Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

CHUYỆN NG CON gái NAM XƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.11 KB, 7 trang )

CHUYÊN ĐỀ: ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
VĂN BẢN 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích “Truyền kỳ mạn lục” - Nguyễn Dữ)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Tác giả
- Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở Trường Tân- Thanh Miện- Hải
Dương.
- Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỷ XVI, là thời kỳ triều đình nhà Lê đã bắt đầu
khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra
những cuộc nội chiến kéo dài.
- Ông nổi tiếng là người học rộng, tài cao. Ơng là học trị xuất sắc của Tuyết Giang Phu
Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm; nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng
núi Thanh Hoá. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời.
Xuất xứ

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong
tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục” (ghi chép tản mạn những
truyện kỳ lạ vẫn được lưu truyền). Viết bằng chữ Hán.
Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ
chàng Trương”.

Thể loại

Truyện truyền kỳ:
- Là loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc và thịnh hành từ thời Đường,
- Truyện truyền kì thường mơ phỏng những cốt truyện từ dân gian hoặc dã sử. Sau đó,
được tác giả sắp xếp lại tình tiết, bồi đắp thêm cho đời sống các nhân vật, đặc biệt là xen
kẽ các yếu tố kì ảo…

Bố cục
3 đoạn



- Đoạn 1:… của mình: Cuộc hơn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì
chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
- Đoạn 2: … qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Đoạn 3: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Vũ Nương và Phan Lang trong động rùa của
Linh Phi. Vũ Nương được giải oan.

Tóm tắt

Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh. Chồng nàng là Trương
Sinh phải đi lính sau khi cưới ít lâu. Nàng ở nhà, một mình vừa ni con nhỏ vừa chăm
sóc mẹ chồng đau ốm rồi làm ma chu đáo khi bà mất. Trương Sinh trở về, nghe lời con,
nghi vợ thất tiết nên đánh đuổi đi. Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sơng Hồng
Giang tự vẫn, được thần Rùa Linh Phi và các tiên nữ cứu. Sau đó Trương Sinh mới biết
vợ bị oan. Ít lâu sau, Vũ Nương gặp Phan Lang, người cùng làng chết đuối được Linh
Phi cứu. Khi Lang trở về, Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa vàng nhắn chàng Trương lập
đàn giải oan cho nàng. Trương Sinh nghe theo, Vũ Nương ẩn hiện giữa dịng, nói vọng
vào bờ lời tạ từ rồi biến mất.

Chủ đề

Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người
con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời
ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.


Giá trị nội - “Chuyện người con gái Nam Xương” đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số
dung
phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Qua đó thể hiện
những vẻ đẹp phẩm chất quý baud của họ.

- Tác phẩm còn như một thông điệp vượt thời gian: Tất cả mọi người đều có quyền sống
và quyền hạnh phúc. Đặc biệt là những người phụ nữ, họ có quyền bình đẳng để phát
huy tài năng và phẩm chất của mình. Đó cũng chính là những biểu hiện của một xã hội
hiện đại, văn minh.
Giá trị nghệ - Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Đây là sự khái
thuật
qt hố tấm lịng, sự ngộ nhận và sự hiểu lầm của từng nhân vật. Hình ảnh này hoàn
thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương, đồng thời cũng thể hiện rõ nét hơn số phận
bi kịch của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.
- Nghệ thuật dựng truyện. Dẫn dắt tình huống truyện hợp lý. Chi tiết chiếc bóng là đầu
mối câu chuyện lại chỉ xuất hiện một lần duy nhất ở cuối truyện, tạo sự bất ngờ, bàng
hoàng cho người đọc và tăng tính bi kịch cho câu chuyện.
- Có nhiều sự sáng tạo so với cốt truyện cổ tích "Vợ chàng Trương" bằng cách sắp xếp
thêm bớt chi tiết một cách độc đáo.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật được xây dựng qua lời nói và hành động. Các
lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ nhưng vẫn khắc
hoạ đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật.
- Sử dụng yếu tố truyền kỳ (kỳ ảo) làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. Yếu tố kỳ
ảo, hoang đường làm câu chuyện vừa thực vừa mơ, vừa có hậu vừa khơng có hậu, làm
hồn chỉnh vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm (trữ tình) làm nên một áng văn
xi tự sự cịn sống mãi với thời gian.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Nhân vật Vũ Nương:
- Vũ nương được giới thiệu là người phụ nữ thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
- Chính vì cảm kích trước vẻ đẹp của nàng mà Trương Sinh đã xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về”.
Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất của nàng.
a. Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp:
* Trong quan hệ với chồng: Là người vợ thủy chung, ln giữ gìn khn phép, u thương chồng hết

