4.4. Các chất dinh dưỡng trong nước thải y tế (các chỉ tiêu nitơ và phospho):
“Trong nước thải y tế cũng chứa các nguyên tố dinh dưỡng gồm Nitơ và Phốt
pho. Các nguyên tố dinh dưỡng này cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật và
thực vật. Nước thải y tế thường có hàm lượng N-NH 4+ phụ thuộc vào loại hình cơ
sở y tế. Thơng thường nước thải phát sinh từ các phòng khám và các Trung tâm y tế
quận/ huyện thấp (300 – 350 lít/giường. ngày) nhưng chỉ số tổng Nitơ cao khoảng
từ 50 – 90 mg/l. Các giá trị này chỉ có tính chất tham khảo, khi thiết kế hệ thống xử
Trang 16


lý cần phải khảo sát và đánh giá chính xác nồng độ các chất ô nhiễm trong nước
thải ở các thời điểm khác nhau. Nitơ amôn, nitơ hữu cơ, nitơ nitrat, nitơ nitrit là các
dạng tồn tại của nitơ trong nước. Nitơ gây ra hiện tượng phú dưỡng và độc hại đối
với nguồn nước sử dụng ăn uống. Phốt pho trong nước thường tồn tại dưới dạng

ortho-photphat (PO43-, HPO42-, H2PO4–, H3PO4) hay poly- photphat [Na3(PO3)6] và
phốt phát hữu cơ. Phốt pho là nguyên nhân chính gây ra sự bùng nổ tảo ở một số
nguồn nước mặt, gây ra hiện tượng tái nhiễm bẩn và nước có màu, mùi khó chịu.”
[2]
1.4.5. Chất khử trùng và một số chất độc hại khác:
“Hóa chất khử trùng được sử dụng khá nhiều ở các cơ sở y tê, bệnh viện. Các
chất này chủ yếu là hợp chất của clo như cloramin B, clorua vôi đi vào nguồn nước
thải. Đối với các cơng trình xử lý nước thải theo phương pháp xử lý sinh học thì
các loại hóa chất này sẽ làm giảm hiệu quả xử lý.
Khu vực chụp X-quang hay các phòng xét nghiệm của các cơ sở y tế phát sinh
ra các chất chứa hàm lượng kim loại nặng như Pb, Hg, Cd hay các hợp chất AOX
nếu không được xử lý sẽ đi vào hệ thống đường nước thải gây ra ô nhiễm nguồn
nước tiếp nhận” [2]
1.4.6. Các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải y tế:
“Các vi sinh vật gây bệnh như: Shigella gây bệnh lỵ trực khuẩn, Samonella
choleraesuis gây bệnh nhiễm trùng máu, Vibrio cholerae gây bệnh tả,…
Nước thải y tế còn chứa các vi sinh vật gây nhiễm bẩn cho nguồn nước từ
phân:
+ Coliforms và Fecal coliforms: Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm
có khả năng lên men lactose để sinh ga ở nhiệt độ 35 ± 0.5 0C. Coliform có khả
năng sống ngồi đường ruột của động vật ( tự nhiên ), đặc biệt trong mơi trường khí
hậu nóng. Nhóm vi khuẩn coliform chủ yếu bao gồm các loài như Citrobacter,
Trang 17


Enterobacter, Escherichia, Klebsiella và cả Fecal coliforms ( trong đó E. coli là loài
thường dùng để chỉ định nguồn nước bị ô nhiễm bởi phân ).”[2]
1.5. Ảnh hưởng của nước thải y tế đối với con người và môi trường

