Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đánh giá tác động của đặc điểm nhân khẩu học của Giám đốc điều hành, ưu đãi thuế và phi thuế đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.72 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-------o0o-------

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU
HỌC CỦA GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH (CEO), ƯU ĐÃI
THUẾ VÀ PHI THUẾ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 93.40.101

DƯƠNG THỊ THANH THUỶ

Hà Nội - 2022


Luận án được thực hiện tại trường Đại học Ngoại thương

Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Hồng Hải
TS Nguyễn Thục Anh

Phản biện 1: ………………………………………………………….
.…………………………………………………………
Phản biện 2: ………………………………………………………….
..………………………………………………………...
Phản biện 3: ………………………………………………………….
..………………………………………………………...



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng tại ………….………………..


1

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của kinh tế toàn cầu dựa
trên nền tảng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới song hành với cuộc
cách mạng công nghệ 4.0 xuất phát từ Đức lan toả khắp thế giới đã cho thấy những
ưu thế vượt trội mà bất cứ quốc gia, ngành nghề, doanh nghiệp nào có trong tay sản
phẩm khoa học và công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, đều gặt hái được những thành
công rực rỡ. Các tập đồn cơng nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Google, Tesla của
Hoa Kỳ, Samsung của Hàn Quốc v.v… thực sự là những người chơi lớn trên sân chơi
công nghệ quy mơ tồn cầu với doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đô la Mỹ.
Kinh tế thế giới đang dịch chuyển theo hướng dành ngày càng nhiều hơn nguồn lực
đa dạng cả về tài chính và con người phục vụ nghiên cứu và phát triển, cho ra các kết
quả khoa học và cơng nghệ, thương mại hố những kết quả đó, biến chúng thành
nguồn thu chính của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, dù là một nền kinh tế đang phát triển song chủ trương phát triển
khoa học và công nghệ đã được đưa vào định hướng phát triển của quốc gia từ gần
hai thập niên qua. Trung ương Đảng (2002) xác định “đưa tổng mức đầu tư xã hội
cho khoa học và công nghệ đạt 1% GDP vào năm 2005 và 1,5% GDP vào năm 2010;
đảm bảo tốc độ tăng chi cho khoa học và công nghệ từ ngân sách Nhà nước hàng năm
cao hơn tốc độ tăng chi ngân sách; từng bước chuyển các tổ chức khoa học và công
nghệ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang cơ chế
tự trang trải kinh phí, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp; tạo điều kiện để phát triển
nhanh doanh nghiệp công nghệ (doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gắn với hoạt động
nghiên cứu công nghệ)”. Nối tiếp chủ trương và định hướng nói trên, Trung ương
Đảng (2012) trong nghị quyết về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nhấn mạnh ưu tiên phát triển một số công nghệ tiên
tiến, công nghệ cao, công nghệ liên ngành.
Theo chủ trương trên của Đảng, phát triển khoa học và công nghệ phải xuất
phát từ doanh nghiệp (DN) và DN trong ngành nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ (NCKH&PTCN) được kỳ vọng đóng vai trị trung tâm. Những DN này sẽ
đóng góp vào cơng cuộc phát triển đất nước trên cơ sở hoạt động NCKH&PTCN, tạo


2

ra các kết quả khoa học và công nghệ (KH&CN), thương mại hố thành cơng những
kết quả đó trên thị trường, mang lại doanh thu và lợi nhuận cho DN.
Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer – CEO) của DN trong ngành
NCKH&PTCN đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Họ là người chèo lái con thuyền DN
sáng tạo công nghệ mới, giúp DN tồn tại và phát triển. Nghiên cứu tác động của đặc
điểm nhân khẩu học của CEO sẽ đưa ra căn cứ khoa học trợ giúp DN trong ngành
trong chiến lược tuyển dụng, đào tạo và quản trị nhân sự cấp cao. Bên cạnh đó, do
đặc thù của DN trong ngành này cần đầu tư mạnh cho hoạt động nghiên cứu và phát
triển (R&D) – rủi ro cao, tốn nhiều nguồn lực trong khi nguồn lực tự thân của DN
hạn chế nên sự trợ giúp của Nhà nước cả về thể chế và nguồn lực vật chất quy mô
quốc gia là hết sức cần thiết. Việc đánh giá tác động của đặc điểm nhân khẩu học của
giám đốc điều hành (CEO) (gồm tuổi, giới tính và học vấn), ưu đãi thuế và phi thuế
đến kết quả hoạt động (KQHĐ) của DN trong một ngành đặc thù như ngành
NCKH&PTCN hiện chưa được nghiên cứu tại Việt Nam trong khi phát triển kinh tế
xã hội trên cơ sở DN đẩy mạnh nghiên cứu, sáng tạo công nghệ tiên tiến được Đảng,
Nhà nước đặc biệt quan tâm và mong muốn hỗ trợ. Nghiên cứu tác động của ưu đãi
thuế và phi thuế đến KQHĐ của DN do đó sẽ cung cấp căn cứ khoa học và thực tiễn
cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách để đánh giá hậu kiểm hiệu quả của ưu
đãi hiện hành đồng thời để rút kinh nghiệm khi xây dựng những chương trình ưu đãi

mới của quốc gia dành cho DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam. Các phát
hiện từ nghiên cứu đầu tiên này sẽ là cơ sở đề xuất các khuyến nghị và giải pháp
nhằm kịp thời hỗ trợ DN, tạo điều kiện thuận lợi để DN trong ngành NCKH&PTCN
phát huy thế mạnh KH&CN, tăng trưởng vượt bậc, đóng góp vào sự phát triển
KH&CN chung cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đề tài luận án
tiến sỹ “Đánh giá tác động của đặc điểm nhân khẩu học của Giám đốc điều hành
(CEO), ưu đãi thuế và phi thuế đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong
ngành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam” vì vậy đã được
tác giả lựa chọn.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản của luận án là đánh giá tác động của đặc điểm nhân khẩu học