mực, khát khao có một mái ấm gia đìnhg hạnh phúc:
- Khi xây dựng gia đình, gắn kết cuộc đời với Trương Sinh, biết chồng có tính đa nghi, nàng ln
“giữ gìn khn phép, khơng từng lúc nào để vợ chồng phải thất hồ”=> khao khát và ln có ý thức
xây dưng vun vén cho mái ấm gia đình, giữ gìn hạnh phúc cho trọn vẹn-> đó cũng là ước mơ chung
của bất cứ người phụ nữ nào.


- Rồi khi chồng nàng phải đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy với lời tiễn biệt đầy cảm động:
“Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng mong được đeo ấn, phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin
ngày về mang được hai chữ bình yên” => Ước mong đó thật giản dị nhưng ẩn chứa sau đó là niềm
khao khát và ý thức trân trọng giữ gìn mái ấm hạnh phúc gia đình mà nàng đang có. Mặt khác nó cũng
khẳng định được tấm lịng thuỷ chung yêu thương và lo lắng cho chồng của Vũ Nương.
- Những tháng ngày Trương sinh đi lính, nàng ln mong nhớ đợi chờ: “Mỗi khi bướm lượn đầy
vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời khơng thể nào ngăn được”=> Phép ẩn dụ tượng
trưng đã diễn tả đầy đủ được nỗi mong nhớ tháng ngày như biển trời cũng như đức hi sinh và tinh thần
chịu đựng của người chinh phụ.
- Khi bị chồng nghi oan, nàng hết sức phân trần để chồng hiểu. Qua nhũng lời nói tha thiết đó, ta thấy
được thái độ trân trọng và mong muốn được chồng thấu hiểu của nàng.
- Khi khơng cịn hi vọng, nàng mượn bến Hồng Giang để chứng minh tấm long trong sạch của mình.
Hành động kết liễu cuộc đời là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo vệ phẩm giá của nàng.
* Trong quan hệ với mẹ chồng: Nàng là một người con dâu hiếu thảo.
- Vũ nương thay Trương Sinh làm tròn bổn phận của một người con: chăm sóc mẹ chồng khi già yếu,
ốm đau“Lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, thuốc thang, lễ bái thần phật”.
- Khi mẹ chồng mất, nàng hết lịng thương xót “Phàm việc ma chay tế lễ như đối với cha mẹ để mình”.
- Lời trăn trối của mẹ chồng trước khi mất đã khẳng định long hiếu thảo, tình cảm chân thành và cơng
lao to lớn của Vũ Nương: “ Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
* Trong quan hệ với con:
- Ở nhà, Vũ Nương một mình vượt cạn, sinh bé Đản, vừa thực hiện thiên chức của người mẹ chăm sóc
ni dưỡng con nhỏ, lại vừa thay chồng thực hiện chức trách của người cha dạy dỗ bé Đản.
- Nàng cịn là một người mẹ tâm lí, không chỉ chăm lo cho con về mặt vật chất, mà còn cả về mặ tinh

thần: bé Đản sinh ra chưa biết mặt cha, lo con thiếu thốn tình cảm của cha nên chỉ vào cái bóng của
mình trên vách mà bảo “ cha Đản”.
* Đánh giá:Vũ Nương không chỉ hoàn thành tốt trách nhiệm của một người vợ, người con, người mẹ,
người cha mà còn là người trụ cột gia đình, người đem lại ngọn lửa ấm áp tình u thương thắp lên
trong ngơi nhà vắng bóng đàn ơng trụ cột. Nàng xứng đáng được hưởng những gì hạnh phúc, tuyệt vời
nhất. Nhưng trớ trêu thay, hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng.
b.Vũ Nương là người phụ nữ bất hạnh:
- Khi Trương Sinh trở về tưởng chừng như hạnh phúc sẽ mỉm cười với Vũ Nương nhưng đó lại là lúc
những oan khuất đổ ập xuống cuộc đời và số phận nàng. Dù vậy trong nỗi oan khất tày trời thì những
phẩm chất tốt đẹp của nàng càng có cơ hội toả sáng, đặc biệt là tấm lịng trinh bạch.
+ Thấy hạnh phúc đang có nguy cơ đứng trước bờ vực thẳm nàng cố phân trần, níu giữ, nàng cố phân
trần trước tháiđộ độc đoán, gia trưởng nhất quyết đuổi đI của Trương Sinh : “Cách biệt ba năm giữ gìn
một tiết, tơ son điểm phấn từng đã ngi lịng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót, đâu có sự hư thân
mất nết như chàng nghĩ, dám mong bày tỏ để cởi mối nghi ngờ, xin chàng đừng một mực nghi oan cho
thiếp”.
+ Không thể tự minh oan cho mình được, nàng giã bày: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết trinh bạch
gìn lịng vào nước xin làm ngọc Mỵ nương, xuống đất xin làm cỏ ngu mĩ, nhược bằng lòng chim dạ cá,


lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm,ủtên xin làm cơm cho diêù quạ và xin khắp mọi người
phỉ nhổ”
=> Tất cả những lời bộc bạch ấy đã gop phần minh chứng cho những phẩm hạnh tốp đẹp và tấm lòng
trinh bạch thuỷ chung của Vũ Nương.
- Dù sống dưới thuỷ cung (ở một thế giới khác) nhưng nàng vẫn luôn hướng về chồng con. Điều này
được thể hiện rõ trong câu chuyện giữa nàng với Phan Lang “Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió Bắc, chim
Việt đậu cành Nam. Cảm vì nỗi ấy , tơI tất phảI tìm về có ngày”. => Đóp là tấm lịng nhân nghĩa, vị
tha, nhân hậu và rất cao thượng của nàng, ngay cả đối với Trương Sinh –kẻ đã phụ bạc và ruồng rẫy
nàng, vứt bỏ nàng không mảy may thương tiếc. Phẩm chất đáng quý đó đại diện cho biết bao người phụ
nữ Việt Nam từ xưa tới nay.
- Chi tiết cuối truyện, Vũ Nương hiện về với câu nói :“Thiếp cảm ơn đức Linh Phi, Đa tạ tình

chàng… khơng thể về nhân gian được nữa” Có ý nghĩa khắc sâu phẩm chất nhân hậu rộng lượng của
người phụ nữ việt Nam: Sống nội tâm, có trước, có sau.
* Đánh giá:
- Câu chuyện là lời tố cáo đanh thép với chế độ phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người.
Hiện thân của chế độ ấy là nhân vật Trương Sinh.
- Liên hệ thực tế: Hiện nay chúng ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội bình đẳng…
2. Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương:
a. Nguyên nhân trực tiếp: Chiếc bóng trên vách khiến bé Đản ngộ nhận đó là cha mình, khi người cha
thật trở về thì khơng chịu nhận và vơ tình gây ra hiểu lầm dẫn đến người mẹ bị nghi oan.
b. Nguyên nhân gián tiếp:
- Tính cách cảu Trương Sinh: đa nghi, độc đốn, gia trưởng.
- Cuộc hơn nhân khơng bình đẳng: Vũ Nương vốn là “ con kẻ khó” được Trương Sinh đem trăm lạng
vàng mà cưới về.
- Hơn nữa xã hội cũ “ trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ trong gia đình khơng có tiếng nói, Vũ Nương
khơng thể minh oan cho mình.
- Chiến tranh phong kiến: Trương Sinh phải đi lính, nên khơng có cơ hội hiểu vợ.
3. Ý nghĩa của chi tiết kỳ ảo
* Các chi tiết kỳ ảo trong câu chuyện:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương, được sứ
giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
- Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến đi
mất.
* Cách đưa các chi tiết kỳ ảo:
- Các yếu tố này được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử,
những chi tiết thực về trang phục của các mỹ nhân, về tình cảnh nhà Vũ Nương khơng người chăm sóc


sau khi nàng mất… Cách thức này làm cho thế giới kỳ ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời
thực, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.