1.5.1. Ảnh hưởng của nước thải y tế đối với con người

Nước thải y tế chưa được xử lý thải ra ngồi mơi trường chứa một số vi trùng
có hại có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và các loài vật qua nguồn nước, qua các
loại rau quả được tưới bằng nguồn nước bị ô nhiễm.
Khi người dân sử dụng nguồn nước thải bệnh viện chưa được xử lý hoặc xử lý
chưa đạt yêu cầu cho phép sẽ gây ra các căn bệnh nguy hiểm. Các bệnh thường gặp
do nước thải y tế gây ra như viêm da, các bệnh về da liễu, nếu tiếp xúc với nguồn
nước thường xuyên, trong một thời gian gần có thể bị các bệnh hiểm nghèo.
1.5.2. Ảnh hưởng của nước thải y tế đối với mơi trường
Ngày nay, nguồn kinh phí của nhiều cơ sở y tế hạn hẹp nên chưa có đủ điều
kiện để xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế, hoặc hệ thống xử lý nước thải y tế
hoạt động kém hiệu quả không đảm bảo được tiêu chuẩn đầu ra.
Do vậy, các cơ sở y tế thải ra môi trường nước thải chứa nhiều thành phần ô
nhiễm, vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải của một số
cơ sở y tế đã cũ, lạc hậu nên gây ra tình trạng rị rỉ ra môi trường xung quanh với
tác động của các vi sinh vật làm sinh ra các khí độc như: H 2S, CH4, NH3,… gây
mùi hôi thối. Đồng thời các vi sinh vật phát triển bám vào các hạt bụi trong khơng
khí lan tỏa ra ngồi mơi trường gây ra bệnh dịch.
Nước thải từ các cơ sở y tế trực tiếp thải ra nguồn nước mặt như ao, hồ, sơng
ngịi, … một phần ngấm xuống đất, vào nguồn nước ngầm mang theo các chất ơ
nhiễm tích tụ vào cây trồng, cây lương thực theo chuỗi thức ăn tích tụ vào cơ thể
con người gây độc hại lớn.
Trang 18


1.6. Các phương pháp xử lý nước thải y tế

1.6.1. Phương pháp cơ học
a,

Lọc qua song chắn hoặc lưới chắn

Song chắn hoặc lưới chắn rác thường được làm từ kim loại, đặt ở cửa vào

kênh dẫn. Song chắn rác được phân thành loại thơ, trung bình và mịn do thiết kế
kích thước giữa các khe. Khoảng cách giữa các thanh của song chắn đối với rác thô
từ 60 đến 100 mm, đối rác mịn khoảng 10 – 25 mm. Rác có thể lấy bằng phương
pháp thủ cơng hoặc thiết bị cào rác cơ khí.

Hình 1.1. Hình ảnh song chắn rác và lưới chắn rác
b,

Lắng cát
Bể lắng cát để tách các tạp chất vơ cơ khơng tan có kích thước từ 0,2mm đến

2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an tồn cho bơm khỏi bị cát, sỏi bào mịn,
tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các công đoạn xử lý sau. Bể lắng
cát gồm các loại:
1.

Bể lắng cát ngang: Hố thu thường được bố trí ở đầu bể. Bể có dạng hình chữ
nhật, nước chuyển động dọc theo chiều dài của bể.

2.

Bể lắng cát đứng: Nước được đưa từ đáy bể lên trên theo thân bể. Nước có thể
chuyển động tịnh tiến đi lên, xoắn theo trục hay chuyển động vòng. Cát được
lắng xuống đáy bể.

3.

Bể lắng cát tiếp tuyến: Nước được phân phối ra bể từ tâm ra thành bể, sau đó

Trang 19


được thu vào máng tập trung dẫn ra bên ngoài. Bể thường có dạng hình trịn.
4.

Bể lắng cát làm thống: Giàn thiết bị thổi khí được bố trí trong bể nhằm giảm
hiện tượng lắng các chất hữu cơ, còn lại cát và chất có trọng lượng nặng mới
có thể lắng được.

c,

Tách các chất lơ lửng
Làm cho các tạp chất có kích thước lớn lắng xuống dưới, tạp chất nhẹ nổi lên

trên. Bể lắng được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
 Theo chiều nước chảy trong bể:

+ Bể lắng ngang: nước chảy theo phương từ trên đến dưới bể.
+ Bể lắng đứng: nước chảy từ dưới lên theo chiều thẳng đứng.
+ Bể lắng radian: nước chảy từ tâm ra quanh thành bể hoặc có thể ngược lại.
Trong trường hợp thứ nhất được gọi là bể lắng ly tâm, trong trường hợp thứ hai
được gọi là bể lắng hướng tâm.