3

của Giám đốc điều hành (CEO), ưu đãi thuế và phi thuế của Nhà nước đến kết quả
hoạt động của DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
 Câu hỏi 1: Đặc điểm nhân khẩu học của Giám đốc điều hành (CEO) gồm tuổi,
giới tính, học vấn có tác động như thế nào tới KQHĐ của DN trong ngành
NCKH&PTCN tại Việt Nam?
 Câu hỏi 2: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho phần doanh thu
từ kết quả KH&CN có tác động như thế nào tới KQHĐ của Doanh nghiệp
khoa học và công nghệ (DNKHCN)?
 Câu hỏi 3: DNKHCN đánh giá như thế nào về ưu đãi thuế và phi thuế của Nhà
nước cho DN?
 Câu hỏi 4: Khuyến nghị về đặc điểm nhân khẩu học của CEO, giải pháp hoàn
thiện ưu đãi thuế và hiện thực hoá các ưu đãi phi thuế của Nhà nước cho DN
trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam là gì?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của đặc điểm nhân khẩu học của CEO, ưu
đãi thuế và phi thuế đến KQHĐ của DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nội dung: tác động của đặc điểm nhân khẩu học của Giám đốc điều
hành (CEO) bao gồm tuổi, giới tính, học vấn, tác động của ưu đãi thuế và phi
thuế đến KQHĐ của DN.
 Phạm vi thời gian: giai đoạn 2008-2019.
 Phạm vi không gian: DN trong ngành NCKH&PTCN trên toàn lãnh thổ Việt
Nam với phần nghiên cứu định lượng và 15 DNKHCN trên địa bàn Hà Nội
cho phần nghiên cứu định tính.
4. Những đóng góp mới của luận án
4.1. Những đóng góp về lý luận
• Thứ nhất, luận án đã hệ thống hố các vấn đề lý luận về KQHĐ của DN, làm
rõ khung lý thuyết về đặc điểm nhân khẩu học của Giám đốc điều hành (CEO),
ưu đãi thuế và phi thuế và tác động của các nhân tố này tới KQHĐ của DN,


4

tổng hợp các giả thiết nghiên cứu để giải thích tác động của các nhân tố đó.
• Thứ hai, luận án đã kiểm định mơ hình nghiên cứu với khách thể nghiên cứu
là DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam, tập trung phân tích tác động
của đặc điểm nhân khẩu học của CEO (tuổi, giới tính, học vấn), ưu đãi thuế,
và đánh giá ưu đãi thuế và phi thuế từ góc nhìn của DN thụ hưởng.
• Thứ ba, luận án sử dụng phân tích định tính bằng cơng cụ phỏng vấn sâu lãnh
đạo DNKHCN kết hợp với phân tích định lượng mang lại cái nhìn thấu đáo về
cơ chế tác động và ảnh hưởng của ưu đãi thuế và phi thuế đến KQHĐ của DN
trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam. Sự kết hợp này chưa từng có trong

các nghiên cứu liên quan tới DN thuộc ngành này trong bối cảnh Việt Nam.
4.2. Những đóng góp về thực tiễn
• Thứ nhất, luận án đánh giá thực trạng về tác động của đặc điểm nhân khẩu học
của CEO (tuổi, giới tính, học vấn) đến KQHĐ của DN trong ngành
NCKH&PTCN tại Việt Nam, giúp DN nhìn nhận rõ hơn về vai trị của các đặc
điểm này và có những điều chỉnh phù hợp trong chiến lược tuyển dụng, đào
tạo và quản trị nhân sự cấp cao, phù hợp định hướng phát triển của DN.
• Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp góc nhìn sâu sắc và tường
tận về thực trạng ưu đãi của Nhà nước cho DNKHCN bao gồm cả ưu đãi thuế
và phi thuế, cung cấp bằng chứng khoa học cho cơ quan quản lý Nhà nước về
KH&CN để đánh giá hậu kiểm tác động của các ưu đãi hiện hành.
• Thứ ba, luận án đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hồn thiện ưu đãi thuế và
hiện thực hoá ưu đãi phi thuế nhằm hỗ trợ DN trong ngành NCKH&PTCN.
5. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 5 chương ngoài Phần mở đầu, Kết luận, và Danh mục tài liệu
tham khảo:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của đặc điểm nhân khẩu học của CEO,
ưu đãi thuế và phi thuế đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.


5

Chương 4: Phân tích thực trạng tác động của đặc điểm nhân khẩu học của
CEO, ưu đãi thuế và phi thuế đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2008-2019.
Chương 5: Khuyến nghị và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động của doanh
nghiệp trong ngành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam.



6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu học của Giám đốc
điều hành (CEO) và KQHĐ của DN
❖ Các nghiên cứu ở nước ngoài
❖ Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2. Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa ưu đãi thuế và phi thuế với KQHĐ của
DN
❖ Ưu đãi thuế và phi thuế với hoạt động R&D của DN
▪ Các nghiên cứu ở nước ngồi
▪ Ở Việt Nam, theo như tìm hiểu và thơng tin mà tác giả có được, chưa có
nghiên cứu nào đánh giá tác động của ưu đãi thuế và phi thuế đến hoạt
động R&D của DN.
❖ Ưu đãi thuế và phi thuế với KQHĐ của DN thụ hưởng
▪ Các nghiên cứu ở nước ngoài
▪ Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan tới DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam
1.2.

Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, do thể hiện của lý thuyết UET trong thực tiễn kinh doanh không

thống nhất khi bối cảnh thay đổi nên việc nghiên cứu tác động của đặc điểm nhân

khẩu học của CEO đến KQHĐ của DN trong một ngành cụ thể cần được đánh giá
riêng để có cái nhìn thấu đáo và chi tiết. Nghiên cứu trong bối cảnh DN thuộc một
ngành tại Việt Nam vì vậy sẽ kiểm định, mở rộng lý thuyết UET, cung cấp bằng
chứng bổ sung cho kho tàng nghiên cứu và cho thấy góc nhìn riêng về vai trò của các
đặc điểm nhân khẩu học của CEO với DN trong ngành một cách đầy đủ và chính xác.
Thứ hai, mọi loại hình ưu đãi cần được đánh giá hậu kiểm xem có đạt được
những mục tiêu đặt ra ban đầu của các nhà hoạch định chính sách hay khơng vì sự
trợ giúp hữu hiệu của chính phủ một mặt có thể giúp DN vượt qua rào cản về thể chế
và những rào cản khác trong một sân chơi không đồng đều nhưng ngược lại một sự
trợ giúp sai lầm của chính phủ sẽ có tác động xấu, làm méo mó sự vận hành hiệu quả
của các lực lượng thị trường bao gồm cả việc duy trì những người chơi kém hiệu quả


7

trong kinh doanh (Hansen và cộng sự, 2019). Ở Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá
hiệu quả của chính sách ưu đãi của Nhà nước cho DN cịn rất ít.
Thứ ba, đánh giá các loại hình ưu đãi ngồi việc nhìn từ góc độ của cơ quan
quản lý Nhà nước, sử dụng số liệu thứ cấp cần có thêm sự đánh giá chính sách từ
chính DN thụ hưởng để góc nhìn đa dạng và sâu sắc hơn. Việc phỏng vấn sâu DN và
sử dụng cơng cụ phân tích định tính vẫn cịn mới mẻ ở Việt Nam. Nghiên cứu định
tính sẽ cung cấp tư duy phản biện cho các nhà hoạch định chính sách để đánh giá hiệu
quả của chính sách từ đó điều chỉnh, bổ sung các quy định, nhằm giúp cho ưu đãi
thực sự đến được với DN, trợ giúp DN phát triển đúng như kỳ vọng và mục tiêu mà
chương trình ưu đãi của Nhà nước đã đặt ra.
Thứ tư, khách thể nghiên cứu của luận án là DN trong ngành NCKH&PTCN
tại Việt Nam – một ngành có đặc thù riêng nhấn mạnh tới hoạt động R&D, tập trung
vào phát triển và sử dụng công nghệ mới (Cooper và Bruno, 1977) nên hoàn toàn
khác với các ngành còn lại trong nền kinh tế. Cụ thể, phần lớn các nguồn lực (từ bản
thân DN và bên ngoài) mà DN có thể huy động phải được phân bổ cho hoạt động

NCKH&PTCN thì mới cho ra kết quả KH&CN, biến chúng thành sản phẩm có tính
thương mại hố, tiêu thụ được trên thị trường, mang lại nguồn thu cho DN, từ đó bổ
sung nguồn lực để DN tái đầu tư cho R&D. Hiện nay, nguồn lực mà DN huy động
được rất hạn chế trong khi nhu cầu lớn và đòi hỏi đầu tư liên tục vì vậy cần sự trợ
giúp của Nhà nước thông qua các công cụ ưu đãi. Xét về góc độ hoạch định chính
sách của Chính phủ Việt Nam, những DN thuộc ngành này đang là ưu tiên hàng đầu
của quốc gia, được khuyến khích phát triển trong suốt hơn một thập niên qua nhưng
vẫn chưa hình thành được một cộng đồng DNKHCN lớn mạnh. Vì vậy, đánh giá tác
động của ưu đãi thuế và phi thuế đến KQHĐ của DN trong ngành này thực sự cần
thiết khi những nghiên cứu tương tự ở Việt Nam chưa có.


8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM NHÂN
KHẨU HỌC CỦA CEO, ƯU ĐÃI THUẾ VÀ PHI THUẾ ĐẾN KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
2.1. Doanh nghiệp trong ngành NCKH&PTCN
2.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ
2.1.2. Phân loại DN trong ngành NCKH&PTCN
❖ Nhóm DN72
❖ Nhóm DNKHCN
2.2.

Cơ sở lý thuyết về KQHĐ của DN trong ngành NCKH&PTCN

2.2.1. Khái niệm kết quả hoạt động của DN
2.2.2. Các lý thuyết quản trị về các nhóm nhân tố tác động tác động đến KQHĐ
của DN

❖ Lý thuyết dựa vào nguồn lực (Resource-based Theory – RBT)
❖ Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory – RDT)
❖ Lý thuyết thể chế (Institutional Theory – IT)
❖ Lý thuyết nhà lãnh đạo cấp cao (Upper Echelon Theory – UET)
2.2.3. Các mơ hình đánh giá KQHĐ của DN
❖ Mơ hình “Thẻ điểm cân bằng” (The Balanced Scorecard)
❖ Mơ hình “Lăng kính hoạt động” (Performance Prism)
❖ Mơ hình Malcolm Baldrige
❖ Mơ hình “Kim tự tháp hoạt động” (Performance Pyramid)
2.2.4. Các chỉ số đánh giá KQHĐ của DN
❖ Chỉ số đánh giá tính sinh lời, sự tăng trưởng, sự sống cịn và tính hiệu quả
❖ Chỉ số đánh giá KQHĐ dựa trên thị trường và KQHĐ do DN tự nhìn nhận
2.2.5. Khái niệm công cụ của luận án – Kết quả hoạt động và nội hàm khái niệm


9

Hình 2.1: Khái niệm KQHĐ của DN trong khn khổ luận án và phương pháp đánh giá.
(Nguồn: Do tác giả tổng hợp, xây dựng và đề xuất)

2.3. Các nhóm nhân tố tác động đến KQHĐ của DN trong ngành NCKH&PTCN
tại Việt Nam
2.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của CEO
2.3.2. Ưu đãi thuế
❖ Khái niệm “ưu đãi thuế”
❖ Cơ chế tác động của ưu đãi thuế tới KQHĐ của DN
2.3.3. Ưu đãi phi thuế
❖ Khái niệm “ưu đãi phi thuế”
❖ Cơ chế tác động của ưu đãi phi thuế tới KQHĐ của DN



10

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu

Hình 3.1: Thiết kế nghiên cứu
(Nguồn: Do tác giả tổng hợp, xây dựng và đề xuất)