* Ý nghĩa của các chi tiết kỳ ảo:
- Cách kết thúc này làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kỳ.
- Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng
con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
- Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
- Thể hiện về ước mơ, về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.
- Chi tiết kỳ ảo đồng thời cũng khơng làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà
vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đơi ngả, hạnh phúc đã vĩnh viễn
rời xa. Tác giả đưa người đọc vào giấc chiêm bao rồi lại kéo chúng ta sực tỉnh giấc mơ - giấc mơ về
những người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn. Sương khói giải oan tan đi, chỉ cịn một sự thực cay đắng: nỗi
oan của người phụ nữ không một đàn tràng nào giải nổi. Sự ân hận muộn màng của người chồng, đàn
cầu siêu của tôn giáo đều không cứu vãn được người phụ nữ. Đây là giấc mơ mà cũng là lời cảnh tỉnh
của tác giả. Nó để lại dư vị ngậm ngùi trong lòng người đọc và là bài học thấm thía về giữ gìn hạnh
phúc gia đình.
=> u cầu trả lời ngắn gọn, giải thích rõ yêu cầu của đề bài; các ý có sự liên kết chặt chẽ; trình bày
rõ ràng, mạch lạc.
C. LUYỆN ĐỀ:
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong
làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh
có tính đa nghi, đối với vợ phịng ngừa q sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào
vợ chồng phải bất hịa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh
giặc Chiêm. Trương tuy con hào phú nhưng khơng có học, nên phải ghi trong sổ lính vào loại đầu”.
Câu 1: Cho biết tên văn bản, tác giả có chứa đoạn trích trên?
Câu 2: Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Nội dung của đoạn trích trên là gì?
Câu 4: Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn
trích.
Câu 5: Em hãy chỉ ra phương thức liên kết trong đoạn văn trên?

Câu 6: Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên?

ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 2:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Nàng bất đắc dĩ nói:
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây
tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bơng hoa rụng cuống, kêu xn cái én lìa
đàn, nước thẳm buồm xa, đâu cịn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.


( Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ)
Câu 1: Vũ Nương nói câu nói trên trong hồn cảnh nào?
Câu 2: Cụm từ “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩa là gì?
Câu 3: Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn
trước gió; khóc tuyết bơng hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu cịn có
thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
Câu 4: Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên, nêu tác dụng?
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 3:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“ Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ,
thần sơng có linh, xin ngày chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lịng, vào nước
xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối
con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ
nhổ”.
Câu 1: Lời nói của Vũ Nương chứng tỏ điều gì về nhân vật này?
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn tới cái chết của Vũ Nương?
Câu 3: Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì?
Câu 4: Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 10 câu - 12 câu) có sử dụng phép lặp và một câu có thành phần
biệt lập, cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương.
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 4:

Nàng bất đắc dĩ nói:
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây
tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bơng hoa rụng cuống, kêu xn cát én lìa
đàn, nước thấm buồm xa, đâu cịn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2: Chỉ ra cặp đại tự xưng hô trong đoạn văn trên.
Câu 3: Cụm từ “nghi gia nghi thất” có nghĩa là gì?
Câu 4: Ghi lại một thành ngữ có trong đoạn trích trên?
Câu 5: Nêu và phân tích tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 5:
“ Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp đã chẳng
thể về nhân gian được nữa”.
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)
Câu 1: Những câu văn trên trích từ văn bản nào, tác giả là ai? Đó là lời của ai nói với ai, nói trong
hồn cảnh nào?
Câu 2: Qua những lời nói đó, em hiểu gì về số phận bi kịch cũng như vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật?
Câu 3: Cũng viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, chương trình ngữ văn 8 và 9 cịn có
những tác phẩm nào? Kể ra ít nhất hai tác phẩm ghi rõ tên tác giả?
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 6:
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt
đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.


Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phịng ngừa thái q (2). Nàng cũng giữ gìn khn phép,
khơng từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai
Câu 2: Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?




tác

giả?

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 4: Bộ phận in đậm ở câu (1) trong đoạn trích làm thành phần gì trong câu?
Câu 5: Giải thích từ “dung hạnh” dùng trong câu 2 của đoạn trích trên?
Câu 6: Hãy nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của Nguyễn Dữ trong đoạn trích trên. Qua đó em biết
gì về tình cảm của nhà văn với nhân vật?
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 7:
Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện
người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):
Phan Lang nói:
Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu
khơng nghĩ đến, nhưng cịn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao?
Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói:
- Có lẽ khơng thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió
bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tơi tất phải tìm về có ngày.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 1: Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Tư “tiên nhân" được nhắc tới trong
lời của Phan Lang để chỉ những ai?
Câu 2: Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương "ứa nước mắt khóc” và quả quyết "tơi tất phải
tìm về có ngày"?
Câu 3: Em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trị của gia đình
trong cuộc sống của mỗi chúng ta.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×