Hình 1.2: Bể lắng ngang

Trang 20


Hình 1.3: Bể lắng đứng


Hình 1.4. Bể lắng trịn phân phối nước vào bằng buồng phân phối trung tâm
 Theo công dụng của bể lắng trong dây chuyền:

+ Bể lắng đợt 01: đặt trước bể xử lý aerotank.
+ Bể lắng đợt 02: đặt sau bể xử lý aerotank.
 Theo chế độ làm việc:

+ Bể lắng hoạt động gián đoạn.
+ Bể lắng hoạt động liên tục.
Bể lắng trong, bể lắng tầm mỏng cũng được sử dụng phổ biến trong thực tế.
d,

Tách các tạp chất nổi
Trang 21


Dầu, mỡ trong nước thải loang ra bao phủ lên phần lớn diện tích bề mặt nước,
làm cản trở quá trình khuếch tán oxy trong khí vào trong nước, q trình tự làm
sạch của nước cũng bị gây khó khăn, làm cho quá trình sống của các sinh vật trong
nước bị ảnh hưởng. Nên phải xử lý dầu, mỡ có trong nước thải trước khi xả ra
ngồi mơi trường.
e,

Lọc cơ học
Dùng để tách các phần tử lơ lửng phân tán trong nước thải với kích thước

tương đối nhỏ sau bể lắng, bằng cách cho nước thải đi qua các vật liệu lọc như cát,
thạch anh, than cốc, than bùn,…
Quá trình lọc chỉ áp dụng cho các công nghệ xử lý nước tái sử dụng và cần thu

hồi một số thành phần q hiếm có trong nước thải.Các loại bể lọc được phân loại
như sau:
- Lọc qua vách lọc.
- Bể lọc với lớp vật liệu lọc dạng hạt.
- Thiết bị lọc chậm.
- Thiết bị lọc nhanh.

Hình 1.5. Bể lọc nhanh trọng lực
Trang 22


1.6.2. Xử lý nước thải y tế bằng phương pháp hóa lý
a,

Phương pháp keo tụ tạo bơng
Để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo có kích thước rất nhỏ từ đến

cm ta thực hiện quá trình keo tụ. Nếu thực hiện loại bỏ bằng quá trình lắng các chất
này sẽ mất rất nhiều thời gian vì chúng tồn tại ở dạng khuếch tán. Phèn nhôm, phèn
sắt, polymer,… được bổ sung vào nước thải sẽ kết dính với các chất khuếch tán có
trong dung dịch tạo thành các hạt có kích thước to hơn, nặng hơn lắng nhanh hơn
giúp giảm thời gian llawngs và tăng hiệu quả lắng lên cao.
Các yếu tố cần phải chú ý khi thực hiện q trình tạo bơng đó là: nhiệt độ,
thành phần hữu cơ có trong nước, độ pH, bản chất của hạt keo, sự có mặt các ion
trong nước,….
- pH của nước thải.
Các bơng cặn sau q trình keo tụ kéo theo các chất phân tán không tan tạo
màu giúp khử màu nước thải nên nước sau quá trình thực hiện có thể trong hơn.
b,


Phương pháp tuyển nổi
Để loại bỏ các tạp chất khơng tan, khó lắng, thậm chí là các chất tan như chất

hoạt động bề mặt ta có thể sử dụng phương pháp tuyển nổi.
Khi quá trình lắng thực hiện tốn nhiều thời gian thì ta có thể sử dụng phương
pháp tuyển nổi. Dưới tác dụng của các bong bóng khí có kích thước là 15 đến 30.
mm thì các chất lơ lửng như dầu, mỡ sẽ nổi lên trên bề mặt của nước thải tạo thành
lớp bọt. Lớp bọt này có nồng độ tạp chất cao hơn trong nước ban đầu. Số lượng và
kích thước của bọt khí quyết định hiệu quả của q trình tuyển nổi.
c,