11

3.2. Mô tả mẫu nghiên cứu
3.2.1. Mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu định lượng
❖ Mẫu nghiên cứu tác động của đặc điểm nhân khẩu học của CEO đến KQHĐ
của DN ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam
Mẫu nghiên cứu gồm 564 DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam năm
2017 gồm hai nhóm: 327 DN72 và 237 DNKHCN. Dữ liệu chéo về DN là dữ liệu
thứ cấp thu thập từ tổng điều tra DN được thực hiện hàng năm bởi Tổng cục thống
kê (GSO) trực thuộc Bộ Tài chính của Việt Nam.
❖ Mẫu nghiên cứu tác động của ưu đãi thuế đến KQHĐ của DNKHCN tại VN
Mẫu nghiên cứu cho phần đánh giá định lượng tác động của ưu đãi thuế đến
KQHĐ của DNKHCN được thiết lập theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng (stratified random sampling) kết hợp với chọn mẫu ngẫu nhiên đơn (simple
random sampling)
Mẫu nghiên cứu chốt lại gồm 95 DNKHCN giai đoạn 2008-2019 trải khắp các
tỉnh thành trong cả nước bao gồm 5 TP trực thuộc Trung Ương - Hà Nội, Hải Phòng,
Đà Nẵng, TPHCM, và Cần Thơ.
3.2.2. Mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu định tính
Nghiên cứu áp dụng chọn mẫu có chủ đích (purposive sampling). Mẫu là 15

DNKHCN tại Hà Nội để phỏng vấn sâu trực tiếp. Mẫu được chọn từ ba nguồn gốc
của DNKHCN gồm: DN khởi nghiệp sáng tạo, DN đã hoạt động trên thương trường
có đủ điều kiện đăng ký DNKHCN, và tổ chức KH&CN công lập chuyển đổi. Lựa
chọn này nhằm mang lại góc nhìn tồn diện khi đánh giá ưu đãi từ DNKHCN với
những xuất phát điểm khác nhau.
3.3. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
❖ Mơ hình và phương pháp nghiên cứu tác động của đặc điểm nhân khẩu học
của CEO đến KQHĐ của DN trong ngành NCKH&PTCN
 Giả thiết nghiên cứu về tác động của các biến đặc điểm nhân khẩu học của
CEO (tuổi, giới tính, học vấn) đến KQHĐ của DN (bao gồm giả thiết về các
biến tương tác)


12

 Giả thiết nghiên cứu về các biến đặc điểm nội tại DN (Mơ hình 1 và 2)
Phụ lục 11: Các biến trong mơ hình định lượng và giả thuyết nghiên cứu
Tên biến
Biến phụ thuộc
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
Tỷ lệ lãi ròng
Biến độc lập
Tuổi CEO
Giới tính CEO
Học vấn CEO
Tuổi DN
Địn bẩy

Tổng tài sản
Tăng trưởng tài sản
Tăng trưởng doanh thu
Thuế suất
Lao động
XNK
Khu vực đặc biệt
TP Trung ương
TSCĐ
Ưu đãi thuế
Biến tương tác
Tuổi & Học vấn CEO
Giới tính & Học vấn CEO
Tuổi & Giới tính CEO

Giả thuyết

Dấu kỳ vọng


hình

ROA
ROE
TSLNTT
TLLR

---------

---------


(1) + (2)
(1) + (2)
(1) + (2)
(1) + (2)

Tuoi
Gioitinh
Hocvan
TuoiDN
Donbay
TS
TTTS
TTDT
Thue

XNK
KhuCN
TPTW
TSCĐ
Ưuđãi

H1
H2
H3
H4
H5
H6
H7
H8

H9
H10
H11
H12
H13
H14
H15

(-)
Nữ (+)
(+)
(-)
(+)
(+)
(+)
(+)
(+) (1) (-) (2)
(+)
(+)
(+)
(+)
(+)
(+)

(1)
(1)
(1)
(1) + (2)
(1) + (2)
(1) + (2)

(2)
(2)
(1) + (2)
(1) + (2)
(1)
(1)
(1)
(2)
(2)

Tuoi*Hocvan
Gioitinh*Hocvan
Tuoi*Gioitinh

H1A
H1B
H1C

(+)
(+)
(+)

Ký hiệu biến

 Mơ hình nghiên cứu đề xuất (Mơ hình (1))
Trên cơ sở các nghiên cứu trước, Mơ hình (1) sử dụng hồi quy bình phương
nhỏ nhất thông thường (OLS), hồi quy robust (RR) và hồi quy robust với biến tương
tác thể hiện ở 04 phương trình định lượng như sau:
KQHĐi = 0 + 1 (Đặc điểm CEO) + 2 (Biến đặc điểm DN) + i, (I)
trong đó, i là ký hiệu cho một DN cụ thể.

KQHĐi = 0 + 1 Tuoi + 2 Gioitinh + 3 Hocvan + 4 Tuoi*Hocvan+ 5
(Biến đặc điểm DN) + i (II)
KQHĐi = 0 + + 1 Tuoi + 2 Gioitinh + 3 Hocvan + 4 Gioitinh*Hocvan+
5 (Biến đặc điểm DN) + i. (III)

(1)
(1)
(1)


13

KQHĐi = 0 + + 1 Tuoi + 2 Gioitinh + 3 Hocvan + 4 Tuoi*Gioitinh+ 5
(Biến đặc điểm DN) + i. (IV)
Trong đó, phương trình (I) thể hiện mơ hình hồi quy đa biến chung cho cả 3 loại
hồi quy (OLS, RR, và RR với biến tương tác) và phương trình (II), (III), (IV) cho hồi
quy robust với biến tương tác về đặc điểm nhân khẩu học của CEO để đánh giá tác
động kết hợp của các đặc điểm này. KQHĐ của DN đo bằng bốn chỉ số ROA, ROE,
TSLNTT, và TLLR.
Các kiểm định được thực hiện gồm: VIF, kiểm định White, Jarque-Bera,
Wilcoxon rank sum và Kruskall Wallis rank.
❖ Mơ hình và phương pháp nghiên cứu tác động của ưu đãi thuế đến KQHĐ
của DNKHCN
 Giả thiết nghiên cứu về ưu đãi thuế
 Mơ hình nghiên cứu đề xuất (Mơ hình (2))
Trên cơ sở các nghiên cứu trước, Mơ hình (2) dùng để ước lượng tác động của
ưu đãi thuế đến KQHĐ của DNKHCN được đề xuất như sau:
KQHĐit = 0 + 1 Thue(ln)it Uudaiit + 2 TuoiDN(ln) it + 3 LĐ(ln)it + 4 TS(ln)it
+ 5 TSCĐ(ln)it + 6 Donbayit +7 TTTS(ln)it + 8 TTDT(ln)it + it,


(2)

Trong đó i ký hiệu cho một DN bất kỳ tại thời điểm t; Biến giả theo năm được đưa
thêm vào chỉ cho mơ hình ước lượng SGMM; KQHĐ của DN đo bằng bốn chỉ số
ROA, ROE, TSLNTT, và TLLR.
Các hồi quy được sử dụng gồm: hồi quy OLS, hồi quy tác động cố định (FE),
hồi quy tác động ngẫu nhiên (RE), phương pháp bình phương tổng qt tối thiểu
(FGLS), mơ hình GMM hệ thống hai bước (two-step system GMM).
Các kiểm định được thực hiện gồm: kiểm định lựa chọn ước lượng (OLS, FE,
RE), kiểm định đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan, thống kê SGMM.
Ngồi ra, luận án cịn đánh giá tác động dài hạn của các biến có ý nghĩa thống kê
trong SGMM.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu mang tính khám phá (exploratory) nên phương pháp định tính
được lựa chọn với cơng cụ phỏng vấn sâu bán cấu trúc. Bộ câu hỏi định hướng với
các câu hỏi mở được thiết lập trên cơ sở chủ đề đã xác định. Thời gian phỏng vấn sâu


14

trung bình là 45 phút. Phỏng vấn sâu được ghi âm. Nội dung phỏng vấn được chuyển
thành văn bản và đưa vào phần mềm phân tích định tính Atlas.ti 9. Các phân đoạn dữ
liệu được mã hoá thành các mã dữ liệu (codes) và ghép vào các nhóm mã (code
groups). Từ các nhóm mã, các chủ đề chính (themes) mà DN đề cập tới được hệ thống
tổng kết trong các hình minh hoạ và tổng hợp nội dung trong phần kết quả. Các liên
hệ ngữ nghĩa giữa các mã dữ liệu trong các nhóm mã để rút ra các chủ đề chính tham
khảo danh mục ngữ nghĩa phổ biến của Spradley (1979) (Bảng 3.5)
Bảng 3.5: Các quan hệ ngữ nghĩa phổ biến
Tiêu đề


Loại hình quan hệ

1. Sự bao gồm

X là một loại của Y

2. Không gian

X là một địa điểm trong Y; X là một phần của Y

3. Nhân quả

X là một kết quả của Y; X là một nguyên nhân của Y

4. Lý do

X là một lý do để thực hiện Y

5. Địa điểm hành động

X là một địa điểm để thực hiện Y

6. Chức năng

X được sử dụng cho Y

7. Công cụ

X là một cách để làm Y


8. Trình tự

X là một bước/khâu trong Y

9. Thuộc tính

X là một thuộc tính/đặc điểm của Y
Nguồn: Spradley (1979)


15

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM
NHÂN KHẨU HỌC CỦA CEO, ƯU ĐÃI THUẾ VÀ PHI THUẾ ĐẾN KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2008-2019
4.1. Hoạt động của DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam
4.1.1. Thể chế pháp lý hiện hành đối với DN trong ngành NCKH&PTCN
❖ Các quy định pháp lý liên quan
❖ Cập nhật một số điểm mới trong các quy định
4.1.2. Tình hình SXKD của DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam
4.1.3. Thống kê loại hình pháp lý của DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam
4.2. Phân tích thực trạng tác động của đặc điểm nhân khẩu học của CEO, ưu
đãi thuế và phi thuế đến KQHĐ của DN trong ngành NCKH&PTCN
4.2.1. Tác động của đặc điểm nhân khẩu học của CEO đến KQHĐ của DN trong
ngành NCKH&PTCN
▪ Thống kê mơ tả các biến trong Mơ hình (1)
▪ Hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập trong Mơ hình (1)
▪ Kết quả hồi quy OLS và một số điều chỉnh_Mơ hình (1)

▪ Kết quả hồi quy Robust_Mơ hình (1)
▪ Kết quả hồi quy robust với biến tương tác Tuổi*Học vấn_Mơ hình (1)
▪ Kết quả hồi quy robust với biến tương tác Giới tính*Học vấn_Mơ hình (1)
▪ Kết quả hồi quy robust với biến tương tác Tuổi*Giới tính_Mơ hình (1)
▪ Kiểm định phi tham số
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định phi tham số (KQHĐ của Ngành với Đặc điểm CEO)
TSLNTT

TLLR

Kiểm định

0.7345

0.6593

0.3445

Wilcoxon rank-sum

0.0679

0.0338

0.0472

0.1773

0.0678


0.0337

0.0471

0.1772

ROA

ROE

0.5148

Giữa giới tính của CEO
Ho: KQHĐ(Nữ) = KQHĐ(Nam)
Prob > |z|
Giữa học vấn CEO (6 trình độ)
Xác suất (khi bình phương)
Xác suất (khi bình phương với các ràng
buộc)

Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Kruskall-Wallis
rank
Kruskall-Wallis
rank


16
Bảng 4.12: Thống kê về TSLNTT và ROE của Học vấn CEO (Ngành) - Kiểm định

Kruskall-Wallis rank
TSLNTT
Tr/bình
Trung vị
0,0024
0,0020
-0,0547
0,0032
-0,0428
0,0011
0,0386
0,0125
-0,0284
0,0023
-0,0176
0
-0,013
0,0002

Học vấn CEO

Tsy
TrC
Thsy
Khác
ĐH
Tổng

ROE
Tr/bình

Trung vị
0,0006
0,0015
-0,0587
0,0032
-0,0646
0
0,0300
0,0125
-0,0310
0,0023
-0,0218
0
-0,0183
0,0001

Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu.