Phương pháp hấp phụ
Để làm sạch triệt để nước thải khỏi các chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý sinh

học ta có thể sử dụng phương pháp hấp phụ. Các chất hữu cơ hịa tan có độc tính
Trang 23


cao chứa trong nước thải không thể phân hủy sinh học thì phương pháp hấp phụ có
thể xử lý được hàm lượng nhỏ các chất này. Đây là một phương pháp hợp lý đối
với các chất khử dễ hấp phụ, chất hấp phụ có chi phí rẻ.
Q trình hấp phụ gồm 3 giai đoạn:
- Thực hiện tiếp xúc chất cần hấp phụ có trong nước thải với bề mặt hạt hấp phụ.
- Thực hiện quá trình hấp phụ.
- Di chuyển chất ô nhiễm vào bên trong hạt hấp phụ (vùng khuếch tán trong).
Chất hấp phụ thường được sử dụng là than hoạt tính, tro, xỉ, mạt sắt, đất sét,
silicagen,… để loại bỏ các chất ô nhiễm như chất hoạt động bề mặt, dung mơi clo
hóa, dẫn xuất của phenl, hydroxyl, chất màu tổng hợp.
d,


Phương pháp trao đổi ion
Để loại bỏ các kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, Mn… cũng như các

hợp chất của As, P, và chất phóng xạ có trong nước thải ta có thể thực hiện phương
pháp trao đổi ion. Khi quá trình trao đổi diễn ra thì các ion trên bề mặt của chất rắn
trao đổi với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất
này được gọi là các ionit (chất trao đổi ion), chúng hoàn tồn khơng tan trong nước.
Các chất trao đổi ion có khả năng trao đổi các ion dương từ dung dịch điện ly gọi là
các cationit và chúng mang tính axit. Các chất có khả năng trao đổi với các ion âm
gọi là các anionit và chúng mang tính kiềm. Nếu như các ionit nào đó trao đổi cả
cation và anion thì người ta gọi chúng là ionit lưỡng tính. Các chất trao đổi ion là
chất vô cơ, chất hữu cơ tự nhiên hoặc có nguồn gốc là tổng hợp nhân tạo. Phương
pháp được dùng để tách muối trong xử lý nước và nước thải.
e,

Phương pháp tách bằng màng
Màng có thể hiểu là một pha để ngăn các pha khác nhau. Độ thấm qua của các

hợp chất ảnh hưởng đến việc áp dụng màng này để tách các chất phụ thuộc. Áp
Trang 24


suất, điều kiện thủy động, tính chất và nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải,
nhiệt độ, hàm lượng tạp chất có trong nước thải,kết cấu của thiết bị.
-Thẩm thấu ngược: Nước được lọc qua màng bán thấm, các ion của muối hòa
tan bị giữ lại, nước được đi qua ra ngoài. Áp lực dư tạo ra và hướng di chuyển của
nước bằng thẩm thấu phải ngược nhau thì nước mới lọc được qua màng. Tính chất
của màng bán thấm quyết định hiệu suất của tồn q trình.
- Siêu lọc: Áp suất, động lực, điều kiện của màng cho phép một số cấu tử có
thể thấm qua và các cấu tử khác được giữu lại đều là những yếu tố tác động đến

quá trình siêu lọc hay là quá trình thẩm thấu. Sự chênh lệch của áp suất sẽ cho chất
lỏng dễ dàng đi qua màng siêu lọc.
f,

Phương pháp điện hóa
Để tách các tạp chất hịa tan và phân tán ra khỏi nước thải thì q trình oxy

hóa cực anot và khử của catot, đông tụ được áp dụng. Khi cho dịng điện một chiều
đi qua nước thải thì tồn bộ q trình này được xảy ra trên điện cực. Mật độ dòng
điện, điện áp, hệ số sử dụng hữu ích của điện áp, hiệu suất theo dịng, hiệu suất theo
điện năng đánh giá hiệu suất của phương pháp.
g,

Phương pháp trích ly
Dùng để xử lý nước thải có nồng độ ô nhiễm 3 – 4 g/l, áp dụng khi làm sạch

nước chứa kim loại nặng, dầu mỡ, phenol, axit hữu cơ,…
3 giai đoạn trong q trình trích ly:
+ Giai đoạn 1: Hịa trộn chất trích ly với nước thải hình thành thêm 2 pha
lỏng.
+ Giai đoạn 2: Tách biệt 2 pha lỏng.
+ Giai đoạn 3: Tái sinh chất trích ly.

Trang 25


×