▪ Kết luận đánh giá tác động của đặc điểm nhân khẩu học của CEO đến
KQHĐ của DN trong ngành NCKH&PTCN
Bảng 4.13: So sánh kết quả và giả thiết nghiên cứu_Mơ hình (1)
Tuoi

Gioitinh

Hocvan

TuoiDN

TS




Donbay

Thue

XNK

KhuCN

TPTW

H1A

H1B

H1C

G/thiết

-

+

-

+

+


+

+

+

+

+

+

+

+

K/quả

-

Nữ (+)
Nữ (+)
DN72

+

+

+


-

N/A

+

+

-

---

+

+

---

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả nghiên cứu.
Ghi chú: N/A: khơng có xu hướng nhất qn; --- khơng có ý nghĩa thống kê.

4.2.2. Tác động của ưu đãi thuế đến KQHĐ của DNKHCN
▪ Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình (2)
▪ Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong Mơ hình (2)
▪ Kết quả ước lượng Mơ hình (2) với biến về ưu đãi thuế
▪ Kết quả các kiểm định thống kê
Bảng 4.19: Kiểm định lựa chọn ước lượng
ROA


ROE TSLNTT

TLLR

Giá trị p (Hồi quy FE)
Kiểm định Breusch & Pagan Lagrangian

Prob > F
Prob > chibar2

0,0000 0,0000
0,0000 0,0000

0,0000 0,0000
0,0000 0,0000

Kiểm định Hausman

Prob > chi2

0,0002 0,0047

0,0001 0,0000

Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu.

Bảng 4.20: Kiểm định đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, và tự tương quan
ROA

ROE


TSLNTT

TLLR

3,42

3,42

3,42

3,42

Đa cộng tuyến - Kiểm định White

VIF tr/b

Ph/sai th/đổi - Breusch-Pagan/Cook-Weisberg

Prob > chi2

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000

Tự tương quan - K/định Wooldridge


Prob > F

0,0334

0,0739

0,1657

0,1376


17

Bảng 4.21: Kết quả thống kê SGMM
ROA

340
0,000
83/32
0,494
0,476

Biến giả Năm
Số quan sát
Prob>F
Số nhóm/Số biến cơng cụ
AR(2)
Thống kê Hansen


ROE

338
0,000
83/32
0,153
0,164

TSLNTT

339
0,000
83/32
0,266
0,331

TLLR

340
0.000
83/32
0,355
0,486

Nguồn (Bảng 4.20 và 4.21): Theo tính tốn của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu.

Bảng 4.22: Hệ số GMM dài hạn của các biến có ý nghĩa thống kê trong SGMM
Hệ số

ROA


Sai số chuẩn

z

P > |z|

[Khoảng tin cậy 95%]

Thue(ln)
Donbay
TTDT(ln)

-0,0443
-0,0638
0,0087

0,0082
0,0239
0,0035

-5,39
-2,66
2,44

0,000
0,008
0,014

-0,0605

-0,1108
0,0017

-0,0282
-0,0168
0,0157

ROE
Thue(ln)
TuoiDN(ln)
Donbay
TTDT(ln)

Hệ số
-0,1038
0,0496
0,1133
0,0265

Sai số chuẩn
0,0199
0,0204
0,0554
0,0109

z
-5,20
2,43
2,04
2,43


P > |z|
0,000
0,015
0,041
0,015

[Khoảng tin cậy 95%]
-0,1430
-0,0647
0,0095
0,0896
0,0046
0,2220
0,0051
0,0480

TSLNTT
Thue(ln)
TuoiDN(ln)
Donbay
TTDT(ln)

Hệ số
-0,1107
0,0595
0,1643
0,0339

Sai số chuẩn

0,0265
0,0253
0,0627
0,0129

z
-4,17
2,35
2,62
2,62

P > |z|
0,000
0,019
0,009
0,009

[Khoảng tin cậy 95%]
-0,1627
-0,0586
0,0098
0,1093
0,0414
0,2872
0,0085
0,0593

TLLR
Thue(ln)
TS(ln)

Donbay

Hệ số
-0,0288
0,0167
-0,0831

Sai số chuẩn
0,0053
0,0043
0,0189

z
-5,40
3,82
-4,38

P > |z|
0,000
0,000
0,000

[Khoảng tin cậy 95%]
-0,0393
-0,0183
0,0081
0,0253
-0,1203
-0,0459


Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu.

▪ Kết luận đánh giá tác động của ưu đãi thuế đến KQHĐ của DNKHCN
Bảng 4.23: So sánh kết quả và giả thiết nghiên cứu_Mơ hình (2)
Thue

Uudai

TuoiDN



TS

TSCĐ

Donbay

TTTS

TTDT

G/thiết

-

+

-


+

+

+

+

+

+

K/quả

-

+

(+) ROE,
TSLNTT

(+) ROA, ROE,
TSLNTT

(+)
TLLR

N/A

(-) ROA TLLR

(+) ROE,
TSLNTT

----

(+) ROA, ROE,
TSLNTT

(-) TLLR

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả nghiên cứu.
Ghi chú: N/A: khơng có xu hướng nhất qn; --- khơng có ý nghĩa thống kê.

4.2.3. Đánh giá ưu đãi thuế và phi thuế từ góc nhìn DN
▪ Các thống kê về mẫu nghiên cứu


18

▪ Kết quả phân tích định tính và bàn luận
i.

Đám mây nhóm mã dữ liệu (Word Cloud)

Hình 4.4: Đám mây nhóm mã dữ liệu (Word Cloud)
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu phỏng vấn sâu trên Atlas.ti 9

ii.

Tần suất chủ đề chính (themes)

Tần suất chủ đề chính
Đăng ký sp nhóm 2
XK
Vấn đề vốn với DNKHCN
Ưu đãi tín dụng
Trích Quỹ Phát triển KH&CN
Tổ chức KH&CN cơng lập chuyển đổi
Thương mại hố sp KH&CN
SHTT
Phịng TNTĐQG
NK
Miễn lệ phí trước bạ
Miễn giảm tiền th đất, mặt nước
Miễn giảm thuế TNDN
KQ KH&CN của DNKHCN
HĐ NCKH&PTCN của DNKHCN
Giải mã công nghệ
Cụm liên kết ngành chuỗi giá trị
Các kiến nghị chung
0.0

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0


12.0

Hình 4.5: Tần suất chủ đề chính (Themes)
Nguồn: Minh hoạ từ dữ liệu tổng hợp trên Atlas.ti 9. Ghi chú: Trục hoành: Tần suất (%)

iii.

Đánh giá ưu đãi từ DNKHCN thơng qua chủ đề chính (themes)

a. Ưu đãi tín dụng (Hình 4.6)
b. Kết quả KH&CN (Hình 4.7)
c. Ưu đãi miễn giảm thuế TNDN (Hình 4.8)


19

d. Phịng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia (TNTĐQG)
e. Hoạt động NCKH&PTCN
f. Ưu đãi miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước
g. Ưu đãi xác lập sở hữu trí tuệ (SHTT)
h. Tổ chức KH&CN công lập chuyển đổi
i. Đăng ký sản phẩm nhóm 2 của DNKHCN
j. Nhập khẩu (NK)
k. Thương mại hoá sản phẩm KH&CN
l. Cụm liên kết ngành chuỗi giá trị
m. Ưu đãi miễn lệ phí trước bạ
n. Quỹ phát triển KH&CN
o. Giải mã công nghệ
p. Xuất khẩu (XK)

q. Vốn với DNKHCN
r. Các kiến nghị chung khác
▪ Kết luận đánh giá ưu đãi thuế và phi thuế từ góc nhìn DN
Nghiên cứu định tính cho thấy bức tranh chi tiết đánh giá của DNKHCN về ưu
đãi thuế và phi thuế. Phần lớn DN đăng ký DNKHCN vì muốn được ưu đãi song thực
tế chỉ có ưu đãi thuế là tiếp cận được ít nhiều và phát huy tác dụng. Mặc dù vậy, ưu
đãi thuế không bao phủ diện rộng và thường xuyên vì rào cản liên quan tới tỷ lệ 30%
doanh thu hàng năm từ kết quả KH&CN. Những vướng mắc chính khiến ưu đãi phi
thuế khơng hiện thực gồm những vấn đề về tín dụng, vốn đầu tư cho R&D, đăng ký
sản phẩm nhóm 2, thương mại hố sản phẩm KH&CN, chuyển đổi tổ chức KH&CN
công lập, thuế NK, phòng TNTĐQG, hiểu và thực thi quy định để được hưởng ưu
đãi.


20

CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM
5.1.

Chiến lược phát triển hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam

5.2.

Khuyến nghị về đặc điểm nhân khẩu học của CEO và một số đặc điểm
của DN trong ngành NCKH&PTCN

5.2.1. Khuyến nghị tới DN72
5.2.2. Khuyến nghị tới DNKHCN

5.3.

Đề xuất các nhóm giải pháp hiện thực hoá ưu đãi phi thuế và hoàn thiện ưu
đãi thuế cho DNKHCN

Từ kết quả nghiên cứu định tính, các khó khăn chính của DN liên quan tới ưu
đãi thuế và phi thuế được nhận diện gồm những vấn đề chính sau: khơng được ưu đãi
tín dụng, thiếu vốn đầu tư cho R&D, tỷ lệ doanh thu bắt buộc để được ưu đãi thuế,
không sử dụng được phịng TNTĐQG, tổ chức KH&CN cơng lập chuyển đổi vướng
mắc, đăng ký sản phẩm nhóm 2 khó khăn, hình thức hỗ trợ thương mại hố sản phẩm
KH&CN, khơng được ưu đãi thuế NK, khó khăn trong việc hiểu và thực hiện các quy
định để được hưởng ưu đãi. Vì vậy, luận án đề xuất bốn nhóm giải pháp như sau:
5.3.1. Giải pháp về truyền thông
5.3.2. Giải pháp về thể chế
❖ Thể chế hoá việc huy động nguồn lực xã hội vào phát triển KH&CN
❖ Giải pháp về hoàn thiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực KH&CN
▪ Xây dựng luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật trên cơ sở tham khảo
pháp luật chuyên ngành
▪ Các văn bản hướng dẫn thi hành luật cần được ban hành khẩn trương kịp thời
để đáp ứng nhu cầu thực thi các quy định trong thực tiễn
▪ Xây dựng quy định, quy chế trên cơ sở phối hợp giữa các cơ quan có liên quan
5.3.3. Giải pháp trợ giúp pháp lý và tư vấn
5.3.4. Giải pháp trợ giúp thương mại hoá và mở rộng thị trường
5.4.

Các khuyến nghị chính sách tới cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức có
liên quan


21


5.4.1. Khuyến nghị tới liên Bộ - Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN), Bộ Kế
hoạch và đầu tư (KH&ĐT), Bộ Tài chính và Chính phủ
5.4.2. Khuyến nghị tới Bộ KH&CN
❖ Khuyến nghị về vấn đề trợ giúp tín dụng.
❖ Khuyến nghị về ưu đãi thuế.
❖ Khuyến nghị về xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm hình thành từ kết
quả KH&CN của DNKHCN thuộc nhóm 2.
❖ Khuyến nghị về cơ sở dữ liệu SHTT của các cơ quan quản lý liên quan tới
DNKHCN.
5.4.3. Khuyến nghị tới Hiệp hội DNKHCN


22

KẾT LUẬN
1. Kết luận của luận án
Tác động của đặc điểm nhân khẩu học của CEO, ưu đãi thuế và phi thuế đến
KQHĐ của DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam chưa được quan tâm nghiên
cứu trong khi khuyến khích DN hoạt động NCKH&PTCN sáng tạo công nghệ tiên
tiến được xem là một trong những ưu tiên và chiến lược tăng trưởng bền vững của
quốc gia. Vì vậy, luận án tập trung đánh giá tác động của ba nhóm nhân tố này đến
KQHĐ của DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam giai đoạn 2008-2019.
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, luận
án xây dựng hệ thống cơ sở lý luận để đánh giá tác động của ba nhóm nhân tố nói
trên, lựa chọn mơ hình, phương pháp phù hợp và đưa ra các giả thiết nghiên cứu.
Khái niệm KQHĐ của DN trong khn khổ luận án gồm hai nhóm chính: nhóm phản
ánh tính sinh lời, nhóm KQHĐ do DN tự nhìn nhận. Trong nhóm KQHĐ do DN tự
nhìn nhận gồm kết quả KH&CN, sự sống còn, và kết quả khác theo đánh giá của DN.
Khái niệm KQHĐ này kết hợp các chỉ số tài chính với kết quả KH&CN tương đồng

với mơ hình thẻ điểm cân bằng của Kaplan và Norton (1992) phù hợp với DN trong
ngành có đặc thù về hoạt động R&D và nghiên cứu công nghệ mới. Luận án cũng hệ
thống một số lý thuyết quản trị về các nhóm nhân tố tác động đến KQHĐ của DN
dùng làm cơ sở để kiểm định và phân loại tác động của đặc điểm nhân khẩu học của
CEO, ưu đãi thuế và phi thuế tới KQHĐ của DN trong ngành. Các khái niệm về đặc
điểm nhân khẩu học, ưu đãi thuế, ưu đãi phi thuế và cơ chế tác động của chúng cũng
được tổng hợp và hệ thống để kiểm nghiệm trong thực tiễn tại Việt Nam.
Luận án phân tích thực trạng tác động của đặc điểm nhân khẩu học của CEO,
ưu đãi thuế và phi thuế đến KQHĐ của DN trong ngành NCKH&PTCN tại Việt Nam
giai đoạn 2008-2019 kết hợp nghiên cứu định lượng gồm hồi quy OLS, hồi quy
robust, hồi quy robust với biến tương tác, các kiểm định phi tham số (Wilcoxon rank
sum, Kruskal-Wallis rank), hồi quy tác động cố định FE, hồi quy tác động ngẫu nhiên
RE, phương pháp bình phương tổng quát tối thiểu FGLS, phương pháp GMM hệ
thống hai bước – two-step System GMM và nghiên cứu định tính thơng qua phỏng
vấn sâu bán cấu trúc với 15 DNKHCN tại Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy tuổi CEO có tác động nghịch chiều


23

với tính sinh lời của DN tuy nhiên tác động này nhỏ; nữ CEO DN72 vượt trội nam
CEO và xét cho tổng thể ngành thì học vấn CEO có tác động cùng chiều với tính sinh
lời. Đặc biệt trình độ thạc sỹ cho thấy sự ưu việt trong điều hành DN thuộc ngành này
tại Việt Nam. Các kết quả chính này ủng hộ lý thuyết UET và đưa ra những gợi ý cho
DN trong chính sách tuyển dụng, đào tạo và quản trị nhân sự cấp cao. Đánh giá tác
động tương tác giữa các biến đặc điểm nhân khẩu học của CEO cho thấy ảnh hưởng
chi tiết và kết quả chính xác hơn về mức độ và chiều tác động. Một số đặc điểm của
DN có tác động nhất định đến KQHĐ như quy mô lao động, quy mô tài sản, tuổi đời
DN, tăng trưởng doanh thu, đòn bẩy tài chính, XNK. Những đặc điểm này phản ánh
nguồn lực bên trong DN tác động tới KQHĐ, ủng hộ cho lý thuyết RBT. Ưu đãi thuế

TNDN cho phần doanh thu từ kết quả KH&CN được kết luận có ý nghĩa tích cực tới
tính sinh lời, sự tồn tại và phát triển của DN ủng hộ lý thuyết RDT, mặc dù ưu đãi
này hiện không bao phủ diện rộng DNKHCN. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy
đánh giá ưu đãi thuế và phi thuế từ góc nhìn của chính DN thụ hưởng khẳng định vai
trò quan trọng của lý thuyết thể chế (IT) khi Nhà nước bằng các cơng cụ chính sách
có thể tạo điều kiện thuận lợi giúp DN có KQHĐ tốt hơn. Nghiên cứu định tính giúp
kiểm định lại kết luận có được từ nghiên cứu định lượng liên quan tới ưu đãi thuế,
khẳng định ưu đãi thuế có tác động tích cực đồng thời cho thấy những vướng mắc
liên quan tới ưu đãi phi thuế hiện hành và một số khó khăn của DN liên quan tới ưu
đãi thuế mà nghiên cứu định lượng khơng có cơ sở dữ liệu và công cụ để thực hiện.
Trên cơ sở định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 với vai trò đột
phá chiến lược của đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển
KH&CN, đổi mới sáng tạo của Trung ương Đảng, luận án đưa ra các nhóm giải pháp
hỗ trợ khắc phục những vướng mắc liên quan tới ưu đãi phi thuế, một số khuyến nghị
chính sách tới cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức có liên quan nhằm bổ sung hành
lang pháp lý, sửa đổi quy định hiện hành để hiện thực hoá ưu đãi phi thuế, mở rộng
diện bao phủ và tần suất được ưu đãi thuế cho DN cũng như đề xuất một số hình thức
ưu đãi thuế phù hợp với đặc thù DN trong ngành NCKH&PTCN.
2. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh những đóng góp mới, luận án gặp phải những hạn chế nhất định.


×